dao mo but ky fantastic3by

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tôi hôn mê suốt ba ngày ròng rã, đến khi tỉnh lại đã thấy mình nằm trong bệnh viện. Khi vừa mở mắt ra tôi chẳng nhớ được gì, chỉ cảm thấy đất trời cứ xoay mòng mòng, không ngừng nôn mửa, đầu óc choáng váng.

Hai ngày sau, bệnh tình của tôi mới dần dần khá lên một chút, thế nhưng khả năng phát âm đã hoàn toàn biến mất. Dù tôi cố gắng nói cái gì đi chăng nữa, âm thanh phát ra cũng chỉ là những tiếng kêu quái gở. Tôi còn tưởng đầu óc mình bị va đập quá mạnh gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh ngôn ngữ nên cực kỳ lo lắng, nhưng bác sĩ lại nói đây chỉ là di chứng do não bị chấn động mạnh mà thôi. Mãi cho đến ngày thứ tư, tôi mới có thể miễn cưỡng mở miệng hỏi bác sĩ xem tôi đang ở nơi nào. Bác sĩ nói đây là bệnh viện hội Chữ Thập Đỏ ở Bi Lâm, Tây An. Tôi được mấy người cảnh sát khiêng về, cụ thể tình trạng lúc họ phát hiện ra tôi thế nào thì bác sĩ cũng không rõ, chỉ nói đại khái là tôi bị gãy những mười hai cái xương, hẳn là do ngã từ trên cao xuống.

Ngực và tay trái của tôi bọc đầy thạch cao cho nên tôi cũng chẳng biết mình bị thương nặng đến mức nào. Nghe bác sĩ kể, tôi mới hay mạng mình vẫn còn lớn lắm. Tôi hỏi, lúc nào mới có thể xuất viện, bác sĩ chỉ nhìn tôi cười cười, nói trong vòng mười ngày nửa tháng tôi đừng hòng xuống giường.

Đến tối, người cảnh sát đã mang tôi về đây đến thăm tôi, mang theo cả một giỏ hoa quả. Tôi lại hỏi câu cũ. Giống như bác sĩ, anh ta cũng không biết trả lời ra sao, chỉ nói có mấy người thôn dân ở Lam Điền tìm thấy tôi bên bờ một con suối. Khi ấy tôi được đặt nằm trên một cái bè trúc, những vết thương trên người đã được sơ cứu. Bác sĩ còn bảo, nếu lúc ấy không được sơ cứu, tôi đã chết từ đời thuở nào rồi.

Tôi lấy làm lạ. Những ký ức cuối cùng của tôi là khi chìm vào đáy nước, theo logic thì cùng lắm cũng chỉ nằm vật ra bên bờ sông thôi, sao lại nằm trên bè trúc được cơ chứ? Thứ hai, Lam Điền là vùng cách Giáp Tử Câu phải đến bảy mươi tám mươi dặm đường, chẳng nhẽ, bọn tôi đi men theo con đường dưới lòng sông, bất giác đã đi cả một quãng dài như vậy rồi sao?

Tôi ậm ừ chém bừa cái lý do một mình lên núi chơi sảy chân rơi xuống vực, nói ngàn vạn lần tạ ơn người cảnh sát đã cứu tôi về, sau đó lôi điện thoại ra gọi Vương Minh ngay lập tức. Nhắn cậu ta đến Tây An một chuyến, mang theo ít tiền với quần áo cho tôi. Ngày hôm sau Vương Minh đến nơi, tôi lấy tiền thanh toán viện phí với thuốc men, sau đó mua một chiếc di động và một cái laptop.

Tôi hỏi Vương Minh mấy chuyện làm ăn gần đây thế nào. Cậu ta nói, không có gì quan trọng, chỉ có cha tôi đang ráo riết tìm tôi. Tôi nghĩ chắc là lâu lắm rồi không liên lạc gì nên ông cụ lo lắng. Vì thế tôi báo về nhà một cái tin bình an, nhưng lúc đó cha tôi lại không có nhà. Tôi nói chuyện với mẹ vài câu, tiện hỏi về chú Ba, nhưng lại chẳng có tin tức gì.

Xem ra mọi thứ vẫn y nguyên như trước khi tôi tới đây. Tôi cảm thán một tiếng.

Vài ngày tiếp theo, trong khi đang buồn chán muốn chết, tôi chợt nhớ đến lão Dương. Trong lòng lại chua xót, tôi bèn ngồi trên giường bệnh, lấy bộ trang phục leo núi đã nát tươm mà tôi mặc lúc rơi xuống núi ra, tìm cuốn sổ nhật ký của lão Dương. Cuốn nhật ký vẫn còn đó nhưng đã bị thấm nước nên chẳng còn nhìn rõ chữ gì. Tôi ráng căng mắt ra đọc một hồi. Vẫn chẳng đọc được gì, tôi đành lấy điện thoại, lên mạng giết thời gian.

Tôi tìm kiếm rất nhiều tư liệu, nhưng thông tin về đồ cổ ở trên mạng không nhiều. Tôi miêu tả sơ lược lại hình dáng cây thanh đồng trong đầu, gửi cho vài người bạn xem, một lát sau nhận được hồi âm, đa số đều không biết đó là thứ gì. Hơn nữa, bọn họ nghe miêu tả của tôi cũng không tin, chỉ có vài email là thu hút tôi nhất.

Trong số đó có một email từ Mỹ gửi tới, là một người bạn của cha tôi. Trò chuyện với tôi một hồi, ông ta viết trong mail rằng có một loại cây thanh đồng gọi là “Sáo trụ” bởi hình dạng nó trông như một cây sáo – loại sáo thời cổ. Năm 1984, người ta  đã phát hiện ra một cây như thế ở một khu mỏ tại Phàn Chi Hoa, nhưng không lớn như tôi miêu tả, chỉ dài có một đoạn, phần cắm sâu dưới lòng đất cũng đã hoàn toàn rỉ sét.

Cho đến giờ vẫn chưa có một tài liệu lịch sử nào cho biết thứ này dùng để làm gì, tuy nhiên căn cứ vào Sơn Hải kinh và những tài liệu chép lại từ truyện thơ của một số dân tộc thiểu số, thứ này với “Địa long (rắn)” thời cổ có liên quan đến nhau.

“Nến Cửu Âm” hẳn là một loại rắn sinh sống dưới lòng đất sâu, do quá nhiều năm chui rúc trong khe đá chật hẹp sâu hoắm, không có cơ hội nhìn thẳng cho nên con mắt bị biến đổi giống như cá thờn bơn vậy. Người xưa lấy máu tươi để dụ nó chui lên từ dưới lòng đất, sau đó bắn chết, làm thành đèn nến. Nghe thì thật đáng trách, nhưng vào thời đó nguồn sáng lâu dài là một thứ cực kỳ quý giá, đặc biệt với những người sinh sống về đêm hoặc phải sống trong những hang động quanh năm tối đen như hũ nút.

Tôi thấy ông ta phân tích cũng có vẻ hợp lý, có điều tôi không hiểu nổi vì sao hễ động đến cái “trụ” kia là lập tức xuất hiện loại năng lực vừa kỳ diệu lại vừa khủng khiếp ấy. Tôi gửi hồi âm, hỏi xem trong lịch sử đã từng xảy ra những chuyện kỳ lạ tương tự hay chưa?

Ông ta gửi hồi âm nói vẫn còn một quyển sách đã hư hại nhiều, đó là quyển bút ký dạng tiểu thuyết, bên trong ghi chép lại một sự việc đã xảy ra vào năm Càn Long thời nhà Thanh. Năm đó ở một khu mỏ vùng Tây An đã đào được một cái hộp có hoa văn hình rồng bằng đá xanh trắng. Hoàng đế Càn Long mở ra xem, ngay tối hôm đó đã bí mật triệu mấy vị đại thần vào cung, luận bàn đến khuya. Sau đó, cung Càn Thanh cháy. Mấy vị đại thần kia, ngoại trừ một người rất nổi danh ra, còn đâu toàn bộ đều không được chết già mà đều bị giết một cách thần bí.

Tôi xem khoảng thời gian, đại khái cũng trùng với thời gian sự việc được ghi lại trong “Hà mộc tập” của Lý Tỳ Bà, hẳn là hai chuyện này có liên quan với nhau. Xem chừng người cuối cùng đào ra hộp hoa văn hình rồng đá trắng xanh và những người biết chuyện này đều đã bị diệt khẩu, hoàng đế hạ quyết tâm lớn đến thế chỉ để bảo vệ một bí mật, cái hộp hoa văn hình rồng đá trắng kia rốt cuộc là thứ gì? Liệu có liên quan đến lai lịch của cây cổ thụ thanh đồng không?

Tôi lại gửi mail hỏi ý kiến ông ta lần nữa, ông ta chỉ hồi âm đúng một câu: muốn biết phải đào sâu thêm nữa mới được.

Tôi cười khổ một tiếng, biết đây là việc khó khả thi. Ai mà biết cái cây kia còn mọc sâu đến đâu chứ, biết đâu năm đó người đúc ra thứ này phải mất đến mấy thế kỷ, cho dù muốn đào cũng chẳng biết đào đến bao giờ mới xong.

Còn một email khác là của chú Hai gửi tôi. Chú bảo, khi dân tộc thiểu số kia bị ảnh hưởng bởi văn hóa và phong cách trang trí thời Tây Chu thì giao lưu giữa các dân tộc rất hạn hẹp. Hơn nữa, cách thức liên lạc và chuyển phát thông tin thời đó rất kém phát triển, nên hẳn là có một thời kì bị trì trệ. Nói cách khác, thời gian tôi phỏng đoán dễ chừng là quá sớm, dựa theo quy luật chung, khi dân tộc thiểu số kia phát triển thì ở Trung nguyên hẳn đã sang cuối thời Tần rồi.

Vào thời gian đó, hầu như mọi hoạt động của dân tộc thiểu số này đều na ná việc thi công lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Bọn họ đi săn Nến Cửu Âm có thể là để tinh luyện “Mỡ rồng”, mục đích hẳn cũng tương tự với việc luyện đan tiến cống hoàng đế. Hơn nữa, khi thăm dò cả khu, giống như lăng Tần Thủy Hoàng, tầng dưới cùng có vị thế đứng đầu và cũng có vật thể kim loại khổng lồ. Theo lý mà nói, kỹ thuật luyện kim thời đó chưa đủ để hoàn thành một công trình vĩ đại như thế. Người thi công hẳn phải là người ngoại lai, đến từ một dân tộc có trình độ kỹ thuật luyện kim đặc biệt phát triển.

Chú Hai là fan trung thành của Tần Thủy Hoàng, cái gì chú cũng chém thành chuyện được, tôi không cho suy đoán của chú là đúng.

Một tháng sau, tôi xuất viện. Về đến nhà, dọn dẹp một chút, tôi mới bắt đầu điều chỉnh lại tâm tình của mình. Trở về sinh hoạt bình thường một lần nữa. Tôi dọn lại cái hòm thư đầy ứ đến mức suýt bung ra, xếp riêng một số tạp chí và báo giấy, thế rồi tôi tìm được một phong thư chuyển phát nhanh không kí tên.

“Lão Ngô,

Có đoán ra tôi là ai không?

Phải, tôi chưa chết. Hay cũng có thể nói, tôi vẫn còn sống.

Rất xin lỗi vì đã lôi cậu vào mớ rắc rối này, nhưng dù sao cậu cũng là người tôi tin tưởng nhất, tôi không còn lựa chọn nào khác.

Bây giờ mọi chuyện đều đã xong xuôi cả rồi. Quan hệ của chúng ta, chắc cũng phải kết thúc ở đó thôi. Tôi rất vui vì được làm bạn với cậu, nhưng bây giờ đã chẳng còn gì là quan trọng nữa.

Cậu rất muốn biết ba năm trước đã xảy ra chuyện gì phải không?

Ba năm trước, tôi với mấy thằng bạn đến Tần Lĩnh làm ăn. Chúng tôi đã căn cứ vào truyền thuyết của dân bản xứ, tìm ra hang động dưới gốc cây đa trên đỉnh núi. Bọn tôi bàn tính với nhau, chuẩn bị mạo hiểm chui xuống thăm dò bên dưới. Toàn bộ quá trình cậu đã biết rồi, cho đến khi tôi bị nhốt trong hốc đá.

Lúc ấy, tôi đã vô cùng tuyệt vọng. Tuy tôi không chết ngay lập tức, nhưng sự sống đối với tôi là một điều hết sức đáng sợ. Vĩnh viễn sống trong một xó chật hẹp, trong một hốc đá tối đen nằm sâu trong núi lớn, vĩnh viễn không có ngày thoát ra. Nỗi đau đớn khổ sở này, chắc cậu cũng đã nếm thử rồi.

Tôi nằm trong bóng tối suốt bốn tháng, bốn tháng ấy trôi qua không khác gì địa ngục. Nhưng trong khoảng thời gian này, tôi đã suy nghĩ không ngừng và rồi nhận ra loại năng lực này có liên hệ với tiềm thức. Ví dụ như, tôi muốn mở một cánh cửa trên tảng đá, tôi phải thuyết phục được bản thân mình tin rằng trên tảng đá có một cánh cửa, bằng không dù có nghĩ đến nát óc thì cửa cũng không xuất hiện.

Con người sao có thể lừa dối được tiềm thức của mình. Cho nên, muốn sử dụng năng lực này thì nhất định phải có sự dẫn dắt, cái này rất khó. Tôi đã nói với cậu rồi, nếu quá trình dẫn dắt thất bại hoặc xuất hiện sai sót thì sẽ chẳng thể tưởng tượng nổi thứ cậu đã hiện thực hóa ra là gì, cực kỳ đáng sợ.

Tôi không ngừng cố gắng, dần dần cũng nắm được một vài bí quyết. Thế nhưng trong lúc đó, tôi lại phát hiện loại năng lực này sẽ dần dần suy giảm theo thời gian, cuối cùng hoàn toàn biến mất. Cảm giác này rất rõ ràng, giống như thân thể dần dần cảm thấy rã rời vậy. Tôi hiểu rằng nếu không mau mau tìm được cách thoát ra ngoài, rất có thể mình sẽ bỏ mạng nơi đây.

Tôi rơi vào đường cùng, quyết định thử dùng năng lực này phục chế một bản sao của chính mình. Không ngờ thử nghiệm lại thành công, chính tôi cũng thấy hoảng sợ, thoáng cái tôi bỗng phát hiện ra mình đã ở bên ngoài sơn động.

Khi ấy, tôi không hề ý thức được tôi chỉ là bản phục chế, bởi lẽ tôi và bản thể đều sở hữu những ký ức giống hệt nhau. Cho nên khi hắn ta gọi tôi, tôi hoàn toàn không thừa nhận tôi chỉ là bản phục chế. Hắn bắt đầu chửi tôi, nói tôi muốn thay thế hắn tồn tại trên thế giới này, nói muốn tôi biến mất. Tôi rất sợ hãi, tôi đã nghĩ người trong động kia hẳn là quái vật, nên mặc cho bản thể của mình kêu khóc trong ấy, tôi đã tìm thuốc nổ, khiến hang động này hoàn toàn sụp xuống.

Trên thực tế, tôi đích xác biết mình chỉ là bản phục chế, nhưng sâu trong tiềm thức tôi lại không muốn tin vào chuyện này. Cho nên tôi đã rơi vào tình trạng tổn hại nặng nề, tôi tự tay giết chính bản thể của mình, sau đó lại tự ám thị mình rằng tôi chỉ giết đi một kẻ thay thế.

Năng lực mà cây thanh đồng tạo ra có thời gian rất ngắn. Bởi vậy tôi đã bẻ một cành cây thanh đồng, dùng năng lực để thoát ra từ dưới chân cây thanh đồng. Tôi đã mang theo một bộ phận của cây thanh đồng để có thể sử dụng năng lực đó lâu hơn một chút, như vậy tôi mới có thể trốn ra đến thế giới bên ngoài. Về sau thực tế đã chứng minh suy nghĩ của tôi là chính xác, tôi ra đến bên ngoài, nơi chúng tôi đã đào đường vào trước đây. Tôi lại sợ mấy cành cây Thanh đồng chỉa ra dễ bắt mắt nên đem chôn nó vào lòng đất, sau đó trở lại Tây An tìm nơi bán cành thanh đồng đã bẻ.

Đáng tiếc khi đang trao đổi, tôi lại bị cảnh sát chìm bắt tại một hàng đồ cổ. Chuyện sau đó cậu đã biết rồi, khi về đến nhà thì mẹ tôi đã mất. Việc này, tôi không lừa cậu.

Còn một việc nữa tôi phải nói cho cậu biết, sử dụng loại năng lực này không phải không có cái giá của nó. Trí nhớ của tôi sau đó rất kém, có nhiều việc phải ghi lại thì mới nhớ nổi, đó chính là di chứng của việc sử dụng năng lực này. Trên đường đi tôi vốn dàn xếp cho cậu rất tốt, khiến cậu vô tình giúp tôi hoàn thành chuyến thám hiểm này, nhưng tiếc là chuyện ba năm gần đây tôi đã quên rất nhiều, thậm chí ngày đó thoát ra bằng cách nào tôi cũng không còn nhớ rõ ràng, cho nên sơ hở chồng chất. Tôi đoán nếu sử dụng nó thêm hai ba năm nữa, tôi sẽ mất đi toàn bộ ký ức.

Trên người cậu cũng có loại năng lực kỳ lạ này. Tôi không rõ cậu có bị ảnh hưởng hay không, nhưng cậu phải chú ý cẩn thận. Theo tính toán của tôi, loại năng lực này có lẽ sẽ lưu lại trên người cậu rất nhiều năm, nhưng cực kì yếu, hầu như không gây cảm giác gì.

Lão Dương.”

Tôi xem hết phong thư rồi thở phào một cái, không biết nói gì cho phải. Trong thư còn có một tấm ảnh chụp, đó là hình của hắn và mẹ đang ngồi bên bàn, phía sau là biển rộng, có lẽ là đi ra nước ngoài. Mẹ hắn vẫn còn rất đẹp, tuổi còn trẻ, đứng chung với hắn trái lại trông giống một đôi tình lữ hơn. Tôi nhìn đi nhìn lại vẫn thấy trên gương mặt người mẹ có một luồng yêu khí, một vẻ dữ tợn không sao tả rõ được, chắc là do ảnh hưởng tâm lý.

Thời gian cứ thế trôi qua, không biết mùa đông đã đến tự bao giờ. Tôi rúc trong phòng điều hòa, lười biếng ngủ gà gật suốt cả buổi chiều. Nằm trên ghế dựa trong nội đường “Tây linh ấn xã”, hai chân lạnh như băng, tôi chẳng biết làm gì, đang nửa tỉnh nửa mơ bỗng Vương Minh bước vào báo: “Lão đại, có người tìm.”

Bấy giờ tôi mới miễn cưỡng phản ứng, ngáp một cái, bụng bảo dạ đã vào tiết Tam cửu thiên[1] rồi mà cũng có kẻ đến tiệm đồ cổ, sao mà nhiệt tình dữ. Mà thôi, dù gì cũng là chuyện làm ăn, tôi đứng lên, xoa nắn mặt mày, chấn chỉnh tinh thần rồi đi ra ngoài.

([1] tiết Tam Cửu Thiên: thời điểm lạnh nhất trong mùa đông.)

Điều hòa của phòng ngoài công suất khá nhỏ, một cơn gió lạnh thổi qua khiến tôi bất giác rùng mình. Người tới thì ra là cô bé thủ hạ của chú Hải ở Tế Nam, đang run bần bật giữa tiết trời đông lạnh. Tôi thầm nghĩ chắc con bé mang chi phiếu đến cho mình đây, trong lòng ấm lên một tí, liền gọi Vương Minh pha ấm trà. Tôi hỏi han: “Sao rồi nhóc, chú Hải kêu nhóc tới hả?”

Cô nhóc tên Tần Hải Đình, là thân thích của chú Hải, mới mười bảy tuổi đã là một tay sành sỏi trong giới đồ cổ. Nó gật gật đầu, đáp: “Ôi mẹ ơi, sao Hàng Châu còn lạnh hơn cả phương bắc bọn em nữa hả giời.”

Vương Minh cười bảo: “Phía nam tiết trời khô ráo nên đã rét là rét buốt, hơn nữa Tế Nam cũng không được tính là phương Bắc nha.”

Tôi nhìn Tần Hải Đình răng đánh lộp cộp, liền kéo cô bé vào nhà trong. Bên trong có điều hòa ấm áp, lại đưa thêm cho nó một túi giữ nhiệt, rồi hỏi: “Nhóc mày cũng sợ lạnh ghê, sao rồi, ấm lên tí nào chưa?”

Cô bé uống liền mấy hớp trà nóng, rồi ngồi trong phòng duỗi tay duỗi chân, “Khá hơn chút rồi. Người ta bảo Hàng Châu đẹp thế này đẹp thế kia, chú em chẳng cho tới mà em còn cố giành đi, nào ngờ lại lạnh cắt da thế này. Ai da, từ giờ về sau đừng hòng bảo em tới đây lần nữa.”

Tôi hỏi: “Thế chú nhà mày sai mày đến đây làm gì? Sao không gọi điện báo trước một tiếng.”

Tần Hải Đình cởi khăn quàng cổ xuống, móc một cái phong bì từ trong cái ví da, nói: “Đương nhiên là có chính sự, nè, tiền mặt, chi phiếu đủ cả. Tiền bán miếng Ngư nhãn thạch đó.”

Quả nhiên đúng như tôi dự đoán. Lúc nhận tiền tôi đếm lại một lần, không thừa không thiếu đồng nào mới bỏ vào túi áo, nói: “Thay anh cám ơn chú nha.”

Cô bé lại lấy ra một tấm thiếp mời, đưa cho tôi: “Mai mốt chú Hải nhà em sẽ đến Hàng Châu tham gia một hội giám định đồ cổ. Chú bảo anh cũng đi theo luôn, có chuyện quan trọng cần bàn với anh.”

Tôi hỏi: “Mai mốt? Anh không chắc là lúc ấy sẽ rảnh đâu. Sao không nói chuyện trên điện thoại luôn mà phải thần bí thế?” Thực ra là vì tôi không muốn đi. Giám định đồ cổ là công việc rất ngán ngẩm, đối với người trong nghề chẳng qua chỉ là mấy lão già tán chuyện phiếm với nhau thôi, chứ thực chất làm quái gì có lắm điển cố điển tích đến thế. Đồ thật hay giả chỉ cần liếc mắt một cái là biết ngay rồi.

Tần Hải Đình xáp lại gần, hạ giọng thì thầm vào tai tôi: “Chú em bảo, chuyện này có liên quan đến con xà mi đồng ngư kia, không đi là hối hận đó.”

Chương 2. Pháo hoa năm mới 2007

Editor: Earl Panda

Beta: Thanh Du

~0O0~

Quan hệ của tôi với lão Hải chẳng tốt đẹp đến mức không giấu nhau điều gì. Bình thường thỉnh thoảng cũng cùng nhau làm ăn vài mối, khi mới quen biết sơ sơ tôi gọi ông ta một tiếng “chú” cho ông ta chút thể diện. Thế mà bây giờ tự dưng ông ta muốn tiếp cận tôi thì quả là có vấn đề. Nghĩ thì thế, nhưng tôi không biểu lộ ra ngoài trước mặt cô nhóc kia. Thuận miệng đáp, tôi hỏi: “Sao thế? Ổng tra được tin tức gì à?”

Tần Hải Đình cười xấu xa: “Chú em bảo, đến lúc đó hẵng nói anh nghe, em cũng chẳng biết là chuyện gì xảy ra đâu, xin đừng dò hỏi nữa.”

Tôi chửi thầmmột tiếng trong bụng, cái lão già gian thương này hẳn là muốn lợi dụng kiếm chác gì đó đây.

Sang ngày thứ ba, quả nhiên lão Hải đến nơi. Tôi đón ông ta từ bến tàu hỏa, dẫn ông ta ra đường lớn tìm quán rượu. Lúc ở trên xe, tôi hỏi ông ta rốt cục đã nghe ngóng được tin tức gì, ổng mà dám lừa gạt tôi, nhất định tôi sẽ không tha cho ổng.

Lão Hải lạnh đến run lập cập cả người, nói: “Phép vua còn thua lệ làng, trên địa bàn của cậu tui sao dám lừa cậu cái gì. Cơ mà chúng ta đừng nói chuyện ở chỗ này, tui sắp chết cóng rồi đây.”

Tôi đưa ông ta đến một quán rượu, cất hành lý, tìm một bàn ngồi xuống. Sau đó gọi bình rượu nóng, uống mấy chén lót dạ, cuối cùng cũng ấm người lên được một chút.

Tôi nhìn ông ta nốc rượu ừng ực, biết ông ta no nê rồi, mới hỏi: “Được rồi, đã ăn uống no say, bây giờ thì nói đi, rốt cục ông đã tra ra chuyện gì rồi?”

Ông ta chép chép miệng, cười hì hì, rồi lấy từ trong túi hành lý ra một xấp giấy, vỗ vỗ lên bàn: “Xem cái này đi.”

Tôi cầm lên xem. Đó là một tờ báo cũ đã ố vàng, xem ngày tháng mới biết nó xuất bản năm 1974. Trên đó có dấu khoanh tròn một mẩu tin, là một bức ảnh đen trắng. Tuy nhìn không rõ cho lắm, nhưng tôi vẫn nhận ra trên ảnh chụp là một con xà mi đồng ngư, xung quanh còn có nhiều văn vật lẻ tẻ khác, hình như là một loại Phật châu tràng hạt gì đó.

Tuy nhiên hình dáng con cá này không giống với cái tôi có và cái của chú Ba. Đường vào ngôi mộ dưới đáy biển đặt một pho tượng, trên trán tượng chạm khắc một phù điêu hình ba con cá, con này hẳn là con nằm trên cùng của bức phù điêu. Nói vậy, tức là cả ba con cá này đều có thật. Tôi hỏi lão Hải: “Sao ông tìm được tờ báo này vậy? Đằng sau có bí ẩn gì chăng?”

Lão Hải nói: “Trong nhóm tui gần đây có một ông chủ lớn chuyên mua bán báo chí cũ, cậu biết đấy, kẻ có tiền muốn gì mà chả được. Cậu xem, đây là báo văn hóa Quảng Tây năm 74. Hắn muốn tui tìm đủ số báo từ tháng giêng đến tháng mười hai, tui phải lặn lội suốt hai tháng trời mới gom góp đủ đấy. Mấy hôm gần đây cần phải giao hàng, lúc kiểm tra lại, vừa nhìn lướt qua lại thấy ngay bản tin này. Cậu nói xem có khéo không cơ chứ? Tờ báo này ra năm 74, sang năm 75 là ngừng rồi, rất hiếm trên thị trường nha. Số cậu may thật đấy, tui mà không để ý chút nữa là xong hết luôn đó.”

Tôi liếc xuống nhìn chăm chú, phía dưới ảnh chụp là một mẩu tin ngắn dài khoảng ba trăm chữ, đại ý cá này tìm được ở Quảng Tây, trong một tòa tháp của một ngôi chùa Phật. Trải qua năm tháng mài mòn, đến một ngày ngọn tháp kia tự nhiên sụp xuống, lúc thu dọn đống phế tích người ta phát hiện ra một địa cung bên dưới. Trong địa cung có mấy quyển kinh thư đã ngấm nước nát rữa gần hết cùng một rương báu vật, trong rương lại chỉ có duy nhất con cá này. Các chuyên gia suy đoán rằng nó là di vật của tăng nhân nửa cuối thời Bắc Tống.

Bắc Tống? Tôi châm một điếu thuốc, dựa người vào ghế, trong lòng âm thầm suy tính. Giống xà mi đồng ngư này, con thứ nhất xuất hiện trong hầm mộ chư hầu cuối thời Chiến quốc, con thứ hai tìm thấy ở ngôi mộ dưới đáy biển thời cuối Nguyên đầu Minh, con thứ ba lại xuất hiện trong địa cung một ngôi Phật tháp thời Bắc Tống. Thế quái nào mà không gian thời gian lại chẳng liên quan gì đến nhau thế này.

Tôi lật giở mấy trang khác của tờ báo mới biết chỉ có mỗi mẩu tin về con xà mi đồng ngư thôi, nội dung còn lại cũng chẳng có gì mới mẻ. Tôi vẫn không biết gì về con cá này cả, nghĩ cũng thấy phiền muộn, bèn đứng lên.

Lão Hải nhìn vẻ mặt của tôi, mở lời: “Cậu đừng nhụt chí, tui còn nói chưa xong. Câu chuyện phía sau mới là đặc sắc nè.”

Tôi nhíu mày: “Là sao? Lẽ nào tờ báo này còn có thể moi móc biến hóa ra thêm thông tin gì nữa à?”

Lão Hải gật đầu, nói: “Ây dà, nếu có mỗi chuyện tờ báo thôi thì tui cần gì một thân một mình lết xác đến Hàng Châu tìm cậu, đúng không? Chuyện này ấy, còn phải kể từ lúc bắt đầu. Được rồi, cậu cũng đã qua lại quen biết nhiều, vậy có biết một người gọi là Trần Bì A Tứ không?”

Tôi nghe xong khẽ giật mình. Trần Bì A Tứ là một thổ phu tử nổi danh ở Trường Sa năm xưa, một tay sành sỏi, nhân vật tầm cỡ trong giới cùng với ông nội tôi. Nghe nói hiện giờ đã hơn chín mươi tuổi, kể từ khi mắt bị mù mười năm về trước đã không còn xuất hiện nữa, không rõ sống chết ra sao, chỉ biết ông nội tôi vẫn hay nhắc đến tên người này, có lẽ danh tiếng vẫn còn rất oách.

Có điều người này lại không giống với ông nội tôi. Ông ta là kẻ sống dựa vào lưỡi đao, không chỉ đơn giản trộm mộ thôi, mà bất cứ chuyện phóng hỏa giết người gì, miễn là có tiền, ông ta đều nhúng tay vào. Vì vậy thời trước giải phóng, người ta vẫn thường gọi ông ta là Thế Đầu A Tứ, ý nói ông ta giết người dễ như cạo đầu cắt tóc vậy, không hề do dự chút nào.

Nghe lão Hải nhắc tên người này, tôi có hơi bất ngờ. Bởi lẽ người này không phải nhân vật lớn cùng thời với bọn tôi, cho đến bây giờ tôi còn chưa gặp ông ta lần nào, chẳng nhẽ con cá này lại có liên quan đến ông ta? Câu chuyện phía sau xà mi đồng ngư, cho dù không liên quan đến tôi, nhưng chắc chắn cũng đáng để nghe kể một lần.

Lão Hải thấy tôi im lặng không nói câu nào, tưởng tôi không biết, bèn tiếp: “Chuyện của Trần Tứ gia cậu không biết cũng phải, ông ta vốn không phải người cùng thế hệ với chúng ta. Nhưng tui phải nói cậu hay, con xà mi đồng ngư trong tờ báo này là do chính tay ông ta lấy từ trong địa cung Phật tháp ra đấy. Sự tình không hề đơn giản như trong tờ báo nói đâu.” Nói đoạn ông ta liền kể lại chuyện năm xưa, có giản lược đi đôi chút.

Hóa ra năm 1974, Trần Bì A Tứ cũng đã gần sáu mươi tuổi. Khi ấy mắt của ông ta còn chưa bị mù, mà đó lại là thời kỳ mười năm loạn lạc. Do năm xưa, trước giải phóng, ông ta đã từng làm trung đội trưởng trong quân của Quốc Dân Đảng, sau lại có mấy năm làm thổ phỉ, cho nên thân phận ông ta là bất hợp pháp, chỉ cần bắt được là có quyền giết ngay tại chỗ. Vì vậy, ông ta chỉ có thể hoạt động tại vùng dân tộc thiểu số ở Quảng Tây, ngay cả thị trấn cũng không dám tiến vào nửa bước.

Vào đầu những năm Tứ cựu[1], rất nhiều di tích cổ đã bị đập phá gần hết. Trần Bì A Tứ đi qua rất nhiều địa phương ở Quảng Tây, bởi vì Quảng Tây thời cổ không được coi là thuộc Trung Nguyên, cũng không có mấy cổ mộ, cho nên trong suốt những năm đó, ông ta có thể nói là sống cũng hiền lành, trung thực. Nào ngờ năm ấy khi ông ta vừa kéo xe đòn chở hàng qua chốt kiểm kê lại tình cờ nói chuyện phiếm với mấy người dân tộc Mèo. Mấy người đó uống rất nhiều, có nhắc đến chuyện tòa tháp của ngôi chùa trong núi Con Mèo đã sụp, gây ra tiếng động rất lớn, cả nền đất cũng sụt xuống, lún thành một cái hố sâu hút. Đêm tòa tháp bị sụp, nhiều người còn nghe được tiếng kêu thảm thiết rất kỳ dị.

Trần Bì A Tứ nghe vậy thì lấy làm lạ, ông ta đã đến núi Con Mèo rất nhiều lần, ngôi chùa ở đó được tu sửa vô cùng kiên cố, sao lại có chuyện tòa tháp chùa bị sụp được? Hỏi ra tỉ mỉ mới hay, tòa tháp này cũng không hẳn là ở trên núi Con Mèo, mà nằm ngay ở rìa trung tâm của một ngọn núi gọi là “Núi Phật nằm”. Nơi này rất kỳ quái, bốn phía xung quanh đều là xóm làng, nhưng chính giữa lại là một vùng lòng chảo diện tích chừng hơn mười km vuông, độ cao so với mực nước biển rất thấp, bên trong cây cối rậm rạp, tán cây che phủ toàn bộ bầu trời. Thôn xóm nằm trên vách núi, rừng cây ở dưới vách núi, khoảng cách chênh lệch chỉ hơn một trăm mét nhưng lại là hai thế giới hoàn toàn khác nhau. Hơn nữa cũng không có đường từ thôn xóm xuống phía dưới, muốn xuống vùng trũng này chỉ có cách dùng dây thừng đu xuống.

Dân bản xứ nói chắc chắn là có đường vào vùng lòng chảo này, nhưng vì cây cối ở đây quá rậm rạp, đi lại khó khăn. Trước đây người Mèo thường xuống đó để săn thú và hái thuốc, nhưng thường những người vào trong đều biến mất một cách kỳ lạ, cho nên nếu không có việc quan trọng thì chẳng ai muốn xuống dưới đó làm gì.

Tháp cổ kia được xây dựng đúng ở nơi này. Gần như nằm ở ngay trung tâm của vùng lòng chảo, bình thường mọi người đứng từ trên vách núi trông xuống chỉ có thể nhìn thấy xa xa mái nhọn của ngọn tháp nhô lên giữa các tán cây rậm rạp. Hơn nữa, ngọn tháp bị cây cối dây leo bám đầy, phần bên dưới không thể nhìn rõ được. Người Mèo nói hơn mười đời trước đã biết nơi này có một ngọn tháp, thế nhưng không ai nghĩ đến việc trèo xuống dưới đó xem, cho đến giờ đã thành thông lệ rồi. Một ngày gần đây bỗng dưng có tiếng nổ lớn, chạy ra nhìn đã không còn thấy mái nhọn của ngọn tháp nữa, bấy giờ mới biết nó bị sụp. Về phần ngôi tháp cổ này, dân bản xứ có rất nhiều giai thoại. Theo lời một người già kể lại, ngôi tháp cổ này trước đây do một cao tăng xây nên, dùng để trấn yêu, giờ tháp sụp, yêu quái sẽ tràn ra ngoài làm điều ác. Tiếng gào thét thảm thiết quái lạ kia chính là tiếng yêu quái giãy giụa thoát khỏi kết giới.

Trần Bì A Tứ nghe xong cảm thấy cực kì hào hứng. Ông ta mơ hồ có cảm giác vị trí của ngọn tháp và tiếng kêu mà người Mèo nghe thấy lúc nửa đêm kia có vẻ không hợp lý. Hễ là kiểu người như ông ta đều có trực giác rất lạ, có thể suy ra được thông tin từ lời kể của người khác, cộng thêm một chút bản năng nữa. Về điểm này, ở thế hệ chúng tôi khó mà tìm được một người như thế.

Trần Bì A Tứ suy nghĩ một lúc, rồi quyết định đi xem xét thêm.

Quảng Tây núi non trùng điệp, có thể nói là đứng đầu cả nước. Trong đó, núi Con Mèo có địa thế quan trọng: dãy núi vắt ngang qua ba huyện Hưng An, Tư Nguyên, Long Thắng; là đầu nguồn của ba nhánh sông Ly Giang, Tư Giang, Tầm Giang, và kế tiếp đó là hai hệ sông lớn Trường Giang, Châu Giang. Nơi này có rừng nhiệt đới nguyên sơ rất rộng lớn, trong đó có ngọn núi lớn nhất chính là cao điểm Lão Sơn, là nơi năm xưa Hồng quân Trung Quốc từng trường chinh đánh địch (Việt :’<). Trong chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều máy bay ném bom của đội Phi Hổ đến viện trợ đã mất tích một cách bí ẩn ở đây, vì vậy nơi này còn có nhiều lời đồn thổi ma quái.

Trần Bì A Tứ đi qua nhiều con đường vòng vèo trắc trở mới đến được một ngôi làng trong núi Phật Nằm. Đứng trên một mô đất cao, nhìn xuống vùng đất trũng ở giữa với núi non bao bọc xung quanh, mẹ kiếp, ngọn tháp kia còn lớn hơn cả những gì ông ta đã tưởng tượng. Tháp sụp đè lên làm đổ gãy nhiều cây cối, cho nên giữa cả một vùng rừng rậm xanh mướt tự dưng xuất hiện một khoảnh trống trơn. Đứng trên núi Phật Nằm không thể nhìn thấy vùng đất trống đó có gì, thế nhưng Trần Bì A Tứ vừa nhìn đã gần như phát hiện ngay ở vùng tháp bị sụp đó cây cối đều bị lún xuống đất, trông rất lộn xộn. Xem ra bên dưới ngọn tháp quả nhiên còn có thứ gì đó, hơn nữa, nó còn lớn hơn cả ngọn tháp.

Tôi nghe đến đây đã biết đó chính là “Kính Nhi Cung”. Kính Nhi Cung là tiếng địa phương của người Trường Sa trước giải phóng gọi những kiến trúc nằm dưới lòng đất với quy mô và cấu trúc giống hệt như trên mặt đất, trông giống một cái bóng phản chiếu của tòa nhà xuống mặt hồ vậy, trên dưới hai đầu đều đối xứng nhau chằn chặn.

Kính Nhi Cung, Bắc phái còn gọi là Thoi Âm Dương, ý chỉ tổng thể kiến trúc giống như một con thoi cắm trên mặt đất, một đầu là cõi âm, một đầu là dương gian. Có điều, ngôi cổ mộ hoặc công trình cổ này cực kỳ hiếm, bởi vì đa phần các di tích trên mặt đất đều đã bị phá hủy cả. Do vậy, cách nói này từ mười năm trước Giải Phóng đã không còn được ai sử dụng.

Trần Bì A Tứ chỉ cần nhìn cây cối thay đổi dần theo thứ tự là biết ngay thứ được chôn phía dưới chính là Kính Nhi Cung. Khả năng phán đoán bậc này, nếu không phải là một người có bề dày kinh nghiệm thì không thể nào làm được. Tôi không khỏi thầm than một tiếng, rồi định thần lại, tiếp tục nghe lão Hải kể chuyện.

Lòng tham nổi lên, Trần Bì A Tứ đã hạ quyết tâm. Địa cung bên dưới Phật tháp chỉ có thể có ba loại: xá lợi, kim thân của cao tăng nào đó, hoặc là kinh Phật với số lượng khổng lồ. Cái gì cũng đều vô giá cả.

Tuy nhiên, ông ta lại không phải người địa phương, hoạt động ở vùng này không thuận tiện. Thứ nhất, ông ta thân phận đặc biệt, xuất thân không tốt, thứ hai, thời đó hai tộc người Mèo và người Hán vẫn còn đang tranh chấp không ngừng, mấy ngôi làng ở đây đều là của người Mèo, nếu đi bậy vào có thể sẽ khiến người khác nghi ngờ.

Cân nhắc hết lần này đến lần khác, cuối cùng ông ta nghĩ ra được một kế sách. Ông ta bỏ nhiều tiền thuê một người Mèo địa phương dẫn đường, tự xưng mình là cán bộ trí thức lão thành từ bên ngoài về đây chi viện cho vùng biên giới[2], cách đây không lâu có một học trò của mình bị ngã xuống vách núi này. Người Mèo tính tình chất phác, không rành sự đời, nào có biết đây chỉ là quỷ kế. Anh ta vừa nghe có người bị ngã xuống núi, đã lập tức thông báo cho cả làng. Những thanh niên trai tráng người Mèo hò nhau buộc dây thừng vào một cái gùi, thả Trần Bì A Tứ cùng vài người thanh niên đi theo hỗ trợ lần lượt xuống vách núi.

Theo trí nhớ của Trần Bì A Tứ, lúc đi xuống hơn trăm mét vực này giống như là đang bước chân xuống âm tào địa phủ. Vách núi vô cùng hiểm trở, thể trọng của người khiến mấy sợi thừng căng sít, đặt mông ngồi trong gùi, chỉ cần một ngọn gió thổi qua là cả người lại bồng bềnh xoay tròn như con quay, cực kỳ chông chênh. Cho đến khi ông ta đi qua tầng tầng tán cây dày đặc, xuống tận đáy rừng sâu, thì cũng chỉ còn lại nửa cái mạng.

Dưới tán rừng rậm u ám tối tăm hầu như không thấy ánh mặt trời, trong không khí lại lởn vởn mùi khí metan. Ở đây cây cối có rất nhiều loại, nhưng xuất hiện nhiều nhất vẫn là rêu xanh. Bùn đất rất xốp, gần như không thể đứng thẳng được.

Sau khi xuống đến nơi, Trần Bì A Tứ giả bộ mình bị kiệt sức (thực ra là sợ quá nên giấu thôi), ra một chỗ mà ngồi thở dốc. Thủ lĩnh người Mèo trông ông ta không còn trẻ nữa, có thể nói là sắp thành lão già đến nơi rồi, nên cứ để ông ta ngồi đó chờ, còn mình thì đốt đuốc cùng những người khác lùng sục, tìm kiếm theo phương hướng mà ông ta đã chỉ.

Khi đám người vừa đi khỏi, Trần Bì A Tứ lập tức móc ra một cái la bàn, dựa theo vị trí đã ghi nhớ trước đó, chui vào sâu trong khu rừng thẳm. Ông ta ước lượng, khu rừng này tương đối rộng, người Mèo muốn đi hết cũng mất cả buổi tối, với bản lĩnh cả ông ta, hẳn chừng đó thời gian cũng đủ để tìm được lối vào Kính Nhi Cung rồi quay về chỗ cũ. Chỉ có một điều đáng tiếc là lúc này ông ta lại không có đầy đủ trang bị cần thiết, có thể vào đến nơi hay không còn phải xem phúc phận ông ta thế nào đã.

Lơ ngơ đi trong rừng suốt bốn tiếng đồng hồ, dựa vào la bàn cộng với tính quyết đoán có được từ bao nhiêu năm lăn lộn vào nam ra bắc, Trần Bì A Tứ cuối cùng cũng đến được vùng núi Phật Nằm trong kế hoạch, hay cũng chính là một tòa tháp bốn cạnh – di tích của ngôi chùa xưa.

Càng bước sâu vào trong, Trần Bì A Tứ càng thấy nhiều những mái hiên trơ trọi hay các bức tường đổ nát, hiển nhiên kiến trúc cổ ở đây đã chẳng còn sót lại chút gì, chỉ còn lại một ít nền với tường vỡ, hòa lẫn cùng với thảm thực vật dày đặc ở nơi đây, không thể nhìn rõ kiến trúc ban đầu là gì. Tuy nhiên xem quy mô thì ngôi chùa này phải có diện tích vô cùng rộng, ngọn tháp kia bị đổ ắt phải chiếm một khoảng đất rất lớn, nhưng đứng từ nơi đây vẫn khó lòng thấy rõ được vị trí cụ thể của nó ở đâu.

Trần Bì A Tứ đã không còn trẻ, đi loanh quanh hồi lâu cũng bắt đầu nhụt chí. Đang định ngồi xuống nghỉ ngơi, bỗng trước mắt lóe lên một cái, ông ta thấy trong bụi cỏ bên cạnh một mặt tường vẫn còn nguyên vẹn đặt một cái bao. Cái bao ấy bỗng dưng khe khẽ động đậy, bên trong bao hình như còn bọc thứ gì đó. Trần Bì A Tứ giật mình hoảng sợ, nhảy bật ra ngoài, đồng thời bắn một viên đạn sắt về phía cái bao. Đến khi nhìn lại, chỉ thấy trong cái bao nơi vách tường đầy dây leo có một thi thể người Mèo đã khô quắt. Thế nhưng, phần bụng thi thể không biết vì sao lại hơi hơi động đậy, như thể bên trong có thứ gì đó đang quẫy đạp.

Chương 3. Kính Nhi Cung.

Editor: Earl Panda

Beta: Thanh Du

~0O0~

Đối với Trần Bì A Tứ, gặp người chết là chuyện hết sức bình thường. Không phải xác ướp bánh tông mò ra từ cổ mộ thì cũng là kẻ xấu số do chính ông ta giết hại, đếm sơ sơ cũng không hết. Ông ta quay ra nhìn thấy cái xác, tinh thần liền thả lỏng, bụng nhủ thầm chả biết thằng quỷ xui xẻo nào lại lăn ra chết ở chỗ này, đã thành con mực khô rồi mà còn đi hù dọa người ta.

Tuy nghĩ vậy nhưng Trần Bì A Tứ tay vẫn kẹp một viên đạn sắt. Tuyệt chiêu tay không bắn đạn sắt ông ta đã khổ luyện từ bé, đến giờ có thể nói là bách phát bách trúng, hơn nữa, viên đạn ông ta búng ra bay đi với tốc độ cực nhanh, người thường có lẽ còn chưa kịp nhìn thấy động tác của ông ta thì đã bị bắn cho mù mắt luôn rồi.

Nhìn trang phục của thi thể người Mèo này, có thể chắc chắn anh ta đã chết không mười năm thì cũng phải đôi ba năm rồi. Về cơ bản, quần áo đều đã mục nát hết, chẳng qua phần lớn thi thể bị mấy loại cây họ dương xỉ, ba địa[1] và rong rêu mục bao phủ nên phục sức đặc trưng của người Mèo vẫn còn khá nguyên vẹn. Nhưng trải qua bao nhiêu năm dầm mưa dãi nắng như thế, không hiểu sao thi thể này vẫn chưa bị phân hủy hết, mà trông chỉ như bị hao đi chút nước thôi?

Phần bụng thi thể vẫn còn hơi cử động, Trần Bì A Tứ càng nhìn càng thấy quái lạ. Ông ta là người có cách hành sự đặc biệt. Ví như nếu là tôi lúc ấy thì chắc chắn đã quay đầu bỏ chạy từ lâu rồi, nhưng Trần Bì A Tứ từ nhỏ đã tôn thờ câu “tiên hạ thủ vi cường”, ông ta trong đầu vừa nghĩ, tay đã “Bụp bụp bụp” búng ra ba viên đạn, cả ba viên đều nhắm vào trúng vùng bụng của thi thể, trong lòng nghĩ, mặc kệ mày là cái quái gì, cứ đánh chết đã rồi tính.

Lực bắn của viên đạn sắt cực mạnh, hầu như khiến thi thể bị đánh nát làm hai nửa. Nửa người dưới vừa tách ra, Trần Bì A Tứ tức thì nhìn thấy bên trong trào ra một loại chất nhầy màu vàng không biết tên, bọc bên ngoài một lượng trứng rất lớn. Không ít trứng đã được ấp nở, biến thành một đống sâu màu trắng giãy dụa trong chất nhầy. Nhìn thoáng qua, trông nó có vẻ giống một thứ mà ông ta vô cùng quen thuộc: tổ ong. Ngay sau đó, từ vết thủng trên thi thể người túa ra một đàn ong địa hoàng[2].

Trần Bì A Tứ chửi một tiếng, trong bụng thầm than thật xui xẻo, hóa ra là ong địa hoàng làm tổ trong thi thể này. Nọc của ong địa hoàng có độc tính rất mạnh, lại cực kỳ hung dữ, đúng là số ông ta quá đen.

Mắt trông thấy ong địa hoàng bắt đầu túa ra thành cả một màn sương đen đặc, Trần Bì A Tứ bỗng cái khó ló cái khôn, lôi từ trong ba lô đồ tùy thân ra một cái xẻng gấp của quân giải phóng, xúc một xẻng đầy đất bùn ẩm, hất mạnh lên vết thủng của thi thể hòng lấp hết đám ong địa hoàng đang ào ào túa ra, sau đó xoay người bỏ chạy.

Đám ong địa hoàng đã ở bên ngoài liền ùa lên, ông ta vừa dùng quần áo đập liên tục, lại vừa chạy loạn không cần nhìn phương hướng. May mà ban nãy nhanh tay xúc một xẻng đất bùn nên mới chỉ mất có mấy cái túi. Chờ đến khi ông ta dừng lại để thở gấp, phủi phủi mấy con ong địa hoàng còn bám lại trên người, nhìn quanh quất thì không biết mình đã chạy đến nơi nào rồi.

Trần Bì A Tứ rút mấy con ong đã kịp đâm vào người mình, cơn đau buốt ập đến khiến ông ta phải nghiến răng. Trong bụng vẫn thấy quái lạ, tại sao trong xác chết lại có ong địa hoàng làm tổ nhỉ? Loài ong độc này thường sống dưới lòng đất, giống như loài kiến vậy. Vào sâu trong rừng mưa Quảng Tây, đôi khi còn có thể nhìn thấy hàng đống tổ ong nhấp nhô như những ngọn đồi con con. Người đi đường không biết, lại tưởng tổ kiến, đào lên tìm kiến, thế là trong khi anh ta còn chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì đã bị đàn ong xâu xé đến mức biến thành một quả bóng gai.

Ở mảnh đất Vân Nam, Quảng Tây này, đối với kiến thức về côn trùng sâu bọ thì người thường cũng không hiểu biết nhiều, Trần Bì A Tứ chỉ có thể tự trách số mình quá xui. Ông ta vừa tự xử lý vết thương, vừa quan sát xung quanh. Sau khi leo lên một gò núi, ông ta bỗng ngây ngẩn cả người.

Chỉ thấy một ngọn tháp bằng đá rất lớn sụp xuống ngay trước mặt, dưới chân gò núi mà ông ta đang đứng. Có vẻ như thân tháp vốn có sáu cạnh đều nhau (không thể thấy rõ được), đồ sộ hùng vĩ, xà rộng, mái xen mái[3]. Dùng dao gạt hết lớp rêu xanh và cây leo quấn trên bề mặt ra, ông ta mới thấy trên thân tháp có khắc những bức phù điêu bằng đá vô cùng tinh tế. Tuy nhiên, tòa tháp này rõ ràng đã từng bị thiêu hủy, cho nên tất cả các bộ phận còn lại của tòa tháp đều có những vết cháy sém màu đen, có thể vụ cháy chỉ là do tai nạn.

Toàn bộ thân tháp, nóc tháp và chóp tháp[4] đều rạn nứt cả, sau cơn sụt lún đã đổ vỡ thành nhiều khối đá lớn. Thân tháp quá nặng, một phần của tháp lún hẳn xuống lớp bùn đất của khu rừng mưa. Từ dưới chân tháp, cây cối chen nhau mọc lên nhiều không kể xiết.

Trần Bì A Tứ mình đầy kinh nghiệm, biết loại tháp này gồm có địa cung, chân tháp, thân tháp, đỉnh tháp và chóp tháp cấu tạo nên. Chóp tháp nằm ở nơi cao nhất của ngọn tháp, trên chóp có tu di tọa, ngưỡng liên, phúc bát, tương luân và bảo châu[5]. Phía trên tương luân còn có bảo lọng, viên quang, ngưỡng nguyệt[6] và bảo châu. Nói chung, trên đỉnh tháp này hẳn là có một thứ gì đó như châu ngọc, cực kì có giá trị.

Ông ta đi dọc theo thân tháp, đến bên cạnh chóp tháp. Có lẽ khi bị đổ, chóp tháp đã đụng trúng phải một cây Vân sam cao lớn, kết quả là chưa rơi xuống đất đã gãy, đầu chóp cắm ngập vào đất, tu di tọa thì vỡ vụn. Trần Bì A Tứ xem xét mức độ hư hại, xác định bảo châu chắc chắn giờ đã biến thành “bảo bánh” rồi, chả còn giá trị gì nữa.

Ông ta lại đi xuống phía chân tháp, ở đây có một phần của đoạn tháp vẫn còn nguyên vẹn. Bò vào thì chỉ thấy bên trong toàn đá vụn, phía dưới chắc chắn có địa cung. Đáng tiếc, đường xuống địa cung đã bị phong kín ngay từ khi bảo tháp được dựng nên, hơn nữa, tháp sụp xuống khiến cả tấn gạch đá vùi lấp mất đường xuống, chỉ với một cái xẻng, muốn đào đến địa cung có khi phải mất nửa năm là ít.

Trần Bì A Tứ nhìn la bàn, lúc xuống dưới này đã là chạng vạng, sắc trời u ám, còn giờ đây trăng đã treo đỉnh đầu. Mình không mang đuốc, mà giờ đã đi xa như vậy, chẳng biết phải về đường nào, xem ra phải giả vờ bị lạc đường rồi chờ người Mèo đến cứu thôi. Nghĩ đoạn, ông ta kiếm một cành cây gãy và ít lá khô, nhóm một đống lửa trại nhằm thu hút sự chú ý của người khác, còn mình thì lại chui vào chân tháp, bò lên nơi cao nhất để trông ra bốn phía xem mình đang ở nơi nào.

Căn cứ vào hình ảnh núi Phật Nằm khi nhìn từ trên cao xuống, cộng với phán đoán của riêng mình, vị trí lúc này của ông ta hẳn là nơi cây cối mọc lộn xộn nhất. Mặt đất ở đây hình như hơi trũng hơn so với bốn phía xung quanh một chút, đó là vì cửa địa cung bị đất tạp (đất bụi từ kiến trúc, đất bụi theo thời gian) vùi lấp mất, cũng là vì khí hậu đặc trưng của Quảng Tây khiến các tầng đất chứa nhiều nước, không rắn chắc. Hơi nước càng thấm vào sâu, bùn đất ở dưới càng hình thành nhiều bọt khí, có một lực lớn tác động lên là cả tầng bùn đất đó sụp lún xuống như đập bẹp một cái bánh bao không nhân.

Như vậy, Trần Bì A Tứ lập tức rút ra hai kết luận. Thứ nhất, địa cung này lớn, nhưng không sâu, giờ chỉ cần không quá hai mươi phút là đào xuống đến nơi. Thứ hai, bùn đất này tương đối xốp, sẽ không làm tiêu hao quá nhiều sức lực.

Lúc này, ông ta liền lâm vào do dự, rốt cuộc có nên vào địa cung này rồi hẵng trở ra hay không. Thực ra, để sau này hẵng quay lại đây cũng không phải chuyện khó khăn. Nhưng Trần Bì A Tứ, cũng như tất cả những tên trộm mộ khác, một khi đã biết rõ dưới đó có gì thì tuyệt đối không thể kìm được lòng hiếu kỳ.

Cuối cùng, ông ta cắn răng một cái, nghĩ bụng thôi kệ mẹ nó, nghĩ nhiều làm gì, thứ dưới lòng đất này ông đây đã thèm muốn rồi, lát nữa đám người Mèo mọi rợ kia mà tìm được đến đây, ông giết hết rồi ném vào địa cung thì có mà trời biết đất biết không ai biết.

Trần Bì A Tứ lấy cái xẻng gấp ra. Ông ta không mang theo xẻng Lạc Dương, cũng không có cách nào để định vị, với lại Phật tháp này suy cho cũng cũng là của hiếm. Bên trong không có quan tài, cũng không có thứ của nợ gì nhảy xổ ra, cho nên ông ta dựa vào trực giác, bắt đầu đào một lối vào ngay sát chân tháp.

Rất nhanh, ông ta đã chạm đến nóc địa cung. Nóc địa cung lại không dùng đá tảng xây nên, mà dùng cả thân cây cắt thành những khối vuông đều chằn chặn, đắp lên làm nóc. Ông ta mừng quýnh, dùng cưa khoét một góc khúc gỗ, tức thì khúc gỗ mục nát liền rơi vào bên trong địa cung, không lâu sau vọng lên tiếng vang. Ông ta liền cuống quít lấy đèn pin ra, soi vào bên trong.

Kính Nhi Cung quả đúng như tên, mặt trên có bao nhiêu tầng tháp, mặt dưới có từng ấy tầng địa cung, cho nên địa cung này cực kỳ sâu. Từ trên cao nhìn xuống, ở giữa mỗi tầng không có sàn gác, chỉ thấy phía dưới đen kịt, tối như hũ nút.

Đèn pin chiếu xuống chỉ thấy những làn sương trăng trắng, chẳng biết bên dưới là cái gì.

Trần Bì A Tứ nhớ đến lời của mấy người Mèo nói, phần dưới tháp để trấn giữ yêu quái, cũng không khỏi có chút lo lắng. Tuy nhiên, lo lắng qua mau, hiện tại chỉ có nhiệt huyết dâng tràn. Ngay lập tức, ông ta liền cảm thấy không khí trong địa cung không thành vấn đề. Ông ta móc hai chân vào khúc gỗ trên nóc đỉnh, xoay người treo ngược thân mình như một cái lưỡi câu, đầu hướng xuống lòng địa cung, sức nặng toàn thân đều dồn cả vào hai chân.

Sau khi treo người xuống, trước tiên, ông ta chỉnh lại tư thế một chút, rồi chiếu đèn pin lên vòm trần bằng gỗ của địa cung. Loại địa cung kiểu này bố trí rất nhiều cơ quan, cách thức có phần giống cổ mộ, có lẽ chứa rất nhiều trang sức. Trần Bì A Tứ chiếu đèn pin một vòng, chợt phát hiện trên trần gỗ của địa cung có khắc một lượng kinh văn đồ sộ.

Kinh văn khắc vào gỗ, quét lên một lớp sơn son, chính là chữ Phạn. Trần Bì A Tứ chữ Hán còn chả biết nhiều, kinh văn gì gì đó đương nhiên là xem không hiểu.

Thế nhưng, bản năng cho ông ta biết đây quả thực là thứ để trấn ma hay hàng yêu gì đó, trong lòng không khỏi thầm than, không biết cái địa cung này để phong ấn thứ gì đây?

Nhìn xuống dưới nữa, ông ta mới thấy rõ hơn. Mỗi một tầng đều có một vòng tường bao quanh nhô lên cao, từ trên nhìn xuống, từng tầng từng tầng xếp đều nhau trông như một cái bậc thang khổng lồ. Mỗi tầng đều có những bức tượng La Hán mặc tăng bào màu đen kích cỡ như nhau, màu sắc sặc sỡ, vô cùng tinh xảo. Tất cả các pho tượng đều cúi đầu, nhìn xuống dưới đáy địa cung tối mịt. Toàn bộ địa cung tổng cộng có hơn mười tầng, mỗi tầng đặt đầy các bức tượng La Hán với đủ loại động tác, tư thế, phỏng chừng phải hơn trăm pho.

Trần Bì A Tứ nhìn những bức tượng La Hán này, trong lòng cực kì căng thẳng, nhưng lại không rõ mình đang sợ hãi cái gì, trong đầu không khỏi nảy lên ý định lùi bước.

Chiếc đèn pin trong tay lại tiếp tục di chuyển, ông ta muốn nhìn xem ngoài mấy bức tượng La Hán thì còn gì nữa không. Lúc này, đột nhiên tay ông ta cứng đờ, ánh sáng từ đèn pin dừng lại, chiếu thẳng vào một vị trí.

Cách ông ta chừng sáu bảy tầng, ở một vòng tường nhô lên cao, có một bức tượng La Hán vô cùng quái gở. Bức tượng La Hán này hoàn toàn không giống mấy bức tượng khác, khuôn mặt không nhìn xuống dưới địa cung mà lại ngẩng đầu lên, mặt đối mặt thẳng với Trần Bì A Tứ, chòng chọc theo dõi ánh mắt đang nhìn khắp xung quanh của ông ta. Ánh đèn pin vừa chiếu tới, khuôn mặt trắng bệch dữ tợn lập tức hiện ra, nếu không phải bức tượng đứng im không nhúc nhích gì thì xém chút nữa ông ta còn tưởng mình gặp ma quỷ rồi.

Trần Bì A Tứ sợ đến lạnh cả xương sống, trong phút chốc không dám động đậy gì nữa, hai chân cũng như nhũn ra, người bắt đầu trượt xuống.

Nói đến ma quỷ, Trần Bì A Tứ thật ra không sợ gì cả. Ông ta đã giết quá nhiều người, có thể nói là tội ác tày trời, sao vẫn chưa thấy con ma nào hiện về báo thù? Tuy nhiên, ở cái thời của ông ta, ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi tư tưởng mê tín dị đoan. Trần Bì A Tứ cho rằng, mình có thể hồ đồ suốt nhiều năm như vậy, âu cũng là do tổ tiên phù hộ.

(Con người, chung quy cũng đều có một phần tín ngưỡng, người hành nghề bất chính[7] thì bái Quan Công. Trong giới trộm mộ, người Bắc phái bái thần Chung Quỳ, Nam phái thì không, nhưng ở Trường Sa có người giải thích rằng, người Nam phái đã từng có thời bái lạy Hoàng Vương.

Hoàng Vương là gì? Hoàng Vương, hay Hoàng Sào, “Mãn thành tận đái hoàng kim giáp”, chính vị này. Vì sao lại bái người này? Nghe các bậc trưởng bối nói, có nhiều lý do. Thứ nhất, người này có thể nói là kẻ giết người hạng nhất. Dân gian lưu truyền: Hoàng Sào giết tám trăm vạn (8 triệu) người, đều là những người tai kiếp mệnh khó thoát. Tức là ý gì?  Chính là ý, ông ta giết người là giết có chỉ tiêu, có mức độ, không giết hết tám trăm vạn thì không hoàn thành nhiệm vụ. Ngoài ra, không biết là tiểu thuyết nào viết, hay chính là truyền thuyết dân gian Trung Quốc nói quá lên, rằng Hoàng Sào chính là La Hán Mục-kiền-liên (không phải Dịch Kiến Liên) chuyển thế, vị này đã vì cứu mẹ mình khỏi địa ngục mà giải phóng mất tám trăm vạn ngạ quỷ, vì vậy, Phật Tổ để ngài chuyển thế, giết tám trăm vạn người đền bù cho địa ngục. Nói cách khác, ngài trở về là thay Phật Tổ tuyển dụng nhân công lao động =]])

Một pho tượng ngẩng mặt ông ta cũng không sợ gì, thế nhưng, khuôn mặt ấy khéo làm sao lại đối diện ngay với mặt ông ta, ông ta cảm thấy có nét gì đó quái lạ. Lẽ nào ngay lúc xây địa cung, người thiết kế đã đoán được vị trí ông ta đào xuống, bèn sắp xếp bức tượng như thế để dọa ông ta sợ mất mật chơi?

Chương 4 – Hơn một người

Editor: Phoebe Irene

Beta: Thanh Du

~0O0~

Trần Bì A Tứ càng nghĩ càng thấy sợ, nhưng ông ta đã ở tuổi năm mươi gần sáu, kinh nghiệm sành sỏi chừng ấy năm đương nhiên tôi không thể so sánh. Sau sợ hãi chắc chắn sẽ là yếu đuối, ông ta tự nhủ đồ con lừa, nhìn cái gì mà nhìn, thế rồi tay nhanh như chớp lấy ra mấy viên đạn sắt, hai chân dùng lực cố định cơ thể, bắn đoàng đoàng hai phát đánh thẳng vào bức tượng La Hán mặt trắng ngước lên nhìn trời kia.

Tôi đã nói rồi đó, phương châm sống của Trần Bì A Tứ chính là tiên hạ thủ vi cường, những lời này ông nội tôi đã nhắc đi nhắc lại không dưới một lần. Có thể nói trên giang hồ vốn là như thế, đạo lý này tưởng chừng đơn giản nhưng lại vô cùng hữu dụng. Hai viên đạn sắt bắn ra không hề nương tay, bỗng nghe hai tiếng trầm đục, thì ra đã bắn trúng mắt pho tượng La Hán mặt trắng kia, vừa bắn trúng hai hốc mắt đã vỡ toác, còn viên đạn thì bật ra ngoài, rơi xuống đáy Kính Nhi Cung.

Nếu đó là người thật đảm bảo đã bị đánh mù, qua đó đủ thấy chiêu thức này tàn độc cỡ nào. Pho tượng La Hán kia tuy làm bằng đất nung cũng không chịu được va đập mạnh như thế, sau va chạm hai con mắt của La Hán đã thành hai cái hố sâu, thoạt nhìn thì thấy trống rỗng quái đản, nhưng cảm giác so với vừa rồi đã đỡ hơn rất nhiều.

Trần Bì A Tứ thở phào một hơi, trong lòng cười khẩy, thầm nghĩ mấy cha hoà thượng thối này, cái gì mà tứ đại giai không chứ, chẳng phải cũng chỉ suốt ngày ru rú trong đây bày trò quỷ để hù người sao. Nghĩ rồi lấy ra một cái vuốt thằn lằn, một đầu móc lên khung gỗ của trần cung, một đầu nối liền với sợi dây thừng đơn bằng da hải tượng buộc trên mắt cá chân rồi thả mình xuống, sợi dây đàn hồi cứ thế giãn dần ra. Dùng dây da hải tượng là kinh niệm mà Trần Bì A Tứ đúc kết ra được sau nhiều năm trộm mộ, khả năng chịu lực của nó chỉ đứng sau dây thép, hơn nữa còn có thể kéo giãn. Vả lại Trần Bì A Tứ có vóc dáng thấp bé gầy gò, cuốn dây này quanh eo cũng chỉ mất hơn mười vòng, mặc quần áo lên rồi chẳng ai nhìn ra được nữa, có khả năng đối phó với độ sâu trên dưới mười mét.

Có điều Kính Nhi Cung này đâu chỉ sâu hơn mười mét, Trần Bì A Tứ thả hết cuộn dây thì vẫn còn cách đáy cung một khoảng rất xa.

Nhưng theo những gì ông ta thấy khi hạ xuống, đã có thể nhìn được hình dạng những thứ bên dưới. Nền đáy cung hình như làm bằng cẩm thạch, trải qua nhiều năm địa chấn cộng với bong tróc tự nhiên nên bên trên rải rác vô số mảnh vụn, chính giữa đáy cung là một toà bảo tháp nhỏ xíu màu trắng không biết làm từ ngọc thạch hay là ngà voi, phía trên che một tấm “Bảo trướng” bằng sa mỏng gần như trong suốt cho nên không thể nhìn rõ bảo tháp mà chỉ thấy một màu trăng trắng mơ hồ.

Trần Bì A Tứ không hiểu biết nhiều lắm về những thứ như Phật tháp hay phù đồ, cái này liên quan tới thế hệ dân không biết chữ thời trước giải phóng. Thổ phu tử ở Trường Sa có một câu châm ngôn: Vạn hộ hầu (1) không sánh bằng phù đồ, chính là ám chỉ của báu trong mấy cái địa cung dưới tháp Phật thường thường còn xa xỉ hơn lăng mộ của vạn hộ hầu. Trần Bì A Tứ tuy đã nghe qua câu này nhưng tiếp thu không đủ sâu sắc, nếu đổi lại là tôi thì lúc đó đã đoán ra thứ trước mặt mình là gì.

Bảo tháp nhỏ xíu dưới đó chắc chắn là bát trùng bảo hàm chứa xá lợi Phật, chính là một bộ tám hộp chiếc này chứa chiếc kia, đây là đồ chuyên dụng của nhà Phật. Hơn nữa xá lợi trong đó chính là ba nghìn thế giới cùng lục đạo luân hồi, tạm thời chưa cần biết nằm trong đó có thật sự là Phật cốt không hay chỉ là cốt mô phỏng từ ngọc thạch, chỉ cần biết nó là bát trùng bảo hàm thì trời ơi… Giá trị của món này nhất định không thể tính toán.

Tôi nghe đến đó thì cảm thấy có điểm đáng ngờ, nếu quả thực Trần Bì A Tứ đã trộm Bát trùng bảo hàm ra từ trong địa cung, vậy thì tại sao những thứ này lại xuất hiện trên mặt báo? Chẳng lẽ lúc ấy ông ta chỉ cách bảo vật trong gang tấc, lại vì lý do nào khác mà buông tha? Dựa vào tính cách của hạng người này thì chuyện như thế không thể xảy ra được.

Lão Hải không thấy tôi đang thất thần, cứ thế thao thao bất tuyệt, có điều cách ông ta kể rất dài dòng. Tôi cũng không chen vào nổi, đành phải tiếp tục nghe ông ta chém gió.

Sau khi Trần Bì A Tứ nhìn thấy bảo tháp, tuy còn chưa rõ dưới đó là thứ gì, nhưng chắc chắn cũng không quá tệ. Bây giờ chỉ cần xuống được dưới đó hiển nhiên sẽ bội thu, nhưng vấn đề là làm sao mà xuống.

Chỉ tiếc ông ta không mang theo đầy đủ dây thừng, sớm biết thế này chi bằng vừa rồi cứ lui về đã, chuẩn bị chu đáo hẵng quan lại, cũng không đến nỗi rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan thế này.

Ông ta lại chiếu đèn pin khắp xung quanh, trong lòng kinh hãi, không khỏi thầm kêu thôi chết mịa nó rồi.

Hoá ra đáy cung không phải đất vàng mà là một ụ đất rất lớn, vừa nhìn qua đã biết đó vốn là một cái tổ ong địa hoàng.

Nhìn theo hướng ụ đất, có thể thấy trên vách địa cung có một cửa đá cao khoảng nửa thân người, trổ ra ở vị khí rất khuất, ụ đất chính là từ nơi này tiến vào “sinh trưởng”.

Xem ra bốn phía của Kính Nhi Cung này còn phải phụ thuộc vào kiến trúc trên mặt đất, hơn nữa rất có thể cũng không hề bị phong kín, kết quả là khiến nơi này trở thành một sơn trang nghỉ dưỡng đông ấm hè mát cho lũ côn trùng. Từ nơi này nhìn xuống, tổ ong cũng không lớn lắm, chỉ e phần nấp sau cánh cửa kia mới thật sự kinh khủng. Cũng khó trách tổ ong này xây được lớn như thế, nơi đây là một công trình nhân tạo ngầm dưới lòng đất, mưa gió không lọt, quả là một “địa bàn tốt”, xem ra mấy lão ong trong tổ ong này cũng biết xem phong thuỷ.

May mà vừa rồi khi cưa thanh xà gỗ lấy đường xuống, thanh xà rơi vào khoảng giữa mấy bức tượng La Hán chứ không đụng trúng tổ côn trùng, nếu không lúc đó trông ông ta có khác gì xâu lạp xường treo lủng lẳng, có muốn trốn cũng không kịp, bị lũ ong này bu kín, chỉ e sẽ bị người đời sau đem ra làm trò cười thiên cổ.

Nhưng cứ thế này thì cũng phiền toái, chỉ cần chân vừa chạm đất, dù anh rón rén đến thế nào thì di chuyển một toà tiểu tháp trong không gian nhỏ như thế cũng không thể không kinh động đến bọn ong đất kia.

Trần Bì A Tứ cân nhắc sơ qua cũng hiểu rõ không thể đi xuống, nếu muốn lấy đồ ra thì chỉ còn một cách.

Đến đây không thể không nhắc tới lai lịch của Trần Bì A Tứ, người này thuở nhỏ lớn lên trong một làng chài ở vùng duyên hải Chiết Giang, khi người Nhật đánh đến nơi mới chạy nạn tới Trường Sa, thế nên ông ta dùng phương ngữ Trường Sa không trôi chảy chút nào. Nhưng Trần Bì A Tứ lại cực kì thông minh, từ thời xưa thổ phu tử có tục không truyền nghề cho người tỉnh khác, ông ta là một trường hợp rất hiếm hoi.

Thời gian Trần Bì A Tứ ở Hải Diêm đã luyện được một tuyệt chiêu, chính là bắt cua trên bãi bùn. Dĩ nhiên không phải dùng tay bắt, vật Trần Bì A Tứ dùng để bắt cua có tên là “Cửu trảo câu”.

Thứ này cũng giống như phi hổ trảo trong phim võ hiệp hay tam câu trảo thường được bộ đội đặc chủng dùng để leo vách núi. Nhưng loại móng vuốt này lại có tới chín móc, sắp xếp rất khít thành một vòng tròn khép kín, khi bắt cua thường sẽ lấy dây thừng cột vào phần chuôi móc, khi thấy cua ló đầu lên khỏi bãi bùn thì vung ra, một lần móc được một con cua. Sau đó kéo thêm một cái, con cua sẽ bay ngược về chui tọt vào giỏ.

Theo ghi chép trong bản bút ký của ông nội tôi, công phu này có thể chính xác tới mức người sử dụng nó khi vung ra có thể câu về một quả trứng gà cách mình 20m mà không hề làm nó rơi vỡ, quả thực rất thần kỳ. Nếu xa hơn có thể dùng gậy để vung ra, cũng sẽ vô cùng chính xác.

Trần Bì A Tứ lúc này không nghĩ ra cách nào khả thi, đành phải cắn răng quyết định thể hiện bản lĩnh nhà nghề. Đầu tiên ông ta đu vào chỗ mấy bức tượng La Hán, men theo đó mà từ từ leo xuống dưới. Đến khoảng cách hợp lý, Tràn Bì A Tứ lấy cửu trảo câu ra, vung đầu móc xuống dưới, vẽ lên một vòng cung nhỏ. Móc câu đã móc vào bảo trướng, cũng may vật này rất nhẹ, không giống với đá xanh thường thấy. Trần Bì A Tứ vung tay một cái hất bảo trướng lên, đáp xuống đầu một bức tượng La Hán. Lại thay đổi lực đạo trên tay một chút, móc câu lập tức thoát ra quay về chính chủ.

Kế tiếp là phải gỡ bỏ tháp ngọc thạch hay ngà voi gì đó đi. Có điều không biết nó là vật liệu gì nhưng dùng cửu trảo câu không tài nào kéo lên được, Trần Bì A Tứ vung cửu trảo câu móc lấy tháp báu, giật vài cái cũng không hề thấy nó xê dịch chút nào.

Kiểu này không nửa tấn thì cũng tới năm trăm cân, Trần Bì A Tứ chửi thầm một tiếng.

Ông ta đưa đèn pin quét qua thân tháp, nhìn đến chân tháp thì thấy có bốn cây cột nhỏ. Tháp này tất nhiên là một bản mô phỏng của cái tháp trên đỉnh đã sập, cấu trúc cũng không khác biệt cho lắm, bốn cây cột chống đỡ toàn bộ trọng lượng thân tháp. Bảo hàm nằm chính giữa mấy cây cột, chẳng qua là do góc độ chưa chính xác, nếu câu cẩn thận hơn thì vẫn có thể kéo lên được.

Lúc này Trần Bì A Tứ đã rất sốt ruột, ông ta đoán chừng từ lúc xuống đây cũng đã được bốn giờ. Vừa rồi loáng thoáng còn nghe thấy tiếng cười, không chừng mấy người Mèo kia đã đến gần chỗ này, không còn nhiều thời gian nghĩ cách nữa rồi.

Trần Bì A Tứ định thần lại, máu dồn lên não, ác tâm cũng bắt đầu trỗi dậy, lại vung tay “đoàng, đoàng” bắn ra hai viên đạn sắt. Viên đạn bắn trúng cây cột nhỏ dưới đáy tháp, cây cột tức khắc vỡ ra. Sau đó ông ta thả người nhảy một cái, hạ xuống một bên mép tháp, vừa yên vị lập tức mượn lực rơi của mình khiến cho tháp nghiêng sang một hướng. Hai cây cột hai bên đột nhiên phải chịu thêm lực, tức khắc gãy gập. Tháp cứ thế sụp xuống, thân tháp và nền tháp nứt bung ra.

Trần Bì A Tứ bám trên đỉnh tháp nên khống chế được lực độ, tháp nặng nên tốc độ nghiêng cũng chậm. Cho đến khi Trần Bì A Tứ nhìn thấy một góc của bảo hàm đã lộ ra dưới đáy tháp, bèn vung cửu trảo câu, thoáng cái đã kéo nó lên dễ dàng. Sau đó thu lại móc câu rồi vung ra lần nữa, móc vào một bức tượng La Hán, định giữ thăng bằng cho mình.

Những động tác này chỉ diễn ra trong ba giây, nhưng ông ta không ngờ bức tượng La Hán kia không chịu nổi sức nặng của mình và thân tháp, mới kéo một cái, tượng La Hán bắt đầu lung lay, liền đó rơi từ trên tường xuống.

Phía dưới chân hầu như chỗ nào cũng có tổ ong, nếu cứ thế này mà ngã xuống chẳng khác nào ngã thẳng vào giữa đàn ong, chỉ e khó lòng thoát chết.

Trong chớp mắt Trần Bì A Tứ dùng hết khí lực kéo tượng La Hán về phía mình, một tay ném bát trùng bảo hàm vào không trung, sau đó đổi tay nhanh như chớp, dễ dàng đỡ được tượng La Hán. Nhưng rốt cuộc ông ta lẫn không thoát, đỉnh bảo tháp đã đập mạnh vào vách tường địa cung, xô thêm nhiều tượng La Hán rơi xuống.

Lúc này Trần Bì A Tứ đã không còn kỹ xảo gì để thi triển nữa, ông ta chỉ còn biết trơ mắt nhìn một đống tượng La Hán rơi trúng tổ ong địa hoàng, tức khắc bụi đất nổi lên bốn phía, tổ ong hầu hết đều bị đập cho vỡ nát tan tành.

Trong lúc hỗn loạn ông ta đành quẳng bức tượng La Hán trong tay đi, đỡ lấy bảo hàm. Theo phản xạ ông ta chiếu đèn pin vào cái tổ ong kia theo phản xạ, trong lòng thầm nhủ thôi số mình đen, coi như đi tong cái mạng già này rồi. Thân nam nhi không chết trên chiến trường lại chết dưới địa cung, thật là ứng với lời dạy của tổ tông mà.

Đèn pin vừa chiếu qua, cái khe kia lại không có một bầy ong vàng túa ra ào ào như ông ta từng tưởng tượng, ngược lại tổ ong bên trong lại khô ráo không đọng chút hơi nước, có vẻ đây là một tổ ong đã bị bỏ hoang.

Nhưng điều khiến cho ông ta lạnh người là bên trong khe có một khối gì đó tối đen, trông như một cái tổ được xây khi đám ong tiến vào, không biết là xác người chết hay là xác động vật.

Ông ta nhảy xuống đó xem xét thì thấy đó là một pho tượng La Hán kiểu dáng tương tự những bức tượng La Hán ở đây, đã rơi vỡ thành vài mảnh, xem ra nó đã rơi xuống đây từ khi tổ ong chưa hình thành, kết quả là để cái ụ đó tiến vào.

Trần Bì A Tứ ngẩng đầu nhìn lên, vừa rồi khi nhảy xuống tuy không mấy để ý, nhưng ông ta cảm thấy hình như không có chỗ nào khuyết đi một bức tượng La Hán ngồi, vậy bức tượng này rơi xuống từ đâu mới được chứ?

Chương 5: Khởi đầu đầy hoang mang

Editor: Cơm Nắm Nướng Chảo

Beta: Thanh Du

~0O0~

Lúc này cả địa cung chìm trong bóng tối mịt mùng, nhìn lên theo quầng sáng đèn pin loang lổ chiếu ra chỉ thấy nơi nơi đều là những vị La Hán đang trông xuống, hàng trăm cặp mắt chằm chặp dõi theo Trần Bì A Tứ. Do nguồn sáng di động, tròng mắt La Hán thấp thoáng lộ ra vẻ dữ tợn, làm bầu không khí trong chốc lát đã trở nên hết sức quỷ dị.

Trần Bì A Tứ lại chửi thề vài câu “con lừa trọc”(1), bụng bảo dạ nhất định những gã hòa thượng kia cố ý lừa mình. Nhưng lúc này ông ta cũng chẳng còn tâm trí đâu mà quản được nhiều như vậy, bèn tìm thêm vài vòng nữa, nhưng tìm mãi vẫn không phát hiện ra khuyết mất một pho tượng chỗ nào.

Bỗng trong đầu lóe lên một ý nghĩ, Trần Bì A Tứ đã dần dần nắm được vấn đề nằm ở đâu, tay cầm đèn pin cũng dời về vị trí pho tượng La Hán mặt trắng ngước nhìn trời đã bị ông ta đập vỡ hai mắt. Chỉ có pho tượng La Hán này rõ ràng là không giống những pho khác, vấn đề hẳn phải nằm ở đây. Có khả năng kẻ nào đó đã đẩy vị La Hán này xuống từ trên kia, sau đó thế chỗ bằng vị La Hán mặt trắng ngước mặt nhìn trời này, cho nên chỉ có mình pho tượng La Hán này khác biệt với những pho tượng còn lại. Tiên sư cha, sao lại có đứa rỗi hơi tự dưng giở trò này làm cái quái gì không biết? Hơn nữa còn có thể đoán biết chính xác vị trí mình nhảy xuống để xoay đầu pho tượng hướng vào đó, không phải người trong cuộc thì làm sao có thể? Chẳng lẽ chuyến đi này của mình đã chậm chân hơn kẻ khác? Nơi đây đã có kẻ đến trước, lại còn bố trí sẵn những thứ này để chọc phá mình sao?

Trần Bì A Tứ rọi đèn pin lên thân hình phốp pháp của vị La Hán mặt trắng kia, rồi lại áng chừng  Bát trùng bảo hàm nặng trịch trên tay. Nếu quả thực đã có kẻ đến trước thì làm gì có chuyện hắn không cuỗm cả thứ này theo chứ. Chưa khoắng sạch mà đã bỏ đi là điều không thể, nhất định mình đã lo bò trắng răng rồi. Đây chẳng qua là cái bẫy cho mấy con lừa trọc đó cài sẵn để đánh lạc hướng suy nghĩ của người ta thôi.

Trần Bì A Tứ thả lỏng tinh thần. Tuổi không còn trẻ, lại phải trải qua một phen quăng quật như vậy, ông ta đã sắp tới cực hạn rồi. Ông ta ho khan vài tiếng, định bụng rời ánh đèn pin khỏi pho tượng La Hán kia, rọi ra bốn phía để xem làm thế nào dùng ít sức nhất mà trở về được. Chính vào lúc đó, một cảnh tượng khiến người ta khiếp vía đã xảy ra.

Trong tích tắc ánh đèn pin rời khỏi pho tượng La Hán kia, Trần Bì A Tứ đột nhiên nhìn thấy cái mặt trắng bệch nọ bất thình lình vọt ra!

Đèn pin rời đi quá nhanh nên cảnh tượng này chỉ vụt qua rồi biến mất, nhưng Trần Bì A Tứ lại thấy rất rõ ràng. Ông ta không phải loại người không tin vào mắt mình, lập tức cảm thấy đầu óc muốn vỡ tung, xém chút nữa đã ngã ngồi trên mặt đất. Nhanh như chớp giật, Trần Bì A Tứ thét lớn một tiếng tiếp thêm can đảm cho chính mình rồi trở tay một cái, một loạt đạn sắt bắn ra như nã súng liên thanh.

Ông ta dựa vào vị trí mình đã ghi nhớ ban nãy mà liên tục búng ra mười mấy viên đạn. Những viên đạn đó bắn tới bắn lui tứ phía trên đỉnh đầu khiến Trần Bì A Tứ còn tưởng pho tượng La Hán mặt trắng tựa như yêu quái kia đã nhảy xuống đến nơi. Trong lúc bối rối làm loạn trận tuyến, ông ta rút khẩu Vương Bát Hạp Tử (2) cũ mèm thời trai tráng kia ra.

Ông ta hoảng sợ thật sự rồi. Khẩu súng này từ vài năm sau giải phóng đã không được đụng đến lần nào nữa, đúng hơn là ông ta không dám tùy tiện rút ra. Lúc này cầm lấy nó, dẫu biết là vô dụng nhưng chí ít cũng tăng thêm dũng khí, tức là ông ta thật sự là đã hoảng đến không còn tỉnh táo nữa rồi.

Thì anh nói xem, làm cái nghề đào cát có mấy thập niên thôi, cơ hội đụng phải các loại bánh tông đã ít lại càng thêm ít. Trường hợp thế này, cho dù có mặt ông nội tôi ở đó thì cũng khó mà ứng phó nổi. Trần Bì A Tứ tuy cũng là kẻ già đầu trong đám lão làng, thế nhưng kinh nghiệm chủ yếu chỉ gói gọn trong những cuộc đấu đá sinh tử với người sống, chứ hễ đụng phải những chuyện nằm ngoài khả năng tiếp nhận của mình thì vẫn hoảng sợ như thường thôi.

Đang lúc hoảng loạn, ông ta lại liếc thấy cánh cửa đá thấp khuất tầm nhìn kia. Lúc này mà leo lên theo đạo động để quay lạithì là chuyện không tưởng rồi, vẫn nên tìm đường khác mà chuồn thì hơn.

Trần Bì A Tứ khom lưng chui qua cánh cửa thấp tè thì thấy một gian phòng đá. Tổ ong địa hoàng bự như một cái sườn núi mọc ra từ trên tường, quy mô không hề nhỏ, khiến ông ta không thể nhìn rõ trong căn phòng đá này vốn bày biện những gì. Chạy được vài bước thì chân mắc phải tổ ong, lập tức ngã dập mặt xuống đất. Đèn pin văng ra rõ xa mà ông ta cũng chẳng buồn nhặt, chỉ ôm chặt khẩu súng vọt về phía trước.

Qua căn phòng đá là đến một con đường dài, thoạt nhìn phải dài đến mười mấy mét, phía cuối đường là cửa chính của địa cung đang phát ra một vầng ánh lửa thật mỏng manh, hẳn là có cái gì chặn ở lối ra. Ông ta cắn răng bước thấp bước cao, cũng không biết mình đã dẫm đạp lên thứ gì nữa. Địa thế cuối cùng cũng bắt đầu hướng lên, Trần Bì A Tứ lại chạy thêm mười mấy bước nữa, trong lúc đầu váng mắt hoa chỉ mong tới được chỗ ánh lửa kia thì đầu ông ta đột nhiên đụng phải thứ gì đó. Chỉ nghe một loạt những tiếng va chạm đổ vỡ vang lên, ông đã thoát ra ngoài, ngã lăn quay trên đất.

Bên ngoài hừng hực ánh lửa, Trần Bì A Tứ đứng lên liếc nhìn bốn phía, phát hiện mình chui từ một đoạn tường đổ ra đây. Ông ta còn chưa hết kinh ngạc vì phát hiện ra cửa vào bí mật của phù đồ địa cung thì ra lại nằm sau một bức tường thì đã bị mấy người Mèo kề dao vào cổ, đồng thời vật ông ta nắm trong tay cũng bị tước mất.

Trần Bì A Tứ cũng đã sức cùng lực kiệt không còn phản kháng nổi, vừa thấy bất ổn bèn lảo đảo chạy, mới được vài bước đã bị người ta đạp một phát vào khoeo chân, phải quỳ rạp trên mặt đất, ngẩng đầu lên thì thấy mấy tên trai tráng người Mèo bị mình lừa xuống dưới này đang giơ đuốc bao vây lấy mình. Vị thủ lĩnh cầm đầu có phần tức giận, nhìn hắn chằm chặp. Xem ra bọn họ tìm kiếm một vòng mà chẳng phát hiện được gì nên đã biết mình bị lừa rồi.

Vị thủ lĩnh người Mèo đưa mắt nhìn Bát trùng bảo hàm vừa lấy được từ tay hắn, rồi lại liếc sang cái động ngầm tối thui trong đoạn tường đổ, dĩ nhiên trong bụng đã hiểu được căn nguyên chuyện này, trên mặt bèn lộ ra vẻ chán ghét. Y quay sang một tên trong đám người Mèo, làm động tác che hai mắt lại, rồi dùng tiếng Mèo nói vài câu. Trần Bì A Tứ hổn hển thở gấp, đây cũng không phải giả vờ, nhưng để lừa kẻ khác nên ông ta có cường điệu thêm lên, còn không ngừng ho khan. Nhưng vừa nhìn đến động tác của người Mèo kia, trong lòng ông ta chợt lạnh buốt. Ông ta đã sinh sống ở Quảng Tây bao nhiêu năm trời nên thừa biết là họ muốn móc mắt mình ra.

Tên người Mèo vâng lệnh gật đầu, bẻ một loại lá cỏ sắc nhọn mọc bên đường rồi ngồi xổm xuống trước mặt ông ta, dùng tiếng Mèo hỏi ông ta một câu. Trần Bì A Tứ liên tục xua tay, ra vẻ như mình hụt hơi lắm. Người Mèo kia thấy ông ta mệt lử thì nhìn nhau, không biết làm sao cho phải. Mấy người Mèo khác lại tò mò về chỗ ông ta chui ra, bèn đốt đuốc thò đầu nghiêng ngó bên trong.

Trần Bì A Tứ cù cưa được vài phút rồi mà vẫn không thấy bức tượng La Hán mặt trắng trông như yêu quái kia đuổi ra đến nơi, không khỏi nảy sinh thắc mắc. Lúc này ông ta đã hồi phục được một phần thể lực, thấy hai người Mèo tiến đến muốn giữ lấy tay mình cũng đủ biết nếu còn không phản kháng thì coi như xong đời. Ông ta bèn nhếch mép một cái, bắn ra một loạt đạn sắt, một loạt tiếng đoành đoành đoành đoành vang lên, trong nháy mắt đã đánh rơi toàn bộ đuốc ở đó xuống đất.

Đám người Mèo phút chốc kinh hãi không biết phải làm thế nào. Trần Bì A Tứ cười lạnh một tiếng, sát ý nổi lên, một cước đá ngã lăn tên người Mèo đang đứng trước mặt, đồng thời xoay một tay rút khẩu Vương Bát Hạp Tử, những muốn giết người. Nhưng đúng lúc đó ông ta chợt nghe gió lạnh thổi vù một tiếng, bàn tay mình đã mát lạnh, sờ thử một cái thì thấy đầu ngón tay đặt lên cò súng đã không còn nữa.

Trần Bì A Tứ nào từng nếm qua thiệt hại như thế bao giờ, trong lòng hốt hoảng. Chẳng chờ ông ta kịp phản ứng, một luồng gió lạnh lại thổi tới, Trần Bì A Tứ chỉ kịp nhìn thấy con ngươi lãnh đạm của vị thủ lĩnh người Mèo kia cùng với hình xăm kỳ lân nhảy múa trên thân y. (hả hả hả :v Bình Tử thối anh làm gì ở đây :v) Đó là cảnh tượng cuối cùng mà ông ta chứng kiến, vì một giây sau đã bị một nhát dao chém mù. Con dao quắm của vị thủ lĩnh người Mèo từ con mắt trái của ông ta bổ ngang vào, vạch đứt đôi xương mũi, cắt ngang qua mắt phải rồi phá ra, hai con mắt ông ta lập tức mù hẳn.

Thôi xong, gặp phải đồng nghiệp rồi. Trần Bì A Tứ thầm thở dài, ngã nhào trên mặt đất, đau đớn ngất đi.

Lão Hải kể tiếp: “Mấy người Mèo kia cuối cùng cũng không giết ông ta, mà chỉ đem Trần Bì A Tứ cùng Bát trùng bảo hàm kia giao cho đội dân phòng địa phương. Vừa may ông ta có một người chiến hữu từ hồi khởi nghĩa ở đó mấy năm phụ trách dân phòng địa phương bảo lãnh cho, nhờ đó mới không bị xử bắn, có điều mắt vẫn cứ mù. Sau này chiếc hộp kia được đưa đến bảo tàng, người ở đó vừa nghe liền phái nhân viên đến hiện trường xem xét, cũng chẳng biết có kết quả hay không. Có điều khi chiếc hộp kia được mở ra thì thấy tầng cuối cùng chẳng phải xá lợi gì sất, mà là con cá đồng này.” Ông ta gõ gõ lên tờ báo, “Chẳng trách chuyện này trở thành một đòn trời giáng sấm sét. Trần Tứ gia sau khi biết chuyện thì chửi ầm lên, nói mình đã bị nguời ta giỡn mặt. Cái hộp đó có lẽ từ mấy đời trước đã bị người ta mở ra lấy mất thứ bên trong rồi. “

Trong lúc nghe lão Hải kể chuyện xưa, tôi bất tri bất giác đã uống thêm một chén rượu rồi nên có hơi chuếnh choáng, bèn hỏi: “Ông ta dựa vào đâu mà nói thế?”

Lão Hải vừa mút con ốc vặn vừa nói: “Tôi biết đâu được đấy. Trần Bì A Tứ sau đó lại đi tu ở một ngôi chùa Quảng Tây, chuyện này tôi phải nhờ đến mối quan hệ cũ mới hỏi thăm được đấy, anh bạn trẻ. Tin tức này không dễ moi ra đâu, cậu sau này có mối nào hời cũng đừng rẻ rúng lão già này đấy nhé.”

Tôi chửi thầm một tiếng, bụng bảo dạ biết ngay lão đốn mạt này chẳng đời nào tốt đến thế mà. Xem ra ông ta cũng chỉ muốn lôi kéo tôi, tạo thêm mối quan hệ mà thôi. Biết ông ta đã cạn thông tin, tôi lại hỏi lần này ông đến Hàng Châu tham dự buổi đấu giá kia để làm gì.

Lão Hải giải quyết nốt con ốc vặn cuối cùng rồi chép chép miệng nói: “Năm đó loạn lạc liên miên, con cá này không biết đã lưu lạc đến nơi nào. Giờ hòa bình rồi nên rốt cuộc cũng có người mang nó ra đấu giá. Tôi vẫn hay tham gia hội đấu giá như cơm bữa, trong nghề cũng có chút ít danh tiếng nên bọn họ chịu chi phong bao dày và phát thiệp mời cho tôi. Cậu nhìn mà xem, con cá này cũng nằm trong danh sách hàng đấu giá đấy, tôi thấy cậu có vẻ hứng thú với nó nên tiện thể chuẩn bị cho cậu tấm thiệp mời thôi. Chẳng cần biết có hữu dụng hay không, cứ đi xem ai muốn mua con cá này cũng là chuyện tốt mà.”

Tôi liếc một cái lên cột giá khởi điểm, 1000 vạn hả, có dở hơi mới bỏ tiền ra mua. Trên tay tôi cầm những hai con, nếu có người mua thì chẳng phải được đến 2000 vạn sao. Thời nay mấy ông tổ chức bán đấu giá cũng lăng xê món hàng quá đáng đi, chí ít cũng phải làm sao cho người ta tin tưởng chứ.

Tin tức của lão Hải mặc dù hay ho nhưng lại không phải chuyện tôi muốn biết, nhất thời không biết nói tiếp cái gì nữa. Hai người chúng tôi đều tự châm lấy một điều thuốc mà ngẫm nghĩ chuyện của mình. Nhân viên phục vụ thấy chúng tôi cứ ì ra không chịu đi, muốn chạy đến dọn bàn, tôi lại chuyển sang ân cần hỏi han lão Hải về mấy chuyện làm ăn linh tinh này nọ. Lão Hải cũng nói mấy câu muốn theo tôi xuống đấu mở mang kiến thức gì đó, cũng chẳng nhìn ra ông ta có thật lòng hay không. Tôi bảo hay là thôi đi, chính tôi đây còn chẳng định chui xuống lần nữa, ông đã già cả yếu đuối rồi thì đừng có dính dáng vào nghề này, miễn cho tự rước phiền toái vào thân, rồi lại liên lụy cả đến tôi.

Rượu tôi cũng đã uống được kha khá, bèn hỏi lão Hải lấy thiệp mời rồi bảo ông ta về nghỉ ngơi trước. Tối đến, Tần Hải Đình mè nheo đòi ra ngoài chơi, tôi là thổ địa ở đây nên từ chối cũng chẳng tiện, đành phải lái xe dẫn bọn họ đi loanh quanh mấy vòng, ăn vài món bình dân. Có điều thời tiết thật sự rất lạnh nên bọn họ cũng đòi về ngủ sớm.

Tôi lái xe về đến nhà, còn chưa lên gác đã đột ngột cảm thấy trong nhà chỉ có bốn bức tường thì thật lạnh lẽo vô cùng. Trước đây tôi chưa từng có loại cảm giác này bao giờ nên chỉ thấy kỳ lạ, không lẽ mấy lần trải nghiệm vừa qua đã khiến tôi thay đổi nhiều đến thế hay sao? Nghĩ lại thì chính mình cũng cảm thấy buồn cười, thế là tôi bèn lái xe đến thẳng quán chú Hai uống chén trà khuya.

Ngồi trong quán vừa uống trà vừa xem bút ký của ông nội, tôi vừa nghĩ đến những chuyện đã xảy ra, vẫn chỉ cảm thấy đầu óc mịt mờ. Cái chính là ba con cá này đâu có thuộc cùng một triều đại, hơn nữa vị trí địa lý cũng cách xa nhau. Tạm thời chưa tính đến công dụng của ba con cá này, chỉ riêng vị trí khai quật của chúng đã không để lại một chút manh mối nào cho người ta suy luận rồi.

Người xưa làm những chuyện này này tất phải có mục đích, bằng không thì trận địa này quá lớn, người thường sao có thể bày ra được. Tôi suy đi tính lại một hồi, cảm thấy mấu chốt chính là không biết mục đích thật sự của kẻ kia; chỉ cần biết được mục đích thì đã có vô số phương hướng để điều tra rồi.

Giá ông nội còn sống có phải tốt hơn không? Tôi thở dài. Không thì có chú Ba ở đây cũng được, ít nhất còn có người cùng bàn bạc. Hiện giờ tôi có mỗi một mình, chỉ biết nghĩ đi nghĩ lại mấy vấn đề này, đến mức bắt đầu phát ngấy lên.

Bỗng tôi ngửi thấy mùi gì khét lẹt, cúi đầu nhìn xuống thì thấy trong tờ tạp chí mình mượn đọc có in một trang bản đồ du lịch Trung Quốc. Ban nãy tôi vừa nghĩ vừa cầm điếu thuốc chỉ trỏ bên trên, vô ý châm thủng ba cái lỗ ở vị trí ba địa phương kia, đến khi tôi kịp phản ứng thì đã trễ. Tôi vội vàng dụi điếu thuốc, nhìn quanh quất bốn phía, thấy người phục vụ còn chưa chú ý đến trò phá hoại của mình thì không khỏi thở phào nhẹ nhõm.

Chú Hai tôi tuy là người thân trong nhà, nhưng tính tình rất gàn dở, làm hư đồ đạc của chú là chú sẽ trở mặt ngay. Đặc biệt là mấy cuốn tạp chí ở chỗ này, mỗi cuốn đều vô cùng quý giá, là đồ chú sưu tầm được, làm hư thì chú lại càng chửi cho đến mấy năm trời cũng chưa chịu tha ấy chứ.

Tôi giả vờ như chưa có chuyện gì, trả tạp chí lại. Vừa mới buông tay đã có một lão già cầm lên, đứng đó giở ra xem. Tôi lo ông ta sẽ phát hiện ra mình làm hỏng sách nên chẳng dám đi xa, đành ngồi phịch xuống ghế salon, nhìn ông già kia lật lật đến đúng cái trang bị tôi phá hỏng còn nóng hôi hổi, vừa nhìn thấy, không khỏi ừm một tiếng.

Nguy rồi! Tôi nghe vậy thì biết mình đã bị phát hiện, đang chuẩn bị đánh bài chuồn thì chợt thấy ông ta khẽ cười: “Ai lại châm ra thế phong thủy ở trong này vậy, thật thất đức mà.”

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#kinhdi