Chương 3: Miếu hạt dưa

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Tôi nhìn bản sao cuốn sách lụa đầy chữ, lại nhìn sang chú Ba, không hiểu chú đang nói gì. Lẽ nào chú đã siêu phàm đến mức có thể nhìn "chữ" thành "tranh" rồi sao? Thường ngày chỉ thấy chú là một tay bợm nhậu

khoái cờ bạc rượu chè ăn chơi trác táng, người như thế thì lấy đâu ra tiên căn chứ.

Chú Ba vừa mắng tôi, vừa lấy kính lão ra xem, nói cái này là Bát trận thư đồ (tranh chữ, còn gọi là Tàng họa văn), chính là cách dùng ngữ pháp đặc biệt kể lại vị trí địa lý mà viết, nhìn thoáng qua thì tưởng nó chỉ là một đống chữ vô nghĩa, thực ra tin tức bên trong vô cùng phong phú, là một loại mật mã dùng cho việc hành binh tác chiến thời cổ đại. Tôi nói chú chẳng biết nhiều chữ, làm sao có bản lĩnh hiểu được mấy thứ này. Chú lại nói đây không phải kiến thức, mà là kinh nghiệm.

Tôi nghe xong liền bật cười, cái tính bừa bãi vô lối của chú Ba giống với ông nội tôi nhất. Khả năng ba hoa cũng thế, không chừng cái Bát trận thư đồ gì đó chú chỉ nghe mấy ông bạn nói qua, còn chú hiểu được bao nhiêu thì vẫn chỉ là nghi vấn.

Chú Ba nhìn chằm chằm nó một hồi, lẩm bẩm: "Mấy tên giữa chừng đổi nghề xem ra vận khí rất tốt, mấy món đồ kiểu này trước đây chú mày chưa từng gặp, lần này lại để mày chiếm lợi."

Tôi hỏi chú, bản đồ này vẽ nơi nào vậy? Chú Ba cau mày nhìn nó hồi lâu, mới nói ra mấy từ khiến tôi chấn động: "Hình như... Con mẹ nó là một ngôi mộ!"

Sách lụa Chiến quốc cũng không phải là tác phẩm chuyên ngành, mà giống nhật kí hay cảm tưởng được ghi lại bằng bút kí. Năm đó tôi từng đọc qua vài đoạn, nội dung rất lộn xộn, tuy có giá trị cao trong việc khảo chứng cuộc sống sinh hoạt của con người thời đó, có điều tôi không làm nghề khảo cổ nên cũng không hứng thú gì với chúng. Nhưng bây giờ thì khác, tôi vội vã hỏi lại xem chú có nhận ra là mộ của ai không?

Chú Ba lắc đầu, nói. "Hiện giờ chú không thể hiểu hết hoàn toàn, nhưng đây chắc chắn là mộ của một quý tộc nước Lỗ thời Chiến quốc. Xem này, nó được người ta dùng tranh chữ ghi lại trên sách lụa, chứng tỏ địa vị của tay này cũng khá cao; hơn nữa ngôi mộ này còn chứa đựng nhiều bí ẩn, kể cũng khá thú vị, đáng cho chúng ta đi một chuyến."

Tôi vừa nghe đến mộ lớn thời Chiến quốc, tim cũng bất giác đập mạnh. Đường Tống Nguyên Minh Thanh, mộ thời nào cũng có bảo bối, nhưng những thứ bảo bối ấy cùng lắm chỉ có thể nói là khéo léo tinh tế. Nhưng cổ mộ Hoàng tộc thời Chiến quốc niên đại lại vô cùng lớn, anh vĩnh viễn cũng không đoán ra nổi trong đó có gì, không chừng còn có thể tìm được vài món bảo bối thời thượng cổ. Loại cám dỗ này không phải có tiền là dễ dàng gạt bỏ được, với kẻ trộm mộ lại càng hấp dẫn hơn.

Nhưng tôi lại nghĩ, dù sao cũng không có cơ hội đi, phấn khích cũng vô dụng. Nhà tôi gia giáo rất nghiêm, ba muốn thế hệ chúng tôi có thể hoàn toàn thoát khỏi nghiệp này, vì thế tôi và hai thằng em họ không hề biết đến nghề đào đất, ngay cả xẻng Lạc Dương cũng là hàng cấm. Hồi bé có lần tôi chỉ cầm cán xẻng xiên cá trong sông, thế mà suýt bị cha đánh chết.

Chú Ba là người duy nhất trong nhà không kết hôn không sinh con, tính cách lại phóng khoáng. Chú trước giờ vẫn không hài lòng với cách làm của cha tôi, giờ lại thấy bộ dáng này của tôi, liền lắc đầu. "Chú bảo

này, mày cũng thật thà quá. Ba không cho mày đi thì mày không dám đi luôn à? Đã hơn hai mươi tuổi rồi, còn sợ cái gì, sợ ảnh đánh mày sao? Đánh thì đánh đi, cũng chẳng dám lấy mạng mày. Lúc chú bằng tuổi mày, muốn đi đâu thì đi, muốn làm gì thì làm, ông nội mày chẳng quản nổi."

Tất nhiên rồi, chú là ai chứ, ba dặm quanh Hàng Châu ai chẳng biết Ngô tam gia chú phóng rắm cũng thơm.

Chú Ba lườm tôi một cái, đốt một điếu thuốc, rồi nói có cơ hội sẽ đưa tôi đi mở mang kiến thức một chút, len lén đi không cho ông già tôi biết. Nhà họ Ngô mấy trăm năm đều kiếm ăn dưới lòng đất, mối duyên nợ này làm sao có thể nói bỏ là bỏ.

Tôi không biết lời chú nói là thật hay giả, cũng không quá để tâm. Hai chú cháu nói chuyện đến nửa đêm, tôi cũng bất tri bất giác uống hơn nửa cân rượu đế, cảm thấy nếu uống tiếp thì sẽ không về được, liền đứng dậy cáo từ, xe cũng bỏ lại, gọi luôn một chiếc taxi đưa về nhà.

Lúc tôi trở lại căn phòng trọ nhỏ đầu cầu đá, trời đã nhá nhem sáng. Tôi gửi tin nhắn cho Vương Minh, bảo cậu ta tự đi mở cửa hàng, tiếp đó bò lên giường nằm, lát sau đã ngủ say như chết.

Ngủ một giấc đến tận chiều, cũng không ngon lắm, đầu óc hiện ra rất nhiều hình ảnh như mộng như thực kì dị cổ quái, cái gì mà cổ mộ, cương thi, còn xen thêm mấy cái bóng hồng hồng, thực sự là một đám tạp pí lù.

Lúc tỉnh lại, trong lòng bỗng cảm thấy buồn bực, cũng không hiểu vì sao. Tôi bèn đứng dậy đánh răng rửa mặt định lên mạng kiếm trò vui gì đó giải sầu, lại phát hiện ra mạng đã đứt, đành đốt một điếu thuốc chạy lên sân thượng hút, nhìn mấy bà chủ thuê nhà chơi mạt chược dưới sân.

Đờ ra suy nghĩ nửa ngày mới chợt nhớ đến tòa cổ mộ chú Ba nói, liền gọi cho chú, hỏi chú chuẩn bị thế nào rồi, phái thủ hạ đi hay tự mình đi, có chuyện gì tôi giúp được không. Chú Ba nói chú đang sắp xếp, đợi lát nữa nói sau, thế rồi cúp điện thoại.

Lại qua vài ngày nữa, cũng không hiểu tại sao tôi cứ như mất hồn mất vía, trong lòng buồn bực khôn nguôi, nửa ngày lại gọi cho chú Ba một cú điện thoại, nói đông nói tây, tìm mọi cách thăm dò tình hình cổ mộ đó.

Chú Ba nhanh chóng đoán ra mục đích thật của tôi, cười ngặt nghẽo: "Mẹ nó đừng nói linh ta linh tinh nữa, ta biết nhóc con mi nghĩ cái gì rồi, nói thật đi, có phải ngứa ngáy tay chân, muốn xuống đất mở mang kiến thức rồi không? Cái này thì có gì mà không nói ra được, mẹ nó, còn ở đó dài dòng nửa ngày như một mụ đàn bà."

Tôi nghe vậy thì mơ hồ cảm thấy mình vốn có ý này nhưng bản thân lại không hề phát hiện ra, có chút ngượng ngùng, liền đáp quỷ mới biết chuyện chú nói hôm qua có tính không, uống nhiều như vậy, không

chừng đã quên mất rồi. Chú Ba cười cười trên điện thoại nửa ngày mới nói nếu mày muốn đi thì qua đây ngay, việc phải chuẩn bị còn nhiều lắm. Tôi nghe chú nói thế thì sướng như điên, kêu to một tiếng, cho cháu đi theo kéo xe bò cũng được.

Lúc tôi đến chỗ chú Ba, chú đang bận gọi tới Mang Sơn, nói muốn điều mấy người có kinh nghiệm từ bên đó qua. Chú vừa nói vừa liệt kê danh sách cho tôi, bảo tôi giúp chú chuẩn bị vài thứ, còn dặn thêm: "Tuyệt đối không mua hàng giả, còn nữa, chuẩn bị vài bộ quần áo du lịch đi, nếu không còn chưa đến nơi chúng ta đã bị bắt sạch rồi." Tôi cuống quýt gật đầu đáp ứng, rồi vội vã đi làm việc được giao.

Những món chú Ba muốn đều khá hiếm, chỉ sợ là hơi khó tìm. Trong danh sách này có mấy thứ trong tiệm tuyệt đối không có, ví như đèn mỏ không thấm nước, ống thép có rãnh xoáy, lưỡi xẻng khảo cổ, mã tấu đa dụng, xẻng gấp, búa cán ngắn, băng vải, dây ni lông vân vân. Mới mua được phân nửa đã tốn gần một vạn, có thứ còn phải đặt hàng trước.

Nhưng những thứ này vẫn còn dễ kiếm, phiền toái nhất là phải mua súng. Hình như lần này chú Ba định vào rừng sâu, không có súng không xong; chưa nói đến yêu ma quỷ quái, một con lợn rừng cũng đủ chết rồi. Súng nhất định phải mua, nhưng không thể mua súng hơi. Trong tay tôi lại không có đường dây, đành phải chạy ra chợ đồ cũ, hỏi thăm khắp hai phái hắc bạch, cuối cùng cũng mua được vài cây súng săn hai nòng.

****************************

Ba ngày sau, nhóm năm người chúng tôi đón chuyến xe khách đến Lâm Nghi vùng Sơn Đông.

Lần này chú Ba dẫn theo tổng cộng ba người, trong đó có hai người tôi đã từng gặp trước đây. Họ đều là người trò chuyện cởi mở, tính tình phóng khoáng, người thứ ba chính là tên đeo kiếm sau lưng tôi gặp dưới nhà chú Ba, không biết có quan hệ gì với chú, cũng đi cùng luôn. Có điều thằng cha này vô cùng đáng ghét, bộ dáng hệt như thằng con ghẻ (*), cả quãng đường dài chẳng buồn mở miệng lấy một lần, chỉ ngẩng đầu nhìn trời đăm đăm, cứ như lo trời sắp sập xuống không bằng! Ban đầu tôi còn thử trò chuyện với hắn mấy câu, sau cũng lười để ý đến hắn, cuối cùng ngay cả tên cũng không biết.

(*)Thằng con ghẻ: Nguyên văn (tha du bình) MuộnDu Bình = gọi tắt của muộn thanh bất khang tha du bình = thằng con ghẻ một tiếng cũng không (thèm) nói, nhưng thường được fangờ thân mật gọi là bình dầu ôi :"> (Về xuất xứ và ý nghĩa của biệt danh Muộn Du Bình

Như các bạn đều biết, Muộn Du Bình là biệt danh Ngô Tà đặt cho Trương Khởi Linh ngay lần đầu gặp gỡ và gần như được dùng thay cho tên riêng của anh trong suốt câu chuyện. Mình đã từng giải nghĩa ngắn gọn cái tên này một lần ở quãng đầu truyện, rằng nó làcách gọi tắt của "muộn thanh bất khang tha du bình" = "thằng con ghẻ một tiếng cũng không nói" và vẫn nghĩ như thế là đủ. Cho đến một ngày đẹp trời, nhóm mình bị réo tên trên đền Thị với lý do "dịch sai nghĩa cụm "tha du bình", khiến reader hiểu lầm và vác cái định nghĩa sai đó đi ý kiến ý cò với Bách Nhục, RẢI CÁI SAI ĐI KHẮP CHỐN" thì mình mới giật mình trước tình trạng đọc không tinh hiểu không kĩ và đánh đồng các ngữ cảnh khác nhau vào làm một của một

số "reader mà không phải reader" thời nay *lau mồ hôi*. Cho nên mình quyết định viết note này để giải thích cho các bạn ý nghĩa cái tên Muộn Du Bình và lý do vì sao không thể dịch thoáng thông thốc Muộn Du Bình thành Bình Kín Miệng. Mọi thắc mắc xin phản hồi bên dưới, từ sau nếu còn ai lên đền ném thị với cùng lý do thì mình sẽ chỉ dẫn link bài này, không dư hơi trả lời nữa, gõ phím nhiều mỏi tay lắm chứ *cười*

Để giải nghĩa "Muộn Du Bình", mình xin phép bắt đầu từ "Ngô Tà tư gia bút ký" - một cuốn sách khác của Nam Phái Tam Thúc, có thể coi như bản phụ lục cho Đạo mộ bút ký. Trích đoạn sau tên "Muộn Du Bình" - chính là phần I của cuốn Ngô Tà tư gia bút ký số 5:

我碰到一个很讨厌的小子,我从来没见过这种人,他肯定是一个嗜睡症的中度患者,我看他除了 要走路的时候,其他能睡的时候都在睡觉,即使是走路的时候他也闷声不吭,没睡醒的样子。

我给他起了个外号,叫做闷声不吭的拖油瓶,我不喜欢在背地里骂人,但是这人实在是过份。怎么 说我也算是个善于结交人的人,但是他的态度,完全就是一副没有必要和我产生任何关系的样子。

不过有他在一边,总有一种很异样的安心,可能是沉默的人总让人有很nb的错觉。我很想知道他 的眼神下面藏着什么。

(Tôi chạm mặt một thằng cha đáng ghét, xưa nay tôi chưa bao giờ gặp người nào như thế. Hắn nhất định là một con bệnh mê ngủ cỡ vừa, tôi thấy ngoài những khi đi đường thì bất cứ lúc nào ngủ được hắn đều ngủ, dù đang đi hắn cũng không thèm lên tiếng, trông như thằng ngái ngủ.

Tôi đặt cho hắn biệt danh là thằng con ghẻ một tiếng cũng không nói. Tôi không thích chửi người sau lưng nhưng tên này đúng là quá đáng. Gì thì gì tôi cũng có thể coi là người giỏi giao thiệp, nhưng thái độ của hắn hoàn toàn là cái kiểu không cần gây dựng bất cứ mối quan hệ nào với tôi.

Nhưng ở bên hắn, tôi luôn cảm thấy yên tâm lạ thường, có thể là do người trầm lặng luôn khiến người ta nảy sinh ảo giác hắn rất trâu bò. Tôi rất muốn biết đằng sau ánh mắt hắn ẩn chứa điều gì.)

Vậy là đã rõ nguồn gốc cái tên Muộn Du Bình hiển nhiên là từ một câu chửi chứ chả có cái bình nào ở đây mà có người đi dịch là Bình Kín Miệng aka Hũ Nút =)) (Nhưng đôi khi trong đồng nhân văn mình vẫn thích dịch là Bình Dầu Ôi cho nó dễ thương :">) Do "muộn thanh bất khang" rất dễ hiểu, nên mình xin đi sâu vào việc giải nghĩa cụm từ "tha du bình" - một yếu tố quan trọng cấu thành biệt danh "Muộn Du Bình" và cũng chính là điều một số "reader" thắc mắc, bằng cách quay về lần đầu tiên Ngô Tà thốt ra cụm từ này - Chương 3 phần I Đạo mộ bút ký.

  这次三叔一共带了三个人,其中两个我以前见过,都是实在人,聊的很开,第三个就是我在三 叔楼下看到背着剑盒的那小子,不知道和三叔是啥关系,也跟来了。不过这小子特讨厌,整个儿一拖 油瓶,一路上屁都没放一个,就直勾勾看着天,好像忧郁天会掉下来一样!我一开始还和他说几句 话,后来干脆懒的理他,一直连他的名字都不知道。

(Lần này chú Ba dẫn theo tổng cộng ba người, mà hai người trong đó đã từng gặp trước đây. Họ đều là người trò chuyện cởi mở, tính tình thành thực, người thứ ba chính là tên đeo kiếm sau lưng tôi gặp dưới nhà chú Ba, không biết có quan hệ gì với chú, cũng đi cùng luôn. Có điều thằng cha này vô cùng đáng ghét, bộ dáng hệt như thằng con ghẻ, cả quãng đường dài chẳng buồn mở miệng lấy một lần, chỉ ngẩng đầu nhìn trời đăm đăm, cứ như lo trời sắp sập xuống không bằng! Ban đầu tôi còn thử trò chuyện với hắn mấy câu, sau cũng lười để ý đến hắn, cuối cùng ngay cả tên cũng không biết.)

Và đây là chú giải của mình cho cụm 拖油瓶, hay "thằng con ghẻ" trong bản edit:

Thằng con ghẻ: Nguyên văn "tha du bình". Muộn Du Bình = gọi tắt của muộn thanh bất khang tha du bình = thằng con ghẻ một tiếng cũng không (thèm) nói, nhưng thường được fangờ thân mật gọi là bình dầu ôi

Mình cho rằng chú giải như thế là tương đối dễ hiểu, đặc biệt là nêu rõ được mối liên hệ giữa câu chửi "thằng con ghẻ" ở đoạn này và biệt danh "Muộn Du Bình" trong những chương sau. Nhưng gần đây được biết một số "reader" lên án mình dịch sai và RẢI CÁI SAI ĐI KHẮP CHỐN, tha du bình không phải "thằng con ghẻ" mà là "cái đuôi, cục nợ, vật cản" cơ. Mình bàng hoàng, mình sửng sốt, trái tym mong manh vỡ tanh banh như bong bóng xà phòng. Mình dẫn chứng, mình thanh minh đủ kiểu, nhưng người ta lạnh lùng gạt đi bằng hết và khăng khăng mình "đã trót bám vào cái nghĩa kia rồi, giờ nhận sai và sửa nó cũng khó như bảo Bách Việt sửa sai vậy". Quá đau lòng vì một tấm lòng son nhúng chàm đen, mình ngồi trong xó dán trái tym lầm lỡ bằng keo 502 quá đát, sau ba ngày gặm nhấm nỗi đau cuối cùng vết thương cũng lành miệng và mình ngồi đây giải thích lại một lượt lý do mình dịch "tha du bình" là "thằng con ghẻ" trong khi những lời vàng ngọc của người ta đã bay biến ráo theo cò lông :'(

Đầu tiên, xin đi từ trang từ điển phổ biến nhất trong giới editor, baike.baidu.com, và đây là định nghĩa "tha du bình" của nó.

Phần giải nghĩa trong đây rất dài, mình tóm gọn lại như sau:

- Xét về nghĩa đen, thì tha du bình = kéo bình đựng dầu.

- Xét về nghĩa bóng, thì tha du bình = con chồng trước được phụ nữ mang theo khi tái giá, hay "con ghẻ". Đây còn là một câu chửi mang hàm ý độc địa, bởi vì thời xưa phụ nữ tái giá và đứa con ghẻ thường bị chê cười xa lánh.

- Vì sao từ nghĩa đen là "kéo bình dầu" lại suy ra nghĩa bóng là "con ghẻ"? Bởi vì nông dân cổ đại dùng ống trúc đựng dầu, dầu dùng sinh hoạt của thôn đều do 1,2 người đi mua, mỗi lần cần đi rất xa để mua 7,8 ống cồng kềnh, nên kéo lê dưới đất. Dầu kéo vừa nặng vừa vướng víu lại toàn là dầu mua cho người ta, dầu của mình chiếm phần rất nhỏ. Người chồng sau phải nuôi con của người ta, mang họ nhà người ta, hơn nữa còn bẩn thỉu lôi thôi lếch thếch, đi vướng chân nhìn vướng mắt, nên so sánh nó với bình dầu mua hộ bị kéo lê trên đường.

- Một nghĩa chuyển nữa là "nhân tố cản trở công việc trong một nhóm" - hay theo lời của "reader" là "gánh nặng, cục nợ, cái đuôi".

Và các "reader" đã bám riết vào cái nghĩa chuyển này, cho rằng phải dịch "tha du bình" là cái đuôi hoặc mới đúng, chứ không phải "thằng con ghẻ". Lý do họ đưa ra nghe cũng rất hợp lý - một là vì họ đã đọc nhiều bộ truyện khác đều dùng từ "tha du bình" với nghĩa "gánh nặng, cái đuôi", suy ra trong Đạo mộ bút ký nó cũng PHẢI mang nghĩa này; hai là vì Trương Khởi Linh không hòa hợp với các thành viên trong nhóm, đi theo chỉ tổ vướng chân, giống một "cái đuôi, gánh nặng"; ba là vì chửi "thằng con ghẻ" thì phải có phụ huynh đi kèm, Trương Khởi Linh không phải con ghẻ cũng không đi với phụ huynh thì sao chửi? Mình không rõ ngoài "reader" trên thì còn có ai thắc mắc tương tự hay không, nhưng để phòng xa, hôm nay mình sẽ lần lượt phản bác lại ba luận cứ trên và đưa ra lý lẽ của mình khi chọn nghĩa "thằng con ghẻ".

Đầu tiên, về lý do "nhiều bộ truyện khác dùng 'tha du bình' với nghĩa 'gánh nặng, cái đuôi', suy ra trong Đạo mộ bút ký nó cũng PHẢI mang nghĩa này". Về logic, câu này sơ hở nặng, bởi vì 'tha du bình' là cụm từ có ít nhất 2 nghĩa, dùng nghĩa nào còn tùy vào ngữ cảnh riêng của truyện. Mình chưa đọc bộ nào có cụm 'tha du bình' với nghĩa 'gánh nặng, cái đuôi', nhưng theo ví dụ của một bạn ẩn danh dễ thương tên Mông nở hoa mà mình đã có vinh dự được tiếp chuyện thì trong những truyện đó, cụm từ này tuy mang nghĩa tiêu cực nhẹ nhưng hoàn toàn không dùng để chửi, thậm chí đôi khi nó còn là một từ trách yêu. Mà Ngô Tà đã nói gì khi đặt biệt danh "muộn thanh bất khang tha du bình"? "Tôi không thích chửi người sau lưng nhưng tên này đúng là quá đáng." Vâng, đó chính xác là một câu chửi! Theo bạn thì, "cái đuôi, gánh nặng" so với "thằng con ghẻ", đâu mới là câu chửi? Mình nghĩ không cần tốn quá nhiều noron để đưa ra đáp án cho câu hỏi này.

Đến đây lại có người thắc mắc, Trương Khởi Linh là người mới gặp, không thù không oán gì, vì sao Ngô Tà lại dùng câu chửi có phần nặng nề này với anh ta? Xin giải đáp luôn, vì Ngô Tà ghét cái thái độ của anh ta, và vì thằng bé ngoa ngoắt thành quen rồi :)) Hai trích đoạn từ Ngô Tà tư gia bút ký và Đạo mộ bút ký quyển 1 chương 3 đều cho thấy Ngô Tà vừa gặp đã ngứa mắt và chửi thầm Trương Khởi Linh trong bụng vì anh ta ngủ suốt ngày, những lúc thức hiếm hoi thì cũng không nói không cười, âm thầm như bóng ma, và vì anh ta tỏ thái độ không quan tâm, không muốn dính líu đến Ngô Tà, khiến Ngô Tà xưa nay vẫn luôn tự tin mình giỏi giao tiếp cảm thấy tự ái, đó gọi là ghét cái thái độ. Còn ngoa ngoắt thành quen thì những ai thường xuyên theo dõi ĐMBK đều biết Ngô Tà là người ác miệng nhưng không ác ý, rất hay thuận miệng chửi thề, ngay cả ông chú rất thân thiết cũng thường xuyên bị chửi là lão già chết tiệt, cho nên chuyện thằng bé ngứa mắt "một thằng cha lầm lì phát ghét, đã cố làm thân vẫn không thèm để ý đến mình" rồi chửi thầm anh ta trong đầu cũng không có gì lạ, huống chi Trương Khởi Linh còn là một người đặc biệt, có là là đặc biệt nhất trong dàn nhân vật của ĐMBK.

Có một điều khá thú vị mình biết được khi đi tìm tư liệu liên quan, đó là "cái đuôi, gánh nặng" là một cách hiểu sai của từ "tha du bình" do hiểu lầm chữ "tha", và cách hiểu sai này mới xuất hiện gần đây. đã nói rất rõ điều này với những ví dụ xuất hiện sớm nhất vào năm 2008:

拖油瓶 - 错误应用

有一个小女孩,刚上初中一年级,她在一篇作文中写道:"自从妈妈出国以后,妹妹便成了我的拖 油瓶。我到东她跟到东,我到西她跟到西,甩也甩不掉。"中学生竟有了"拖油瓶",而这个"拖油瓶"又 是自己的妹妹,让人读后哭笑不得。她显然把"拖"字理解成了跟随的意思。

没过多久,又一次和"拖油瓶"不期而遇。这一次可是大记者写的,而且公开发表在报纸上--- 2008 年l月22日的《工人日报》第1版,刊登了一篇报道:《原是家里顶梁柱,现在成了"拖油瓶"》。它反映的 是农民工的职业病问题,其中有个农民工被确诊为锰中毒,逐渐丧失了劳动能力,由"顶梁柱"变成 了"拖油瓶"。作者显然把"拖"字理解成了拖累的意思。

其实,这种理解纯属想当然。凡是收录这一词条的工具书,"拖油瓶"都只有一种解释,即指再嫁妇 女带到夫家的儿女。

Nam Phái Tam Thúc viết ĐMBK tập 1 vào khoảng năm 2006, và Nam Phái Tam Thúc là người rất cẩn thận khi đặt tên, bạn nghĩ ổng có thể đặt biệt danh cho nhân vật bằng một cách hiểu sai xuất hiện vào khoảng những năm 2008 hay không?

Trên , trang từ điển mạng thông dụng nhất của Trung Quốc thì chỉ hiển thị hai nghĩa đều liên quan đến "đứa con ghẻ", chứng tỏ nghĩa chuyển xuất hiện chưa lâu: ◎ 拖油瓶 tuōyóupíng (1) [(of woman)remarry with children by a previous husband]∶旧蔑指妇女带着与前夫所生的孩子再 嫁 (2) [a woman's children by a previous marriage]∶再嫁时所带的前生子女(有歧视意) --------

指再嫁妇女带到夫家的儿女。《初刻拍案惊奇》卷三三:" 天祥 没有儿女, 杨氏 是个二婚头,初嫁 时带个女儿来,俗名叫做'拖油瓶'。"《新华文摘》1983年第4期:"我早知道......有了后爹就会出后娘! 你们早就想把这些拖油瓶撵出门去了!"《花城》1981年第6期:"我从小失去父亲,母亲嫁给后父,我 做了'拖油瓶'。"

Rõ ràng một số bạn "reader" đã căn cứ vào một nghĩa hiểu sai và chưa chắc đã xuất hiện vào thời điểm Nam Phái Tam Thúc viết Đạo mộ bút ký tập 1 để phán mình dịch sai, nên mới sơ hở lỗ chỗ như vậy ^^

Đến đây lại có một số người lý sự, "Đừng quá ỷ vào baike, trang đó giống trang wiki đều là mã nguồn mở, ai cũng có thể sửa nội dung". Thì mình cũng xin trả lời rằng: Ai cũng biết thông tin trên wiki và baike không chính xác hoàn toàn, nhưng wiki lẫn baike đều có người quản lý, độ tin cậy khá cao và vẫn là công cụ được editor sử dụng phổ biến để tra nghĩa từ hoặc thành ngữ khi edit. Có thời gian mình bám trụ trên

một tieba và rất nhiều lần nghe fan Tàu than thở mình vừa sửa baike để thêm thông tin, một thời gian sau quay lại đã bị xóa hết. Nghĩa là, trên lý thuyết ai cũng sửa được baike, nhưng thực tế bạn không thể add thông tin bừa bãi lên đó được. Những người hay nói khơi khơi nghe có vẻ dễ dàng lắm thường chưa thử sửa baike hay wiki bao giờ ^^

Tiếp theo, về lý lẽ thứ hai "Trương Khởi Linh lầm lì ít nói, không hòa hợp với các thành viên trong nhóm, đi theo chỉ tổ vướng chân, giống một "cái đuôi, gánh nặng", thì chỉ cần đoạn trích trong Ngô Tà tư gia bút ký đã đủ để phản bác lại một cách đầy đủ và thuyết phục:

Nhưng ở bên hắn, tôi luôn cảm thấy yên tâm lạ thường, có thể là do người trầm lặng luôn khiến người ta nảy sinh ảo giác hắn rất trâu bò. Tôi rất muốn biết đằng sau ánh mắt hắn ẩn chứa điều gì.

Rõ ràng là tuy chướng mắt nhưng Ngô Tà vẫn cảm thấy Trương Khởi Linh là một người có nhiều bí mật, đáng tin cậy và có vẻ rất trâu bò - hay nói nôm na anh ta là một cao thủ bí ẩn. Một người như thế giống "cái đuôi, gánh nặng" ở chỗ nào? Rõ ràng Ngô Tà chỉ ghét anh ta vì cái thái độ, chứ không hề đánh giá thấp năng lực của anh ta.

Cuối cùng, lý lẽ "chửi "thằng con ghẻ" thì phải có phụ huynh đi kèm, Trương Khởi Linh không phải con ghẻ cũng không đi với phụ huynh thì sao chửi?" rõ ràng cũng không đứng vững, vì khi chửi ai mà chẳng nói ngoa lên, chứ không lẽ nghe ai bị chửi là "thằng *** đẻ" bạn sẽ nghĩ mẹ anh ta không phải người? Ngay trong tiếng Việt, câu chửi "đồ con ghẻ" tuy hiếm gặp nhưng nó cũng không chỉ dành riêng cho những người con riêng, nên ý kiến cho rằng không có phụ huynh đi kèm thì không được chửi "thằng con ghẻ" là chưa chính xác.

Tóm lại:

1/ Căn cứ và Ngô Tà tư gia bút ký thì biệt danh Muộn Du Bình là cách gọi tắt của "muộn thanh bất khang tha du bình".

2/ Mình không cần biết có những truyện nào dịch "tha du bình" là "cái đuôi, gánh nặng", nhưng chữ tha du bình trong Đạo mộ bút ký không thể áp cái nghĩa đó vào mà phải dùng nghĩa gốc "thằng con ghẻ", vì những lý do sau:

- Đó là một câu chửi đã được tác giả khẳng định.

- Nghĩa "cái đuôi, gánh nặng" là cách hiểu sai mới phát sinh vào khoảng những năm 2008, trong khi Nam Phái Tam Thúc đã viết Đạo mộ bút ký tập 1 trước đó. Bản thân Nam Phái Tam Thúc là người rất khoái đặt biệt danh và cũng rất cẩn thận khi đặt biệt danh, nên khó có chuyện dùng sai nghĩa từ.

- Trong đoàn Trương Khởi Linh có thể coi là một cao thủ, không làm vướng víu tay chân ai nên không thể gọi anh ta là cái đuôi hay gánh nặng. Ngô Tà ngứa mắt vì thái độ lầm lì không hợp tác của anh ta nhưng

vẫn cảm thấy anh ta đáng tin cậy và rất giỏi.

- "Thằng con ghẻ" đơn giản chỉ là một câu chửi ngoa ngoắt, không cần thiết phải đi kèm với phụ huynh. Ngô Tà ngoa ngoắt thành quen, nên vừa gặp người ta đã ngứa mắt chửi cũng không phải chuyện lạ.

Nếu bạn có ý kiến gì mới hoặc chưa nhất trí với lý lẽ nào đó trong bài viết của mình thì đừng ngại comment bên dưới, chúng ta sẽ cùng ngồi lại nói chuyện đàng hoàng. Dĩ nhiên nếu bạn có biểu hiện nhây hoặc cố tình không muốn hiểu lời giải thích của mình, thì cho phép mình miễn tiếp :">

Kết luận: Tiếng Trung là thứ tiếng phức tạp, một trong những nguyên nhân gây ra sự phức tạp này là hệ thống điển tích điển cố gắn liền với văn hóa của nó. Là một người dịch nghiệp dư, khi gặp những từ hoặc cụm từ chưa rõ nghĩa, bạn nên tra tất cả những nguồn có thể tra, hỏi tất cả những người có thể hỏi, và cuối cùng mới dùng đến logic lẫn cảm tính của cá nhân để xét xem nghĩa nào là thích hợp. Tha du bình có ít nhất 2 nghĩa, do đó nó được dịch là "con ghẻ" hay "cái đuôi, gánh nặng" còn tùy vào ngữ cảnh, bất cứ ai áp đặt thiếu linh hoạt một nghĩa duy nhất cho mọi trường hợp mà không xét đến ngữ cảnh riêng của trường hợp đó đều có thể dẫn đến sai sót. Tất nhiên đúng sai trong chuyển ngữ không bao giờ là tuyệt đối, mình tin rằng dù mình đã giải thích cặn kẽ thì vẫn có những người cho rằng "tha du bình" không phải "thằng con ghẻ", và mình tôn trọng ý kiến cá nhân của các bạn..)

Ô tô chạy như bay trên đường cao tốc, cả quãng đường dài dằng dặc chúng tôi đều giết thời gian bằng cách ngủ say sưa, mơ mơ màng màng. Sau mười hai tiếng xóc nảy trên xe, chúng tôi cũng đến được Lâm Nghi.

Thời cổ đại, Lâm Nghi thuộc địa phận của nước Lỗ, nơi này là miền đồi núi, nằm ở sườn nam núi Thái Sơn. Theo so sánh của chú Ba về phạm vi địa hình của nước Tề và nước Lỗ cổ, mục tiêu chủ yếu xác định trong hai tòa núi Mông Sơn thuộc vùng Nghi Mông, Lâm Nghi. Vì thiếu tư liệu, chúng tôi cũng không biết nơi đó vốn thuộc nước Lỗ hay nước Tề, đành đi tới đâu biết tới đó.

Núi Mông Sơn ngày trước gọi là Đông Mông, Đông Sơn, đứng sừng sững ở huyện Bình Ấp tỉnh Sơn Đông, nằm về phía tây bắc của Lâm Nghi, Sơn Đông. Là một nhánh của dãy núi Thái Nghi, vượt qua thành phố Lâm Nghi trải dài tới bốn huyện Bình Ấp, Mông Âm, Phí và Nghi Nam, chạy dọc theo hướng tây bắc đông nam, dài hơn bảy mươi km, có mấy nơi đã phát triển du lịch khá hoàn thiện. Chúng tôi mua một ít bản đồ du lịch, đối chiếu với bản đồ trong tay thì không khớp, nơi chúng tôi muốn tới e rằng phải ẩn sâu dưới ngọn núi lớn.

Tôi tìm mấy hướng dẫn viên người địa phương, hỏi họ mấy địa danh cổ trên bản đồ nhưng cũng không thu được kết quả gì. Vùng này đã trải qua biết bao trận chiến, có rất nhiều làng bị thiêu hủy sạch thời kháng Nhật, muốn tìm kiếm nghiên cứu lại phải nói vô cùng khó khăn. Năm người chúng tôi không còn cách nào khác, đành đi lòng vòng một hồi rồi quyết định tiến vào trong núi đã. Chúng tôi đón chuyến xe bus cà tàng của địa phương, tới một chỗ cách Miếu Hạt Dưa hơn bốn mươi km về phía tây, sau đó đổi xe công nông đi

vào đường nhỏ, cuối cùng ngồi xe bò vòng lên đường mòn trên Bàn Sơn. Lúc xuống xe chúng tôi mới phát hiện ra bốn phía xung quanh ngoại trừ đồi núi trải dài ngút tầm mắt thì không còn tìm thấy bất cứ thứ gì hiện đại nữa.

Cho rằng đã tới nơi, chúng tôi liền nhảy xuống khỏi xe. Lúc này phía trước bỗng có một con chó chạy tới, chú Ba tôi vừa nhìn thấy lập tức phá ra cười, vỗ vỗ vai ông lão đánh xe nói đùa. "Ông bác à, hành trình tiếp theo là cưỡi con chó này sao, sợ nó không cõng nổi chúng tôi đâu!"

"Làm sao mà cưỡi chó được?" Ông lão cười to. "Con chó này chỉ tới báo tin thôi. Đoạn đường cuối cùng xe nào cũng không đi được, phải lên thuyền hết. Con chó này tôi phái đi để gọi thuyền qua đây đó."

Nói rồi, lão đánh xe bò xuống sườn dốc bên cạnh, chúng tôi cũng vội vội vàng vàng đi theo. Đồi núi ở đây cao hơn ở phương nam nhiều, hơn nữa quanh năm không có ai ra vào cho nên rừng cây vô cùng rậm rạp. Dưới đất còn phủ một tầng lá mục rất dày, bùn cũng đen xì, đạp một bước xuống không chừng còn ngập tới đầu gối. Chúng tôi chặt vài cành cây làm gậy chống, vừa đi vừa dò đường, vô cùng cẩn thận.

Lúc vào đến sơn cốc, trước mặt hiện ra một dòng suối trong xanh, rộng khoảng năm sáu thân thuyền, nhìn xuống không nhận ra được đáy nông hay sâu. Hai bên bờ suối trừ chỗ chúng tôi đang đứng có một khối đá bằng phẳng, còn những nơi khác đều là vách đá cao chót vót. Phía trên có tán cây dày đặc, che khuất cả mặt trời và phần lớn tia sáng, khiến không khí xung quanh giảm xuống vài độ.

Chú Ba dựa vào xe bò, hỏi ông lão kia. "Con chó này còn biết bơi?"

"Bơi khỏe lắm, bơi khỏe lắm." Ông lão ngồi trên xe, dùng ống tẩu gõ gõ lên đầu con chó. "Lư Đản Đản, bơi thử cho họ xem."

Con chó này hình như hiểu được tiếng người, "Ẳng" một tiếng nhảy xuống sông, phành phạch bơi một vòng rồi bò lên bờ lắc lắc người, nằm sấp trên mặt đất lè lưỡi thở.

Chúng tôi thấy vậy đều phá ra cười. Ông lão kia nhìn nhìn trời một chút, rồi nói với chúng tôi: "Bây giờ còn sớm quá, tên chèo thuyền kia chắc chắn còn chưa làm việc, chúng ta cứ nghỉ một chút, hút điếu thuốc đã."

Tôi nhìn đồng hồ: "Hai giờ chiều còn chưa làm việc, tên chèo thuyền kia của ông rốt cuộc làm khi nào nghỉ khi nào vậy?"

"Ở đây bọn tôi chỉ có một mình hắn chèo thuyền, hắn lợi hại lắm đấy, dậy lúc nào thì làm việc lúc đó, đôi khi cả ngày không làm, khiến người ta tức chết luôn." Ông lão cười cười. "Biết làm sao được, tám thôn mười dặm quanh đây chỉ có mình hắn lái thuyền, hắn muốn làm gì tùy ý, thôn trưởng cũng chẳng quản được hắn."

"Vậy sao các ông còn không mở họp đại biểu nhân dân, bắt hắn nghỉ việc, đổi người khác chăm chỉ

hơn?" Chú Ba hỏi lão.

"Bọn tôi cũng muốn, nhưng các cậu đều là người từ ngoài tới, có chuyện này không biết. Sơn thần ở đây chỉ nể mặt mình hắn, người khác chỉ cần đi vào sơn động một đoạn là chắc chắn không ra được, cho nên chỉ có thể đi cùng hắn, cũng không biết tại sao nữa."

"A, phía trước còn phải qua một sơn động?" Chú Ba kinh ngạc, lập tức giở bản đồ ra, nhìn qua một lượt, chợt bừng tỉnh: "Không, phải nói là hà động mới đúng. Ông vừa nói gì nhỉ, cái động trong núi này có thể ăn thịt người sao?"

Ông lão cười ha hả: "Đó là chuyện vài đời trước truyền lại, tôi chẳng còn nhớ rõ nữa, mà cũng không biết có thật hay không."

Chúng tôi nghe thế, lập tức liên tưởng tới cổ mộ kia, liền bảo ông ta kể rõ ra. Ông lão thấy chúng tôi thích nghe, cũng can đảm hơn một chút, rút một điếu thuốc rồi bắt đầu câu chuyện.

Thì ra từ khi thôn này còn chưa xuất hiện, sơn động đã có rồi. Đáng tiếc không ai biết động này hai đầu thông nhau, mà bên trong còn lắm chuyện kì quái, người ta đi vào chẳng bao giờ thấy ra. Cứ thế lâu dần, người trong thôn đều nói động này có xà tinh cắm một cái cọc ngầm dưới nước, không cho thuyền đi vào.

Cho đến một ngày, bỗng có người chèo một chiếc thuyền nhỏ từ trong động ra xuất hiện ở gần thôn, nói là người bán hàng rong từ bên ngoài tới. Trưởng thôn không tin, nói hắn là xà tinh biến thành, định đánh chết hắn. May mà khi đó có mấy nàng dâu vốn là người thôn bên, nghe giọng nói đậm chất Tương Tây của kẻ này thì nhận ngay ra hắn, nói hắn thực sự là người bán hàng rong, hàng năm đều qua thôn bên cạnh, chỗ son phấn này đều do hắn buôn từ bên ngoài vào.

Mấy ông trưởng họ liền sai vài người nhanh nhẹn chạy qua thôn bên hỏi, quả nhiên như thế, mới thả hắn ra. Từ đó trở đi cái động này hình như đã nhận hắn, chỉ có người nhà của tên lái thuyền đó mới ra vào được, mấy trăm năm nay chưa từng có ngoại lệ.

"Nhưng con chó đó có sao đâu?" Tôi thắc mắc. "Không phải ông dùng nó để báo tin à?"

"Cái đó thì lão chịu, chuyện đã truyền qua mấy đời rồi, ai mà biết có thật không." Ông lão gõ gõ tẩu thuốc lên mặt đất. "Bọn tôi rất ít khi đi đường sông, mà thường lần theo con đường mòn trên đỉnh núi hơn. Có điều đồ đạc của các cậu quá nhiều, leo núi không tiện; vả lại mấy năm nay ngọn núi này cũng không mấy khi yên ổn, thỉnh thoảng lại có vài tảng đá sụp xuống, lỡ rớt trúng đầu là chết chắc. Chúng ta không cần mạo hiểm, chỉ chờ thêm một chút thôi mà."

Tôi nhìn lên, phát hiện ra thế núi ở đây cao chót vót, trùng trùng điệp điệp, ngoài chúng tôi ra không thấy một ai, cũng chẳng biết lời lão nói là thật hay giả. Chú Ba nghe ông lão kia nói đến nhập thần, bèn suy nghĩ một chút, rồi vỗ vỗ tay: "Lư Đản Đản, qua đây."

Con chó này đúng là rất biết nghe lời, vọi vàng chạy qua. Chú Ba vừa ôm lấy nó ngửi, mặt liền đổi sắc. "Con bà nó, cái mùi này..."

Tôi cũng ôm lấy ngửi thử, cái mùi xộc lên khiến tôi ho khan một trận. Chủ con chó này cũng lười quá thể, không biết đã bao lâu chưa tắm cho nó.

Một trợ thủ của chú tên Phan Tử cười ha ha. "Cậu phải học hỏi chú Ba cậu nhiều, vẫn còn non lắm."

"Con chó chết tiệt, sao thối vậy!" Tôi bực tức mắng.

"Phan Tử, chú cũng qua đây ngửi thử xem!" Chú Ba vẫy vẫy tay.

"Tôi... Thôi đi." Phan Tử nói: "Tôi ghét nhất mùi thối của chó, ngửi một tí lỡ nôn ọe thì mất mặt lắm."

"Đừng dài dòng nữa, mau qua đây. Mùi trên người con chó này lạ lắm."

Phan Tử hết cách, đành phải bước qua, túm lấy con chó đưa lên mũi ngửi ngửi một chút, mặt cũng đổi sắc: "Đây là mùi thi thể thối mà..."

"Không thể nào." Tôi sợ đến mức lông tơ đều dựng ngược lên, ngay cả thằng nhóc vẫn im lặng nãy giờ cũng biến sắc.

Chú Ba đốt một điếu thuốc, cau mày nhìn con chó kia, nói với chúng tôi. "Mang cả nó theo đi, chỉ e sơn động phía trước là một động xác, mọi người cứ chuẩn bị tinh thần."

Một trợ thủ khác của chú Ba dáng vẻ cao to, bọn tôi gọi hắn là A Khuê, khổ người hắn trông cũng gần bằng con bò kéo xe kia, lá gan lại bé xíu, hỏi khẽ: "Động xác rốt cuộc là cái gì vậy?"

"Không biết, mấy năm trước tôi cũng tìm được một động như thế ở Sơn Tây Thái Nguyên, nơi đó là chỗ vứt xác sau những đợt tàn sát của người Nhật. Thường thì chỗ nào có động xác nhất định phải có tàn sát, cái này là chắc chắn rồi. Lúc đó thấy vui vui mới thí nghiệm thử, mang chó, vịt đặt lên một cái bè trúc, treo lên đó một máy quay rồi cho trôi xuôi theo dòng. Cái động đó tối đa chỉ dài 1 km, tôi cũng chuẩn bị đủ dây điện, nhưng dây điện đã kéo hết rồi mà vẫn chưa ra khỏi đó được. Bên trong tối đen, không biết là đi tới tận đâu rồi, tôi định lôi nó ra, nào ngờ mới giật vài cái bè trúc đã lộn nhào, sau đó..." Chú Ba xòe tay. "Cuối cùng chỉ nhìn thấy nửa khuôn mặt, dí sát màn hình quá nên cũng không rõ là là động vật hay là gì. Muốn qua động này, thời cổ đều phải người sống kèm theo người chết mới qua được, nếu vật sống đi vào một mình thì chỉ có vào mà không có ra! Nghe nói ở Tương Tây có một nơi lưu truyền phong tục cho trẻ con ăn thịt người chết từ nhỏ, tích thi khí trong thân thể, đến khi trưởng thành cũng chẳng khác gì người chết, cho nên ma quỷ cũng không thèm để ý. Ông già, tổ tiên tên này chắc là từ Tương Tây tới đúng không?"

Sắc mặt ông lão chợt biến đổi, lắc đầu. "Cũng không biết được, đó là chuyện của cụ kị hắn rồi, cũng đã qua mấy đời." Nói rồi thoáng nhìn trời, gọi con chó kia một tiếng: "Lư Đản Đản, đi gọi lái thuyền qua

đây!" Con chó kia gâu một tiếng rồi nhảy xuống nước bơi về phía sau núi.

Lúc này, tôi bỗng thấy chú Ba nháy mắt với Phan Tử một cái. Phan Tử len lén lấy một cái ba lô ra từ đống hành lý, đeo lên lưng. Cậu thanh niên ngồi một bên từ nãy giờ kia cũng đứng dậy, cầm theo cái gói của mình. Sau đó Phan Tử vòng qua phía sau tôi, thì thào bằng tiếng Hàng Châu: "Ông già này có vấn đề, cẩn thận."

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro