NHỮNG DẤU ẤN ĐẶC BIỆT CỦA HỒ CHỦ TỊCH TẠI TRUNG QUỐC

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Sau thời gian hoạt động cách mạng ở Matxcova-Liên Xô, chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định đến Trung Quốc hoạt động vào ngày 11/11/1924. Lý do Bác Hồ lựa chọn Trung Quốc là điểm dừng chân tiếp theo, bởi vì sau khi xác định được đường hướng cách mạng và nhiệm vụ cách mạng của người cộng sản trên toàn Thế Giới thì Hồ Chí Minh nhận ra rằng, nhân dân Việt Nam muốn thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp cần có một chính Đảng duy nhất lãnh đạo. Cùng với đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cũng đã tích cực tham gia các hoạt động của Đảng cộng sản Trung Quốc nhằm xây dựng nền móng vững chắc cho tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam- Trung Quốc.
Vào tháng 2/1925 Nguyễn Ái Quốc đã thành lập ra nhóm Cộng sản đoàn gồm 14 thanh niên ưu tú được thử thách và lựa chọn: Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong, Trương Vân Lĩnh...
Tháng 6/1925, Bác Hồ chính thức thành lập Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội, lấy tổ chức "Cộng sản Đoàn" làm nòng cốt cho hội, đào tạo cán bộ cộng sản để lãnh đạo Hội và truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam. Để thực hiện được mục đích này, Hồ Chủ tịch đã dành hầu hết thời gian của mình cho lớp huấn luyện tại nhà số 13 đường Văn Minh, Quảng Châu.
Người còn sáng lập ra báo "Thanh niên" tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam với số ra đầu tiên, từ ngày 21/06/1925-4/1927 dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Nguyễn Ái Quốc đã cho ra 88 số.

Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại Quảng Châu đã được tập hợp và in thành tác phẩm Đường Kách mệnh xuất bản 1927.

Từ ngày 6/1-7/2/1930 tại Hương Cảng-Trung Quốc, Hồ Chí Minh đã chủ trì việc hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đó chấm dứt thời kỳ bế tắc về đường lối cứu nước, khủng hoảng về lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.

Năm 1930-1941, Bác đã tổ chức đường dây liên lạc quốc tế, đặc biệt là các nước Đông Nam Á với mục đích tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của nhân dân, tổ chức trên thế giới xây dựng lực lượng hậu thuẫn cho cách mạng Việt Nam thắng lợi.

Tháng 6/1931, Người bị nhà cầm quyền Anh bắt giam ở Hồng Kông, đến cuối năm 1932 người được trả tự do.

Trong những năm từ 1934-1938, Nguyễn Ái Quốc rời Thượng Hải đi Vlađivôxtốc (Liên Xô).

Tháng 10/1938, Người rời Liên Xô đến Diên An (Trung Quốc) làm việc tại Bộ chỉ huy Bát lộ quân, sau đó bắt liên lạc với tổ chức Đảng, chuẩn bị về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam.

Trong thời gian từ cuối tháng 10-1939 đến khoảng tháng 9-1940, Nguyễn Ái Quốc đã đến nhiều nơi ở Trung Quốc. Người đã gặp và được sự giúp đỡ rất tích cực của các đồng chí lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc như các đồng chí Chu Ân Lai, Chu Đức, Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Diệp Kiếm Anh...

Cho đến ngày 28/1/1941, sau hơn 30 năm xa Tổ quốc, Nguyễn Ái Quốc trở về nước (tại cột mốc 108 thuộc xã Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng).
Vào tháng 8/1942, Hồ Chí Minh rời Pác Bó-Cao Bằng sang Trung Quốc với mục đích đến Trùng Khánh, nơi Chính phủ Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch đặt trụ sở, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với cách mạng nước ta và liên lạc với các lực lượng Việt Nam đang hoạt động ở đây.
Trên đường đi, Người dừng lại thôn Pà Mông cách huyện lị Tĩnh Tây (Quảng Tây) 17 km, nơi Người đã có những năm tháng hoạt động, gắn bó với bà con dân tộc thiểu số trước khi về Việt Nam tháng 1/1941. Nhiều gia đình ở đây đã trở thành nơi dừng chân tin cậy thân thiết của Người, trong đó có gia đình ông Từ Vĩ Tam, coi Người như người thân trong nhà.

Đến ngày 27 tháng 8 năm 1942, sáng sớm, Hồ Chí Minh lên đường đi Bình Mã, có Dương Đào đi cùng để dẫn đường (Lê Quảng Ba ở lại nhà Từ Vĩ Tam), hai người đi đến Túc Vinh (một thị trấn thuộc huyện Thiên Bảo, Quảng Tây, Trung Quốc) thì bị quân tuần cảnh ở trụ sở của Quốc dân Đảng bắt giữ. Lí do là vì: khi kiểm tra căn cước, tuần cảnh phát hiện ra rằng ngoài chứng minh thư của "Quốc tế phản xâm lược hiệp hội Việt Nam phân hội" ra, Hồ Chí Minh còn mang theo thẻ Hội viên đặc biệt của "Quốc tế tân văn xã", Giấy thông hành quân dụng của Văn phòng Tư lệnh Đệ tứ chiến khu cấp... Tất cả giấy tờ đều cấp năm 1940, đã quá thời hạn sử dụng, chúng ghi là gián điệp nên bắt giữ.

Trong quá trình giam giữ Bác Hồ bị chúng giải qua 18 nhà tù của 13 huyện của tỉnh Quảng Tây (các nhà tù như: Thiên Bảo, Điền Đông, Quảng Đức, Quế Lâm...). Nói đến dấu tích hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất Quảng Tây không thể không nhắc đến 130 bài thơ Người đã viết trong 377 ngày bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam: "Quảng Tây giải khắp 13 huyện.Mười tám nhà lao đã trải qua"...Cũng trong thời gian này, tập thơ "Nhật ký trong tù" cho chính tay Bác viết đã ra đời và hiện nay còn lưu giữ lại tại bảo tàng quốc gia. Một trong những di tích quan trọng ở Quảng Tây được Bạn xếp hạng là di tích cấp Khu tự trị Choang Quảng Tây đó là ngôi nhà số 2, đường Ngư Phong ở thành phố Liễu Châu, nơi Bác đã ở từ tháng 12-1943 đến tháng 8-1944. Trước ngôi nhà này Bạn khắc dòng chữ Trung Quốc "Hồ Chí Minh cựu cư"

Cho đến ngày 10/9/1943, sau 1 năm 14 ngày bị giam giữ, "tự do trở lại" với Bác. Sau khi được trả lại tự do Nguyễn Ái Quốc đã tìm cách liên lạc lại với các đồng chí trong nước.

Thời gian ở Liễu Châu Hồ Chí Minh ra sức vận động, xây dựng lực lượng cho Cách mạng Việt Nam, tìm sự ủng hộ của bạn bè quốc tế với cách mạng trong nước, đào tạo cán bộ cho sự nghiệp đấu tranh giành chính quyền. Đặc biệt, vận động nhà đương cục Quốc dân đảng sớm để Người về nước.

Ngày 9/8/1944, Hồ Chí Minh rời Liễu Châu về Việt Nam, cùng đi với Người có 18 thanh niên Việt Nam đã qua các lớp huấn luyện đặc biệt.

Nguồn:
Trang Thế Giới di sản ngày 09/03/2016
Trang Báo Yên Bái ngày 5/6/2019
Trang VOV ngày 22 tháng 5 năm 2022

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hochiminh