BỆNH ĐỘNG KINH

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Mã ICD10: G40

1. ĐỊNH NGHĨA
- Là 1 bệnh lý đặc trưng bởi các cơn co giật tái diễn, thúc đẩy bởi nguyên nhân có thể xác định được.
- Cơn động kinh là biểu hiện lâm sàng của sự phát xung bất thường và quá mức của một nhóm neuron trong não.

2. NGUYÊN NHÂN
Khoảng 60-75% các trường hợp không rõ nguyên nhân
1 số trường hợp có thể xác định nguyên nhân
- Chấn thương đầu
- U não
- Đột quỵ
- Nhiễm trùng nội sọ
- Thoái hóa não
- Dị dạng não bẩm sinh
- Khiếm khuyết chuyển hóa bẩm sinh.

3. YẾU TỐ THÚC ĐẨY
- Ruợu
- Ngộ độc thuốc
- Tăng/giảm Na+ máu
- Giảm Mg++ máu
- Giảm Ca++ máu
- Tăng/hạ đường huyết
- Hội chứng ure máu cao
- Giảm oxy máu
- Cường giáp
- Hội chứng mất cân bằng do thẩm phân máu
- Rối loạn chuyển hóa porphyrin.

4. PHÂN LOẠI
4.1. Động kinh từng phần: xảy ra ở một phần của não (1 thùy hoặc 1 bán cầu).
4.1.1. Động kinh từng phần đơn giản (ý thức không bị ảnh hưởng):
- Thường có biểu hiện rõ ràng như giật 1 chi hoặc cảm nhận thoáng qua như khó chịu vùng thượng vị, sợ hãi, ngửi thấy mùi khó chịu.
4.1.2. Động kinh từng phần phức tạp (ý thức bị ảnh hưởng):
- Thường có biểu hiện giảm ý thức, nhìn chằm chằm, hành động vô thức lặp đi lặp lại (nhai, nuốt, chép môi). Sau cơn, bệnh nhân thường lú lẫn, mệt mỏi, đau nhói đầu.
- Kéo dài < 3 phút, có thể khởi phát từ cơn động kinh từng phần đơn giản.
4.2. Cơn lớn thứ phát
4.2.1. Động kinh toàn thể: xảy ra ở 2 bán cầu, thường có rối loạn ý thức.
4.2.2. Cơn vắng: thường xảy ra ở trẻ em, kéo dài 5-10 giây.
4.2.3. Co cứng: cứng cơ đột ngột; ý thức thường bị ảnh hưởng
4.2.4. Co giật: sự co thắt cơ nhịp nhàng; xảy ra ở cánh tay, cổ, mặt
4.2.5. Rung giật: sự co cơ nhanh, đột ngột, thường xảy ra ở 1 nhóm cơ; ý thức thường không bị ảnh hưởng.
4.2.6. Co cứng - co giật (cơn lớn)
- Mất ý thức đột ngột, thường kèm theo la hét
- Cứng cơ tay, chân, ngực, lưng: kéo dài khoảng 1 phút, kèm tím tái
- Co giật kéo dài 1-2 phút, kèm cắn lưỡi, sùi bọt mép.
4.2.7. Mất trương lực: mất kiểm soát cơ đột ngột (nhất là ở chân).

5. TRẠNG THÁI SAU ĐỘNG KINH
- Là giai đoạn phục hồi của não (chức năng và nhận thức) sau khi vài phút đến vài giờ hoặc vài ngày.

6. CẬN LÂM SÀNG ĐÁNH GIÁ
- Xét nghiệm: công thức máu, ion đồ, Ca++, Mg++, đường huyết, chức năng gan, thận, tìm độc chất.
- Chọc dịch não tủy:
+ Khi lâm sàng nghi ngờ nhiễm trùng thần kinh trung ương
+ Tiền sử ung thư có di căn màng não
+ Tiến hành khi đã loại trừ khối choán chỗ nào bằng hình ảnh học
- EEG:
+ Bất thường giúp xác định chẩn đoán và phân loại
+ (+) trên 23% bệnh nhân động kinh lần đầu.
+ Bình thường không loại trừ chẩn đoán.
- Chẩn đoán hình ảnh: tìm các bất thường cấu trúc ở não: CT Scan sọ não, tốt nhất là MRI sọ não.

7. ĐIỀU TRỊ
7.1. Khi nào dùng thuốc chống động kinh
- Xuất hiện 2 cơn co giật cách nhau > 24 giờ sau khi đã giải quyết các yếu tố khởi phát.
- Nguy cơ co giật tái diễn:
+ Tiền sử chấn thương đầu
+ Hình ảnh u não trên CT hoặc MRI
+ Dấu thần kinh khu trú
+ Chậm phát triển tâm thần
+ Động kinh từng phần, cơn vắng, rung giật, mất trương lực
+ EEG bất thường.
7.2. Nguyên tắc dùng thuốc
- Bắt đầu bằng đơn trị liệu
- Tăng dần liều đến lúc kiểm soát co giật hoặc liều tối đa còn dung nạp được
- Theo dõi thường xuyên: nồng độ thuốc, công thức máu, chức năng gan, thận.
- Phối hợp thuốc khi 2 lần thất bại với đơn trị liệu. Nên kết hợp các thuốc có cơ chế tác dụng và đặc điểm tác dụng phụ khác nhau nhưng đặc điểm dược động học hỗ trợ nhau (vd: valproate & lamotrigine/topiramare), tránh kết hợp các thuốc có cùng cơ chế (vd: carbamazepine + phenytoine, benzodiazepine + phenobarbital), tránh các thuốc cạnh tranh được lý (ví dụ: valproate và carbamazepine/phenytoine)
7.3. Tác dụng phụ chung
- Tăng ý niệm tự tử
- Hội chứng Steven-Johnson và hoại tử biểu bì độc thường xảy ra (trong 2 tháng đầu dùng thuốc) với carbamazepine, oxcarbamazepine, phenytoin, lamotrigine. Ít gặp hơn là ethosuximide, phenobarbital, valproate, zonisamide.
- Loãng xương khi dùng kéo dài.
7.4. Chọn lựa thuốc
- Ưu điểm của thuốc thế hệ 2 (gabapentin, lạmotrigine, topiramate, levetiracetam, oxcarbazepine, zonisamide) so với thế hệ 1 (phenobarbital, phenytoin, carbamazepine, valproate): tỷ lệ tác dụng phụ thấp, ít tương tác, ít hoặc không cần theo dõi nồng độ, dùng 1-2 lần/ngày.

8. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
- Quan trọng là phải giáo dục bệnh nhân, gia đình và những người liên quan về tình trạng bệnh lý động kinh, khả năng đáp ứng thuốc,
tác dụng phụ và những nguy hiểm mà bệnh nhân có thể gặp phải do bệnh lý, do quá trình sử dụng thuốc và thời gian sử dụng thuốc.
- Thời gian theo dõi ban đầu và tái khám mỗi 2 tuần trong 2 tháng đầu. Khi ổn định có thể theo dõi mỗi 1-2 tháng.
- Cần nhập viện: Khi xuất hiện trạng thái động kinh (động kinh liên tục).

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#tbmmn