1. 9 câu thơ mở đầu đoạn trích.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Để lý giải cho cội nguồn đất nước, Nguyễn Khoa Điềm ngay từ những câu thơ mở đầu đã đưa ra một lời khẳng định:

"Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi"

- Không ai biết Đất Nước có từ bao giờ, chỉ biết rằng từ lúc lọt lòng mẹ cho đến khi lớn thì Đất Nước đã và đang tồn tại.

- Cách xưng hô "ta" vang lên một cách tự hào.

- Cụm từ "đã có rồi" thể hiện niềm tự hào mành liệt về sự trường tồn của đất nước qua mấy nghìn năm lịch sử.

è Tác giả đại diện cho cả một thế hệ có ý thức, có trách nhiệm đi tìm hiểu cội nguồn của đất nước.

è Câu thơ được viết dưới hình thức khẳng định.

NÂNG CAO: Nguyễn Trãi cũng đã từng khẳng định trong "Bình ngô đại cáo":

"Như nước đại Việt đã có từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu."

Vì vậy khi ta lớn lên đất nước đã có rồi, hiện diện xung quanh chúng ta với những gì yêu thương, gần gũi và bình dị nhất.

Bằng việc khẳng định sự tồn tại lâu đời của đất nước, Nguyễn Khoa Điềm đã mở ra không gian cổ tích, nơi có tiếng đồng vọng về một thời xa xưa bằng một lời kể "ngày xửa ngày xưa" trong câu chuyện cổ tích của mẹ:

"Đất nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa".. mẹ thường hay kể."

- Tác giả đã nhắc đến cụm từ chỉ thời gian: "ngày xửa ngày xưa' -> thời gian trừu tượng, mơ hồ, không ai biết từ bao giờ.

- Cụm từ mở đầu của những câu chuyện cổ tích -> những câu chuyện ấy đã trở thành một phần trong tuổi thơ của mỗi người.

LIÊN HỆ: Chính vì thế nhà thơ Lâm Thị Vĩ Dạ có viết:

"Tôi yêu chuyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng gần."

Đất nước là tiếng đồng vọng từ hàng nghìn năm lịch sử, nhưng để tồn tại qua ngần ấy năm thì đất nước cũng "bắt đầu", cũng "lớn lên" kiên cường bất khuất:

"Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc."

- Để khẳng định nền văn hóa lâu đời của đất nước, tác giả sử dụng thành công nghệ thuật đối lập "bắt đầu" với "bây giờ". "Bắt đầu" là quá khứ, "bây giờ" là hiện tại tạo nên mối quan hệ chặt chẽ, tạo nên khoảng thời gian liên tục nối tiếp nhằm khẳng định tập tục ăn trầu đã có từ xa xưa và duy trì cho đến ngày nay: "Miếng trầu là đầu câu chuyện." là biểu tượng của sự bắt đầu trọn vẹn, suôn sẻ, là món ăn không thể thiếu trong các đám hỏi của đất nước ta.

è Đất Nước hiện lên là hình ảnh to lớn, kì vĩ nhưng lại được cảm nhận bằng miếng trầu nhỏ bé, thân thuộc.

- Miếng trầu nhắc người đọc nhớ tới câu chuyện cổ tích "Sự tích trầu cau" – một câu chuyện cổ tích mang ý nghĩa nhân đạo, nhân văn sâu sắc, câu chuyện giải thích tục ăn trầu, một phong tục rất riêng, mang bản sắc của người Việt xưa nay. Như vậy, thẩm thấu vào trong miếng trầu dung dị ấy là 4000 năm lịch sử, 4000 năm dân ta gìn giữa phong tục ăn trầu.

Dân tộc Việt Nam ta còn gắn liền với truyền thống đánh giặc giữ nước.

- Nguyễn Khoa Điềm đã nói đến sự trưởng thành và phát triển của đất nước trải dài 4000 năm lịch sử qua nghệ thuật ẩn dụ đất nước "lớn lên".

- Tác giả đã vận dụng thành công chất liệu của nền văn học dân gian, khai thác hình ảnh Thánh Gióng trong truyền thuyết "Thánh Gióng", chàng trai Phù Đổng Thiên Vương nhổ tre làng Ngà đánh đuổi giặc ngoại xâm.

- Vẻ đẹp ấy song hành với hình ảnh cây tre Việt Nam. Cây tre hiền hậu trên mỗi làng quê. Nói như là sự đồng hiện những phẩm chất tốt đẹp trong cốt cách của con người Việt Nam: thật thà, chất phác, kiên trung, bất khuất.

- Cụm từ "dân mình" nghe sao thân thương quá đỗi!

Từ truyền thống đánh giặc ngoại xâm, Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục khai thác thêm nhiều yếu tố mang vẻ đẹp thuần phong mỹ tục trong con người Việt:

"Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn."

- Tác giả đã đề cập đến một tập tục buộc tóc sau đầu của người phụ nữ Việt Nam cho gọn gàng để tiện cho lao động sản xuất, lâu dần trở thành một nét đẹp thanh lịch dịu dàng của người phụ nữ.

- Hình ảnh buí tóc gọn gàng sau gáy mẹ những buổi bẻ bắp, làm nương, những ngày xay gạo nuôi quân, là hình tượng của người phụ nữ, là hậu phương vững chắc cho gia đình. Trong ca dao cũng từng xuất hiện hình ảnh này:

"Tóc ngang lưng vừa chừng em bới

Để chi dài cho bối rối lòng anh"

è Chất liệu văn hóa, văn học dân gian được sử dụng một cách sáng tạo đã tạo nên một không gian nghệ thuật riêng cho đoạn trích, vừa bình dị, gần gũi, hiện thực, lại vừa giàu tưởng tượng, bay bổng.

Khi nhà thơ triết lý về cội nguồn sinh ra đất nước cũng là cội nguồn của mỗi gia đình nên Đất Nước không chỉ tạo bỡi những gì trừu tượng, xa xôi mà được hình thành, tạo bỡi từ tình nghĩa thuỷ chung của cha mẹ qua câu thơ: "Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn."

- Thành ngữ "gừng cay muối mặn" được vận dụng một cách tinh tế và đặc sắc: gừng càng già càng cay, muối càng lâu năm càng mặn, con người sống với nhau càng lâu năm càng tình nghĩa.

-

- Hình ảnh ấy gợi ta nhớ tới câu ca dao:

"Tay bưng chén muối đĩa gừng

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau."

Đóng lại trang thơ về những tình cảm thuỷ chung mặn nồng, Nguyễn Khoa Điềm đã mang độc giả tiếp cận với phong tục đặt tên và cuộc sống lao động sản xuất của con người nơi đất nước:

"Cái kèo cái cột thành tên."

- Với quan niệm đặt tên con không bao giờ đẹp sẽ bảo vệ chúng khỏi sự hủy phá của ma quỷ, những người làm cha làm mẹ đã mượn hình tượng cái kèo cái cột đầy thân quen.

- Hơn hết người Việt có phong tục tập quán đặt tên cho con bằng những sự vật cần gũi gắn bó trong đời sống hằng ngày.

- Cái kèo cái cột là biểu tượng cho sự bền vững của mái ấm gia đình mà gia đình ấy lại là những phân tử nhỏ của xã hội. Theo người Việt xưa họ dùng cái kèo cái cột giằng vào nhau giữ cho ngôi nhà thêm bền chặt.

Và rồi, Đất Nước tiếp tục "lớn lên" với hình ảnh "hạt gạo" - thức ngọc trời đã nuôi sống biết bao thế hệ:

"Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng"

- Hình ảnh hạt gạo "một nắng hai sương" với bốn công đoạn "xay, giã, giần, sàng" cũng là hiện thân của quê hương.

- Thành ngữ "một nắng hai sương" đã thể hiện sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó cùng bao vất vả gian nan trong đời sống nông nghiệp.

è Hạt gạo được làm ra từ bao mồ hôi, nước mắt, bao nhọc nhằn lo toan với quá trình sản xuất tỉ mì xay, giã, giần, sàng. Vẻ đẹp của hạt gạo trắng trong là kết tinh cho vẻ đẹp tâm hồn của con người lao động, kết tinh cho vẻ đẹp của Đất Nước gắn với nền văn minh lúa nước từ ngàn đời nay.

So sánh liên hệ: Ý thơ ở đây khiến ta nhớ đến bài ca dao quen thuộc:

"Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần."

Câu thơ cuối vang lên ngắn gọn súc tích, kết luận và khẳng định một cách chắc chắn đất nước đã có từ lâu đời:

"Đất Nước có từ ngày đó.."

- "Ngày đó" là ngày nào ta không rõ, không ai có thể biết được. Nhưng chắc chắn ngày đó là ngày ta có truyền thống, có phong tục tập quán, có nền văn hóa, mà khi ta có những điều đó, nghĩa là ta đã có Đất Nước.

 TỔNG KẾT NGHỆ THUẬT: Thành công của đoạn thơ trên là nhớ vào việc vận dụng khéo léo chất liệu văn hóa dân gian như tục ăn trầu, tục búi tóc, truyền thống đánh giặc,.. Nhà thơ sáng tạo thành ngữ dân gian, ca dao, tục ngữ,.. tất cả đã tạo nên một đoạn thơ đậm đà không gian văn hóa người Việt. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, lời thơ nhẹ nhàng nhưng vẫn mang hồn thơ triết lí. 

----

Đất Nước là ĐOẠN TRÍCH, không phải là TÁC PHẨM. Đứa nào còn sai lỗi ntn thì xin lỗi mình ở đây xong sửa nhanh còn kịp :)). 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro