đạo đức người lái xe ô tô

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Khái niệm về đạo đức người lái xe.

Đạo đức người lái xe ôtô bao gồm:

- Có đầy đủ các phẩm chất đạo đức của người mới XHCN

- Có các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tính kỷ luật cao, tuân theo pháp luật, có tác phong làm việc công nghiệp, giúp đỡ mọi người độc lập công tác và có tinh thân khắc phục khó khăn.

2. Đặc điểm nghề nghiệp.

- GTVT là ngành sản xuất đặc biệt có vị trí tiên phong trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước phát triển KT-XH đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và giao lưu văn hoá giữa các vùng đất nước.

- vận tải ôtô còn có những ưu điểm hơn hẳn các loại hình vận tải khác là: tính cơ động cao, có thể vận chuyển hàng và khách tới những nơi hẻo lánh vùng sâu, vùng xa.

- Công việc của người lái xe ôtô diễn ra chủ yếu lúc điều khiển xe trên đường. Người lái xe giữ vai trò quyết định trong việc sử dụng trọng tải và hành trình xe chạy, giữ gìn ôtô ở tình trạng kỹ thuật luôn luôn tốt…nói chung nghề lái xe có những đặc thù riêng.

2.1 Lái xe ôtô là một nghề với nhiều khó khăn.

- Lái xe ôtô là một nghề lao động trực tiếp không kể thời tiết (mưa, nắng…) không kể ngày đêm, cả tuyến vắng heo hút đến nơi mạt độ giao thông đông đúc.

- Lái xe là nghề nặng nhọc, độc hại, căng thắng, lưu động, nhiều gian nan vất vả có tính nguy hiểm cao.

- Quá trình điều khiển xe thường xuyên phái quan sát phán đoán và thực hiện các thao tác chính xác nhịp nhàng nếu không dẫn tói các nguy hiểm. Trong tình hình giao thông hiện nay người lái xe không những phải có trình độ tay lái cao mà phải có đầu óc luôn tỉnh táo, phản đoán sớm mọi tình huống phức tạp và sử lý hợp lý, kịp thời nếu không sẽ gây tai nạn không lường. 

- Người lái phải có trình độ kiến thức hiểu biết về cấu tạo, bảo dưỡng, sửa chữa ôtô để trong những trường hợp cụ thể sửa chữa được những hư hỏng thường gặp.

- Người lái xe phải có sức khoẻ tốt (mắt, tai, tay, chân…) phải phạn xạ tốt đảm bảo lái xe an toàn trong bất kỳ tình huống nào.

2.2 Lái xe là nghề có quan hệ XH rộng.

- Người lái xe có điều kiện đi tới mọi miền của đất nước, giao tiếp rộng rãi với các tầng lớp dân cư, giao tiếp nhiều với các tập tục, tập quán khác nhau, tiếp thu được nhiều thông tin mới, do đó người lái xe giống như cán bộ trên mặt trận văn hoá tư tưởng.

- Người lái xe được quản lý phương tiện có giá trị lớn, ngoài ra còn có hành khách và hàng hoá trên xe do đó đòi hỏi người lái xe phải có trách nhiệm cao, trong nhiều trường hợp người lái xe thay mặt cho doanh nghiệp làm việc với cơ quan địa phương, chỉ đạo bốc xếp giao nhận hàng hoá hoặc hướng dẫn hành khách như một cán bộ quản lý.

- Vì đặc điểm nghề nghiệp trên người lái xe dễ buông lỏng lối sống không tự giữ mình sa ngã vào những tệ nạn XH như: nghiện hút, ma tuý, cờ bạc, trai gái…có khi bị kẻ xấu dụ dỗ lôi kéo vào làm ăn bất chính, chở hàng cấm, hàng lậu, trốn thuế…

3. Rèn luyện phẩm chất đạo đức người lái xe ôtô.

3.1 Phát huy truyền thống đạo đức người lái xe ôtô trong cách mạng.

- Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của dân tộc ta vận tải được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, trong đó ngành vận tải ôtô có vị trí đặc biệt quan trọng. Trên các tuyến đường sắt bom đạn như vậy nhưng đã có nhiều chiến sỹ lái xe của quân đội và ngành GTVT đã nêu cao phẩm đạo đức cách mạng, không ngại gian khó nguy hiểm phát huy tinh thần quyết chiến quyết thắng lập nhiều thành tích vẻ vang và đã có những “Dũng sỹ đánh Mỹ trên mặt trận GTVTâ€.

- Nhiều người được tặng các danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang†anh hùng lao động nhưng cũng có hàng ngàn người nằm lại chiến trường, hàng chục ngàn người để lại 1 phần thân thể trên chiến trường.

- Đó là những tấm gương sáng về đạo đức người lái xe cách mạng luôn trau dồi đạo đức tính cần kiệm liêm chính chí công vô tư, có ý thức tôn trọng, yêu quý giữ gìn của cải của nhà nước và nhân dân thực hiện đầy đủ lời dạy của Hồ Chủ tịch: “Yêu xe như con, quý xăng như máu, vượt khó khăn hoàn thành nhiệm vụâ€.

- Bài học của chiến sỹ lái xe giỏi Đặng Văn Soạn đã nói rõ: “Muốn lái xe an toàn không chỉ có nhiều năm cầm tay lái mà trước hết cần có tinh thần quý trọng tính mạng hành khác trên xe và người đi đường như tính mạng cha mẹ quý trọng của công, không chạy ẩu để xảy ra va quệt, đâm đổ gây thiệt hại cho nhà nước và nhân dânâ€.

3.2 Rèn luyện phẩm chất đạo đức của người lái xe ôtô.

Để trở thành người lao động chân chính, người công dân tốt người lái xe phải thường xuyên tu dưỡng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của mình thể hiện qua những yêu cầu sau.

+ Phát huy truyền thống của người lái xe trong cách mạng

+ Thường xuyên tu dưỡng rèn luyện các phẩm chất đạo đức đó là: 

- Trung thực thẳng thắn có tinh thần tổ chức và kỷ luật cao tôn trọng và tuân thủ quy định của phát luật.

- Yêu cầu thường xuyên trau dồi kỹ năng nghề nghiệp và trình độ hiểu biết lậut pháp, nghiệp vụ vận tải.

- Rèn luyện đức tính cần cù chịu khó cẩn trọng bình tĩnh tiết kiệm, giữ gìn và bảo quản chu đáo phương tiện “yêu xe như conâ€.

- Rèn luyện cách sử lý hợp lý và an toàn khi tham gia giao thông nhưng chọn vị trí chạy xe thích hợp bảo vệ người đi bộ, đi xe đạp và xe máy…

- Tôn trọng mọi người yêu thương đồng đội có trách nhiệm cao với hành khách kính già, yêu trẻ, sẵn sàng tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp, thực hiện giao tiếp ứng sử có nhân phẩm và danh dự không nóng nảy.

- Rèn luyện tác phong làm việc công nghiệp khẩn trương chính xác.

- Làm chủ bản thân làm ăn lương thiện tránh xa các tệ nạn XH: rượu, bia, ma tuý…tuyệt đối không tiếp tay cho kẻ xấu, vận chuyển hàng cấm vi phạm pháp luật

- ứu giúp tận tình người bị nạn

+ Rèn luyện phẩm chất đạo đức người lái xe ôtô là công việc thường xuyên và suốt đời phải luôn rút kinh nghiệm bản thân tự tu dưỡng phấn đấu để trở thành người lái xe vừa có đạo đức vừa có tài.


3.3 Những điều nên làm và nên tránh của những người lái xe ôtô.

3.3.1 10 điều nên làm

- Đến nơi đón khách (đối với xe khách) lấy hàng (xe tải) thật đúng giờ.

- Tuân thủ chặt chẽ thời gian quy định.

- Giữ gìn xe luôn tốt “yêu xe như conâ€.

- Chuẩn bị đầy đủ và thực hiện đúng các thủ tục chuyến đi.

- Thực hiện luật giao thông đường bộ và luật phát liên quan.

- Trung thực, nhã nhặn, giản dị, khiêm tốn.

- Biết lắng nghe và nhường nhịn khi cần thiết.

- Sẵn sàng giúp đỡ đồng đội thương người như thể thương thân

- Thường xuyên học hỏi trau dồi nghiệp vụ.

- Tránh tham gia các ham muốn tầm thường (bia, rượu, cờ bạc, trai gái..)

- Tuyệt đối tránh kẻ xấu lôi kéo trở hàng phạm pháp.

3.3.2 10 điều nên tránh

- Sai giờ hẹn.

- Chuẩn bị và làm thủ tục qua loa, đại khái.

- Thiếu trung thực

- Phóng nhanh vượt ẩu, hiếu thắng, không biết nhường nhịn.

- Tác phong luộm thuộm, quần áo nhếch nhác, ăn nói tục tĩu.

- Thiếu khiêm tốn lễ độ với khách hàng.

- Uống rượu bia trước giờ khởi hành hoặc sử dụng các loại ma tuý.

- Thờ ơ khi đồng nghiệp bị sự cố nhờ giúp.

- Không làm chủ được mình sa vào rượu chè,cơ bạc, trai gái.

- Ham lợi chở hàng lậu, hàng cấm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#long