phân tích đất nước đoạn 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

       Nguyễn Khoa Điềm sinh ra trong gia đình có truyền thống văn học và nghệ thuật. Ông là nhà thơ tiêu tiểu trong những nhà thơ trẻ thời chống Mỹ cứu nước. Đất nước được trích chương V trong " Trường Ca mặt đường khát vọng"  .....
       Đất là nơi anh đến trường
        ..... ...... ....... ...... .......
     Cũng biết cuối đầu nhớ ngày giỗ tổ.
     
      Như đã nói ở lúc đầu, đất nước không ở đâu xa mà hiện hữu xung quanh chúng ta qua cái kèo, cái cột, hạt gạo trắng ngần, câu chuyện mẹ kể, miếng trầu bà ăn... Để làm rõ hơn về đất nước Nguyễn Khoa Điềm đã phân tách hai yếu tố Đất và Nước để đặt trong không gian và thời gian vừa hiện thực vừa lãng mạng.
  Bốn câu thơ đầu Nguyễn Khoa Điềm đã giải thích Đất nước theo trình tự đi từ cái riêng đến cái chung.
    Đất là nơi anh đến trường
    ....
    Đất là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
  Đất nước gắn liền với những kỷ tình tình yêu lứa đôi, của tuổi thơ và cuộc sống lao động. Đất mạnh mẽ, vững chức tượng trưng cho người con trai. Là nơi đưa anh đến trường, đưa anh đến với phương trời đầy chi thức, là nơi mà anh chuẩn bị hành trang để làm chủ cuộc sống của mình. Nước dịu dàng, trong mát tượng trưng cho người con gái đem tới cho em sự ngọt ngào, dịu êm, trong trẻo để ngày nào đó em cất lên những lời ca ngọt ngào và đong đầy yêu thương, nhung nhớ.
    "hỡi con sông tắm cả đời tôi
      Tôi giữ mãi mối tình quê mới mẻ"
  Mảnh đáy ta sinh ra và lớn lên là nới chứa biết bao yêu thương của tình yêu lứa đôi, tình yêu quê hương dân tộc. Đất nước là nơi anh và em hẹn hò, là nơi mà em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm.  Hình ảnh chiếc khăn trong thơ Nguyễn Khoa Điềm gợi nhớ đến nỗi nhớ khắc khoải của người con gái trong tình yêu qua câu ca dao 
" Khăn thương nhớ ai ăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai khăn vắt trên vai
Khăn thương nhớ ai khăn chùi nước mắt"
hay tình yêu ê ấp ngượng ngùng chưa ngỏ lời trong thơ của Phan thị thanh nhàn:
"Giấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay
Cô gái ngượng ngùng qua nhà hàng xóm"
Chiếc khăn vừa dễ thương vừa đáng yêu. Tuy nhỏ bé lại chất chứa những điều to lớn. Chiếc khăn là nơi gửi gắm tình yêu lứa đôi, ước nguyện và kỉ niệm. Vì thế Nguyễn Khoa Điềm đã cụ thể hóa hình ảnh Đất nước qua chiếc khắc đem tới cho ra một cảm giác nồng ấm và yêu thương.
Tiếp tục tách hai thành tố Đất và Nước tác giả có sự lí giải sâu sắc hơn về Đất Nước. Vẻ đẹp của quê hương được tái hiện qua các câu ca dao toát lên đầy tự hào về non sông gấm vóc, con rồng cháu tiên và đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Bên cạnh những vẻ đẹp giản dị ấm áp tình tình người. Tác giả còn mở rộng liên tưởng cảm nhận về đất nước theo chiều dài đằng đẵng, chiều rộng mệnh mông của không gian và chiều sâu lịch sử của cội nguồn.
    Đất là nơi con chim...bọc trứng
Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận Đất Nước trên bình diện địa lý. Đất nước là không gian rộng lớn của núi rừng trời biển, là nơi mà dân mình quây quần, đoàn tụ. Đất nước là bờ cỏi, sông hồ, là Bắc Trung Nam một dải. Trong ấy, biết bao nhiêu thế hệ nối tiếp nhau quản lý từ dãy Trường Sơn hùng vĩ nơi mà con chim Phượng Hoàng bay về hòn núi bạc đến biển Đông vỗ sóng mênh mông nơi con cá ngư ông vỗ móng nước biển khơi. Dù mỗi người một vùng miền, một giọng nói nhưng chúng ta đều là con Rồng cháu Tiên đều được sinh ra trong bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ. hai chữ " đồng bào" nghe sao tha thiết, thân thương. Đất nước là nơi mà dân mình đoàn tụ quây quần tình cảm yêu thương gắn bó giữa đình cà hàng xóm láng giềng.
Tác giả không chỉ cảm nhận Đất Nước qua biên cương địa lý mà còn cảm nhận Đất Nước theo chiều dài của lịch sử thắm đậm tình yêu quê hương dân tộc.
  Những ai đã khuất..
..... Chung ngày giỗ tổ tiên
Đất nước là là nơi mà dân mình toàn tụ và quây quần từ 4000 năm lịch sử. Trong truyền thuyết sự tích trăm trứng chúng ta đều được sinh ra bởi bọc trứng của mẹ âu cơ. Những người đã khuất hi sinh vì đất nước sống giản dị chết bình tâm. Những ai bây giờ yêu nhau và sinh con đẻ cáu gánh vác và nối tiếp phần còn lại. Phát triển, bảo vệ và xây dựng đất nước ngày một tốt hơn. Dù trong quá khứ hiện tại hay tương lai tất cả chúng ta đều có chung một ngày giỗ tổ. Hai chữ " cuối đầu " nặng trĩu sự thành kính và ngưỡng vọng thiêng liêng với tổ tiên. Tổ tiên là giống nòi, dòng họ, gia đình, là dân tộc- là Đất Nước, là nơi đã sinh ra ta cưu mang sinh dương ta nên người. Vì thế câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm không chỉ làm sáng lên vẻ đẹp của truyền thống dân tộc ta, truyền thống " Uống nước nhớ nguồn" mà còn thể hiện mong ước, khát khao toàn tụ của một gia đình như câu ca dao viết:
" Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba"
Có thể thấy, thời gian đất nước trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm thắm đậm tính cội nguồn, không gian Đất nước nặng trĩu ân tình. Đất nước là những điều nhỏ bé bình dị và thân thương. Là nơi nối tiếp những truyền thống cao đẹp của dân tộc ta.
     Qua đoạn thơ trên, Nguyễn Khoa Điềm đã kết hợp được chiều sâu của lịch sử, chiều rộng của không gian và chiều dài của địa lý. Cho người đọc cảm nhận mới mẻ về đất nước đầy tự hào. Kết hợp với các phong tục tập quán, văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc.
    
   

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#datnuoc