Phần 7 - Cung Lung Thạch Ảnh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương thứ 1

Khởi đầu

Editor: Tống Mặt Than

Beta: thieudieututai

Sau khi tới thôn, vì chúng tôi đã tại ngoại một thời gian tương đối dài nên giờ nhất định phải về nhà một chuyến, với lại chúng tôi cũng cần thời gian để lên kế hoạch, Bàn Tử phụ trách việc chuẩn bị quân tư trang, còn tôi tiếp tục công tác thu thập tư liệu của mình.

Lúc về tới Hàng Châu, tôi bắt tay ngay vào việc thực hiện kế hoạch.

Tôi có cùng Bàn Tử hạn định thời điểm lập kế hoạch, vì chưa nghĩ ra cách thu thập tư liệu tiếp theo thế nào, sau ngẫm lại thì thấy phải biết được gia cảnh Muộn Du Bình trước đã, khả năng là phải làm lại từ đầu. Trước hết xác minh xem những người kia anh ta có biết không, có thể là vào những năm tám mươi thế kỷ trước đã từng tham gia đội khảo cổ, tổ chức đội hẳn phải có ghi chép lại. Năm đó, người tham gia nghiên cứu đều phải có lai lịch rõ ràng, vậy tôi có thể tìm trong đống hồ sơ cũ ở Trường Sa chút manh mối, ít nhất là thấy được quan hệ giữa anh ta và tổ chức kia, tiếp theo là tìm một hai người biết anh ta, hoặc là bất kỳ dấu vết nào khác. Tính thế rồi tôi bắt tay ngay vào chuẩn bị.

Có điều là phòng hồ sơ của thành phố, đặc biệt là hồ sơ nhân sự, đều được bảo mật, càng là hồ sơ cũ đóng dấu đỏ thì càng khó xem, đội khảo cổ này thành lập vào những năm 1980, rất có thể còn trong phạm vi bảo mật, muốn xem không phải dễ dàng.

Mặt khác, muốn tìm hồ sơ, biện pháp tốt nhất là tra từ sở nghiên cứu phái đội khảo cổ năm đó, đến bây giờ đã được hơn hai mươi năm, không phải quá dài nên chắc vẫn còn lưu lại.

Tôi cũng không biết cụ thể là ở sở nghiên cứu nào tại Trường Sa, có điều khi đó chưa có nhiều tên gọi như ngay nay, liên quan tới khảo cổ thì chỉ có thể là một sở nghiên cứu.

Phần lớn trong đó đều là sinh viên, vậy khả năng là trong một trường đại học, chắc cũng không khó kiểm chứng.

Qua mấy lần tìm kiếm, quả nhiên đúng như tôi nghĩ, có một sở nghiên cứu trùng khớp với tình hình bên tôi, hiện đã bị sát nhập, địa chủ cũ ngay trong khuôn viên một trường đại học nổi tiếng.

Trường đại học kia sắp bị di dời, lúc tôi và Vương Minh tới, mấy hàng chữ bên ngoài đều đã rụng xuống, đất ở đây chắc đã bán lại cho công ty địa ốc. Nếu tới trễ vài ngày chắc chỉ còn thấy một khu đất bằng phẳng.

Đây xem như cũng là một manh mối, sở nghiên cứu sát nhập, hồ sơ chắc đã được chuyển sang sở nghiên cứu mới, cũng có thể là còn lưu lại trong phòng hồ sơ của trường đại học cũ. Mấy cơ quan đơn vị đó tôi đều biết, chỉ là không quá hi vọng vào việc những bộ hồ sơ từ hơn hai mươi năm trước còn có người để tâm đến.

Có điều chuyện này không tiện để hỏi thăm, tôi nhớ vào quan hệ, trong mấy người quen cũ của chú Ba có một người làm công tác quản lý sở nghiên cứu, người kia họ Đỗ, tên lại rất hay, gọi là Quyên Sơn. Mời hai bao thuốc Trung Hoa rồi tiện dò la tin tức, anh ta liền nói đúng là trụ sở có di chuyển, nhưng hồ sơ vẫn còn lưu lại trong trường đại học, sở nghiên cứu và trường vẫn còn bám lấy nhau, trong bọn họ có nhiều người đang làm giáo sư trong trường, nếu tôi muốn xem thì để anh ta đưa tôi vào xem. Ngoại trừ cửa ngoài có hơi bất tiện còn đâu bên trong vẫn rộng rãi lắm, khả năng hồ sơ cũ rất khó tìm thấy, cũng khuyên tôi đừng ông hi vọng quá lớn.

Đàm đạo cũng không lâu, đêm đó chúng tôi liền hành động.

Khu nhà cũ của trường đại học nhìn qua vẫn thấy được là từ bệnh viện xây lên, hồ sơ trong phòng lớn dưới tầng trệt, rộng cả trăm mét vuông, quả thực giống một kho hàng, cũng không phí công. Tôi và Đỗ Quyên Sơn từ trên cái hiên vừa hẹp vừa bé bước xuống, phía dưới đèn đóm không có, xung quanh một khoảng tối đen như mực. Dùng đèn pin trong tay soi, tất cả đều là từng tầng từng tầng giá gỗ, trên đặt đầy những túi hồ sơ bằng giấy, có dày có mỏng, có nguyên vẹn có cả rách nát, chồng nằm ngang chồng lại dựng thẳng đứng, phần lớn đều bị bụi phủ dày một tầng mặt, ngửi qua thấy mùi ẩm mốc đầy trong phòng.

Đỗ Quyên Sơn nói với tôi, hồ sơ bình thường sau năm 1995 đều đã bị dọn đi rồi, còn lại chỗ này quanh năm suốt tháng không ai động hề gì tới, đoán chừng tới tận lúc mang đi tiêu hủy cũng chẳng người nào buồn lật ra xem.

Tôi nhìn tình hình đó, cảm giác rất u ám. Có điều là cũng vẫn tốt chán, tháng Tám Trường Sa khá nóng, buổi tối lại mát mẻ đi ít nhiều, hơn nữa nơi này lại dưới lòng đất, cái lành lạnh này cũng rất thoải mái. Tôi cắn đèn pin, quạt quạt vài cái rồi bắt đầu tiến tới giá gỗ phía trước tìm kiếm.

Lại nói là tôi biết đại học Thanh Hoa có một ngành là quản lý thư viện, lúc ấy còn cảm giác rất quái, quản lý thư viện là có cái gì mà phải học? Nhìn quy mô của phòng hồ sơ này, tôi mới hiểu được, người ta quản lý được tất cả đống này cũng phải kêu một tiếng thiên tài, nhìn bao nhiêu giá sách đó, người thường chắc chắn mắt tối đen vào rồi. Đấy là mới chỉ nói một phòng hồ sơ của sở nghiên cứu, nếu là phòng hồ sơ của quốc gia, số lượng lên tới cả triệu thì phải cần tới bao nhiêu người mới có thể quản hết được?

Đỗ Quyên Sơn sợ tôi gặp rắc rối lại vạ lây tới anh ta nên luôn luôn đứng bên cạnh quan sát, giúp tôi tìm tòi, cũng hỏi tôi vài chi tiết của vấn đề, để hỗ trợ sàng lọc hồ sơ.

Vì có nguyên nhân đặc biệt nên quy định hồ sơ Trung Quốc rất chi tiết, chỉ cần dựa vào một quy luật nhất định, miễn là nó còn tồn tại thì nhất định sẽ tìm ra. Tiếc là tôi hiện đang như ruồi mất đầu, chỉ biết chung chung thời gian, ngay cả số đội khảo cổ tôi cũng không biết, đành phải lật từng phần từng phần một.

Tìm tới nửa ngày cũng không thu hoạch được chút gì. Ý của tôi là tìm theo năm, toàn bộ tài liệu ở đây đều được sắp xếp theo trình tự thời gian, như vậy chỉ cần trong khoảng từ năm 1980 đến 1985 là có thể tìm ra hồ sơ của đội khảo cổ, có thể tra cứu được chút tin tức bên trong. Ở sở Trường Sa, tuy đội khảo cổ hoạt động tương đối nhiều nhưng số lượng tuyệt đối không có bao nhiêu, một đội có thể chịu trách nhiệm nhiều hạng mục. Không ngờ lật hết cả từng ấy năm hồ sơ, cũng không thấy bất kỳ túi hồ sơ nào có liên quan tới đội khảo cổ Tây Sa.

Tôi lấy làm lạ, hỏi Đỗ Quyên Sơn, còn để ở chỗ nào khác không?

Anh ta lắc lắc đầu, nói cơ bản là không có, trừ khi nó lưu ở trong phòng hồ sơ mật, vậy mới không có ở đây. Còn không nữa thì chắc đã bị tiêu hủy rồi.

Tôi thầm nói không thể nào, đội khảo cổ dù có cơ mật thì cũng không tới mức phải làm như thế.

Anh ta an ủi tôi, nói là chuyện này cũng thường xảy ra, có lẽ như tôi nói, sau khi đội khảo cổ kia mất tích, sự tình cũng xem như một việc hệ trọng, vì để giữ bí mật nên người ta đã đem xử lý hồ sơ đi rồi.

Chúng tôi đem những bộ hồ sơ vừa rồi đặt ngăn nắp lại, trong lòng rất chán nản, có điều là cũng đã sớm tiên liệu được chuyện không dễ dàng như vậy.

Có chút tức tối khi bước ra khỏi phòng hồ sơ, vừa mất toi hai bao thuốc, vừa nghĩ tiếp theo phải làm sao đây. Nếu cách này không thể dùng được, vậy như đúng Muộn Du Bình nói, anh ta là một người chưa bao giờ thuộc về thế giới này.

Lúc đó tôi chợt thấy trước cầu thang còn có một đường dẫn xuống dưới nữa, hình như là phòng hồ sơ không chỉ có một tầng. Cửa cầu thang làm bằng sắt, mặt trên xích sắt cùng khóa rất to, trên cửa còn dán cả giấy niêm phong từ năm nào.

“Dưới kia là nơi nào vậy?” tôi hỏi.

“Đó là phòng hồ sơ của những năm trước 1950. Thời điểm cách mạng văn hóa, sợ phái phản động gây chuyện nên bị khóa lại, phải tới vài chục năm rồi không có ai mở cánh cừa này.”

“Có thật vậy không?” tôi cầm đèn pin soi vào trong, rõ ràng thấy xích sắt kia đã bị người ta cắt đứt, chỉ còn treo hờ bên trên cửa. Nếu như không nhìn kỹ thì không dễ phát hiện ra.

Chương thứ 2

Hồ sơ

Editor: Tống Mặt Than

Beta: thieudieututai

Chỗ xích sắt bị cắt ra đã bị gỉ đóng thành tầng, trên ổ khoá đầy những mạng nhện, dễ thấy là chuyện này không xảy ra gần đây.

“A!” Đỗ Quyên Sơn cũng lấy làm kinh ngạc, “Chuyện gì đây?”

“Không có gì đâu, chỉ là cậu nhớ nhầm thôi, có người từng vào đây rồi.” Tôi nói, nhòm qua lan can cửa, dùng đèn pin soi vào trong, có một đống tạp vật đặt trên cái thang, bụi bám thôi rồi, một thứ mùi cũ kỹ bay vào mũi.

“Cậu định xuống đó à? Bên trong bẩn lắm đấy!” anh ta nói.

Tôi đang do dự có lên xuống hay không, điều này hình như là không có liên quan tới mục đích của tôi tới đây. Xích sắt đã bị cắt ra, khả năng có tới cả trăm vạn lý do, thậm chí cơ bản là nó không hề có khóa. Đã nghĩ tới những chuyện vô cùng ly kỳ, nhưng nó thì liên quan khỉ gì tới mình? Ngẫm tới liền bỏ qua.

Đang chuẩn bị rời đi, phản xạ tự nhiên là lia qua đèn pin một cái, soi lên giây niêm phong trên cánh cửa.

Có thể do bệnh nghề nghiệp khi còn làm bản dập nên tôi bỗng đưa mắt nhìn lên hàng chữ bằng bút lông kia, cũng có thể là vị trí giấy niêm phong có chút kỳ quái, nó dán quá thấp, có phần rất ngứa mắt, nói chung là theo bản năng nên có nhìn qua một cái.

Vừa nhìn xuống, tôi bỗng sững người, giấy niêm phong cũ vẫn dán nguyên trên cửa, không thấy bị xé ra.

“Kỳ quái, cậu xem này!” tôi nói với Đỗ Quyên Sơn, “Xem ra, giấy niêm phong này được dán lên sau.”

Anh ta tiến tới nhìn, cũng thấy là lạ, sau lại nói: “Có thể là trong sở có người phát hiện ra xích đã bị cắt đứt, nên tới dán giấy niêm phong lên.”

Thế càng kỳ quái hơn, sao không thay bằng một khóa mới kia chứ? Giấy niêm phong có được tác dụng gì đây? Tôi nói, soi đèn lên hàng chữ trên mặt giấy

“Tới cả xích người ta còn dám cắt, giấy niêm phong thì có gì phải sợ chứ?”

“Chỗ này đâu có gì đáng giá. Có lẽ bọn họ cảm thấy những thứ bên trong có giá trị còn kém hơn so với một cái khóa sắt!”

“Có lý lắm!” Tôi thấy cũng buồn cười, có những thứ được giữ lại chẳng vì cái gì. Những hồ sơ cũ này, đối với người ta mà nói thì chẳng có chút giá trị nào cả, xử lý chúng thậm chí còn tốn kém hơn, đây chính là lý do mà tới tận bây giờ chũng vẫn còn được giữ lại.

Giấy niêm phong bên trên đề: Ngày 06 tháng 7 năm 1990, Sở nghiên cứu khảo cổ Đại học XX.

Tôi quen làm bản dập nên rất nhạy cảm đối với việc nhận biết bút tích, những chữ kia chính xác được viết bằng bút lông, cách viết chắc chắn cố tình bắt chước chữ cửa thư pháp, hơn nữa cảm giác rất quen mắt.

Nhìn ngày tháng năm, trên giấy ghi là năm 1990, thời điểm đó Văn Cẩm đã mất tích, việc này hẳn là không có liên quan tới bọn họ.

Tôi thầm thốt lên, được lắm! Vậy là bao nhiêu hi vọng đều tiêu tan, phải quay lại từ đầu thôi! Vì thế bảo Đỗ Quyên Sơn đi trước dẫn đường. Anh ta cũng không muốn ở trong này lâu nữa, dù sao thì cũng không phải chuyện tốt đẹp gì, nghe tôi nói thế mới thở phào nhẹ nhõm.

Theo đường cũ trở về, mọi chuyện đều thuận lợi. Thế giới hiện đại so với cổ mộ vẫn thoải mái hơn nhiều, tôi tuyệt nhiên không có chút căng thẳng nào, dù bị người ta phát hiện thì sao chứ? Đến cả trăm bảo vệ cũng chẳng đáng sợ bằng một bánh tông! (Ú rồi, thử để bảo vệ thả cờ hó ra xem, có cả trăm con bánh tông cũng phải sợ một con cờ hó :D )

Trở về trong khách sạn, lòng vẫn thấy không được tự nhiên, vì trước mắt tôi đường đã hẹp đi nhiều. Nếu điều tra hồ sơ không được, còn có cách nào để cân nhắc đây?

Nghĩ tới cũng có chút kỳ quái, vì sao lại không có hồ sơ chứ? Chẳng lẽ đúng như Đỗ Quyên Sơn nói? Khả năng đó thực không cao, chỉ cần chuyện ở Tây Sa xảy ra thì hồ sơ chắc chắn phải tồn tại, những hồ sơ đó cũng không phải chỉ chứa một túi mà đủ, muốn tiêu hủy, khả năng giá hồ sơ sẽ bị trống một khoảng. Nhưng toàn bộ hồ sơ thật sự vẫn được để rất dày đặc, không giống như từng bị người ta rút bớt ra.

Tôi hiểu ra có lẽ là mình đã nhầm. Trong đội khảo cổ có sinh viên, khả năng không có liên quan tới trường đại học. Sinh viên này có thể đã là thực tập sinh, vậy đội Văn Cẩm không nhất thiết phải xuất phát từ sở nghiên cứu.

Nghĩ vậy trong lòng cũng dễ chịu hơn, lại mở máy tính tìm những hồ sơ về sở nghiên cứu khác, chép từng cái một xuống, chuẩn bị để ngày mai tiếp tục tìm người hỏi. Dù sao thì lão tử cũng có cả đống thời gian, không bằng cứ từ từ điều tra, tránh sau này phải tiếc nuối.

Sau khi chép xong, tôi lên giường lọc qua một lần, nghĩ xem quá trình tiếp theo nên làm thế nào. Những đơn vị này có chỗ khó có chỗ dễ, phải bắt đầu từ chỗ đơn giản nhất.

Nhìn những tin tức ghi chép lại, đột nhiên tôi cảm thấy không mấy thoải mái, hình như là trên đó có thứ khiến tôi phải chú ý, ngẫm kỹ lại thấy không đúng.

Chẳng lẽ mình mắc chứng rối loạn hình ảnh rồi sao?

Cười nhẹ một cái, đột nhiên cả người chấn động, chữ trên giấy niêm phong hiện lên trước mắt, Sở nghiên cứu, Sở nghiên cứu, Sở nghiên cứu… Sở nghiên cứu khảo cổ Đại học xx….

Cái con mợ! Tôi chợt hiểu ra vì sao mà vừa rồi nhìn thấy hàng chữ trên giấy niêm phong kia quen mắt thế!

-Kia chẳng phải là bút tích của mình sao!

(Ờ, anh mắc chứng rối loạn sức mạnh thật rồi :D )

Chương thứ 3

Bút tích

Editor: Tống Mặt Than

Beta: thieudieututai

Chết tiệt! Da đầu tôi tê rân rân, toàn thân phát run lên, thầm thảng thốt chuyện quỷ gì đây? Vào cái năm 1990, trên giấy niêm phong ở một trường đại học có bút tích của tôi ư?

Không đúng! Chắc chắn là tôi nhìn nhầm rồi! Tôi thầm nghĩ, không thể nào có chuyện ngược đời như vậy xảy ra, nhưng cùng lúc biết rằng bản thân có linh cảm rất tốt với việc nhận mặt chữ, đó là bản năng được tôi luyện qua quá trình nhìn hơn mười vạn bản dập, tuyệt đối không thể qua được mắt tôi.

Chắc có khi chỉ là trùng hợp, tôi viết bằng bút kim tinh, có lẽ người đó cũng có nét chữ như vậy nên ngẫu nhiên thấy giống.

Cho tay lên vỗ gáy, cố gắng đào ra cả trăm lý do, giống như một cậu trai đang tìm kiếm lời bào chữa cho mình sau khi đi sai đường. Nghĩ tới đó tôi lại thấy hơi nực cười, biết những lời bào chữa đó hoàn toàn không thể dùng để tự lừa mình.

Nhìn đồng hồ trên tay, đã tới nửa đêm, lúc này mà gọi Đỗ Quyên Sơn ra thì không khả thi, nhưng tối nay chắc bản thân khó mà chợp mắt được. Dù sao thì cửa phòng tài liệu kia cũng không có, khỏi cần phải cần tới chìa khóa cũng có thể vào xem được. Vậy nên tự mình chuẩn bị rồi đi gọi Vương Minh, lại xuất phát tới trường đại học kia xem đến cùng là chuyện gì..

Gọi chuyến taxi, không có Đỗ Quyên Sơn bảo lãnh gác cổng không cho chúng tôi vào. Ai từng học đại học sẽ hiểu, quay đầu đi tới cửa hàng tạp hóa mua bao thuốc Trung Hoa, rồi vật vã xin xỏ để được vào, bằng trí nhớ tìm đường tới phòng hồ sơ.

Toàn bộ đèn đóm trong trường đều đã tắt, chỉ còn ánh sáng leo lét của đèn đường hắt tới, chung quanh tối bằng chết. Nhưng lòng tôi đang nóng như lửa đốt, cơ bản không chú ý tới, cứ thẳng hướng phòng hồ sơ dưới tầng trệt mà đi, tới trước cừa dán giấy niêm phong xem mặt chữ.

Nét chữ rõ ràng không có chân, nên trước sau gì nó vẫn sẽ ở đó.

Tim tôi đập khủng khiếp, như kiểu đi nhòm nhà tắm nữ vậy, vội dùng đèn pin soi từng bước chân.

“Ngày 6 tháng 7 năm 1990, sở nghiên cứu khảo cổ đại học XX”

Giờ nhìn càng thêm rõ, trong đầu cũng ý thức được, một nét bút, mỗi đường họa kia đều hiển hiện trước mắt. Nhìn mà mồ hôi tôi cứ chảy như rót từ má xuống cằm.

Thật sự đó là nét chữ của tôi.

Lòng chết lặng, bản thân gần như suy sụp.

Với người bình thường chỉ cần một thời gian ngắn là có thể nhận ra ngay được nét bút của mình, chứ chưa nói tới một thằng trong nghề như tôi. Đây tuyệt đối là bút tích của tôi, không còn gì để bào chữa nữa.

Năm 1990 tôi mới được bao nhiêu tuổi? Mười ba? Mười năm? Khi đó tôi đã biết viết bút kim tinh sao? Con mẹ nó chứ có khi lúc đây còn chẳng biết bút kim tinh là cái khỉ gì! Chuyện quái gì đây chứ?

“Đối với chú, hết thảy đều như đã kết thúc, nhưng với mày mà nói thì kỳ thật mọi chuyện còn chưa bắt đầu.”

Thanh âm của chú Ba đột nhiên vang lên bên tai tôi, cái cảm giác đầu đau muốn nứt ra này đã lâu không còn phải nghĩ tới, giờ lại bắt đầu giày vò tôi.

Tôi hít sâu một hơi, muốn xua hết những thứ đó đi, từng đoạn ký ức lại bắt đầu hình thành. Bằng kinh nghiệm tôi biết, giờ có làm gì cũng vô dụng, hơn nữa một khi đã phiền não thì sẽ rất khó để bình tĩnh lại, phải thật tỉnh táo trước khi cơn bực bức kéo tới.

Tôi nhớ tới băng ghi hình Văn Cẩm gửi, có một người vô cùng giống tôi bò trườn trong trại an dưỡng Cách Nhĩ Mộc, mà cô ấy lại chưa kịp giải thích cho tôi biết. Chú Ba từng nói là muốn hỏi bọn họ cũng không phải chuyện đơn giản, vốn nghĩ rằng đó là chú nói tới tình hình lúc bấy giờ, nhưng hiện tại ngẫm lại quả nhiên thật khả nghi.

Trên người tôi rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì? Cần phải giải thích như thế nào đây? Như là trên đời này không phải chỉ có một Ngô Tà, còn một Ngô Tà nữa, vào thời điểm gần hai mươi năm trước, ở tại đây đã viết lên tờ niêm phong này. Cũng cách đó không lâu, lại bị quay hình trong trại an dưỡng Cách Nhĩ Mộc…

Tâm trí tôi rối như tơ vò, hoàn toàn không có lấy một chút manh mối nào, chuyện này so với chuyện của chú Ba còn khiến tôi đau đầu hơn nhiều.

Cầm đèn pin trong tay, soi vào không gian phía sau cửa niêm phong.

Giả thiết đặt ra là giấy niêm phong này do “tôi” dán, vậy rõ ràng nơi này có hi vọng rồi. Ít nhất cũng có thể khẳng định, “tôi” viết giấy niêm phong và sở nghiên cứu này có quan hệ.

Bọn họ cho rằng trong vài chục năm qua không hề có ai bước tới tầng hầm này, nhưng chẳng những có người đã vào trong đó mà người đó còn liên quan tới loại chuyện quỷ dị như vậy. Tôi không kiềm nổi tò mò, tình huống lúc đó thế nào? Xem ra tôi phải xuống dưới kia mới biết rõ được.

Phía dưới tối om, như trong đường hầm cổ mộ, tôi từng trải qua loạt cảm giác thê thảm này khi còn ở Cách Nhĩ Mộc, nên bản thân không khỏi có chút sợ hãi. Có điều nghĩ tới đây là trong nội thành Trường Sa, cách nơi này không xa chính là một đồn công an, thế giới hiện đại luôn rất thực tế, chung quy sẽ không xảy ra chuyện trường học ma quỷ như trong mấy tiểu thuyết kia đâu. Nghĩ thế liền cho tay gạt mồ hôi, vừa tháo xích sắt vừa cảm thấy buồn buồn, sớm biết mấu chốt ở đây thì chỉ cần một bao thuốc Trung Hoa là ổn, cần gì mua tới hai bao để hậu ta tên Đỗ Quyên kia? (bố ông, không có hai bao kia thì lấy đâu ra biết đường để mua một bao này :D)

Xích sắt nặng chừng hai mươi cân, gỉ thôi rồi luôn, tiếng động đặc biệt lớn, có thể thấy người dùng khóa này có tính rất cẩn thận. Tháo được hai vòng, bỗng trong đầu lại nảy sinh linh cảm xấu: dùng xích khủng như vậy, lẽ nào bên trong giấu quái vật? (nghĩ tài thế không biết, :D)

Lập tức gạt cái suy nghĩ đó đi, sao có thể chứ?

Cẩn thận rút sợi xích ra, đặt sang một bên, dính đầy tay mạt sắt gỉ, tiếp theo gỡ giấy niêm phong, lúc bước xuống vừa hít hai cái đã bị sặc bụi, hai mắt mắt ầng ậng nước.

Cầu thang rối tinh, đầy những bàn ghễ cũ chất ngổn ngang.

Bước xuống, thấy cái phòng hồ sơ giống y như tầng trên, không có cửa. Lấy đèn pin soi vào, cũng rộng như nhau, có điều không phải chứa hồ sơ mà chất đầy đồ đạc.

Soi quanh một vòng, không khỏi có chút thất vọng, nơi này không phải phòng hồ sơ mà Đỗ Quyên Sơn nhắc tới, chỉ là một kho chứa phế liệu. Hơn nữa nhìn những rác rưởi này khả năng phòng này từ lúc xây nên đã được chất đồ vào, bụi cứ dày hàng gang.

Tôi dùng đèn pin đảo xung quanh, kéo áo phông lên bịt mũi, mùi bụi bặm thực rất gay mũi, nó làm cho người ta khó chịu vô cùng. Trên mặt đất đầy những dấu chân hỗn độn, chúng cũng bị phủ một tầng bụi, rõ ràng người bước vào đây cũng đã lâu, có thể là từ năm phát sinh ra chuyện đó. Dấu chân in thành một đường, khả năng là có tới hai ba người, bước chân rất mơ hồ, hướng thẳng vào bên trong kho hàng.

Lần theo dấu chân, nhìn đồ đạc xung quanh một chút, cũng không biết chúng là thứ gì. Cứ thế đi sâu vào trong vài bước, cố lắm mới có thể thấy được kia có rất nhiều rương gỗ lớn.

Nhìn tới mấy cái rương này lại nhớ một chuyện, trong kho của phòng hồ sơ quốc gia, người ta phát hiện mấy rương gỗ, tất cả đều là Đôn Hoàng tàng kinh, cùng một lần đóng phí vận chuyển tới đây, kết quả là vì mở ra mà không có ai kiểm kê, cứ để thành đống ở đó, tới tận khi lôi ra mới thấy.

Mấy rương kia có phải cũng chứa bảo bối như vậy không?

Kích thước chúng nhìn mà nhức cả đầu, với một mình tôi thì không thể nào kiểm tra được trong năm đó kho này xảy ra chuyện gì. Quá bẩn quá lộn xộn. Dù là có thấy được manh mối thì chẳng hơi sức đâu mà vác nổi nó ra xem được.

Đi tới cuối kho hàng, ở đó đồ đạc ít hơn, có một cái rương lớn hình vuông, có nắp đậy, dấu chân kia đi tới chỗ cái rương đó. Tôi ngồi xổm xuống nhìn, thấy bọn họ cũng không dừng bước trước rương mà phát hiện dấu chân bị rương đè lên.

“Ông chủ, cái rương kia là bị đẩy vào.” Vương Minh đi tới.

Còn phải nói, bọn họ muốn chặn cái gì đó. Nhìn độ lớn cái rương và góc tường kia, rõ ràng là còn một khoảng không gian đằng sau, bên trong chắc có thứ gì bị chắn.

Tôi nói với Vương Minh: “Đi, đẩy nó ra!”

“Hử?” Vương Minh mặt biến xanh, “Ông chủ à, cái này…”

“Bảo cậu thì cậu phải đi đi chứ!” tôi nói. (Ôi Vương Minh ôi, rơi vào tay ông chủ ngô thì vạn kiếp bất phục luôn rồi, :D)

Cậu ta đành nuốt nước miếng, từ từ đẩy cái rương ra. Rương tương đối nặng, nét mặt Vương Minh nghẹn tới đỏ bừng, mãi sau mới đẩy được nó qua một bên. Tôi cầm đèn pin soi, trong góc phía sau có một đống hồ sơ lớn.

Chương thứ 4

Tìm ra rồi

Editor: Tống Mặt Than

Beta: thieudieututai

Những thứ này cũng được coi là hồ sơ cũ, bị chuột gặm tứ lung tung, bên trên còn vương vãi đầy phân chuột. Thuận tay rút một tập chắc là tài liệu, vừa động vào bụi bay lên tận mặt.

Nếu như có người từng động qua, tất sẽ không như vậy. Tôi vội phân công Vương Minh kiểm tra thật kỹ, xem có chỗ nào khả nghi không?

Rón ra rón rén bước qua đống văn kiện, không lâu sau Vương Minh liền báo cáo, tôi qua xem liền phát hiện có mấy chồng tài liệu được đặt rất ngay ngắn. Bốn chồng đặt song song nhau hợp thành một hình vuông.

Vương Minh nói: “Ông chủ à, anh xem đây là có ý gì? Người kia tới đây tìm kiếm, đứng chán quá nên đã chồng mấy tập tài  liệu này làm một cái ghế thì phải.”

Tôi gật đầu, quả thật có thể dễ dàng tưởng tượng ra tình hình lúc đó. Người kia ngồi trên chồng tài liệu, có thể quan sát càng thêm kỹ càng.

Tôi tìm kiếm xung quanh, muốn biết được chỗ người kia ngồi là quay về hướng nào, cùng lúc phát hiện bên tay trái có một cái giá vừa đẹp để gác đèn pin, cúi đầu nhìn dưới chân. Gạt bớt tro bụi ra liền xuất hiện vài tàn thuốc, phía trước kia còn có một chồng tài liều khác nữa.

Tập tài liệu ở đây ít cũng phải nặng tới bốn năm cân, cầm hết trong tay chắc không thể xem được. Chồng hồ sơ kia chắc là được hắn dùng làm bàn. Cái gì cần xem thì đặt lên trên. Vừa hút thuốc vừa lật tài liệu, con mẹ nó, tên tiểu tử đó quá ư là nhàn nhã rồi!

Nhưng vô dụng, bốn phía tất cả đều chỉ có tài liệu, rốt cuộc tôi cũng không đoán ra được là hắn muốn tìm cái gì, có khi hắn tìm được là mang đi ngay rồi cũng lên.

Trong lúc đang mân mê lật tài liệu, trong đầu đột nhiên hiện ra một ý niệm, nhớ tới những nét chữ kia, ma xui quỷ khiến thế nào lại nảy sinh một cái ý định- tạm thời miễn bàn tới những cái khác, nếu chữ kia thực sự là “tôi” viết, vậy tôi sẽ làm gì với đống tài liệu này?

Tôi bảo Vương Minh đưa cho mình một tập, mở nó ra đặt trước “bàn”, lật vài trang. Tiếp theo làm như thói quen bình thường, vừa suy nghĩ, vừa cầm những tài liệu xem xong bên tay phải, cho tới khi tương đối nặng rồi liền đặ nó ra xa xa, xếp thật ngay ngắn.

Đây là một thói quen của tôi, vì khi thu xếp lại những bản dập, thường thường bàn sẽ đầy những giấy là giấy, bừa bộn vô cùng, thấy cái gì dùng hay, tôi hay đặt nó xa xa một chút, để phân biệt với những tài liệu khác. Mà khoảng cách đặt cũng phải trong tầm với của mình.

Nhìn xung quanh một chút, thấy trong cự li tay tôi có thể sờ tới, phát hiện có một chồng giấy ngay trên cái rương bên tay phải, vừa vươn tay có thể cầm được, khoảng cách vừa đủ.

Lòng chợt động, có chút khó chấp nhận, nếu ngay cả cái này cũng đoán đúng thì chẳng phải người ngồi tại đây, chính là tôi sao?

Có điều tôi vẫn do dự một chút, lại nhặt tập giấy tờ lên. Kệ mợ nó! Dù sao cũng chỉ chết có một lần, chuyện này có gì đáng lo chứ?

Tôi mang tập tài liệu đang xem dở ra, trang thứ nhất là một bảng kê, hình như là tiền trợ cấp, có tên mấy người nữa, tiền trợ cấp nhiều nhất là bốn trăm bốn mươi bảy, chín hai tệ. Đối với tôi thì chế độ tiền lương ngày đó không mấy quan tâm, có điều với số tiền trợ cấp này đặt trong hoàn cảnh đó thì hẳn phải là một con số trên trời.

Tiền trợ cấp thường là cho dân Liên Xô, tôi không có hứng thú với nó, rất nhanh sau đó liền đọc tới góc bản có ghi: “Bảng tiền trợ cấp công trình khảo cổ di chỉ thượng tư Trương gia lâu tại Quảng Tây.”

Đúng rồi! Chính là cái này!

Lật lật, tất cả các trang đều đã bị xáo trộn, bên dưới dọc theo bảng kê đều là tên người, cuối trang có đánh sở nghiên cứu khảo cổ. Tôi thấy ở đó có ghi một ngày, là tài liệu năm 1965.

Sau khi tập hợp hết tư liệu lại, không thấy có đóng dấu, tất cả đều là chữ viết tay, và vài số hiệu phòng gì đó. Bao gồm có sơ đồ, bút ký, vì có chuyện như vừa rồi nên theo bản năng tôi nhìn vào nét chữ đó, hoàn toàn xa lạ, còn rất nhiều kiểu chữ khác nhau, rõ ràng không phải chỉ có một người ghi lại.

Nhanh chóng mở ra, lật tởi mười bốn mười năm trang sau đó mời thấy có thứ không giống trước.

Kia là một bản vẽ gì đó, nhưng không phải là bản vẽ hiện đại, cũng được họa bằng bút lông. Bản thân vừa nhìn là biết đó chính là “Phong Cách Lôi” của triều Thanh.

“Phong Cách Lôi” là cách gọi khác của một gia tộc họ Lôi làm chuyên gia thiết kế kiến trúc dưới thời nhà Thanh. Bọn họ thầu hầu hết toàn bộ những công trình kiến trúc trong hoàng thất, có điều kiến trúc sư thời đó địa vị thấp, cho dù là tay nghề bậc nhất thiên hạ thì trong mắt người thường vẫn ít ai để ý tới. Phần lớn người ngày nay cơ bản không biết có một gia tộc như vậy tồn tại, chỉ có những người trong nghề như chúng tôi mới hiểu thế nào gọi là “Phong Cách Lôi”.

Trung hoa năm ngàn năm lịch sử, Phong Cách Lôi chỉ tồn tại vỏn vẹn hai trăm năm, nhưng hiện nay trong những di sản văn hóa thế giới của đất trung quốc này thì có tới một phần năm là được Phong Cách Lôi kiến tạo lên, không thể không thán phục.

Sau khi xây xong Di Hòa Viên, Phong Cách Lôi gần như biệt tích, có người suy đoán rằng triều đình Mãn Thanh lúc đó không còn đủ tiềm lực để xây lên một công trình kiến trúc vĩ đại nào nữa, có điều Phong Cách Lôi suy bại rất kỳ quái, tôi từng nghe người ta lý giải là, chỉ qua đúng một đêm, chóng vánh vô cùng, không biết đã có đại biến gì xảy ra.

Sau khi suy sụp, con cháu của Phong Cách Lôi bán phần lớn “bàn thiết kế mẫu” của cụ kỵ đi, đó là những kết tinh của kiến trúc trung hoa, số lượng rất nhiều. Một phần được tuồn ra nước ngoài và lưu truyền trong dân gian, quan lại trong nước cũng có một lượng tương tự, cho nên vẫn hay thấy xuất hiện. Trong ngành học của chúng tôi, cứ hễ là học về kiến trúc cung đình, quy hoạch mặt bằng, đều thấy thứ này rất đỗi quen thuộc, vì thế mà chỉ cần nhìn qua tôi liền nhận ra ngay được.

Bản vẽ này hẳn là có liên quan tới di chỉ Trương gia lâu, nói vậy thì di chỉ kia cũng là từ thời nhà thanh, có thể đó chính là tác phẩm của Phong Cách Lôi cũng nên.

Đây là một bản sao, bản chính tất nhiên đang nằm trong viện bảo tàng.

Đối với mấy thứ này tôi khá là hứng thú, liền liếc mắt nhìn qua một lượt. Trên bản vẽ là một cái sân rộng, hẳn là thuộc khuôn viên một tòa nhà, xem quy mô thì thấy sâu tới vài thước, tương đối lớn. Nhìn cấu trúc này dễ là nhà dân.

Phong Cách Lôi chuyên thiết kế cho hoàng thất, thiết kế cho dân chúng rất ít, chủ tòa nhà này khẳng định là một đại quan, hoặc cũng là người có lý lịch sâu xa.

Bên cạnh có đề một hàng chữ nhỏ là tên của tòa nhà, nhưng nhìn không ra là viết cái gì.

Mấy trang sau cũng là bản vẽ y hệt, phần lớn đều là bản vẽ mặt cắt. Bản thiết kế của Phong Cách Lôi vô cùng tinh tế, từ các góc độ đều chỉ chung một kiến trúc, bộ phận giải thích đều có ghi lại, bao gồm phong thủy xung quanh, địa thế, thậm chí còn có mặt cắt của kinh tuyến chia ô trên mặt đất.

Lật thêm hơn mười trang, trang cuối cùng là hướng dẫn tra cứu, chỉ dẫn xem có bao nhiêu thứ, lòng tôi chợt động, cầm tài liệu trong tay đối chiếu thấy thiếu mất sáu tờ.

Nếu tôi đoán không nhầm thì người kia đã lấy chúng đi. Hiện giờ những thứ trong tay tôi vẫn là bí ẩn, nhưng ngay cả như vậy, đối với việc không tìm ra một chút manh mối nào thì đây cũng là một đột phá lớn rồi.

Chính đốn lại một chút đống tài liệu trong tay, tôi nhìn quanh mình biết là trong đống này khả năng chẳng còn gì để thu hoạch nữa, vì thế tiếp theo đi tìm Vương Minh chuẩn bị về.

Gọi vài tiếng cậu ta mới giật mình nhìn lại. Tôi qua hỏi cậu đang làm gì mà ngẩn tò te ra vậy? Vương Minh dùng đen pin soi vào góc kho hàng, hỏi tôi: “Ông chủ à, cái kia dùng để làm gì?”

Tôi ngẩng đầu nhìn, chỉ thấy sau đống đồ vật có một cái lồng được hàn từ các thanh sắt.

Thử qua xem, lồng cỡ vừa một người, gỉ lung tung hết cả lên. Vương mình lấy tay soi vào bên trong, vừa lướt đèn qua liền thấy có một cái bát vỡ.

“Có phải là dùng để nuôi chó không?”

Tôi lắc đầu, lồng sắt này rất mau, nhốt chó đâu cần thiết phải như vậy chứ! Có lẽ sau khi xây xong phòng thì còn thừa lại ít sắt vụn, cái này tôi không quản được. Lập tức bảo Vương Minh đừng lằng nhằng nữa, tôi còn phải đi xác minh một vài thứ nữa.

Theo đường cũ đi thẳng về khách sạn, Vương Minh thì đi tắm, tôi lại lên mạng, bắt đầu điều tra thứ mình đang nắm giữ.

Đầu tiên là tìm xem cái gì gọi là “di chỉ khảo cổ thượng tư Trương gia lâu”, nhưng cũng không có thu hoạch gì. Ngẫm lại thì chuyện trong năm 1950 chắc gì đã có trên mạng, mà nếu có thì cũng chỉ được vài dòng, có khi chỉ là tên địa danh mà thôi.

Chuyến này tôi không quá để ý tới đất Quảng Tây kia, tuy rằng chỗ đó có cổ mộ, nhưng khí hậu so với hồ nam, Thiểm Tây, Sơn Tây lại khác biệt rất lớn. Tới đó được ba ngày, muốn xuống giường trước hết phải cắt lấy thang thuốc đã, chưa nói tới phải đi vào chỗ rừng rú. Hơn nữa còn phong tục, người dân tộc có tập quán khác nhau, không phải chỗ mà người bình thường có thể sống lẫn lộn được. Ngày xưa, đối với người Trung Nguyên mà nói, chỉ khi thật sự cùng đường mới đành phải bước chân vào đó thôi.

Vừa tìm kiếm tôi liền có chút giật mình, có điều là dãy núi này quá lớn, tuy rất nhiều người từng qua Trung Nguyên học cách xem âm dương phong thủy để xây nhà, nhưng khái niệm này hoàn toàn bất đồng.

Ở đó người ta gọi là thiên hạ của bọn trộm một tặc, tôi nghe nói người ta đào được đấu lớn ở Quảng Tây, cứ thế mà vơ vét hết của cải bên trong, so với Nam phái hẳn là còn bạo tay hơn.

Trên mạng tin tức thực có hạn, tôi toàn thân đầy mồ hôi, tra một lúc điều hòa thổi vù vù, người cũng tỉnh táo hẳn, do đó trước vẫn đi tắm một cái, trong lúc tắm đầu vẫn miên man suy nghĩ, khi đi ra tới cả quần cộc cũng không thèm mặc, làm cho Vương Minh một phen kinh hoàng. Tôi thấy suy nghĩ của mình cũng thực hỗn độn, mấy thứ này đều chưa đủ cơ sở, với trí thông minh của bản thân thì khó mà chỉ trong một thời gian ngắn có thể giải quyết được toàn bộ số câu hỏi kia.

Bản vẽ của Phong Cách Lôi là một manh mối rất tốt, nhưng bản vẽ này trên đời đầy rẫy, cũng không có một hướng dẫn tra cứu nào đầy đủ. Tìm từ manh mối này, giống như là mò kim đáy bể, càng tìm càng thấy khó khăn.

Đêm hôm đó đang nghĩ thì ngủ quên mất, trong đầu vẫn bừa bộn những ý niệm.

Sáng ra càng thêm nhức nhối, vã nước lên mặt để tỉnh táo tinh thần, sau đó đem toàn bộ ra xem một lượt, phân ra cho một vài người quen, rồi cả những người trong nhà, đều hỏi qua loa một chút, cùng lúc nghĩ xem ai tôi có thể hỏi nhờ việc này được. Đột nhiên trong đầu xuất hiện một cái tên, là bạn vong niên với ông nội tôi, trước đây nghe bảo cũng quý tôi lắm. Người này cũng cùng ngày với tôi, trước kia tự hào là thiết kế viện lâm viên, chuyên môn kiểm định kiến trúc cổ. Nghĩ thế liền đi mua chút rượu cùng điểm tâm, mang đi thăm hỏi một chuyến.

Bao nhiêu năm không gặp, tôi nghĩ lão già vẫn giữ cái tính tình như ngày trước, cũng không việc gì phải khách sáo cả, nói thẳng nói thật cho lão nghe. Lão già lật bản vẽ ra nhìn, vài giây sau mới nói: “Mày chắc đây là nhà cho người ở ư?”

Tôi nghe lão nói thấy có chuyện, liền hỏi lại ông nói thế là sao?  Lão hỏi lại: “Mày học kiến trúc từng ấy năm mà nhìn không ra sao? Thử nhìn xem nhà này lấy ánh sáng từ đâu.”

Lòng tôi thầm nói tôi nhìn đầy bản thiết kế rồi, nhưng Phong Cách Lôi thì chưa! Đây cũng chẳng phải bản vẽ nổi tiếng gì. Cầm lên xem qua một chút, đột nhiên ý thức được bản thiết kế không có liên quan, vấn đề nằm ở bố cục của nó. Đảo mấy cái lấy phương hướng, cẩn thận quan sát, trong lòng giật thót, quả nhiên có vấn đề!

Thiết kế tòa nhà này, tất cả những gian phòng dưới hiên ánh sáng mặt trời chiếu không tới được, hơn nữa cũng không có chỗ hứng ánh sáng. Bên ngoài không có ánh mặt trời, bên trong chắc chắn tối tăm mùi mịt.

“Đây là…”

“Đây là phòng tối”

“Phong Cách Lôi” sao lại thiết kế loại phòng như thế này? Tôi cẩn thận quan sát tiếp, thấy tòa nhà này thiết kế vô cùng khéo, tính toán làm sao tránh được hết ánh sáng mặt trời. Tuy làm như vậy không chắc là một tia cũng chiếu không tới được, nhưng ít ra có thể khẳng định có chủ ý sắp đặt.

Chẳng lẽ người trong phòng này không được thấy ánh mặt trời sao? Ma cà rồng à? Đùa thôi, nghĩ tới ” đồng tử trong mắt”, chẳng lẽ người đó không thể chịu được ánh áng mạnh? Hoặc là hoàng đế đột nhiên phát kiến ra, muốn xây một gian phòng để chơi trốn tìm?

“Ông từng thấy kiểu phòng nào như thế này trước kia chưa?” tôi hỏi ông già.

Lão nhíu nhíu mày lắc đầu: “Trái ngược thì có. Phòng này không để cho người sống! Có điều lão biết ngày xưa có một nơi, cũng có yếu cầu như thế này, nhưng không tới mức nghiêm ngặt thế.”

“Nơi nào vậy?” lòng tôi chợt động, vội hỏi.

“Nghĩa trang”

“Nghĩa trang sao? Tòa nhà lớn như vậy mà để dành cho người chết ư?”

Không thể nào, nghĩa trang làm gì có quy mô lớn như thế, tôi có thể xác định là phòng này có kết cấu rất khác biệt, có khi lại là nhà đan phổ biến thời nhà mình cũng nên.

“Mày lấy đâu ra cái thứ này?” lão già hỏi tôi.

Tôi tất nhiên là không nói được rồi, liền đáp là mua được ngoài chợ, lão rất có hứng thú với nó, lại bảo tôi bán lại cho lão, để lão nghiêu cứu một chút.

Chẳng đời nào tôi đồng ý, có điều nghĩ lại nếu giữ nó bên mình cũng không có bao nhiêu tác dụng, lại hỏi ông có thể giúp cháu hỏi thăm về tình hình vật này không? Nếu như có tiến triển, cháu sẽ biếu không ông luôn.

Món hời này cũng được lắm, lão già vui vẻ đáp ứng. Sau chúng tôi không để cập tới nữa, tôi đó lão mời tôi ở lại cùng lão uống rượu.

Lão già ở có một mình, tới tuổi này rồi thì cảm giác cũng thực cô quạnh, tôi nghĩ cũng muốn ở lại hàn huyên cùng lão vài ba câu chuyện, vì thế liền ở lại.

Hai người uống tới nửa cân rượu, lão và tôi thao thao bất tuyệt nói về chuyện Phong Cách Lôi. Lão nói cho tôi biết, Phong Cách Lôi thực ra chỉ là một gia tộc kiến trúc làm quan dưới thời nhà Mạt, tới triều Thanh, đời thứ nhất có một người tên là Lôi Phát Đạt vào cung.

Lúc ấy Khang Hi cho trùng tu lại điện Thái Hòa, tới ngày thượng lương*, vua mới dẫn văn võ đại thần đích thân tới hành lễ, nhưng cái xà nhà cũ do mộng không phù hợp nên lay mãi chẳng rơi, quan quân nhìn nhau kinh ngạc, sợ làm lỡ mất giờ lành thượng lương, vội cho người đi gọi Lôi Phát Đạt tới, cũng trao luôn quan phục cho.

Lôi Phát Đạt giấu rìu trong tay, trèo lên xà nhà, nâng rìu đồng lên, chỉ nghe thấy “đông đông đông” ba tiếng vang lên, xà gỗ liền rơi đánh “rầm” một tiếng. Trong giây lát trống nhạc liền nổi lên, văn võ bá quan tung hô “vạn tuế vạn tuế”. Vua Khang Hi vô cùng vừa ý, lúc đó lập tức triệu kiến Lôi Phát Đạt tới, giao cho làm người cai quản công trình xây dựng. Bởi vậy mà dân gian còn lưu truyền câu ca dao: “trên có Lỗ Ban*, dưới có Trường Ban, soi tử vi, xây cung vàng điện ngọc”.

Sau đó, Phong Cách Lôi thăng tiến rất nhanh, tới thời con trai của Lôi Phát Đạt đã trở thành người đứng đầu cho việc xây dựng nhà ở. Có người nói Lôi Kim Thạch tay nghề rất điêu luyện, có khả năng mô phỏng đồng hồ của phương Tây rất chính xác, là người đã dung hợp giữa máy móc phương Tây với thuyền thống của Trung Hoa, trừ những công trình lớn ra thì trong cung có rất nhiều đồ tinh xảo đều là do một tay người đó chế tác.

Tôi cũng hiểu biết tương đối về Phong Cách Lôi nên đối với những thứ này không lấy làm hứng thú mấy, chỉ quay qua hỏi lão già, có biết Phong Cách Lôi suy bại thế nào không?

Ông già nói cái đó không ai biết, có nhiều cách giải thích lắm. Nghe nói là cuối đời Phong Cách Lôi có đắc tội với thái hậu, lại có người khác nói là do cuối triều đời nhà Thanh triều đình suy nhược, không đủ tiềm lực để xây dựng được những công trình mang tầm vĩ mô. Nhưng cũng có nhiều câu trả lời hợp lý khác nữa, không biết thật giả thế nào.

Tôi nói là muốn nghe tường tận hết. Lão già uống cũng ngà ngà, làm ra vẻ rất nghiêm túc, hạ giọng nói: “Chúng ta đều biết nhà Mãn Thanh là tộc ngoài tiến vào nước ta, họ chỉ là dân du mục thôi, từ lâu đã mặc định có nguồn gốc từ hải ngoại. Sau khi vua Mông Cổ băng hà, thi thể đều được chôn cất ở bên ngoài. Chuyện kể là khi người Mãn lần đầu tiến vào nước ta, vua nhiếp chính là Đa Nhĩ Cổn không thể điều hành nổi đất nước, vì thế bao nhiêu của cải châu báu đoạt được liền mang giấu bên ngoài cung, cùng lúc hoàng đế cũng được chôn cất ở ngoài đó. Sau này tình hình ổn định mới cho người xây lăng tẩm bên trong.”

“Nhưng đây chỉ là một cách ngụy trang thôi, hoàng thất trước sau vẫn không ai biết, minh khí chôn theo trong lăng chẳng qua chỉ là đồ giả, trong đó chôn toàn là thái giám và nữ tỳ, phần lớn hoàng đế Mãn Thanh sau khi chết đều được chôn ở một nơi cực kỳ bí mật bên ngoài cung. Phong Cách Lôi có rất nhiều bản vẽ kỳ quái, không biết thiết kế cái gì, theo như suy luận thì đó chính là một bộ phận của hoàng lăng bên ngoài.”

“Tuy là Phong Cách Lôi không trực tiếp tham gia vào việc xây dựng hoàng lăng, nhưng phần lớn thiết kế bên trong đều do một tay ông ta làm ra, cuối vương triều nhà Thanh rất suy đồi, tất nhiên ông ta cũng bị người hãm hại, may mà lúc đó tình thế rối ren, triều đình đang không rảnh mà quan tâm tới chuyện đó. Bằng không, Phong Cách Lôi chưa chắc đã có được kết cục này.”

Tôi nghe có chút bất ngờ, ” Quy mô lăng lớn vô cùng, vậy mà cũng là giả thôi sao?”

“Đó là chỗ lợi hại của nhà Mãn Thanh, mỗi một hoàng lăng đều được tính toán rất kỹ lưỡng, làm sao cho lăng giả trở thành mục tiêu vô cùng hấp dẫn cho thiên hạ. Lão đoán, nếu thực sự lăng được xây ngoài cung, thì có thể là phải trên núi Trường Bạch hoặc trong dãy Hưng An.”

Nghe tới đó, lòng tôi chợt động, nhớ tới lần đi núi Trường Bạch nhìn thấy văn tự của tộc Nữ Chân và dãy núi hùng vĩ.

“Tất cả những thứ đó đều là tin vịt, cơ bản là không thể nào kiểm chứng được.” lão già lại nói: “Mày thấy đấy, lăng của Thành Cát Tư Hãn tới tận bây giờ đã ai phát hiện ra đâu! Khảo sát hoàng lăng bên ngoài khả năng rất thấp, ngay cả có một trăm chú Ba nhà mày, chỉ sợ cũng bó tay mà thôi.”

Tôi gật đầu, điều này cũng đúng, không khỏi đổ vài giọt mồ hôi lạnh.

Tôi từng được nghe qua những điều đó, trong thành thời Mãn Thanh trộm cướp hoành hành nhiều năm, rất nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện ra sau khi nhà Thanh suy tàn rất bất thường, không biết hoàng đế có chôn theo vật bồi táng hay không nữa, chứng cứ nói tới, hoàng lăng này mà khai quật ra dễ có quy mô lớn hơn so với quần thể lăng tẩm bí ẩn của Mông Cổ.

Lão già nói xong, uống cũng tới mức ngất ngưởng rồi, chẳng bao lâu sau thì thần trí không còn tỉnh táo, tôi cáo từ ra về rồi lập tức trở về khách sạn, tìm kiếm rất lâu những thông tin về lấy ánh sáng trong nhà ở, đáng tiếc là không thu được gì nhiều.

Ban đầu nghĩ là chuyện này càng đi sâu thì càng kéo dài, vì vậy tôi tính trước cứ về Hàng Châu, dù sao thì cửa hàng của chú Ba cũng thuộc về tay tôi, không phát đạt thêm chút nào cũng không được để nó lụi bại, nên dành ra thời gian qua bên kia xem tình hình. Không ngờ là sáng ngày thứ hai, lão già tự nhiên hùng hùng hổ hổ mang theo hai người tới tìm tôi.

Hai người kia tuổi cũng không kém lão già là mấy, một người họ Nguyễn, một người họ Phòng, vừa giới thiệu thì được biết đều là từ Bắc Kinh, Trường Sa, Thượng Hải, ba lái buôn đổ đấu nổi danh. Sau khi dứt lời lập tức nhiệt liệt bắt tay tôi, dành không ít lời khen tặng này nọ, khiến tôi một phen không hiểu mô tê gì.

Chúng tôi tới khách sạn Đại Đường đàm đạo, lão già vào thẳng vấn đề, mở lời: “Hai vị này muốn ngã giá mua lại bản vẽ của mày. Hôm qua mày bảo là không bán bằng bất cứ giá nào, nhưng bọn họ trả có vẻ cao, lão không biết mày có muốn đổi ý.”

Lão già cũng tương đối giàu, nếu ông ấy nói cao giá, hẳn là cũng phải tương đối.

Lão họ Nguyễn lập tức ra tay, tôi vừa nhìn là biết muốn làm đối thủ của tôi, một tay trong nghề, hơn nữa lại còn rất lão làng.

Trong giao dịch cổ đông, mua bán hàng hóa không cần “mặc cả”, hai tay đan chặt vào nhau, ngón tay khẽ di chuyển theo một chiều hướng cố định.

Tôi đưa tay tới cầm thử, lão ra giá quả thực cao, vượt ra khỏi phạm trù của Phong Cách Lôi, nhưng tôi từng thấy ở chỗ chú Ba, sau khi được xem trực tiếp một cuộc mua bán lớn, giá này cũng chưa đủ để khiến tôi kinh ngạc. Cái khiến tôi phải ngạc nhiên chính là những vết chai trên tay người đó. Hai ngón tay lão ta đầy những vết chai, cái này gọi là chai quan tài, là khiêng ván quan mà thành, người này dù không phải thổ phu tử cũng từng làm những chuyện tương tự thế.

Mặt tôi tỉnh bơ, cảm giác bản thân lúc đó rất phong độ, nói: “Nếu như cháu dùng giá này bán cho ông, người trong nghề sẽ cho rằng cháu đã gài bẫy các ông, nó làm xấu đi thanh danh của cháu. Hơn nữa thứ này cháu còn cần dùng, thực sự không thể đưa cho các ông được. Ông nói với khách hàng là xin lỗi cháu không thể từ bỏ được những thứ mình đam mê được.”

Ông ta lại vung tay, vẫn muốn ngã thêm giá. Tôi giơ tay khước từ, nhấc chén trà trong tay, gọi là “dứt điểm”, tức là một khi đã quyết thì tuyệt đối không bán.

Hai người mặt ra vẻ mất hứng, có một người nói: “Vậy cháu có thể hét giá, nói thật, ông chủ của lão rất thích những như như thế này, nếu như cháu nghĩa được cái giá nào hợp ý, đừng ngạy cứ nói.”

Tôi muốn nói là một trăm vạn, lão có thể đồng ý không? Lòng có chút lung lay, xem ra khách của ông ta thực biết chuyện xảy ra với bản vẽ này, tò mò, tôi liền hỏi: “Nếu người đó muốn thứ này như vậy, rốt cuộc là nó có lợi gì chứ?”

“Bọn ta cũng không biết”, lão đáp, “Khách hàng thích thì bọn ta chỉ việc tìm thôi, nào dám hỏi gì nhiều.”

Ông già lại nhìn tôi nháy mắt, tôi hiểu ý của lão giống mình, muốn xem tôi có thể moi ra được cái gì, liền nói tiếp: “Như vậy đi! Nhị vị trước hãy trở về nói với khách hàng của ông là, có thể cho phép cháu gặp mặt để nói chuyện được không? Tiền là chuyện nhỏ, cái chính là cháu muốn xem người ta có vừa ý, nếu sau này có người khác hỏi, cũng có cách để giải thích.”

Hai người kia bỗng ra vẻ khó xử, đáp:

“Vị quan khách kia chỉ e là không phải người chúng ta có thể gặp được đâu.”

Chú thích :

Ngày thượng lương* : dân mình gọi là cất nóc nhà, đối với việc làm nhà ngày xưa, người ta quan niệm nóc đối với nhà rất quan trọng, không có nóc không thành nhà. Do đó khi làm nhà, người ta làm lễ cất nóc, chữ gọi là Lễ thượng lương.

Lỗ Ban*: Lỗ Ban sinh ra ở nước Lỗ. Tên thật là Công Du Ban, cũng còn gọi là Công Du Tử. Tên cách điệu [đồng âm] là Ban Ban, nhưng ông được nhắc thường nhất [như] là Lỗ Ban. Ông là một kỹ sư xây dựng nổi tiếng và thợ thủ công trong lịch sử Trung Quốc và từng một lần làm quan trong bộ xây dựng.

Nếu muốn tìm hiểu về bậc thầy thợ thủ công Lỗ Ban mời bạn vào đây:

http://chanhkien.org/2008/11/lo-ban-nguoi-thay-vi-dai-ve-kien-truc-va-nghe-thu-cong.html

Chương thứ 5

Khách sạn Tân Nguyệt

Editor: Tống Mặt Than

Beta: thieudieututai

Tôi thấy mặt bọn họ lộ vẻ khó xử, cũng lấy làm lạ muốn hỏi cho ra nhẽ. Ông già ngồi bên cạnh đánh động mấy tiếng, hai người kia mới chịu hé răng đôi điều. Vốn là vị khách đứng sau cuộc trao đổi kỳ quái này có địa vị vô cùng đặc biệt. Bọn họ chỉ biết đó là một nữ nhân, người ta gọi là Hoắc lão bà, những cái khác thì không thấy đả động đến. Tuy bà ta có vẻ thần bí, nhưng lại có tiếng tăm rất lớn, có một biệt danh mà người đời thường truyền tai nhau gọi là “Hoắc tiên cô”, những ai biết thì coi như thần thánh, nhưng ít ai thấy qua mặt bao giờ.

Ông già hiển nhiên từng nghe danh, hít một ngụm khí lạnh nói: “Ô! Đây là một nhân vật cực tầm cỡ nha! Trong Lão Cửu Môn ở Trường Sa có duy nhất một nữ nhân, chính là Bạch Sa Hoắc lão bà bà. Hoắc lão bà bà có một người con trai theo Tưởng Giới Thạch sang Đài Loan, khi Đại cách mạng văn hóa nổ ra, Hoắc gia liền mai danh ẩn tích. Hoắc tiên cô lão đã từng thấy qua một lần, bà ta là người đứng thứ ba, thực sự đó là duyên phận.”

Nói xong, lão lấy trong túi là một cái danh thiếp, nhìn hai vị kia nói một tiếng: “Hai vị, đây là danh thiếp của tôi, mong hai vị thông báo hộ một tiếng, nói là Trịnh Phúc Trung người Tây Sơn, như thế có thể cho phép bên tôi gặp mặt một lần.”

Hai người kia gật đầu: “Nếu đã từng có liên hệ thì để chúng tôi thử xem, xin hai người đợi tin tốt.” Nói xong liền cáo từ, một khắc cũng không muốn ở thêm.

Tôi nhìn hai lão già cổ hủ kia mà cảm thấy buồn cười, có cần thiết phải làm như giang hồ thế không? Còn đưa cả danh thiếp, mấy người nghĩ mấy người là Thanh Bang (nghe nói là bang xã hội đen Hong Kong) ư?

Ông già nói là đó là người của Lão Cửu Môn, một trong những hội đầu tiên sáng lập ra nghề này. Hoắc tiên cô hay còn gọi là Hoắc tam tiểu thư cũng phải tới hơn tám mươi tuổi, chồng bà ta là một người cực cố chấp. Thường ngày chỉ ru rú trong nhà nên rất cổ hủ, mày mà không đúng sở thích của bà ta thì sẽ chẳng bao giờ khiến bà ta để mắt tới đâu. Nhưng để lão kể cho mày nghe một chuyện, Ngô lão cẩu nhà mày có quan hệ rất sâu xa với Hoắc tam tiểu thư, tốt xấu thế nào thì lão không biết, có điều vì lý do an toàn, mày đừng nói gì hết.

Tôi nghe là biết, cũng không để ý, như đang đóng phim tiểu thuyết võ hiệp vậy, rõ là buồn cười. Lão già còn bảo lần này lão không tiện đi cùng tôi, nhưng tôi thân là cháu đích tôn của Ngô lão cẩu, đại diện cho Ngô gia, trước mặt người khác không được làm ra vẻ hèn kém, nhất thiết phải mang theo vài người, làm sao cho ra dáng một chút. Nếu như đi một mình, Hoắc tiên cô mà gây rắc rối, với cái năng lực của tôi chắc sẽ làm trò cười cho thiên hạ, đối với danh dự lại càng thêm ảnh hưởng.

Ông già nói cũng đúng, tuy nói là tôi đã có ít nhiều kinh nghiệm, nhưng lòng người so với quỷ thần lại càng thêm hiểm ác. Với chuyện trong giang hồ, luật rừng cũng không hề rõ ràng, một người không cách nào xoay xở hết được.

Thật ra người của chú Ba cũng không có nhiều tay dùng được, điều này thực đáng lo. Trong tay tôi chỉ có mỗi mình Vương Minh, tên tiểu tử này so với tôi còn chưa bằng, mang đi chỉ tổ phiền toái, hơn nữa cậu ta không phải người trong cuộc, lôi cậu ta vào chuyện này cũng không hợp lý.

Còn Lão Hải? Cũng không được, đối với lão cáo già đó những chuyện có mùi nguy hiểm như thế lão chắc chắn không nhúng tay vào.

Phan Tử là lựa chọn thích hợp nhất, nhưng người ta đã quyết định ẩn thân rồi, vào sinh ra tử nhiều năm như vậy, khó khăn lắm mới có thể ổn định được, tôi quyết không thể xen vào việc đời của anh ta được.

Thật ra thì vẫn còn một người thích hợp nhất.

Nhưng người này lại không đáng tin cậy, kéo hắn ta vào chuyện hẳn sẽ chẳng yên thân, tôi thật không muốn nói tới. Nhưng có lẽ chẳng còn lựa chọn nào khác nữa.

Bàn bạc thêm với lão già, thấy lão nói: “Mày nói người đó có chút danh tiếng ở Bắc Kinh, lão nghĩ đó cũng chẳng phải chuyện gì xấu. Hơn nữa tính tình hắn mọi người đều biết, nếu có gây sự náo loạn, cũng coi như là việc bình thường, chúng ta cũng có lý do, lão cảm thấy chọn hắn cũng thích hợp. Có điều, người này mày xác định mời được không?”

Tôi nghĩ không phải Bàn Tử sao, cái gì mà có mời được không chứ? Lập tức gọi điện cho anh ta nhờ vả. Bàn Tử đang rất rảnh rỗi, nghe thế liền đáp ứng, còn nói là riêng đàm phán nghề của anh, toàn bộ cứ giao cho anh là được, anh sẽ là chú nở mày nở mặt. Lại hỏi thêm khi nào tôi tới trước phải mời anh ta đi uống rượu.

Nghe anh ta nói xong tôi liền thấy hối hận, lời người này nói ra chỉ đáng tin một nửa, lại nghĩ tới hành động trước đây của anh ta, bỗng cảm thấy chuyện nhất định sẽ không xong.

Nhưng điện cũng đã gọi, không thể nuốt lời được, hơn nữa cũng không còn biện pháp nào khác, giờ chỉ trông vào mệnh trời mà thôi.

Nói tóm lại là chúng tôi đã có được cuộc hẹn với Hoắc tiên cô, ba ngày trôi qua rất chóng.

Sau ba ngày, tôi tới gặp Bàn Tử ở nhà khách Bắc Kinh, không ngờ cũng thấy Muộn Du Bình ở đó. Hai người mặc Âu phục, một béo một gầy, một cao một thấp, rất dễ gây chú ý.

Trước chỉ thấy hai bọn họ mặc quần áo bình thường, tôi chợt cảm giác không kịp thích ứng. Muộn Du Bình thân hình cân đối, mặt lạnh như tiền, mặc Âu phục phải nói là vô cùng tiêu sái, bắt mắt bằng chết.  Nhưng Bàn Tử mặc Âu phục lại chẳng mấy vừa người, cà vạt bé như cái banh tiêu, rõ ràng cỡ nhỏ hơn thân, khó coi miễn bàn.

“Anh bảo là giữ thể diện cho tôi thế này sao?” tôi bất đắc dĩ nói, “Âu phục này ai làm cho anh? Nói rồi tôi lập tức tới đốt nhà nó cho.”

“Không liên quan, Bàn gia tôi thấy vẫn thoải mái, Âu phục này mới năm trước còn vừa.” Bàn Tử mặc mà thấy khó chịu, “Tôi mặc Âu phục là quyền của tôi, dù có mặc đồ trẻ con thì lão bà bà kia vẫn phải để tôi vào.”

“Được! Anh có lý, vậy mời anh đi trước.” tôi không thừa hơi nói nhảm với anh ta, trong lòng càng lúc càng cảm thấy danh tiếng của Ngô gia ngày hôm nay sẽ bị hủy hoại trong tay tôi.

Đã có giao hẹn với Hoắc tiên cô ở khách sạn Tân Nguyệt, đó là khách sạn cổ nhất còn lại trong thành Bắc Kinh.

Ban đầu tôi định tìm một nơi bình thường, nhưng Bàn Tử bảo với tôi là người chơi đồ cổ ở Bắc Kinh ai cũng biết khách sạn Tân Nguyệt mới là chỗ thực sự dành cho người trong nghề, đồ ở đó phần lớn đều là hàng khủng, có thể so sánh như Lưu Ly xưởng hay Phan Gia viên vậy. Có nhiều chuyên gia buôn bán, toàn bộ đều được tiến hành tại một sân khấu trông ra ba tầng khách sạn. Trước đây nơi này là chỗ cho thái giám và người nước ngoài giao dịch, người ra kẻ vào đều rất sang trọng, cho nên cái lẽ mặc đồ lịch sự đã thành truyền thống ở đây. Bất luận cậu có nhiều tiền tới đâu, nếu mặc mỗi cái quần cộc thì tuyệt đối không được vào.

Tôi chưa từng tới đây, lần này là lần đầu tiên nên không khỏi có chút bất an. Bước tới đại sánh, vào thang máy rồi lên tầng ba, đập vào mắt là nội thất phần lớn làm bằng sắt, cửa sổ và cừa chính đều khắc hoa văn.

Bàn Tử tới nhiều nên quen thuộc, gọi một tiểu nhị tới, giới thiệu tôi với hắn ta, “Ngô thiếu gia ở Trường Sa.”

Người kia đeo kính, tuổi cũng hơn sáu mươi, nhìn thoáng qua tôi, cũng không ra vẻ gì, “Mời vào trong, quý vị muốn dùng phòng riêng hay là ngay đại sảnh này?”

Bàn Tử hỏi ta hẹn lúc mấy giờ, tôi nhìn đồng hồ, nói còn nửa tiếng nữa, vừa định nói thêm thì người kia nhìn thấy Muộn Du Bình đằng sau tôi, trong tích tắc thay đổi sắc mặt.

Tôi tưởng là lão biết Muộn Du Bình, vừa định hỏi thì cùng lúc thấy đằng sau Muộn Du Bình có một người bước ra, hình như là bám đuôi chúng tôi vào đây. Người kia một thân khoác Âu phục đen, trong là sơ mi màu hồng nhạt, không mang cà vạt, khí chất nhàn nhã, lão tiểu nhị liền chạy tới hỏi:

“Thiếu gia, vẫn vị trí cũ phải không?”

Người kia không nói câu nào, chỉ liếc tôi một cái rồi dừng lại, tôi đột nhiên cảm thấy hắn nhìn có phần rất quen.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#bíẩn