dap song

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Độ sóng đập:

     * Năng lượng sóng đổ vào bờ khác nhau tùy địa hình bờ biển.

     * Sóng đập mạnh nhất ở bờ biển đá có vách dựng đứng.

* Sóng đập ảnh hưởng đến sự phân bố, phát triển của sinh vật do làm tăng oxy hòa tan, rửa sạch các sinh vật nhưng cũng làm đứt gãy, cuốn trôi sinh vật bám

2. thuy trieu

Chế độ thủy triều ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển của sinh vật biển. Vùng ven biển nước ta chịu ảnh hưởng của các chế độ nhật triều, bán nhật triều và triều hổn hợp. Biên độ thủy triều lớn nhất tại Mông Cái, Vũng Tàu, Côn Đảo, từ 3,3 đến 4 mét. Tại các vùng khác biên độ này nhỏ hơn: Đà Nẳng: 1m ; Quy Nhơn: 1,4 m ; Hà Tiên : 0,8 m.

1. Vùng trên triều: có giới hạn dưới bởi mực triều cao nhất

2. Vùng triều: chia ra 3 vùng phụ:

* Vùng triều cao

* Vùng triều giữa

* Vùng triều thấp

3. Vùng dưới triều: Luôn ngập nước, có giới hạn trên bởi mực triều thấp nhất

4. Sự phân chia sinh vật thành tầng theo thủy triều.

3. dong chay

* Hải lưu:

-  Dòng nước lạnh

-  Dòng nước nóng

* Dòng chảy cục bộ: sóng, gió

* Hiện tượng nước trồi

. Sinh lượng của sinh vật nơi nước chảy luôn cao hơn sinh lượng nơi nước tù. Thực vật sống nơi nước yên tỉnh thì môi trường chung quanh tản không được thay đổi, nghèo chất dinh dưỡng. Ngoài ra thực vật còn tiết ra các chất không thuận lợi, phải nhờ sự chuyển động của nước để khuếch tán. Sự chuyển động của nước như nước trồi còn làm hoà tan trở lại các muối dinh dưỡng giúp thực vật phát triển.

4. do man

* Độ mặn là yếu tố rất quan trọng của môi trường biển ảnh hưởng đến sự phân bố, phát sinh và phát triển của các loài sinh vật biển.

* Sự biến động của độ mặn

* Về quan điểm sinh thái học người ta có thể chia ra 2 nhóm loài tùy thuộc khả năng thích nghi với độ mặn:

            - Loài rộng muối

•         - Loài hẹp muối

5. do pH

* Độ pH trong môi trường biển hơi kiềm và ít thay đổi.

* Trong các ao vũng nhỏ do hoạt động của sinh vật, pH biến thiên nhiều do công thức:

        Ca(CO3H)2             CaCO3 + CO2 + H2O

* Ban ngày trời nắng, thực vật hấp thu CO2 cho quang hợp làm nước biển ít CO2, khi đó Ca(CO3H)2 bị phân hủy để cho ra CO2 theo phản ứng trên làm pH tăng lên.

* Ban đêm không có quang hợp nhưng thực vật hô hấp tạo ra CO2. Khi đó phản ứng đi ngược lại và pH giảm xuống.

* Sự biến động này rất quan trọng cho sự phát triển của sinh vật

6. do van duc

Do vật chất lơ lững trong nước

* Biến thiên theo mùa

* Có liên quan mật thiết đến các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng.

7. nhiet do

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của sinh vật. Nhiệt độ quá thấp không cho phản ứng xảy ra, sinh vật chậm hay ngừng phát triển. Nhiệt độ quá cao làm hư sinh chất giết chết tế bào. Trong môi trường nước, nhiệt độ thường biến thiên theo nhiệt độ không khí. Thông thường ở vùng biển của ta độ cách nhiệt khoảng 5-7 0C , nhiệt độ thấp nhất từ 21-220 C (miền Trung), và cao nhất 28-290 C (biển khơi). Sự biến thiên nhiệt độ theo ngày cũng xảy ra tùy ánh sáng mặt trời. Sự biến thiên này không quan trọng ở biển khơi vì nước trong, năng lượng ánh sáng toả đi dễ dàng nhưng ở gần bờ nước đục, năng lượng ánh sáng bị hấp thu ở một lớp nước mỏng nên dễ bị nóng. Nước càng đục thì sự biến thiên nhiệt độ càng cao. Ở các vũng nước nhỏ, đáy màu sẫm thì độ cách nhiệt càng cao, có thể lên 20-300 C.

8. anh sang

Ánh sáng là nhu cầu rất cần thiết cho rong phát triển. Nước ven bờ do độ đục cao, ánh sáng không xuống sâu được. Nước biển khơi, độ trong cao nên ánh sáng xuống sâu hơn. Một cách tổng quát, ở vùng biển khơi 1/2 năng lượng ánh sáng bị hấp thu ở vài mét đầu tiên. Xuống đến 11 mét chỉ còn 10% năng lượng , đến 100 mét chỉ còn 1,4%. Nước gần bờ đục, ánh sáng bị hấp thụ nhanh, ở sâu 10 mét chỉ còn khoảng 5% năng lượng ánh sáng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#ghibhyg