Dap an hau can

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu hỏi 1: Thế nào là hậu cần quân đội (HCQĐ)? Phân tích vị trí, nhiệm vụ của hậu cần quân đội ?

1. Nêu và giải thích định nghĩa hậu cần quân đội

- Hậu cần quân đội là một thành phần lực lượng thuộc hệ thống tổ chức của QĐNDVN bao gồm toàn bộ cơ quan, đơn vị hậu cần cùng các hoạt động, các loại công việc phải dùng nhân lực, vật lực, tài lực, phương tiện và trình độ chuyên môn nghiệp vụ để tiến hành các biện pháp tổ chức, quản lý, chỉ huy, bảo đảm nhằm đáp ứng những nhu cầu về vật chất, sinh hoạt, quân y, vận tải cho quân đội xây dựng, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu. Đồng thời chi viện bảo đảm một số mặt về hậu cần cho các lực lượng vũ trang khác.

   HËu cÇn qu©n ®éi lµ mét lùc l­îng theo tæ chøc biªn chÕ cña Q§ND ViÖt Nam, lµ lùc l­îng nßng cèt trong thùc hiÖn mét trong sè 5 mÆt c«ng t¸c cña qu©n ®éi (TM, CT, KT, HC,TC).

2. Phân tích vị trí của hậu cần quân đội

- Hậu cần quân đội là bộ phận hợp thành sức mạnh tæng hîp cña qu©n ®éi,lµ mét trong những yếu tố quan trọng bảo đảm cho tác chiến thắng lợi.

+ Quan điểm của Đảng Cộng sảnViệt Nam về xây dựng quân đội và về sức mạnh tổng hợp của quân đội nhân dân Việt Nam..

+ Thực tiễn lịch sử hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc ta đã chứng minh vai trò của HCQĐ.

-          - Hậu cần quân đội là cầu nối liền hậu phương của đất nước với tiền tuyến, nối liền nền kinh tế của quốc gia với hoạt động và tác chiến của quân đội.

-          +Nguồn cung cấp từ hậu phương quốc gia là nguồn bảo đảm cơ bản, thường xuyên và quan trọng nhất của HCQĐ.Mọi hoạt động của HCQĐ đều gắn liền với hoạt động của nền kinh tế xã hội và nó có tiền đề vật chất, tinh thần từ thể chế chính trị - xã hội Xã hội  chủ nghĩa Việt Nam.

-          + Hầu hết khối lượng vận tải nhân, tài, vật lực, phương tiện chiến tranh từ hậu phương ra tiền tuyến, đến từng chiến trường, đến tận tay mỗi chiến sĩ để chiến đấu và chiến thắng đều được thực hiện bởi công tác vận tải quân sự của hậu cần quân đội.

-          - Hậu cần quân đội là bộ phận nòng cốt của hậu cần toàn dân trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.

  Từ quan điểm của Đảng ta về chiến tranh nhân dân và công tác hậu cần toàn dân trong đó quân đội làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, hậu cần quân đội làm nòng cốt cho toàn dân tham gia thực hiện công tác bảo đảm hậu cần.

3. Phân tích nhiệm vụ của hậu cần quân đội

- Bảo đảm kịp thời, đầy đủ, đồng bộ, chính xác mọi mặt về hậu cần cho quân đội xây dựng, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, bảo vệ trật tự trị an, lao động sản xuất và làm nghĩa vụ quốc tế.

+ Nội dung đề cập: Nhiệm vụ bảo đảm hậu cần

+ Yêu cầu thực hiện: kịp thời, đầy đủ, đồng bộ, chính xác là các khía cạnh liên quan mật thiết với nhau nên cần phải hiểu đúng và quán triệt sâu sắc.

- Tổ chức tiếp nhận vật tư do Nhà nước cung cấp hoặc do khai thác được từ nước ngoài. Tổ chức sản xuất tạo nguồn và dự trữ vật chất để nâng cao khả năng bảo đảm cho quân đội.

+ Nội dung đề cập: Nhiệm vụ tạo nguồn bảo đảm hậu cần

+ Yêu cầu thực hiện: Phát huy sức mạnh tổng hợp, triệt để khai thác khả năng của mọi nguồn bảo đảm, khai thác phải đồng thời với xây dựng và bảo vệ nguồn để nguồn ngày càng vững mạnh.

- Tổ chức quản lý chặt chẽ và thực hành tiết kiệm vật tư, tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật và tài chính hậu cần ở mọi khâu, mọi lĩnh vực công tác, ở tất cả các cấp, các đơn vị.

+ Nội dung đề cập: Nhiệm vụ quản lý hậu cần

+ Yêu cầu thực hiện: quản lý chặt chẽ, liên tục toàn diện là các khía cạnh có mối liên quan mật thiết với nhau hợp thành yêu cầu nên cần quán triệt đầy đủ, sâu sắc.

- Tổ chức xây dựng ngành HCQĐ vững mạnh toàn diện để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của công tác hậu cần.

+ Nội dung đề cập: Nhiệm vụ xây dựng ngành

+ Yêu cầu thực hiện: Xây dựng ngành hậu cần quân đội theo mục tiêu xây dựng QĐND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao.

* Mối liên hệ giữa 4 nhiệm vụ  của HCQĐ:

   Bốn nhiệm vụ hậu cần quân đội là một thể thống nhất có mối liên hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau. Mỗi nhiệm vụ đề cập về một lĩnh vực hoạt động riêng trong đó bảo đảm hậu cần được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của hậu cần quân đội.

 

 

Câu hỏi 9: Nêu nội dung công tác bảo đảm hậu cần trong chiến đấu? Trình bày nội dung công tác vận tải? Rút ra ý nghĩa đới với người cán bộ kỹ thuật khi nghiên cứu nội dung này ?

1. Nêu nội dung công tác bảo đảm hậu cần trong chiến đấu

- Bảo đảm vật chất

- Bảo đảm sinh hoạt

- Bảo đảm quân y

- Công tác vận tải

2.  Trình bày nội dung công tác vận tải

- Tổ chức sử dụng lực lượng vận tải

+ Tổ chức vận tải trong chiến đấu được thực hiện theo nguyên tắc cấp trên vận tải vật chất xuống cho cấp dưới và vận chuyển thương binh, bệnh binh về tuyến sau là chủ yếu, kết hợp cấp trên và cấp dưới cùng vận chuyển.

+ Giai đoạn trước và sau chiến đấu, cấp dưới tự vận chuyển là chủ yếu, tranh thủ khả năng vận chuyển thẳng hoặc chuyển vượt cấp của cấp trên.

+ Giai đoạn thực hành chiến đấu, cấp trên  vận chuyển cho cấp dưới là chủ yếu, kết hợp giữa cấp trên và cấp dưới cùng vận chuyển.

- Sử dụng lực lượng vận tải

+ Lực lượng vận tải trong trận chiến đấu thường gồm lực lượng vận tải trong biên chế của đơn vị chiến đấu (lực lượng chủ yếu), lực lượng vận tải được cấp trên tăng cường, lực lượng vận tải được phép huy động tại địa bàn chiến đấu. Ngoài ra, lực lượng bộ đội chưa bước vào chiến đấu cũng có thể được huy động vào công tác vận tải

+ Cấp sư đoàn, trung đoàn (đơn vị tương đương), sử dụng vận tải cơ giới kết hợp với vận tải thô sơ và vận tải sức người (vận tải bộ)

+ Cấp tiểu đoàn trở xuống sử dụng vận tải bộ và vận tải thô sơ là chủ yếu. Khi có điều kiện, cần tận dụng khả năng huy động lực lượng, phương tiện vận tải  của địa phương.

+ Sử dụng lực lượng vận tải địa phương phải chú ý khâu tổ chức, khả năng, sở trường, tập quán địa phương, chấp hành đúng chính sách quy định. Tổ chức lực lượng vận tải chuyên nghiệp làm nòng cốt hướng dẫn kỹ thuật bao gói, mang vác, vận chuyển khi có điều kiện.

- Xây dựng kế hoạch vận tải :

+ Căn cứ để xây dựng kế hoạch vận tải bao gồm chỉ lệnh vận tải của cấp trên; ý định bảo đảm hậu cần của chủ nhiệm hậu cần; nhu cầu vận tải; khả năng vận tải. Ngoài ra, phải xem xét đến các yếu tố liên quan khác như nhiệm vụ của đơn vị, kế hoạch tác chiến của người chỉ huy, tình hình đường sá, khí hậu, thời tiết, tình hình địch.

+ Phương pháp xây dựng: Kế hoạch vận tải do trợ lý kế hoạch (cấp trung đoàn) hoặc ban tham mưu hậu cần (cấp sư đoàn) soạn thảo với sự cung cấp yếu tố của các đối tượng có nhu cầu vận tải và phải hoàn thành trước khi kế hoạch hậu cần được người chỉ huy phê chuẩn.

+ Mâu thuẫn phổ biến khi xây dựng kế hoạch vận tải là nhu cầu lớn hơn khả năng nên phải kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp phân tích với phương pháp cân đối, trong đó sử dụng phương pháp cân đối tích cực bằng việc xác định các biện pháp có tính hiệu quả cao để giải quyết sự mất cân đối.

- Tổ chức hiệp đồng vận tải

+ Thành phần tham gia hội nghị hiệp đồng vận tải bao gồm đại diện đơn vị giao, nhận, đơn vị vận tải và lực lượng áp tải xếp dỡ. Hiệp đồng vận tải thường được tổ chức trong hội nghị hiệp đồng bảo đảm hậu cần

+ Nội dung hiệp đồng vận tải thường gồm khối lượng, loại hàng cần vận chuyển của từng đơn vị, trên từng hướng, trong từng thời điểm và từng giai đoạn chiến đấu; trách nhiệm của mỗi bên trong các khâu vận chuyển; thời gian (bắt đầu, kết thúc); tuyến đường vận chuyển; địa điểm giao, nhận hàng; ký, tín hiệu chỉ dẫn trên đường và các quy định khác trong tổ chức vận tải.

3. Ý nghĩa đối với người cán bộ kỹ thuật khi nghiên cứu nội dung công tác vận tải trong chiến đấu

- Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác theo yêu cầu của cơ quan hậu cần, các yếu tố về nhu cầu vận tải vật chất, trang bị kỹ thuật của ngành kỹ thuật khi được giao nhiệm vụ hiệp đồng để cơ quan hậu cần xây dựng kế hoạch vận tải trong thực hiện nhiệm vụ của đơn vị

- Hiệp đồng, phối hợp thực hiện trách nhiệm đơn vị chủ hàng khi hậu cần tổ chức thực hiện kế hoạch vận chuyển vật chất trang bị kỹ thuật của ngành kỹ thuật.

- Nắm chắc kế hoạch vận tải của hậu cần để tổ chức bảo đảm kỹ thuật cho các phương tiện vận tải cơ giới trong quá trình thực hành vận tải.

 

Câu hỏi 15: Trình bày vấn đề quản lý tiền ăn ở đơn dự toán quân đội. Đề xuất ý kiến bản thân về biện pháp quản lý tiền ăn của bộ đội ở đơn vị dự toán ?

1. Trình bày nhận thức về kinh phí tiền ăn

- Tiền ăn là khoản tiền dùng để mua lương thực, thực phẩm, chất đốt phục vụ cho việc ăn uống hàng ngày để bù đắp sự hao phí sức lao động trong quá trình công tác, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của bộ đội.

- Mức tiền ăn được xây dựng thành tiêu chuẩn tiền ăn cho một người trong một ngày và theo từng đối tượng , gồm có:

+ Mức tiền ăn cơ bản bộ binh

+ Mức tiền ăn quân, binh chủng

+ Mức tiền ăn cho các đối tượng khác

- Tiêu chuẩn tiền ăn mới chỉ phản ánh khả năng,nhưng hiệu qủa chi tiêu tiền ăn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Vì vậy để quản lý kinh phí tiền ăn phải có nhiều biện pháp cụ thể, thiết thực.

2. Trình bày biện pháp quản lý tiền ăn

- Nắm vững tiêu chuẩn và quản lý chặt chẽ quân số ăn

+ Tiêu chuẩn ăn và quân số ăn của từng đối tượng là cơ sở để tính toán lượng lương thực, thực phẩm, chất đốt… cần sử dụng cho một bữa ăn, một ngày ăn quy ra thành tiền tại một bếp ăn tập thể. Quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn ăn và quân số ăn sẽ hạn chế được hiện tượng cố ý tính sai, tính thiếu nhằm mục đích bớt xén tiền ăn.

+ Để quản lý chặt chẽ tiền ăn, các bếp phải duy trì bảng chấm cơm, sổ báo cắt ăn từng bữa, từng ngày để tiện kiểm tra khi cần thiết.

- Quản lý chặt chẽ lương thực, thực phẩm và chất đốt .

+ Lương thực, thực phẩm và chất đốt là những loại vật chất được sử dụng vào các bữa ăn, đóng vai trò quan trọng chất lượng bữa ăn. Số lượng, chất lượng và giá cả lương thực, thực phẩm, chất đốt là ba thành tố đều phải quan tâm khi quản lý lương thực, thực phẩm, chất đốt vì chúng có mối liên quan mật thiết với nhau.

+ Để quản lý chặt chẽ lương thực, thực phẩm và chất đốt, giá cả, phải phối hợp thực hiện nhiều biện pháp có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, hành chính, chuyên môn nghiệp vụ, khoa học, kỹ thuật. Nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm và quan điểm phục vụ đúng đắn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên hậu cần trực tiếp làm công tác bảo đảm ăn uống cho bộ đội là vấn đề cơ bản nhất.

- Thực hiện tốt chế độ kiểm tra tài chính, chế độ dân chủ kinh tế và tài chính công khai

+ Duy trì thực hiện các chế độ quy định về công tác hậu cần thuộc trách nhiệm của người chỉ huy đơnvị, đồng thời là trách nhiệm của cơ quan hậu cần đơn vị nhằm phát huy quyền làm chủ tập thể của cán bộ, chiến sĩ tham gia xây dựng công tác hậu cần của đơn vị, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.

+ Phải thường xuyên củng cố, kiện toàn và duy trì sinh hoạt có hiệu quả của các tổ chức quần chúng như hội đồng quân nhân, tổ kinh tế, đoàn thanh niên, hội phụ nữ… Người chỉ huy đơn vị phải tổ chức thực hiện thành nền nếp các chế độ quy định trong đó có các chế độ về công tác hậu cần nêu trên.

- Tổ chức thực hiện tốt việc lập dự toán, cấp phát và thanh ,quyết toán kinh phí tiền ăn

+ Dự toán, cấp phát, thanh quyết toán kinh phí tiền ăn là các chế độ quy định bắt buộc các đơn vị dự toán quân đội phải thực hiện nghiêm túc, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác bảo đảm và quản lý kinh phí tiền ăn đối với đơn vị trực tiếp sử dụng tiền ăn cũng như đối với cơ quan nghiệp vụ cấp trên.

+ Các đơn vị dự toán cấp cơ sở trở lên phải thực hiện tốt việc lập dự toán kinh phí tiền ăn, tiếp nhận cấp phát bảo đảm tiền ăn và báo cáo thanh toán kinh phí tiền ăn đúng thủ tục, thời gian quy định.

3. Đề xuất ý kiến về biện pháp quản lý tiền ăn ở đơn vị dự toán

- Giải quyết tốt từ trong nhận thức của mỗi cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị, coi công tác hậu cần nói chung, trong đó có quản lý tiền ăn là công việc chung, trách nhiệm cao nhất thuộc về cấp uỷ Đảng và người chỉ huy đơn vị với sự tham mưu, giúp việc của cơ quan hậu cần, trách nhiệm tham gia đóng góp theo cương vị công tác của mỗi cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.

- Duy trì thực hiện đầy đủ, có nền nếp các biện pháp nêu trên, gắn nội dung quản lý tiền ăn vào các phong trào thi đua, đặt thành một trong số các tiêu chí quan trọng để bình xét “đơn vị nuôi quân giỏi, quản lý tốt”, “Đơn vị quyết thắng”, “Đơn vị vững mạnh toàn diện”..v.v..

 

Câu hỏi 13: Phân tích đặc điểm, nhiệm vụ công tác tài chính quân đội?

1. Phân tích đặc điểm công tác tài chính quân đội

- Hoạt động của tài chính quân đội cơ bản là chi tài chính cho các hoạt động quân sự. Nguồn bảo đảm chủ yếu do ngân sách nhà nước cấp.

+ Hoạt động của quân đội là các hoạt động quân sự, có tính đặc thù, hiệu quả của các hoạt động đó không phản ánh qua tính kinh tế. Bảo đảm tài chính cho quân đội phải lấy việc phục vụ cho quân đội thực hiện các nhiệm vụ quân đội được giao, bảo đảm cho quân đội hoàn thoành mọi nhiệm vụ được Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó làm mục tiêu để hướng tới.

+ Phần ngân sách nhà nước dành cho quân đội trong khoản ngân sách quốc phòng hàng năm là nguồn cung cấp tài chính chủ yếu của tài chính quân đội: Ngoài ra, quân đội tổ chức tự sản xuất, làm kinh tế góp phần làm tăng thêm nguồn thu cho tài chính quân đội.

- Tài chính quân đội thuộc phạm trù kinh tế quân sự, bị chi phối bởi các quy luật quân sự và quy luật chiến tranh.

  Tài chính quân đội vừa bị chi phối bởi các quy luật kinh tế vừa bị chi phối bởi các quy luật quân sự, nên có tính phức tạp riêng. Mọi hoạt động quân sự của các đơn vị trong quân đội đều phải sử dụng kinh phí, nhưng kết quả không mang tính hàng hoá, không được biểu hiện dưới dạng bằng tiền, không thể hạch toán kinh tế được mà phải đánh giá thông qua mức độ hoàn thành nhiệm vụ với chi phí tiết kiệm nhất.

- Hệ thống bảo đảm và quản lý của tài chính quân đội được xây dựng trên cơ sở kết hợp sự phân cấp theo ngành bảo đảm và theo đầu mối đơn vị sử dụng tài chính.

  Trên cơ sở nhu cầu sử dụng tài chính của từng cấp, từng ngành, từng đơn vị quân đội, ngành tài chính quân đội được tổ chức thành hệ thống đồng bộ từ trung ương đến cơ sở với lực lượng phù hợp ở từng cấp, từng ngành, từng đơn vị hoạt động dưới sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của người chỉ huy đơn vị và dưới sự chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn của cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.

2. Phân tích nhiệm vụ của ngành tài chính quân đội

- Nắm vững các nguồn tài chính, khai thác mọi tiềm năng sẵn có để tạo nguồn làm tăng tiềm lực bảo đảm về tài chính cho các nhiệm vụ quân đội.

+ Nội dung đề cập: Nhiệm vụ tạo tiềm lực tài chính

+ Trong điều kiện thời bình, ngoài nguồn cung cấp tài chính chủ yếu từ ngân sách quốc phòng, các đơn vị quân đội phải thực hiện tốt nhiệm vụ lao động sản xuất và làm kinh tế theo chỉ tiêu cấp trên giao cho để tăng thêm nguồn thu

- Nắm vững các nhu cầu bảo đảm, phân phối và sử dụng tài chính đúng, đủ, kịp thời, đáp ứng tốt nhất cho các nhiệm vụ của quân đội.

+ Nội dung đề cập: Nhiệm vụ bảo đảm tài chính

+ Trên cơ sở dự toán ngân sách được cấp trên phê duyệt, căn cứ vào kế hoạch chi tiêu ngân sách của từng kỳ và khả năng giải ngân để tiến hành bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ quân đội, trong đó phải ưu tiên cho nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ trọng điểm.

- Quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả mọi nguồn lao động, vật tư, kỹ thuật, tiền vốn hiện có và tài sản của quân đội

+ Nội dung đề cập: Nhiệm vụ quản lý tài chính

+ Là nhiệm vụ quan trọng phải được thực hiện đồng thời với nhiệm vụ bảo đảm tài chính, bởi chúng có sự tác động tương hỗ lẫn nhau. Cần quan niệm đầy đủ, hoàn chỉnh rằng quản lý tài chính là không chỉ quản lý tiền mặt mà phải quan tâm cả đến các yếu tố vật chất khác như sức lao động, vật tư, kỹ thuật, tài sản… của quân đội.

- Kiểm tra, giám đốc việc chấp hành các quy định và kỷ luật tài chính. Duy trì thực hiện đúng pháp luật và các chế độ, chính sách về tài chính.

+ Nội dung đề cập: Nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tài chính

+ Để xem xét, đánh giá quá trình tiến hành công tác tài chính quân đội, duy trì việc chấp hành các quy định của pháp luật, các chế độ, chính sách và kỷ luật tài chính của Nhà nước, kỷ luật của quân đội và điều lệ công tác ngành, phải duy trì công tác kiểm tra, giám đốc thường xuyên. Đó cũng là trách nhiệm của người chỉ huy và cơ quan tài chính cấp trên đối với công tác tài chính.

Câu hỏi 2: Thế nào là công tác hậu cần quân đội? Phân tích tính chất, đặc điểm của công tác hậu cần quân đội?

1. Nêu và giải thích đ/ng công tác hậu cần quân đội

- Công tác hậu cần quân đội là một mặt công tác quân sự bao gồm tổng thể những hoạt động để tổ chức thực hiện bảo đảm vật chất, sinh hoạt, quân y, vận tải… cho quân đội thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

   Công tác hậu cần quân đội là một trong số 5 mặt công tác của quân đội nhân dân Việt Nam(TM, CT, KT, HC TC) được thực hiện trong sự phối hợp bảo đảm giữa các chuyên ngành hậu cần(QN, QY, DT, XD, VT) quy tụ thành 4 lĩnh vực bảo đảm là bảo đảm vật chất, bảo đảm quân y, bảo đảm sinh hoạt và công tác vận tải, đáp ứng nhu cầu BĐHC cho quân đội hoàn thành mọi nhiệm vụ được Đảng và nhân dân giao phó.

2. Phân tích tính chất của công tác hậu cần quân đội

- Tính cách mạng:

+ Công tác HCQĐ đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của ĐảngCSVN mà trực tiếp là Đảng uỷ quân sự Trung ương, sự chỉ huy và tổ chức thực hiện của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng. CTHC ở các cấp đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chịu sự chỉ huy, quản lý và tổ chức thực hiện của người chỉ huy ở các cấp đó.

+ Công tác HCQĐ phải lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, lấy đường lối nhiệm vụ chính trị, đường lối nhiệm vụ quân sự của Đảng làm mục tiêu phấn đấu, quán triệt sâu sắc tư tưởng cách mạng tiến công trong thực hiện CTHC.

- Tính quân sự:

+ Công tác HCQĐ là một mặt của công tác quân sự nên có tính quân sự. Mọi hoạt động của công tác hậu cần đều tuân theo những yêu cầu và nguyên tắc quân sự, tuân thủ các quy luật quân sự và quy luật của chiến tranh.

+ Bảo đảm cho quân đội hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao trong đó nhiệm vụ quân sự là chủ yếu, đó là mục tiêu mà công tác hậu cần quân đội phải hướng tới.

- Tính kinh tế: Công tác HCQĐ là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân vì vậy, tiến hành các hoạt động tổ chức, bảo đảm hậu cần phải nắm vững và vận dụng linh hoạt, hợp lý các quy luật kinh tế, phải quán triệt và chấp hành nghiêm túc các nguyên tắc quản lý kinh tế - tài chính và chính sách kinh tế của nhà nước.

- Tính khoa học kỹ thuật:

+ Hoạt động hậu cần chủ yếu là những hoạt động nghiệp vụ, chuyên môn, kỹ thuật nên yêu cầu có tính khoa học kỹ thuật cao. Các hoạt động đó cần phải được bổ sung, tiếp cận với các thành tựu mới của các ngành khoa học có liên quan mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong công tác bảo đảm hậu cần

+ Bản thân các cơ sở vật chất kỹ thuật hậu cần do hậu cần quân đội quản lý, khai thác và sử dụng cũng hàm chứa tính khoa học kỹ thuật, đòi hỏi phải có sự am hiểu về chúng mới có thể thực hiện được phương châm “giữ tốt, dùng bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông”.

3. Phân tích đặc điểm của công tác hậu cần quân đội

- Công tác hậu cần trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc là công tác hậu cần toàn dân dựa vào sức mạnh tổng hợp của cả nước đang thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

  Chiến tranh ND và hậu cần toàn dân là kinh nghiệm, là truyền thống của dân tộc ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc đã và đang được phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với đường lối đổi mới toàn diện, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, sức mạnh tổng hợp của cả nước được phát huy cao, tạo ra tiềm lực ngày càng vững chắc cho nền kinh tế, đó là điều kiện thuận lợi cơ bản cho công tác hậu cần quân đội.

- Công tác hậu cần vừa bảo đảm  cho nhiệm vụ quốc phòng an ninh trong thời bình vừa chuẩn bị bảo đảm cho cuộc chiến tranh BVTQ sẵn sàng đối phó có hiêụ quả với chiến tranh kiểu mới của địch.

  Bảo đảm thường xuyên, liên tục cho quân đội thực hiện nhiệm vụ xây dựng, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và công tác theo kế hoạch, hậu cần quân đội đồng thời phải chuẩn bị chủ động chuẩn bị, xây dựng tiềm lực mọi mặt để sẵn sàng bảo đảm các nhiệm vụ đột xuất quân đội được giao, chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng yêu cầu rất cao khi đất nước phải tiến hành một cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc nếu nó xảy ra trong tương lai.

- Công tác hậu cần tiến hành trong điều kiện đất nước đang trong quá trình đổi mới toàn diện đã tạo ra những bước phát triển mới, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế bởi nền kinh tế và nền công nghiệp quốc phòng của đất nước chưa phát triển đồng bộ và còn nhiều yếu kém.

  Đất nước ta đang trên đà phát triển toàn diện, nền kinh tế xã hội có bước tăng trưởng rất khả quan, là điều kiện thuận lợi cơ bản để phát triển công tác hậu cần. Tuy nhiên nhiều khó khăn vẫn còn tồn tại trong khoảng thời gian khá dài, do sự phát triển chưa đồng bộ, thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn v.v… sẽ gây chậm bước tiến bộ của nền kinh tế nói chung và nền công nghiệp quốc phòng nói riêng.

- Công tác HC tiến hành trong điều kiện địa hình, khí hậu, thời tiết, thuỷ văn có nhiều khó khăn phức tạp, có những thuận lợi có thể tận dụng được những cũng có nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến các hoạt động tổ chức, bảo đảm hậu cần.

  Điều kiện địa hình, khí hậu, thời tiết, thuỷ văn của đất nước ta vô cùng phức tạp, xét về phạm vi toàn bộ lãnh thổ cũng như trên mỗi vùng, miền và ngày càng có sự biến động khó lường trước. Đây là những trở ngại, khó khăn thường xuyên tác động chi phối tới công tác hậu cần, đòi hỏi phải có các biện pháp nhằm khắc phục và hạn chế tác hại do yếu tố khách quan gây ra trong hoạt động tổ chức BĐHC.

Câu hỏi 3: Trình bày nội dung quản lý hậu cần. Rút ra ý nghĩa đối với người cán bộ kỹ thuật khi nghiên cứu nội dung này ?

1. Trình bày nội dung quản lý hậu cần

- Quản lý các hoạt động hậu cần

+ Quản lý các hoạt động chỉ huy, chỉ đạo hậu cần là tổng thể các biện pháp tiến hành việc tổ chức xây dựng hệ thống quy chế, điều lệ, chế độ quy định công tác ngành, xây dựng chức trách, nhiệm vụ theo chức danh cho cơ quan, đơn vị hậu cần, tổ chức bảo đảm phương tiện, điều kiện chỉ huy, xây dựng nề nếp, tác phong công tác khoa học trong ngành hậu cần nhằm tăng cường hiệu lực cho công tác chỉ huy, chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện công tác hậu cần.

+ Quản lý các hoạt động tổ chức hậu cần là tổng thể các biện pháp để xây dựng lực lượng hậu cần ở các cấp, các đơn vị đủ về số lượng, tốt về chất lượng, được bố trí sử dụng hợp lý. Triển khai bố trí kết hợp lực lượng hậu cần các cấp, các ngành trong và ngoài quân đội tạo thành thế liên hoàn vững chắc, hình thành tổ chức hậu cần bảo đảm theo khu vực hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu bảo đảm trong mọi tình huống.

+ Quản lý các hoạt động bảo đảm hậu cần là tổng hợp các biện pháp nhằm hướng các hoạt động của các cơ quan chuyên ngành, nghiệp vụ, các cơ sở và phân đội hậu cần vào thực hiện việc bảo đảm vật chất, bảo đảm sinh hoạt, bảo đảm quân y và tiến hành công tác vận tải theo đúng tiêu chuẩn, chế độ quy định.

+ Quản lý các hoạt động sản xuất, tạo nguồn bảo đảm hậu cần là tổng hợp các biện pháp tổ chức, chỉ đạo tiến hành tăng gia sản xuất, làm kinh tế của bộ đội thường trực, tổ chức khai thác, tạo nguồn bảo đảm, phân phối, sử dụng sản phẩm sản xuất, tăng gia đúng quy định, đồng thời làm tăng khả năng tự bảo đảm về hậu cần.

- Quản lý lao động trong ngành hậu cần

+ Thực chất đó là việc quản lý sức lao động thuộc lĩnh vực công tác hậu cần và đó là khoa học quản lý con người

+ Quản lý lao động hậu cần là sử dụng tổng thể các biện pháp như xây dựng định mức lao động, xây dựng quy chế làm việc, tổ chức lực lượng lao động, cải tiến phương pháp lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn kỹ thuật v.v… phấn đấu để lao động hậu cần trở thành lao động có tổ chức, có kỷ luật, có kỹ thuật và có năng suất cao.

- Quản lý tài chính của hậu cần

+ Quản lý tài chính của hậu cần là quản lý ngân sách quốc phòng được phân bổ cho ngành hậu cần quản lý, sử dụng và các hoạt động tài chính có liên quan đến ngành hậu cần quân đội.

+ Quản lý tài chính hậu cần phải sử dụng tổng thể các biện pháp để tiến hành quản lý quá trình lập dự toán ngân sách, phân phối, cấp phát sử dụng và thanh quyết toán các khoản kinh phí bảo đảm cho các nhu cầu về hậu cần được thực hiện đúng chế độ, nguyên tắc tài chính. Thông qua quản lý tài chính để kiểm tra, giám sát kết quả của mọi hoạt động hậu cần.

- Quản lý vật chất kỹ thuật hậu cần

+ Vật chất kỹ thuật hậu cần là tài sản của nhà nước và nhân dân giao cho quân đội quản lý, sử dụng để thực hiện nhiệm vụ được giao, quân đội có trách nhiệm quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả mọi vật chất kỹ thuật hậu cần

+ Quản lý vật chất kỹ thuật hậu cần cả về số lượng, chất lượng và giá trị, bằng việc kết hợp đồng bộ các biện pháp về chính trị tư tưởng, hành chính, kinh tế, chuyên môn nghiệp vụ, khoa học và công nghệ.

2. Ý nghĩa đối với người cán bộ kỹ thuật khi nghiên cứu nội dung quản lý hậu cần

- Nắm được nội dung quản lý hậu cần, theo cương vị công tác mà tổ chức thực hiện quản lý công tác hậu cần ở các đơn vị kỹ thuật

- Thực hiện trách nhiệm cá nhân trong tự quản lý các trang thiết bị và vật chất hậu cần được giao giữ gìn, sử dụng.

- Tham khảo nội dung và biện pháp quản lý hậu cần để vận dụng vào công tác quản lý kỹ thuật của đơn vị.

Câu hỏi 4:  Trình bày nhận thức của đồng chí về chế độ, tiêu chuẩn hậu cần ?

1. Nêu định nghĩa và giải thích định nghĩa về chế độ, tiêu chuẩn hậu cần

- Chế độ hậu cần là những quy định, hướng dẫn nghiệp vụ của ngành và của các chuyên ngành hậu cần nhằm xây dựng nền nếp công tác hậu cần thống nhất, khoa học giúp cho việc thực hiện công tác hậu cần đạt hiệu quả cao.

+ Chế độ hậu cần do ngành hậu cần xây dựng, được thể hiện bằng hệ thống các văn bản pháp quy, nhằm hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác hậu cần thành nề nếp thống nhất, chính quy, khoa học từ cấp trên xuống cấp dưới và trong phạm vi toàn quân.

+ Chế độ hậu cần được xây dựng cho toàn ngành hậu cần, ngoài ra còn được xây dựng theo từng chuyên ngành hoặc cho từng mặt công tác, ví dụ về quản lý vật chất kỹ thuật hậu cần có các chế độ như chế độ cấp phát, điều động, thu hồi, chế độ đăng ký, thống kê, chế độ kiểm kê,điểm nghiệm… Chế độ hậu cần là những quy chế bắt buộc phải thực hiện trong các hoạt động liên quan đến công tác hậu cần.

- Tiêu chuẩn hậu cần là lượng vật chất được chính thức quy định bằng tiền hoặc bằng hiện vật phản ánh mức độ yêu cầu về số lượng, chất lượng và giá trị của vật chất bảo đảm cho một đối tượng nào đó trong đời sống sinh hoạt, trong huấn luyện, chiến đấu hoặc trong các hoạt động khác của quân đội.

  Tiêu chuẩn hậu cần được xây dựng theo từng loại đối tượng và theo từng ngành nghiệp vụ, trong đó:

+ Tiêu chuẩn hậu cần theo đối tượng bảo đảm được xác định như theo mức lương của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng và hạ sĩ quan chiến sĩ hưởng chế độ cung cấp. Tiêu chuẩn hậu cần xây dựng theo chuyên nghiệp quân sự và tiêu chuẩn hậu cần xây dựng theo điều kiện hoạt động (đặc thù quân binh chủng, địa bàn khó khăn, môi trường độc hại

+ Tiêu chuẩn hậu cần theo các ngành nghiệp vụ thuộc hậu cần như quân nhu, quân y, doanh trại , được thể hiện qua các tiêu chuẩn bảo đảm cụ thể như tiêu chuẩn lương thực, thực phẩm, chất đốt, nhà ở, doanh cụ, điện, nước, thuốc quân y…

2. Cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn hậu cần

- Hao phí sức lao động trong quân đội:

   Hoạt động của quân đội được xác định là lao động đặc biệt với cường độ cao trong điều kiện phức tạp, căng thẳng về thần kinh và tâm lý, có yếu tố nguy hiểm, ác liệt, có khi còn đòi hỏi phải hy sinh tính mạng, vì vậy, sự tiêu hao năng lượng khá lớn so với lao động thông thường.

   Mặt khác, hoạt động của bộ đội ở các điều kiện, môi trường khác nhau, có tính đặc thù còn được xếp loại lao động cá biệt, có sự tiêu hao năng lượng riêng, cần được bù đắp năng lượng hợp lý thông qua việc bảo đảm tiêu chuẩn hậu cần riêng cho từng đối tượng.

- Khả năng nền kinh tế quốc dân:

   Nhu cầu bảo đảm mọi mặt về hậu cần cho quân đội xây dựng huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu chủ yếu dựa vào nền kinh tế quốc dân. Khả năng nền kinh tế của đất nước là điều kiện vật chất để nhà nước tiến hành bảo đảm hậu cần cho quân đội, là cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn hậu cần. Tiềm lực kinh tế của đất nước vững mạnh mới có khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về vật chất hậu cần, cải thiện và nâng cao đời sống cho bộ đội.

- Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước đối với quân đội:

   Quân đội là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc nên được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm cả về vật chất lẫn tinh thần, luôn tạo điều kiện cho quân đội có đủ khả năng thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với quân đội đều xuất phát từ quan điểm giải quyết hài hoà giữa nhu cầu của quân đội với khả năng thực tế của đất nước, gắn quyền lợi của quân đội với lợi ích của quốc gia, dân tộc, làm cho quân đội ta là quân đội thực sự là quân đội của dân, do dân và vì dân.

3. Ý nghĩa của việc thực hiện chế độ, tiêu chuẩn hậu cần

- Chế độ, tiêu chuẩn hậu cần là cơ sở pháp lý để tiến hành công tác bảo đảm hậu cần:

+ Tiêu chuẩn hậu cần là cơ sở pháp lý để hậu cần các cấp, các đơn vị trong quân đội tiến hành công tác bảo đảm hậu cần cho các đối tượng thuộc trách nhiệm bảo đảm theo đúng yêu cầu bảo đảm kịp thời, đầy đủ, chính xác trong tất cả các khâu từ dự toán, tiếp nhận, cấp phát, sử dụng, thanh toán, quyết toán. Thực hiện đúng tiêu chuẩn hậu cần sẽ hạn chế được các hiện tượng tiêu cực như đặc quyền đặc lợi, tham ô lãng phí, bớt xén tiêu chuẩn hoặc phân phối tuỳ tiện, vô nguyên tắc làm thất thoát tài sản của quân đội.

+ Chế độ hậu cần là cơ sở pháp lý để các cấp, các đơn vị quân đội duy trì thực hiện mọi hoạt động công tác hậu cần theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của quân đội, điều lệ công tác của ngành hậu cần, đưa công tác hậu cần dần đi vào nề nếp chính quy, thống nhất, đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao.

- Chế độ, tiêu chuẩn hậu cần là cơ sở để đánh giá trình độ tổ chức bảo đảm hậu cần của mỗi đơn vị, là cơ sở để giáo dục mọi cán bộ chiến sĩ tham gia thực hiện và quản lý việc thực hiện chế độ, tiêu chuẩn hậu cần.

+ Thông qua việc thực hiện chế độ, tiêu chuẩn hậu cần, mỗi đơn vị có thể tự đánh giá và cấp trên có thể đánh giá được trình độ tổ chức bảo đảm hậu cần của đơn vị đó. Đồng thời, có thể chỉ ra những ưu, khuyết điểm, rút ra những kinh nghiệm để khắc phục nhược điểm trong tổ chức bảo đảm hậu cần trong thời gian tiếp theo.

+ Với mỗi quân nhân nói chung, là đối tượng được hưởng tiêu chuẩn hậu cần, phải nắm vững được quyền lợi của mình và có quyền yêu cầu bảo đảm đúng, đồng thời phải có nghĩa vụ và trách nhiệm theo cương vị công tác trong xây dựng công tác hậu cần ở đơn vị, tham gia giám sát và thực hiện nghiêm túc chế độ hậu cần, phát hiện và đấu tranh với các hiện tượng sai trái trong thực hiện chế độ, tiêu chuẩn hậu cần.

Câu hỏi 6: Phân tích đặc điểm, nhiệm vụ công tác hậu cần trong chiến đấu

1. Phân tích đặc điểm của công tác hậu cần trong chiến đấu

- Phải bảo đảm cho nhiều lực lượng với nhiều hình thức tác chiến khác nhau, khối lượng bảo đảm lớn khẩn trương phức tạp có tính cơ động, biến động và tính chiến đấu cao

   Trong tác chiến nói chung và trong các trận chiến đấu nói riêng đều có sự hiệp đồng chiến đấu của nhiều thành phần lực lượng cùng phối hợp chiến đấu như bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, trong đó riêng bộ đội chủ lực có sự tham gia của các binh chủng, quân chủng. Trên địa bàn tác chiến có thể liên tiếp diễn ra nhiều hình thức chiến thuật với các cách đánh khác nhau. Lực lượng tham gia lớn, chủng loại vũ khí trang bị kỹ thuật đa dạng, yêu cầu bảo đảm khẩn trương, kịp thời, đúng thời cơ mới có thể đáp ứng yêu cầu chiến đấu.

- Phải trực tiếp bảo đảm  cho bộ đội chiến đấu trong điều kiện địch đánh phá ác liệt, vừa tổ chức bảo đảm hậu cần cho chiến đấu vừa sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ, bảo đảm an toàn cho lực lượng, phương tiện và cơ sở vật chất kỹ thuật hậu cần, vừa chủ động chuẩn bị hậu cần để sẵn sàng bảo đảm cho nhiệm vụ mới.

   Hậu cần đơn vị chiến đấu phải đồng thời tiến hành nhiều công việc trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, như lực lượng, phương tiện có hạn, thời gian thường gấp, địa hình đường sá, thời tiết, không gian không thuận lợi, mọi hoạt động hậu cần phải giữ được bí mật, bất ngờ trong khi địch luôn tập trung mọi khả năng đánh phá ác liệt vào các mục tiêu quan trọng, trong đó có hậu cần. Sự tổn thất về lực lượng, phương tiện, vật chất trong quá trình bảo đảm hậu cần cho chiến đấu là vấn đề  phải được đặt ra rất khó tránh khỏi.

- Được hậu cần cấp trên trực tiếp bảo đảm, có điều kiện kết hợp và khai thác hậu cần khu vực phòng thủ.

   Chiến đấu trong đội hình của cấp trên, trong khu vực phòng thủ được chuẩn bị trước trong thời bình, hậu cần đơn vị chiến đấu sẽ được sự bảo đảm trực tiếp của hậu cần cấp trên và có điều kiện để kết hợp và khai thác khả năng của hậu cần khu vực phòng thủ. Đây là sự thuận lợi cơ bản để tiến hành bảo đảm hậu cần cho chiến đấu thắng lợi.

2. Phân tích nhiệm vụ của hậu cần chiến đấu

   * Nhiệm vụ cơ bản của hậu cần chiến đấu là bảo đảm  kịp thời, đầy đủ, chính xác theo quy định về vật chất, sinh hoạt, quân y và vận tải cho các lực lượng tác chiến hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời tích cực chuẩn bị mọi mặt về hậu cần sẵn sàng bảo đảm  cho nhiệm vụ tiếp theo hoặc chi viện bảo đảm khi cần thiết.

- Bảo đảm hậu cần cho đơn vị hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu.

-Vừa bảo đảm vừa chuẩn bị sẵn sàng để bảo đảm cho nhiệm vụ tiếp theo của đơn vị.

* Nhiệm vụ cụ thể:

- Chuẩn bị, hậu cần chu đáo, toàn diện sẵn sàng bảo đảm cho đơn vị thực hiện nhiệm vụ chiến đấu.

+ Nội dung đề cập: Nhiệm vụ chuẩn bị hậu cần

+ Quán triệt và thực hiện nguyên tắc “tích cực, chủ động, sáng tạo, thường xuyên chuẩn bị sẵn sàng, lấy bảo đảm cho tác chiến thắng lợi làm mục tiêu”

+ Thực hiện theo phương châm “hậu cần luôn đi trước một bước” thể hiện bằng việc luôn nắm chắc tình hình nhiệm vụ, chủ động dự kiến phương án chuẩn bị về hậu cần để hạn chế sự bị động đối phó với tình hình.

- Triển khai, bố trí các thành phần, lực lượng hậu cần chiến đấu kết hợp với hậu cần khu vực phòng thủ hình thành thế liên hoàn, vững chắc phù hợp với nhiệm vụ và quyết tâm chiến đấu của người chỉ huy.

+ Nội dung đề cập: Nhiệm vụ tạo thế trận hậu cần

+ Theo phương án tổ chức hậu cần được người chỉ huy phê duyệt, phải tổ chức triển khai bố trí các thành phần, lực lượng hậu cần vào các vị trí đã chọn lựa, đồng thời tiến hành các hoạt động bảo đảm hậu cần cho trận chiến đấu.

- Tổ chức khai thác tạo nguồn bảo đảm hậu cần, tiếp nhận vật chất bổ sung, dự trữ ở các cấp đúng quy định, quản lý chặt chẽ cơ sở vật chất kỹ thuật hậu cần để bảo đảm cho tác chiến và sẵn sàng bảo đảm cho các nhiệm vụ khác hoặc cho nhiệm vụ phát triển.

+ Nội dung đề cập: Nhiệm vụ tạo tiềm lực hậu cần

+ Để tạo tiềm lực mạnh về lực lượng, phương tiện, vật chất hậu cần, hậu cần đơn vị chiến đấu phải triệt để khai thác tận dụng mọi khả năng của mọi nguồn cung cấp, tổ chức dự trữ đúng quy định, quản lý, bảo vệ chặt chẽ, an toàn, bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị.

- Theo quy định, tổ chức bảo đảm các nhu cầu về vật chất hậu cần cho các lực lượng tham gia tác chiến, ưu tiên bảo đảm cho hướng (khu vực) chủ yếu và cho đơn vị làm nhiệm vụ chủ yếu.

+ Nội dung đề cập: Nhiệm vụ bảo đảm vật chất

+ Căn cứ vào chỉ lệnh hậu cần của cấp trên và chỉ thị, mệnh lệnh của người chỉ huy đơn vị, hậu cần chiến đấu xác định kế hoạch bảo đảm vật chất hậu cần và tiến hành công tác bảo đảm cho các lực lượng tham gia chiến đấu, trong đó có chú ý tới thứ tự ưu tiên (đối tượng ưu tiên, chủng loại vật chất ưu tiên).

- Tổ chức bảo đảm sinh hoạt cho bộ đội, giữ vững sức khoẻ cho các lực lượng tham gia tác chiến, chú ý các đơn vị hoạt động lẻ, tác chiến sau lưng địch và làm nhiệm vụ đặc biệt.

+ Nội dung đề cập: Nhiệm vụ bảo đảm sinh hoạt

+ Chỉ đạo và tổ chức bảo đảm sinh hoạt với khả năng cao nhất đời sống sinh hoạt cho bộ đội ở dã ngoại để giữ vững sức khoẻ, sức chiến đấu của đơn vị. Quan tâm toàn diện các mặt, toàn bộ các lực lượng đồng thời có sự quan tâm hơn đối với các lực lượng gặp nhiều khó khăn.

- Tổ chức cấp cứu, vận chuyển và cứu chữa thương binh bệnh binh theo phân cấp quy định, sẵn sàng xử trí khi có thương vong lớn.

+ Nội dung đề cập: Nhiệm vụ bảo đảm quân y

+ Tổ chức thực hiện đầy đủ, đúng nguyên tắc, quy định, cứu chữa, vận chuyển điều trị thương binh, bệnh binh để hạn chế tỷ lệ tử vong, tàn phế, nhanh chóng phục hồi sức khoẻ, trả nhanh quân số về chiến đấu.

- Tổ chức và tiến hành vận tải vật chất, cơ động lực lượng nhanh chóng, an toàn, đúng thời gian, địa điểm và các quy định khác.

+ Nội dung đề cập: Nhiệm vụ công tác vận tải

+ Xây dựng kế hoạch vận tải hợp lý, bảo đảm cân đối giữa nhu cầu và khả năng, tổ chức thực hiện vận tải chặt chẽ, làm tốt công tác bảo vệ vận tải (lực lượng, phương tiện, vật chất, thương binh, bệnh binh đang trên đường vận tải).

- Tổ chức bảo vệ, giữ bí mật, bảo đảm an toàn Sở chỉ huy phía sau, các cơ sở bảo đảm, lực lượng, phương tiện, và cơ sở vật chất kỹ thuật hậu cần.

+ Nội dung đề cập: Nhiệm vụ bảo vệ hậu cần

+ Xây dựng kế hoạch bảo vệ hậu cần chu đáo, cụ thể, tỉ mỉ, trong đó phải xác định các biện pháp phòng tránh và đánh địch để tự vệ có hiệu quả và triển khai thực hiện các biện pháp đó ngay từ trong giai đoạn chuẩn bị chiến đấu. Thực hiện theo phương châm: “chủ động phòng tránh, tích cực đánh địch để hoàn thành nhiệm vụ, lấy chủ động phòng tránh là chính”

- Tổ chức bảo đảm hậu cần cho các lực lượng đến tăng cường, phối thuộc theo quy định, sẵn sàng chi viện cho đơn vị bạn.

+ Nội dung đề cập: Nhiệm vụ bảo đảm hậu cần cho lực lượng phối thuộc.

+ Căn cứ theo quy định trong chỉ lệnh hậu cần của cấp trên, hậu cần đơn vị chiến đấu thực hiện trách nhiệm bảo đảm hậu cần cho các lực lượng đến phối thuộc chiến đấu, đồng thời sẵn sàng chi viện bảo đảm hậu cần  cho các đơn vị theo yêu cầu của cấp trên và theo khả năng của hậu cần đơn vị.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia giải quyết hậu quả sau chiến đấu.

+ Nội dung đề cập: Nhiệm vụ khác

+ Hậu cần đơn vị chiến đấu có trách nhiệm tham gia giải quyết hậu quả chiến đấu, mà trực tiếp là giải quyết hậu quả về mặt hậu cần, ngoài ra tham gia giải quyết hậu quả các lĩnh vực khác.

 

Câu hỏi 11: Phân tích đặc điểm, nhiệm vụ bảo đảm hậu cần eBB phòng ngự ở địa hình rừng núi ?

1. Phân tích đặc điểm hậu cần

- Khối lượng công tác bảo đảm lớn, phức tạp

+ Thời gian chiến đấu phòng ngự thường dài ngày hơn so với khi tiến công. Địch giành quyền chủ động tiến công và có điều kiện ưu thế về lực lượng, phương tiện chiến đấu, sử dụng linh hoạt nhiều thủ đoạn chiến thuật tiến công liên tục vào trận địa phòng ngự của ta. Để bảo đảm chiến đấu thắng lợi, giữ vững được mục tiêu, trung đoàn phải làm tốt công tác chuẩn bị chiến đấu và bảo đảm trong suốt quá trình chiến đấu. Khối lượng vật chất phải bảo đảm lớn, chủng loại vật chất đa dạng, toàn diện, lượng tiêu thụ và tổn thất vật chất, thương vong lớn là đặc trưng của chiến đấu phòng ngự.

+ Địa hình rừng núi phức tạp, khó khăn, đường sá kém phát triển, thời tiết, khí hậu diễn biến khó lường. Đây là những yếu tố khách quan thường xuyên chi phối gây cản trở đến các hoạt động tổ chức bảo đảm hậu cần cho bộ đội chiến đấu và sinh hoạt dài ngày ở ngoài dã ngoại. Tuy nhiên, hậu cần có thể tận dụng được ưu thế của địa hình hiểm trở, lợi dụng thế che đỡ, che khuất của núi đồi, khe suối, hang động… để bố trí lực lượng, cất giữ vật chất kỹ thuật, cứu chữa thương binh và các hoạt động bảo đảm tăng thêm độ an toàn.

- Có thời gian chuẩn bị HC, có điều kiện kết hợp và khai thác hậu cần tại chỗ, hậu cần khu vực phòng thủ.

+ Trong điều kiện thời bình, các khu vực phòng thủ đã từng bước được xây dựng toàn diện, trong đó có công tác hậu cần, là thuận lợi cơ bản để hậu cần eBB thực hiện việc hiệp đồng khai thác khả năng về lực lượng, phương tiện, vật chất và các cơ sở kinh tế – xã hội trên địa bàn chiến đấu.

+ Chiến đấu trong đội hình phòng ngự của sư đoàn, trung đoàn được sự bảo đảm trực tiếp của hậu cần sư đoàn. Mặt khác, do ta chủ động phòng ngự nên thường có thời gian (5-7 ngày) làm công tác chuẩn bị trực tiếp, đã cũng là điều kiện thuận lợi để hậu cần eBB phát huy khả năng cao nhất chuẩn bị hậu cần chu đáo, toàn diện, đáp ứng yêu cầu chiến đấu.

2. Phân tích nhiệm vụ của hậu cần eBB

- Chuẩn bị hậu cần chu đáo, tiếp nhận, bổ sung, dự trữ vật chất, triển khai lực lượng hậu cần đúng quy định.

+ Nội dung đề cập: Nhiệm vụ chuẩn bị hậu cần

+ Hậu cần eBB phải quán triệt đầy đủ, sâu sắc các nguyên tắc chỉ đạo tiến hành công tác hậu cần trong tác chiến, trong đó phải đặc biệt chú ý nguyên tắc “Tích cực, chủ động, sáng tạo thường xuyên chuẩn bị sẵn sàng, lấy bảo đảm cho tác chiến thắng lợi làm mục tiêu “. Thể hiện bằng các hành động của công tác hậu cần mà trước tiên là công tác chuẩn bị hậu cần theo yêu cầu kịp thời, chu đáo, toàn diện.

- Bảo đảm kịp thời, đầy đủ mọi mặt về hậu cần cho các lực lượng chiến đấu của trung đoàn và các lực lượng khác theo quy định.

+ Nội dung đề cập: Nhiệm vụ bảo đảm hậu cần

+ Là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của hậu cần eBB. Công tác bảo đảm hậu cần phải thực hiện theo yêu cầu bảo đảm kịp thời, đầy đủ, đồng bộ, chính xác mọi mặt về hậu cần đến tay từng đối tượng thuộc phạm vi bảo đảm quy định. Khi đó, bộ đội mới có điều kiện phát huy sức mạnh của vật chất, tăng cường ý chí chiến đấu để chiến đấu thắng lợi.

- Quản lý, bảo quản, bảo vệ AT ll HC, sẵn sàng tiếp nhận và hoàn thành các nhiệm vụ khác khi được giao.

+ Nội dung đề cập: Nhiệm vụ quản lý và bảo vệ HC

+ Là nhiệm vụ quan trọng phải được thực hiện đồng thời với nhiệm vụ bảo đảm hậu cần nhằm duy trì khả năng bảo đảm của hậu cần đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt cũng như nhiệm vụ tiếp theo của trung đoàn. Quản lý, bảo vệ hậu cần phải thực hiện theo yêu cầu chặt chẽ, liên tục, toàn diện. Có như vậy, sự tác động tương hỗ giữa bảo đảm tốt, quản lý chặt, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả mọi cơ sở vật chất kỹ thuật hậu cần trong chiến đấu nói chung, trong chiến đấu phòng ngự nói riêng mới có tác dụng.

 

Câu hỏi 10: Phân tích đặc điểm, nhiệm vụ bảo đảm hậu cần eBB tiến công địch phòng ngự trong công sự ở địa hình rừng núi ?

1- Phân tích đặc điểm bảo đảm hậu cần

- Bảo đảm hậu cần cho trận chiến đấu tiến công có tính cơ động, biến động và quyết liệt trong thời gian ngắn

+ Địch phòng ngự trong công sự vững chắc hoặc tương đối vững chắc, lợi thế chiếm giữ trước địa hình có giá trị về chiến thuật, dựa vào hệ thống công sự trận địa, vật cản, phát huy cao độ vũ khí hỏa lực nhiều tầng, nhiều cấp, nhiều quân binh chủng đánh phá ác liệt cả phía trước, phía sau đội hình đối phương, đặc biệt là khi cụm cứ điểm phòng ngự bị ta tiến công có nguy cơ bị tiêu diệt thì phản ứng của địch càng điên cuồng, quyết liệt.

+ Trận chiến đấu của eBB thường là trận mở màn khi sư đoàn tiến công vào khu vực phòng ngự của địch nên quyết tâm là phải chiến thắng. Nhưng bối cảnh diễn ra trận chiến đấu gặp phải nhiều trở ngại, khó khăn như hoạt động trong đêm tối, địa hình, địa vật lạ, yêu cầu khẩn trương, bí mật, nhiều tình huống diễn biến mau lẹ, khó dự kiến trước đòi hỏi phải nhanh chóng nắm bắt thời cơ, xử trí linh hoạt, kịp thời.

- Chuẩn bị và bảo đảm hậu cần trong điều kiện thời gian chuẩn bị trực tiếp hạn chế, địa hình phức tạp, không gian không thuận lợi

+ Trong chiến đấu tiến công, thời gian chuẩn bị trực tiếp thường ngắn, hậu cần eBB phải đồng thời tiến hành nhiều công việc, vừa bảo đảm, vừa chuẩn bị hậu cần để bảo đảm cho trận chiến đấu sắp diễn ra, vừa cơ động lực lượng phương tiện, vật chất vào vị trí triển khai, trong điều kiện không thuận lợi về không gian, thời gian, địa hình, đường sá, lực lượng phương tiện hậu cần hạn chế.

+ Hậu cần eBB phải có kế hoạch thật cụ thể, tỉ mỉ tổ chức thực hiện thật chặt chẽ mới có thể giải quyết được khối lượng công việc khá phức tạp kể trên.

- Được hậu cần sư đoàn trực tiếp bảo đảm  khả năng khai thác hậu cần tại chỗ trong khu vực phòng thủ  hạn chế.

 Chiến đấu trong đội hình của sư đoàn, eBB được hậu cần sư đoàn tạo điều kiện thuận lợi như tăng cường lực lượng, phương tiện hậu cần, triển khai lực lượng bám sát đội hình chiến đấu của trung đoàn để giải quyết kịp thời nhu cầu bảo đảm hậu cần của trận chiến đấu. Sự hạn chế về khả năng khai thác hậu cần tại chỗ trong khu vực phòng thủ do địa bàn tác chiến đã bị địch tạm chiếm, không thuận lợi về điều kiện, thời gian, không gian và tính cơ động trong chiến đấu tiến công nên trung đoàn rất khó khăn tổ chức được việc khai thác hậu cần tại chỗ.

2. Phân tích nhiệm vụ của hậu cần eBB

- Chuẩn bị và tiến hành bảo đảm đầy đủ, kịp thời mọi mặt về vật chất, quân y, sinh hoạt và vận tải cho trung đoàn hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu.

+ Là nhiệm vụ quan trọng nhất của hậu cần eBB trong chiến đấu. Để hoàn thành nhiệm vụ, hậu cần eBB phải nhanh chóng tìm hiểu, nắm vững các căn cứ để sớm xác định phương án tổ chức, bảo đảm hậu cần báo cáo người chỉ huy phê duyệt, quán triệt sâu sắc và thực hiện đúng các nguyên tắc chỉ đạo tiến hành công tác hậu cần trong chiến đấu, trong đó phải chú ý làm tốt ngay từ công tác chuẩn bị hậu cần với tinh thần tích cực,chủ động, sáng tạo,thường xuyên chuẩn bị sẵn sàng, thực hiện phương châm”Hậu cần luôn đi trước một bước”. 

+ Phải luôn luôn quan tâm thực hiện bảo đảm theo yêu cầu kịp thời, đầy đủ, đồng bộ, chính xác cho tất cả các lực lượng của trung đoàn, trong đó có sự tập trung bảo đảm cho hướng tiến công chủ yếu, đơn vị làm nhiệm vụ chủ yếu.

- Bảo đảm các mặt hậu cần cho lực lượng phối thuộc theo quy định, chi viện bảo đảm cho lực lượng phối hợp chiến đấu khi cần thiết (nếu có)

    Hậu cần eBB phải căn cứ vào quy định của chỉ lệnh hậu cần để tiến hành công tác bảo đảm hậu cần cho lực lượng phối thuộc chiến đấu với đơn vị, ngoài ra, luôn sẵn sàng chi viện bảo đảm cho các đơn vị bạn khi cấp trên yêu cầu.

- Quản lý chặt chẽ, bảo vệ an toàn lực lượng hậu cần, chuẩn bị sẵn sàng để bảo đảm cho nhiệm vụ tiếp theo của trung đoàn

+ Là nhiệm vụ quan trọng phải được thực hiện đồng thời với nhiệm vụ bảo đảm hậu cần nhằm duy trì khả năng bảo đảm  của hậu cần trung đoàn đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ trước mắt cũng như nhiệm vụ tiếp theo của trung đoàn.

+ Yêu cầu quản lý hậu cần chặt chẽ, liên tục, toàn diện trong mối tác động tương hỗ giữa bảo đảm tốt, quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả mọi cơ sở vật chất kỹ thuật hậu cần trong chiến đấu, thúc đẩy công tác bảo đảm hậu cần ngày càng tốt hơn.

- Tham gia giải quyết hậu quả chiến đấu

Sau khi kết thúc nhiệm vụ chiến đấu, theo sự phân công, phân cấp hậu cần trung đoàn phải tổ chức lực lượng, phương tiện tham gia khắc phục hậu quả chiến đấu, chủ yếu là trực tiếp giải quyết hậu quả về mặt hậu cần như giải quyết thương binh, tử sĩ, bổ sung lực lượng, phương tiện, vật chất hậu cần, vận chuyển chiến lợi phẩm, vũ khí, trang bị kỹ thuật hư hỏng về nơi quy định.

Câu hỏi 5: Phân tích vị trí, đặc điểm công tác hậu cần thường xuyên ở đơn vị cấp chiến thuật.

1. Phân tích vị trí của công tác hậu cần thường xuyên 

- Công tác hậu cần thường xuyên là một bộ phận quan trọng của công tác hậu cần, trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống và sức chiến đấu của bộ đội

+ Công tác hậu cần ở các đơn vị cấp chiến thuật bao gồm công tác hậu cần thường xuyên, công tác hậu cần sẵn sàng chiến đấu và công tác hậu cần chiến đấu, trong đó công tác hậu cần thường xuyên được tiến hành liên tục, thường xuyên trong mọi điều kiện hoàn cảnh, trong mọi không gian, thời gian, gắn liền với hoạt động sống của từng con người, từng đơn vị

+ Công tác hậu cần thường xuyên bảo đảm những điều kiện thiết yếu của đời sống như ăn, uống, mặc, ở, sinh hoạt, sức khoẻ v.v… cho bộ đội, góp phần nâng cao sức chiến đấu để đơn vị hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Vì vậy, thực hiện tốt công tác hậu cần thường xuyên có ý nghĩa rất lớn, tác động trực tiếp tới tinh thần chiến đấu của bộ đội.

- Công tác hậu cần thường xuyên là một nội dung quan trọng của công tác lãnh đạo, chỉ huy, quản lý bộ đội

+ Được đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ huy, quản lý và tổ chức thực hiện của người chỉ huy các cấp, công tác hậu cần thường xuyên là một nội dung quan trọng cần được lãnh đạo, chỉ huy các cấp, các đơn vị quan tâm thường xuyên. Đời sống vật chất và đời sống tinh thần là điều kiện không thể thiếu được trong thực hiện công tác Đảng- công tác Chính trị và duy trì kỷ luật quân đội, nâng cao sức mạnh chiến đấu của từng đơn vị.

+ Tiến hành công tác hậu cần thường xuyên không phải chỉ là công tác chuyên môn của cán bộ, nhân viên, chiến sĩ hậu cần mà còn là công việc chung của toàn đơn vị, trong đó có sự tham gia đóng góp của mọi cán bộ, chiến sĩ theo cương vị chức trách được phân công. Quá trình thực hiện công tác hậu cần thường xuyên liên quan đến nhiều cấp nhiều ngành trong và ngoài quân đội, đặc biệt là liên quan đến vật chất và tài chính, thị trường… dễ nảy sinh tiêu cực, vì vậy càng phải chú ý tăng cường công tác quản lý lực lượng trực tiếp thực hiện công tác hậu cần.

2. Phân tích đặc điểm của công tác hậu cần thường xuyên

- Công tác hậu cần thường xuyên phải đồng thời bảo đảm cho nhiều nhiệm vụ của đơn vị nhưng khả năng bảo đảm có hạn

+ Công tác hậu cần thường xuyên phải đồng thời bảo đảm cho nhiều nhiệm vụ của đơn vị như huấn luyện, xây dựng, củng cố đơn vị, bảo đảm đời sống, tăng gia sản xuất và làm kinh tế, sẵn sàng chiến đấu và các nhiệm vụ đột xuất được nhà nước giao cho. Mỗi nhiệm vụ có yêu cầu bảo đảm khác nhau và đều phải được quan tâm đúng mức, đòi hỏi hậu cần phải có sự tính toán cần thiết, cụ thể, tổ chức thực hiện chặt chẽ.

+ Nhu cầu về vật chất, kinh phí hậu cần bảo đảm cho từng nhiệm vụ của đơn vị rất lớn trong khi đó khả năng của bản thân hậu cần đơn vị bị hạn chế về mọi mặt, khả năng cung cấp của cấp trên cũng chưa đáp ứng nhu cầu. Để khắc phục sự mất cân đối nói trên, đòi hỏi hậu cần đơn vị phải phát huy tính năng động chủ quan, linh hoạt sáng tạo tìm mọi biện pháp để khai thác triệt để mọi nguồn cung cấp, phát huy thế mạnh của đơn vị và của địa phương nơi đơn vị đóng quân, kết hợp với nguồn cung cấp của cấp trên để giải quyết khó khăn trong công tác hậu cần thường xuyên.

- Công tác hậu cần thường xuyên chịu sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước

+ Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong những năm qua đã có bước tăng trưởng đáng khích lệ, đưa nước ta thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng kinh tế và đang trên đà phát triển toàn diện. Sản xuất kinh doanh do cơ chế thị trường điều tiết nên phát triển mạnh, hàng hoá, vật chất dồi dào, đa dạng, phong phú về chủng loại, chất lượng ngày càng cao, là điều kiện thuận lợi để tiến hành công tác hậu cần thường xuyên.

+ Cơ chế thị trường tuy có nhiều ưu điểm, nhưng mặt trái của cơ chế thị trường tác động không nhỏ tới quá trình bảo đảm, quản lý hậu cần. Nền kinh tế thị trường vận động theo quy luật cung - cầu nên giá cả dễ bị biến động, các biểu hiện tiêu cực dễ phát sinh phát triển như cạnh tranh không lành mạnh, làm hàng nhái hàng giả, đầu cơ trục lợi,thông đồng móc ngoặc giữa bên bán bên mua để hưởng giá chênh lệch hoặc để tiêu thụ hàng chất lượng kém, gây thiệt hại cho đơn vị, hoặc các thủ đoạn khác của người làm nhiệm vụ khai thác, tiếp nhận vật chất hậu cần nhằm mục đích tham nhũng. Vì vậy, hậu cần đơn vị phải tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát và quản lý chặt chẽ các khâu, các hoạt động bảo đảm hậu cần thường xuyên.

- Tình hình kinh tế- xã hội, địa hình, thời tiết của địa phương nơi đơn vị đóng quân ảnh hưởng trực tiếp đến công tác hậu cần thường xuyên

+ Nền kinh tế - xã hội của địa phương nơi đơn vị đóng quân có vị trí hết sức quan trọng đối với việc khai thác, cung cấp vật chất hậu cần tại chỗ trong công tác hậu cần thường xuyên. Đơn vị đóng quân ở địa bàn có nền kinh tế - xã hội phát triển, vật chất dồi dào, chủng loại đa dạng, chất lượng cao, giá cả ổn định… là điều kiện thuận lợi để đơn vị lựa chọn đối tác ký kết hợp đồng cung ứng vật chất hậu cần theo yêu cầu đặt hàng và có lợi cho cả đôi bên. Ngược lại ở địa bàn nền kinh tế - xã hội kém phát triển, nguồn vật chất khan hiếm đơn vị sẽ phải chịu thiệt thòi vì phải chi phí vận chuyển xa, giá cả đắt đỏ mà chất lượng hàng hoá có khi thấp kém vẫn buộc phaỉ chấp nhận  mua.

+ Điều kiện địa hình, khí hậu, thời tiết, thuỷ văn có tính cục bộ ở từng địa bàn cũng là yếu tố khách quan thường xuyên ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động công tác hậu cần thường xuyên mà phổ biến là gây trở ngại khó khăn.

 

Câu hỏi 7: Nêu các căn cứ để tổ chức, bảo đảm hậu cần trong chiến đấu. Xác định và phân tích các căn cứ chủ yếu ?

1. Nêu các căn cứ để tổ chức, bảo đảm hậu cần trong chiến đấu

- Nhiệm vụ của đơn vị, quyết tâm và kế hoạch tác chiến của người chỉ huy(1)

- Chỉ lệnh hậu cần của cấp trên(2)

- Khả năng của hậu cần cấp mình

- Khả năng mọi mặt của khu vực hậu phương, của hậu cần KVPT và khả năng khai thác hậu cần tại chỗ

- Địa hình, khí hậu, thời tiết, thuỷ văn, địa bàn tác chiến

- Âm mưu, thủ đoạn và khả năng hoạt động của địch

Trong các căn cứ nêu trên, hai căn cứ(1) và (2) là các căn cứ chủ yếu, quan trọng.

2. Phân tích các căn cứ chủ yếu :

- Nhiệm vụ của đơn vị, quyết tâm và kế hoạch tác chiến của ngưởi chỉ huy

+ Căn cứ này cung cấp cho hậu cần đơn vị chiến đấu tất cả các yếu tố liên quan về nhiệm vụ trung tâm và ý định tổ chức thực hiện nhiệm vụ trung tâm đó của người chỉ huy mà tất cả mọi thành phần lực lượng trong đơn vị, trong đó có hậu cần phải quán triệt sâu sắc và nắm vững ngay sau khi đơn vị chính thức nhận nhiệm vụ chiến đấu và trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Nắm vững nhiệm vụ của đơn vị và ý định tổ chức thực hiện nhiệm vụ của người chỉ huy, hậu cần đơn vị mới có cơ sở để xác định nhiệm vụ bảo đảm hậu cần, có cơ sở để xây dựng kế hoạch bảo đảm sát đúng với ý định của người chỉ huy, với các phương án tác chiến, góp phần bảo đảm cho đơn vị chiến đấu thắng lợi.

+ Trong chiến đấu, nếu hậu cần đơn vị không nắm chắc căn cứ trên đây sẽ rơi vào tình trạng luôn luôn bị động, đối phó với tình hình, công tác chuẩn bị và tiến hành bảo đảm sẽ rất khó đáp ứng yêu cầu chiến đấu, hậu cần chiến đấu khó hoàn  thành nhiệm vụ hoặc hoàn thành nhiệm vụ với kết quả thấp kém.

- Chỉ lệnh hậu cần của cấp trên

+ Chỉ lệnh hậu cần của cấp trên được xác định là chỉ thị, mệnh lệnh về nhiệm vụ hậu cần mà người chỉ huy cấp trên giao cho người chỉ huy đơn vị chiến đấu, yêu cầu cấp dưới phải nghiêm chỉnh chấp hành. Hậu cần đơn vị chiến đấu có trách nhiệm lĩnh hội nội dung, nghiên cứu quán triệt và thực hiện nghiêm túc những quy định trong chỉ lệnh hậu cần.

+ Chỉ lệnh hậu cần của cấp trên cung cấp cho hậu cần đơn vị chiến đấu các yếu tố cần thiết mang tính định hướng cho công tác bảo đảm hậu cần của đơn vị. Dựa vào các yếu tố đó, hậu cần đơn vị chiến đấu mới có cơ sở để xây dựng phương án tổ chức bảo đảm hậu cần phù hợp với kế hoạch tổ chức bảo đảm hậu cần của cấp trên, tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa cấp trên và cấp dưới trong hoạt động bảo đảm cho chiến đấu thắng lợi.

 

Câu hỏi 8: Nêu nội dung công tác tổ chức hậu cần trong chiến đấu? Trình bày nội dung tổ chức bảo vệ lực lượng hậu cần. Phân tích mối quan hệ giữa cơ quan hậu cần với cơ quan kỹ thuật trong nội dung công tác đó?

1. Nêu nội dung công tác tổ chức hậu cần trong chiến đấu

- Chuẩn bị hậu cần

- Tổ chức lực lượng hậu cần

- Bố trí, di chuyển hậu cần

- Bảo vệ hậu cần.

2.  Trình bày nội dung tổ chức bảo vệ lực lượng hậu cần trong chiến đấu

- Yêu cầu bảo vệ hậu cần

+ Tích cực, chủ động, luôn nắm vững quy luật, thủ đoạn hoạt động của địch và tình hình khác có liên quan

+ Có kế hoạch và phương án phòng chống, tổ chức chỉ huy chặt chẽ, thống nhất

+ Tận dụng được lợi thế của điạ hình và những thuận lợi khác trên địa bàn

+ Thường xuyên cảnh giác, duy trì liên tục các hoạt động bảo vệ hậu cần.

- Mục tiêu hậu cần phải bảo vệ

+ SCH phía sau, các bộ phận hậu cần (lực lượng, phương tiện, cơ sở bảo đảm)

+ Bến bãi tiếp nhận và vật chất kỹ thuật hậu cần

+ Mạng đường vận tải do hậu cần quản lý; lực lượng, phương tiện và vật chất trên tuyến vận tải.

- Lực lượng bảo vệ hậu cần

+ Cán bộ, nhân viên, chiến sĩ hậu cần  phối hợp với  lực lượng các cơ quan tham mưu, chính trị, kỹ thuật cùng bố trí trong khu vực bố trí hậu cần - kỹ thuật

+ Dân quân tự vệ và các đơn vị bạn trên địa bàn hiệp đồng, phối hợp, chi viện bảo vệ.

- Biện pháp bảo vệ hậu cần

+ Biện pháp phòng, tránh với các biện pháp mang tính chất chủ động, lấy chủ động phòng tránh là chủ yếu

+ Biện pháp đánh địch với các biện pháp tích cực, chủ động, sẵn sàng chiến đấu cao, đánh địch để tự vệ khi cần thiết

+ Biện pháp phòng chống vũ khí huỷ diệt lớn với các biện pháp mang tính chất tích cực, chủ động đề phòng, phát hiện và xử lý kịp thời, có hiệu quả khi bị địch sử dụng vũ khí huỷ diệt lớn.

3. Phân tích mối quan hệ giữa cơ quan hậu cần với cơ quan kỹ thuật trong nội dung bảo vệ hậu cần

- Hiệp đồng xây dựng kế hoạch bảo vệ HC - kỹ thuật, phân công trách nhiệm mỗi bên trong kế hoạch đó

- Hiệp đồng trong tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ hậu cần theo kế hoạch.

Câu hỏi 12: Trình bày nội dung tổ chức, bố trí hậu cần eBB phòng ngự ở địa hình rừng núi (phương án tổ chức 1 bộ phận hậu cần). Phân tích mối quan hệ giữa cơ quan hậu cần với cơ quan kỹ thuật trong nội dung công tác đó ?

1. Trình bày nội dung tổ chức, bố trí hậu cần eBB phòng ngự ở địa hình rừng núi (phương án tổ chức 1 bộ phận hậu cần).

- Khả năng lực lượng hậu cần

+ Lực lượng hậu cần trong biên chế của eBB (là lực lượng bảo đảm chủ yếu)

+ Lực lượng hậu cần có thể được sư đoàn tăng cường (1 kíp mổ - 1 đội phẫu thuật, 1b - 1cVTB)

+ Lực lượng hậu cần có thể huy động được tại khu vực phòng thủ (1b -1c dân quân, dân công hoả tuyến ; 1 số phương tiện vận tải thô sơ; cơ giới nhỏ, kết hợp với một số cơ sở y tế như trạm y tế xã, đội vệ sinh phòng dịch, phòng khám đa khoa, bệnh viện khu vực).

- Tổ chức, bố trí hậu cần

+ Lực lượng hậu cần có thể tăng cường cho cấp dưới (1- 2) tổ quân y ,

 1 b - 1 cVTB(-), nhưng phổ biến là ít có hoặc không tăng cường.

+ Lực lượng hậu cần dự bị (1 kíp mổ - 1 đội phẫu thuật, 1b - 1b VTB(+) mang theo đạn, lương khô). Bố trí trong đội hình của bộ phận hậu cần.

+ Lực lượng hậu cần trực tiếp bảo đảm cho chiến đấu (gồm các thành phần hậu cần còn lại, tổ chức thành bộ phận hậu cần bố trí trên hướng phòng ngự chủ yếu của trung đoàn, phía sau và cách vị trí của hậu cần dBB khoảng 2 -3 giờ cáng bộ hoặc vận tải bộ có mang vật chất).

2. Phân tích mối quan hệ giữa cơ quan hậu cần với cơ quan kỹ thuật trong nội dung tổ chức, bố trí hậu cần nêu trên

- Hiệp đồng để lựa chọn, xác định khu vực bố trí hậu cần - kỹ thuật báo cáo người chỉ huy phê duyệt và thống nhất phương án bố trí từng thành phần hậu cần – kỹ thuật vào vị trí cho phù hợp

- Hiệp đồng cơ động kho kỹ thuật vào vị trí triển khai.

Câu hỏi 14: Trình bày vấn đề quản lý tiền lương, phụ cấp ở đơn vị dự toán quân đội. Quan điểm của đồng chí về chính sách tiền lương, phụ cấp đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng ?

1. Nhận thức chung về tiền lương và phụ cấp

- Tiền lương của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng

+ Lương chính của sĩ quan được quy định theo cấp bậc quân hàm của sĩ quan, cách tính:

 Mức lương tháng = Mức lương tối thiểu x  Hệ số mức lương

+ Lương chính của QNCN, CNVQP được căn cứ vào bậc kỹ thuật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo từng ngành nghề do Nhà nước quy định trong thang lương.

- Các khoản phụ cấp theo lương

+ Phụ cấp thâm niên được tính theo số năm công tác của sĩ quan, QNCN. Khởi điểm để tính phụ cấp thâm niên khi quân nhân hưởng lương đủ 5 năm công tác, được hưởng 5% lương chính. Từ năm thứ 6 trở đi, mỗi năm tròn được tăng thêm 1%

+ Phụ cấp chức vụ là phần phụ cấp cho các sĩ quan, QNCN, CNVQP được giao đảm nhiệm các chức vụ từ trung đội trưởng hoặc tương đương trở lên. Phụ cấp chức vụ được thực hiện kể từ tháng có quyết định bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm chức vụ

+ Phụ cấp khu vực được quy định theo địa giới hành chính và yếu tố địa lý  tự nhiên, kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn v.v… được Nhà nước quy định ưu đãi để góp phần cải thiện đời sống sinh hoạt, giải quyết về mặt tư tưởng cho các đối tượng công tác trên các địa bàn đó.

- Phụ cấp của hạ sĩ quan, chiến sĩ

+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ hưởng chế độ cung cấp trong thời gian tại ngũ được cấp khoản phụ cấp quân hàm theo cách tính:

 Mức phụ cấp quân hàm = Mức lương tối thiểu x Hệ số phụ cấp quân hàm

+ Phụ cấp quân hàm quân nhân được hưởng kể từ tháng có quyết định thăng quân hàm hoặc từ sau tháng có quyết định giáng cấp quân hàm.

+ Quân nhân được Bộ quốc phòng cho phép kéo dài quá thời hạn phục vụ quy định, sẽ được hưởng phụ cấp trên hạn định.

2. Biện pháp quản lý tiền lương, phụ cấp

- Lập dự toán kinh phí lương và phụ cấp

+ Các đơn vị dự toán cấp cơ sở trở lên, hàng năm phải lập dự toán kinh phí tiền lương, phụ cấp cho đơn vị mình theo quy định

+ Các đơn vị đầu mối trực thuộc đơn vị dự toán cấp cơ sở phải lập bảng cấp lương và phụ cấp hàng tháng, nộp lên cơ quan tài chính đơn vị cơ sở làm căn cứ để bảo đảm kinh phí lương, phụ cấp.

- Cấp phát tiền lương và phụ cấp

+ Đơn vị dự toán cấp cơ sở phải tổ chức cấp phát lương, phụ cấp đến tận tay người được hưởng

+ Chỉ cấp phát lương, phụ cấp cho các đối tượng thuộc quân số đơn vị quản lý đến hết tháng trước kỳ phát lương, phụ cấp. Các đối tượng chuyển đến, chuyển đi, thực hiện bảo đảm theo giấy cung cấp tài chính.

- Quyết toán tiền lương và phụ cấp

+ Hàng tháng, sau khi cấp phát tiền lương và phụ cấp, cơ quan tài chính từ đơn vị dự toán cấp cơ sở trở lên phải làm thủ tục quyết toán với cấp trên trực tiếp theo quy định

+ Báo cáo quyết toán lương, phụ cấp phải rõ ràng, đầy đủ các thủ tục pháp lý như liên thẩm quân số, chữ ký của người nhận lương, phụ cấp, xác nhận của chỉ huy đơn vị. Trường hợp có sự không thống nhất giữa quân số quản lý và quân số bảo đảm, phải có thuyết minh giải trình cụ thể.

3. Quan điểm cá nhân về chính sách tiền lương đối với sĩ quan, QNCN, CNVQP: Phải thống nhất nhận thức được rằng tiền lương của SQ, QNCN, CNVQP thể hiện sự đãi ngộ của Nhà nước và nhân dân đối với những đối tượng gắn bó lâu dài với Quân đội, với  sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mỗi chúng ta phải thấy rõ trách nhiệm chính trị của mình khi thực hiện mọi nhiệm vụ được giao và tin tưởng rằng chính sách tiền lương đối với những người hưởng lương trong quân đội sẽ ngày càng được cải thiện theo hướng tiến lên, theo đà phát triển của nền kinh tế - xã hội đất nước.

Câu hỏi 1(6đ): Nêu nội dung cơ bản của công tác hậu cần quân đội? Trình bày nội dung công tác tổ chức, bảo đảm hậu cần

1. Nêu nội dung cơ bản của công tác hậu cần quân đội

- Tổ chức, bảo đảm hậu cần

- Sản xuất, tạo nguồn bảo đảm hậu cần

- Quản lý hậu cần

- Xây dựng ngành hậu cần

2. Trình bày nội dung công tác tổ chức hậu cần

- Chuẩn bị hậu cần

   Chuẩn bị hậu cần là tổng thể các biện pháp nhằm điều tra nghiên cứu khu vực hậu phương, chuẩn bị mạng đường vận tải và chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật hậu cần để xây dựng tiềm lực, chuẩn bị sẵn điều kiện cho các hoạt động bảo đảm hậu cần.

- Tổ chức lực lượng hậu cần

   Tổ chức lực lượng hậu cần là việc sắp xếp, sử dụng lực lượng hậu cần cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, ý định của người chỉ huy, khả năng, sở trường của từng thành phần lực lượng hậu cần để tiến hành các hoạt động BĐHC đạt hiệu quả cao nhất.

- Bố trí và di chuyển lực lượng hậu cần

+ Bố trí lực lượng hậu cần là việc triển khai lực lượng hậu cần vào các vị trí đã xác định nhằm tạo thế và lực vững chắc, thuận lợi để phát huy sức mạnh làm tăng khả năng bảo đảm của các lực lượng hậu cần.

+ Di chuyển hậu cần là việc thay đổi vị trí bố trí các thành phần lực lượng hậu cần cho phù hợp với tình hình và yêu cầu cầu nhiệm vụ bảo đảm.

- Bảo vệ hậu cần 

    Bảo vệ hậu cần là việc tổ chức phòng thủ, canh giữ, bao gồm tổng thể các biện pháp phòng tránh, đánh địch nhằm loại trừ hoặc hạn chế những thiệt hại do thiên tai, địch họa gây ra, bảo đảm an toàn cho lực lượng và cơ sở vật chất kỹ thuật hậu cần.

* Có 3 hình thức tổ chức hậu cần là tổ chức hậu cần theo tuyến, theo hướng và theo khu vực hoàn chỉnh .

3. Trình bày nội dung công tác bảo đảm hậu cần

- Bảo đảm vật chất.

Bảo đảm vật chất là tổng thể các biện pháp để tiến hành việc tổ chức khai thác, tiếp nhận, dự trữ, quản lý, phân phối, cấp phát và chỉ đạo sử dụng các loại vật chất cần thiết cho con người, phương tiện và trang bị nhằm duy trì khả  năng hoạt động của quân đội.

- Bảo đảm sinh hoạt.

Bảo đảm sinh hoạt là tổng thể các biện pháp để tổ chức thực hiện việc bảo đảm ăn uống, mang mặc, chỗ ở…đáp ứng các nhu cầu về đời sống, sinh hoạt nhằm giữ vững sức khỏe, sự bền bỉ dẻo dai của bộ đội trong xây dựng, huấn luyện, SSCĐ và chiến đấu.

- Bảo đảm quân y.

   Bảo đảm quân y là tổng thể các biện pháp để tổ chức thực hiện việc cấp cứu, cứu chữa, điều trị TB,BB, điều trị dự phòng, vệ sinh phòng chống dịch bệnh nhằm bảo vệ, củng cố sức khỏe cho bộ đội, cứu chữa tính mạng, phục hồi khả năng chiến đấu, lao động cho TB,BB, góp phần duy trì sức chiến đấu của mỗi đơn vị, của quân đội. 

- Công tác vận tải.

   Công tác vận tải là tổng thể các hoạt động về tổ chức sử dụng mạng đường , sử dụng lực lượng, phương tiện, các hình thức và phương thức vận tải để vận chuyển các loại vật chất, trang bị kỹ thuật, TB,BB và cơ động lực lượng nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của quân đội.

* Hậu cần quân đội đang thực hiện 3 phương thức BĐHC gồm BĐHC tại chỗ, BĐHC từ nơi khác đưa đến và BĐHC theo khu vực hoàn chỉnh . 

 

Câu hỏi 2(6đ): Trình bày nguồn bảo đảm của hậu cần Quân đội và nguồn bảo đảm của hậu cần cấp chiến thuật.

1. Trình bày nguồn bảo đảm của hậu cần quân đội.

- Nguồn bảo đảm của hậu phương quốc gia.

+ Là nguồn bảo đảm cơ bản, thường xuyên và quan trọng nhất của hậu cần quân đội, bởi hầu hết nhu cầu vật chất kỹ thuật hậu cần của quân đội đều được cung cấp từ nền kinh tế quốc dân.

+ Trong thời chiến, Nhà nước bảo đảm cho hậu cần quân đội bằng hiện vật là chủ yếu, cung ứng theo kế hoạch và chỉ tiêu pháp lệnh hoặc động viên thời chiến nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra, có một phần quyên góp được từ sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức đoàn thể quần chúng ,các cơ sở kinh tế xã hội và các thành phần kinh tế trong xã hội cho LLVT nói chung trong đó có Quân đội nhân dân.

+ Hiện nay, Nhà nước bảo đảm cho quân đội bằng ngân sách là chủ yếu. Trên cơ sở khoản ngân sách được phân bổ, hậu cần quân đội phải chủ động khai thác nguồn cung cấp vật chất cho quân đội với việc thực hiện các phương thức bảo đảm theo sự phân cấp bảo đảm hợp lý giữa hậu cần cấp trên và hậu cần cấp dưới.

- Nguồn tự sản xuất của Quân đội.

+ Là nguồn bảo đảm thường xuyên, rất quan trọng của hậu cần quân đội bởi lao động sản xuất và làm kinh tế là một trong các nhiệm vụ mà quân đội phải thực hiện nhằm góp phần tạo ra của cải vật chất cho xã hội, cải thiện đời sống của bộ đội và tiến tới việc tự bảo đảm một phần nhu cầu về hậu cần của quân đội.

+ Hậu cần các cấp phải có kế hoạch và chỉ đạo đơn vị tổ chức lao động sản xuất, làm kinh tế phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, khả năng, sở trường, kinh nghiệm của đơn vị mình.

- Nguồn khai thác từ nước ngoài.

 + Là nguồn quan trọng và cần thiết để thực hiện việc hiện đại hoá quân đội về mặt hậu cần.

+ Hậu cần quân đội cần tận dụng điều kiện và thời cơ có lợi để khai thác, tiếp cận thành tựu khoa học và công nghệ hậu cần tiên tiến từ quân đội các nước ngoài.

- Nguồn thu được của địch trong chiến tranh.

+ Là nguồn bảo đảm quan trọng góp phần làm tăng sức mạnh chiến đấu để quân đội giành chiến thắng trong chiến tranh.

+ Hậu cần quân đội cần chỉ đạo hậu cần các cấp thực hiện triệt để tận thu chiến lợi phẩm về mặt hậu cần,quản lý chặt chẽ, kiểm nghiệm chu đáo và hướng dẫn sử dụng an toàn, tiết kiệm, tránh lãng phí.

2. Nguồn bảo đảm của hậu cần cấp chiến thuật.

- Nguồn bảo đảm từ cấp trên.

+ Là nguồn bảo đảm cơ bản, thường xuyên và quan trọng nhất của hậu cần các đơn vị bởi nó cung cấp hầu hết các nhu cầu vật chất kỹ thuật hậu cần cho đơn vị sử dụng.Hậu cần các đơn vị cấp dưới tiếp nhận hiện vật từ cấp trên hoặc tự liên hệ khai thác theo chỉ tiêu kế hoạch tại các kho hậu cần của Nhà nước và địa phương trên địa bàn đóng quân. 

+ Hậu cần các đơn vị phải tiến hành xác định nhu cầu, lập dự trù báo cáo lên cấp trên. Sau khi kế hoạch được phê duyệt,hậu cần đơn vị phải liên hệ, hiệp đồng chặt chẽ với cơ sở bảo đảm để tiếp nhận kịp thời, hết chỉ tiêu kế hoạch.

- Nguồn tự sản xuất và tiết kiệm của đơn vị.

+ Là nguồn bảo đảm thường xuyên, rất quan trọng và rất thiết thực đối với các đơn vị cơ sở vì là nơi trực tiếp tạo ra vật chất,cũng thường là nơi trực tiếp sử dụng sản phẩm.

+ Hậu cần đơn vị có trách nhiệm giúp người chỉ huy đơn vị tổ chức thực

hiện công tác tăng gia sản xuất, làm kinh tế và thực hành tiết kiệm với hình thức và quy mô thích hợp. Phấn đấu thực hiện lao động hậu cần là lao động có tổ chức, có kỷ luật, có kỹ thuật và có năng suất cao.

- Nguồn cung cấp tại địa phương.

+ Là nguồn cung cấp thường xuyên, đáp ứng kịp thời nhiều chủng loại vật chất hậu cần cho các đơn vị , có thể thoả mãn yêu cầu tươi ngon,giá cả hợp lý,giảm chi phí vận chuyển, thuận tiện trong quản lý khâu tiếp phẩm.

+ Hậu cần đơn vị phải chủ động tạo nguồn ổn định, ký kết hợp đồng khai thác nguồn hàng để bảo đảm cho đơn vị. Đồng thời có trách nhiệm góp phần xây dựng nguồn theo khả năng để nguồn ngày càng vững chắc.Phải chú ý chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách quản lý kinh tế- tài chính của Nhà nước, quy định của địa phương, tôn trọng phong tục, tập quán của nhân dân (Đặc biệt, với đồng bào dân tộc thiểu số).

- Nguồn thu được của địch trong chiến đấu.

+ Là nguồn bảo đảm có tác dụng bổ sung, tăng cường kịp thời sức mạnh bảo đảm hậu cần cho đơn vị nên cần triệt để phát huy.

+ Hậu cần các đơn vị chiến thuật có trách nhiệm theo dõi, quản lý chặt chẽ chiến lợi phẩm hậu cần khi thu được, thực hiện đúng theo chỉ đạo, hướng dẫn xử lý của cơ quan hậu cần cấp trên, tránh sự tuỳ tiện, sai nguyên tắc.

Câu hỏi 4(6đ): Phân tích nội dung, biện pháp thực hiện công tác hậu cần SSCĐ trong thời bình ở đơn vị cấp chiến thuật. Ý nghĩa đối với người cán bộ kỹ thuật khi nghiên cứu nội dung công tác này ?

1. Phân tích nội dung thực hiện công tác hậu cần SSCĐ

- Dự trữ đầy đủ vật chất hậu cần  sẵn sàng chiến đấu theo quy định của Bộ tổng tham mưu và Tổng cục hậu cần

   Nhằm duy trì khả năng SSCĐ của quân đội nên khi đang trong trạng thái SSCĐTX, các đơn vị quân đội ở tất cả các cấp đều phải tổ chức lượng dự trữ vật chất và phương tiện kỹ thuật hậu cần SSCĐ theo quy định của cấp trên. Lượng dự trữ cụ thể quy định đối với từng đơn vị được căn cứ vào tính chất nhiệm vụ đơn vị được giao nên có thể có sự khác nhau nhưng đều có điểm chung là dự trữ toàn diện và chất lượng cấp 1.

- Quản lý chặt chẽ vật chất, phương tiện hậu cần SSCĐ và tổ chức cho cơ quan, phân đội hậu cần chuyển trạng thái SSCĐ theo quy định

   Theo quy định của Bộ Tổng tham mưu, lượng dự trữ SSCĐ phải được quản lý chặt chẽ về chủng loại, số lượng, chất lượng, nghiêm cấm sử dụng trong điều kiện bình thường ,trừ khi người chỉ huy có đủ thẩm quyền ra lệnh, nhưng ngay sau đó phải nhanh chóng khôi phục lại lượng dự trữ như ban đầu.

- Bảo đảm sinh hoạt cho đơn vị tại khu vực sơ tán và khu vực tập trung bí mật

   Khi chuyển lên trạng thái SSCĐC, đơn vị sẽ được lệnh cơ động ra khu vực tập trung sơ tán hoặc khu vực tập trung bí mật. Trước tình hình có nhiều biến động, hậu cần đơn vị phải khẩn trương ổn định tổ chức lực lượng và duy trì các hoạt động bảo đảm đời sống sinh hoạt cho bộ đội ở ngoài dã ngoại.

2. Phân tích biện pháp thực hiện công tác hậu cần SSCĐ

- Duy trì chặt chẽ các chế độ thường trực như trực chỉ huy về hậu cần, trực ban hậu cần, trực nghiệp vụ, trực chiến về hậu cần.

Việc duy trì thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các chế độ trực quy định trong trạng thái SSCĐTX sẽ góp phần rèn luyện và nâng cao ý thức SSCĐ của cán bộ, nhân viên hậu cần đơn vị, luôn trong tư thế sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ BĐHC cho đơn vị hoàn thành nhiệm vụ trong mọi tình huống.

- Lập và từng bước hoàn chỉnh kế hoạch hậu cần sẵn sàng chiến đấu như kế hoạch hậu cần thực hiện các trạng thái SSCĐ, kế hoạch dự trữ vật chất hậu cần SSCĐ .

Kế hoạch hậu cần thực hiện các trạng thái SSCĐ và kế hoạch dự trữ vật chất hậu cần SSCĐ phải được xây dựng ngay trong thời bình, hàng năm, căn cứ vào tình hình cụ thể để diều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Từ kế hoạch dự trữ vật chất hậu cần SSCĐ mà tổ chức thực hiện dự trữ vật chất theo quy định.

- Tổ chức quản lý, bảo quản vật chất hậu cần SSCĐ luôn đủ về số lượng, chất lượng tốt theo quy định. Thực hiện nghiêm chế độ niêm cất, bảo quản các loại vũ khí, phương tiện kỹ thuật hậu cần sẵn sàng chiến đấu.

Vật chất, phương tiện hậu cần SSCĐ tương đối đa dạng về chủng loại, có yêu cầu riêng trong dự trữ,bảo quản, trong đó có một số chủng loại như LTTP, xăng dầu, thuốc quân y…có thời hạn sử dụng ngắn, lại dễ bị xuống cấp, hư hỏng do tác nhân môi trườngvà điều kiện bảo quản kém. Vì vậy, hậu cần đơn vị phải thực hiện các biện pháp như phân cấp dự trữ hợp lý, tổ chức niêm cất ngắn hạn, dài hạn, chống ẩm mốc, côn trùng phá hoại,thường xuyên kiểm tra, luân lưu sử dụng …

- Tổ chức tập luyện các nội dung về SSCĐ cho cơ quan, phân đội hậu cần. Định kỳ và đột xuất kiểm tra trình độ SSCĐ của cơ quan phân đội hậu cần cấp dưới, đưa công tác hậu cần SSCĐ vào nền nếp.

Lực lượng hậu cần đóng vai trò nòng cốt trong thực hiện CTHC ở đơn vị cấp chiến thuật, vì vậy việc tập trung rèn luyện để nâng cao khả năng SSCĐ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên hậu cần và các phân đội hậu cần có ý nghĩa quan trọng đưa công tác hậu cần SSCĐ đi vào nền nếp.

3. Ý nghĩa đối với người cán bộ kỹ thuật khi nghiên cứu nội dung thực hiện công tác hậu cần sẵn sàng chiến đấu.

- Nắm được nội dung và biện pháp thực hiện công tác hậu cần SSCĐ, CNKT và chỉ huy phân đội kỹ thuật tổ chức thực hiện công tác hậu cần SSCĐ đối với lực lượng kỹ thuật theo quy định và theo sự chỉ đạo của cơ quan hậu cần đơn vị.

- Theo cương vị công tác, chỉ đạo và giúp đỡ hậu cần đơn vị trong công tác niêm cất, bảo quản phương tiện kỹ thuật SSCĐ của hậu cần, trao đổi kinh nghiệm, tham khảo các biện pháp trong quá trình thực hiện công tác hậu cần và công tác kỹ thuật sẵn sàng chiến đấu. 

Câu hỏi 5(6đ): Nêu nội dung công tác tổ chức hậu cần trong chiến đấu. Trình bày nội dung tổ chức, bố trí, di chuyển lực lượng hậu cần. Phân tích mối quan hệ giữa cơ quan hậu cần với cơ quan kỹ thuật trong nội dung công tác đó ?

1. Nêu nội dung công tác tổ chức hậu cần

- Chuẩn bị hậu cần

- Tổ chức lực lượng hậu cần

- Bố trí, di chuyển hậu cần

- Bảo vệ hậu cần

2. Trình bày nội dung tổ chức, bố trí, di chuyển lực lượng hậu cần 

- Tổ chức lực lượng hậu cần

+ Chuẩn bị lực lượng hậu cần

Lực lượng hậu cần thực hiện công tác bảo đảm hậu cần trong mỗi trận chiến đấu thường gồm lực lượng hậu cần trong biên chế của đơn vị chiến đấu,lực lượng hậu cần được cấp trên tăng cường, lực lượng hậu cần được phép huy động tại địa bàn tác chiến, trong đó lực lượng hậu cần đơn vị giữ vai trò chủ yếu, phải được bổ sung, kiện toàn tổ chức biên chế theo yêu cầu chiến đấu. Sau khi tiếp nhận các lực lượng hậu cần tăng cường, huy động và ổn định tổ chức biên chế, cơ quan hậu cần cần tiến hành một số việc cần thiết như động viên chính trị, huấn luyện bổ sung…cho lực lượng hậu cần .

+ Tổ chức sử dụng lực lượng hậu cần

Phải đáp ứng yêu cầu chỉ huy tập trung, thống nhất, sử dụng lực lượng tập trung, có trọng điểm, luôn có lực lượng dự bị thích hợp, bảo đảm phát huy cao khả năng của mọi lực lượng hậu cần, tận dụng được khả năng chi viện bảo đảm của các lực lượng hậu cần khác.

Sử dụng một lực lượng hậu cần hợp lý để tăng cường cho đơn vị cấp dưới,thường tăng cường cho đơn vị làm nhiệm vụ chiến đấu chủ yếu.Sử dụng một lực lượng hậu cần hợp lý( gồm QY, VT+vật chất) làm lực lượng hậu cần dự bị, sẵn sàng cơ động để xử trí tình huống theo lệnh của CNHC.Phần lớn lực lượng hậu cần trực tiếp bảo đảm cho chiến đấu, được tổ chức thành các bộ phận hậu cần,thuộc thành phần của đội hình chiến đấu, có thể tổ chức 1-2(cá biệt 3) bộ phận, trong đó có bộ phận hậu cần chủ yếu.

- Bố trí, di chuyển hậu cần.

+ Bố trí hậu cần phải chú ý yêu cầu phù hợp với thế bố trí chung của đội hình chiến đấu, tiện đườngvận tải,tạo thành thế liên hoàn, vững chắc giữa hậu cần cấp trên với cấp dưới và với hậu cần đơn vị bạn trong mạng lưới BĐHC. Triệt để tận dụng được địa hình, địa vật có lợi, bảo đảm được yếu tố bí mật, an toàn. Tại khu vực tập kết chiến đấu, khu tập trung bí mật hoặc khu vực tạm dừng,lực lượng hậu cần thường kết hợp với lực lượng kỹ thuật bố trí thành khu vực HC-KT, bố trí gần SCH, cách các đơn vị chiến đấu với cự ly thích hợp. Tại đây, hậu cần chỉ triển khai một phần lực lượng để tiếp nhận,bổ sung vật chất, cứu chữa TB,BB(nếu có). Các thành phần khác bố trí phân tán, tiến hành công tác chuẩn bị hậu cần, sẵn sàng cơ động khi được lệnh. Tại vị trí triển khai đội hình xuất phát tiến công hoặc vị trí chiếm lĩnh trận địa phòng ngự, lực lượng hậu cần thường kết hợp với lực lượng kỹ thuật thành bộ phận HC-KT, bố trí phía sau đội hình chiến đấu, trên hướng nó có trách nhiệm bảo đảm.

 + Di chuyển hậu cần phải có kế hoạch và chuẩn bị trước,có tổ chức, chỉ huy chặt chẽ, đúng thời cơ, nhanh gọn, an toàn,không làm gián đoạn công tác bảo đảm liên tục cho chiến đấu.Các trường hợp buộc phải di chuyển gồm khi người chỉ huy thay đổi phương án tác chiến,điều chỉnh lại đội hình chiến đấu hoặc đội hình tién công đã phát triển với cự ly quá xa, hoặc bị địch,thiên tai uy hiếp, có nguy cơ mất an toàn, đe dọa khả năng hoàn thành nhiệm vụ của hậu cần. Căn cứ vào tình hình cụ thể để quyết định phương pháp di chuyển đồng thời hoặc lần lượt cho phù hợp.

3. Phân tích mối quan hệ giữa cơ quan hậu cần với cơ quan kỹ thuật trong nội dung tổ chức, bố trí, di chuyển hậu cần

- Hiệp đồng trong chuẩn bị hậu cần (huấn luyện bổ sung cho lái xe, thợ sửa chữa; bảo dưỡng, sửa chữa, mở niêm phương tiện kỹ thuật SSCĐ của hậu cần)

- Hiệp đồng trong lựa chọn, xác định khu vực bố trí, di chuyển hậu cần - kỹ thuật và bố trí các thành phần của mỗi bên vào vị trí trên thực địa cho phù hợp.

- Hiệp đồng xây dựng kế hoạch bảo vệ hậu cần - kỹ thuật

 

 Câu hỏi 10(6đ): Phân tích sự khác nhau trong tổ chức bảo đảm vật chất của eBB phòng ngự với eBB tiến công địch phòng ngự trong công sự.

1.         Sự khác nhau về yêu cầu tổ chức dự trữ vật chất.

- Trong chiến đấu phòng ngự, tổ chức bảo đảm vật chất phải đáp ứng yêu cầu dự trữ toàn diện, có trọng điểm, có chiều sâu. Cơ sở để xác định yêu cầu này như sau:

+ Có thời gian chuẩn bị trực tiếp dài hơn so với trong tiến công ( 5-7 ngày), địa bàn ổn định và do ta hoàn toàn làm chủ, các yếu tố về tự nhiên, kinh tế- xã hội trong khu vực phòng thủ đều được chuẩn bị trước nên có điều kiện tương đối thuận lợi để chủ động chuẩn bị và tổ chức bảo đảm hậu cần.             

+ Thời gian trong chiến đấu phòng ngự thường kéo dài nhiều ngày nên phải bảo đảm những nhu cầu tối thiểu về đời sống sinh hoạt (ăn, uống, mặc,ngủ nghỉ…) để bộ đội sinh hoạt và chiến đấu ở ngoài dã ngoại vẫn giữ được sức khoẻ.

+ Địch chủ động tiến công, vận dụng nhiều thủ đoạn chiến đấu linh hoạt nên trận chiến có thể diễn ra liên tục, quyết liệt. Những tình huống đặc biệt như có bộ phận bị địch bao vây, cô lập hoặc bị chia cắt giữa lực lượng phòng ngự phía trước với lực lượng phòng ngự phía sau …gây gián đoạn tạm thời công tác bảo đảm nên phải có sự dự kiến trước và chuẩn bị trước để có thể chủ động đối phó kịp thời.

- Trong tiến công, yêu cầu dự trữ vật chất gọn nhẹ, cơ động, đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Cơ sở để xác định yêu cầu này như sau:

+ Thời gian chuẩn bị cho chiến đấu thường ngắn, yêu cầu khẩn trương, bí mật, trong điều kiện hoàn cảnh nhiềukhó khăn, ít thuận lợi

(Ban đêm; địa hình địa vật lạ; địch thường xuyên cảnh giác đề phòng, ngăn chặn ta từ xa…). Bộ đội phải vừa cơ động vừa làm công tác chuẩn bị chiến đấu nên bị hạn chế khả năng mang vác.

+ Thời gian trận chiến đấu diễn ra thường tương đối ngắn( Kế hoạch tác chiến thường dự kiến đơn vị phải hoàn thành nhiệm vụ trong khoảng thời gian từ 6-8 giờ), nhưng phải dự kiến tình huống chiến đấu không thuận lợi, phải có lượng dự trữ vật chất cần thiết để bảo đảm cho đơn vị tiếp tục kéo dài thời gian chiến đấu.

2.         Sự khác nhau về biện pháp thực hiện bảo đảm vật chất.

- Xác định thứ tự ưu tiên để tổ chức bảo đảm vật chất.

+ Trong chiến đấu phòng ngự, đơn vị làm nhiệm vụ đánh địch từ xa, chiến đấu tạo thế được ưu tiên bổ sung vật chất sớm; vật liệu công trình, vật cản( Bê tông cốt thép, dây thép gai, mìn…) được ưu tiên vận chuyển bảo đảm.

+ Trong chiến đấu tiến công, ưu tiên bảo đảm cho lực lượng tiến công trên hướng tiến công chủ yếu, các đơn vị hoả lực; các loại đạn vũ khí hoả lực( Pháo, cối, ĐKZ…), thuốc nổ, lựu đạn là vật chất được ưu tiên vận chuyển, bảo đảm.

- Tổ chức bổ sung vật chất trong giai đoạn thực hành chiến đấu.

+ Trong chiến đấu phòng ngự, thường tổ chức bổ sung vật chất theo kế hoạch là phổ biến. Cuối ngày chiến đấu, căn cứ vào lượng tiêu thụ, tổn thất vật chất để tiến hành bổ sung, Nhưng thường chỉ bổ sung các loại đạn, mìn, lựu đạn.Vật chất hậu cần thường tổ chức bổ sung theo đợt( 2-3 ngày/đợt). Tuy nhiên, vẫn có thể phải tổ chức bổ sung đột xuất khi xảy ra tình huống tiêu thụ hoặc bị tổn thất quá dự kiến ảnh hưởng lớn đến lượng dự trữ vật chất của các đơn vị.

+ Trong chiến đấu tiến công, nếu diễn biến chiến đấu tương đối thuận lợi, khả năng đơn vị sẽ hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch dự kiến thì thông thường chỉ phải bổ sung một số loại vật chất, chủ yếu là các loại đạn vũ khí hoả lực, bộc phá, thủ pháo, lựu đạn trong quá trình bộ đội vận động tiến công, các loại vật chất hậu cần hầu như không cần phải bổ sung. Trường hợp phải kéo dài thời gian chiến đấu, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ để xác định nhu cầu vật chất cần phải bổ sung để đơn vị tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. 

Câu hỏi 11(6đ): Thế nào là hậu cần khu vực phòng thủ? Phân tích đặc điểm, nhiệm vụ của hậu cần khu vực phòng thủ?

1. Nêu định nghĩa về khu vực phòng thủ và công tác hậu cần khu vực phòng thủ

- Định nghĩa về khu vực phòng thủ

   Khu vực phòng thủ là một tổ chức QP-AN địa phương được xây dựng theo địa bàn hành chính, lãnh thổ địa phương, là bộ phận hợp thành, là tổ chức cơ bản và là nền tảng của thế trận QPTD và thế trận ANND được xây dựng vững mạnh về mọi mặt theo kế hoạch chung, với cơ chế điều hành chỉ huy thống nhất nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp tại chỗ, độc lập tự lực ngăn ngừa và đối phó có hiệu quả với mọi tình huống để bảo vệ địa phương. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các địa phương bạn và đơn vị khác bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.

- Định nghĩa công tác hậu cần khu vực phòng thủ

   Công tác hậu cần KVPT là một mặt của công tác quân sự của KVPTđịa phương, bao gồm tổng thể các hoạt động, các biện pháp về tổ chức thực hiện việc bảo đảm vật chất, sinh hoạt, ytế,giao thông vận tải…của các lực lượng hậu cần trong KVPT nhằm bảo đảm mọi mặt về hậu cần cho các lực lượng vũ trang địa phương xây dựng và chiến đấu bảo vệ địa phương, sẵn sàng chi viện bảo đảm một phần cho các LLVT khác.

2. Phân tích đặc điểm công tác hậu cần KVPT

- Công tác hậu cần KVPT do nhiều tổ chức, lực lượng hậu cần cùng tham gia bảo đảm nhưng chủ yếu dựa vào nền kinh tế và các tổ chức xã hội địa phương

+ Liệt kê các thành phần lực lượng hậu cần KVPT( Lực lượng hậu cần QSĐP, lực lượng hậu cần BĐBP, lực lượng hậu cần CAND, lực lượng hậu cần nhân dân địa phương 3 cấp).

+ Lý giải từ việc xem xét vị trí của các nguồn bảo đảm của hậu cần KVPT

- Phải bảo đảm cho nhiều nhiệm vụ, nhiều lực lượng hoạt động tác chiến linh hoạt, với nhiều hình thức và quy mô tác chiến khác nhau trên địa bàn rộng, khối lượng huy động và bảo đảm hậu cần lớn, công tác chỉ huy, điều hành có nhiều khó khăn, phức tạp

+ Đặc điểm do có nhiều lực lượng vũ trang và bán vũ trang tham gia hoạt động và tác chiến trên địa bàn rộng, sử dụng nhiều loại vũ khí, trang bị khác nhau, nhiều cách đánh và sở trường khác nhau

+ Yêu cầu và phương pháp bảo đảm hậu cần không đồng nhất giữa các thành phần, lực lượng tác chiến.

- Hậu cần KVPT được xây dựng từ thời bình cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương, kết hợp với sự chi viện của trung ương, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho công tác bảo đảm hậu cần

+ Sự thuận lợi cơ bản của công tác hậu cần KVPT, nhưng cũng cần thấy rằng có sự khác nhau về mức độ giữa các KVPT ở từng vùng, miền.

3. Phân tích nhiệm vụ của hậu cần KVPT

- Tổ chức bảo đảm hậu cần cho các lực lượng vũ trang thuộc KVPT xây dựng, huấn luyện, SSCĐ, hoạt động bảo vệ vững chắc KVPT trong mọi tình huống

+ Nội dung đề cập: Nhiệm vụ bảo đảm hậu cần

+ Là nhiệm vụ trọng tâm của hậu cần KVPT, thực hiện theo nguyên tắc chung là mỗi lực lượng tác chiến được bảo đảm hậu cần theo phương pháp riêng, do lực lượng hậu cần của đơn vị đó thực hiện là chủ yếu và có sự chi viện bảo đảm lẫn nhau khi có điều kiện.

- Tham gia xây dựng KVPT về mọi mặt, chú trọng kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, xây dựng, tạo nguồn và bảo vệ tiềm lực, bảo đảm nguồn hậu cần tại chỗ làm tăng tiềm lực đáp ứng yêu cầu bảo đảm ngày càng cao cho xây dựng và tác chiến của KVPT

+ Nội dung đề cập: Nhiệm vụ xây dựng tiềm lực hậu cần

+ Là nhiệm vụ rất quan trọng của hậu cần KVPT nhằm góp phần tạo ra nền móng vững chắc về kinh tế - xã hội cho việc huy động khả năng tự bảo đảm hậu cần của KVPT.

- Tham gia bảo đảm hậu cần cho bộ đội chủ lực, cho các lực lượng vũ trang khác đến hoạt động và tác chiến trên địa bàn. Sẵn sàng chi viện bảo đảm cho địa phương bạn và cho cấp trên khi cần thiết

+ Nội dung đề cập: Nhiệm vụ chi viện bảo đảm hậu cần

+ Chi viện bảo đảm hậu cần tuy không phải là nhiệm vụ thường xuyên, trực tiếp nhưng hậu cần KVPT là hậu cần tại chỗ thuộc địa bàn tác chiến nên phải xác định trách nhiệm chuẩn bị tiềm lực mạnh để sẵn sàng có khả năng chi viện bảo đảm khi cấp trên yêu cầu.

Câu hỏi 12(6đ): Trình bày tổ chức cơ quan hậu cần khu vực phòng thủ tỉnh? Minh hoạ sơ đồ tổ chức hội đồng hậu cần - kỹ thuật khu vực phòng thủ tỉnh?

1.Trình bày tổ chức cơ quan HC  khu vực phòng thủ

- Cấp tỉnh

+ Hội đồng hậu cần- kỹ thuật (thành phần gồm có chủ tịch, phó chủ tịch, các uỷ viên, ban thường trực, ban thư ký).

- Cấp huyện

+ Hội đồng hậu cần- kỹ thuật (thành phần tương tự cấp tỉnh, riêng số lượng các uỷ viên có thể ít hơn)

- Cấp xã

+ Ban bảo đảm hậu cần - kỹ thuật (thành phần gồm trưởng ban, phó ban, các uỷ viên)

- Các nông- lâm trường, khu công nghiệp..v.v.. tổ chức ban bảo đảm hậu cần tương tự như cấp xã.

2. Chức năng của hội đồng hậu cần - kỹ thuật

- Chức năng tham mưu cho cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương

tổ chức xây dựng hậu cần - kỹ thuật khu vực phòng thủ, xây dựng các kế hoạch công tác hậu cần - kỹ thuật bảo đảm cho xây dựng và tác chiến của khu vực phòng thủ

- Chức năng giúp việc cho cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương chỉ huy, chỉ đạo, điều hành công tác hậu cần - kỹ thuật khu vực phòng thủ tiến hành các hoạt động bảo đảm hậu cần - kỹ thuật theo kế hoạch của khu vực phòng thủ.

- Vẽ sơ đồ minh hoạ tổ chức hội đồng hậu cần - kỹ thuật khu vực phòng thủ tỉnh

1. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG  (P. chủ tịch UBND tỉnh)

2. PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (Phó chỉ huy/QSĐPphụ trách HC-KT) ;   P.CHỦ TỊCH HĐ(Chủ nhiệm UBKH và ĐT)

   3. THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG ;  CÁC UỶ VIÊN HỘI ĐỒNG;  THƯ  KÝHỘI ĐỒNG

3.2 CHỦ TỊCH HỘI;   P.CH phụ trách HC-KT/ BđBP;   CNHCCNKT(qsĐp)  ; GIÁM ĐỐC SỞ… ; GIÁM ĐỐC CÔNG TY

Câu hỏi 13(6đ): Trình bày lực lượng hậu cần KVPT ?Rút ra ý nghĩa đối với người cán bộ kỹ thuật khi nghiên cứu nội dung này?

1. Trình bày lực lượng hậu cần KVPT

- Lực lượng hậu cần nhân dân tỉnh, huyện (cấp tương đương)

+ Các phân đội chuyên môn hậu cần, các cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ hậu cần được tổ chức theo các chuyên ngành như y tế, lương thực, thương nghiệp, vật tư, giao thông vận tải, xây dựng, công - nông - lâm nghiệp.v.v..

+ Nhiệm vụ và hoạt động trong thời bình.

- Lực lượng hậu cần nhân dân cơ sở (xã, phường và cấp tương đương)

+ Các tổ, đội bảo đảm và các cơ sở (kho, trạm, xưởng) sản xuất, chế biến, sửa chữa được tổ chức theo các chuyên ngành có tại địa phương

+ Nhiệm vụ và hoạt động thực hiện trong thời bình.

- Lực lượng hậu cần quân sự địa phương

+ Phòng hậu cần/ Bộ CHSQS tỉnh và các phân đội hậu cần trực thuộc (phân đội quân y, phân đội vận tải, phân đội kho)

+ Ban hậu cần (ban hậu cần- kỹ thuật)/ Ban CHQS huyện và các phân đội bảo đảm (quân y, vận tải, sửa chữa, kho)

+ Hậu cần các đơn vị bộ đội địa phương được tổ chức tương tự như với các trung đoàn, tiểu đoàn bộ đội chủ lực

+ Vai trò trung tâm, nòng cốt của hậu cần quân sự địa phương và những chú ý khi sử dụng lực lượng hậu cần quân sự địa phương.

- Lực lượng hậu cần bộ đội biên phòng

+ Tổ chức tương tự lực lượng hậu cần quân sự địa phương ở các tỉnh, huyện có bố trí bộ đội biên phòng

+ Tổ chức lực lượng và bảo đảm hậu cần có tính chất đặc thù binh chủng.

- Lực lượng hậu cần Công an nhân dân

+ Vừa là thành phần trong hệ thống hậu cần CAND, vừa là thành phần của hậu cần KVPT, hậu cần CAND tổ chức lực lượng và hoạt động bảo đảm cũng mang tính đặc thù để phù hợp với tính chất nhiệm vụ của lực lượng công an.

2. Ý nghĩa thực tiễn đối với người cán bộ kỹ thuật khi nghiên cứu nội dung lực lượng hậu cần KVPT

- Từ sự hiểu biết về thành phần lực lượng hậu cần KVPT mà suy luận ra lực lượng kỹ thuật KVPT, trên cơ sở đó có thể tìm hiểu để nắm được những vấn đề có liên quan đến công tác kỹ thuật KVPT mà ta cần quan tâm

- Trách nhiệm của bản thân theo cương vị công tác được phân công trong việc góp phần xây dựng tiềm lực hậu cần - kỹ thuật của địa phương nơi đơn vị đóng quân.

Câu hỏi 14(6đ): Trình bày nội dung tổ chức, bố trí các căn cứ hậu cần khu vực phòng thủ tỉnh. Phân tích mối quan hệ giữa cơ quan hậu cần với cơ quan kỹ thuật trong nội dung công tác đó?

1. Trình bày nội dung tổ chức, bố trí căn cứ hậu cần khu vực phòng thủ tỉnh

- Chuẩn bị căn cứ hậu cần:

+ Xác định quy mô, số lượng căn cứ hậu cần phù hợp với phương án tác chiến và điều kiện hoàn cảnh của khu vực phòng thủ

(Căn cứ hậu cần cơ bản, căn cứ hậu cần hoặc phân căn cứ phía trước, căn cứ hoặc phân căn cứ hậu cần bí mật)

+ Tiến hành công tác chuẩn bị dần từ thời bình theo kế hoạch phòng thủ cơ bản của địa phương (xác định khu vực bố trí các căn cứ, phân căn cứ hậu cần, xây dựng cơ sở hạ tầng và tiềm lực về hậu cần theo phương pháp kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế).

- Tổ chức, bố trí căn cứ hậu cần :

+ Căn cứ hậu cần cơ bản (Thành phần lực lượng, vị trí bố trí, thời cơ và phương pháp triển khai)

+ Căn cứ hậu cần phía trước (Thành phần lực lượng, vị trí, bố trí, thời cơ và phương pháp triển khai)

+ Căn cứ hoặc phân căn cứ hậu cần bí mật (Thành phần lực lượng, vị trí, bố trí, thời cơ và phương pháp triển khai)

+ Lực lượng hậu cần cơ động (Thành phần lực lượng, vị trí bố trí, thời cơ tổ chức).

2. Phân tích mối quan hệ giữa cơ quan hậu cần với cơ quan kỹ thuật trong nội dung tổ chức, bố trí các căn cứ hậu cần khu vực phòng thủ tỉnh

- Phối hợp với nhau để xác định quy mô, số lượng căn cứ hậu cần - kỹ thuật cần tổ chức của khu vực phòng thủ, xác định khu vực bố trí các căn cứ hậu cần - kỹ thuật để báo cáo người chỉ huy phê duyệt

- Hiệp đồng và phối hợp với nhau trong công tác chuẩn bị các căn cứ hậu cần - kỹ thuật trong kế hoạch và trên thực tiễn

- Hiệp đồng và phối hợp với nhau để triển khai các lực lượng hậu cần và kỹ thuật theo phương án đã xây dựng vào các căn cứ hậu cần - kỹ thuật khi có tình huống tác chiến xảy ra, sẵn sàng tiến hành bảo đảm hậu cần - kỹ thuật cho các lực lượng tác chiến.

 

 

Câu hỏi 9(6đ): Trình bày nội dung tổ chức, bố trí hậu cần eBB phòng ngự ở địa hình rừng núi (phương án tổ chức 2 bộ phận hậu cần). Phân tích mối quan hệ giữa cơ quan hậu cần với cơ quan kỹ thuật trong nội dung công tác đó?

1. Trình bày nội dung tổ chức, bố trí hậu cần eBB phòng ngự ở địa hình rừng núi (phương án tổ chức 2 bộ phận hậu cần)

- Khả năng lực lượng hậu cần

+ Lực lượng hậu cần trong biên chế của eBB ( lực lượng bảo đảm chủ yếu).

+ Lực lượng hậu cần được cấp trên tăng cường( 1 kíp mổ - đội phẫu thuật; 1 b - 1cVTB).

+ Lực lượng hậu cần huy động được tại khu vực phòng thủ ( 1b - 1c dân quân, dân công hoả tuyến, kết hợp được với một số cơ sở y tế, huy động được một số lực lượng, phương tiện vận tải cơ giới nhỏ và thô sơ ).

- Phương án tổ chức 2 bộ phận hậu cần bố trí trên 1 hướng

+ Lực lượng hậu cần tăng cường cho cấp dưới (1 tổ quân  y, 1 b – 1bVTB (+))

+ Lực lượng hậu cần trực tiếp bảo đảm cho chiến đấu (bộ phận hậu cần phía trước, bộ phận hậu cần phía sau)

+ Lực lượng hậu cần dự bị ( 1 kíp mổ, 1b – 1cVTB(-))

- Phương án tổ chức 2 bộ phận hậu cần bố trí trên 2 hướng

+ Lực lượng hậu cần tăng cường cho cấp dưới

+ Lực lượng hậu cần trực tiếp bảo đảm cho chiến đấu (bộ phận hậu cần chủ yếu, bộ phận hậu cần thứ yếu)

+ Lực lượng hậu cần dự bị

- Thời cơ và phương pháp triển khai

2. Phân tích mối quan hệ giữa cơ quan hậu cần với cơ quan kỹ thuật trong nội dung tổ chức, bố trí hậu cần eBB phòng ngự

- Hiệp đồng, phối hợp lựa chọn, xác định khu vực bố trí hậu cần kỹ thuật và thống nhất phương án bố trí từng thành phần lực lượng hậu cần - kỹ thuật vào thực địa cho phù hợp.

- Thống nhất phương án bảo vệ hậu cần - kỹ thuật, phân công trách nhiệm mỗi bên trong thực hiện kế hoạch bảo vệ hậu cần.

Câu hỏi 15(6đ): Trình bày vấn đề quản lý ngân sách kỹ thuật ở đơn vị dự toán quân đội. Phân tích mối quan hệ giữa cơ quan kỹ thuật với cơ quan tài chính trong nội dung công tác đó ?

1. Trình bày nội dung quản lý ngân sách kỹ thuật ở đơn vị dự toán quân đội

- Nhận thức về ngân sách kỹ thuật

+ Ngân sách kỹ thuật là phần ngân sách được BQP giao cho ngành kỹ thuật quân đội quản lý để mua sắm trang bị, vật tư kỹ thuật sử dụng cho các hoạt động bảo đảm và những khoản chi bằng tiền khác của ngành kỹ thuật nhằm tổ chức thực hiện CTKT bảo đảm cho quân đội xây dựng, huấn luyện, SSCĐ và chiến đấu.

+ Ngân sách kỹ thuật được bảo đảm từ ngân sách quốc phòng là chủ yếu. Ngoài ra,có thể có một phần kinh phí được cung cấp từ nguồn ngân sách của Nhà nước và nguồn thu từ đơn vị. Riêng lực luợng kỹ thuật QSĐP có thể có phần thu từ ngân sách địa phương.

- Nội dung chi tiêu ngân sách kỹ thuật:

+ Chi mua sắm trang thiết bị thuộc ngành kỹ thuật quản lý

+ Chi cho công tác bảo đảm kỹ thuật

+ Chi cho huấn luyện, nghiên cứu, thông tin khoa học của ngành kỹ thuật

+ Chi cho công tác động viên kỹ thuật

+ Chi cho các hoạt động nghiệp vụ khác của ngành kỹ thuật

2. Biện pháp quản lý ngân sách kỹ thuật

- Lập dự toán ngân sách kỹ thuật:

+ Theo quy định, các đơn vị có sử dụng NSKT đều phải lập dự toán NSKT năm, quý để làm cơ sở cho việc bảo đảm kinh phí. Vì vậy, theo định kỳ quy định, cơ quan kỹ thuật các cấp phải lập dự toán NSKT của ngành báo cáo cơ quan kỹ thuật cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp.

+ Các căn cứ để lập dự toán NSKT bao gồm chỉ tiêu dự báo của cấp trên ; tổ chức biên chế; quân số, trang bị của đơn vị; định mức tiêu chuẩn; nhiệm vụ kỳ kế hoạch;tình hình thực hiện nhiệm vụ kỳ kế hoạch trước, tình hình giá cả trong kỳ kế hoạch và các yếu tố có liên quan khác.

- Cấp phát chi tiêu ngân sách kỹ thuật :

+ Ngân sách kỹ thuật được cấp phát bằng hiện vật (Phần mua của cấp trên) và bằng tiền (Phần tự chi). Cơ quan kỹ thuật cấp trên căn cứ vào nhu cầu bảo đảm kỹ thuật của cấp dưới để cấp phát các trang bị, vật tư kỹ thuật và cấp dưới thanh toán với cấp trên bằng séc định mức nội bộ(Trừ vào chỉ tiêu kinh phí của đơn vị). Phần cấp bằng tiền do cơ quan kỹ thuật các cấp sử dụng để mua sắm trang thiết bị, vật tư kỹ thuật theo nhu cầu bảo đảm kỹ thuật và các chi phí khác để tiến hành công tác kỹ thuật của đơn vị.

+ Chỉ sau khi có thông báo chỉ tiêu kinh phí của cấp trên, cơ quan kỹ thuật cấp dưới mới được phép chi tiêu.Khi cần chi tiêu cho nhu cầu gì, cơ quan kỹ thuật lập dự trù tạm ứng tiền ở cơ quan tài chính đơn vị và sau khi chi tiêu, phải làm thủ tục thanh toán hoàn ứng kịp thời theo quy định.  

- Thanh quyết toán ngân sách kỹ thuật:

+ Thanh toán NSKT được quy định thực hiện ngay sau mỗi đợt chi tiêu hoặc vào cuối mỗi tháng. Cơ quan kỹ thuật có trách nhiệm tổng hợp hoạt động chi tiêu kèm theo chứng từ gốc hợp lệ, để làm thủ tục hoàn ứng phần kinh phí đã tạm ứng trước đó, báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp.

+ Quyết toán và tổng quyết toán NSKT do cơ quan tài chính đảm nhiệm. Cơ quan ký thuật có trách nhiệm tổng hợp tình hình chi tiêu kinh phí của ngành trong từng quý theo yêu cầu của cơ quan tài chính. 

3. Phân tích mối quan hệ giữa cơ quan kỹ thuật với cơ quan tài chính trong nội dung quản lý ngân sách kỹ thuật

- Chủ động lập dự toán ngân sách kỹ thuật năm và quý đúng theo mẫu quy định, gửi cơ quan tài chính đúng thời gian

- Lập và gửi dự trù chi tiêu kinh phí tháng sau khi có thông báo chỉ tiêu kinh phí của cấp trên, để làm cơ sở cấp tạm ứng kinh phí cho các hoạt động chi tiêu của ngành kỹ thuật

- Báo cáo thanh toán hoàn ứng sau mỗi đợt chi tiêu hoặc cuối mỗi tháng đúng quy định (báo cáo tổng hợp chi tiêu kèm theo chứng từ hợp lệ).

Câu hỏi 6(6đ): Nêu nội dung công tác bảo đảm hậu cần trong chiến đấu. Trình bày nội dung bảo đảm vật chất ? Phân tích mối quan hệ giữa cơ quan hậu cần với cơ quan kỹ thuật trong nội dung công tác đó?

1. Nêu nội dung công tác bảo đảm hậu cần

- Bảo đảm vật chất

- Bảo đảm sinh hoạt

- Bảo đảm quân y

- Công tác vận tải

2. Phân tích nội dung bảo đảm vật chất

- Các loại vật chất:

+ Loại vật chất do ngành hậu cần trực tiếp bảo đảm (Gồm vật chất thuộc các chuyên ngành QN,QY,DT,XD,VT).

+ Loại vật chất ngành hậu cần chịu trách nhiệm vận chuyển(Gồm vật chất thuộc các ngành TM,CT,KT quản lý và bảo đảm).

- Nhu cầu vật chất

+Nhu cầu vật chất hậu cần bảo đảm cho chiến đấu còn được gọi là nhu cầu dự trữ hoặc dự trữ toàn trận. Đó là lượng vật chất dự trữ cho một trận chiến đấu,do cấp trên trực tiếp quy định cho cấp dưới, được thể hiện trong chỉ lệnh hậu cần.

+ Công thức tính nhu cầu vật chất:  Vnc = Vtt +Vpcscđ

Vnc: Nhu cầu vật chất toàn trận

Vtt: Lượng vật chất dự kiến tiêu thụ toàn trận

Vpcscđ : Lượng vật chất phải có sau chiến đấu

- Tổ chức dự trữ vật chất

+ Phân cấp dự trữ vật chất phải căn cứ vào nhiệm vụ của từng đơn vị,từng hình thức chiến thuật, từng loại vật chất,tình hình địa hình,thời tiết,khả năng (thuận lợi, khó khăn)vận chuyển bổ sung. Phương hướng chung về tổ chức dự trữ vật chất là trong chiến đấu tiến công dự trữ phù hợp với khả năng mang vác cơ động của bộ đội, trong chiến đấu phòng ngự dự trữ toàn diện, có trọng điểm, có chiều sâu. Các đơn vị chiến đấu trên hướng chủ yếu, đơn vị hoạt động độc lập dự trữ nhiều hơn các đơn vị khác.

- Tổ chức bổ sung vật chất

+ Trong chiến đấu, khi cấp dưới đã tiêu thụ vật chất đến một mức nhất định hoặc bị tổn thất, ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ, cấp trên phải tổ chức bổ sung vật chất.

+ Công thức tính lượng vật chất bổ sung : Vbstt = Vnc – Vhc

Vbstt : Lượng vật chất bổ sung toàn trận

Vnc : Nhu cầu vật chất toàn trận

Vhc : Lượng vật chất hiện có tại thời điểm nhận nhiệm vụ chiến đấu

Vật chất bổ sung toàn trận được chia ra bổ sung 2 giai đoạn là giai đoạn chuẩn bị (Vbsgđcb)và giai đoạn thực hành chiến đấu(Vbsgđcđ). Lượng Vbsgđcb là lượng vật chất còn thiếu so với lượng quy định phải có trước chiến đấu( Vpcqđ). Vttgđcb là lượng tiêu thụ trong GĐCB.

Vbsgđcb = Vpcqđ – Vhc + Vttgđcb

 Lượng vật chất bổ sung giai đoạn thực hành chiến đấu(Vbsgđcđ) được tính theo công thức:

Vbsgđcđ = Vpcscđ + Vttgđcđ – Vpcqđ

Vttgđcđ:Lượng vật chất tiêu thụ giai đoạn thực hành chiến đấu.

+ Phương pháp bổ sung

Giai đoạn chuẩn bị, ở vị trí tập kết hoặc tạm dừng, bổ sung các loại vật chất bảo đảm sinh hoạt phù hợp với khả năng mang vác của bộ đội, lượng vật chất còn thiếu so với quy định sẽ bổ sung nốt tại vị trí triển khai đội hình chiến đấu. Giai đọan thực hành chiến đấu thường bổ sung theo kế hoạch, vào cuối ngày chiến đấu hoặc mỗi đợt chiến đấu, khi có tổn thất lớn quá dự kiến , phải tổ chức bổ sung đột xuất. Các biện pháp bổ sung bao gồm bổ sung theo phân cấp, bổ sung vượt cấp và tổ chức điều hòa . Sau chiến đấu ,bổ sung đủ lượng quy định phải có sau chiến đấu hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ mới của đơn vị.   

3. Phân tích mối quan hệ giữa cơ quan hậu cần với cơ quan kỹ thuật trong nội dung công tác bảo đảm hậu cần

- Yêu cầu cung cấp yếu tố để xây dựng kế hoạch vận tải vật chất kỹ thuật của ngành kỹ thuật bảo đảm cho chiến đấu

- Hiệp đồng, phối hợp thực hiện kế hoạch vận tải bảo đảm vật chất kỹ thuật của ngành kỹ thuật

- Hiệp đồng bảo đảm kỹ thuật cho phương tiện vận tải, xử trí tình huống khi phương tiện vận tải gặp nạn (đâm đổ, sa dệ, cháy nổ…)

Câu hỏi 3(6d): Giới thiệu khái quát tổ chức lực lượng hậu cần của các đơn vị cấp chiến thuật (dBB, eBB, fBB). Trình bày tổ chức, biên chế lực lượng hậu cần eBB (Minh hoạ sơ đồ tổ chức).

1. Khái quát tổ chức lực lượng hậu cần của các đơn vị cấp chiến thuật (lấy dBB, eBB và fBB là các đơn vị điển hình).

- Hậu cần tiểu đoàn bộ binh:

+ Trợ lý hậu cần tiểu đoàn

+ Các nhân viên hậu cần

+ Tổ quân y

+ Trung đội phục vụ

+ Trung đội vận tải bộ (Biên chế thời chiến)

- Hậu cần trung đoàn bộ binh:

+ Cơ quan hậu cần: Ban hậu cần

+ Các phân đội hậu cần: đại đội quân y, đại đội vận tải, bộ phận kho hậu cần.

- Hậu cần sư đoàn bộ binh:

+ Cơ quan hậu cần: Phòng hậu cần (gồm các ban tham mưu hậu cần, quân nhu, quân y, doanh trại, xăng dầu).

+ Các phân đội hậu cần: tiểu đoàn quân y, tiểu đoàn vận tải, kho hậu cần.

2. Trình bày tổ chức biên chế lực lượng hậu cần eBB:

- Ban hậu cần + Quân số biên chế: 8 (1 CNHC, 1PCNHC kiêm TLKH, 1CNQY, 1TLQN,1TLDT, 1TLXD, 1NVQN, 1NVTK).

+ Ban hậu cần trung đoàn thuộc quyền chỉ huy của trung đoàn trưởng, có chức năng làm tham mưu cho ĐU và trung đoàn trưởng về CTHC, giúp trung đoàn trưởng chỉ đạo và tổ chức thực hiện CTHC thuộc phạm vi trung đoàn, BĐHC cho trung đoàn hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

- Đại đội quân y( Thuộc quyền chỉ huy của chủ nhiệm hậu cần )

+ Quân số, biên chế: 36 ( Ban chỉ huy:3, tổ phục vụ:6, tổ phân loại hậu tống:3,phòng mổ:6,tổ chống sốc:3,tổ dược:3,tổ điều trị và VSPD:12).

+ Trang bị 1 bộ phẫu thuật vừa,1 bộ phẫu thuật nhỏ,dụng cụ khám bệnh, điều trị, khử trùng, pha chế và chế biến thuốc, thuốc quân y).

- Chỉ huy Ban hậu cần:( Trợ lý quân nhu; Chủ nhiệm quân y; Trợ lý doanh trại; Trợ lý xăng dầu)-(c quân y;c vận tải;kho HC;cơ sở SX chế biến)

Sơ đồ minh hoạ tổ chức lực lượng hậu cần eBB

- Đại đội vận tải( Thuộc quyền chỉ huy của chủ nhiệm hậu cần).

+ Quân số, biên chế: 101( Ban chỉ huy:3,tổ phục vụ:8, 3 trung đội vận tải bộ:28x3=84,1 tiểu đội vận tải ôtô:6)

+ Trang bị 5 ôtô vận tải loại 3-4 tấn, một số phương tiện vận tải thô sơ (xe đạp thồ, xe cải tiến).

- Bộ phận kho hậu cần (Thuộc quyền chỉ huy của chủ nhiệm hậu cần).

   + Quân số biên chế:4(QNCN và HSQ- CS).

   + Nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, bảo quản, bảo vệ và cấp phát vật chất kỹ thuật hậu cần theo phiếu lệnh của cơ quan hậu cần.

Câu hỏi 8(6đ): Trình bày nội dung tổ chức, bố trí hậu cần eBB tiến công địch phòng ngự trong công sự (ở địa hình rừng núi). Phân tích mối quan hệ giữa cơ quan hậu cần với cơ quan kỹ thuật trong nội dung công tác đó?

1. Trình bày nội dung tổ chức, bố trí hậu cần eBB tiến công địch phòng ngự trong công sự (ở địa hình rừng núi).

- Khả năng lực lượng hậu cần

+ Lực lượng hậu cần trong biên chế của eBB (Là lực lượng chủ yếu)

+ Lực lượng hậu cần được cấp trên tăng cường (1 kíp mổ - 1 đội phẫu thuật, 1b - 1cVTB), chi viện 1-2 ô tô vận tải (có thể) trong GĐCB.

+ Lực lượng hậu cần huy động được tại khu vực phòng thủ( ít có hoặc không có).

- Tổ chức, bố trí hậu cần

  * Tại khu vực tập kết chiến đấu

  * Tại khu vực triển khai đội hình tiến công

+ Lực lượng hậu cần tăng cường cho cấp dưới ( 1tổ quân y; 1b(-) – 1bVTB.

+ Lực lượng hậu cần trực tiếp bảo đảm cho chiến đấu (phương án tổ chức 1 bộ phận hậu cần; phương án tổ chức 2 bộ phận hậu cần bố trí trên 2 hướng)

+ Lực lượng hậu cần dự bị (1 tổ quân y – 1 kíp mổ; 1a-1bVTB - 1bVTB; 1-2 ôtô vận tải, lực lượng vận tải đem theo một l­îng ®¹n, chủ yếu là đạn hoả lực).

+ Lực lượng hậu cần khác (1 SQHC ® i với SCH/e , một số chiến sĩ vận tải bố trí tại vị trí trung chuyển ).

- Thời cơ và phương pháp triển khai

2. Phân tích mối quan hệ giữa cơ quan hậu cần với cơ quan kỹ thuật trong nội dung công tác tổ chức, bố trí hậu cần.

- Hiệp đồng, phối hợp lựa chọn, xác định khu vực bố trí hậu cần kỹ thuật và thống nhất phương án bố trí từng thành phần lực lượng hậu cần kỹ thuật vào thực địa cho phù hợp.

- Thống nhất phương án bảo vệ hậu cần - kỹ thuật, phân công trách nhiệm mỗi bên trong thực hiện kế hoạch bảo vệ hậu cần.

Câu hỏi 7(6đ): Trình bày nội dung tổ chức chỉ huy hậu cần trong chiến đấu?Phân tích mối quan hệ giữa cơ quan hậu cần với cơ quan kỹ thuật trong nội dung công tác đó.

1. Tổ chức sở chỉ huy phía sau 

- Tổ chức lực lượng ở sở chỉ huy phía sau:

+ Bộ phận chỉ huy hậu cần(Bộ phận trung tâm) gồm có phó chỉ huy quân sự hoặc phó chỉ huy chung là người chỉ huy ở SCHPS,CNHC hoặc PhóCNHC,sĩ quan và QNCN thuộc cơ quan hậu cần,đại diện hậu cần KVPTĐP, hậu cần QBC(nếu có).

+ Bộ phận công tác ở SCHPS của các cơ quan TM,CT,KT.

+ Bộ phận phục vụ, bảo vệ( nấu ăn, thông tin, cảnh vệ).

SCHPS thường được bố trí gọn trong khu vực bố trí HC-KT chủ yếu,các thành phần phân tán ở cự ly hợp lý.Việc triển khai hoặc di chuyển SCHPS thường tiến hành đồng thời với triển khai, di chuyển HC-KT.

- Tổ chức bảo đảm chỉ huy hậu cần

+ Bảo đảm điều kiện làm việc

Phải lựa chọn địa điểm thích hợp, đủ diện tích triển khai,giữ bí mật, tiện bảo vệ và tiện cho các hoạt động chỉ huy. Phải có đủ hầm hào, các phương tiện cần thiết cho công tác chỉ huy, điều hành,tổ chức bảo vệ tốt, duy trì thực hiện nội quy, kỷ luật ở SCHPS. 

+ Bảo đảm thông tin chỉ huy hậu cần

         Phải tổ chức mạng thông tin hậu cần(VTĐ,HTĐ,TTVĐ) từ SCHPS đến SCH, các đầu mối có liên quan đến công tác BĐHC,BĐKT. Khi khẩn cấp phải đề nghị được sử dụng mạng thông tin tác chiến , ngoài ra cần tận dụng mạng bưu điện hoặc mạng của các đơn vị bạn khi có điều kiện .

2. Chỉ huy hậu cần trong các giai đoạn chiến đấu

- Chỉ huy hậu cần trong giai đoạn chuẩn bị chiến đấu (10 nội dung)

- Chỉ huy hậu cần trong giai đoạn thực hành chiến đấu ( 7 nội dung)

- Chỉ huy hậu cần trong giai đoạn sau chiến đấu( 5 nội dung)

3. Phân tích mối quan hệ giữa cơ quan hậu cần với cơ quan kỹ thuật trong nội dung công tác chỉ huy hậu cần

- Trao đổi thông tin, cung cấp yếu tố cần thiết và hiệp đồng chặt chẽ để cùng xây dựng kế hoạch bảo đảm của mỗi ngành

- Hiệp đồng, phối hợp chỉ huy, chỉ đạo thực hiện những nội dung công tác có liên quan giữa hai ngành trong kế hoạch bảo đảm hậu cần

- Chỉ đạo hoạt động bảo đảm hậu cần cho lực lượng kỹ thuật và ngược lại , yêu cầu chỉ đạo và bảo đảm kỹ thuật cho lực lượng hậu cần .

 

 

 

 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro