2. Một số mẫu mở bài cho đoạn trích Đất Nước.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

LƯU Ý: TẤT CẢ MẪU MỞ BÀI MÌNH CHỌN LỌC DƯỚI ĐÂY ÁP DỤNG ĐƯỢC CHO HẦU HẾT CÁC DẠNG BÀI LIÊN QUAN ĐẾN ĐOẠN TRÍCH ĐẤT NƯỚC (TRỪ NHỮNG DẠNG ĐỀ SO SÁNH). CÁC BẠN CHỌN LẤY MỘT MỞ BÀI CẢM THẤY ỔN, SAU ĐÓ HỌC THUỘC, VÀ CẢ NĂM CÁC BẠN CÓ THỂ ÁP DỤNG DUY NHẤT MỘT MẪU MỞ BÀI NÀY. NHƯ VẬY ĐẾN LÚC THI CÁC BẠN SẼ KHÔNG PHẢI LO LẮNG VỀ PHẦN MỞ BÀI, VIẾT CŨNG TRƠN TAY HƠN.

Tin mình đi các bạn ạ, đến lúc ôn thi mới học mở bài thì mệt vờ lờ ra í. Cách này các bạn có thể áp dụng với tất cả các tác phẩm, bao gồm cả phần khái quát trọng tâm và kết bài nhé.


------

1. Hình ảnh đất nước đã khơi nguồn cảm hứng vô tận cho biết bao thi sĩ cách mạng để sáng tạo nên những vần thơ đẹp tuyệt vời. Chế Lan Viên nhìn suốt chiều dài lịch sử oanh liệt để khẳng định "Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?". Lê Anh Xuân đã tạc vào thơ một dáng đứng Việt Nam với hình ảnh "Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân". Tố Hữu với hình ảnh đất nước sáng ngời "Ôi! Việt Nam từ trong biển máu. Người vươn lên như một thiền thần". Với chương Đất Nước trong Mặt đường khát vọng (1974), Nguyễn Khoa Điềm đã nói lên những cảm nhận sâu sắc về đất nước, về nhân dân, về dân tộc và trách nhiệm lớn lao của tuổi trẻ Việt Nam trước non sông đất nước qua những vần thơ:



2. Quê hương, đất nước luôn là nguồn cảm hứng vô tận trong thơ ca văn học Việt Nam. Đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ thành công trong việc dựng nên một dáng hình đất nước. Đó là một đất nước dù trải qua biết bao đau thương những vẫn ngời lên tinh thân đấu tranh trong trang thơ của Nguyễn Đình Thi, một đất nước bình dị, gắn bó yêu thương dưới ngòi bút của nhà thơ Hoàng Cầm. Cũng viết về đề tài ấy, thế những Nguyễn Khoa Điềm lại mang đến một đất nước vô cùng mới lạ với góc nhìn có một không hai. Đặc biệt trong đoạn trích sau..



3. Nền văn học Việt Nam có bao nhà thơ, nhà văn nổi tiếng với vô số những tác phẩm hay và ý nghĩa. Giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ – mỗi giai đoạn lại có một lớp nhà thơ, nhà văn nổi bật được ghi danh. Đặc biệt trong đó ta phải kể đến nhà thơ với phong cách trữ tình chính luận độc đáo, mới mẻ – Nguyễn Khoa Điềm. Dưới những lập luận sắc bén cùng tài năng đỉnh cao của mình trong thơ ca, ông đã đưa ra một cái nhìn rất mới mà cũng rất gần gũi bình dị, qua đó cũng thức tỉnh thế hệ trẻ về trách nhiệm, sứ mệnh của mình với đất nước qua đoạn thơ Đất nước trích từ Trường ca Mặt đường khát vọng. Đặc biệt qua đoạn thơ..


Các bạn lưu ý dẫn vào phần thơ đề bài yêu cầu và câu hỏi phụ nhé.

ĐỀ BÀI CÓ CÂU HỎI PHỤ THÌ PHẢI DẪN VÀO PHẦN MỞ BÀI.

ĐỀ BÀI CÓ CÂU HỎI PHỤ THÌ PHẢI DẪN VÀO PHẦN MỞ BÀI.

ĐỀ BÀI CÓ CÂU HỎI PHỤ THÌ PHẢI DẪN VÀO PHẦN MỞ BÀI.

Điều quan trọng phải nhắc lại ba lần. Cái mở bài có 0.5₫  thôi các bạn ạ, đừng có làm mất hộ mình.


Khái quát trọng tâm:

1. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 ở Thừa Thiên Huế là con nhà phê bình văn học Hải Triều, một nhà phê bình xuất sắc đã từng chủ tri lý thuyết "nghệ thuật vị nhân sinh" trong cuộc tranh luận với Hoài Thanh 1936-1939. Đất Nước được trích trong trường ca Mặt đường khát vọng (1974). Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ sinh viên các đô thị tạm chiếm ở miền Nam trước 1975 trước vận mệnh hiểm nghèo của đất nước; kêu gọi họ hướng về nhân dân mà xuống đường đấu tranh hoà nhập với cuộc kháng chiến của toàn dân tộc. Trong các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tưởng, xúc cảm dồn nén, thể hiện một chiều sâu văn hoá, đặc trưng của thế hệ các nhà thơ thời kỳ chống Mỹ cứu nước đã có một hành trang văn hoá chuẩn bị khá chu đáo trước khi bước vào chiến trường.

2. (Đoạn này với mở bài 2 trên kia đều do mình viết, mình viết một lần dùng cả năm luôn các bạn ạ. Toẹt vời lắm, cứ học thuộc trước mở bài, khái quát, tổng kết nghệ thuật toàn bài, kết bài là lúc ôn thi thoải mái hẳn. Các bạn nếu lười nghĩ thì cứ bê trọn bộ của mình đi mà dùng.)

Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông hấp dẫn người đọc bởi sự kết hợp giữa chất trữ tình chính luận với cảm xúc nồngnàn, suy tư sâu lắng của người trí thức về quê hương, đất nước và con người Việt Nam. Trường ca Mặt đường khát vọng được viết năm 1971, giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cũng là giai đoạn quan trọng nhất khi chúng ta phải giành được những thắng lợi mang tính quyết định về mặt quân sự để hiệp định Pari đi vào thực thi. Với mục đích thức tỉnh một bộ phận tuổi trẻ vùng tạm chiếm miền Nam về ý thức trách nhiệm của thế hệ mình đối với đất nước, Nguyễn Khoa Điêm đã chắp bút cho tác phẩm này. Đoạn trích Đất Nước thuộc phần đầu chương V trường ca Mặt đừng khát vọng, là đoạn trích hay nhất viết về đề tài đất nước



- PHẦN NÀY LÀ PHẦN  KHÁI QUÁT TRỌNG TÂM, SẼ ĐẶT SAU PHẦN MỞ BÀI (SAU KHI TRÍCH THƠ). ÁP DỤNG TRONG TẤT CẢ CÁC DẠNG ĐỀ BÀI VỀ TP ĐẤT NƯỚC, CÁC BẠN ĐỌC KĨ VÀ LOẠI BỚT ĐỂ TRÁNH BỊ LẶP Ý TRONG PHẦN MỞ BÀI NẾU CÓ NHÉ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro