dap an triet

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 8: Nêu và phân tích những mâu thuẫn cơ bản của thời đại ngày nay?

Sunday, 20. June, 13:31

*Thời đại là khái niệm khoa học dùng để phân kỳ lịch sử xã hội, phân biệt những bậc thang phát triển xã hội loài người.

- Thời đại hiện nay được xác định bằng việc xác lập hình thái kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa và Cộng sản chủ nghĩa, giai cấp công nhân giữ vai trò trung tâm thời đại

Thời đại hiện nay là thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, mở đầu bằng thắng lợi của cuộc CM tháng Mười Nga năm 1917 vĩ đại.

a) Mâu thuẫn giữa CNXH & CNTB

- Mâu thuẫn giữa CNXH & CNTB là bước phát triển của mâu thuẫn giữa lao động và tư bản. Nó biểu hiện thành giai cấp công nhân đã nắm đc chính quyền trong 1 bộ phận của thế giới. Đây là mâu thuẫn cơ bản, nổi bật, xuyên suốt thời đại quá độ mang tính toàn cầu. Việc giải quyết mâu thuẫn này ảnh hưởng trực tiếp, có tính quyết định đối với việc giải quyết các mâu thuẫn khác của thời đại; đồng thời thông qua việc giải quyết các mâu thuẫn khác của thời đại cũng góp phần thúc đẩy việc giải quyeret mâu thuẫn giữa CNXH & CNTB thúc đẩy tiến trình phát triển của thời đại.

- Chủ nghĩa đế quốc & các thế lực phản động quốc tế tiến hành chiến lược đẩy lùi ngăn chặn và làm suy yếu CNXH hiện thực.

- Cuộc đấu tranh để giữ vững thành quả cách mạng, khẳng định mục tiêu, lý tưởng của CNXH khoa học đang đứng trước thử thách nghiêm trọng.

b) Mâu thuẫn giữa tư bản & lao động

- Đây là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân trong chế độ tư bản chủ nghĩa: phản ánh bản chất bóc lột lao động làm thuê của giai cấp tư sản biểu hiện dưới hình thức, diễn ra ngày càng sâu sắc và gay gắt.

- Trong thời đại hiện nay, nhờ vận dụng đc những thành quả của cách mạng khoa học – kỹ thuật và công nghệ, CNTB nhanh chóng điều chỉnh quản lý sản xuất, quản lý kinh tế và quản lý nhà nước để làm dịu những xung đột XH, những đối kháng giai cấp. Đồng thời những điều chỉnh này là do sức ép từ phía XHCN hiện thực; từ cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nước làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của đế quốc; từ cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong cả nước TBCN vì dân sinh, dân chủ Những điều chỉnh đó kéo dài sự tồn tại của CNTB.

- Song, những điều chỉnh đó ko làm giảm sự phân cực XH giữa giai cấp tư sản ngày càng giàu có và các tầng lớp lao động nghèo khổ ngày càng tăng trong XH, ko khắc phục nổi những mâu thuẫn vốn có, đặc biệt là mâu thuẫn giữa tính chất XH hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động vẫn tiếp tục phát triển, mâu thuẫn giữa tư bản và lao động vẫn là mâu thuẫn cơ bản của thời đại.

c) Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc

- Thời đại hiện nay đã làm cho các dân tộc nâng cao ý thức độc lập và chủ quyền quốc gia. Sự kết hợp phong trào độc lập với phong trào công nhân và phong trào XHCN đã thúc đẩy phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ.

- Từ 1 nền kinh tế, văn hóa, XH lạc hậu, thấp kém lại bị lệ thuộc vào các nước phát triển, các nước vừa mới giành đc độc lập về chính trị lại rơi vào lệ thuộc về kinh tế của chủ nghĩa thực dân mới. Chủ nghĩa đế quốc đã nhanh chóng thay đổi hình thức áp bức bóc lột về kinh tế, làm cho những nước này nợ nần chồng chất hàng tỷ đô la ko có khả năng thanh toán; bòn rút chất xám, làm kiệt kệ tài nguyên, biến nơi đây thành bãi rác của phế thải sinh hoạt, công nghiệp, phế thải tinh thần văn hóa. Để ko chỉ phá hoại môi sinh mà còn phá hủy tận gốc đời song văn hóa XH & con người.

- Hiện nay, các nước này đang phải tiến hành cuộc đấu tranh chống nghèo nàn và lạc hậu, chống mọi sự can thiệp, nô dịch dưới mọi hình thức để bảo vệ độc lập và chủ quyền quốc gia, khắc phục xung đột dân tộc và sắc tộc. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với các chủ nghĩa đế quốc đã chuyển thành mâu thuẫn giữa các nước chậm phát triển với các nước tư bản chủ nghĩa phát triển cao

d) Mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau

- Mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau thể hiện mâu thuẫn giữa các thế lực, tập đoàn tư bản trong việc tìm kiếm thị trường, giành giật nhau về lợi ích kinh tế-chính trị.

- Trong những năm gần đây, giữa các nước tư bản đã và đang có những điều chỉnh lợi ích nhất định nhằm làm dịu những xung đột giữa tư bản với tư bản. Song giữa họ vẫn ko tránh khỏi những mâu thuẫn và đã hình thành những trung tâm tư bản hiện đại phát triển cao.

- Mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau chủ yếu là giữa ba trung tâm kinh tế chính trị hàng đầu thế giới tư bản, giữa các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia vẫn ngày càng sâu sắc.

* Ngoài 4 mâu thuẫn cơ bản trên, thời đại hiện nay còn tồn tại nhiều mâu thuẫn khác nữa có tính toàn cầu hay khu vực liên quan đến sự tồn tại của xh loài người, của sự sống còn và nền văn minh trên trái đất.

- Đó là khoảng cách chênh lệch giữa các nhóm nước giàu và nước nghèo ngày càng lớn, sự gia tăng dân số cùng với các luồng dân di cư; tình trạng khan hiếm nguồn năng lượng, cạn kiệt tài nguyên, môi trường tự nhiên bị hủy hoại; khí hậu diễn biến ngày càng xấu, kèm theo những thiên tai khủng khiếp; sự lan tràn các dịch bệnh lớn, các tội phạm xuyên quốc gia, tình trạng mất an ninh, nguy cơ khủng bố và sung đột dân tộc, tôn giáo.

- Muốn giải quyết những vấn đề trên cần có sự hợp tác chặt chẽ có tính xây dựng của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế phối hợp giải quyết trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng chủ quyền quốc gia, tôn trọng và thực hiện các cam kết và tiêu chuẩn luật phát quốc tế…Đó là vấn đề toàn cầu bức xúc đòi hỏi giải quyết trong giai đoạn hiện nay của thời đại.

Tóm lại: thế giới đang tồn tại bốn mâu thuẫn cơ bản nêu trên. Những mâu thuẫn này quy định nội dung cơ bản của thời đại ngày nay. Tuy nhiên, sự biểu hiện những mâu thuẫn cơ bản trên hiện nay có những khác biệt so với trước đây, đòi hỏi chúng ta cần phân tích làm rõ những biểu hiện đó. Sự vận động những mâu thuẫn này là quanh co phức tạp, do vậy, sự vận động của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội trên thế giới cũng quanh co phức tạp

Câu 9: Nêu và phân tích những đặc điểm cơ bản của thời đại hiện nay?

Thời đại là khái niệm khoa học dùng để phân kỳ lịch sử xã hội, phân biệt những bậc thang phát triển xã hội loài người.

- Thời đại hiện nay được xác định bằng việc xác lập hình thái kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa và Cộng sản chủ nghĩa, giai cấp công nhân giữ vai trò trung tâm thời đại

Thời đại hiện nay là thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, mở đầu bằng thắng lợi của cuộc CM tháng Mười Nga năm 1917 vĩ đại.

Đặc điểm cơ bản của thời đại hiện nay:

- Khoa Học và công nghệ sẽ có bc’ tiến nhảy vọt, kt tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan lôi cuốn ngày cang nhiều nước tham gia xu thế này dang bị một số nc; phát triểnvà các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia chi phối, chức đựng nhiều mâu thuẫn vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh

- Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển có mặt sâu sắc hơn. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra gay gắt. Thế giới đứng trước vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phương như: bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ dân số, chủ nghĩa khủng bố, dịch bệnh…

- CNTB hiện đại đang nắm ưu thế về vốn khoa học và công nghệ, thị trường xong không thể khác phục được nhưng mâu thuẫn vốn có đặc biệt là mâu thuẫn giữa tính chất xh hóa ngày càng cao của lực lượng sx với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liêu sản xuất, mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển với các nước đang phát triển

- Các quốc gia độc lập ngày càng tăng cường cuộc đâu tranh và lựa chọn và quyết định con đường phat triển của mình

- CNXH trên thế giới từ những bài học thành công và thất bại cũng như từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có đk và khả năng tạo ra bc phát triển mới. Theo quy luậ tiến hóa của lịch sử, loài ngươi sẽ nhất định tiến tới chủ nghĩa xã hội.

Tóm lại, tình hình thế giới hiện nay đan xen nhiều yếu tố phức tạp, phát triển và suy thoái, hợp tác & đấu tranh, ổn định & mất ổn định. Vì vậy chúng ta cần những chính sách đúng nhằm tranh thủ thuật lợi, vượt qua những thức thách để đưa đất nước ta phát triển.

Câu 10: Nêu và phân tích những đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

* TKQĐ lên CNXH: là thời kỳ cải tạo toàn diện và triệt để xã hội cũ ( tiền tư bản hoặc tư bản chủ nghĩa) thành xã hội xã hội chủ nghĩa thông qua cách mạng xã hội chủ nghĩa

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917 mở ra với nội dung căn bản là xóa bỏ giai cấp tư sản và chế độ tư bản chủ nghĩa, thiết lập những cơ sở cho xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

* Các đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam:

Đi lên CNXH bỏ qua TBCN là con đường lựa chọn duy nhất đúng đắn của Bác Hồ, Đảng ta và nhân dân cả nước. Con đường đó đi tới xh công bằng, dân chủ, văn minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, phù hợp với thực tiễn cách mạng nước ta, đó là sự kết hợp, thống nhất giữa độc lập dân tộc và CNXH, giữa độc lập dân tộc với tự do hạnh phúc của nhân dân, giữa cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng XHCN.

Quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN ở nước ta là một tất yếu khách quan, được quy định bởi nhân tố trong nước và bên ngoài hội tụ những điều kiện cần cho quá trình đó

- Nước ta quá độ từ 1 xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, trong đó kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, có tính chất tự cấp, tự túc, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tiến lên XHCN.

- Đất nước trải qua hàng chục năm chiến tranh ác liệt, hậu quả để lại còn nặng nề. Những tàn dư của chế độ cũ còn nhiều. Nền sản xuất nhỏ cũng để lại 1 số cơ sở vật chất ban đầu của CNXH.

- Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại công cuộc xây dựng CNXH và nền độc lập của dân tộc ta.

- Nhân dân ta có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và anh dũng trong đấu tranh, có ý thức tự lực, tự cường để thực hiện việc xây dựng CNXH.

Quá độ lên CNXH ở nước ta không phải là cải biến xã hội TBCN thành xã hội XHCN. Đối tượng của sự cải biến CM là xã hội với trình độ lực lượng sản xuất còn thấp, cơ cấu kinh tế - xã hội rất phức tạp, với những con người do lịch sử để lại vừa có truyền thống tốt đẹp, vừa có mặt hạn chế và nhiều phong tục tập quán lạc hậu, chính những đặc điểm đó, quy định nội dung, nhiệm vụ, hình thức, biện pháp bước đi của quá trình xây dựng CNXH ở nước ta.

Câu 3: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức theo quan điểm triết học Mác - Lenin. Đảng ta đã vận dụng mối quan hệ đó như thế nào trong sự đổi mới hiện nay? - Theo CNTD: ý thức có trước, vật chất có sau. Họ cho rằng ý thức quyết định vật chất - Theo CNDV tầm thường: vật chất có trước, ý thức có sau. Do đó vật chất quyết định ý thức nhưng lại ko thấy sự tác động trở lại của ý thức với vật chất. - Triết học Mác – Lenin khẳng định trong mqh giữa vc và yt thì vc quyết định yt và yt có tác động trở lại vc a. Vật chất quyết định ý thức: - Vật chất là những tiền đề, cơ sở, nguồn gốc cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của ý thức. - Điều kiện vật chất như thế nào thì ý thức như thế đó. Khi cơ sở vật chất thay đổi thì ý thức cũng thay đổi theo. Như vậy, vc quyết định yt là quyết định cả ndung, bản chất và khuynh hướng vận động, phát triển của yt. - Cơ sở vật chất, điều kiện vật chất hình thành nên các công cụ, phương tiện “nối dài” các giác quan của con người để nhận thức thế giới. - Cơ sở, điều kiện vật chất, môi trường sống còn là nơi kiểm nghiệm nhận thức của con người.Xác định nhận thức đúng, bác bỏ nhận thức sai. Điều đó chứng tỏ rằng trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì vật chất quyết định ý thức b. Sự tác động trở lại của ý thức với vật chất. Triết học Mác-Lênin khẳng định ý thức do vật chất sinh ra và quyết định. Song ý thức có tác động to lớn đối với vật chất, biểu hiện: * Nếu con ng nhận thức đúng, có tri thức khoa học, phù hợp với các quy luật khách quan thì yt có tác động tích cực trong việc cải tạo thế giới khách quan. * Nếu yt con ng p.ánh ko đúng hiện thực khách quan, bản chất, quy luật khách quan thì sẽ có tác động tiêu cực đối với h.động thực tiễn, đối với hiện thực khách quan. * Ý thức giúp cho con người hiểu bản chất quy luật vận động phát triển của sự vật hiện tượng. - Ý thức giúp con người biết lựa chọn nhưng khả năng thức thế phù hợp và thúc đẩy sự vật đi lên phát triển. - Sự tác động của ý thức đối với vật chất chỉ xét trong giới hạn hoạt động lịch sử của con người. - Ý thức không tồn tại độc lập để tác động lên những quá trình hình vật chất mà phải thong qua những điều kiện ngoại cảnh khách quan nhất định. - Ý thức chỉ có t.dụng đối với hiện thực thông qua h.động thực tiễn - Dù ý thức có năng động đến mấy, xét đến cùng vẫn bị yếu tố vật chất quyết định. - Sự tác động của yt đối với vc chỉ xét trong giới hạn hđộng lịch sử của con ng. * Từ tất cả các ý trên, ta có ý nghĩa phương pháp luận: - Hiểu biết ý nghĩa cho chúng ta nguyên tắc chung để nhận thức và vận dụng mối quan hê này trong hoạt động thực tiễn. - Đòi hỏi phải luôn tôn trọng hiện thực khách quan nhưng không được tuyết đối hoa vai trò của vật chất mà cần phải thấy được vai trò tích cực, năng động của ý thức. - Đòi hỏi chúng ta thấy được tính năng động, chủ quan, sang tạo của con người trong việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Nhưng không được tuyết đối hóa vai trò của ý thức. Kết Luận: Ý thức luôn bị vật chất quyết định. Ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan thì nó còn tác động lên hiện thực thúc đẩy hiện thực khách quan phát triển, còn nếu phản ánh sai lệch các hiện thực khách quan thì nó kìm hãn sự phát triển của hiện thực khách quan. Ý thức khách quan hiện thực khách quan đc phản ánh vào óc con người giúp con người hiểu được bản chất, quy luật vận động của sự vật hiện tượng. Vận dụng của Đảng dựa vào mối quan hệ giữa vật chất và ý thức: Đảng ta đã áp dụng mối quan hệ của vật chất và ý thức vào mọi đường nối phát triển của đất nước. Hàng loạt các chính sách nhằm nâng cao cơ sở vật chất, đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng, học tập nhằm năng cao sự nhất thức của con người ngay từ khi còn trong ghế nhà trường. Như vậy Đảng đã tạo ra một tầng lớp tri tức trẻ được trang bị những kiến thức để nhận thức thế giới một cách sau sắc hơn và dừa vào đó sẽ phát triển đất nước. Ngoài việc trên nhà nước còn thu hút các nhân tài nước nhà đã công tác học tập tại nước ngoài quay về xây dựng quê hương.  

Câu 4: Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập? Ý nghĩ phương pháp luận của quy luận. * Vị trí: là 1 trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng d.vật, nó vạch ra nguồn gốc động lực của sự p.triển và là hạt nhân của phép biện chứng d.vật a. KN Mặt đối lập là những mặt có những yếu tố, những bộ phận..... có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, nhưng cùng ton tai trong một thể thống nhất. Thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, giàng buộc lẫn nhau và tạo cơ sở, tiền đe' ton tai cho nhau của các mặt đối lập. Mâu thuẫn biện chứng: là >< trong đó bao hàm sự thống I và đ.tranh của các mặt >< Phân tích nội dung quy luật: - Sự vật nào cũng là thể thống nhất của các mặt đối lập: Đó là thống nhát của những mâu thuẫn . Như vây, mọi sự vật đều có mâu thuẫn từ chính bản thân nó. Chẳng hạn, Nguyên tử là thể thống nhất giữa 2 mặt đối lập của hạt nhân mang điện tích dương và điện tử mang điện tích âm. Lượng có khi được xác địng bằng những con số cụ thể, cũng có khi xác địng bẳng sự trừu tượng hóa, ví dụ: cách mạng ngày càng lớn mạnh, ngày càng trưởng thành. - Nhưng bên cạnh thống nhất các mặt đối lập thì các mặt đối lập có sự đấu tranh với nhau. Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động lẫn nhau, bài trừ, phủ định nhau. Sự vật khác nhau thì phương thức đấu tranh cũng khác nhau. Sự đấu tranh của các mặt đối lập đưa đến sự chuyển hóa của các mặt đối lập. - Đấu tranh các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự phát triển. Sự vật là thể thống nhất của các mặt đối lập, chừng nào thể thống nhất này còn tồn tại thì sự vật còn tồn tại . Đấu tranh của các mặt đối lập làm cho thể thống nhất cũ bị phá, thể thống nhất mới được xác lập, sự vật phát triển Ví dụ: Trong xã hội, " đấu tranh” giữa Lực Lượng Sản Xuất và Quan Hệ Sản Xuất là nguồn gốc, động lực phát triển của xã hội. - Đấu tranh là tuyệt đối, thống nhất là tương đối. Sự thống nhất các mặt đối lập là tương đối, vì bất cứ sự thống nhất nào cùng là sự thống nhất có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, gắn liền với đứng im tương đối của sinh vật. Còn đấu tranh là tuyệt đối, vì nó diễn ra liên tục không bao giờ ngừng ,trong suốt quá trình ton tai các mặt đối lập, từ đầu đến cuối. Ngay trong thống nhất vẫn đấu tranh. Đấu tranh gắn liền với vận động, mà vận động của vật chất là tuyệt đối nên đấu tranh cũng tuyệt đối. Kết luận: Từ sự phân tích trên, có thể rút ra nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập như sau: mọi su vật đều chứa đựng những mặt có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau gọi là những mặt đối lập. Mối quan hệ của hai mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn. các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa chuyển hóa lẫn nhau làm mâu thuẫn được giải quyết, sự vật biến đổi và phát triển, cái mới ra đời thay thế cái cũ. Quy luật mâu thuẫn có tác động lên tất cả các mặt tự nhiên, xã hội, tư duy * Ý nghĩa phương pháp luận: - Thừa nhận sự vật, hiện tượng là khách quan thì cũng phải thừa nhận mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng là khách quan. Từ đó muốn nhận thức sâu sắc, triệt để, khoa học về sự vật thì phải phân đôi các thống nhất và nhận thức từng bộ phận đối lập của nó. - Phân tích cụ thể các tình hình cụ thể. Bản chất khác nhau, quá trình khác nhau thì dẫn đến mâu thuẫn khác nhau. Các giải quyết cũng phải khác nhau, tránh rập khuôn, máy móc. - Muốn biến đổi bản chất sự vật thì phải giải quyết mâu thuẫn của nó, tránh cải lương bề ngoài.

phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? ý thức phương pháp luận của việc nghiên cứu vấn đề trên?

*Thực tiễn:Toàn bộ hoạt động vật chất có tính chất lịch sử xã hội của con người làm biến đổi tự nhiên và xã hội.Nó nằm trong phạm trù vật chất.  

=>Biện chứng của hoạt động thực tiễn là sự tác động qua lại giữa con người và hiện thực khách quan,trong dó con người là chủ thể,hiện thực khách quan là khách thể.Chủ thể với tính tích cực,sáng tạo đã tách động vào khách thể làm biến đổi khác thể và biến đổi cả chủ thể.Hoạt động thực tiễn được biểu hiện rất đa dạng nhưng có thể khái quát ở 3 hình thức cơ bản sau:  

-Hoạt động sản xuất vật chất trong xã hội(vai trò quyết định)  

-Họat động cải biến xã hội  

-Nghiên cứu,thực nghiệm khoa học:hoạt động thực tiễn đặc biệt của con người

*Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:  

-Theo quan điểm của duy vật biện chứng:thực tiễn có vai trò đặc biệt to lớn đối với nhận thức,nó chính là cơ sở mục đích,động lực của nhận thức,là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý.  

+Thực tiễn là cơ sở động lực của nhận thức vì xét đến cùng mọi tri thức của con người đều có nguồn gốc từ thực tiễn do đó mà nói rằng thực tiễn là cơ sở của nhận thức.  

+Chính thông qua hoạt động thực tiễn nó luôn luôn nảy sinh nhu cầu mới thúc đẩy nhận thực phát triển vì thế mà nói thực tiễn là động lực của nhận thức,chẳng hạn:từ nhu cầu chữa trị các căn bệnh hiểm nghèo mà thúc đẩy nhận thức của con người khám phá ra bản đồ gen người...,từ nhu cầu thực tiễn quan sát các vật bé nhỏ mà thúc đẩy nhận thức con người sáng tạo ra các kính hiển vi.  

+Thực tiễn là mục đích của nhận thức vì xét đến cùng nhận thức là nhằm phục vụ hoạt động thực tiễn và nâng cao hiệu quả thực tiễn. -Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý vì các tri thức của con người đc khái quát,tổng kết chưa chắc đã đúng do vậy các tri thức ấy phải đc kiểm tra đối chứng  

trong thực tiễn nếu đó là đúng thì đó là chân lý.

*Ý nghĩa phương pháp luận:  

-Trong quá trình nhận thức phải luôn thấy rõ vai trò của hoạt động thực tiễn,không được xa rời thực tiễn.  

-Trong hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học phải kết hợp với họat động sản xuất thực tiễn theo phương châm học đi đôi với hành =>học mới có kết quả.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro