Edogawa Ranpo

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nhắc đến văn đài trinh thám Nhật Bản, có một cái tên mãi mãi tỏa sáng và nổi bật, ấy chính là Edogawa Ranpo. Ông là người mở đường, cũng là người đặt nền móng cho thể loại này ở Nhật Bản. Không có Ranpo, trinh thám Nhật khó thành văn học, càng khó có thể phát triển đa dạng, phong phú tột cùng cho ngày hôm nay. Ranpo đã mất hơn năm mưoi năm những vẫn được mọi tác giả trinh thám Nhật Bản tôn kính gọi là Ông tổ, lấy cái tên ông đặt cho giải thưởng Edogawa Ranpo. Ngay cả các tên tuổi lớn như Yokomizo Seishi, Matsumoto Seichou hay Shimada Souji, Higashino Keigo(*),... cũng đều chịu ảnh hưởng bởi Edogawa Ranpo. 

Ông là "cha", là bậc thầy văn học trinh thám, là tác giả được đông đảo nhân dân cả nước bất kể già trẻ, gái trai, lớn bé, yêu mến các tác phẩm mình viết.

Từ sau cách mạng Meiji năm 1866, Nhật Bản bước vào con đường Tây Hóa. Về lĩnh vực văn học, trước hết đá xuất hiện các công trình phiên dịch hoặc phong tác nhiều tác phẩm Âu Mỹ. Phải hơn hai mươi năm sau mới dần xuất hiện các tác giả học lỗi viết của phương Tây, rồi từ đây người Nhật mới đàn lý giải được bản chất, tư tưởng sangs tác, nguyên lý sáng tác của văn học Âu Mỹ, và đến thời Taishou mới bắt đầu hình thành văn học Nhật Bản cận đại. 

Tên thật của Ranpo là Hirai Tarou, sinh ngày 21/10/1984 tại thành phố Nabari thuộc tỉnh Mie. Bút danh Edogawa Ranpo lấy cảm hứng từ cách phát âm tiếng Nhật của họ tên nhà văn Edgar Allan Poe mà ông yêu thích: Edoga-aran-po. Cha ông là Hirai Shigeo, làm thư ký văn phong quận Nga, mẹ là Hirai Kiku. 

Năm ba tuổi, cả nhà chuyển đến Nagoya theo lệnh điều công tác của cha. Năm bảy tuổi, ong vào trường tiểu học Shirakawa Jinjou, sau khi biết chữ thì đọc sách của Iwara Sazanami. Khoảng năm mười hai tuổi, ông bắt đầu đọc tiểu thuyết võ hiệp của Oshikawa Shunrou và tiểu thuyết trinh thám của của Kuroiwa Ruikou. Vào cấp II, ông chán ghét thi chạy và các môn thể thao máy móc nên thường xuyên trốn học. Giấc mộng làm tác giả truyện trinh thám của ông cũng nảy nở từ lúc này. Ông không có hứng thú gì với niềm vui của thế giới thực tại, chỉ thích ở rịt trong phòng hưởng thụ thế giới ảo tưởng của bản thân.

Năm 1907, cha mở cửa hàng kinh doanh, đến năm 1912 thì phá sản, ông tốt nghiệp xong cấp II thì cũng từ bỏ cơ hội học tiếp, tháng Sáu cùng gia đình di cư sang Triều Tiên. Tháng Tám, ông trở về quê hương làm thực tập sinhxeeps chữ bản in, sau đó thi đỗ Dự bị Đại học Waseda, nhưng vì hoàn cảnh nên ít khi đi học, mà quay sang làm đủ nghề như nhân viên sao chép, biến tập tạp chí chính trị, nhân viên thư viện, gia sư tiếng Anh.. song đều không được bao lâu. 

Mùa xuân năm 1903, Panpo dọn đến sống cùng bà ngoại ở Kikui, không cần đi làm nữa,chỉ việc tập trung đi học. Tháng Tám cùng năm, ông tốt nghiệp Dự bị Đại học Waseda, chính thức nhập học khoa Kinh tế Chính trị. Mùa xuân hai năm, ông say mê các tác phẩm trinh thám của Edgar Allan Poe và Sherlock Holmes của Athur Conan Doyle. Ranpo tin trinh thám thuần túy là phải viết theo hình thức ngắn. Về sau, ông thực hiện sáng tác theo đúng tiêu chí này của mình. Để nghiên cứu tiểu thuyết trinh thám Âu Mỹ, ông đến các thư viện ở Uneo, Hibiya, Oohashi, v.v... tìm đọc sách. Cùng năm đó, ông đóng abnr ghi chép của mình thành sách, là Kỳ đàm. 

Năm 1915, cha ông rời Triều Tiên, về dịnh cư tại Ushigume, ông dọn về ở cùng gia đình, sáng tác truyện trinh thám ngắn Súng mồi lứa. Ông muốn đến Mỹ sáng tác truyện để kiếm tiền, nhưng do không có chi phí nên đành tìm việc ở Nhật. Cũng năm này, ông đi làm tại một hiệu buôn Tây ở Osaka, được hai năm thì nghỉ, mấy tháng sau chu du tại các suối nước nóng, trở về thì lại đi làm cho xưởng đóng tàu, ccuois cùng giữ vị trí biên tập viên của tạp chí Biyori. Trong năm năm tiếp theo ông còn thêm mười lần nữa, đến năm 1923, mới sáng tác hai truyện ngắn trinh thám, nhờ cậu ông ấy đọc tingw nhân xét và giới thiệu đăng sáng tạo chí Shin Seinen, được tổng biên tập Morishita Uson  tưởng là văn học nước ngoài lên đành nhờ Kosakai Fuboku - bấy giờ đang sáng tác bút ký về ohaos ý cho Shin Seine - xem xét. 

Vì thế tháng Tư năm 1923, Đông hai xu ra mắt đọc giả kèm lời giới thiệu của Kosakai Fuboku, đạt được rất nhiều khen ngợi. Tháng Bảy, đến lượt Tấm biên lai được đăng báo, kể từ sau đó sự nghiệp văn chương của Ranpo bắt dầu thăng hoa. 

Sự xuất hiện của Ranpo đã chứng minh người Nhật cũng có thể sáng tác tiểu thuyết trinh thám sánh ngang Châu Âu. Càng ngày càng có nhiều người muốn trải nghiệm phong cách viết này mà thử sức mình. Không nhiều năm sau, lấy Shin Seinen làm gốc, tiểu thuyết trinh thám đã có đực chỗ đứng nho nhỏ trong avwn đàn đại chúng, làn thế chân vạc cùng với tiểu thuyết thời đại đại cùng với tiểu thuyết hiện đại. 

Tuy nhiên, nếu phân loại theo tiêu chuẩn hiện tại thì các tác phẩm trinh thám được đăng trên Shin Seinen bấy giờ không có quá nhiều chất trinh thám, hầu hết chỉ chú tring vào kết thúc bất ngờ hoặc những truyện kỳ bí diễn ra trong cuộc sống. 

Về phần Ranpo, 1924 là năm công tác bận rộn của ông nên ông chỉ đăng thêm vỏn vẹn hai truyện ngắn trên Shin Seinen. Đến tháng Mười Một, muốn chuyên tâm sáng tác nên ong chọn nghỉ việc tại nhà báo Mainichi Osaka. Sang năm 1925, tổng cộng ông đã cho đăng mười bảy truyện ngắn và sáu tùy bút, đay chính là năm rực rỡ nhất của Ranpo và cũng là năm Ranpo xây dựng được địa vị bất biến cho bản thân mình tại văn đàn đại chúng. 

Về sau, Ranpo thay đổi phong cách, chuyển từ truyện ngắn sang truyện dài, đến năm 1936 thì bắt đầu cho đời loạt truyện trinh thám dành cho lứa tuổi thiếu niên. Từ năm 1940 đến năm 1945, chính phủ Nhật Bản cấm triệt để sáng tác truyện trinh thám, Ranpo chỉ đăng thêm ba truyện phiêu lưu kỳ bí cho hợp chủ trương nhà nước. 

Thời kỳ hậu chiến, só lượng sáng tác của Rano dần giảm. Ông hoạt động chủ yếu tại Hội tác gải Trinh thám, đào tao các gương mặt mới và mở rộng thêm thể loại trinh thám, xây dựng văn đàn trinh thám hậu chiến.

Chẳng hạn, sau khi Thế chiến II kết thúc, các tác giả sơ tán về nông thôn đều quay trở lại thành phố. Thứ bảy ngày 15/6/1946, Ranpo tổ chức "Tọa đàm tác giả truyện trinh thám", diễn thuyết hơn hai tiếng đồng hồ về "tình hình tiểu thuyest truyện trinh thám Mỹ gần đây"  cốt để giới thiệu hướng đi mới của trinh thám Mỹ, đồng thời động viên mọi ngườ hãy cố gắng phấn đấu góp sức cho sự phồn vinh của trinh thám hậu chiến Nhật Bản. 

Kể từ đó trở đi, cưs thứ Bảy của tuần thứ hai hằng tháng, mọi người lại đi họp định kỳ một lần, xưng là Thổ diệu hội ( Có nghĩa hội họp thứ Bảy. Thứ Bảy trong tiếng Nhật là thổ diệu nhật. )

Một năm sau, lấy gốc từ Thổ Diệu hội, các thành viên thành lập câu lạc bộ Trinh thám,Ranpo làm Hội trưởng đời đầu tiên Tháng Mười 1945, câu lạc bọ sát nhật với câu lạc bộ Trinh thám Kansai, đổi tên thành Hiệp hội tác giả truyện trinh thám Nhật Bản. 

Mục tiêu của hội ngay từ ngày đầu thành lập là ca ngợi tác phẩm vĩ đại, thiết lập giải thưởng trao tặng cho tác giả trinh thám. Từ sau khi đổi tên, giải thưởng cũng được đổi tên theo. Hiện tại được gọi là Giải thưởng Hiệp hội tác giả trinh thám Nhật Bản. 

Ngày 30/10/1945, nhân tiệc sinh nhật mừng thọ Ranpo sáu mươi tuổi, nhằm chấn hưng tiểu thuyết trinh thám trong nước, Ranpo đã tài trợ một triệu yên cho hội làm giải thưởng, từ đó giải thưởng Edogawa Ranpo ra đời, hai năm dầu trao cho những người có công lao lớn với văn đàn trinh thám nước nhà, sang năm thứ ba chuyển thành giải thưởng dành cho những tác phẩm trinh thám xuất sắc, cổ vũ tinh thần sáng tác cho các gương mặt mới. Giải thưởng này chính là cái nôi tôn cinh rất nhiều tên tuổi tác giả, tác phẩm trinh thám xuất sắc đến tận bây giờ, và trở thành giải thưởng uy tín cho thể loại trinh thám tại Nhật Bản. 

Ngoài ra Ranpo còn rất tích cực viết bài giới thiệu các tác giả, tác phẩm Âu Mỹ nổi tiếng và sáng tác lý luận nghiên cứu về thể loại trinh thám. Nhắm ghi nhận các công lao đóng góp của ông, tháng Mười một năm 1961, chính phủ Nhật Bản trao tặng ông Huân chương Ruy băng tím.

Ngày 28/07/1965, Ranpo qua đời tại nhà riêng, hưởng thơ bảy mươi mốt tuổi. Chính phủ Nhật Bản trao tặng ông huân chương Thủy Bảo nhằm tưởng niệm mọi tâm huyết đóng góp mà cả đời ông đã dành trọn và cống hiến cho văn đài trinh thám Nhật Bản.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro