ĐẠO ĐỨC KINH

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

  Phần thứ hai:

                                      Phiên âm , dịch nghĩa , diễn giãi

                                                       CHƯƠNG 1

            Đạo khả đạo phi thường đạo. Danh khả danh phi thường danh. Vô danh thiên địa chi thủy. Hữu danh vạn vật chi mẫu. Cố, thường vô dục, dĩ quan kỳ diệu.  thường hữu dục, dĩ quan kỳ khiếu. Thử lưỡng giả đồng xuất nhi dị danh. Đồng vị chi huyền. Huyền chi hựu huyền chúng diệu chi môn.

         DỊCH NGHĨA

 Đạo đang sữ dụng không là Đạo thường còn. Danh đang dụng không là danh thường còn. “Vô” là tên chỉ cái có trước trời đất. “Hữu” là tên chỉ mẹ của vạn vật. Cho nên, thường muốn làm “Vô” đem lại sự mới lạ hay ho, thường muốn làm ‘Hữu” đem lại sự khéo léo đẹp đẽ. Nếu hai sự việc cùng thực hiện, đem lại những (thứ) tên gọi khác nhau, cùng là mới lạ, khéo léo. Khéo lạ hơn nữa. Là cửa của mọi phát minh.

         DIỄN GIẢI

  Lão Tử có nói (chương 25)Trước khi có trời đất đã có Đạo . Đạo có một lập trường không đỗi . .    vậy lập trường không đổi cũa Đạo là gì ?.  Có phải Đạo muốn vạn vật mãi mãi sinh sôi và cùng chung sống trong sự bão bộc của Đạo, còn Đạo Quân Thần của Vua chúa đặt ra có chủ trương gì ? . .Có phải vua chúa muốn lấy quyền uy ấy đễ tước đoạt mọi thứ kể cã  quyền được sống của thần dân họ ? Còn “Danh’: Vua là Chí tôn Thiên tử -  Tạo hóa thật sự Ban cho họ hay họ tự tiếm quyền, để làm gì ? . Có phải là họ muốn trao truyền cho con cái, cho giồng họ đễ đời đời ngồi trên, hưỡng trước mọi thứ ,và còn tước đoạt kễ cả quyền được sống.Vì không thể nói thẵng nên Lão Tử phải viết quanh “ Đạo khả đạo phi thường đạo .Danh khả danh phi thường danh” ( Đoạn nầy có thể Doãn Hĩ được nghe giãi và ông đã bằng lòng tiếp tay với Lão Tử che đậy thêm ,nên chúng ta không còn ai hiễu được ý của Lão Tử muốn nói gì  ? .

          “Vô” là kế hoạch hết sức công phu và chu tất để tạo hóa tạo dựng trời đất. “Hữu” là sự gia công gom góp bảy thứ vật trong hổn độn gồm : đất, đá, kim loại, nước, dầu, không khí và lửa, được đặt để đúng nơi chốn và cho chúng vận hành mà hóa sinh ra vạn vật ( nên gọi là mẹ  của vạn vật).

 Cho nên (con người) nếu luôn muốn nghĩ ngợi ,suy tư “Vô vi” về đề tài nào đó ,mà có lợi cho  nhân quần xã hội thì sẽ thấy được nhiều điều kỳ diệu, luôn muốn và cần cù trau luyện cách gia công “Hữu vi” thì sẽ thấy được sự khéo léo đẹp mắt.

        Nếu hai sự việc cùng được thực hành  sẽ sản xuất ra biết bao sản vật, đường lối, chủ trương đúng đắn thì xã hội càng văn minh, sung túc, thuận lợi và tiện nghi. Vì “Vô vi” (nghiên cúu) là cánh cửa đi vào mọi sự sáng tạo ra lắm thứ huyền diệu.

          Lão Tử thấy xót xa  : Đạo của Tạo hóa bị Đạo Quân Thần cưởng đoạt .Như chiếc xe tải, khi dùng để chở hàng hóa thì nó giúp đời, còn khi nó nhận lệnh ai đó chở bôm đi khủng bố thì nó giết ta ,việc đó ta  và Lão Tử không chấp nhận được .

Đạo của Tạo hóa là thường. đạo . . .Đạo Vua Tôi là phi thường đạo !

                                                      CHƯƠNG 2

 Thiên hạ giai tri mỹ chi vi mỹ tư ác dĩ. Giai, tri thiện chi vi thiện tư bất thiện dĩ. Cố, hữu vô tương sinh. Nan dị tương thành. Trường đoản tương giao. Cao hạ tương khuynh. Âm thanh tương hòa. Tiền hậu tương tùy. Thị dĩ thánh nhân xử vô vi chi sự, hành bất ngôn chi giáo. Vạn vật tác yên nhi bất từ. Sinh nhi bất hữu. Vi nhi bất thị. Công thành nhi  bất cư. Phù duy bất cư thị dĩ bất khứ.

        DỊCH NGHĨA

 Người đời đều biết: tốt là tốt thì đã có cái xấu rồi, đều biết sự lành là lành thì đã có sự chẳng lành rồi. Bởi vậy, có với không cùng sinh, khó với dễ cùng thành, dài với ngắn cùng hình, cao với thấp cùng chiều, giọng và tiếng cùng họa , trước và sau cùng theo, vậy nên Thánh nhân dùng Vô vi mà xử sự, dùng Bất ngôn mà dạy bảo, để vạn vật nên mà không cản, sống mà không chiếm đoạt, làm mà không cậy công, thành công mà không ở lại, vì bởi không ở lại nên không bị bỏ đi.

         DIỄN GIẢI

 Lão Tử mượn sự: tốt xấu, thiện ác, cao thấp v.v... làm đề tài, ấy là ông muốn nói đến sự so sánh. Phần giữa đề cập đến vai trò của thánh nhân. Phần sau nói về ý hướng của thánh nhân..

        Nhân đây tôi mượn hình ảnh đối xử giữa người và người: Ông A bê chậu nước đến ông B, ông A bị té, chậu nước bị đổ, ông B chạy đến đỡ ông A lên và lo lắng hỏi: “Có sao không?” Ông C bê chậu nước đến ông D, ông C bị té, ông D không đỡ lên mà còn đánh cho vài gậy. Ông E bê chậu nước đến cho ông F, ông E bị té, nước bị đổ. Ông F không đỡ cũng không đánh mà bảo quân sĩ chém đầu ông E. Quý vị nghĩ thế nào ? Cùng là con người sao lại xữ sự khác biệt vậy ?Có được gọi là bất công hay không ? Nhưng người thời ấy họ hợp thức hóa án chém đầu kia với tội danh khi quân phạm thượng mà quần thần thời ấy đành chấp nhận. Lão Tử  có lần nói :kẻ làm tôi, làm con không có cách gì đễ giử được mạng của mình  ! .

 Dùng Vô Vi xữ sự: Qui ẩn, hoặc mặc cho mọi sự tiến triển rồi tự nó kết thúc.

 Dùng Bấc ngôn mà dạy :Là làm những việc khác để làm gương như: Sống mà không chiếm đoạt, làm cật lực mà không cậy công, xong việc mà không ở lại.

 Lại một ví dụ nữa giữa dữ và hiền. Ta thấy con trâu và người cày, vậy con cọp có sức mạnh như trâu không ? Tại sao không ai bắt con cọp cùng ta đi cày ?  Xin thưa :Cọp quá dữ mà trâu thì hiền lành. Vậy hiền lành và dữ  tợn được gì? Xin thưa : Hiền như trâu, bò, ngựa mổi năm chúng sanh mỗi con, còn dữ như cọp,beo, sư tử được báo động là sấp bị tuyệt chũng, cũng như vua chúa hiện nay không còn bao nhiêu trên thế giới ! và cái quyền muốn giết ai thì giết đã không còn .

         Chương 2 nhắc ta so sánh, không phải ở điểm ngắn dài, cao thấp mà nên so sánh giữa công bằng và không công bằng giữa  hiền và dữ, mà đến hồi kết sẽ ra sao. ( Những chương sau  chúng ta lần lượt nhận rỏ )

                                                         CHƯƠNG 3

 Bất thượng hiền sử dân bất tranh. Bất quý nan đắc chi hóa sử dân bất vi đạo. Bất hiện khả dục sử dân tâm bất loạn. Thị dĩ thánh nhân chi trị. Hư kỳ tâm, thực kỳ phúc, nhược kỳ chí, cường kỳ cốt. Thường sử dân vô tri, vô dục. Sử phù trí dã bất cảm vi dã. Vi vô vi tắc vô bất trị

         DỊCH NGHĨA

 Không tôn bậc hiền tài nên dân không tranh giành, không quý của khó được (vật báu) nên dân không trộm cướp, không phô bày sự ao ước thì lòng dân không loạn. Vì vậy Thánh nhân nên dùng cách cho dân được: Tâm thì bình thản, no cái bụng, yếu cái chí, mạnh cái xương, nên khiến cho dân không biết không ham. Khiến kẻ trí không dám dùng sự quỷ quyệt. Nếu làm theo Vô vi thì không gì là không trị.

         DIỄN GIẢI

  Thời nay Hiền tài lo phát triễn kinh tế, công,nông nghiệp, kĩ nghệ. Thời của Lão Tử là thời chiến tranh khốc liệt nhất của Trung Quốc (thời Xuân Thu sang thời Chiến quốc kéo dài trên 500 năm). Văn thì mưu lược khôn lanh, hùng biện còn Võ thì gan lì, tàn bạo giỏi võ nghệ chỉ để phục vụ cho chiến tranh xâm lược. Như Lưu Bang cam phận ở Tây Thục hòa cùng Hạng Vũ, nhưng khi thu nạp được Hàn Tín thì khởi cuộc đao binh, tiến đánh Hạng Vũ, chiếm lấy nước Sở. Vả lại Hàn Tín lúc trai trẻ không hề muốn làm ruộng hay làm thợ để sinh sống mà chỉ nghĩ đến cách bày binh bố trận nên Tín nghèo không đủ cơm mà ăn, phải nhờ cơm của bà già làm nghề giặt lụa. Đến khi thắng Sở, Hàn Tín được cắt đất phong làm  vua nước Tề (Tề Vương,) dân chúng thời ấy luôn mơ ước thèm khát, luôn không lo làm nông, làm công mà cứ hun chí lập công bằng cách biến thành hiền tài để vua chúa trọng dụng. “Yếu cái chí” là như vậy. Vì thời ấy đất nước nghèo một phần cũng là do thiếu người sản xuất. Lòng luôn ao ước mong tưởng chuyện lên rừng xuống biển tìm báu vật hay thuốc trường sinh ,học binh thư hay luyện võ nghệ để rạng rỡ tông môn, làm giàu không bằng cách lao động, mà chỉ dùng trí khôn của họ lừa gạt hay giết kẻ khác. Nếu người cầm quyền biết nghĩ ngợi “Vô vi” tìm ra những phương cách theo đường lối của Đạo là thương dân, lo lắng cho cuộc sống của nhân dân thì không gì mà không yên . Nếu dân biết sống đủ, biết rèn cái tâm bình thản thì sẽ không có chuyện xấu nào nảy sinh.(Hiền tài phục vụ chiến tranh, Lão Tử không tôn quí và khuyên người đừng nên tôn quí)

  Lão Tử thấy rõ con đường dẫn đến những tranh đoạt của con người từ vua đến quan luôn cả dân là muốn tìm danh vị bằng cách dùng vũ lực và bằng mưu trí,

 Nên ông muốn mọi người, nhất là kẻ trí phải biết cách  hướng đến một sự ổn định trong tâm, cố làm cho đất nước được an trị trên sự yêu thương và bình đẵng.

 ( Đọc Đạo Đức kinh mà so sánh sự việc, ta dễ tìm ý của Lão Tử hơn) 

                                                       CHƯƠNG 4

 Đạo xung nhi dụng chi hoặc bất doanh. Uyên hề tự vạn vật chi tông. Tỏa kỳ nhuệ , giải kỳ phân, hòa kỳ quang, đồng kỳ trần. Trạm hề tự hoặc tồn. Ngô bất tri thùy chi tử. Tượng đế chi tiên.

         DỊCH NGHĨA

 Đạo thì phòng bung lên nhưng chứa mãi mà không đầy. Sâu như vực thẳm dường như tổ tông của vạn vật. Nó làm cho nhụt cái bén nhọn, tháo gỡ rối rắm điều hòa ánh sáng, đồng cùng bụi bặm, nó rất trong trẻo và trường tồn. Ta không biết nó là con của ai. Nó có trước hình tượng trời đất.

         DIỄN GIẢI

 Chương này Lão Tử muốn nói đến cái không gian bao la vô tận kia, nó đã chứa tất cả mọi thứ như: các hệ mặt trời, những tinh tú với số lượng cực lớn mà vẫn không đầy . Và vực sâu là nơi sinh ra các thực và động vật trước tiên là tổ tông của vạn vật (sẽ nói ở chương 6) oxi hóa kim loại (tỏa kỳ nhuệ, giải kỳ phân). Ánh sáng xuyên qua (hòa kỳ quang) trộn lẫn bụi bặm (đồng kỳ trần) nó trong trẻo và trường tồn ,Chúng  ta không hiêủ ai sanh ra ,mà nó có trước trời đất.( vì là vật liệu để tạo dựng trời đất nên phải có trước trời đất và tồn tại đến nay).  Đối chiếu đoạn này với Pháp giái trong Pháp bảo đàn kinh do Minh Trực thiền sư dịch thật giống nhau.(Cố tìm nhưng chưa thấy Lão Tử chống hiện tượng Big Bang)

           Chương này Lão Tử chứng minh là bầu trời mênh mông (chứ không cho là tròn) đến chương 41) Ngài chứng minh “đại phương vô ngung” nghĩa là khối vuông lớn không có gốc,  ám chỉ trái đất này không vuông vậy.

                                                        CHƯƠNG 5

 Thiên địa bất nhân dĩ vạn vật vi sô cẩu. Thánh nhân bất nhân dĩ bá tánh vi sô cẩu. Thiên địa chi gian kỳ du thác thược hồ. Hư nhi bất khuất. Động nhi  dũ xuất. Đa ngôn sổ cùng bất như thủ trung.

         DỊCH NGHĨA

 Trời Đất không có lòng nhân coi mọi vật như loài chó rơm. Thánh nhân cũng không có lòng nhân xem trăm họ như loài chó rơm. Khoảng giữa trời và đất như cái óng bể trống không mà vô tận, động thì hơi ra, nói nhiều đến không thể hết, không giống như ở trong (bao bọc bên ngoài).

         DIỄN GIẢI

 Trời đất không theo ý muốn của mọi loài, (luyến mạng sống) khi cần cho sự tiến hóa phải dùng đến sự chết, bị cho là bất nhân, còn thánh nhân ,có khi do muốn tranh giành vật báu mà buộc người phải bán mạng để họ thỏa nguyện cũng bị cho là bất nhân, mà mục đích của hai việc hoàn toàn khác nhau .Vua chúa xưa có hai lối cai trị: lo cho dân là để xây dựng ; lo cho bản thân là hại đời, các vị vua quan ngày xưa muốn xây dựng đời như vua Nghiêu, Thuấn, Thần Nông biết chọn người để nhường ngôi, biết dạy dân trồng trọt, chăn nuôi là họ xây đời. Trái lại như Kiệt, Trụ  và những kẻ lạm dụng quyền thế mà chiếm đoạt tài vật của người khác là những kẻ hại đời .

        Còn khoảng trống giữa trời và đất là không khí. Lão Tử mượn cái óng bể để miêu tả sự cần thiết lắm trong cuộc sống của vạn vật,nó luôn hiển hiện và bao quanh để cung cấp sự sống cho chúng ta thế mà chỉ vì lợi ích cá nhân mà ta đang làm ô nhiễm nó. Vậy chúng ta có bất nhân không ? . Ta thấy có một số Vua, quan đã  lợi dụng sinh mạng và tài sản của nhiều người để phục vụ cho tham vọng của họ, đã mấy ngàn năm qua mà hầu như người đời vẫn không thấy xót xa và hiện nay đang có nhiều người cố kéo dài nhiệm kỳ đến mười mấy – hai mươi năm để củng cố quyền lực,địa vị và tài sản .Họ có phải là thánh nhân bất nhân không ?.

                                                          CHƯƠNG 6

 Cốc thần bất tử thị vị huyền tẫn. Huyền tẫn chi môn thị vị thiên địa căn. Miên miên nhược tồn dụng chi bất cần.

         DỊCH NGHĨA

 Thần hang không chết nên gọi huyền tẫn. Cửa của huyền tẫn là gốc rễ của trời đất. Dằng dặc nhưng còn hoài, dùng mãi mà không hết.

         DIỄN GIẢI

 Thần hang còn mãi vì nó bằng đá nên không dễ bị hư, mà công dụng thì vô cùng màu nhiệm nên được gọi là huyền tẫn . Sao được gọi là gốc rễ của trời đất? Xin thưa: Vì muốn có vạn vật sinh sống nên Tạo hóa mới làm nên trời đất (tuy trời đất có trước rồi vạn vật mới có sau, nhưng vì muốn có vạn vật nên mới làm ra trời đất). Vì vậy mà Lão Tử gọi vạn vật là gốc rễ của trời đất .

       Tạo hóa sinh ra vạn vật, hết lớp này đến lớp khác, nên dùng hoài mà không hết. Vì vậy, mọi người, nhất là những bậc thánh nhân biết nương vào đạo  mà sống, mà hành động thì ắt sẽ được yên ổn và bền lâu.( dùng mãi mà không hết)

                                                         CHƯƠNG 7

 Thiên trường địa cửu. Thiên địa sở dĩ năng trường thả cửu dã dĩ kỳ bất tự sinh cố năng trường sinh. Thị dĩ thánh nhân hậu kỳ thân nhi thân tiên ngoại kỳ thân nhi thân tồn. Phí dĩ kỳ vô tư da. Cố năng thành kỳ tư.

         DỊCH NGHĨA

 Trời dài đất lâu. Trời đất sở dĩ được dài lâu là vì không sống cho riêng mình nên mới dài lâu như vậy. Cho nên Thánh nhân để thân ra sau, mà thân được ở trước, để thân ra ngoài, mà thân được còn. Chi phí tất cả không phải cho việc tư mà thành được việc tư.

         DIỄN GIẢI

 Ta biết trời đất đã có từ lâu (theo  Martel đã đi khảo sát ở khu Babeton thì đá ở vùng này có tuổi thọ là 3700 triệu năm ,có những tài liệu khác cho rằng : Trái đất nầy đã có trên 14 tỹ năm). Sở dĩ trời đất sống lâu như thế là vì trời đất sống cho vạn vật chứ không riêng cho mình . Con người mà muốn sống lâu thì phải thể hiện Đạo Đức như: Nghiêu, Thuấn, nếu ta là dân thì thực thi Đạo Đức như chúa Jesu xả thân cứu thế, như thánh Gandhi kiên trì bất bạo động, như Washinhton nghiên cứu và lập nên đường lối cộng hòa,  và sau đó nhân loại đều thấy quyền dân chủ và sự bình đẳng không thể thiếu trong cuộc sống loài người mà lần lần cả thế giới có được quyền dân chủ : Mọi người luôn được đối xữ bình đẵng .

 Cho nên Thánh nhân (thánh nhân ở đây có hai dạng. Thánh nhân bất nhân ghi ở chương 5 là người được vua phong để làm tay chân mà bóc lột dân chúng, còn thánh nhân ghi ở chương 7 là thánh nhân do dân chúng phong tặng) luôn đứng sau mọi người khi hưởng thụ, luôn đứng ngoài các cuộc tranh đoạt danh, quyền .

         Chia phần tài sản của mình cho việc chung mà thành được việc riêng. (Ông Alfred Bernhard Nobel là một điển hình).

                                                      CHƯƠNG 8

 Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh. Xử chúng nhân chi sở ố. Cố kỉ vu đạo. Cư thiện địa. Tâm thiện uyên. Dữ thiện nhân, Ngôn thiện tín. Chánh thiện trị. Sự thiện năng. Động thiện thời. Phù nhi bất tranh. Cố vô vưu.

           DỊCH NGHĨA

 Người hiền lành bậc cao ví như nước. Nước hay làm lợi cho vạn vật mà không tranh. Ở nơi mà người người đều ghét nên gần với Đạo. Cư ngụ thì chọn chỗ thấp. Tấm lòng thì sâu lắng. Xử thế thì hay dùng đến lòng nhân. Nói lời thì đáng tin cậy. Sửa trị thì hay mong được yên bình. Việc làm thì hợp với khả năng. Hành động thì hợp với thời buổi. Ôi ! vì không tranh giành nên không hay lầm lỗi.

           DIỄN GIẢI

 Người thiện bậc cao luôn như nước ,luôn làm lợi cho vạn vât, mà không tranh giành với ai .  Nói đến tranh giành thì hầu như những vật ấy chưa hẳn là sở hữu của ta. Tranh giành nhỏ nhất cũng gây nên mất lòng nhau, lớn hơn chút nữa gây nên ẩu đả, tranh khéo khôn, tranh địa vị đưa đến sự hãm hại ngầm, tranh tài lợi đưa đến đâm chém, tù tội, tranh ngôi vị đưa đến đao binh, tranh tín ngưỡng đưa đến chiến tranh liên quốc gia. Thế nên Lão Tử khuyên ta không nên tranh giành, người không tranh giành  luôn xem ngôi vị, bạc vàng là những thứ làm điên đảo lòng người khi đang sống, mà đến khi chết đi thì không mang theo được. Những kẻ luôn tranh giành như Thành Cát Tư Hãn, Hisler, Tần Thủy Hoàng có được bao nhiêu người  kính trọng, trái lại chúa Jesu, Phật Thích Ca, v.v... lại được kính trọng, tôn thờ.Vậy ta nên chọn cách nào cho phù hợp với đường lối yêu thương mà đấng Tạo hóa đã dày công tạo dựng và ký gửi đến chúng ta thông qua  Đạo Đức kinh mà Lão Tử đã đã ghi lại.

                                                             CHƯƠNG 9

 Trì nhi doanh chi bất như kỳ dĩ. Sủy nhi duệ chi bất khả trường bảo. Kim ngọc mãn đường mạc chi năng thủ. Phú quý nhi kiêu tự di kỳ cữu. Công toại thân thoái thiên chi đạo.

           DỊCH NGHĨA

           Kềm giữ cái chậu đầy (nước) không bằng thôi đi. Dụng vật sắc bén không bén được lâu. Vàng bạc đầy nhà khó mà giữ nổi. Giàu mà kiêu căng tự dời họa ưu. Nên việc lui thân đó là Đạo Trời.

           DIỄN GIẢI

 Bốn điều trên đối với người khác tuy khó nhưng họ vẫn luôn cố ôm giữ. Nhưng đối với Lão Tử và theo đạo Trời thì nên để lại cho mọi người giữ mà dùng thì đúng với đạo hơn, vì trời đất tạo ra vạn vật mà có sở hữu vật nào đâu, để mọi người và mọi vật hưởng và có nhận một chút hoa hồng nào đâu?

          Vậy lời của Lão Tử là ông nói đúng theo Đạo Trời và cũng đúng với Thánh nhân, nếu chúng ta cũng làm vậy có thể trở thành Thánh nhân vậy.

                                                         CHƯƠNG 10

 Tãi doanh phách bão nhất, năng vô ly hồ? Chuyên khí chí nhu, năng anh nhi hồ? Địch trừ huyền lãm, năng vô tỳ hồ? Ái dân trị quốc, năng vô vi hồ. Thiên môn khai hợp, năng vi thư hồ? Minh bạch tứ đạt, năng vô trí hồ? Sanh chi súc chi. Sanh nhi bất hữu. Vi nhi bất thị. Trưởng nhi bất tể. Thị vị  huyền đức.

         DỊCH NGHĨA

        Chuyển tải cho hồn và phách hiệp làm một, đặng chăng? Luyện khí đến độ mền yếu như trẻ sơ sinh, đặng chăng? Loại bỏ những ước mơ làm sự huyền diệu, đặng chăng? Cửa trời đóng, mở, làm như con mái đặng chăng? Thương dân trị nước, nghĩ ra cách làm cho dân an lạc, đặng chăng? Làm sáng tỏ bốn phương mà không dùng trí xảo, đặng chăng? Sinh ra đó, nuôi dưỡng đó mà không chiếm hữu, làm mà không cậy công, đứng đầu mà không làm chủ, đó gọi là Đức lớn.

           DIỄN GIẢI

 Hồn và phách là hai phần quan trọng nhất trong một con người, tuy hai phần này hoàn toàn vô hình nhưng nó chi phối mọi hành động của con người. Phần hồn là phần được Tạo hóa ban phát, nó có trách nhiệm nhắc nhở cho một sinh linh tiến hóa theo đúng đường lối yêu thương của Đạo, nhưng Phách là phần tinh túy nhất mà cơ thể  tạo nên, đóng vai trò là một phụ tá nhưng lại đồng quyền sai khiến mọi ý tưỡng và hành động của một con người. Hai phần này được ví như đôi vợ chồng không thể thiếu được trong một cơ thể đang sống. Phách như người vợ, cảm nhận trực tiếp mọi thiếu, đủ cơm, áo mọi nhu cầu, mọi sự cần bổ sung, nhưng Phách lại ham muốn nhiều mà ưa nhàn hạ, thế nên giữa Hồn và Phách luôn đối kháng nhau. Hồn muốn hướng thượng để tiến hóa vì có một mơ hồ cảm nhận rằng mình đang có một sứ mạng ,nhưng phách thì luôn thực dụng. luôn múôn được” rạng rỡ tông môn” mà lười việc học ,việc làm , thế nên họ khó đến ngưỡng cửa của Đạo Đức là vậy. Vì thế có một số tôn giáo buộc những người khi đi tu thì không được có vợ, vì trong Khổng học có từ “Phụ nhân nan hóa” Chỉ vì muốn đạt đến “rạng rở tông môn” nên Phách luôn xúi Hồn nên nghĩ đến việc hưởng thụ ở hiện kiếp mà quên rằng thực thi đạo đức mới là cách tiến hóa .

 Lão Tử,  chỉ dẫn chúng ta là hãy làm cho Hồn và Phách hợp thành một phía cho dù tốt hay xấu (như câu ví... đồng vợ đồng chồng...). Vì Toán học chứng minh: cộng với cộng bằng cộng, trừ với trừ bằng cộng, chỉ có trừ với cộng mới bằng trừ mà thôi. Vì Hồn và Phách đồng làm tội thì đến lúc nào đó sẽ dễ quay đầu là bờ (Phật ngôn) vì ở một phía nên không có sự chằng kéo. Còn như ta đã hiểu về Đạo là yêu thương thì chúng ta thể hiện thật đúng để xứng đáng với quả vị thánh nhân như nhiều vĩ nhân mà chúng ta đã biết. Muốn vậy chúng ta phải làm sao? Xin thưa: Trước tiên nên biến sự ước muốn của mình giống như ước muốn của trẻ sơ sinh, chỉ cần được no và ấm, xem vàng, bạc, kim cương cũng như đất hay đá tức là con người chỉ cần ấm no để sống mà phục vụ cho trọn kiếp con người,chỉ cần no ấm như trẻ sơ sinh thì sẽ trở thành thánh nhân chỉ trong một kiếp. Pháp bảo đàn kinh có câu “bản lai vô nhất vật” ý là ngoài tâm đạo ra xưa nay Huệ Năng không thấy có vật nào quý cả. Kinh Kim cang  có đoạn: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” ý là đừng do thấy, nghe, sờ, ngửi, nếm. Đừng dựa vào đó mà sinh Tâm. Lời tuy có khác nhưng ý vẫn là một.

         Vậy thì tâm của trẻ sơ sinh là tâm không phân biệt quý - tiện. Còn tâm của người lớn như chúng ta sở dĩ không được vững tại vì: Ta đang quý và tranh giành những thứ mà mọi người đều quý .Nên những thánh nhân như Tô Hiến Thành, như Bao Công  như Mạc Đĩnh Chi là những người lớn mà tâm của trẻ sơ sinh.

 “Loại bỏ ước mơ làm sự huyền diệu” đặng chăng? Xưa có nhiều người quan niệm rằng Thánh nhân phải làm được những việc như biến đá thành vàng, rải đậu thành binh, sống mãi không già, đó là những ước mơ mà không ai có thể làm được là vì ước mơ hết sức hảo huyền.( cũng mong được giàu của tiền mà thôi)

 “Người thương dân trị nước” thì phải dùng đến Vô vi pháp nghĩa là: Phải cố nghĩ ra những cách làm cho dân chúng an cư lạc nghiệp. Kiểm soát quan lại đừng để họ hiếp dân, mang lại sự ấm no hạnh phúc cho dân chúng, có được như vậy mới là thương dân trị nước vậy.

 “Cửa trời khép mở”: Ta thấy quản gia trông coi cửa nhà chủ, thì vua chúa trông coi cửa nhà trời, là người thay trời, là lãnh đạo thì phải có sự bao dung, mềm mỏng như nữ giới, vì thế sự trị nước mới vững bền.( làm như con mái) .

 Đến đây ta thấy rằng Lão Tử là người “am hiểu tất cả”, mà phải làm như người không biết gì, ông cố che đậy mà không hề giải bày với ai, thậm chí không thu nhận bất cứ ai  làm học trò để truyền lại kiến thức của mình. Đến khi gặp Doãn Hĩ Ông viết Đạo đức kinh để lại chỉ vì những lời này không thể nói được vào lúc ấy.Cái thời mà không ai dám nghĩ đến việc phê bình hay phán xét vua.

 Lão Tử cho ta biết: Chỉ có Đạo sinh và nuôi vạn vật mà không chiếm hữu, không kể công cũng không làm chủ.  Những mục tiêu do con người hướng tới để phấn đấu như: độc lập, dân chủ, cộng hòa, tự do, bình đẳng, xóa ách nô lệ v.v... Thực hiện các điều ấy cho dân hưởng mới đúng với Đạo trời, mới đươc gọi là huyền đức (đức lớn)

                                                     CHƯƠNG 11

 Tam thập phức cộng nhất cốc, đương kỳ vô hữu xa chi dụng. Nhiên  thực dĩ vi khí đương kỳ vô hữu khí chi dụng. Tạc hộ dũ dĩ vi thất , đương kỳ vô hữu thất chi dụng. Cố, hữu chi dĩ vi lợi, vô chi dĩ vi dụng.

           DỊCH NGHĨA

           Ba mươi cái nan hoa hợp lại một bầu, nhờ có cái lỗ “trống” mới có cái chỗ dùng của bánh xe. Nung đất để làm chén bát, nhờ cái lõm “trống” mới dùng đựng cơm ,nước được. Làm nhà cửa buồng the, nhờ khoảng “trống” không mới có cái dụng của nhà cửa, buồng the. Bởi vậy, lấy cái có làm cái lợi, lấy cái “trống” không để làm cái dụng.

           DIỄN GIẢI

 Cái lổ của bánh xe, cái lõm của chén bát, cái khoãng trống của buồng the là những thứ hữu dụng từ cái “không”,vì cái dụng là Vô nên mới tạo ra cái thể là Hữu. Như vậy Vô (ý tưỡng cũng là cái Dụng có trước) sau đó Hữu vật thể ấy mới có sau , và cũng vì người đời cứ bão rằng :Vô là không, mà quên bẳng đi: Vô là sự muốn có ( phần trống không của cái nhà (nội thất) nên mới gia công làm cái Nhà là Hữu).(nếu ông viết là Vi Vô như Vi bằng (làm bằng chứng) Vi nạn (làm khó người) mà ông lại viết Vô vi ,có thể là ông muốn mọi người hãy cứ hiểu là không làm gì ( ẩn ý nây) đễ cứu quyển Đạo Đức Kinh và Chủ trương Dân chủ, có thể ông nghĩ : sẽ có một ngày nhân thế  sẽ hiểu được ý ông nếu quyễn sách còn

          “Vô”: ngoài cái nghĩa ý tưỡng là không, mà là chưa nữa . Khi Lão Tử viết Đạo đức kinh  thì chưa có quyền dân chủ, quyền bình đẳng, chưa có xe hơi, máy bay, chưa có rất nhiều thứ từ vật dụng cho đến những đường lối chính trị đúng đắn như ngày nay, Tất cả những thứ được gọi là tiến bộ trên mọi mặt đều phát khởi từ cái Vô vi ấy, vì ông không thể nói rỏ hơn ,( trong thời Quân chủ chuyên chế). Ngày nay đang còn nhiều thứ đang cần mà chưa có, đang chờ chúng ta .Vậy ta đừng nên hiểu :Vô vi là không làm gì hoặc phải thuận theo tự nhiên ?  ,

           Tạo hóa vì muốn có vạn loại chung sống trong thanh bình nên mới tạo ra trời đất đã mười mấy tỹ năm, đến khi chúng ta  có thì đất trời đã sẳn từ lâu , nên ta cho đó là Tự nhiên, rồi cậy trí khôn và quyền thế sẳn có mà lừa người rằng: trời đã ban riêng cho ta để rồi chính ta đã làm cho mọi thứ đão lộn ,tước đoạt mọi quyền kể cã quyền đươc sống của  con người (mất hết công bằng) Vì thế ,nên Kinh Phật Đại thừa ,Đạo Đức kinh  nếu không  khéo dùng một lối viết ẫn nghĩa (khó giãi) thì kinh sách đã bị đốt sạch từ lâu bởi Vua chúa họ muốn loại bỏ các mầm cãn trỡ trong lúc họ thống trị .

                                                          CHƯƠNG 12

 Ngũ sắc lịnh nhân mục manh. Ngã âm lịnh nhân nhĩ lung. Ngũ vị lịnh nhân khẩu sảng. Trì sính điền liệp lịnh nhân tâm phát cuồng. Nan đắc chi hóa, lịnh nhân hành phừơng. Thị dĩ thánh nhân vị phúc bất vị mục. Cố khử bỉ thủ thử.

           DỊCH NGHĨA

 Năm màu khiến người tối mắt, năm âm khiến người điếc tai. Năm vị khiến người tê lưỡi. Xe ngựa săn bắn, khiến lòng người hóa cuồng. Những của cải khó được khiến nhiều người gặp tai họa. Vì vậy Thánh nhân, vì bụng không vì mắt. Cho nên bỏ cái kia, lấy cái này.

           DIỄN GIẢI

 Năm màu, ý nói là của cải vật chất; năm âm là hát hò, ca xướng, lời nịnh hót, lời thêu dệt; năm vị là ăn nhậu tiệc tùng món ngon vật lạ, sơn hào hải vị. Xe ngựa săn bắn lấy bắn giết làm niềm vui. Những thứ của quý khó được như vàng bạc, châu báu khiến người làm hại lẫn nhau: nhóm từ tối mắt, điếc tai, tê lưỡi, hóa

cuồng, thì còn đâu phân biệt được phải quấy (Ta thấy ,ngày xưa người ta giết nhau để đoạt ngôi vua là vì cái gì: thương yêu dân hay chuộng cao sang ? .)

 Cho nên Thánh nhân (người cầm quyền tốt) nên ăn chỉ cần no, mặc chỉ cần ấm (không cầu kỳ se sua). Thú vui rất tao nhã (không cần đàn hát, tiệc tùng, rượu chè, cũng không phải săn bắn, vì muông  thú bị bắn chết đễ làm niềm vui cho chúng ta là một sự bất công .Chúng ta nên bỏ cái sai lầm, tin vào Đạo Đức để tiến hóa .

                                                           CHƯƠNG 13

          Sủng nhục nhược kinh. Quý, đại hoạn nhược thân. Hà vị sủng nhục nhược kinh? Sủng vi thượng nhục vi hạ. Đắc chi nhược kinh, thất chi nhược kinh. Thị vị sủng nhục nhược kinh.

 Hà vị quý, đại hoạn nhược thân? Ngô sở dĩ hữu đại hoạn dã, vi ngô hữu thân. Cập ngô vô thân, ngô hữu hà hoạn. Cố, quý dĩ thân vi thiên hạ, nhược khả ký thiên hạ. Ái dĩ thân vi thiên hạ nhược khả thác thiên hạ.

           DỊCH NGHĨA

 Vinh hay nhục đều đáng sợ, đựơc quý trọng hay hoạn nạn đều do ta có thân. Tại sao vinh hay nhục đều đáng sợ? Vì vinh ở trên thì nhục ở dưới. Được thì cũng sợ mà mất thì cũng sợ. Vì vậy vinh hay nhục đều đáng sợ. Tại sao gọi quý hay hoạn đều vì ta có thân? Là vì ta có lo lớn do ta có thân, nếu không có thân ta, ta có gì đáng lo! Vậy kẻ nào biết quý thân vì thiên hạ, nên giao thiên hạ cho họ được. Kẻ nào biết thương thân vì thiên hạ, nên gửi gắm thiên hạ cho họ được.

             DIỄN GIẢI

 “Sủng” là được yêu chuộng, “nhục” là bị khinh rẻ. Hai điều này có khi không phải do ai đó tự làm ra. Một đứa trẻ sơ sinh tại một nhà quyền quý thì được “sủng”, trái lại nếu sinh trong gia đình dân dã thì bị “nhục” việc này  xảy ra ở khắp mọi nơi: Riêng ở Ấn Độ, con người được chia ra làm 4 cấp: Cấp 1 - Bà La Môn (Brahmana) sinh ra ở miệng Phạm Thiên, là các tu sĩ chuyên nói lời của Phật. Cấp 2 - Sát đế lợi (Ksatriya) những chính trị, vua, quan được sinh ở hai tay Phạm Thiên. Cấp 3 - Phệ Xà (Vaisya) những nông, công, thương được sinh ra ở đùi của Phạm Thiên. Cấp 4 - Thủ Đà (Sudra) những tạp dịch sinh ra ở bàn chân Phạm Thiên. Tuy nhiên trong số môn sinh của Siddhatta (Sỉ đạt ta) lại có Sunita (Tu ni đà) lại ở cấp 4 (Thủ đà,) làm nghề gánh phân. Việc thu nhận Tu Ni Đà làm đệ tử là Thích Ca muốn xóa bỏ sự phân biệt giai cấp của xã hội Ấn Độ, nhưng ông đã bị sự  phản kháng gay gắt của các vua chúa thời ấy. Đây có thể là cơ hội mà Hồi Giáo phát triển  tại đất nước mà Ấn Độ giáo ngự trị .Lại nữa, ở châu Âu cũng chẳng khác gì. Giới quý tộc cũng được ưu tiên thụ hưởng nhiều quyền lợi hết sức phi lý nhưng xã hội thời ấy mặc nhiên công nhận một cách bình thường.  Xin trở lại việc vinh nhục. Khi đang vinh họ lo kẻ khác mạnh hơn đoạt mất nên sợ. Còn kẻ nhục thì đang ở dưới cũng lo sợ những kẻ trên sẽ chà đạp thêm. Vì thất thì sợ bị đói, còn nếu đắc thì sợ bị kẻ trên chiếm đoạt vì thế vinh hay nhục đều phải bị sợ.!

Người mà nhiều lo sợ dĩ nhiên là vì lo cho thân . Nếu ta không  có thân  thì không phải lo gì?

 Đây tôi xin phân tách việc Ái và Quý thân vì thiên hạ: Cậu bé Abraham Lincoln người Mĩ, rất bức xúc trước sự hành hạ đối với người nô lệ, cậu bé cố tìm hiểu xem  tại sao mọi người không đối xử bình đẳng với nhau, trong khi những người nô lệ kia chỉ khác với cậu là màu da, ngoài ra họ rất khéo léo trong mọi công việc, thế mà họ không được xem là con người, ý tưởng giãi ách nô lệ cứ đeo đẳng theo suốt thời thơ ấu của cậu. Mãi đến một hôm cậu chợt nhận ra: Nếu ta là tổng thống nước Mĩ thì ý tưởng  này mới thực hiện được. Nuôi ý chí ấy cậu bé cố gắng học tập, phấn đấu không mệt mỏi, đến 59 tuổi, thì nước Mĩ mới có vị tổng thống tên Abraham Lincoln được đắc cử thế là giai đoạn “Vô vi” kéo dài hơn 50 năm, khi mang ra thực hiện “Hữu vi” thì gặp quá nhiều sự chống đối, vì trong Lưỡng viện Quốc hội và toàn thể công dân Mỹ không ai chấp nhận một sự thiệt hại quá to lớn, vì nô lệ là tài sản, là công cụ được mua về. Thế rồi bằng mọi cách phấn đấu, Sắc luật xóa bỏ ách nô lệ của nước Mĩ được ra đời và không lâu sau đó tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ: ông Abraham Lincoln bị ám sát (tính đến nay ông đã  trên 200 tuổi và hiện ông còn sống trong lòng thế nhân). Vậy khi ông quyết định thực hiện bằng được sắc lệnh trên, ông đã biết mình sẽ mất mạng vì việc làm quá cao thượng là mang bình đẳng của Đạo đến với loài người mà mấy ngàn năm chưa ai làm được, vã lại mọi công dân Mĩ ai cũng có quyền sở hữu vũ khí thì việc ám sát Ông không sớm thì muộn sẽ xảy ra ,nhưng Ông vẫn cương quyết thực hiện.(Trước đó 3 năm, Ông đã bị ám sát hụt một lần rồi) Một người quý thiên hạ hơn cã mạng sống của mình ,thật đáng lãnh đạo đất nước .

  Lão Tử đề cập đến vinh hay nhục, mà điểm đáng nói không phải là lúc sinh ra mà là lúc chết đi, sau một quá trình sống, ăn của đời mấy mươi tấn lương thực, mặc của đời mấy tạ vải vóc và đã làm được bao nhiêu việc để có thể thăng hay đọa trong kiếp người.Nếu ta thấy việc làm của mình mang lại lợi ích cho đời được người đời ngầm biết ơn, còn tốt hơn là muôn lời vạn tuế tung hô trước  mặt kẻ ác như Trụ Vương Sở dĩ Lão Tử không thể nói rỏ ràng vì ý tưởng và lời nói đúng không thể dùng được với một tập thể say  !!!   Thậm chí đến ông Phan Bội Châu (thế kỷ 19) nói với Phan Châu Trinh :Không có Vua thì mọi việc đều không thuận (Tư tưởng ấy 100 năm trước đay khoãng 95%  dân chúng Việt Nam đều nghĩ vậy)

         Đến nay ta mới thấy cách chọn ứng cử viên mà Lão Tử mách với chúng ta là: Ai biết quý thân, thương thân vì thiên hạ, có thể ký thác thiên hạ cho họ được .

                                                       CHƯƠNG 14

         Thị chi bất kiến danh viết “di”. Thính chi bất văn danh viết “hi”. Bác chi bất đắc danh viết “vi”. Thử tam giả bất khả trí cật. Cố, hổn nhi vi nhất. Kỳ thượng bất kiểu kỳ hạ bất muội. Thằng thằng bất khả danh. Phục quy vu vô vật. Thị vị vô trạng chi trạng vô vật chi tượng. Thị vị hốt hoảng. Nghinh chi bất kiến kỳ thủ. Tùy chi bất kiến kỳ hậu. Chấp cố chi đạo dĩ ngự kim chi hữu. Năng tri cổ thủy. Thị vị đạo kỷ.

           DỊCH NGHĨA

 Xem mà không thấy gọi là “di”. Lóng mà không nghe gọi là “hi”. Bắt mà không nắm được gọi là “vi”. Ba thứ ấy không phân ra được vì nó hỗn hợp làm một. Trên nó thì không sáng. Dưới nó thì không tối. Dài dằng dặc mà không thể hình dung. Rồi lại trở về chỗ không có vật. Thế gọi là cái hình trạng không có hình trạng. Không có hình thù gì nên không hình tượng. Nên gọi là như có như không. Đón nó thì không thấy được đầu. Theo nó thì không thấy được đuôi. Giữ cái Đạo xưa mà trị cái có hiện nay. Biết được cái đầu mối của xưa, ấy là nắm được giềng mối của Đạo.

            DIỄN GIẢI

 Xem thì không thấy, lóng thì không nghe, bắt thì không nắm được, nó là một hỗn hợp, không thể phân tách ra được. Khi nó chuyển thì thấy là có, khi nó dừng thì thấy là không. Theo diễn tả này thì Lão Tử đang nói đến” khí.” Chương 42 Lão Tử viết: Đạo sinh Nhất (ấy là Nhất khí) đó là không khí như chúng ta thấy và biết, vì trong không khí có chứa thật nhiều tạp chất (Lão Tử có đề cập ở chương 11). Nhưng trong” nhất khí” còn chứa một  chất đặc biệt của Tạo hóa đó là “ khí chất yêu thương.” Từ sự yêu thương này mà vạn loại mới phát sinh. Lại trở về nơi không có vật: Ngài gọi nó trở về vì không khí nơi đây bị đưa đi nơi khác (gọi là gió) thì lập tức không khí từ nơi khác được ập vào chỗ ấy.

        Biết được trong khí ấy có “khí chất yêu thương”mà thực hiện bằng ý tưởng ,lời nói và việc làm của mình  để phục vụ cho yêu thương và công bằng ấy thì mới là đúng với Đạo vậy.

                                                        CHƯƠNG  15

 Cổ chi thiện vi đạo giả. Vi diệu huyền thông. Thâm bất khả thức. Phù duy bất khả thức. Cố cưỡng vi chi dung. Dự hề nhược đông thiệp xuyên. Do hề nhược úy tứ lân. Nghiễm hề kỳ nhược khách, Hoán hề nhược băng chi tương thích. Độn hề kỳ nhược  phác. Khoáng hề kỳ nhược cốc. Hỗn hề kỳ nhược trọc. Thục năng trọc dĩ . Tĩnh chi từ thanh. Thục năng an dĩ cửu. Động chi từ sinh. Bảo thử đạo giả bất dục doanh phù duy bất doanh. Cố năng tế nhi bất thành.

           DỊCH NGHĨA

 Người khéo (làm) Đạo thời xưa, tinh tế nhiệm mầu, sâu (kín) không thể lường. Bởi vì (người khác) không thể hiểu được nên miễn cưỡng mô tả như sau: Thận trọng như người qua sông mùa đông; lấm lét mắt nhìn bốn phía; nghiêm nghị như người khách; rã rời như băng tan; mộc mạc như gỗ chưa đẽo gọt; trống không như hang núi; lẫn lộn dường như nước đục. Ai muốn theo thì phải tịnh. Nhờ yên tịnh mà đục thành trong. Nhờ an nhàn, bền bỉ động não từ từ sinh ra. Người làm Đạo ấy không muốn nói đầy đủ. Vì không nói đủ nên dễ che giấu. Cho nên ai muốn làm (khó) gì cũng không được.

           DIỄN GIẢI

 Người hiểu và làm Đạo ngày xưa phải khéo léo lắm, bởi bao nhiêu sự rình rập chung quanh, vì thế mà họ toàn nói những điều vi diệu huyền thâm đến khó mà biết được họ phải tự buộc mình phải hết sức thận trọng, được mô tả như sau: Thận trọng từng bước, mắt luôn ngó nhìn tứ phía như người qua sông vào mùa đông (vùng Lão Tử ở 40 độ vĩ Bắc) mùa đông nước đóng thành băng nên hành khách phải đi bộ qua sông, không cẩn thận dò dẫm rất dễ sụp băng ướt cả người và hành lý, nghiêm nghị dò xét người đối diện xem họ là ai? Tiếp xúc mình với mục đích gì? Tại sao? Bây giờ quý vị đã hiểu: làm Đạo là làm cái việc chống đối bất công, mục đích của Đạo là yêu thương vạn loại và bình đẳng nhân loại, Làm Đạo là muốn đân có được các quyền ấy. Vậy những điểm cấm kị của các vua chúa ai lại dám chen vào. Vậy nếu có ai hỏi: tu để làm gì?  Để thanh lọc thân tâm, tránh xa tội lỗi, khi chết sẽ được siêu sinh  v.v... đoạn này nghĩa là đang dò xét, ông nói nghiêm nghị như khách lạ vì luôn phải dè chừng lời nói sợ người gắn ghép vào tội chống đối là mất mạng như chơi.

           Nếu có người đến xin vào tu thì phải dò xét thật cẩn thận và chỉ dạy cách tập tĩnh tọa, lắng cho lòng thanh sạch. Khởi đầu là tam qui, kế đến ngũ giới, kế đến tứ đế, kế đến bát chánh đạo. Vì thế có khi cả vài nghìn người tu học họ chỉ học được đến tránh tội và tạo phước mà thôi. Ngoài ra đối với những người có căn cơ cao thâm thì được dạy thêm cách động não để suy xét một đề tài nào đó trong vô số các đề tài được gọi là “thoại đầu” hoặc dạy việc khán “ công án”đó là cách tu của Đại thừa Phật giáo. Còn Lão Tử thì luôn biết rằng: giới đương quyền luôn muốn có thêm nhiều quyền lực hơn nữa để họ chiếm đoạt tất cả những thứ mà họ muốn càng được nhiều càng tốt. Vì thế mà những thứ luật của vua chúa luôn đi ngược với Đạo là bình đẳng và bác ái. Còn những người tu là những tập thể tay không thì làm sao có thể đối đầu với lực lượng vua chúa đương quyền.

           Theo sự tiến hóa mà Lão Tử cùng thật nhiều giới khoa học và loài người hiện nay xác nhận là chúng ta do sự tiến hóa mà có được hình thể và khối óc như hiện nay ít ra cũng đã vài trăm ngàn năm rồi mà tại sao chúng ta chưa tiến đến quả vị Phật, Tiên , Thần, Thánh mà vẫn là những con người mang nhiều tội lỗi như ngày nay? Xin thưa: Vì chúng ta chỉ lấy sự rạng rỡ tông môn làm mục tiêu để phấn đấu. Cái mục tiêu không phải của những người dốt nát cùng đinh mà của những người trí tuệ cao minh, một bước muốn tiến tới cao sang danh vọng. Chỉ với hạng người này mới là những người gây tội lớn nhất...  Vì muốn nhanh chóng vượt lên mà sẵn sàng làm mọi thứ để tâng bốc cấp trên, cung phụng đủ mọi thứ để lấy lòng họ, rồi quay lại vơ vét của dân chúng, của cấp dưới, hoặc dùng nhiều cách khác mà không màng đến sự đau khổ của kẻ khác miễn sao cho mình được hiển vinh. Đó chỉ là việc của (một ông quan) mà đã gây hệ lụy cho thật nhiều dân chúng dưới quyền của ông

         Vì vậy việc giảng Đạo ngày xưa (thời quân chủ) có khó không? Có phải họ đang bị rình rập hay không? Một minh chứng rõ ràng nhất là: Chúa Jesu sau 49 ngày ở núi Sinai, sau khi suy tính thiệt hơn ông đã quyết định chọn cách cứu thế bằng chính sinh mạng của mình. Ngài cương quyết giảng đúng đạo lí mà đức Chúa trời hằng ban phát cho nhân loại, dân chúng ngưỡng mộ và theo Ngài, thế là ngài bị bọn ác bằng mọi cách gán ghép tội và giết Ngài bằng nhục hình là đóng đinh Ngài trên thánh giá cùng với hai tên trộm cướp. Biết đâu trong số những kẻ lớn tiếng đòi đóng đinh Chúa Jesu lại chính là chúng ta? Vì thái độ lưng chừng không quyết, vì sự khù khờ cả tin vào vua chúa và số đông, hay vì ta muốn lập công với chính quyền thời ấy???

         Lão Tử nói: “Biết thì không nói và nói thì không biết” mà hôm nay chính chúng ta đang nói Đạo, trao đổi việc đạo , vì sao? Xin thưa vì nay là tam kỳ, thời kỳ mà không biết bao nhiêu người đã đổ máu, tốn nhiều sinh mạng mới giành lại được để hôm nay ta mới có cái quyền làm người, quyền ứng cử, bầu cử, ngôn luận, quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền góp ý xây dựng đất nước, và ngày xưa (thời quân chủ ) nếu ai cả gan đòi hoặc nghị luận các khoảng nêu trên thì bị phạm tội phản loạn bị án tử là cái chắc .

            Vì vậy quí vị có thể hiểu được vì sao mà Đạo đức kinh cùng các kinh Đại Thừa Phật Giáo được gọi là:Thậm thâm vi diệu vậy .

                                                         CHƯƠNG 16

 Chí hư cực thủ tịnh đốc. Vạn vật tịnh tác. Ngô dĩ quan phục. Phù vật vân vân các phục quy kỳ căn. Quy căn viết “tịnh”. Thị vị viết  “phục mạng”. Phục mạng viết “thường”. Tri thường viết “minh”. Bất tri thường vọng tác hung. Tri thường dung. Dung nãi công. Công nãi vương. Vương nãi thiên. Thiên nãi đạo. Đạo nãi cửu. Một thân bất đãi.

           DỊCH NGHĨA

          Chỗ cuối của “hư vô”, nơi giữ được cái rất “tịnh”, vạn vật được sinh, hóa tại đây, ta thấy chúng “trở về” đây. Cây cỏ đầy rẫy trở về tại gốc rễ. Về gốc rễ được gọi là “tịnh” cũng gọi là “phục mạng” (tất cả mọi sinh vật luôn sinh rồi lại tử là mỗi lần trở về nơi đã sinh ra và “phục mạng” Việc nầy luôn xãy ra nên gọi là “thường” (lập đi lập lại mãi mãi). Biết được cái “thường” là thông minh. Không biết “thường” nên hay làm bậy gây ra họa dữ. Biết thường (còn mãi) nên hay bao dung (tha thứ). Bao dung ra công bằng. Công bằng do bởi vua. Vua do bởi Trời. Trời do bởi Đạo. Đạo do bởi lâu dài. Biết được như vậy cả đời không họa tai.

            DIỄN GIẢI

 Chỗ cuối của “hư vô”là Tịnh, là nơi luận Công và Tội. Điểm này Lão Tử gọi là “phục mạng” cũng có ý là trở lại để báo cáo một chuyến công tác tại thế gian. Việc này nó tiếp nối xảy ra nên được gọi là thường xuyên, hãy cố nhận biết như vậy mới gọi là thông minh.

           Cũng có người cứ cho là khi sống phải hưởng thụ không cần biết đến phải quấy và khi chết là hết, vì nghĩ như vậy nên hay làm bậy dể sinh ra vạ dữ ngược lại người biết rõ về Đạo thì họ luôn biết rằng mọi người phải phấn đấu có thể bị lầm lỗi ,vì có dại mới nên khôn, nhiều lần tiến hoá mới thành người,

          Người hiểu Đạo họ hay bao dung, bao dung ở đây không có nghĩa là mặc cho họ gây tội mà ta làm ngơ, mà phải luận tội thật đầy đủ và sau khi họ biết hối cải sẽ được tha thứ. Đó mới thể hiện được sự công bằng.

          Người dễ có điều kiện mang lại sự công bằng cho dân chúng, người ấy là vua (đứng đầu ngành hành pháp). Vua thì nhận trách nhiệm của trời đất. Trời đất do Đạo sinh ra, Đạo là đường lối yêu thương do Tạo hóa lập nên để ban phát thật đồng đều cho vạn loại mới là Đạo vĩnh cữu. Vậy do đâu mà chúng ta hiểu? Ta phải tìm để hiểu, đọc để hiểu, thấy để hiểu, nghe để hiểu hoặc suy nghiệm  để hiểu được và làm theo đúng như vậy thì cả đời không nguy.

           Xin trở lại vấn đề “phục mạng”, phục mạng có nghĩa là “trở lại báo cáo một công tác gì khi lãnh mạng ra đi”. Tôi xin ví dụ: Một cọng cỏ sau khi được sống nó phải có bổn phận phấn đấu với mọi thời tiết để sống, lưu truyền nòi giống, và hiến thân xác của mình để làm thức ăn cho trâu, bò, ngựa. Trâu bò ngựa ăn cỏ của trời đất để sống phải kéo cày, xe để trả nợ thực phẩm cho đất và phải hiến thân xác làm thức ăn cho người mà tiến hóa. Nay tôi xin trở lại việc “hiền dữ” giữa trâu và cọp (chương 2) con cọp vì quá dữ nên con người không buộc nó kéo cày nó được một kiếp nhàn hạ. Nhưng quý vị có biết chúng là loài sắp bị tuyệt chủng hay không? Tại sao? Có lẽ vì các hồn cần tiến hóa không chọn con đường làm chúa sơn lâm, tuy uy nghi, dũng mãnh, tâm trạng thật an nhàn, chẳng chút lo âu, suốt đời không bao giờ biết sợ là gì,sung sướng cã đời nhưng nói đến đường tiến hóa thì nó bị đóng chặt là vậy. Trong khi đó trâu bò tuy làm lụng vất vả mà lại thân thiện với con người nên mỗi năm được một linh hồn chọn cách vất vả và hiền lành và thân thiện này để tiến hóa. Tức là mỗi năm chúng sinh được một con. Vậy chúng ta có thể nhìn vào đó mà suy ngẫm. Đến đây tôi nói đến việc ăn và mặc của con người: Trung bình mỗi người tiêu thụ lương thực và thực phẩm 2 kg/ngày, nhân cho 65 tuổi đời, ta đã ăn đến 50 tấn. Mặc: 3kg/năm, nhân cho 65 năm bằng 195kg, ngoài ra còn dùng nhiều thứ khác mà trị giá có thể bằng hoặc hơn phần cơm và áo, như thế ta xét việc lao động của chúng ta có đủ để trả nợ này chưa? Nếu ta làm công hay nông thì có thừa trả nợ, nhưng nếu lười biếng hoặc trộm cắp thì cũng khó mà trụ lại kiếp người thì nói gì đến tiến hóa xa hơn.

 Con người là động vật cao cấp có khối óc để so sánh, suy luận và hãy nghĩ và làm đúng với lí của Đạo, ta đừng nghĩ chỉ có vua Kiệt, vua Trụ mới nghĩ bậy và làm bậy, mà trong chúng ta cũng có rất nhiều tội: tội không nhận biết: Đạo là yêu thương và bình đẳng , bằng lòng tiếp tay với kẻ tàn bạo làm điều thất đức ,tội tin sai: Ta tin là nếu phạm tội ta sẽ dùng  nhiều tiền để xây đền thờ ,đúc nhiều tượng phật, nuôi nhiều tăng lữ, vì với số nhiều họ sẽ tụng kinh để cầu phước cho ta thì tội lỗi nào mà không được giải, chẳng những thoát tội mà còn thừa phước!!! Tin như thế là sai hoàn toàn. Vì sao? Vì Phật và Bồ tát được thờ phụng là do đã buông bỏ tham, sân, si.lẫn thân mạng Nếu họ nhận đồ cúng với lí do hối lộ thì họ đã tham, lập tức họ là tội, vậy một người tội này giúp một người tội kia có kết quả bao nhiêu phần trăm? Nếu muốn cúng với  ý hối lộ ấy thì đi tìm đền thờ Bàng Hồng thời Tống hoặc Ngao Bái đời Thanh họ mới có khả năng nhận hối lộ. Đến đây ta mới biết chúng ta tin sai. Có khi hơn 2000 năm trước ta tin vào số đông kết tội Chúa Jesu mà ta là một thành viên trong số ấy, rồi một ngày nào đó biết đâu ta lại tin: nếu ta mang bom đi khủng bố sẽ được làm Thánh thần rồi ta cũng tin và làm chăng? , làm như thế là trái Đạo.

             Những kẻ chuyên giết người không thể sống ở nơi mà Đạo đã tạo ra bằng sự yêu thương và bình đẵng. Lai nữa sự thân thiện với con người cũng là điều quan trọng, không biết thân thiện thì làm sao có được yêu thương, mà không yêu thương thì đừng nói đến sự đối xữ bình đẵng vậy ,ta nên nghiệm xét thêm việc nầy

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hoa#phong