Đáp Án 2012

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ĐÁP ÁN CÂU HỎI 2012

KẾ TOÁN GA

Câu 2: Yêu cầu của công tác kế toán ga?

-Chính xác, kịp thời đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu

-Phương pháp ghi sổ kế toán áp dụng chung cho tất cả các ga là phương pháp ghi sổ đôi

-Mọi khoản thu phải tính toán kỹ lưỡng trên cơ sở các quy định về giá cước, các khoản xuất thủ quỹ phải căn cứ vào các chế độ đã quy định, đầy đủ.

-Các chứng từ thu chi như vé, vận đơn, biên lai thu tiền, chứng từ thanh toán,.. phải viết rõ ràng và ghi chép đầy đủ đúng theo cách thức và thủ tục quy định cho mỗi loại. Các sổ sách và báo cáo kế toán phải ghi chép đúng với sự thực, khớp với chứng từ kế toán, viết rõ ràng, rành mạch, không viết chồng, không viết xem kẽ giữa 2 hàng hoặc dòng viết, nếu có dòng nào chưa viết hết thì phải gạch chỗ thừa bằng mực đỏ để ngăn ngừa việc ghi thêm. Khi hết trang phải cộng và ghi số cộng bằng mực.

-Trong công tác kế toán bắt buộc pải dùng bút bi để lập chứng từ. Cấm dùng bút bi đỏ và mực đỏ để lập chứng từ hoặc ghi sổ sách và báo cáo kế toán.

-Tuyệt đối cấm viết tắt, cấm tẩy xóa, cấm dùng chất hóa học để sửa chữa

-TH cần sửa chữa thì phải làm  đúng theo phương pháp qui định trong công tác kế toán, phải gạch bỏ chữ hoặc số sai bằng 2 nét gạch ngang rồi viết chữ số hoặc số đúng ngay phía trên các chữ hoặc số vừa mới gạch bỏ, sao cho các chữ số vừa mới gạch bỏ vẫn còn đọc được.

Câu 5:Chứng từ sổ sách kế toán gồm mấy loại? cụ thể từng loại?

1Chứng từ kế toán gồm 2 loại: chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ

+Chứng từ gốc: là chứng từ đầu tiên được lập cho một nghiệp vụ kinh tế cụ thể như: vé hành khách, hành lý, bao gửi,..đã lập xong. Chứng từ gốc là cơ sở để chứng minh các công việc thu chi, là căn cứ để lập các chứng từ ghi sổ và phải kèm theo chứng từ ghi sổ.

+Chứng từ ghi sổ gồm các loại như: báo cáo vé bán, báo cáo hàng đi,..

2Sổ sách kế toán chia làm 2 loại:

+Sổ kế toán chi tiết ( sổ kế toán vé bán, sổ hàng đi, sổ hàng đến…)

+Sổ kế toán tổng hợp ( sổ thu chi vận doanh…)

Câu 7: Thu nhầm cước phí

Đối với hàng gửi ( cước phí đã trả ở ga đi ) sau kho các giấy tò vận chuyển đã được lập hàng gửi đi mới phát hiện thu nhầm cước phí phải điều chỉnh theo cách sau:

1.TH tính thu thừa

-Do ga gửi phát hiện : ga này không chữa lại giấy tờ vc mà vẫn phải nhập theo số tiền đã thu đồng thời làm công văn đính kèm  vào báo cáo hàng đi gửi về kiểm thu cấp giải quyết việc hoàn lại tiền thừa cho chủ hàng

-Do ga đến phát hiện: ga này không được chữa lại giấy tờ vc mà chỉ ghi chú vào báo cáo hàng đến để lưu ý kiểm thu cấp trên

Vậy, ga đi và ga đến không được phép hoàn lại tiền cho chủ hàng. Việc hoàn lại tiền chỉ do kiểm thu cấp trên giải quyết

1.TH tính thu thiếu cước phí

Ga đi phát hiện: ga này để nguyên vận đơn cũ, lập biên lai tạp phí hóa vận để thu thêm số tiền thu thiếu. Khi lập biên lai tạp phí ga chú thích vào cột lý do thu thiếu như sau: “ Thu thêm cước phí tính thiếu của vận đơn..ngày..” đồng thời ghi chú vào phụ bản giấy gửi hàng ( bản C) và bản lưu ở ga câu “ Tiền cước phí thiếu đã thu thêm bằng biên lai tạp phí số ..” và đánh điện cho ga đến biết để chú thích vào giấy gửi hàng ( bản A) và phụ bản giấy gửi hàng.: đây là một trong những khoản phải thu của ga đến. Sau khi thu đủ, ga đến ghi thu vào

Do ga đến phát hiện vận đơn ở phần thu cước của ga đến ( Bản A, B) của giấy gửi hàng

Câu 8: Các căn cứ để lập HĐGH? Cách ghi trên HĐGH?

*/Căn cứ :

1. Đối với hàng liên vận quốc tế cần căn cứ vào “ Hiệp định liên vận hàng hóa bằng ĐS quốc tế ( SMGS), bảng giá cước quá cảnh thống nhất( ETT) và các nghị định thư giữa 2 nước Việt – Trung. Đồng thời phải nghiên cứu kỹ các tài liệu về nghiệp vụ liên vận hàng hóa bằng ĐS quốc tế.

2.Đối với hàng trong nước thì cần căn cứ vào:

Thể lệ chuyên chở hàng bằng đường sắt do bộ giao thông vận tải và bưu điện ban hành theo quyết định 720 QĐ/VT ngày 25 tháng 4 năm 1990.

-   “ khoảng cách tính cước “ ban hành theo quyết định số 1233/ QĐ – VTGC ngày 29 tháng 7 năm 1982 của bộ giao thông vận tải

Bảng giá cước vận tải hàng hóa bằng đường sắt hiện hành

*/ Cách ghi:

 Chủ gửi ghi đầy đủ các nội dung cần thiết cào các cột mục của giấy gửi hàng ( bàn A) và ký tên. Ga gửi kiểm tra lại và chỉ lập vận đơn ( bàn B,C,Đ) khi đã khẳng định được mọi ghi chép trong bản A là đúng. Tính cước vc và các khoản thu khác ( nếu có) rồi ghi vào cột số tiền thu của ga gửi. Tiền cước vc ghi ở dòng đầu tiên, mỗi khoản tiền thu ghi riêng một dòng, cuối cùng tổng cộng các khoản thu, ấn định số tiền thu bằng chữ, kỹ tên và đóng dấu ga gửi.

 Khi lập vận đơn phải đảm bảo đúng yêu cầu của công tác kế toán quy định tại điều 2

Giấy gửi hàng ( bản A) liên vận ĐS quốc tế và các phụ bản giấy gửi hàng đánh số theo số hiệu in sẵn trên giấy theo hàng.

Giấy gửi hàng (bản A) trong nước đánh số theo số hiệu in sẵn trên vận đơn.

HÀNG HÓA

Câu 1: Qui định thời gian xếp, dỡ với từng loại hàng hóa hiện nay

1.1 Định mức thời gian xếp dỡ cho 1 toa xe khổ đường 1000 mm

A, Xếp dỡ thủ công

- Hàng bao, kiện: ( ≤ 50kg/ bao, kiện): xếp 3h, dỡ 3h.

- Hàng kiện ( trên 50kg đến  ≤ 500kg / kiện ) xếp 5h, dỡ 4h

- Hàng xếp rời, xếp đống ( than, quặng ,..) xếp 4h, dỡ 4h

B, Xếp dỡ bằng cơ giới:

- Container : 0,5h/1 container không phân biệt nặng, rỗng

- Hàng máy móc, thiết bị, khối, kiện, thanh, gỗ cây:

+ Trọng lượng mỗi khối, kiện từ 500kg đến 10 tấn: xếp 4h, dỡ 3h

+ Trọng lượng mỗi khối, kiện từ trên 10 tấn đến 30 tấn: xếp 3h, dỡ 2h

+ Trọng lượng mỗi khối, kiện trên 30 tấn: thỏa thuận trong hợp đồng vận tải

- Hàng lỏng trong toa chuyên dùng

+ Xăng, dầu sáng : xếp 4h, dỡ 2h

+ Hàng lỏng khác : Xếp 4h dỡ 4h

C, Hàng nguy hiểm, hàng siêu trường siêu trọng ( hàng quá giới hạn, quá dài, quá nặng ) hàng giao nhận qua cân bàn, cân treo: thời gian xếp dỡ được tính gấp 1,5 lần tương ứng với từng loại hàng và phương pháp xếp hàng quy định tại các điểm A, B nêu trên

1.2, Định mức xếp dỡ đối với tx khổ đường 1435mm

 Định mức thời gian tác nghiệp xếp dỡ cho một tx khổ đường 1435mm được tăng gấp 1,3 lần so với định mức thời gian tác nghiệp xếp dỡ của tx khổ đường 1000mm ( trừ loại hàng hóa là container )

1.3, Định mức thời gian xếp dỡ cho một cụm tx

A, Cụm tx dưới 5 toa: gấp 1,3 lần định mức xếp dỡ cho một tx quy định tại mục 1.1 hoặc 1.2 trên

B, Cụm xe vượt quá 5 tx: gấp 1,5 lần định mức xếp dỡ cho một tx quy định tại mục 1.1 hoặc 1.2 trên

C, Đối với cụm xe container, cứ mỗi container tính thêm 3h

1.4 Định mức thời gian xếp dỡ được quy định cho từng hạng ga khác nhau: đối với ga hạng 1 định mức thời gian tác nghiệp xếp dỡ được tính theo hệ số k = 1, các ga còn lại định mức thời gian tác nghiệp xếp dỡ tính theo hệ số k = 1,3. Khi tính định mức thời gian xếp dỡ cho một tx hoặc 1 cụm tx, các ga áp dụng định mức qui định tại mục 1.1, 1.2, 1.3 trên đây sau đó nhân với hệ số k của ga mình

1.5 Khi hàng hóa ( khí gas, xăng dầu, quặng , than, đá , thạch cao, container, xi măng ) có khối lượng lớn, ổn định xếp dỡ bằng thiết bị chuyên dùng tại các đường nhánh, đường dùng riêng: có thể áp dụng những quy định trên đây hoặc tiến hành xây dựng định mức riêng. Trường hợp này, việc định mức thời gian xếp dỡ cho một cụm tx phải căn cứ số lượng tx của mỗi lần dồn; công suất thiết bị xếp dỡ chuyên dùng, thời gian thực xếp dỡ, thời gian làm tác nghiệp hàng hóa, thời gian gia cố,.. thời gian này được tính toán và thỏa thuận trong hợp đồng khai thác đường nhánh hoặc hợp đồng vận tải ( TH này không áp dụng hệ số k )

Câu 2: Mức thu phí bảo quản hàng hóa, phí lưu kho, bãi hiện nay

2.1 Hàng thường nguyên toa :

-Từ ngày 01 đến ngày 05 : 5.300đ/ 01tấn ngày đêm

-Từ ngày 06 trở đi tăng 50 % so với mức giá 5 ngày đầu

2.2 Hàng cồng kềnh nguyên toa:

-Từ ngày 01 đến ngày thứ 05 : 6.700 đ/1 tấn ngày đêm

-Từ ngày 06 trở đi tăng 50 % so với mức giá 5 ngày đầu

2.3 Hàng lẻ :

-100 kg hoặc không đủ 100 kg “ 2.500 đ/ 100kg ngày đêm.

2.4 Tiền lưu hàng hóa:

Tính bằng 50 % tiền bảo quản hàng hóa tương ứng

2.5 

Giao tổng giám đốc CTVT HK ĐS Hà Nội, CT VTHK ĐS Sài Gòn căn cứ thực tế tại các ga được phép điều chỉnh giảm đến 20 % và tăng tối đa giá tiền bảo quản, lưu hàng hóa tại kho, bãi của ĐS đảm bảo hiệu quả và có hỗ trợ kinh doanh VTHH

Câu 3: Các TH lập biên bản phổ thông

1. Khi phát hiện viên niêm phong tx không tốt hoặc niên phong không dúng quy cách như: viên niêm phong bị mất, bị thay thế tại ga dọc đường…..

2.Khi phá viên niêm phong để kiểm tra hàng hóa, sửa chữa bao bọc, sắp xếp lại và khi sang toa bất thường tại ga dọc đường do toa xe không tốt hoặc lý do khác không thể chuyên chở

3.Khi xác nhận tình trạng nguyên vẹn của tx và niêm phong tx trước khi dỡ hàng vắng mặt  người nhận hàng

4.Khi phát hiện bạt che trên tx có dấu vết bị mở hoặc bạt che không đúng quy cách có khả năng gây tổn thất hàng hóa bên trong, bạt che bị rách, bị ngấm nước vào bên trong

5.Khi phát hiện tx có mui chở hàng quý mà cửa toa không đóng kín ( cả cửa sổ), không xoắn dây thép ở cửa toa trước khi niêm phong hoặc không cặp viên niêm phong ( trừ TH có người áp tảI ), hoặc chở hàng kỳ ướt mà cửa tx không đóng kín làm nước mưa có thể vào trong toa

6.Khi các giấy tờ chuyên chở , cũng như giấy tờ kèm theo giấy tờ chuyên chở bị mất

7.Khi phát sinh các chi phí về hàng hóa mà chưa biết thu của ai

8.Khi gặp các hiện tượng khác cần ghi lại để làm cơ sở phân định trách nhiệm hoặc làm cơ sở cho việc điều tra sự cố hàng hóa về sau nếu có xảy ra.

Câu 4: Ngoài cước cơ bản ĐS còn thu các khoản phí

1,Tiền thuê đầu máy phục vụ đột xuất công tác dồn dịch tx hoặc phục vụ xếp dỡ tại ga, khu gian theo yêu cầu chủ hàng

2,Tiền thuê tx hàng

3,Tiền dồn xe

4,Tiền đầu máy phục vụ xếp, dỡ vật liệu tại khu gian

5,Cân hàng

6,Phí bảo vệ tx tại đường nhánh các ga Bỉm Sơn công nghiệp, Lâm Thao, Hoàng Mai

7,Tiền đọng xe

8,Các loại phí tính cho 01 thay đổi

- Thay đổi ga đến

- Thay đổi người nhận hàng

- Hủy bỏ vc

9,Tiền phạt khai sai tên hàng

10,Tiền phạt khai sai trọng lượng, xếp quá tải

11,Tiền vệ sinh tx

Câu 5: Việc niêm phong tx hàng hóa được quy định:

1.TX có mui, tx có điều hòa nhiệt độ, tx không mui thành cao che bạt, toa xitec khi chở hàng hóa đều phảI được niêm phong đúng quy định

2.Đối với hàng nguyên toa, tùy thuộc hình thức giao nhận theo thỏa thuận trong hợp đồng vận tảI, việc niêm phong tx được quy định:

a,Nếu doanh nghiệp giao nhận bằng hình thức theo trọng lượng hay số lượng hàng hóa thì doanh nghiệp niêm phong

b,Nếu DN giao nhận bằng hình thức nguyên toa có niêm phong thì người thuê vận tảI niêm phong

3.Người thuê VT chịu trách nhiệm niêm phong đối với hàng có kê khai giá trị, container, các máy móc tự chạy. đối với ô tô máy kéo, các thiết bị máy móc có nhiều bộ phận dễ tháo, không có bao bọc kín, chắc chắn phảI niêm phong từng chi tiết

4.DN chịu trách nhiệm niêm phong các tx chở hàng lẻ, tx sang toa, chuyển tảI trong quá trình vc

5.Dấu hiệu niêm phong thuộc trách nhiệm của bên nào thì do bên ấy quy định, phảI rõ ràng, đầy đủ , nhận biết được trong quá trình vc

6.Việc quản lý, sd niêm phong tx hàng do DN quy định

7.Đôi với tx phải ktra cửa chắc chắn, đầy đủ chốt gia cố, cửa sổ phải đóng kín chắc chắn, gia cố bằng thép 3 ly chập 2 hoặc dây thép 6 ly cắt cụt 2 đầu dây khi vặn

8.Đối với viên chì phải có ký hiệu, số hiệu rõ ràng, phải kẹp chì ở chốt trên của cửa để tránh bị mở viên chì khi tx chạy dọc đường

Câu 6: Các TH lập biên bản thương vụ

1.Hàng bị mất một phần hay toàn bộ, hàng thừa, thiếu so với hóa đơn gửi hàng

2.Hàng bị hao hụt quá mức quy định

3.Hàng hóa bị hư hỏng, biến chất một phần hay toàn bộ đến mức không thể sử dụng được nữa

4.Hàng khai sai tên hàng ( giữa HĐGH không hợp với thực tế). Hàng khai sai trọng lượng khi sử lý phảI dỡ bớt xuống ga dọc đường

5.Có hóa đơn gủi hàng mà không có hàng và ngược lại

6.Chuyển tảI, sang toa hàng hóa do sự cố kỹ thuật hoặc TH bất khả kháng

7.Khi sang toa giữa 2 khổ đường

8.Khi dỡ hàng vắng mặt người nhận hàng và khi  giao lại hàng hóa này cho người nhận hàng

9.Giao hàng cho người ( hoặc cơ quan xí nghiệp, đơn vị …) không đúng tên trong hóa đơn gửi hàng khi có lệnh của cấp trên

10. Giao hàng cho cơ quan nhà nước kiểm tra sử lý

11.Giao hàng theo lệnh của cấp trên

12. Giao hàng khác ga đến ghi trong HĐGH

13.Các TH toa hàng đến ga đã có biên bản phổ thông : niêm phong không đúng quy cách, không đúng ký hiệu, viên niêm phong bị hỏng, thành , cửa to axe bị chọc phá dọc đường có thể mất hàng trong tx, mất niêm phong hoặc viên niêm phong đã được thay bằng niêm phong khác tại ga dọc đường.

Câu 7: Mã hàng đầy đủ của 1 lô hàng gồm mấy chữ số? ý nghĩa của các con số đó? VD.

1. “Mã hàng đầy đủ “ gồm 2 phần: mã hàng quy định trong “Bảng tên hàng “ và số hiệu quy định phương thức vc của hàng hóa do nhân viên hóa vận xác định ngay khi lập hóa đơn gửi hàng, cụ thể:

1.1.“ Bảng tên hàng “ phân làm 20 nhóm hàng, mỗi tên hàng trong nhóm hàng có một mã hàng riêng, thể hiện nhóm hàng, bậc cước, số thứ tự tên hàng trong nhóm và tính chất hàng hóa ( hàng cồng kềnh hay hàng không cồng kềnh ), cụ thể:

Mã hàng gồm 8 chữ số:

-2 Chữ số đầu quy định danh mục nhóm hàng hóa, đánh số từ 01 đến 20

- 2 Chữ số tiếp theo quy định bậc cước của hàng hóa khi xếp trên toa xe ĐS, đánh số từ 01 đến 06 ( riêng với hàng xếp trong Container 2 chữ số này không thể hiện bậc cước vì theo qui định 339:  container nặng tính cước bậc 2 không phân biệt loại hàng xếp trong container).

- 3 Chữ số tiếp theo quy định số thứ tự hàng hóa trong nhóm hàng, đánh số từ 001 đến 999.

- Chữ số 8 ( chữ số cuối cùng của mã hàng ) quy định tính chất của hàng hóa, nếu thuộc loại hàng cồng kềnh đánh số 1, hàng không cồng  kềnh đánh số 0.

1.2. Số hiệu xác định phương thức vận chuyển hàng hóa:

Chữ số thứ 9 tiếp theo ngay sau chữ số thứ 8 của mã hàng nêu trên quy định phương thức vận chuyển của từng loại hàng hóa trên ĐS ( toa xe hay container ), được nhân viên hóa vận ghi bổ sung ngay khi lập hóa đơn gửi hàng, đánh số theo nguyên tắc:

- Số 0: nếu loại hàng đó được xếp trên tx ĐS

- Số 2: nếu loại hàng đó được xếp trên container 20 feet

- Số 4: nếu loại hàng đó được xếp trên container 40 feet.

2. VD

 Khi làm thủ tục vận chuyển mặt hàng xe đạp, nhân viên hóa vận tra trong “ Bảng tên hàng “ và xác định được “ xe đạp “ có mã hàng 06040151, nghĩa là :

- 06: “ xe đạp” thuộc nhóm hàng “ phương tiện, phụ tùng vận tải “

- 04: Quy định tính cước bậc 4

-  015: Trong nhóm hàng 06 xếp số thứ tự 15

- 1: Thuộc loại hàng cồng kềnh

 Sau khi đã xác định phương thức vận chuyển của “xe đạp”, nhân viên hóa vận ghi mã hàng đầy đủ của “xe đạp “ trên hóa đơn gửi hàng bằng cách ghi bổ sung số hiệu xác định phương thức vận chuyển của “ xe đạp” vào cuối mã hàng.

Mã hàng đầy đủ của “xe đạp “ ghi trên HĐGH:

- “ Xe đạp “ xếp trên toa xe ( G, H,..): 060401510 ( tính cước bậc 4)

- “ Xe đạp “  xếp trong container 20 feet: 060401512 ( tính cước bậc 2)

- “ Xe đạp “  xếp trong container 40 feet: 060401514 ( tính cước bậc 2)

Câu 8 : Khi nào chủ hàng phải trả tiền đọng tx, qui định tiền đọng tx

- Khi chủ hàng kéo dài thời gian chiếm dụng tx so với kì hạn được quy định

- Qui định tiền đọng tx

+ Tiền đọng tx TQ trên ĐS VN: Do chủ hàng gây ra tính theo số tx và số ngày đọng quá thời gian quy định, thời gian đọng xe không đủ 01 cũng tính là 01 ngày

Đơn vị tính: đồng / 01 ngày xe

Thời gian đọng xe

1.00 mm

1.435 mm

Ngày 01

325.000

396.000

Ngày 02 - 07

488.000

592.000

Ngày 08 trở đi

973.000

1.187.000

+ tiền đọng tx của ĐSVN : Do chủ hàng gây ra tính theo số tx và số giờ đọng quá thời gian quy định và được quy tròn như sau : ≥ 30 phút đến dưới 60 phút tính đủ 01 giờ, < 30 phút không tính:

Đơn vị: đồng / 1 giờ xe

Thời gian đọng xe

1.000 mm

1.435 mm

Từ giờ 01 - 06

16.000

18.000

Từ giờ 07 - 12

22.000

28.000

Từ giờ 13 - 18

30.000

40.000

Từ giờ 19 trở đi

42.000

52.000

Câu 9. Cách giảI quyết khi ga dọc đường được điều độ chỉ định làm thủ tục thay đổi ga đến

 -  Ghi vào tất cả các liên của HĐGH câu: “ thay đổi ga đến theo yêu cầu của người thuê vận tảI  bằng mệnh lệnh của điều độ số… giờ…phút.. ngày.. tháng .. năm”

- Gạch tên ga đến cũ ( nhưng vẫn còn đọc được), ghi tên ga đến mới lên phía trên của dòng tên ga đến cũ vào HĐGH đồng thời đóng dấu  ngày của ga.

- Ghi chép mệnh lệnh của điều độ về việc thay đổi ga đến mới vào sổ đồng thời chép các nội dung đó vào “ bản sao mệnh lệnh điều độ “ sau đó gửi kèm “ bản sao mệnh lệnh điều độ” này vào hóa đơn gửi hàng.

- TH toa hàng phải dừng đỗ tại ga quá 4 giờ để làm thủ tục thay đổi , ga được chỉ định làm thủ tục thay đổi lập biên bản phổ thông về thời gian đỗ đọng của toa xe hàng trên gửi kèm theo HĐGH để làm cơ sở tính tiền đọng tx tại ga đến mới.

Ga đến mới tính  và thu các khoản cước , phí phát sinh

Câu 10: ý nghĩa của hóa đơn gửi hàng :

1. HĐGHH là bộ phận của hợp đồng VT do doanh nghiệp phát hành theo mẫu đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. HĐGHH là chứng từ giao nhận hàng hóa giữa doanh nghiệp và người thuê VT, là chứng cứ để giải quyết tranh chấp, bồi thường trong quá trình VT.

2. DN có trách nhiệm lập HĐGH và giao cho người thuê VT sau khi người thuê VT giao hàng hóa. HĐGH phải có chữ ký của người thuê VT hoặc người được người thuê VT ủy quyền

3. HĐGH phải ghi rõ loại hàng hóa, kí hiệu, mã hiệu hàng hóa, số lượng, trọng lượng hàng, nơi giao , nhận hàng hóa, tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, hộp thư điện tử ( nếu có ) của người thuê VT, người nhận hàng, cước phí VT và các chi phí phát sinh, các chi tiết khác mà DN và người thuê VT thỏa thuận ghi vào HĐGH, xác nhận của DN về tình trạng hàng hóa nhận VT

4. Trước khi lập HĐGH, người thuê VT phải ghi vào tờ khai gửi hàng do DN cung cấp đầy đủ những ND của tờ khai và kí tên( đóng dấu nếu có )lưu ở ga đi. Tờ khai phải có đầy đủ ND quy định tại khoản 03 điều này

5. HĐGH phải được lập thành 4 liên, ghi đầy đủ ND theo quy định và sử dụng như sau:

- Liên 01: Lưu lại ga lập chứng từ để làm kế toán thu và nộp kiểm thu cấp trên

- Liên 02:  Giao người gửi hàng

- Liên 03: Lưu lại ga đến để làm báo cáo hàng đến và gửi kiểm thu cấp trên

- Liên 04: DN gửi cùng các giấy tờ khác kèm theo tx chở hàng và giao cho người nhận hàng sau khi người nhận hàng đã thanh toán đầy đủ các khoản cước phí VT và chi phí

6. Người thuê VT và DN phải chịu trách nhiệm về ND đã ghi trong tờ khai gửi hàng và HĐGHH theo quy định pháp luật

Câu 11: Phương pháp xđ trọng lượng hàng hóa được phép xếp lên tx để đảm bảo AT khi đi qua các khu đoạn có tải trọng cầu khác nhau

- Trọng lượng hàng hóa được phép xếp lên xe hàng bằng chiều dài toàn bộ tx ( tính  từ cự ly trung tâm 2 đầu đấm ) nhân với khu đoạn hạn chế của từ tuyến đường ( qui định trong công lệnh tải trọng số 01 -2002 ) trừ đi tự trọng ghi trên thành xe

Công thức tổng quát :

QH = Lxe * q T/m – Pt1 ≤ Pt2

Trong đó:

- QH : Trọng lượng hàng được phép xếp lên xe hàng ( T )

- Lxe : Chiều dài toàn bộ xe ( tính từ cự ly trung tâm 2 đầu đấm ) ( m)

- q T/m : Tải trọng tấn/m quy định cho từng tuyến đường

- Pt1 : Tự trọng ghi trên thành xe ( T )

- Pt2 : Tải trọng ghi trên thành xe ( T )

* Khi xếp hàng, để không gây quả tải hoặc lãng phí tải trọng xe hàng hóa vận cần kiểm tra lại thực tế chiều dài, rộng của tx. Nếu chiều dài, rộng tx không đúng như trên thành xe thì phải lấy chiều dài, rộng khi đo thực tế để làm căn cứ tính trọng lượng hàng được phép xếp lên tx và ghi rõ chiều dài, rộng thực tế vào HĐGH.

Câu 12: Độ xê dịch ngang của trọng tâm hàng hóa khi xếp trên xe không mui

ĐN: Là khoảng cách tính từ mặt phẳng thẳng đứng chứa đường tim dọc tx đến mặt phẳng thẳng đứng song song với mặt phẳng đó. Trong mặt phẳng này chứa  trọng tâm chung của hàng hóa

CT: Bng = B/2 – bt ≤ 100 (mm)

Trong đó:

-   Bng : Độ xê dịch ngang ( mm)

-   B : chiều rộng trong lòng tx ( mm)

-   bt : khoảng cách từ thành bên tx ( thành dọc tx ) đến mặt phẳng thẳng đứng có chứa trọng tâm chung của hàng hóa

   bt = ( Q1b1 + Q2b2 + … +Qnbn )/ (Q1 +Q2 +…. +Qn )

 + Q1,Q2,..,Qn : Trọng lượng của những kiện hàng xếp lên toa (kg )

+ b1,b2,...,bn : khoảng cách tính từ thành bên tx đến mặt phẳng thẳng đứng có chứa trọng tâm của những kiện hàng 1,2,...,n ( m )

Câu 13: Kỳ hạn vận chuyển

1.Được tính từ khi DN nhận hàng và hoàn tất thủ tục ở ga gửi đến khiga đến báo tin hàng đến cho người nhận hàng và bao gồm thời gian:

-   Thời gian ở ga gửi

-   Thời gian chạy trên đường

-   Thời gian ở ga đến

2.Kỳ hạn vc được thỏa thuận trong hợp đồng VT. Nếu không thỏa thuận trong HĐVT thì kỳ hạn vc được XĐ tại khoản 3, 4, 5 của điều này

3.Thời gian chạy trên đường được tính từ 0h sau ngày DN nhận hàng, hoàn tất thủ tục ở ga gửi, được quy định:

+ Hàng nguyên toa: Cứ 300km hoặc không đủ 300km được tính là một ngày.

+ Hàng lẻ: cứ 250km hoặc không đủ 250km tính là 1 ngày

4. Thời gian ở ga gửi tính là một ngày, thời gian giao hàng ở ga đến tính là 1 ngày

5. Thời gian chạy trên đường quy định tại khoản 3 điều này được cộng thêm thời gian thực tế tầu phải đỗ hoặc tx phải dừng lại trong những TH

- Tắc đường do nguyên nhân bất khả kháng

- Kiểm dịch động thực vật hoặc chăm sóc súc vật

- Bổ sung các điều kiện để bảo quản hàng hóa đối với hàng tươi sống hoặc hàng mau hỏng

- Sửa chữa, bổ sung, gia cố hàng hóa xô lệch, bao bì hư hỏng không do lỗi của DN

- Hàng bị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giữ lại để xử lý theo quy định

6. Hàng hóa được xem như vc đúng kỳ hạn khi hàng tới ga đến vào ngày cuối cùng của kỳ hạn vc và DN đã báo tin hàng đến cho người nhận hàng

7. Nếu quá kỳ hạn vc, DN phải trả tiền phạt quá kỳ hạn vc theo quy định

8. DN được quyền quyết định rút ngắn kỳ hạn vc so với khoản 3, 4 của điều này3

Câu 14: Cách tính độ xe dịch dọc

ĐN: là khoảng cách từ mặt phẳng thẳng đứng chứa đường tim ngang tx đến mặt phẳng thẳng đứng song song với mặt phẳng đó. Trong mặt phẳng này có chứa trọng tâm chung của hàng hóa.

CT:  ld = L/2 - lt ≤ 1/8 lg ( mm)

Trong đó:

-   ld : độ xê dịch dọc (mm)

-   L : chiều dài trong lòng tx ( mm )

-   lt : khoảng cách từ thành đầu xe đến mặt phẳng thẳng đứng có chứa trọng tâm chung hàng hóa.Được xđ

 lt = (Q1l1 + Q2l2 +..+Qnln )/ (Q1+Q2+..+Qn­ )

+ Q1, Q2,..,Qn : Trọng lượng của những kiện hàng xếp lên xe (kg)

+ l1,l2,..,ln : khoảng cách tính từ thành đầu xe đến mặt phẳng thẳng đứng có chứa trọng tâm của những kiện hàng 1,2,..,n (m)

                  Câu 15: Kỳ hạn nhận và mang hàng ra khỏi ga được quy định ntn?. Quá kỳ hạn nhận hàng thì giải quyết ra sao?

 Kỳ hạn nhận hàng được tính từ khi người nhận hàng nhận được báo tin hàng đến cho đến khi người nhận hàng dỡ hết hàng và mang hàng ra khỏi ga. Kỳ hạn nhận hàng bao gồm thời gian người nhận hàng tới ga, thời gian làm thủ tục nhận hàng với ga đến, thời gian dỡ hàng và mang hàng ra khỏi ga.

1.1.                Thời gian người nhận hàng tới ga và báo cho nhà ga để làm thủ tục nhận hàng là thời gian thực tế ( bao gồm thời gian chuẩn bị của người nhận hàng và thời gian đi trên đường ) nhưng không vượt quá 4 giờ.

1.2.                 Thời gian làm thủ tục nhận hàng với DN là thời gian tính từ khi người nhận hàng xuất trình đủ giấy tờ hợp lệ cho DN cho đến khi DN hoàn thành thủ tục và bắt đầu giao hàng ( bao gồm thời gian thanh toán cước, phí chuyên chở, ký nhận vào sổ hàng đến, sổ giao hàng đến, sổ giao hàng, kiểm tra nhận hàng ), thời gian này được tính thực tế nhưng không vượt quá 1 giờ

1.3.                 Thời gian dỡ hàng và mang hết hàng ra khỏi ga

Người nhận hàng có thể kết hợp cùng lúc việc dỡ hàng với việc mang hàng ra khỏi ga hoặc dỡ toàn bộ hàng hóa từ tx xuống kho bãi rồi sau đó mang ra khỏi ga nhưng việc dỡ hàng phải được thực hiện ngay sau khi người nhận hàng đã làm xong thủ tục nhận hàng với ga đến với định mức thời gian quy định tại phần 1.2 nêu trên. Thời gian dỡ hàng và mang hết hàng ra khỏi ga được quy định như sau:

-   Hàng thuộc chất dễ cháy, dễ nổ, linh cữu, thi hài : 4 giờ

-    Vật phẩm quý giá, động vật sống và hàng hóa dễ hư hỏng : 6 giờ

-    Hàng nguy hiểm ( trừ chất cháy , nổ) : 8 giờ

-    Hàng hóa khác : 24 giờ

1.4.                Quá kì hạn nhận hàng, người nhận hàng phải trả tiền phạt đọng xe, lưu kho bãi, bảo quản, di chuyển hàng hóa phát sinh, nếu có.

Câu 16: Cách giải quyết của ga khi người thuê vc có yêu cầu hủy bỏ chuyên chở

1.Điều kiện: chỉ được hủy bỏ vc khi toa hàng chưa chạy tại ga đi

2.Thủ tục: người thuê VT xin hủy bỏ chuyên chở phải làm giấy yêu cầu hủy bỏ vc gửi cho ga đi kèm theo liên 2 HĐGH ( nêu ĐS đã nhận chở )

3.Các chi phí khi hủy bỏ vc:

-   Phụ phí hủi bỏ vc

-   Tiền lưu kho bãi, bảo quản nếu có

-   Tiền phạt đọng tx, dồn tx ( nếu có)

-   Tiền điều động xe rỗng, (nếu có)

4.Trình tự tiến hành

4.1Hàng chưa nhận chở (hàng có thể đã xếp lên xe nhưng chưa lập HĐGH hoặc hàng chưa xếp lên xe )

Thu các khoản phát sinh nếu có ( như khoản 3 phía trên)

4.2 Sau khi đã nhận chở ( hàng đã xếp lên xe, làm xong thủ tục và giao cho người thuê VT HĐGH )

Yêu cầu người thuê VT trả lại Liên 2 HĐGH. Khi đã lập HĐGH nhưng tiền thu đã nhập toán thì không gạch chéo trên các liên của HĐGH. Trưởng ga ( hoặc người được ủy quyền ) xác nhận vào các Liên 2,3.4 của HĐGH bằng cụm từ “ hủy bỏ vc theo yêu cầu của người thuê VT lúc …giờ..phút….ngày..tháng.. năm, các khoản thu này đã nhập toán “  tại phần “ ghi chú “ và ký tên, đóng dấu ga; sau đó giao Liên 2 cho người gửi hàng để thanh toán tại Phòng TCKT – KT Công ty quản lý ga

Trong sổ hàng đi cũng gạch bỏ số đăng ký lô hàng này và ghi vào cột ghi chú câu : “ người thuê VT xin hủy bỏ vc lúc..giờ..phút..ngày..tháng..năm “ ngang với dòng đăng ký lô hàng đó

Thu các khoản phụ phí phát sinh: hủy bỏ vc, tiền đọng tx

Nếu số tiền cước phí chưa nhập toán nộp quỹ thì hoàn trả lại cho người thuê VT ( số tiền thu từ viên niêm phong đã sử dụng thì không trả lại )

Nếu ga đi đã thu các khoản cước phí vc và đã nhập toán thì ga đi giao lại cho người thuê VT Liên 2 đã ghi chú việc hủy bỏ chuyên chở và dòng chữ “ các khoản cước phí chuyên chở của toa hàng đã nhập toán “ . Người thuê VT mang Liên 2 của HĐGH này đến phòng TCKT – KT của công ty vận tải ( công ty quản lý ga đi ) để làm thủ tục nhận lại tiền cước phí chuyên chở.

Các liên của HĐGH đã ghi chú ( do hủy bỏ vc ) phải được lưu đầy đủ để làm báo cáo và gửi kèm theo báo cáo về phòng Tài chính – Kiểm thu của Công ty vận tải của mình

Câu 17: Trọng tảI kỹ thuật tx, trọng tảI kỹ thuật cho phép của tx.

1.Trọng tảI kỹ thuật tx là trọng lượng hàng hóa tối đa được chở trên tx theo tiêu chuẩn thiết kế, trọng tảI này được ghi trên thành tx

VD: xe 431567 trên thành xe ghi thông số :  B 16t   ;   T 40t   

Ký hiệu T 40t   được  hiểu là trọng tảI kỹ thuật của tx, thông thường được phép chở ≤ 40 t.

2.Trọng tảI kỹ thuật cho phép của tx: là lượng hàng hóa tối đa được phép xếp trên tx phù hợp với công lệnh tảI trọng trên từng tuyến đường.

Công lệnh tảI trọng quy định: tảI trọng trên một mét dài của tx (qt/m)  bằng tổng trọng của tx chia cho chiều dài toàn bộ của tx:

qt/m = ( Qcf  + B )/ Lxe      

hoặc : Qcf  = (Lxe * qt/m ).B

·  Qcf : Trọng tảI kỹ thuật cho phép của tx (T)

·  Lxe : chiều dài toàn bộ tx tính từ trung tâm 2 đầu đấm.

·  qt/m : tảI trọng tấn/mét quy định cho từng tuyến đường.

·  B : Tự trọng tx

·  T : trọng tảI kỹ thuật của tx.

*.Trước  khi xếp hàng lên tx phảI tính Qcf và so sánh với T để chọn tảI trọng xếp hàng sao cho không vượt quá tảI trọng kỹ thuật của tx (T) đồng thời không vượt quá trọng tảI kỹ thuật cho phép của tx(Qcf )

Câu 18: trong quá trình vc, phát hiện hàng thực tế khai sai trọng lượng giảI quyết như sau:

1.Hàng nguyên toa

1.1Trong quá trình vc nếu phát hiện trọng lượng thực tế khai sai không quá 5% trọng tảI kỹ thuật của tx nhưng chưa vượt quá trọng tảI kỹ thuật cho phép của tx thì doanh nghiệp tiếp tục chở tới ga đến và thu thêm của người nhận hàng tiền cước vận tảI còn thiếu kèm theo khoản tiền phạt bội tảI theo quy định:

-   Tiền cước còn thiếu: là phần tiền cước của phần chênh lệch trọng lượng do bội tải.

-   Tiền phạt bội tảI : TH này không thu

1.2Nếu trọng lượng thực tế khai sai quá 5% trọng tảI kỹ thuật tx hoặc quá trọng tảI kỹ thuật cho phép của tx thì doanh nghiệp được quyền dỡ phần trọng lượng bội tảI, thông báo cho người thuê vận tảI biết và thống nhất biện pháp giảI quyết đối với phần hàng hóa đã dỡ xuống. Doanh nghiệp được quyền thu tiền phạt bội tảI và các chi phí phát sinh theo quy định:

-   Tiền cước của phần chênh lệch trọng lượng do bội tải

-   Tiền phạt bội tải: tính theo trọng lượng thực tế chuyên chở từ ga đI đến ga tầu dừng theo mức phạt của doanh nghiệp.

-   Các chi phí phát sinh: tiền đọng tx, bảo quản hàng hóa,thiệt hại về phương tiện vc,công trình ( nều có)

2.Hàng lẻ

Khi khai sai trọng lượng: không thu tiền phạt, ga đến thu thêm tiền cước phần trọng lượng chênh lệch giữa thực tế với trọng lượng đã khai.

3.Container

3.1Nếu trọng lượng thực tế của container vượt quá  trọng tảI sử dụng lớn nhất R nhưng chưa vượt quá trọng tảI kỹ thuật cho phép của tx: ga đI phát hiện phảI lập biên bản phổ thông và yêu cầu người thuê VT điều chỉnh cho phù hợp ( TH phát hiện ở ga dọc đường thì lập biên bản gửi kèm HĐGH về ga đến giảI quyết ); nếu người thuê VT không chấp hành thì doanh nghiệp được quyền từ chối chuyên chở.

3.2Nếu trọng lượng thực tế của container vượt quá trọng tảI kỹ thuật của tx hoặc vượt quá trọng tảI kỹ thuật cho phép của tx : áp dụng theo khoản 1 của điều này.

Câu 19:Hàng hóa thế nào là hàng siêu trường, siêu trọng. Những quy định khi xếp dỡ và vận chuyển hàng siêu trường,siêu trọng?

Trả lời:

Tên gọi hàng siêu trường, siêu trọng được gọi là: hàng quá giới hạn, quá dài, quá nặng.

1.Hàng quá giới hạn:

 Hàng hóa sau khi xếp lên tx chạy trên đường thẳng hoặc kể cả độ nới rộng của hàng khi qua đường cong có kích thước chiều rộng, chiều cao vượt quá khổ giới hạn đầu máy toa xe qui định tại phụ bản số 2 QPKTKTĐS – 2006.

1.1. Điều kiện xếp dỡ và biện pháp chuyên chở hàng quá giới hạn

1.1.1. Điều kiện.

A. Người thuê vận tải hoặc tổ chức, cá nhân có yêu cầu chuyên chở hàng quá giới hạn phải khảo sát đo đạc chính xác các số liệu về kích thước và đặc điểm hàng hóa và làm công văn yêu cầu cấp giấy phép vận chuyển loại hàng quá giới hạn, công văn phải có các nội dung:

- Ga đi, ga đến.

- Tên hàng hóa

- Trọng lượng

- Tổng chiều dài khi xếp hàng

- Trọng tâm của hàng hóa

- Chiều rộng nhất của hàng là…mm thì tại đó cao …mm

- Chiều cao nhất của hàng là …thì tại đó rộng…mm

- Chiều rộng nhất của hàng nơi tiếp xúc với sàn xe rộng …mm

- Các yêu cầu về bảo quản, xếp dỡ gia cố…

 Ngoài ra còn gửi kèm bản vẽ về hàng hóa: hình vẽ phối cảnh, hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh, hình chiếu bằng và ghi rõ kích thước, vị trí trọng tâm hàng hóa.

B. Hàng chỉ được ga đi xếp lên toa khi đã có giấy phép vận chuyển. Kích thước thực tế của hàng hóa sau khi xếp lên xe phải nhỏ hơn hoặc phù hợp với kích thước quy định trong công điện hoặc giấy phép ga đi mới được làm thủ tục lập tầu. Riêng hàng quá giới hạn loại I không cần xin giấy phép vận chuyển, sau khi xếp hàng lên toa xe ga đi phải lập biên bản kiểm tra kích thước thực tế của toa hàng theo mẫu quy định và đính kèm hóa đơn gửi hàng

1.1.2. Biện pháp chuyên chở

A. Hàng quá giới hạn loại I

 Tầu kéo toa hàng quá giới hạn loại I được chạy theo tốc độ qui định trong công lệnh tốc độ hiện hành và cảnh báo còn hiệu lực.

B.Hàng quá giới hạn loại II

 Khi đi qua các hầm có đường cong bán kính nhỏ, mặt cắt hạn chế hoặc các khu đoạn hạn chế về tiếp giáp kiến trúc hoặc tùy điều kiện tính chất của hàng đơn vị cấp giấy phép quy định điều kiện vận chuyển riêng, các điều kiện đó được ghi vào giấy phép vận chuyển và thông báo cho các đơn vị liên quan biết để thực hiện.

 Ngoài các vị trí hạn chế tốc độ trên, toa hàng được phép chạy theo qui định của Công lệnh tốc độ hiện hành và cảnh báo giảm tốc độ còn hiệu lực

C. Hàng quá giới hạn loại III

Trên cơ sở thực trạng khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc, khổ giới hạn tĩnh không của tuyến đường vận chuyển và thực tế kích thước của toa hàng, hội đồng vận chuyển có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng phương án xếp, gia cố vận chuyển lô hàng, đồng thời quyết định biện pháp vc và tốc độ tầu chạy cho phù hợp với từng khu đoạn, từng tuyến đường để đảm bảo an toàn. Ngoài các quy định này, khi vc hàng quá giới hạn loại III còn phải áp dụng biện pháp vc như đối với loại hàng quá giới hạn loại II qui định tại điểm B của điều này

2. Hàng quá dài:

 Là hàng sau khi xếp lên tx có chiều dài vượt quá xà đầu tx chỉ định xếp hàng từ trên 250mm, khi xếp phải dùng tx đệm hoặc xếp lên 2 xe liên kết.

2.1. Điều kiện xếp dỡ và biện pháp chuyên chở hàng quá dài

 Hàng quá dài phải xếp trên tx mặt bằng, có thể xếp theo phương pháp dùng xe đệm hoặc xếp lên 2 toa xe liên kết nhưng phải đảm bảo điều kiện sau:

A, Xếp hàng quá dài phải dùng xe đệm: phần hàng vượt quá xà đầu toa xe quá 250 mm phải có tx đệm, đầu thò không được đè trực tiếp lên mặt sàn toa đệm hoặc những thiết bị của toa xe mà phải có khoảng hở tối thiểu tính từ mặt trên của sàn tx đến mặt dưới của hàng hóa là:

- Hàng quá dài loại I: ≥ 150mm

- Hàng quá dài loại II ( có chiều dài đến 25.000 mm): ≥ 250 mm

- Hàng quá dài loại III ( có chiều dài đến 30.000 mm): ≥ 300 mm

Nếu xe đệm có xếp hàng khác thì giữa đầu kiện hàng đó và đầu phần hàng hóa thò sang tx đệm phải có khoảng cách tối thiểu là 600 mm.

B, Xếp hàng quá dài lên 2 xe nối liền nhau ( xếp 2 xe liên kết ): không được đặt hang hóa đè trực tiếp lên sàn tx mà phải xếp lên giá chuyển hướng phụ đặt trên mỗi toa dùng để xếp hàng. Sau khi xếp xong phải dùng dây thép buộc chắc chắn cần móc nối tự động ở vị trí móc khít để không thể nhấc được cần giật đầu đấm và phải treo hai bên đầu thành mỗi toa này tấm biển “ không được cắt “

C, Hàng quá dài loại I: không phải xin giấy phép vận chuyển, điều kiện và biện pháp vc áp dụng như hàng quá giới hạn loại I nêu trên.

D, Hàng quá dài loại II: trước khi nhận vc phải xin giấy phép vc. Điều kiện và biện pháp chuyên chở hàng quá dài loại II áp dụng như biện pháp chuyên chở hàng quá giới hạn loại II, III nêu trên.

3. Hàng quá nặng: chia làm 2 loại: loại I và loại II

3.1. Hàng quá nặng loại I: là hàng hóa không thể tháo rời được, có trọng lượng vượt quá trọng tải kỹ thuật của tx ≤ 5% nhưng chưa vượt quá trọng tải kỹ thuật cho phép của tx ( không vượt quá trọng tải tấn/mét của tuyến đường vận chuyển )

3.2. Hàng quá nặng loại II: là hàng hóa không thể tháo rời được, khi thuộc ít nhất trong các TH sau:

- Hàng hóa có trọng lượng vượt quá trọng tải kỹ thuật cho phép của tx ( vượt quá trọng tải tấn/ mét của tuyến đường vận chuyển )

- Hàng hóa có trọng lượng vượt quá 5% trọng tải kỹ thuật của tx

- Hàng hóa có chiều dài tiếp xúc mặt sàn toa xe < 2m và trọng lượng > 16T

3.3. Điều kiện xếp dỡ và biện pháp vận chuyển hàng quá nặng

- Hàng quá nặng loại I: ga đi tự giải quyết, không cần xin giấy phép vận chuyển, biện pháp vận chuyển áp dụng như hàng quá giới hạn loại I

- Hàng quá giới hạn loại II: trước khi nhận vận chuyển, ga đi phải xin giấy phép và làm thủ tục như đối với hàng quá giới hạn loại III.

Câu 20: Khi xếp hàng lên tx phảI đảm bảo yêu cầu:

Khi xếp hàng lên tx phải đảm bảo đạt yêu cầu:

a, Đảm bảo AT chạy tầu

b, Tận dụng tối đa dung tích và trọng tải tx

c, Đảm bảo số lượng và chất lượng hàng hóa

d, Không được xếp chung vào tx những hàng hóa mà do kích thước hoặc tính chất của nó có thể làm hư hỏng những hàng hóa khác xếp chung với nó

Ngoài ra còn 1 số chú ý sau :

1.Trọng lượng, thể tích của từng loại hàng hóa tương ứng với từng loại toa xe trên từng tuyến đường do doanh nghiệp quy định để đảm bảo AT trong quá trình vc

2.Khi xếp hàng, người thuê vận tải phải thực hiện

a,Nếu xếp ít hơn trọng tải kỹ thuật hoặc thể tích quy định cho từng loại hàng, loại toa xe cho từng tuyến đường thì phải trả cước phí đúng với trọng tải kỹ thuật của tx sử dụng

b, Nếu người thuê VT xếp hàng vào tx không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định về trọng lượng, thể tích hoặc quy cách xếp hàng thì phải xếp lại và phải chịu chi phí phát sinh do chậm trễ gây ra

c,Người thuê VT không được xếp quá trọng tải kỹ thuật cho phép của tx. Nếu vi phạm người thuế VT phải dỡ bớt phần hàng xếp vượt, chịu mọi phí tổn về dỡ hàng, xếp lại, tiền đọng tx

d, Khi xếp hàng lên tx, đối với những loại hàng hóa, tx có quy định mức tải trọng tối thiểu thì phải xếp đủ mức quy định để đảm bảo AT vận tải

3. Khi xếp hàng hóa lên tx không mui, ngoài những quy định tại khoản 2 điều này, người thuê VT không được xếp quá khổ giới hạn xếp hàng, đồng thời phải thực hiện đúng qui định về biện pháp xếp và gia cố hàng hóa của doanh nghiệp

4. Doanh nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn và  giám sát người thuê VT trong quá trình thực hiện. Nếu phát hiện sai phạm thì phải yêu cầu người thuê VT khắc phục trước khi nhận chở.

1.PhảI xếp sao cho gọn lô, đồng thời lợi dụng tối đa trọng tảI và dung tích cho phép của tx.

2.Đối với hàng quá dài, quá khổ giới hạn và quá nặng khi xếp toa và gia cố phảI tuân theo các biện pháp đã được hướng dẫn trong công điện hoặc giấy phép hoặc theo sự hướng dẫn của hội đồng vc.

3.Khi xếp hàng lên toa phảI đảm bảo trọng lượng hàng hóa được phân bổ đều trên sàn toa, không được xếp lệch quá độ xê dịch  cho phép của trọng tâm hàng hóa. TH hàng hóa có trọng lượng phân bố không đều và phảI xếp lệch tâm thì phảI tuân theo biện pháp riêng. Đối với hàng rời vụn xếp đống như than, cát , sỏi,..sau khi xếp toa xong phảI san đều trong toa

4.Hàng hóa khi xếp vào toa phảI đảm bảo chặt chẽ, vững chắc và ổn định. Các kiện hàng xếp trong toa không va đập nhau. Hàng dễ vỡ xếp đặt nhẹ tay và chèn đệm thật ổn định. Hàng cấm xếp lộn ngược phảI chú ý đặt kiện hàng đứng theo chiều mũi tên

5.Hàng hóa nguy hiểm tuy cùng 1 lô nhưng đã quy định cấm xếp chung với nhau trong 1 toa thì phảI ding toa riêng để xếp từ loại hàng mặc dù trọng lượng hàng xếp toa chưa đạt được mức trọng tảI của tx

Câu 21: Cách xđ chiều cao xếp hàng

 H = Q/ ( γ *L*B)   (m)

Trong đó:

- H: Chiều cao được phép xếp hàng ( m)

- Q: Trọng tải kỹ thuật cho phép của tx ( T )

- γ : Tỷ trọng riêng của hàng hóa ( T/m­­­­­3 hoặc T/Ster )

- L : chiều dài bên trong thùng tx ( m)

- B: Chiều rộng bên trong thùng tx (m)

Câu 22: những loại hàng hóa nào được xếp chung và không được xếp chung 1 xe

* Những loại hàng hóa được phép xếp chung vào tx là những hàng hóa có cùng chủ gửi, chủ nhận, cùng kỳ hạn vc, cùng thời gian lĩnh hàng và cùng tính chất hàng hóa

*. Hàng hóa không được xếp chung vào cùng một tx trong các TH

1.Hàng dễ hư thối với hàng không hư thối

2.Hàng thực phẩm với hàng hôi thối

3.Chất lỏng với hàng hóa kỵ ẩm ướt

4.Hàng nguy hiểm với hàng không nguy hiểm

5.Hàng nguy hiểm với hàng có tính chất tăng cường hoặc tạo ra sự nguy hiểm cao hơn

           1.      Hàng vc theo điều kiện đặc biệt với hàng vc theo đk bình thường

NGHIỆP VỤ ÔN HỌC

QUY TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG

Câu 1: Có được đi trên đường ray và đi dọc theo ĐS hay không? Những CBCNV có công tác cần đi trên ĐS cần phải chú ý gì ?

Câu 2: Hãy cho biết trách nhiệm của CBCNV khi xảy ra TNLĐ ?

Câu 3: Khi vượt qua ĐS có toa xe, đầu máy hay đoàn tầu đang đỗ phải chú ý gì ?

Câu 4: CBCNV để làm việc an toàn, trước khi công tác phải nắm vững trình tự gì? Hiểu rõ những gì?

Câu 5: Khi đứng đón tiễn tầu hoặc chờ cho đoàn dồn, đoàn tầu chạy qua phải chú ý gì để đảm bảo an toàn ?

Câu 6: Đ/c hãy cho biết người lao động có nghĩa vụ gì về ATLĐ, vệ sinh lao động, quy định tại NĐ 06/CP ngày 20/1/1995 của chính phủ ?

Câu 7: Người lao động có quyền gì, theo NĐ 06/CP ngày 20/1995 của chính phủ qui định chi tiết một số điều của bộ luật lao động về ATLĐ, vệ sinh lao động.

Câu 8: Nêu các nguyên nhân gây ra TNLĐ?

Câu 9: Đ/c hãy cho biết các nhiệm vụ về công tác BHLĐ của tổ trưởng sản xuất?

Câu 10: Phương pháp cấp cứu người bị điện giật ?

Câu 11: Nhiệm vụ của người trực nhật bảo hộ lao động?

Câu 17: CBCNV khi công tác phải thực hiện những gì về BHLĐ để đảm bảo ATLĐ?

Đáp Án:

Câu 1: Có được đi trên đường ray và đi dọc theo ĐS hay không? Những CBCNV có công tác cần đi trên ĐS cần phải chú ý gì ?

Trả lời:

 Không được đi trên đường ray và đi dọc theo ĐS. Những CBCNV có công tác cần đi lại trên ĐS phải chú ý : Đầu máy, toa xe ở các đường bên cạnh, phía trước, phía sau, và đến ghi phải chú ý lưỡi ghi, suốt ra ( chỉ cần không chú ý các điểm trên thì tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi đi trên ĐS )

Câu 2: Hãy cho biết trách nhiệm của CBCNV khi xảy ra TNLĐ ?

Trả lời:

 Khi xảy ra TNLĐ, người bị TNLĐ ( nếu là tai nạn nhẹ ) hoặc CBCNV biết sự việc phải tổ chức sơ cấp cứu kịp thời. Báo ngay với người phụ trách trực tiếp, người phụ trách phải báo cáo ngay với lãnh đạo đơn vị, phối hợp điều tra cùng với các cơ quan chức năng.

 Nếu trên đường đi làm từ nhà đến cơ quan hoặc từ cơ quan về nhà bị TNLĐ, người bị tai nạn ( nếu nhẹ )hoặc gia đình phải báo cáo ngay cho lãnh đạo đơn vị để phối hợp tiến hành điều tra về TNLĐ.

Câu 3: Khi vượt qua ĐS có toa xe, đầu máy hay đoàn tầu đang đỗ phải chú ý gì ?

Trả lời:

  Khi vượt qua ĐS có toa xe hay đoàn tầu đang đỗ, phải đi cách 1 quãng xa, đồng thời tăng cường chú ý đầu máy toa xe ở các đường bên cạnh đang chuyển động, chỉ được trèo qua đoàn tầu khi biết chắc chắn là đoàn tầu chưa chạy, chưa dồn. Tuyệt đối cấm chui qua gầm toa xe hay trèo qua chỗ nối giữa 2 toa hoặc mối nối giữa đầu máy và toa xe.

Câu 4: CBCNV để làm việc an toàn, trước khi công tác phải nắm vững trình tự gì? Hiểu rõ những gì?

Trả lời:

 Tất cả CBCNV trước khi công tác phải có trách nhiệm nắm vững trình tự thao tác, hiểu rõ biện pháp phòng hộ lao động của công việc mình làm, đồng thời khi làm việc phải nắm vững đặc điểm, vị trí dụng cụ thiết bị có ảnh hưởng đến an toàn. Khi đi lại và công tác phải thường xuyên kiểm tra thiết bị bảo hộ lao động, sử dụng và bảo quản chu đáo.

Câu 5: Khi đứng đón tiễn tầu hoặc chờ cho đoàn dồn, đoàn tầu chạy qua phải chú ý gì để đảm bảo an toàn ?

Trả lời:

 Khi đón tiễn tầu hoặc chờ cho đoàn tầu, đoàn dồn chạy qua phải chú ý:

- Phải mặc quần áo gọn gàng khi đứng đón tiễn tầu. Nếu trời mưa mặc áo mưa phải cài cúc chu đáo, gọn gàng, đúng chủng loại ga cấp

- Đứng cách xa ĐS ít nhất là 1,8 m và luôn phải chú ý đề phòng của toa xe HH bung ra, hàng hóa xếp trên toa xe bị xê dịch, hàng chở quá giới hạn ,v.v.. để tránh tai nạn có thể xảy ra.

Câu 6: Đ/c hãy cho biết người lao động có nghĩa vụ gì về ATLĐ, vệ sinh lao động, quy định tại NĐ 06/CP ngày 20/1/1995 của chính phủ ?

Trả lời:

  Người lao động có 3 nghĩa vụ về ATLĐ, vệ sinh lao động theo NĐ 06/CP ngày 20/1/1995 của chính phủ.

1. Chấp hành các qui định, nội qui về ATLĐ, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.

2. Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị an toàn vệ sinh, nơi làm việc nếu làm mất hoặc làm hư hỏng thì phải bồi thường.

3. Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả TNLĐ khi có lệnh của người sử dụng lao động ( trưởng ga ).

Câu 7: Người lao động có quyền gì, theo NĐ 06/CP ngày 20/1995 của chính phủ qui định chi tiết một số điều của bộ luật lao động về ATLĐ, vệ sinh lao động.

Trả lời:

 Người lao động có 3 quyền:

1. Yêu cầu người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện là việc an toàn vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động, trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện, thực hiện biện pháp ATLĐ, vệ sinh lao động.

2. Từ chối làm công việc hoặc dời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xẩy ra TNLĐ, đe dọa nghiêm trọng tính mạng sức khỏe của mình va phải báo cáo ngay với người phụ trách trực tiếp, từ chối trở lại làm việc nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục.

3. Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao động ( Trưởng ga )vi phạm qui định của nhà nước hoặc không thực hiện đúng các giao kết về ATLĐ, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động.

Câu 8: Nêu các nguyên nhân gây ra TNLĐ?

Trả lời: Có 6 nguyên nhân cơ bản:

- Điều kiện làm việc, thiết bị không an toàn.

- Không có hoặc không sử dụng trang thiết bị BHLĐ, trang bị không đảm bảo an toàn.

- Chưa huấn luyện hoặc huấn luyện chưa đầy đủ theo quy trình.

- Không có quy trình, biện pháp làm việc an toàn.

- Vi phạm quy trình, biện pháp làm việc an toàn.

- Nguyên nhân khác.

Câu 9: Đ/c hãy cho biết các nhiệm vụ về công tác BHLĐ của tổ trưởng sản xuất?

Trả lời:

 Người tổ trưởng SX có các nhiệm vụ về công tác BHLĐ như sau:

1. Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra  đôn đốc người lao động thuộc quyền quản lý chấp hành đúng quy trình, biện pháp làm việc an toàn, quản lý sử dụng tốt các trang bị, phương tiện bảo vệ các nhân, trang bị phương tiện kỹ thuật an toàn và cấp cứu y tế.

2. Tổ chức nơi làm việc bảo đảm an toàn vệ sinh, kết hợp với an toàn vệ sinh viên của tổ thực hiện tốt việc tự kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ đe dọa đến an toàn và sức khỏe phát sinh trong quá trình lao động sản xuất.

3. Báo cáo kịp thời với cấp trên mọi hiện tượng thiếu an toàn vệ sinh trong sản xuất mà tổ không giải quyết được và các trường hợp xảy ra tai nạn lao động, sự cố thiết bị để có biện pháp giải quyế kịp thời.

4. Kiểm điểm đánh giá tình trạng an toàn vệ sinh lao động và việc chấp hành các quy định về bảo hộ lao động trong các kỳ họp kiểm điểm tình hình lao động sản xuất của tổ.

5. Tổ trưởng sản xuất có quyền từ chối nhận người lao động không đủ trình độ nghề nghiệp và kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động, từ chối nhận công việc hoặc dừng công việc của tổ nếu thấy có nguy cơ đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của tổ viên và báo cáo kịp thời với cấp trên để xử lý.

Câu 10: Phương pháp cấp cứu người bị điện giật ?

Trả lời: Nguyên tắc là cấp cứu nhanh, kiên trì tại chỗ.

- Tách nạn nhân xa khỏi nguồn điện bằng cách:

+ Cắt cầu dao ( chú ý biện pháp đỡ nạn nhân ngã cao ).

+ Dùng vật cách điện ( gậy tre, gỗ khô) tách nạn nhân.

+ Dùng vật cáh điện ( găng cao su hoặc quấn tay bằng vải cao su, đi giầy cao su khô,…) gỡ dây điện ra khỏi nạn nhân nếu không chặt đứt được dây điện.

+ Nắm quần áo nạn nhân lôi ra khỏi nguồn điện.

- Đưa nạn nhân ra nơi thoáng khí.

+ Đặt nằm ngửa đầu hơi thấp và ngửa về phía sau.

+ Hô hấp nhân tạo miệng ( hà hơi, thổi ngạt ) kết hợp xoa bóp tim ngoài lồng ngực cho đến khi nạn nhân tỉnh lại hoặc đến khi có cán bộ y tế đến.

 Lưu ý: trong khi cấp cứu phải đồng thời cử người gọi điện về y tế cơ sở hoặc đến cơ quan y tế gần nhất.

Câu 11: Nhiệm vụ của người trực nhật bảo hộ lao động?

Trả lời:

 Người trực nhật bảo hộ lao động ( TN BHLĐ ) có những nhiệm vụ chính sau:

1. Đôn đốc, động viên CNV trong tổ chấp hành đúng các quy định về BHLĐ, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.

2. Đôn đốc việc sử dụng hợp lý các dụng cụ phòng hộ lao động, bảo quản sử dụng các trang thiết bị phòng hộ tốt.

3. Trước khi làm việc đôn đốc việc kiểm tra an toàn các dụng cụ thiết bị máy móc, dụng cụ phòng hộ trong bộ phận mình và đề nghị cấp lãnh đạo trực tiếp đổ hoặc sửa chữa nếu thấy có trạng thái hư hỏng.

4. Nhắc nhở anh em trong tổ thi hành đúng qui định về giờ làm việc, giờ sinh hoạt, giờ nghỉ ngơi.

5. Đôn đốc anh, chị em giữ gìn sạch sẽ nơi làm việc, các đường đi lại và sắp xếp dụng cụ, vật liệu được gọn gàng, ngăn nắp.

6. Góp ý kiến và đôn đốc anh, chị em thực hiện những biện pháp cải thiện điều kiện lao động ở bộ phận mình trong mọi trường hợp cần thiết và cụ thể

7. Nhắc nhở anh em làm đúng theo các quy định về trình tự sản xuất, nếu thấy người nào không làm đúng thì hướng dẫn, giúp đỡ người đó sửa chữa để tránh tai nạn có thể xảy ra.

8. Tham gia điều tra những tai nạn xảy ra trong khi làm trực nhật BHLĐ.

9. Đề nghị với cấp lãnh đạo trực tiếp khen thưởng hoặc biểu dương những CBCNV có thành tichs hoặc có nhiều sáng kiến trong công tác BHLĐ kỹ thuật an toàn.

Câu 17: CBCNV khi công tác phải thực hiện những gì về BHLĐ để đảm bảo ATLĐ?

Trả lời:

 CBCNV khi công tác quần áo phải gọn gàng theo đúng chế độ đồng phục, đi giầy phải buộc dây cẩn thận, nếu đi dép thì dép phải có đầy đủ quai chắc chắn và lồng hẳn vào chân, không được để quai dép kéo le dưới đường. Tuyệt đối cấm đi guốc, đi giầy đinh, giầy da đế cứng đi dép thái lan và cấm uống rượu. Nếu ai vi phạm, thủ trưởng đơn vị tạm thời đình chỉ công tác và phải tổ chức kiểm điểm, khi đủ điều kiện mới cho tiếp tục làm việc

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro