Đạo Đức Kinh - Lão Tử

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ĐẠO ĐỨC KINH 5000 chữ, vượt qua giông tố hơn 2000 năm lịch sử mà lưu truyền đến tận ngày ngày, ắt hẳn có ÍT - NHIỀU giá trị.

 
Đạo có thể dùng lời mà nói được chẳng phải đạo vĩnh hằng. Cái tên mà có thể gọi được chẳng phải tên vĩnh hằng.

Bậc thánh nhân đặt thân mình ra sau, cho nên địa vị vượt thiên hạ mà thiên hạ chẳng oán hờn.

Ở khéo chọn chỗ, lòng khéo chọn nơi sâu, chơi khéo chọn người, nói khéo chọn chữ tín, làm việc khéo chọn năng lực, hành động khéo chọn lúc.

Giàu sang mà kiêu căng thì tự chuốc lấy họa, công đã thành thì thân rút lui - đó là đạo trời.

Đạo làm vua cao nhất là dân chỉ biết mình có ông vua như thế. Kém hơn là dân yêu quý và khen ngợi ông ta. Kém hơn nữa là dân sợ ông ta. Xuống thêm nữa là dân khinh ông ta.

Nói ít, theo tự nhiên. Cho nên gió bão chẳng kéo dài suốt buổi sáng, mưa rào chẳng kéo suốt cả ngày.

Nhón chân thì không đứng vững được, dạng chân thì không đi được. Kẻ tự biểu lộ mình thì không sáng suốt. Kẻ tự cho mình là đúng thì không chói lọi. Kẻ tự khoe công thì không có công. Kẻ tự mãn thì không được lâu dài.

Nặng là cái gốc của nhẹ. Yên tĩnh là cái gốc của nôn nóng. Kẻ khéo đi không để lại dấu vết; kẻ khéo tính không dùng đến giấy bút; kẻ khéo buộc không dùng đến dây mà người ta không sao cởi được; kẻ khéo dựng thì không mất.

Kẻ biết người là có trí, kẻ biết mình là sáng suốt. Kẻ thắng người ta là có sức, kẻ tự thắng mình là mạnh. Muốn rút ngắn một vật thì ắt phải cố kéo nó ra. Muốn làm nó yếu đi trước phải làm cho nó mạnh lên. Muốn bỏ nó đi ắt phải đề cao nó.

Đạo mất đi sau mới có Đức. Đức mất đi sau mới có Nhân. Nhân mất đi sau mới có Nghĩa. Nghĩa mất đi sau mới có Lễ. Phàm chữ Lễ xuất hiện là do chữ Trung, chữ Tín đã mỏng yếu rồi.

Kẻ sĩ cao nhất nghe Đạo thì chăm chỉ thực hiện. Kẻ sĩ bậc trung nghe Đạo thì vừa nhớ vừa quên. Kẻ sĩ kém nghe Đạo thì chê cười Đạo - vì Đạo đâu phải dễ hiểu ?

Cái Danh và Thân mình cái nào quan trọng hơn? Thân mình và Của cải cái nào quan trọng hơn?

Dùng ngay thẳng để trị nước. Dùng mưu trí để chiến đấu.

Cai trị một nước lớn có vẻ như nấu con cá nhỏ.

Khi tình hình đang yên thì dễ nắm giữ. Khi cái mầm chưa lộ thì dễ lo liệu. Khi vật đang mềm thì dễ chia cắt. Khi vật còn nhỏ thì dễ phân tán. Phải làm từ khi nó chưa xuất hiện. Phải trị từ khi chưa loạn. Cây gỗ đầy một ôm sinh ra từ cái mầm non. Cái đài chín tầng bắt đầu từ một viên gạch. Chuyến đi xa ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân.

Người làm tướng giỏi không đánh mà khuất phục được kẻ địch. Người hiền dẫu kích động cũng không nổi giận. Kẻ khéo dùng người thì đặt mình dưới người.

Biết là làm như không biết là cao nhất. Không biết mà làm như biết là bệnh. Vì mình biết đó là bệnh nên không có bệnh.

Dân mà đói là do người trên đánh thuế nhiều nên đói. Dân khó trị là do người trên dùng lối chính sự phiền hà. Dân coi thường cái chết là do người trên vô đạo.

Con người khi sống thì mềm yếu mà khi chết thì cứng nhắc. Cỏ cây muôn vật đều như vậy. Cho nên cứng rắn là con đường chết, mềm yếu là con đường sống.

Lời nói đáng tin không đẹp. Lời nói đẹp không đáng tin.

[Nguồn : [email protected]Website : trieum3n.blogspot.com]

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro