Đấu thầu điện tử

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

LỜI NÓI ĐẦU

Trong bất kì nền kinh tế nào, đấu thầu luôn là phương thức hữu hiệu nhất để chủ đầu tư có

thể chọn được những nhà thầu có khả năng tốt nhất và đưa ra mức giá hợp lý nhất. Đặc

biệt trong lĩnh vực mua sắm công, khi nguồn tiền không thuộc sở hữu của bất cứ cá nhân

cụ thể nào, thì việc sử dụng hiệu quả nguồn tiền đó chỉ có thể thực hiện được thông qua

hoạt động đấu thầu.

Thực tế chỉ ra rằng, đấu thầu thông thường ngày càng bộc lộ những hạn chế khó khắc

phục. Chi phí thực hiện cao, sự lách luật, đi đêm của các bên... đang là những điều cản trở

mục tiêu của hoạt động đấu thầu. Trong bối cảnh đó, đấu thầu qua mạng là phương pháp

tốt nhất để hạn chế những nhược điểm trên. Rút kinh nghiệm từ những nước đi trước và

nhận được sự trợ giúp nhiệt tình từ phía Hàn Quốc, Việt Nam đang từng bước triển khai

đấu thầu qua mạng để nâng cao hiệu quả của hoạt động đấu thầu. Đây là một bước đi lớn

trong công tác đấu thầu ở nước ta.

Xuất phát từ sự quan trọng của việc ứng dụng đấu thầu qua mạng ở Việt Nam , tôi đã chọn

đề tài: "Nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu ở Việt Nam thông qua việc ứng dụng đấu

thầu qua mạng" để viết chuyên đề tốt nghiệp. Trong quá trình thực hiện, tôi xin gửi lời cảm

ơn sâu sắc tới chị Vũ Quỳnh Lê và các chuyên viên của Cục Quản lý đấu thầu - Bộ KHĐT,

đã giúp đỡ tôi thu thập tài liệu để hoàn thành bài viết.

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU QUA MẠNG

Khái niệm, đặc điểm và vai trò của đấu thầu qua mạng

Khái niệm

Đấu thầu qua mạng là việc ứng dụng công nghệ thông tin (đặc biệt là mạng Internet) vào

quá trình đấu thầu bởi Chính phủ, nhằm kiểm soát những mối quan hệ về đấu thầu với các

nhà cung cấp và nhà thầu trong việc đấu thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và dịch vụ tư

vấn. Đấu thầu qua mạng sẽ dỡ bỏ khoảng cách vật lý về không gian và thời gian, cho phép

cung cấp một luồng thông tin minh bạch và hiệu quả cùng quá trình thực hiện rộng rãi hơn.

Các bên tham gia đấu thầu qua mạng phải thực hiện khai báo, đăng tải nội dung HSMT,

nộp HSDT, thông báo kết quả đấu thầu… theo các mẫu được lập trình sẵn. Việc sử dụng

chữ ký điện tử và có sự quản lý chặt chẽ của một cơ quan quản lý chung là điều bắt buộc

trong quy trình thực hiện.Mục đích của đấu thầu qua mạng :

Quản lý: Cùng với sự trợ giúp của quy trình đấu thầu qua mạng, toàn bộ quá trình đấu thầu

có thể được giám sát bởi bất kỳ ai quan tâm. Nói cách khác, những quy trình, quyết định và

kết quả của hoạt động đấu thầu có thể được quan sát một cách trực tuyến bởi những nhà

cung cấp tiềm năng, cộng đồng và bản thân Chính phủ. Chính sự minh bạch và dễ dàng

trong quản lý của đấu thầu qua mạng làm gia tăng tính trách nhiệm và hiệu quả của những

bộ phận tham gia vào quá trình đấu thầu. Nó cũng khuyến khích những nhà cung cấp mới

tham gia vào hoạt động đấu thầu và gia tăng niềm tin của cả cộng đồng nhằm thúc đẩy sự

cạnh tranh.

Hiệu quả: Đấu thầu qua mạng bao hàm những quy chuẩn, sự tổ chức hợp lý và sự thống

nhất của cả một quá trình. Chính điều này làm giảm bớt chi phí quản lý và thời gian thực

hiện nên đã tiết kiệm được một khoản không nhỏ trong suốt quá trình đấu thầu. Hơn thế

nữa, bằng việc gia tăng hiệu quả của hoạt động đầu tư công, hệ thống đấu thầu qua mạng

mang lại giá trị lớn hơn của những khoản đầu tư này so với việc không thực hiện đấu thầu

qua mạng. Việc này đã giảm bớt gánh nặng về thuế mà người dân một quốc gia phải gánh

chịu.

Phát triển cân bằng: Một giải pháp điện tử hóa quá trình đấu thầu khiến nó trở nên thương

mại hóa hơn, và do vậy thúc đẩy sức sản xuất và cạnh tranh, chống lại cơ chế độc quyền,

giảm thiểu những rào cản của thị trường Chính phủ, làm cho toàn bộ nền kinh tế nói chung

và nền kinh tế từng khu vực nói riêng phát triển. Điều đó thiết lập nền tảng cho đầu tư

công trở nên công bằng, cân bằng và hiệu quả hơn. Do vậy, nó giúp những quốc gia đang

phát triển tiến lên một nấc mới trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn

cầu.

Đặc điểm của đấu thầu qua mạng

Hệ thống đấu thầu qua mạng với các chức năng quản lý hệ thống thông tin đấu thầu, dữ

liệu thông tin nhà thầu, tổ chức thẩm định phê duyệt kế hoạch đấu thầu, HSMT, kết quả

đấu thầu trực tuyến; quản lý việc thông báo mời thầu cùng hệ thống báo cáo thống kê tự

động trên mạng giúp cho quá trình đấu thầu diễn ra công khai, đúng thủ tục qui trình trong

luật đấu thầu, bảo mật an toàn thông tin, tiến từng bước đến áp dụng tác nghiệp đấu thầu

qua mạng, góp phần giảm gánh nặng quản lý và chi phí trong công tác đấu thầu.

Hệ thống đấu thầu qua mạng được phát triển trên nền web thiết kế với giao diện thân thiện,

hỗ trợ tính năng đa ngữ. Với tiêu chí mang đến cho người dùng cuối (các tổ chức, cá nhân

có nhu cầu tổ chức đấu thầu và tham gia thầu) sử dụng phần lớn các tiện ích của mạng máy

tính, mạng Internet với một cách tiếp cận tự nhiên nhất, giúp họ có một phong cách làm

việc hiện đại, hiệu quả, chuyên nghiệp.

Về mặt công nghệ, hệ thống đấu thầu qua mạng được xây dựng trên nền công nghệ Portal

mã nguồn mở, kỹ thuật xây dựng portlet theo đúng chuẩn quốc tế JSR 168, có khả năng

tương thích, mở rộng cao. Về mặt kiến trúc hệ thống, toàn bộ phần mềm được thiết kế theo

mô hình phân tầng (3-tiers) và triết lý MVC (Model View Controller). Về qui trình phát triển, hệ thống đấu thầu qua mạng là kết quả của việc áp dụng linh hoạt qui trình eXtreme

Programming (XP), đảm bảo chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm. Về tính ứng dụng, hệ

thống đấu thầu qua mạng cơ bản số hóa được qui trình nghiệp vụ đấu thầu, bảo đảm tính

tin cậy và an toàn trong suốt quá trình thực hiện đấu thầu. Về vấn đề bảo mật hệ thống

được đảm bảo bởi các cơ chế xác nhận và chứng thực JAAS (Java Authentication and

Authorization Service), đồng bộ hóa LDAP (Lightweight Directory Access Protocol) và

tích hợp cơ chế chứng thực JA-SIG (Out-of- the box Single Sign-On JA-SIG Central

Authentication Service) do Portal mang lại. Về an toàn truyền tin, tính tin cậy các thông tin

được đảm bảo với chữ kí điện tử (digital signature) và giải pháp SSL VPN.

Vai trò của đấu thầu qua mạng

Đâu thầu qua mạng là một giải pháp mới cho Chính phủ điện tử trong lĩnh vực đấu thầu tại

Việt Nam . Hệ thống đấu thầu qua mạng có vai trò quan trọng như sau :

Tăng cường tính công bằng, công khai, minh bạch và hiệu quả trong công tác đấu thầu.

Đưa quy trình đấu thầu dần theo đúng qui trình đấu thầu chuẩn trong môi trường hiện đại

hội nhập kinh tế quốc tế.

Đảm bảo thực hiện nghiêm túc và tuân thủ chặt chẽ hơn nữa các qui định của Nhà nước và

pháp luật Việt Nam về đấu thầu.

Với giao diện thân thiện, đơn giản, dễ sử dụng sẽ tạo thuận lợi cho quá trình đấu thầu diễn

ra nhanh chóng, kịp thời và tiết kiệm.

Tăng cường bảo mật và an toàn thông tin đấu thầu, đảm bảo quy trình thực hiện đấu thầu

luôn được kiểm tra, giám sát chặt chẽ, tránh thất thoát, lãng phí.

Những ưu điểm nổi trội của đấu thầu qua mạng so với đấu thầu thông thường

Đấu thầu thông thường có những nhược điểm sau:

Thời gian thực hiện một hoạt động đấu thầu kéo dài, trung bình là 45 ngày (tùy vào từng

loại gói thầu).

Chưa nhất quán trong quá trình thực hiện các quy trình, thủ tục theo các quy định về đấu

thầu.

Các đối tượng tham gia trong hoạt động đấu thầu chưa tuân thủ các qui định về cung cấp

thông tin đấu thầu.

Thông tin chưa được tập trung đầy đủ vào một đầu mối duy nhất.

Nhà thầu gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin đấu thầu, HSMT,...Chi phí đi lại của nhà thầu khi mua HSMT, nộp HSDT, in ấn tài liệu cao.

Trong khi đó, đấu thầu qua mạng hoàn toàn khắc phục hoàn toàn những nhược điểm trên

của đấu thầu thông thường, và còn có những ưu điểm nổi trội hơn rất nhiều:

Bảng 1.1: Những ưu điểm của đấu thầu qua mạng

Tiêu chí Chính phủ Nhà cung cấp Cộng đồng

Minh bạch

Chống gian lận

Thúc đẩy tăng số lượng nhà

cung cấp

Là cơ hội tốt để tích hợp

với các hệ thống khác của

Chính phủ (VD: tài chính)

Giám sát việc mua sắm

chuyên nghiệp hơn

Nâng cao chất lượng về các

quyết định mua sắm và

thống kê

Công khai thông tin

Nâng cao tính công

bằng và cạnh tranh

Cải thiện việc tiếp cận

vào thị trường của

Chính phủ

Mở rộng thị trường

Chính phủ cho các nhà

cung cấp mới

Khuyến khích/kích thích

khối doanh nghiệp vừa

và nhỏ tham gia

Cải thiện việc tiếp cận

các thông tin mua sắm

công khai

Chính phủ thông tin cho

doanh nghiệp

Dễ dàng tiếp cận các thông

tin mua sắm Chính phủ

Có thể theo dõi, giám sát

việc thực hiện dấu thầu

Hiệu

quả

Chi phí

Có được giá tốt hơn

Giảm thiểu chi phí giao

dịch

Giảm được nhân sự mua

sắm

Giảm được chi phí ngân

sách

Giảm thiểu được chi phí

giao dịch

Giảm thiểu được nhân sự

Cải thiện được dòng tiền

doanh nghiệp

Phân phối lại được

ngân sáchThời

gian

Đơn giản hoá/Loại bỏ đi

được các công việc lặp đi

lặp lại

Có thể giao dịch bất cứ nơi

đâu, bất cứ thời gian nào

Rút ngắn được chu trình

mua sắm

Đơn giản hoá/Loại bỏ đi

được các công việc lặp đi

lặp lại

-  Có thể giao dịch bất cứ

nơi đâu, bất cứ thời gian

nào

Rút ngắn được chu trình

mua sắm

Có được các dịch vụ tốt

hơn, nhanh hơn

         

Kinh nghiệm của một số nước cho thấy hiệu quả tác động của mua sắm công qua mạng là

rất lớn:

Tại Đức: Giảm được 10-30% giá mua và 25-75% chi phí giao dịch.

Tại Anh: 500 trường học giảm giá mua tới £100 triệu/năm.

Châu Âu: Chi phí chuyển hệ sang sử dụng hệ thống simap.eu.int của Châu Âu khoảng €10

triệu, việc dừng phân phối các hồ sơ tài liệu bằng giấy tiết kiệm khoảng €70 triệu/năm.

Thời gian từ khi có yêu cầu đến khi ký hợp đồng giảm từ 52 ngày xuống còn 10-15 ngày.

Hàn Quốc: Tiết kiệm được $17,1 tỷ trong khi chi phí đầu tư cho hệ thống là $25 triệu.

Trong 4 năm, cơ quan mua sắm giảm từ 1058 xuống 935 người trong khi khối lượng mua

sắm tăng tới 30%. Việc thanh toán hoàn toàn tự động không chậm hơn 4 giờ.

Rumani: Trong 4 tháng của năm 2003, khoảng 1000 cơ quan mua sắm và 8000 nhà cung

cấp tham gia với hơn 60.000 giao dịch trên hệ thống đấu thầu qua mạng của Chính phủ (e-

GP) đã tiết kiệm được 22% ($35,5 triệu trên tổng số $161,4 triệu).

Bảng 1.2: Tỷ lệ tiết kiệm đạt được khi ứng dụng mua sắm công qua mạng

STT Các nước đã triển khai % Tiết kiệm

1 Chương trình cải tiếm mua sắm

Welsh National Assembly (BVW) 3%

Northern Ireland Purchasing Agency 12%

UK Central Government Departments 7%

2 Hệ thống mua bán qua mạng

UK OGC 5%

UK GCAT 10%

Chính phủ Đan Mạch 2-8%

3 Hệ thống đấu thầu điện tử

  Chính phủ Canada (MERX) 15%

4 Đấu giá ngược

  US Government – buyers.gov 7-10%

  US Navy NAVICP 10-20%

Nguồn: Australian Government Information Management Office, Review of the E-

procurement Demonstration Projects, 2005

Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ tiết kiệm đạt được từ 3% đến 20%. (Ta lấy tỷ lệ 2% tiết kiệm

đạt được để làm giả thiết tính toán hiệu quả đầu tư ở chương 2).

Nhiều nước tiên tiến như Úc, Canađa, Đan Mạch, Phần Lan, Vương quốc Anh, Mỹ đã phát

triển các chiến lược và xây dựng các hệ thống đấu thầu dành cho Chính phủ hơn 10 năm

nay. Hiện nay còn nhiều nước khác như Argentina, Brazil, Chile, Trung Quốc, Mehico,

New Zealand, Singapore, Thái Lan hoặc đã có hoặc đang triển khai phát triển các hệ thống

và chiến lược đấu thầu qua mạng để đổi mới đấu thầu Chính phủ.

Quy trình thực hiện

1.3.1. Mô hình đấu thầu qua mạng áp dụng ở Việt Nam

Hình 1.1: Mô hình đấu thầu qua mạng

Mô tả mối quan hệ:

a. Chính phủ:

Giữ vai trò là cơ quan ban hành văn bản pháp lý để quản lý Nhà nước về đấu thầu và định

hướng lộ trình xây dựng và triển khai hệ thống mạng đấu thầu mua sắm của các cơ quan

Nhà nước.

Chỉ đạo và giao nhiệm vụ triển khai xây dựng mạng đấu thầu mua sắm của Chính phủ cho

các cơ quan Nhà nước do Chính phủ quản lý: Bộ KHĐT, Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương,

Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu Chính phủ.

Ban hành Nghị định quy định và hướng dẫn chi tiết thi hành Luật đấu thầu về đấu thầu

mua sắm qua mạng đấu thầu.b. Cơ quan xây dựng và quản lý hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (Cơ quan đầu mối do

Chính phủ chỉ định theo Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2005 về

Phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006 – 2010 là Bộ KHĐT).

+ Quản lý Nhà nước hoạt động đấu thầu mua sắm qua mạng

Đề xuất và tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đấu

thầu về hoạt động đấu thầu mua sắm công qua mạng đấu thầu. Trên cơ sở đó Bộ KHĐT

ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết về các nghiệp vụ và thủ tục đấu thầu mua sắm qua

mạng đấu thầu.

Phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp, cơ quan liên quan như: Tài Chính,

Công thương, Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu Chính phủ để ban hành các văn bản

pháp lý hướng dẫn về nghiệp vụ và triển khai áp dụng hình thức đấu thầu mua sắm qua

mạng.

Thực hiện giám sát việc triển khai áp dụng và ra văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu

qua mạng được Quốc hội hoặc Chính phủ ban hành.

Quản lý toàn bộ các thông tin về hoạt động đấu thầu mua sắm trên hệ thống.

Đầu mối tổ chức hoạt động nghiên cứu, đánh giá hiệu quả áp dụng và thực thi Luật đấu

thầu mua sắm Chính phủ qua mạng để kiến nghị các biện pháp quản lý hữu hiệu. Đề xuất

sửa đổi, bổ sung khi cần thiết.

+ Xây dựng mạng đấu thầu

Đầu mối quản lý và xây dựng mạng đấu thầu mua sắm hàng hóa, đề xuất mô hình quản lý,

lựa chọn công nghệ.

Xây dựng quy trình đăng tải và thực hiện quản lý các thông tin đăng tải của chủ đầu tư và

nhà thầu trên hệ thống.

Xây dựng và hoàn thiện toàn bộ các nghiệp vụ và thủ tục đấu thầu qua mạng của hệ thống

bao gồm: đấu thầu điện tử, ký hợp đồng điện tử, bàn giao hàng hóa, nghiệm thu, thanh toán

điện tử, kê khai thuế – hải quan quản lý Nhà nước đối với hệ thống đấu thầu quốc gia.

Xây dựng mẫu thủ tục kê khai, thủ tục giao dịch chuẩn áp dụng cho mọi đối tượng tham

gia vào hệ thống.

Thuê một tổ chức (doanh nghiệp) thực hiện vận hành hệ thống dưới sự giám sát và kiểm

soát về chất lượng của Bộ KHĐT.c. Cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành gồm các Bộ: Tài chính, Thông tin

và Truyền thông, Công thương, Ban cơ yếu Chính phủ…).

+ Bộ Tài chính:

Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công thương, Ban Cơ yếu Chính phủ để

ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn về quản lý, trình tự, thủ tục thực hiện các

nghiệp vụ về thuế, hải quan, quản lý thông tin về giá cả bằng công cụ điện tử trên mạng

đấu thầu.

Phối hợp với Bộ KHĐT trong việc ban hành danh mục hàng hóa của các cơ quan Nhà

nước sử dụng ngân sách phải áp dụng hình thức đấu thầu mua sắm theo phương thức tập

trung qua mạng đấu thầu quốc gia.

Tổ chức nghiên cứu, đánh giá hiệu quả thực hiện các quy định pháp luật về: thanh toán, kê

khai thuế, hải quan, quản lý thông tin giá cả bằng công cụ điện tử. Đưa ra giải pháp quản lý

hiệu quả, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp lý để hoàn thiện công tác quản lý.

+  Bộ Thông tin và Truyền thông:

Phối hợp với Bộ Công thương để ban hành văn bản pháp luật về cấp phép cho hoạt động

chứng thực chữ ký số, bảo đảm an toàn trong giao dịch điện tử cho các tổ chức và cá nhân

(không thuộc khối cơ quan Nhà nước).

Hoàn thiện các văn bản pháp luật về bảo đảm an ninh, an toàn trong các giao dịch điện tử,

chứng thực chữ ký số, khai thác tài nguyên trên mạng. Sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp

luật khi phát sinh các vấn đề chưa được quy định.

+ Bộ Công thương:

Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ KHĐT ban hành văn bản hướng dẫn về

TMĐT trong đấu thầu, ký hợp đồng điện tử, cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa điện tử,

công khai thông tin về hàng hóa, giá cả, chất lượng hàng hóa trên hệ thống đấu thầu.

Ban hành văn bản pháp luật quy định và hướng dẫn về đấu giá ngược (dành cho người mua

hàng hóa).

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo đảm cung cấp và công khai các thông tin về hàng

hóa, giá cả trên mạng đấu thầu mua sắm hàng hóa (chủng loại, chất lượng, số lượng, giá

cả…); xử lý các tranh chấp giao dịch điện tử trong quá trình đấu thầu mua sắm hàng hóa

qua mạng; sửa đổi, bổ sung các văn bản khi có phát sinh các vấn đề chưa được quy định.

+ Ban cơ yếu Chính phủ:Phối hợp với Bộ KHĐT, Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc bảo đảm cấp chứng

thực chữ ký số cho các cơ quan Nhà nước là đối tượng tham gia vào mạng đấu thầu mua

sắm hàng hóa.

Cấp chứng thực chữ ký số và bảo đảm giá trị pháp lý của các giao dịch điện tử của các cơ

quan Nhà nước tham gia đấu thầu mua sắm hàng hóa qua mạng đấu thầu mua sắm của

Chính phủ.

d. Các chủ đầu tư (bên mời thầu) là cơ quan mua sắm công.

Các chủ đầu tư (bên mời thầu) là những cơ quan Nhà nước có hoạt động mua sắm nằm

trong danh mục hàng hóa bắt buộc phải mua sắm tập trung trên mạng đấu thầu mua sắm

hàng hóa của Chính phủ. Vì vậy, các cơ quan này phải đăng ký tham gia sử dụng mạng đấu

thầu và tuân thủ quy trình thủ tục đấu thầu theo Luật đấu thầu và văn bản hướng dẫn thi

hành của Chính phủ về đấu thầu mua sắm qua mạng.

Phối hợp với Bộ KHĐT, Bộ Công thương và Cơ quan vận hành mạng đấu thầu để cung

cấp và đăng tải công khai các thông tin: giới thiệu về chủ đầu tư, thông tin về mua sắm

hàng hóa, giá cả, yêu cầu về chủng loại, kỹ thuật...để các nhà thầu tìm hiểu trong quá trình

đấu thầu hoặc khi cần tham khảo.

Phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ trong việc đăng ký chữ ký số để sử dụng trong các

hoạt động giao dịch điện tử trong đấu thầu qua mạng.

e. Các nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp hàng hoá.

Là các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp hàng hóa cho các cơ quan Nhà nước bằng

phương thức đấu thầu qua mạng đấu thầu của Chính phủ.

Các nhà thầu phải đăng ký tham gia vào hệ thống đấu thầu mua sắm hàng hóa của Chính

phủ và tuân thủ các điều kiện và yêu cầu về trình tự, thủ tục đấu thầu theo Luật đấu thầu và

văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ về đấu thầu mua sắm hàng hóa qua mạng.

Các nhà thầu phải đăng ký chứng thực chữ ký số tại cơ quan có thẩm quyền do Bộ Thông

tin và Truyền thông cấp phép và bảo đảm giá trị pháp lý về các giao dịch điện tử theo

hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Các nhà thầu phải cung cấp thông tin cho cơ quan vận hành mạng đấu thầu mua sắm và

đăng tải công khai các thông tin: giới thiệu về nhà thầu, các hồ sơ pháp lý về nhà thầu,

năng lực tài chính – kỹ thuật, giới thiệu về các sản phẩm hàng hóa (chủng loại, chất lượng,

giá cả, bảo hành, hỗ trợ khách hàng...) và các điều kiện thương mại có liên quan trên mạng

đấu thầu mua sắm của Chính phủ.

g. Cơ quan quản lý vận hành hệ thốngLà tổ chức do Bộ KHĐT lựa chọn và thuê dịch vụ để vận hành mạng đấu thầu mua sắm

của Chính phủ.

Tổ chức vận hành mạng đấu thầu mua sắm có trách nhiệm phối hợp với các Bộ ngành hữu

quan, các nhà thầu để tiếp nhận và đăng tải các thông tin về đấu thầu, bảo đảm duy trì hoạt

động của mạng.

Chịu sự kiểm tra và giám sát hoạt động của Bộ KHĐT trong hoạt động vận hành nhằm bảo

đảm chất lượng và hiệu quả hoạt động của mạng đấu thầu mua sắm.

h. Các cơ quan tổ chức có liên quan khác.

Là các tổ chức, cá nhân cung cấp các dịch vụ hỗ trợ hoặc dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng

đấu thầu: truyền thông, quảng cáo...

Đối với các cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức có hoạt động mua sắm hàng hóa không

thuộc phạm vi bắt buộc phải mua sắm tập trung qua mạng đấu thầu của Chính phủ nhưng

lựa chọn áp dụng phương thức mua sắm qua mạng đấu thầu thì được khuyến khích đăng

ký tham gia.

Các cơ quan, tổ chức liên quan này khi tham gia có trách nhiệm phối hợp với Bộ KHĐT

trong việc đăng ký tham gia hệ thống mạng đấu thầu và công bố, đăng tải các thông tin đấu

thầu mua sắm qua mạng.

          1.3.2. Mô hình kiến trúc ứng dụng TMĐT trong mua sắm công

          1.3.2.1. Các đối tượng tham gia trong một hệ thống đấu thầu qua mạng.

          Trong một hệ thống đấu thầu qua mạng có 4 chủ thể tham gia và tương tác qua lại

lẫn nhau là:

          - Chủ đầu tư: Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt

chủ sở hữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện dự án. Ở đây chủ đầu tư là bên đi

mua, là đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước để mua sắm công (hoặc đối tượng bên ngoài

áp dụng hình thức quản lý mua sắm bằng luật đấu thầu của Nhà nước).

          - Nhà thầu: Nhà thầu là tổ chức, cá nhân có đủ tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều

7 và Điều 8 của Luật đấu thầu. Ở đây nhà thầu là bên bán sản phẩm, dịch vụ, công nghệ

đáp ứng các yêu cầu đưa ra của chủ đầu tư.

          - Cấp thẩm định: Cấp thẩm định là đơn vị quản lý Nhà nước về thực thi luật đấu

thầu, thẩm định các thông tin trong hồ sơ đấu thầu.

          - Cấp phê duyệt: Cấp phê duyệt là cấp có thẩm quyền phê duyệt HSMT, kết quả đấu

thầu.          1.3.2.2. Các thành phần trong hệ thống đấu thầu qua mạng

          Một hệ thống đấu thầu qua mạng tiêu biểu bao gồm các thành phần:

          - Thành phần đăng ký tài khoản người dùng và quản lý chứng thực cho toàn bộ

người dùng.

          - Thành phần công bố thông tin đấu thầu: Bao gồm việc chuẩn bị kế hoạch đấu thầu,

mời thầu, khả năng đưa và lấy dữ liệu đấu thầu về.

          - Thành phần tìm kiếm thông tin đấu thầu.

          - Thành phần nộp HSDT.

          - Thành phần mở HSDT.

          - Thành phần đánh giá HSDT.

          - Thành phần công bố thông tin kết quả đấu thầu.

          1.3.2.3. Các bước hoạt động của hệ thống đấu thầu qua mạng

Hình 1.2: Mô hình mô tả các bước hoạt động trong hệ thống

đấu thầu qua mạng

Hình 1.3: Mô tả mô hình chức năng của một hệ thống

đấu thầu qua mạng

           Cụ thể các lớp chức năng như sau:

          Lớp giao tiếp người dùng: Hỗ trợ giao tiếp giữa hệ thống mua sắm điện tử với các

đối tượng sử dụng hệ thống như Bên bán (Nhà thầu), Bên mua (Các đơn vị sử dụng ngân

sách Nhà nước trong mua sắm công), và Bộ phận vận hành hệ thống, các đối tượng giao

tiếp với hệ thống được mã hóa bảo mật bằng mã hóa SSL và chứng thực sử dụng chứng chỉ

số. Lớp giao tiếp với người dùng bao gồm các thành phần chức năng sau:

          Cổng thông tin mua sắm điện tử: Hỗ trợ tất cả các tính năng của cổng thông tin

(quản lý tài liệu, nội dung, làm việc nhóm, thông báo) cho người dùng hoặc nhóm người

dùng để họ tương tác với các chức năng được hệ thống cấp phép theo vai trò.          Giao diện cá nhân hóa cho người dùng/nhóm người dùng: Tính năng cá nhân hóa

giao diện của cổng thông tin cho người dùng

          Bảo mật/chứng thực/quản lý luồng công việc: Thực hiện chức năng bảo mật, chứng

thực và quản lý luồng công việc của toàn bộ hệ thống với các đối tượng sử dụng như trên.

          Lớp xử lý nghiệp vụ: Là lớp ứng dụng xử lý tất cả các nghiệp vụ trong hệ thống mua

sắm điện tử bao gồm các thành phần chức năng chính:

          Đấu thầu điện tử: Thực hiện tất cả các nghiệp vụ về đấu thầu trên môi trường điện

tử, chức năng đấu thầu điện tử bao gồm hai module chính là module đấu thầu điện tử và

đấu giá ngược.

          Quản lý hợp đồng: Chức năng quản lý các nghiệp vụ về thương thảo hợp đồng, ký

kết và thực hiện hợp đồng trên môi trường điện tử.

          Mua bán trên mạng: Chức năng thực hiện việc mua sắm hàng hóa trên môi trường

mạng nó bao gồm hai module thành phần là quản lý danh mục và quản lý đơn hàng.

          Thanh toán điện tử: Chức năng thực hiện các giao dịch thanh toán trên môi trường

điện tử

          Lớp cơ sở dữ liệu: Là lớp trong cùng nơi chứa cơ sở dữ liệu của toàn bộ hệ thống

phục vụ cho việc xác thực người dùng, dữ liệu cho các nghiệp vụ.

          1.3.2.4. Mô hình chức năng hệ thống đấu thầu qua mạng

          - Hệ thống đấu thấu qua mạng bao gồm bốn thành phần chính, đấy là:

Hệ thống đấu thầu điện tử (e-Tendering)

Hệ thống mua bán trên mạng (e-Purchasing)

Hệ thống quản lý hợp đồng điện tử (e-Contracting)

Hệ thống thanh toán điện tử  (e-Payment)

          Các thành phần này là thành phần lõi trong hệ thống đấu thầu qua mạng, các thành

phần tương tác với nhau theo chu trình khép kín từ đấu thầu điện tử rồi đến quản lý hợp

đồng điện tử, tiếp đến là hệ thống mua bán trên mạng và cuối cùng là thành toán điện tử.

          - Các đối tượng tương tác với hệ thống đấu thầu qua mạng là:

Bên bán là các nhà thầu hay nhà cung cấp.Bên mua là các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước trong mua sắm công (đối tượng này có

thể được mở rộng cho các đối tượng không sử dụng ngân sách Nhà nước nhưng muốn

quản lý quá trình mua sắm theo luật đấu thầu mua sắm háng hóa).

Bộ phận vận hành hệ thống: là bộ phận thuộc Bộ KHĐT trực tiếp quản lý vận hành hệ

thống mua sắm điện tử.

          - Liên kết với hệ thống là các cơ quan Nhà nước quản lý các vấn đề về cấp chứng chỉ

số, quản lý cơ sở hạ tầng CNTT, quản lý mua sắm hàng hóa tập trung, giám sát hoạt động

của hệ thống tương ứng với các cơ quan: Trung tâm chứng thực số quốc gia (thành lập

trong năm 2008), Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Tài chính.

          Hệ thống mua sắm điện tử phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu chức năng như

trong chu trình mua sắm như trên. Mô hình sau mô tả các thành phần chính của hệ thống

mua sắm điện tử cùng với các mối tương quan với các bộ phận chức năng khác.

         

Hình 1.4: Chức năng của hệ thống đấu thầu qua mạng

Mô tả chức năng hệ thống

          - Hệ thống đấu thầu điện tử:

Đăng ký người dùng và phát hành chứng chỉ chữ ký số: Cho phép đăng ký sử dụng hệ

thống, cấp phát định danh, mật khẩu và phát hành chứng chỉ chữ ký số cho tất cả người

dùng trong hệ thống.

Chức năng chuẩn bị đấu thầu qua mạng: Cho phép chuẩn bị HSMT, thư mời thầu, công bố

thông tin mời thầu.

Chức năng nộp HSDT qua mạng: Cho phép chuẩn bị và nộp HSDT qua mạng.

Chức năng mở thầu qua mạng: Cho phép mở các HSDT qua mạng.

Chức năng đánh giá HSDT qua mạng: Cho phép đánh giá HSDT, xếp hạng và lựa chọn

nhà thầu trúng thầu qua mạng.

Chức năng công bố kết quả đấu thầu qua mạng: Cho phép công bố kết quả đấu thầu qua

mạng.

Chức năng tìm kiếm qua mạng: Tìm kiếm các thông tin liên quan đến đấu thầu qua mạng.

Chức năng quản lý nhà thầu: Thiết lập cơ sở dữ liệu nhà thầu và quản lý năng lực các nhà

thầu.

          - Hệ thống quản lý hợp đồng điện tử:Chức năng soạn thảo hợp đồng: Cho phép lựa chọn mẫu hợp đồng, soạn thảo nội dung hợp

đồng để ký hợp đồng thông qua môi trường mạng.

Chức năng xem xét hợp đồng: Cho phép các bên xem xét lại các điều khoản của hợp đồng,

chỉnh sửa nội dung trong hợp đồng để thống nhất hợp đồng thông qua môi trường mạng.

Chức năng ký kết hợp đồng: Cho phép kiểm tra các điều khoản bảo đảm thực hiện hợp

đồng và ký kết hợp đồng thông qua môi trường mạng.

Quản lý thực hiện hợp đồng: Cho phép kiểm tra giám sát quá trình thực hiện hợp đồng qua

môi trường mạng.

          - Hệ thống mua sắm qua mạng (e-Purchasing - áp dụng cho mua sắm công)

Chức năng tìm kiếm hàng hóa qua mạng: Cho phép các đơn vị thực hiện mua sắm công tìm

kiếm chủng loại hàng hóa, giá cả và các thông tin chi tiết về hàng hóa.

Chức năng đăng ký hàng hóa:

Chức năng đăng ký, xóa, duyệt danh mục các loại hàng hóa cần mua qua mạng.

Chức năng đăng tải hình ảnh, tài liệu đính kèm và các thông tin cần thiết cho các sản phẩm

(e-Catalogue).

Chức năng duyệt mua các sản phẩm đăng ký.

Chức năng yêu cầu gửi hàng: Các đơn vị thực hiện mua sắm công lựa chọn nhà cung cấp,

đăng ký số lượng và yêu cầu gửi hàng.

Chức năng quản lý gửi hàng: Quản lý các hàng hóa được gửi.

         

          - Hệ thống thanh toán qua mạng

Chức năng quản lý nhận/kiểm tra: Chức năng cho phép kiểm tra tiến độ thực hiện Hợp

đồng/Đơn hàng như đã thực hiện hay chưa, đang thực hiện hay đã hoàn thành.

Chức năng quản lý thanh toán trong quá trình thực hiện hoặc sau khi hoàn thành thực hiện

hợp đồng/đơn hàng.

Quản lý yêu cầu thanh toán.Quản lý hóa đơn thanh toán trong quá trình thực hiện hoặc sau khi hoàn thành thực hiện

hợp đồng/đơn hàng.

Tích hợp với các hệ thống thông tin tài chính, kiểm tra các loại thuế liên quan.

Quản lý việc hoàn tiền: Quản lý việc hoàn trả tiền trong trường hợp giá thực hiện hợp

đồng/đơn hàng thay đổi.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI ĐẤU THẦU QUA MẠNG

Ở VIỆT NAM

2.1. Sự cần thiết phải ứng dụng đấu thầu qua mạng trong hoạt động đấu thầu ở Việt Nam

Đấu thầu là phạm trù kinh tế tồn tại trong nền kinh tế thị trường, trong đó người mua đóng

vai trò tổ chức để các nhà thầu (những người bán) cạnh tranh nhau. Mục tiêu của người

mua là có được hàng hoá và dịch vụ thoả mãn các yêu cầu của mình về kỹ thuật, chất

lượng và chi phí thấp nhất. Mục tiêu của người thầu (nhà thầu) là giành được quyền cung

cấp hàng hoá dịch vụ đó với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào đồng thời đảm bảo mức lợi

nhuận cao nhất có thể.

Công tác quản lý đấu thầu hiện nay nổi lên những vấn đề sau :

- Các chủ đầu tư, bên mời thầu thực hiện đấu thầu “nội bộ” mặc dù chọn hình thức lựa

chọn nhà thầu rộng rãi, nhưng thực tế là chỉ định thầu (thực hiện đấu thầu một cách hình

thức, giả vờ), đấu thầu thiếu công khai, minh bạch và sự giám sát của cộng đồng. Các gói

thầu bị xé nhỏ để phù hợp với Luật nhằm thực hiện hình thức chỉ định thầu. Chủ đầu tư

thường đưa ra rất nhiều lý do, những nguyên nhân nghe thực sự hợp lý để lách luật và

tránh đấu thầu rộng rãi. Đây là một trong những vấn đề nổi cộm mà các cơ quan kiểm tra

vẫn chưa tìm ra được giải pháp nào xử lý triệt để.

- Các nhà thầu liên kết với nhau, ép phe “quân xanh quân đỏ”, đẩy giá thầu lên cao. Việc

“đi đêm” của các nhà thầu bây giờ đã trở nên quá phổ biến, nhưng Chính phủ vẫn chưa có

một cơ chế giám sát và kiểm tra hiệu quả để ngăn chặn tình trạng này.

- Ý thức thực hiện của chủ đầu tư trong nhiều dự án không thật sự nghiêm túc. Việc đăng

thông tin mời thầu chỉ là lấy lệ, gây khó khăn cho những nhà thầu muốn tiếp cận thông tin

của HSDT: nếu không phải các dự án bị bắt buộc đăng thông tin trên báo Đấu thầu, các

thông tin đấu thầu thường được đăng trên các tờ báo địa phương ít được chú ý và thời hạn

ngắn; HSMT thường bị các chủ đầu tư gây khó dễ khi các nhà thầu muốn mua (ngừng bán

không lý do, yêu cầu nộp thêm tiền…)- Vấn đề quản lý lưu trữ tra cứu, báo cáo trong công tác đấu thầu cồng kềnh, khó khăn.

Hàng năm, chúng ta phải bỏ rất nhiều tiền của để giải quyết những khiếu nại, vướng mắc

của các nhà thầu và thành lập các đơn vị thanh tra nhằm đảm bảo tính minh bạch trong

công tác đấu thầu. Nhưng hiệu quả vẫn không đáng kể, thậm chí gây bất bình đối với các

nhà thầu chân chính. Công tác lưu trữ hồ sơ dự án, các HSMT, HSDT và bảo quản chúng

phục vụ công tác kiểm tra, giám sát mỗi năm cũng tiêu tốn rất nhiều công sức và tiền bạc,

khiến chi phí thực hiện đấu thầu cao hơn thực tế rất nhiều.

Bên cạnh đó, thời gian thực hiện một hoạt động đấu thầu kéo rất dài, hiện nhà thầu phải

mất đến gần 10 ngày để nhận, chuyển tài liệu thầu qua đường bưu điện. Theo Luật Đấu

thầu hiện hành, thời gian tính từ khi sơ tuyển thầu đến khi đánh giá hồ sơ, thẩm định kế

hoạch thầu có thể lên đến hơn 100 ngày. Các đối tượng tham gia trong hoạt động đấu thầu

cũng chưa tuân thủ các quy định về cung cấp thông tin đấu thầu. Lý do của hiện trạng này

chính là do việc nộp hồ sơ trực tiếp bằng văn bản. Mỗi bộ hồ sơ có một bản chính nhưng

phải có từ năm đến sáu bản sao. Mỗi nhà thầu làm một kiểu, việc cung cấp thông tin không

nhất quán cũng là điều dễ hiểu.

Lướt qua website của Cục Quản lý Đấu thầu, dễ dàng tìm thấy khá nhiều thông báo đang

trong thời hạn mời thầu. Trong đó, giá bán HSMT biến thiên trong khoảng 500.000

đồng/bộ (gói thầu xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý tỉnh và cung cấp trang thiết bị phần

cứng, phần mềm, đào tạo, chuyển giao công nghệ, dự án xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý

và ứng dụng GIS quản lý hành chính và môi trường tỉnh Hưng Yên) đến 1 triệu đồng (gói

thầu xây lắp và thiết bị thuộc dự án xây dựng mới Trường THCS Trung An, Củ Chi-

TPHCM). Trung bình mỗi gói thầu có đến 20 nhà thầu tham dự, cộng dồn với chi phí đi lại

của nhà thầu khi mua HSMT, nộp HSDT, in ấn tài liệu... có thể thấy, khoản tiền bỏ ra cho

hoạt động này là không nhỏ. Lập kế hoạch đấu thầu, thông báo mời thầu, nhận hồ sơ đấu

thầu, mở thầu, đánh giá hồ sơ, thẩm định và phê duyệt, hoàn thiện hợp đồng, ký hợp

đồng... Phải trải qua ít nhất 8 giai đoạn và khá nhiều thủ tục, một dự án mới được chuyển

đến tay nhà thầu thông qua giấy tờ, con dấu, văn bản...

- Lãng phí thất thoát trong xây dựng cơ bản và mua sắm hàng hóa công. Thái độ thờ ơ, vô

trách nhiệm của các cơ quan chủ quản và chủ đầu tư đã dẫn đến hàng loạt những sai phạm

trong đấu thầu. Hàng hóa kém chất lượng, công trình không đảm bảo yêu cầu khiến hiệu

quả sử dụng vốn đầu tư của Việt Nam vào hàng thấp nhất trong các quốc gia đang phát

triển.

- Sức ép hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu khách quan nền kinh tế thị trường. Rất nhiều

các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF, JBIC hoặc các đối tác của Việt Nam đang đòi

hỏi những chế tài xử phạt và cơ chế quản lý nghiêm minh hoạt động đấu thầu. Những vụ

tiêu cực như PMU 18, PCI,... buộc chúng ta phải có phương thức kiểm soát hiệu quả hơn

quá trình mua sắm công.

Trong bối cảnh đó, TMĐT ngày càng được phát triển và ứng dụng rộng rãi và sẽ trở thành

hình thức giao dịch cơ bản trong thế kỷ 21. Việc áp dụng TMĐT giúp cho doanh nghiệp

nâng cao năng lực canh tranh, tiết kiệm chi phí và nhanh chóng hội nhập với kinh tế toàn

cầu. Tham gia TMĐT không chỉ là các doanh nghiệp và người dân, mà Chính phủ là một chủ thể tích cực tham gia ứng dụng TMĐT. Ngoài việc tạo lập ra môi trường cho TMĐT,

Chính phủ còn là chủ đầu tư lớn của thị trường TMĐT.

Theo các nghiên cứu khảo sát gần đây, chi tiêu Chính phủ của các nước hàng năm chiếm

khoảng từ 10% - 20% GDP của mỗi nước. Chi phí mua sắm Chính phủ của EU chiếm

khoảng 16% GDP, Ý khoảng 11,9%, trong khi Hà Lan khoảng 21,5%. Trung Quốc chi tiêu

Chính phủ khoảng $600 tỷ năm 2006.

Do giá trị mua sắm công là rất lớn đối với mỗi quốc gia, hàng hoá và dịch vụ mua sắm

công cũng hết sức đa dạng nên hàng năm các quốc gia phải dành rất nhiều thời gian và

nguồn lực để tiến hành đấu thầu mua sắm công. Việc ứng dụng TMĐT vào mua sắm công

là một nội dung quan trọng trong TMĐT. Nó giúp cho việc chi tiêu Chính phủ đạt được

nhiều lợi ích: tiết kiệm chi phí, thời gian, nâng cao tính minh bạch trong mua sắm công và

thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, mở rộng không gian đấu thầu.

Đấu thầu qua mạng (Luật Đấu thầu - Điều 30) là một dịch vụ công quan trọng trong hệ

thống Chính phủ điện tử. Nó đã được rất nhiều nước quan tâm và triển khai, thực tế đã

đem lại rất nhiều hiệu quả trong chi tiêu Chính phủ.

Ứng dụng TMĐT trong mua sắm công là một định hướng đã được xác định trong kế hoạch

tổng thể ứng dụng và phát triển TMĐT đến 2010. Việc ứng dụng TMĐT vào mua sắm

công sẽ làm cho công tác mua sắm công trở nên công khai, minh bạch và hiệu quả. Sự tốn

kém của đấu thầu theo phương pháp cũ khiến các nhà quản lý thế giới tiếp xúc với mô hình

đấu thầu trực tuyến với thái độ nồng nhiệt. Chỉ với một hệ thống bao gồm trang web để có

môi trường giao dịch, liên kết với ngân hàng để có phương tiện thanh toán, chứng thực số;

chữ ký điện tử... đấu thầu trực tuyến đã có thể vận hành. Phương thức đấu thầu mới sẽ tăng

tính cạnh tranh trong đấu thầu, giúp Chính phủ giám sát việc mua sắm chuyên nghiệp hơn,

hạn chế những chi phí “lót tay” nên sẽ nâng chất lượng các gói thầu. Không thể phủ nhận,

với cách làm này, Cục Quản lý đấu thầu cũng như các nhà thầu sẽ loại bỏ được các công

việc lặp đi lặp lại, rút ngắn được quy trình mua sắm.

Dưới đây là một vài phân tích tài chính để chứng minh rằng, ứng dụng đấu thầu điện tử

mang lại những hiệu quả nhãn tiền như thế nào?

Ứng dụng hình thức mua sắm công qua mạng là một dự án đầu tư cung cấp dịch vụ công

của Chính phủ có phạm vi lớn, đối tượng tham gia rất nhiều với các thành phần khác nhau,

vì vậy việc đánh giá hiệu quả rất phức tạp. Có thể sử dụng phương pháp so sánh giữa 2

trạng thái: Khi chưa có hệ thống đấu thầu và sau khi có hệ thống đấu thầu qua mạng. Các

yếu tố được xác định và phân chia theo chi phí; lợi ích thu được và rủi ro gặp phải trong

quá trình thực hiện; cả 3 đều quy thành giá trị tính bằng tiền để so sánh.

Một số giả thiết khi tính toán:

Chi phí dựa trên trên tổng mức đầu tư dự án.

Rủi ro tác động đến coi như bằng không (nhằm đơn giản hóa vì mỗi hình thức đấu thầu

đều có rủi ro riêng).Lương tối thiểu 620,000 VNĐ/22 ngày (áp dụng cho nhân lực làm việc trong lĩnh vực hành

chính – theo Báo cáo kiến trúc tổng thể dự án: “Ứng dụng TMĐT trong mua sắm Chính

phủ) làm việc trong tháng = 28181VNĐ/1 ngày = 0,28*10-4 tỷ (ký hiệu là S)

Khi thực hiện online theo quy trình đấu thầu mô tả ở dưới, thời gian tiết giảm như sau:

Bảng 2.1: Thời gian tiết giảm được khi đấu thầu qua mạng

TT Các bước trong quy trình

đấu thầu

Trước khi có hệ thống

(ngày)

Sau khi có hệ

thống (ngày)

Thời gian tiết

giảm (ngày)

1

Chuẩn bị đấu thấu:

Sơ tuyển (nếu có)

Lập HSMT

Thông báo mời thầu

Theo Luật đấu thầu;

thời gian thông báo

mời thầu tối thiểu là 10

ngày trước khi phát

hành HSMT.

Giả thiết thời gian

tối thiểu là 5 ngày

5

2

Tổ chức đấu thấu:

Phát hành HSMT

Lập tổ chuyên gia xét thầu

3 Đánh giá HSDT Tối đa là 45 ngày (Các giai đoạn này chưa có một

điều tra cụ thể, vì nhiều gói thầu

thời gian thực hiện là tương đối

khác nhau. nên việc tính thời gian

tiết kiệm khi sử dụng hệ thống đấu

thầu qua mạng chỉ mang tính ước

đoán, không thật sự chuẩn xác).

4

Thẩm định và phê duyệt

KQĐT Tối đa là 20 ngày

5 Công bố KQĐT 

6 Hoàn thiện hợp đồng 

7

Ký kết hợp đồng

Nguồn vốn ngân sách Nhà nước dành cho đầu tư phát triển, vốn liên doanh, cổ phần, hợp

đồng hợp tác kinh doanh dành cho đầu tư phát triển theo số liệu báo cáo của Bộ KHĐT

năm 2007 được sử dụng cho tính toán như bảng sau.

Bảng 2.2: Các nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển

Loại Nguồn vốn

Tổng số gói

thầu

Tổng giá gói

thầu

Tổng giá trúng

thầu

Tư vấn Vốn đầu tư phát triển 8.650 3.545,58 3.336,80

Hàng hóa Vốn đầu tư phát triển 4.341 84.205,75 81.763,92Loại Nguồn vốn

Tổng số gói

thầu

Tổng giá gói

thầu

Tổng giá trúng

thầu

Xây lắp Vốn đầu tư phát triển 17.563 77.531,91 74.152,29

Tổng cộng (1)   30.554 165.283,24 159.253,01

Tư vấn

vốn liên doanh, cổ phần, Hợp

đồng hợp tác kinh doanh

    

Hàng hóa

Vốn liên doanh, cổ phần, hợp

đồng hợp tác kinh doanh

64% (1.188) 14.331,80

74,6%

(13.431,77)

Xây lắp

vốn liên doanh, cổ phần, hợp

đồng hợp tác kinh doanh

    

Tổng cộng (2)   1.857 19.167,10 18.005,05

Tư vấn Vốn chi tiêu thường xuyên 95 22,72 19,98

Hàng hóa Vốn chi tiêu thường xuyên 1.385 2.398,48 2.188,67

Tổng cộng (3)   1.480 2.421,19 2.208,65

(1)+(2)+(3)   33.891 186.871,53 179.466,72

Nguồn: Số liệu báo cáo của Bộ KHĐT năm 2007

Giả thiết tính toán về các tiết kiệm thu được của dự án mang lại

Có 2 tiết kiệm có thể tính toán được bao gồm (tính tại năm 2015 khi hoàn thành dự án):

1) Tiết kiệm khi mua sắm hàng hóa trên mạng: Theo các mục tiêu; giả thiết ở trên có thể

tính toán được như sau:

            A = 2%*20%*Tổng Giá gói thầu mua sắm hàng hóa

Trong đó  A: tiết kiệm khi mua sắm hàng hóa qua mạng

2%: tỉ lệ tiết kiệm thấp nhất lấy làm căn cứ tính toán được nêu ở mục giả thiết

20%: mục tiêu đến 2015 sẽ có 20% mua sắm hàng hóa thực hiện qua mạng

Tổng Giá gói thầu mua sắm hàng hóa = 98.936,03 tỷ đồng (tính toán dựa theo số liệu báo

cáo đấu thầu 2007 được tổng hợp ở bảng trên)

Kết quả:

              A = 2%*20%*98.936,03 = 395,74 tỷ đồng

2) Tiết kiệm thời gian do thực hiện các gói thầu trên mạng (giả thiết)

            B = 2*5ngày*S*(Số lượng gói thầu đấu thầu qua mạng)Trong đó

2: tính cho cả phía nhà thầu và chủ đầu tư

5 ngày: thời gian tiết giảm do thực hiện đấu thầu qua mạng đối với các gói thầu theo giả

thiết ở bảng trên.

S: tiền công cho một ngày làm việc 0,28*10-4 tỷ

Giả thiết toàn bộ số lượng gói thầu đến năm 2015 sẽ được thực hiện qua mạng =  33.891

Kết quả:

            B = 2*5*0,28*10-4*33.891 = 9,48 tỷ đồng

Do vậy, tổng số tiền tiết kiệm được cũng chính là hiệu quả thu được khi triển khai dự án tại

thời điểm 2015:

          C = A + B = 395,74 + 9,48 = 405,22 tỷ đồng

2.2. Thực trạng triển khai đấu thầu qua mạng ở Việt Nam

2.2.1 Thực trạng các yếu tố sẵn có phục vụ cho việc triển khai đấu thầu qua mạng ở Việt

Nam

2.2.1.1. Tình hình phát triển TMĐT ở Việt Nam

TMĐT đã trở thành một khái niệm quen thuộc đối với các doanh nghiệp và hầu hết người

dân. Các doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ các cơ hội của TMĐT và quan tâm tới việc

xây dựng các mô hình kinh doanh TMĐT, đưa TMĐT thành một phần không thể tách rời

của chiến lược phát triển doanh nghiệp trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển

TMĐT sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy thương mại và nâng cao sức cạnh tranh của doanh

nghiệp trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới.

Nhà nước đã tạo ra môi trường thuận lợi cho ứng dụng và phát triển TMĐT, xây dựng

khuôn khổ pháp lý, thiết lập sự cạnh tranh lành mạnh, hỗ trợ tạo ra cơ chế giải quyết tranh

chấp, bí mật riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng. Luật giao dịch TMĐT, Luật CNTT, các

Nghị Định về TMĐT, về ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước, về chứng thực số và

chữ ký số v.v. đã tạo khung pháp lý căn bản để triển khai ứng dụng TMĐT. Hạ tầng CNTT

và truyền thông của Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ, số người sử dụng Internet đã đạt

22% là tỷ lệ khá cao cho ứng dụng TMĐT.Nhà nước cần phải đi tiên phong trong việc ứng dụng TMĐT, chính phủ điện tử, để cung

cấp qua môi trường mạng các dịch vụ công như hải quan điện tử, thuế điện tử, cấp phép

nhập khẩu điện tử. Chính các dịch vụ công của Nhà nước sẽ lôi kéo các doanh nghiệp tham

gia vào môi trường mạng, tham gia TMĐT.

Các cơ quan Nhà nước đang tích cực triển khai cung cấp cho người dân và doanh nghiệp

các dịch vụ công. Tổng Cục Thuế, Hải Quan đang tích cực triển khai các chương trình khai

báo thuế, khai báo hải quan qua mạng. Chính phủ cũng đã xác định đẩy mạnh ứng dụng

TMĐT trong mua sắm công để phát huy vai trò tiên phong của các cơ quan Nhà nước

trong việc ứng dụng TMĐT.

2.2.1.2. Hiện trạng ứng dụng TMĐT trong công tác đấu thầu

Nhận thức rõ vai trò của TMĐT trong các hoạt động mua sắm công, trong kế hoạch tổng

thể phát triển TMĐT đã xác định đến 2010 “Tất cả các chào thầu mua sắm Chính phủ được

công bố trên các trang tin điện tử của các cơ quan Chính phủ và 30% mua sắm Chính phủ

được tiến hành trên mạng”. Việc ứng dụng đấu thầu qua mạng sẽ tạo điều kiện và bắt buộc

các cơ quan Chính phủ phải minh bạch hoá các hoạt động mua sắm Chính phủ sử dụng

ngân sách Nhà nước.

Hiện nay nước ta đã có các văn bản luật tạo tiền đề trực tiếp để xây dựng khung pháp lý

cho việc ứng dụng TMĐT trong đấu thầu mua sắm Chính phủ, gồm: Luật Đấu thầu; Luật

Xây dựng; Luật Thương mại; Luật Đầu tư; Luật CNTT; Luật Giao dịch điện tử và các văn

bản dưới hướng dẫn thi hành của Chính phủ và một số Bộ: Nghị định hướng dẫn thi hành

về TMĐT; Nghị định hướng dẫn thi hành Luật giao dịch điện tử về giao dịch điện tử trong

lĩnh vực tài chính; Nghị định hướng dẫn thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và

chứng thực chữ ký số; Nghị định hướng dẫn về giao dịch điện tử trong lĩnh vực Ngân

hàng; Nghị định về ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước; Quy chế tổ chức mua sắm

tài sản, hàng hoá sử dụng ngân sách Nhà nước theo phương thức tập trung; hướng dẫn của

Bộ Thông tin và Truyền thông về mẫu chứng thực chữ ký số; hướng dẫn của Bộ Tài Chính

về thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan

Nhà nước bằng vốn Nhà nước.

Tuy nhiên, các quy định pháp luật điều chỉnh về ứng dụng TMĐT trong đấu thầu mua sắm

Chính phủ còn nhiều hạn chế. Nó chưa đáp ứng yêu cầu cho việc xây dựng và vận hành

mạng đấu thầu mua sắm quốc gia. Các văn bản trên thực chất chỉ mang tính chất định

khung, chưa có hướng dẫn chi tiết về ứng dụng TMĐT trong đấu thầu mua sắm Chính phủ.

Trong các quy định của pháp luật về đấu thầu chỉ nêu vấn đề đấu thầu qua mạng (Điều 30

Luật đấu thầu) nhưng chưa quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành và triển khai các nghiệp

vụ về đấu thầu qua mạng, các văn bản của Chính phủ hiện tại cũng chưa có quy định,

hướng dẫn chi tiết về đấu thầu qua mạng và các biện pháp nghiệp vụ trong hoạt động đấu

thầu qua mạng.

Ứng dụng CNTT trong mua sắm công ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc trao đổi thư

điện tử giữa MPI và các nhà thầu, đăng thông tin trên trang web công bố thông tin đấu thầu

của MPI (www.dauthau.mpi.gov.vn), và một số trang web khác. Các trang web này chỉ đơn giản là tập trung thông tin đấu thầu trên toàn quốc vào một nơi để tạo thuận lợi cho các

nhà thầu trong việc tìm kiếm thông tin với chi phí rẻ hơn, chưa có ứng dụng TMĐT thực

sự trong việc đấu thầu ở Việt Nam hiện nay.

Thực tế khảo sát các ứng dụng này cho thấy các đặc điểm chung như sau:

Các trang web đấu thầu hiện tại mới chỉ dừng lại ở mức đăng tải thông tin gói thầu, thông

tin mời thầu, và công bố thông tin nhà thầu trúng thầu. Nó chỉ thực hiện được một số chức

năng rất nhỏ trong quy trình đấu thầu nêu trên.

Hoàn toàn thiếu các module căn bản của một hệ thống đấu thầu điện tử như module quản

lý người dùng, module chuẩn bị thông tin mời thầu, module chuẩn bị thông tin dự thầu và

nộp hồ sơ thầu (e-Tender), module quản lý catalogue (e-Catalogue), module đấu giá (e-

Auction), module thanh toán trực tuyến (e-Pay), module đánh giá thầu.

Ngoài việc thiếu các chức năng như đã nêu trên, các ứng dụng này thường hoạt động

không ổn định, chậm, ít được cập nhật thông tin, giao diện kém, tính an ninh bảo mật rất

thấp.

Trên cơ sở khảo sát hiện trạng trên, việc đầu tư xây dựng một hệ thống đấu thầu qua mạng

hiên nay là một việc làm cấp thiết. Nó đáp ứng được xu thế phát triển Chính phủ điện tử và

TMĐT và hỗ trợ cho quá trình cải cách hành chính của đất nước. Từ đó góp phần nâng cao

năng lực quản lý và điều hành đất nước, đảm bảo quá trình mua sắm công đươc công khai,

minh bạch và hiệu quả.

2.2.1.3. Thực trạng các yếu tố sẵn có phục vụ cho việc triển khai đấu thầu qua mạng ở Việt

Nam

Dưới đây, chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu thực trạng các yếu tố sẵn có ở Việt Nam phục

vụ cho việc triển khai đấu thầu qua mạng. Từng yếu tố một sẽ được đánh giá theo các mức

độ từ 1 đến 4 (tùy hiện trạng của mỗi yếu tố) với các dấu hiệu, bằng chứng, chứng minh cụ

thể. Trong đó, nếu:

Ở mức độ 1: Không có yếu tố được đề cập đến hay không được biểu hiện, thực hiện ở  một

mức độ nhất định.

Ở mức độ 2: Chỉ có một ít được biểu hiện hoặc thực hiện nhưng ở mức độ nhỏ, khó nhận

biết và chưa sẵn sàng để triển khai đấu thầu qua mạng.

Ở mức độ 3: Một vài dấu hiệu đã thể hiện tương đối rõ, có thể dễ nhận thấy, nhưng chỉ ở

mức độ nền móng, còn cần phải đầu tư và nâng cấp thì mới đảm bảo phù hợp với yêu cầu

của hệ thống.

Ở mức độ 4: Có đầy đủ các dấu hiệu thể hiện được yêu cầu đề ra và nhận biết được đầy

đủ, hoàn toàn, sẵn sàng để triển khai ngay đấu thầu qua mạng.+ Về quyết tâm thực hiện của Chính phủ

Các nghiên cứu về sự thành công triển khai đấu thầu qua mạng của các nước đều chỉ ra

nhân tố sự quyết tâm của Chính phủ với vai trò cung cấp ngân sách, tài nguyên, kế hoạch

và quản lý, hỗ trợ thực hiện để tạo ra một môi trường cho một phương thức đấu thầu mới

hoạt động hiệu quả là rất quan trọng. Sự quyết tâm của Chính phủ Việt Nam được thể hiện

qua các điểm sau:

Chính phủ đưa vào kế hoạch triển khai ứng dụng TMĐT trong mua sắm Chính phủ từ 2006

đến 2010 trong quyết định 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/09/2005 nằm trong lộ trình đẩy

mạnh ứng dụng TMĐT tại Việt Nam.

Các kế hoạch xây dựng các luật, chính sách, nghị định liên quan, chuẩn hóa các tài liệu và

quy trình đấu thầu đang tiếp tục thực hiện hoàn thiện theo thời gian.

Đã có Cục chuyên trách về quản lý đấu thầu trực thuộc Bộ KHĐT thực hiện các công việc

có liên quan đến quản lý Nhà nước về đấu thầu.

Công tác đào tạo về Luật và các nghị định về đấu thầu được thực hiện rộng khắp cho các

đối tượng có nhu cầu tham gia.

Đánh giá mức độ sẵn sàng ở mức 3.

+ Về công tác xây dựng đội ngũ nhân lực đấu thầu

Cục Quản lý đấu thầu – Bộ KHĐT đã kết hợp với các Viện nghiên cứu, các Công ty, các tổ

chức có đủ điều kiện đào tạo và đưa ra một chương trình chuyên biệt về đấu thầu - khóa

học 3 ngày – đáp ứng nhu cầu của các tổ chức. Đây là yếu tố tích cực khi chuyển đổi sang

mô hình mới cần có các khóa đào tạo về các kỹ năng đấu thầu mới.

Đánh giá mức độ sẵn sàng ở mức 3.

+ Về kế hoạch và lộ trình xây dựng đấu thầu qua mạng

Chỉ mới đề cập đến nhưng chưa có một chiến lược tổng thể, lộ trình áp dụng, các tiêu

chuẩn áp dụng, phạm vi áp dụng cho hệ thống đấu thầu được ban hành và thể chế bằng các

văn bản pháp luật.

Đánh giá về mức độ sẵn sàng ở mức 2.

+ Về Chính sách

Đã có các kế hoạch phát triển định hướng cho TMĐT, Chính phủ điện tử. Tuy nhiên các kế

hoạch này đều ở dạng rời rạc, chưa có sự tích hợp và thống nhất về một định hướng chung

giữa hệ thống đấu thầu qua mạng với Chính phủ điện tử.Đánh giá về mặt chính sách, mức độ sẵn sàng chỉ ở mức 2.

+ Về luật pháp và các nguyên tắc cơ bản trong đấu thầu

Về hoạt động đấu thầu qua mạng Luật Đấu thầu hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc quy định

đăng tải thông tin mà chưa có quy định cụ thể về đấu thầu qua mạng. Khi xây dựng luật

đấu thầu với mục tiêu đảm bảo các nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu

quả kinh tế. Tuy nhiên cần có các dữ liệu cập nhật đầy đủ và thông tin đánh giá các tiêu chí

trên, từ đó sẽ giúp cho cơ quan quản lý Nhà nước đưa các chính sách và điều chỉnh phù

hợp với thực tiễn. Đồng thời cần có các thông tin chỉ báo đánh giá sự tuân thủ luật pháp

khi thực thi theo đúng các điều luật đã đề ra.

Về các Luật điều chỉnh giao dịch TMĐT hiện nay. So sánh với bộ khung luật về TMĐT,

hiện nay chúng ta còn thiếu các luật liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong

TMĐT, bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT, xử lý các tranh chấp trong TMĐT.

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 22/2008/TT-BTC ngày 10/03/2008 hướng dẫn một

số nội dung của Quyết định số 179/2007/QĐ-TTg ngày 26/11/2007 của Thủ tướng Chính

phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức mua sắm tài sản, hàng hoá từ ngân sách Nhà nước

theo phương thức tập trung là một điều kiện quan trọng và tích cực cho quá trình triển khai

và xây dựng mô hình của hệ thống đấu thầu qua mạng cho hình thức mua sắm hàng hóa.

Đánh giá mức độ sẵn sàng ở mức 3.

Bảng 2.3: Các luật điều chỉnh giao dịch TMĐT

Các nội dung cần quy định của luật Luật tương ứng của Việt Nam

Thừa nhận các thông điệp dữ liệu là hợp

pháp trong các giao dịch trên mạng.

Luật Giao dịch điện tử 2005; Nghị định

27/2007/NĐ-CP ngày 23/2/2007 của Chính phủ

về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính

(căn cứ vào Luật giao dịch điện tử); Nghị định

35/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 của Chính phủ về

giao dịch điện tử trong hoạt động Ngân hàng;

Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 9/6/2006 của

Chính phủ về TMĐT (căn cứ vào Luật thương

mại và Luật giao dịch điện tử); Luật Dân sự

2005.

Quy định kỹ thuật về chữ ký số nhằm

đảm bảo tính tin cậy, toàn vẹn của thông

Nghị định 26/2007/NĐ-CP ngày 15/2/2007 của

Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao Các nội dung cần quy định của luật Luật tương ứng của Việt Nam

tin được trao đổi trong TMĐT. dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực

chữ ký số

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong

TMĐT.

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 chưa có quy định chi

tiết về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong TMĐT

Bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT. Pháp lênh bảo về quyền lợi người tiêu dùng chưa

có quy định chi tiết về bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng trong TMĐT.

Xử lý tranh chấp và các vi phạm, tội

phạm trong TMĐT.

Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và pháp

luật về hình sự chưa có quy định chi tiết về xử  lý

tranh chấp và các vi phạm, tội phạm trong

TMĐT.

+ Về hạ tầng mạng Quốc gia

Theo các chỉ số đánh giá hạ tầng của các tổ chức trên thế giới, Việt Nam có độ sẵn sàng ở

mức 4, tương ứng có đủ điều kiện về triển khai đấu thầu qua mạng  (cột cuối cùng là dữ

liệu tính toán về Việt Nam; thể hiện Việt Nam đang ở vị trí cấp độ tương ứng là các vùng

bôi màu đậm)

Bảng 2.4: Đánh giá hạ tầng mạng của Việt Nam

Số Chỉ số

Cấp độ sẵn sàng 

1

Không/ít

2

Nhỏ

3

Trung bình

4

Đủ

Phạm vi

dữ liệu

1.

Số lượng thuê bao Internet

(% dân số)

<0.05 <1.0 <10.0 >10.0 6% 

2.

Số người sử dụng (% dân

số)

<1.0 1-3.0 4-10.0 >10.0 21% 

3.

Số lượng nhà cung cấp

internet /triệu người

0 1.0 2-3 >3 17 

4.

Số lượng máy chủ/10.000

người

<1.0 1-5 6-10 >10.0 >10.0 

5.

Tỉ lệ sử dụng máy tính cá

nhân (% dân số)

<1.0 <3.0 <10.0 >10.0 >10.0 

6. Tốc độ truyền dữ liệu   Chỉ e-mail 9.6-14.4 14.4-28.8 28.8-56.0 28.8-56.0  Số Chỉ số

Cấp độ sẵn sàng 

1

Không/ít

2

Nhỏ

3

Trung bình

4

Đủ

Phạm vi

dữ liệu

modem có thể sử dụng

được

Kbps Kbps

Kbps

Kbps

7.

Tính sẵn sàng của mạng

dữ liệu

Ít hoặc

không có

mạng

Một vài cơ

quan có

mạng

LAN

Các mạng

chủ yếu ở

trung tâm

Các mạng

liên kết

các trung

tâm

Các mạng

chủ yếu ở

trung tâm

8.

Tính sẵn sàng của các

trung tâm internet công

cộng

Không

Một vài ở

vị trí lớn

Một vài ở

hầu hết

các vị trí

Một vài ở

hầu hết

các trung

tâm

Một vài ở

hầu hết

trung tâm

9.

So sánh chi phí truy cập

internet

Rất cao Cao

Trên mức

sàn

Có thể so

sánh được

Có thể so

sánh được

10.

Tỉ lệ sử dụng điện thoại

(% dân số)

<2% <8% <40% >40% 55,2% 

11.

Tỉ lệ sử dụng điện thoại di

động (% dân số)

<0.5% <5% <14% >14% 47% 

12.

Phạm vi bao phủ của dịch

vụ điện thoại (% dân số)

<10% 10-30% 31-50% >50% 100% 

13.

Chất lượng dịch vụ

(lỗi/100 đường)

>100 50-100 10-50 <10 <10 

14.

Dịch vụ và hỗ trợ để thiết

lập dịch vụ/ xử lý lỗi.

4 năm/

6 tháng

6 tháng /

1 tháng

1 tháng /

1 tuần

Vài ngày/

<48 giờ

Vài ngày 

15.

Tính sẵn sàng của phần

cứng.

Tất cả các

thành phần

được nhập

Nhiều

thành phần

được nhập

Một vài

thành phần

được nhập

Ít thành

phần được

nhập

Nhiêu

thành phần

được nhập

16.

Tính sẵn sàng của nhà

cung cấp phần mềm.

0 1-10 10-50 50+ 50+ 

(Các số liệu tính toán lấy thông tin từ trang www.vnnic.net và www.mic.gov.vn và Báo cáo

CNTT năm 2007  của Hiệp hội CNTT TP HCM)

+ Về hiện trạng của trang web đấu thầu Việt Nam

Theo đánh giá, thì hiện tại mức độ đáp ứng chỉ dừng lại mức 2.Hiện tại chưa quản lý hết được thông tin nhà thầu, thông tin chủ đầu tư

Một vài Bộ ban ngành đăng tải thêm thông tin đấu thầu trên hệ thống riêng của đơn vị. 

Các nhà thầu bắt đầu có một kênh tiếp cận thông tin đấu thầu thông qua trang web đấu thầu

của Bộ KHĐT và tờ báo Đấu thầu quốc gia. Tuy nhiên do nhiều yếu tố liên quan đến

quyền lợi của các bên, việc tuân thủ chưa được thực hiện một cách nghiêm ngặt.

Trang web chuyên về đấu thầu www.dauthau.mpi.gov.vn là chính là tiền đề cho quá trình

thực hiện và triển khai đấu thầu qua mạng sau này.

+ Các yếu tố liên quan khác

-        Các tiêu chuẩn nền tảng được ban hành đảm bảo cho hệ thống hoạt động: Một tiêu

chí quan trọng nhất khi xây dựng hệ thống đấu thầu qua mạng chính là khả năng tương

thích và truy cập rộng rãi hay chính là hệ thống được xây dựng trên các chuẩn mở. Một hệ

thống TMĐT chung hay hệ thống đấu thầu qua mạng riêng biệt đều có phân vùng tiêu

chuẩn áp dụng để làm nền tảng hoạt động: chuẩn về Luật pháp; chuẩn về danh mục hàng

hóa; chuẩn về hệ thống mở; chuẩn về xác thực và bảo mật. Về chuẩn luật pháp đã được đề

cập ở mục trên; đối với danh mục hàng hóa, lựa chọn một tiêu chuẩn đảm bảo các yếu tố

như chi phí duy trì; chuẩn quốc tế công nhận và mục đích sử dụng để phân tích thống kê

chính là nhân tố quyết định. Chuẩn trong hệ thống mở đảm bảo các nguyên tắc quy trình

nào sẽ tích hợp trong hệ thống, phạm vi hoạt động ứng dụng của hệ thống, khả năng của

công nghệ thực hiện, yêu cầu hoạt động.

Đánh giá mức độ đang ở mức 2.

-        Đánh giá về mức độ đáp ứng của nhà cung cấp chứng thực số (Certificate Authority -

CA) tại Việt Nam cho TMĐT hay đấu thầu qua mạng chỉ ở mức sẵn sàng 2.

Chưng chi sô va chư ky điên tư la môt trong cac điêu kiên tiên quyêt đê đam bao cho viêc

thưc hiên cac giao dich TMĐT. Theo nghi đinh 26/2007/NĐ-CP, Bô Thông tin va Truyên 

thông la đâu môi xây dưng va duy tri hoat đông cua tô chưc chưng thưc chư ky sô quôc gia

( Root CA ). Bô Thông tin va Truyên thông cung đa ban hanh quyêt đinh ngày 19/6/2007 

“Quyết định số 20/2007/QĐ-BBCVT về việc ban hành mẫu quy chế chứng thực chữ ký

số” (theo website http://www.mot.gov.vn/mot/lawsdata).

Sau khi tìm hiểu tai Cuc ưng dung CNTT – Bô Thông tin va Truyên thông - đơn vi chu tri 

viêc ban hanh, xây dưng va duy tri Root CA, thì vao thơi điêm hiên tai viêc triên khai dich

vu chưng thưc sô chưa co tiên triên gi mơi. Măt khac cung chưa co môt đinh hương va thơi

gian cu thê đươc quy đinh băng văn bản phap ly vê thơi điêm đi vao hoat đông cua hê

thông Root CA.

Vơi cac thông tin thu thâp đươc, chưa co môt doanh nghiêp nao thưc sư cung câp dich vu

chưng thưc sô đi vao hoat đông thương mai hoa tai Viêt Nam ngoài VASC, mà dịch vụ này 

cũng đã lâu không thấy VASC nhắc tới.- Một yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của dự án là sự tham gia của nhà thầu, nhà

cung cấp hàng hóa với vai trò là một thành phần trong hệ thống đấu thầu mới. Do đó cần

xây dựng một kế hoạch lôi kéo, thu hút sự tham gia tích cực của các nhà thầu, dựa trên sự

tin cậy vào các quy trình đấu thầu mới với các tiêu chí cạnh tranh, công bằng, minh bạch.

Đánh giá yếu tố tham gia của các nhà thầu chỉ ở mức 1.

Bảng 2.5: Tổng hợp bảng đánh giá các tiêu chí của Việt Nam

STT Tiêu chí đánh giá Mức độ sẵn sàng

1 Quyết tâm thực hiện của Chính phủ 3

2 Công tác xây dựng đội ngũ nhân lực đấu thầu 3

3 Kế hoạch và lộ trình xây dựng đấu thầu qua mạng 2

4 Về Chính sách 2

5 Về luật pháp và các nguyên tắc cơ bản trong đấu thầu 3

6 Về hạ tầng mạng Quốc gia 4

7 Về hiện trạng của trang web đấu thầu Việt Nam 2

8 Các tiêu chuẩn áp dụng để làm nền tảng hoạt động 2

9 Nhà cung cấp chứng thực số (Certificate Authority - CA) 2

10 Sự tham gia của các nhà thầu 1

2.2.2. Quá trình triển khai đấu thầu qua mạng

2.2.2.1. Mục tiêu tổng thể

Dự án “Ứng dụng TMĐT trong mua sắm Chính phủ”  phục vụ việc triển khai hoạt động

mua sắm công qua mạng nhằm đảm bảo các quá trình đấu thầu trong mua sắm công được

công khai, minh bạch, cạnh tranh và hiệu quả kinh tế. Dự án có các mục tiêu tổng quát theo

lộ trình từ nay đến 2015 như sau:

Đề xuất các hệ thống văn bản pháp lý về hoạt động đấu thầu qua mạng tại Việt Nam nhằm

tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi thúc đẩy ứng dụng TMĐT vào quá trình đấu thầu mua

sắm công.

Xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý đấu thầu qua mạng, quy trình đấu thầu qua mạng,

các quy định liên quan phục vụ cho công tác đấu thầu qua mạng tại Việt nam

Đảm bảo các điều kiện về hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ quá trình triển khai ứng dụng

đấu thầu qua mạng.

Triển khai hệ thống nghiệp vụ đấu thầu qua mạng gồm các module: eTendering,

ePurchasing, eContract, ePayment cũng như các hệ thống giá trị gia tăng trên hệ thống này.

Sẵn sàng kết nối và tích hợp với các hệ thống quản lý khác của Chính phủ điện tử Việt

nam. Triển khai xây dựng tổ chức đào tạo nghiệp vụ đầu thầu qua mạng cho các cơ quan quản lý

đấu thầu, các chủ đầu tư và cộng đồng các doanh nghiệp tham gia hệ thống đấu thầu qua

mạng.

Triển khai các chương trình nâng cao nhận thức với cộng đồng trong và ngoài nước về hệ

thống đấu thầu qua mạng tại Việt nam.

2.2.2.2. Mục tiêu cụ thể đến 2010

Về các cơ sở pháp lý: Hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý để thực hiện mô hình thí điểm,

bao gồm quyết định của Thủ tướng đồng ý cho phép thực hiện thí điểm đấu thầu qua

mạng; hướng dẫn của Bộ KHĐT về quy trình đấu thầu qua mạng, phân cấp các bên tham

gia; quyết định của Bộ KHĐT về hình thành đơn vị tổ chức vận hành đấu thầu qua mạng,

Về quy trình đấu thầu: xây dựng quy trình chi tiết đấu thầu qua mạng cho giai đoạn thử

nghiệm

Về hạ tầng thông tin phục vụ công tác đấu thầu qua mạng bao gồm:

Xây dựng một trung tâm dữ liệu hiện đại đảm bảo phục vụ trước mắt và lâu dài các hoạt

động đấu thầu qua mạng. Trung tâm dữ liệu là một hệ thống lưu trữ, xử lý và kết nối mạng

các dữ liệu đấu thầu tập trung, nó phải đảm bảo an toàn bảo mật, độ sẵn sàng, khả năng mở

rộng.

Xây dựng và áp dụng hệ thống chưng thực sô (CA) va chư ky số nhằm đam bao việc bảo

mật dữ liệu cho viêc thưc hiên ở mức giao dich trong TMĐT. Hệ thống này sẽ phối hợp

chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông để đưa vào ứng dụng hệ thống Root CA của

quốc gia tại Bộ KHĐT để phục vụ công tác chứng thực cho hoạt động mua sắm Chính phủ.

Nó giúp đẩy mạnh việc sử dụng chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số trong công tác

mua sắm qua mạng.

Xây dựng cổng thông tin điện tử phục vụ đấu thầu qua mạng (Portal) nhằm cung cấp thông

tin về đầu thầu của Chính phủ trên mạng Internet; đồng thời đáp ứng yêu cầu truy xuất

thông tin phục vụ quá trình đấu thầu qua mạng.

Trang bị một số các thiết bị, phương tiện khác phục vụ công tác triển khai và vận hành đấu

thầu qua mạng

2.2.2.3. Các giai đoạn thực hiện

Mô hình tổ chức mạng đấu thầu mua sắm Chính phủ ở Việt Nam được xây dựng theo lộ

trình từ 2008 – 2015 qua 02 giai đoạn chính, phù hợp với lộ trình về mô hình tổ chức phù

hợp với sự phát triển cơ sở hạ tầng CNTT, yêu cầu về công khai, minh bạch, bảo mật và lộ

trình xây dựng khung pháp lý đến 2015.

Giai đoạn 01 (2008-2012):  Xây dựng 01 mạng đấu thầu quốc gia để công khai hoá đầu thầu, tiến trình chi tiết của từng

hoạt động đấu thầu trong toàn quốc, triển khai xong việc quản lý chủ đầu tư, nhà thầu.  

Triển khai xong việc công khai catalogue quản lý danh mục và giá cả hàng hoá thông dụng.

Triển khai áp dụng thí điểm xong được một vài loại hàng hoá thông dụng qua hình thức

đấu giá ngược. 

Giai đoạn 02 (2012 – 2015): 

Hoàn thiện việc triển khai hệ thống trên phạm vi toàn quốc. Đảm bảo tối thiểu 20% mua

sắm Chính phủ thông qua hệ thống mua sắm điện tử. Mô hình mạng đấu thầu quốc gia tại

Việt Nam có sự kết hợp 02 yếu tố:

Xây dựng và quản lý 01 mạng đấu thầu duy nhất trên phạm vi toàn quốc (hệ thống đấu

thầu và thông tin đấu thầu được quản lý tập trung).

Đảm bảo quyền tự chủ trong công tác đấu thầu mua sắm công theo phân cấp của các cơ

quan Nhà nước tham gia vào hệ thống.

-        Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đóng vai trò là trung tâm hình thành nên các mối

quan hệ phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước, tổ chức liên quan trong hoạt động đấu thầu.

Trong mô hình này có sự phân định rõ trách nhiệm và mối quan hệ giữa hệ thống mạng

đấu thầu quốc gia với các cơ quan Nhà nước liên quan đến đấu thầu mua sắm công.

Hê thông đâu thâu điên tư co pham vi rông vơi cac module, tương ưng vơi cac module se

ap dung trong cac linh vưc, nghanh nghê, đôi tương khac nhau. Hê thông cung co môi quan

hê vơi rât nhiêu tô chưc liên quan. Đê đam bao sư thanh công cua qua trinh triên khai thi

qua trinh triên khai se tuân thu theo cac tiêu chi sau:

Triên khai se thưc hiên theo 2 giai đoan: giai đoan thư nghiêm va giai đoan triên khai nhân

rông. Triên khai đươc phân chia theo cac theo cac đăc tinh: đia ly, chưc năng, thơi gian va

gia tri. Trong đo miên đia ly đươc hiêu la đơn vi va vi tri se triên khai; miên chưc năng co 

nghia la khôi module chưc năng se triên khai cua hê thông đâu thâu; gia tri tương ưng la

gia tri tinh băng tiên se thưc hiên thông qua hê thông đâu thâu; thơi gian la chu ki triên khai

tinh băng khoang thơi gian.

+ Trong giai đoan thư nghiêm: co 2 phương phap triên khai co thê đươc ap dung bao gôm:

Triên khai trong pham vi đia ly hep, vơi sô lương cac đơn vi tham gia nho, nhưng co thê

đai diên cho cac đăc điêm cua cac loai hinh đơn vi chung nhât khi tham gia hê thông đâu

thâu trong vung lanh thô; vơi môt sô module chưc năng ma cac đơn vi co thê tham gia va

gia tri goi thâu nho; trong môt chu ki thơi gian la 2 năm

Triên khai trong pham vi đia ly hep, vơi sô lương cac đơn vi tham gia nho, nhưng co thê

đai diên cho cac đăc điêm cua cac loai hinh đơn vi chung nhât khi tham gia hê thông đâu thâu trong vung lanh thô; vơi tât ca cac module chưc năng tuy nhiên không phai đơn vi nao

cung ap dung hêt ma đươc thưc hiên cho phu hơp đam bao tât ca cac module đêu đươc

thưc hiên va gia tri goi thâu nho; trong môt chu ki thơi gian 2 năm.

Vơi môi môt phương phap co cac ưu nhươc điêm so sanh vơi nhau. Phương an 1 thi ti lê

thanh công se lơn hơn so vơi phương an 2 trong giai đoan thư nghiêm; tuy nhiên phương

an 2 se co ưu điêm la nhân đươc cac bai hoc kinh nghiêm rut ra đê ap dung cho giai đoan

triên khai nhân rông đôi vơi cac module; ti lê thanh công se cao hơn trong giai đoan sau.

Các tiêu chí lựa chọn khi triển khai trong giai đoạn thử nghiệm

Lựa chọn các đối tượng triển khai phải đầy đủ các điều kiện, tính chất để đảm bảo khả

năng nhận thức đầy đủ các yêu cầu của thực tế hê thông triên khai. Các đơn vị lựa chọn

phải có đầy đủ các hoạt động thông thường của quá trình đấu thầu mua sắm công.

Căn cứ trên mức độ sẵn sàng về CNTT của các cơ quan được lựa chọn và nhóm các nhà

thầu.

Thực hiện đầy đủ các chức năng để có thể thu được kết quả lớn nhất với sự tác động nhỏ

nhất từ ngay lúc thực hiện lần đầu tiên.

Hình thức triển khai phải phù hợp với thực tế.

Lựa chọn theo các định hướng, chính sách có liên quan.

Các kết quả thành công thu được sẽ là định hướng cơ bản cho quá trình triển khai nhân

rộng về sau này.

+ Trong giai đoan triên khai nhân rông: Cac module se đươc triên khai co lô trinh nhưng se 

triên khai toan bô pham vi đia ly; gia tri se thưc hiên qua hê thông se theo lô trinh va sư

phân câp quan ly, thơi gian dư kiên se thưc hiên ap dung giai đoan nay khoang 2 năm.

Trong giai đoan này sẽ xây dưng xong hê thông kho dư liêu hoan chinh va hê thông quan

ly dư liêu tập trung phục vụ cho các yêu cầu phân tích, thống kê.

Thưc hiên song song vơi qua trinh triên khai, la cac nhiêm vu đông thơi cân thưc hiên bao

gôm:

Nhiêm vu tuyên truyên quang ba thông tin: Sư tham gia cua cơ quan chinh phu; công đông

doanh nghiêp tham gia trong qua trinh rât quan trong, la yêu tô đam bao sư thanh công. Do

đo cân thưc hiên môt loat cac biên phap khuyên khich, quang ba, tuyên truyên qua cac

phương tiên thông tin đai chung, website, ... nhăm thu hut sư tham gia.

Nhiêm vu đao tao: Hê thông mang lai môt phương thưc lam viêc khac vơi truyên thông;

yêu câu cân tô chưc cac khoa đao tao cho ngươi dung cua chinh phu, cac công đông doanh

nghiêp tham gia đê co thê đây đu va ro rang vê hê thông; đao tao thưc hiên qua cac lơp hoc

tai chô, đông thơi thưc hiên qua hinh thưc e-learning. Do sô lương ngươi cân đao tao rât lơn, cân mơ rông va liên kêt vơi cac tô chưc co kha năng va điêu kiên đê tăng nhanh sô

lương ngươi dung đươc qua đao tao. Đào tạo được thực hiện thường xuyên, trong các giai

đoạn, khi có các cập nhật bổ sung mới của hệ thống.

Nhiêm vu hô trơ ngươi dung: xây dưng hê thông tra lơi hô trơ ngươi sư dung băng nhiêu

hinh thưc (điên thoai, email, web); tâp trung hô trơ theo hương công nghê va hương

module chưc năng. Sư dung cơ chê vân hanh đam bao hoạt động 12hx7ngay. Tạo cơ chế

phản hồi linh hoạt, các câu hỏi, thắc mắc, diễn đàn thực hiện qua nhiều hình thức như web,

hội thảo, tiếp xúc giữa các hiệp hội các doanh nghiệp với cơ quan quản lý v.v.

Nhiêm vu bao tri va hô trơ ha tâng cac đơn vi triên khai: hô trơ cho cac may tinh tram tham

gia hê thông trong giai đoan triên khai thư nghiêm tai cac đơn vi đươc lưa chon thư nghiêm

hê thông cua cac cơ quan chinh phu.

2.2.2.4. Kế hoạch triên khai cụ thể Đấu thầu qua mạng tư nay đên 2015.

Đê đam bao sư ôn đinh trong qua trinh chuyên đôi và thơi gian cân thiêt đê thich ưng vơi

hê thông đâu thâu mơi thì cân phai co cac kê hoach chuyên đôi theo dang tưng bươc môt.

Kê hoach triên khai hê thông Đấu thầu qua mạng tư nay cho đên 2015 bao gôm:

+ Chuẩn bị dự án:

Trong giai đoạn này; các công việc yêu cầu bao gồm:

Xây dựng quyết tâm của Chính phủ; cùng với sự tham gia của các bộ để tạo tiền đề cho dự

án.

Thể hiện qua quyết tâm của Chính phủ; có thể đề nghị Thủ tướng phát ngôn chính thức.

Các bộ ban ngành phối hợp cùng với MPI hiệu chỉnh, ban hành các văn bản pháp luật phù

hợp với kế hoạch triển khai.

Lãnh đạo và các nhân viên của cơ quan Chính phủ nhận thức được về dự án áp dụng đối

với đơn vị mình.

Phần ngân sách dành cho dự án sẽ phân bổ làm 2 giai đoạn tương ứng với quá trình triển

khai.+ Xây dựng quản lý vận hành hệ thống:

Phần chuẩn bị xây dựng cơ sở hạ tầng cho hệ thống hoạt động bao gồm các điều kiện về

phòng; chống cháy nổ; tiếp địa, nguồn .. có tác động lớn đến tính ổn định của hệ thống sau

này; do đó cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết có tính hướng phát triển sau này.

Trong giai đoạn này, ban quản lý dự án chủ trì thực hiện mua sắm trọn gói bao gồm phần

cứng; phần mềm và dịch vụ đào tạo triển khai. Giai đoạn 2 sẽ mở rộng hợp đồng.

Cần có sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị nằm trong diện triển khai.

Quá trình vận hành kỹ thuật có thể yêu cầu một đơn vị tham gia từ đầu; được đào tạo; có

năng lực và kinh nghiệm cũng như các chuyên gia để vận hành hệ thống duy trì tính ổn

định, sẵn sàng và liên tục.

+ Quản lý tổ chức, quy trình thủ tục:

Tiêu chuẩn đánh giá cần được cập nhật bổ sung và hiệu chỉnh theo từng thời điểm, phụ

thuộc từng yêu cầu quản lý.

Chuyển đổi sang online các thủ tục cần xem xét đầy đủ các điều kiện cần thiết.

Các tình huống mẫu trong đấu thầu nên đặt trên website để có thể tham khảo dễ dàng.

Kho dữ liệu đấu thầu cần có các báo cáo dạng tường minh; phục cho cho nhiều đối tượng

và yêu cầu quản lý và nội dung thông tin khác nhau.

+ Chính sách, luật pháp nghị định

Có 2 phương án xây dựng luật: Ban hành nghị định trước khi pilot; tư vấn khuyến nghị lựa chọn phương án này trong kế

hoạch thực hiện.

Ban hành thông tư hướng dẫn trước pilot; sau khi pilot mới ban hành nghị định. Cần có sự

phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan rà soát luật phù hợp với tiến độ dự án.

Việc hiệu chỉnh và rà soát cho phù hợp với thực tế là yêu cầu cần thiết làm tăng yếu tố

thực tiễn cho văn bản pháp luật.

Do yếu tố thời gian; cần có các chính sách đảm bảo sự thống nhất của dự án được định

hướng theo đúng tầm nhìn và mục tiêu.

Cần xem xét và đề xuất sử dụng hệ thống cho khu vực doanh nghiệp.

+ Tuyên truyền quảng bá thông tin:Trong giai đoạn thử nghiệm, MPI sẽ đứng ra mua sắm thiết bị phần cứng, phần mềm, đào

tạo và triển khai.

Giai đoạn triển khai thử nghiệm cần phối hợp đồng bộ với các bộ liên quan, các đơn vị

nằm trong danh sách sẽ triển khai thử nghiệm.

Sự tham gia của các doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng; đảm bảo các điều kiện cho hệ

thống hoạt động; do đó cần nêu rõ vai trò; lợi ích khi tham gia; một hình thức kinh doanh

mới.

+ Đào tạo:

Đào tạo cho cả hai phía; Chính phủ và doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng như nhau.

Nội dung cần được cập nhật, bổ xung và hiệu chỉnh định kì khi có thay đổi.

+ Hỗ trợ kỹ thuật:

- Xây dựng Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật trả lời các yêu cầu thắc mắc của người sử dụng.

2.2.2.5. Thủ tục đấu thầu qua mạng

Với hạ tầng CNTT hiện tại ở Việt Nam, thì các quy trình và thủ tục đấu thầu mua sắm

hàng hóa qua mạng có thể áp dụng TMĐT đối với một số thủ tục trong giai đoạn triển khai

2008 đến 2012. Những thông tin và tài liệu về đấu thầu không công khai trên mạng (theo

quy định tại Điều 12 Luật đấu thầu – các thông tin này sẽ đưa lên mạng theo lộ trình thực

hiện điện tử hóa thủ tục đấu thầu nhưng phải bảo mật - không công khai trước thời điểm

cho phép) bao gồm:

Nội dung HSMT trước thời điểm phát hành theo quy định;

Nội dung các HSDT, các sổ tay ghi chép, các biên bản cuộc họp xét thầu, các ý kiến nhận

xét, đánh giá của chuyên gia hoặc nhà thầu tư vấn đối với từng HSDT trước khi công bố

kết quả lựa chọn nhà thầu;

Các yêu cầu làm rõ HSDT của bên mời thầu và trả lời của nhà thầu trong quá trình đánh

giá HSDT trước khi công bố kết quả lựa chọn nhà thầu;

Báo cáo của bên mời thầu, báo cáo của tổ chuyên gia, báo cáo của nhà thầu tư vấn, báo cáo

của cơ quan chuyên môn có liên quan trong quá trình đấu thầu, xét thầu và thẩm định trước

khi công bố kết quả lựa chọn nhà thầu;

Kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi được phép công bố theo quy định;

Các tài liệu đấu thầu có liên quan khác được đóng dấu bảo mật theo quy định của pháp luật

về bảo mật. Mô hình các quy trình thủ tục mua sắm qua mạng tại Việt Nam như sau:

Hình 2.1: Quy trình mua sắm qua mạng

Hình 2.2: Quy trình đấu thầu 7 bước theo quy định của Luật Đấu thầu

          

Sau khi xác định được hình thức đấu thầu của Luật đấu thầu và được người có thẩm quyền

phê duyệt, Chủ đầu tư (bên mời thầu) tổ chức thực hiện thủ tục đấu thầu mua sắm hàng

hóa qua mạng theo các hình thức đấu thầu tương ứng dưới đây:

Bảng 2.6: Nội dung các thủ tục đấu thầu mua sắm hàng hóa qua mạng

TT Nội dung công việc và trình tự

thực hiện

online/offline

Vai trò thực hiện của các bên tham gia

vào hệ thống đấu thầu qua mạng

I Đấu thầu rộng rãi và đấu thầu

hạn chế đối với gói thầu mua

sắm hàng hoá.

2008-

2012

2012-

2015

a Đấu thầu 01 giai đoạn     

1.1 Chuẩn bị đấu thầu gồm các

bước:

Sơ tuyển nhà thầu: thông báo

sơ tuyển và lựa chọn nhà thầu

vào danh sách.

Lập kế hoạch đấu thầu và

HSMT

Trình duyệt và trình thẩm định

Off Off Chủ đầu tư (bên mời thầu): lập và

chuẩn bị hồ sơ sơ tuyển để lựa chọn

nhà thầu vào danh sách ngắn. Lập kế

hoạch đấu thầu và HSMT trình người

có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời

trình lên Tổ chức thẩm định để thẩm

định.kế hoạch đấu thầu và HSMT

1.1.1

Thẩm định kế hoạch đấu thầu,

HSMT Off Off

Tổ chức thẩm định: đưa ra ý kiến

thẩm định kế hoạch đấu thầu và

HSMT làm căn cứ để Người có thẩm

quyền xem xét phê duyệt hồ kế hoạch

đấu thầu, HSMT.

1.1.2

Phê duyệt kế hoạch đấu thầu

và HSMT Off Off

Người có thẩm quyền: phê duyệt kế

hoạch đấu thầu và HSMT khi đáp ứng

điều kiện luật định.

1.1.3 Mời thầu:

Thông báo mời thầu (đăng trên

tờ báo về đấu thầu) - đối với

đấu thầu rộng rãi.

Gửi thư mời thầu đến các nhà

thầu lựa chọn đối với đấu thầu

hạn chế.

On On

Chủ đầu tư: ra thông báo mời thầu tới

nhà thầu, thông báo mời thầu và các

thông tin về gói thầu được đăng tải

công khai trên tờ báo về đấu thầu và

mạng đấu thầu mua sắm của Chính

phủ:

Các thông tin đăng tải công khai kèm

theo Thông báo mời thầu:

Kế hoạch đấu thầu;

Thông báo mời sơ tuyển, kết quả sơ

tuyển;

Thông báo mời thầu đối với đấu thầu

rộng rãi;

Danh sách nhà thầu được mời tham

gia đấu thầu;

Kết quả lựa chọn nhà thầu;

Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về

đấu thầu;

Văn bản quy phạm pháp luật về đấu

thầu hiện hành.

Các thông tin liên quan khác.

1.2

Tổ chức thầu   

Chủ đầu tư: tiến hành các thủ tục theo

luật định

1.2.1 Bên mời thầu phát hành

HSMT.

Off On

Chủ đầu tư bán HSMT cho các nhà

thầu tham gia mua hồ sơ

1.2.2 Nhà thầu mua HSMT và chuẩn

bị HSDT

Off On Nhà thầu đến địa điểm được Chủ đầu

tư thông báo để tìm hiểu hồ sơ và mua HSMT

1.2.3

Bên mời thầu tiếp nhận và

quản lý HSDT.

Off On

Chủ đầu tư ấn định thời điểm đóng

thầu, tổ chức tiếp nhận HSDT của nhà

thầu

1.2.4 Nhà thầu sửa đổi hoặc rút

HSDT. Off On

Nhà thầu xem xét và sửa đổi HSDT

hoặc rút HSDT trước thời điểm mở

HSDT.

1.2.5 Mở thầu: thực hiện theo trình

tự, thủ tục sau:

Kiểm tra niêm phong HSDT;

Mở, đọc và ghi vào biên bản

các thông tin chủ yếu: tên nhà

thầu; số lượng bản gốc, bản

chụp HSDT; thời gian có hiệu

lực của HSDT; giá dự thầu ghi

trong đơn dự thầu và giảm giá

(nếu có); giá trị và thời hạn

hiệu lực của bảo đảm dự thầu;

văn bản đề nghị sửa đổi HSDT

(nếu có); các thông tin khác.

Lấy chữ ký đại diện các bên

tham gia mở thầu.

Bên mời thầu ký xác nhận vào

từng trang bản gốc HSDT.

Off On

Chủ đầu tư tổ chức mở thầu dưới sự

chứng kiến của đại diện Chủ đầu tư và

đại diện các nhà thầu.

Đại diện các nhà thầu và đại diện Chủ

đầu tư cùng ký xác nhận vào biên bản

ghi nhận toàn bộ nội dung mở thầu.

1.3 Đánh giá HSDT:

Đánh giá sơ bộ

Kiểm tra tính hợp lệ của HSDT

Đánh giá chi tiết HSDT: đánh

giá về mặt kỹ thuật – đánh giá

về mặt tài chính, thương mại

(xác định giá đánh giá).

Sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch.

Off On

Chủ đầu tư thành lập Tổ chuyên gia

đấu thầu đê tiến hành việc đánh giá

HSDT.

Tổ chuyên gia đấu thầu có trách

nhiệm đánh giá HSDT và đưa ra kết

quả đánh giá để Chủ đầu tư trình Cơ

quam thẩm định và trình người có

thẩm quyền xem xét quyết định.

1.4

Trình thẩm định và trình phê

duyệt kết quả đấu thầu

Off Off

Chủ đầu tư trình kết quả đánh giá

HSDT lên Cơ quan thẩm định để thẩm

định.

1.5

Thẩm định kết quả đấu thầu Off Off

Sau khi thẩm định, Tổ chức thẩm định

ra kết luận làm cơ sở để người có

thẩm quyền xem xét quyết định.1.6

Phê duyệt kết quả đấu thầu Off Off

Người có thẩm quyền căn cứ vào báo

cáo kết quả đánh giá HSDT và kết

luận thẩm định để quyết định phê

duyệt kết quả đấu thầu.

1.7 Thông báo kết quả đấu thầu

On On

Chủ đầu tư căn cứ vào kết quả phê

duyệt của Người có thẩm quyền để ra

thông báo kết quả đấu thầu lựa chọn

nhà thầu.

Trường hợp kết quả đấu thầu được

phê duyệt và chủ đầu tư lựa chọn

được nhà thầu vào đàm phán hợp

đồng thì Chủ đầu tư và Nhà thầu tiến

hành các công việc để đám phán và ký

kết hợp đồng.

Trường hợp không lựa chọn được nhà

thầu thì Chủ đầu tư ra thông báo cho

các nhà thầu và tiến hành các thủ tục

để đấu thầu lại.

1.8 Các công việc sau khi đấu

thầu:

Thương thảo và ký kết hợp

đồng

Thanh toán.

Xử  lý các vấn đề phát sinh

trong đấu thầu.

Off Off Các công việc này nằm ngoài quy

trình thủ tục đấu thầu mua sắm hàng

hóa qua mạng. Được tiến hành giữa

Chủ đầu tư và Nhà thầu theo quy định

của Luật đấu thầu.

b Đấu thầu 02 giai đoạn     

1 Chuẩn bị đấu thầu giai đoạn 1

gồm các bước:

    

1.1 Sơ tuyển nhà thầu:

Thông báo mời sơ tuyển.

Lựa chọn nhà thầu vào danh

sách.

On On

Chủ đầu tư: lập và chuẩn bị hồ sơ và

ra Thông báo sơ tuyển để lựa chọn

nhà thầu vào danh sách ngắn.

1.2 Lập HSMT, kế hoạch đấu thầu

giai đoạn 1

Trình thẩm định HSMT, kế

hoạch đấu thầu giai đoạn 1

Off Off

Chủ đầu tư: Lập kế hoạch đấu thầu và

HSMT trình Người có thẩm quyền

phê duyệt. Đồng thời trình lên Tổ

chức thẩm định để thẩm định.

1.3 Thẩm định HSMT, kế hoạch

đấu thầu giai đoạn 1

  Off Tổ chức thẩm định: đưa ra ý kiến

thẩm định kế hoạch đấu thầu và HSMT làm căn cứ để Người có thẩm

quyền xem xét phê duyệt hồ kế hoạch

đấu thầu, HSMT

1.4

Phê duyệt HSMT, kế hoạch

đấu thầu giai đoạn 1

Off Off

Người có thẩm quyền: phê duyệt kế

hoạch đấu thầu và HSMT khi đáp ứng

điều kiện luật định.

1.5 Thông báo mời thầu giai đoạn

1 kèm theo các thông tin:

On On

Chủ đầu tư: ra thông báo mời thầu tới

nhà thầu, thông báo mời thầu và các

thông tin về gói thầu được đăng tải

công khai trên tờ báo về đấu thầu và

mạng đấu thầu mua sắm của Chính

phủ:

Các thông tin đăng tải công khai kèm

theo Thông báo mời thầu:

Kế hoạch đấu thầu;

Thông báo mời sơ tuyển, kết quả sơ

tuyển;

Thông báo mời thầu đối với đấu thầu

rộng rãi;

Danh sách nhà thầu được mời tham

gia đấu thầu;

Kết quả lựa chọn nhà thầu;

Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về

đấu thầu;

Văn bản quy phạm pháp luật về đấu

thầu hiện hành.

Các thông tin liên quan khác.

1.6 Tổ chức đấu thầu giai đoạn 1:     Chủ đầu tư tiến hành

1.6.1

Bên mời thầu phát hành HSMTOff On

Chủ đầu tư bán HSMT cho các nhà

thầu tham gia mua hồ sơ

1.6.2 Nhà thầu mua HSMT và chuẩn

bị HSDT.

Off On

Nhà thầu đến địa điểm đã thông báo

để tìm hiểu và mua HSMT

1.6.3

Bên mời thầu nhận và quản lý

HSDT giai đoạn 1.

Off On

Chủ đầu tư: tiếp nhận và quản lý

HSDT của nhà thầu để chuẩn bị mở

HSDT

1.6.4 Mở thầu. Off On Chủ đầu tư tổ chức mở thầu dưới sự

chứng kiến của đại diện Chủ đầu tư và đại diện các nhà thầu.

Đại diện các nhà thầu và đại diện Chủ

đầu tư cùng ký xác nhận vào biên bản

ghi nhận toàn bộ nội dung mở thầu.

1.6.5 Trao đổi về HSDT giao đoạn 1

giữa bên mời thầu với nhà

thầu.

Off On

Chủ đầu tư và Nhà thầu phối hợp trao

đổi các thông tin liên quan đến HSMT

và HSDT của các bên.

2 Chuẩn bị, tổ chức đấu thầu giai

đoạn 2:

    

2.1 Lập HSMT và kế hoạch đấu

thầu giai đoạn 2

Trình duyệt và trình thẩm định

HSMT, kế hoạch đấu thầu giai

đoạn 2.

Off Off

Chủ đầu tư: Lập kế hoạch đấu thầu và

HSMT trình Người có thẩm quyền

phê duyệt. Đồng thời trình lên Tổ

chức thẩm định để thẩm định.

2.2 Thẩm định HSMT, kế hoạch

đấu thầu  giai đoạn 2

Off Off

Tổ chức thẩm định: đưa ra ý kiến

thẩm định kế hoạch đấu thầu và

HSMT làm căn cứ để Người có thẩm

quyền xem xét phê duyệt hồ kế hoạch

đấu thầu, HSMT

2.3

Phê duyệt HSMT, kế hoạch

đấu thầu giai đoạn 2

Off Off

Người có thẩm quyền: phê duyệt kế

hoạch đấu thầu và HSMT khi đáp ứng

điều kiện luật định.

2.4

Tổ chức đấu thầu:

Bán HSMT giai đoạn 2 cho

nhà thầu đã nộp HSDT giai

đoạn 1.

Off On

Chủ đầu tư bán HSMT cho các nhà

thầu đã tham gia nộp hồ sơ dự  thầu

giai đoạn 01.

Nhà thầu đến địa điểm đã thông báo

để tìm hiểu và mua HSMT giai đoạn

02.

2.5

Mở thầu Off On

Chủ đầu tư tổ chức mở thầu dưới sự

chứng kiến của đại diện Chủ đầu tư và

đại diện các nhà thầu.

Đại diện các nhà thầu và đại diện Chủ

đầu tư cùng ký xác nhận vào biên bản

ghi nhận toàn bộ nội dung mở thầu.

2.6

Đánh giá HSDT giai đoạn 2 Off On

Chủ đầu tư thành lập Tổ chuyên gia

đấu thầu đê tiến hành việc đánh giá

HSDT.

2.7 Trình duyệt, trình thẩm định

kết quả đấu thầu

Off Off Tổ chuyên gia đấu thầu có trách

nhiệm đánh giá HSDT và đưa ra kết

quả đánh giá để Chủ đầu tư trình Cơ quam thẩm định và trình người có

thẩm quyền xem xét quyết định.

2.8

Thẩm định kết quả đấu thầu Off Off

Sau khi thẩm định, Tổ chức thẩm định

ra kết luận làm cơ sở để người có

thẩm quyền xem xét quyết định.

2.9

Phê duyệt kết quả đấu thầu Off Off

Người có thẩm quyền căn cứ vào báo

cáo kết quả đánh giá HSDT và kết

luận thẩm định để quyết định phê

duyệt kết quả đấu thầu.

2.10

Thông báo kết quả đấu thầu On On

Chủ đầu tư căn cứ vào kết quả phê

duyệt của Người có thẩm quyền để ra

thông báo kết quả đấu thầu lựa chọn

nhà thầu.

Trường hợp kết quả đấu thầu được

phê duyệt và chủ đầu tư lựa chọn

được nhà thầu vào đàm phán hợp

đồng thì Chủ đầu tư và Nhà thầu tiến

hành các công việc để đám phán và ký

kết hợp đồng.

Trường hợp không lựa chọn được nhà

thầu thì Chủ đầu tư ra thông báo cho

các nhà thầu và tiến hành các thủ tục

để đấu thầu lại.

2.11 Các công việc:

Thương thảo, ký kết hợp đồng.

Thanh toán.

Xử lý các vấn đề phát sinh

Off On

Các công việc này nằm ngoài quy

trình thủ tục đấu thầu mua sắm hàng

hóa qua mạng. Được tiến hành giữa

Chủ đầu tư và Nhà thầu theo quy định

của Luật đấu thầu.

II Các hình thức lựa chọn nhà

thầu khác

  

a Mua sắm trực tiếp     

1

Chuẩn bị: Lập hồ sơ yêu cầu

và đề xuất và trình duyệt hồ sơ

Off On

Chủ đầu tư lập hồ sơ yêu cầu và đề

xuất kỹ thuật trình người có thẩm

quyền phê duyệt

2

Phê duyệt hồ sơ đề xuất Off Off

Người có thẩm quyền xem xét và phê

duyệt hồ sơ yêu cầu

3 Gửi thông báo và hồ sơ yêu

cầu đến nhà thầu

On On

Chủ đầu tư gửi thông báo và hồ sơ

yêu cầu đến nhà thầu

4

Nhà thầu chuẩn bị và gửi hồ sơ

đề xuất

Off On

Nhà thầu căn cứ vào yêu cầu của chủ

đầu tư để chuẩn bị hồ sơ đễ xuất tới

chủ đầu tư5 Tiếp nhận hồ sơ và tổ chức

đánh giá hồ sơ:

Kiểm tra các nội dung về kỹ

thuật và đơn giá;

Cập nhật năng lực của nhà

thầu;

Đánh giá tiến độ thực hiện;

Các nội dung khác (nếu có).

Off On

Chủ đầu tư tiếp nhận hồ sơ và Lập tổ

chuyên gia để đánh giá hồ sơ đề xuất

6 Trình duyệt và thẩm định kết

quả lên người có thẩm quyền Off Off

Tổ chuyên gia trình Chủ đầu tư kết

quả đánh giá để chủ đầu tư trình duyệt

và trình thẩm định kết quả đánh giá.

7 Phê duyệt kết quả

Off Off

Người có thẩm quyền căn cứ vào kết

luận thẩm định và hồ sơ đánh giá để

phê duyệt kết quả

8 Thông báo kết quả và thực

hiện việc mua sắm trực tiếp.

On On

Chủ đầu tư thông báo kết quả đánh

giá đến nhà thầu

9 Các công việc:

Ký biển bản bổ sung nội dung

hợp đồng đơn giá

Thanh toán..

Off On

b Chào hàng cạnh tranh trong

mua sắm hàng hoá

  

1 Chuẩn bị:

Lập hồ sơ yêu cầu chào hàng

Trình người có thẩm quyền

phê duyệt

Off On

Chủ đầu tư lập hồ sơ yêu cầu chào

hàng cạnh tranh và trình hồ sơ lên

người có thẩm quyền phê duyệt

2 Phê duyệt

Off Off

Người có thẩm quyền xem xét nội

dung và phê duyệt

3 Thông báo chào hàng (trên báo

đấu thầu 3 kỳ liên tiếp).

On On

Sau khi có phê duyệt, Chủ đầu tư ra

thông báo chào hàng cạnh tranh

4 Tổ chức chào hàng:

Gửi hồ sơ chào hàng đến nhà

thầu

Off On

Chủ đầu tư gửi hồ sơ yêu cầu chào

hàng cạnh tranh đến nhà thầu để các

nhà thầu tìm hiểu xem xét khả năng

tham gia cung cấp hàng hóa

5 Nhà thầu gửi báo giá

On On

Nhà thầu gửi báo giá hàng hóa đến

chủ đầu tư theo thời hạn chủ đấu tư

quy định6 Đánh giá các báo giá

Off On

Chủ đầu tư thành lập Tổ chuyên gia

để đánh giá các báo giá của nhà thầu

7 Trình duyệt kết quả đánh giá

Off Off

Sau khi có kết quả đánh giá, chủ đầu

tư trình kết quả lên người có thẩm

quyền để phê duyệt kết quả

8 Phê duyệt kết quả chào hàng

Off Off

Người có thẩm quyền phê duyệt kết

quả đánh giá

9 Gửi thông báo kết quả chào

hàng. On On

Sau khi có phê duyệt kết quả đánh giá,

chủ đầu tư gửi thông báo kết quả đánh

giá chào hàng đến các nhà thầu

10 Các công việc: thương thảo và

ký hợp đồng, thanh toán Off On

Chủ đầu tư và nhà thầu tổ chức

thương thảo hoàn thiện hợp đồng và

ký kết hợp đồng mua sắm hàng hóa.

Các hình thức đấu thầu mua sắm hàng hóa: chỉ định thầu, tự thực hiện, lựa chọn nhà thầu

trong trường hợp đặc biệt không áp dụng qua mạng đấu thầu.

Triên khai môt hê thông đấu thầu qua mạng luôn co rât nhiêu yêu tô phưc tap va rui ro,

thanh công cua dư an phu thuôc vao nhiêu nhân tô. Do vây cân đưa ra cac nguyên tăc cơ

ban đê ngươi quan ly tô chưc triên khai tuân thu nhăm đam bao sư thanh công cua dư an.

Cac nguyên tăc căn cư trên nhưng bai hoc kinh nghiêm cua cac nươc va cac nhân đinh rut

ra trên thưc tê hiên trang tai Viêt Nam.

2.3. Kinh nghiệm thực hiện của một số nước trên thế giới

Nghiên cứu một số nước cho thấy rằng nếu môi trường đấu thầu đang tồn tại được hỗ trợ

tốt, thủ tục đấu thầu chặt chẽ, đang trong tiến trình tin học hoá (TMĐT) thì sẽ tạo điều kiện

thuận lợi giúp Chính phủ chuyển dịch sang mô hình đấu thầu qua mạng. Ngược lại nếu

mức độ sẵn sàng thấp thì để chấp nhận đấu thầu qua mạng sẽ cần phải nâng cao mức độ

sẵn sàng và việc triển khai sẽ đòi hỏi một khoảng thời gian dài hơn.

Đấu thầu qua mạng là một lĩnh vực tương đối mới trong hoạt động áp dụng TMĐT của

Chính phủ các nước, mỗi quốc gia đều có những tiêu chí áp dụng khác nhau do đó có

những lộ trình áp dụng tương đối khác nhau nhưng cuối cùng là đạt được mục tiêu minh

bạch, công bằng và hiệu quả.

Ở những nước phát triển đấu thầu qua mạng, hạ tầng về thể chế về thanh toán, thuế, CNTT

rất phát triển. Chưa có một quốc gia nào áp dụng được đại trà các hoạt động mua sắm

Chính phủ, qua khảo sát các nước có trình độ phát triển cao như Hàn Quốc, Anh . Tại Anh,

hình thức mua sắm hàng hoá được áp dụng chỉ trên một vài địa phương và một vài cấp.Các nước đa số áp dụng hình thức khuyến khích qua các chương trình vận động, quảng bá

của Chính phủ chứ không áp đặt. Duy chỉ có Hàn Quốc là việc thực thi được đưa vào luật

thực hiện. Hiện tại chỉ có hệ thống đấu thầu của Hàn quốc là phát triển vào loại tốt nhất và

đã áp dụng hoàn hảo các hình thức: tập trung thông tin đăng tải, tiến độ, giá, đấu giá

ngược, đấu thầu qua mạng, hợp đồng điện tử, thanh toán điện tử.

Việc phát triển đấu thầu qua mạng phụ thuộc nhiều vào chính sách, kế hoạch chiến lược,

quản lý và các yếu tố Chính phủ hợp lý, hơn là một ứng dụng của công nghệ. Trước khi

tiến hành thực hiện, Chính phủ cần đánh giá lại mức độ sẵn sàng của các yếu tố quốc gia

ảnh hưởng đến việc triển khai hệ thống đấu thầu qua mạng. Để triển khai thành công, từ

kinh nghiệm của các nước cho thấy, cần lưu ý đến các vấn đề sau:

2.3.1. Sự điều hành và kế hoạch chiến lược của Chính phủ

Hầu hết ở các nước đã triển khai thành công đấu thầu qua mạng, do có một cơ quan Chính

phủ hỗ trợ tài chính, điều hành, lập kế hoạch và triển khai tạo ra một môi trường thuận lợi

cho cải cách công tác đấu thầu và hỗ trợ việc chuyển đổi sang mô hình đấu thầu mới. Động

cơ thúc đẩy các Chính phủ thực hiện đó là các lợi ích mang lại cho nền kinh tế thương mại,

cho công động, cải tiến tiến trình đấu thầu trở nên thống nhất, công khai, minh bạch, hiệu

quả, tăng niềm tin trong quốc gia và quốc tế.

2.3.2.  Chỉ đạo và hỗ trợ pháp lý

Trong hầu như các nước đã tạo lập môi trường đấu thầu vững chắc, luôn có sự chỉ đạo,

quản lý và hỗ trợ vấn đề pháp lý để cung cấp các văn bản pháp lý, nhằm tạo tiến trình đấu

thầu minh bạch, hiệu quả, thống nhất và bền vững, hạn chế tham nhũng. Luật được áp

dụng có thể là luật dành riêng cho đấu thầu hoặc luật liên quan đến quản lý tài chính, quản

lý khu vực công, và các quyền bảo vệ người tiêu dùng. Một số luật đặc biệt có liên quan

TMĐT cần được phát triển như chứng thực số, tính cá nhân và bảo vệ dữ liệu.

2.3.3. Quy định, điều chỉnh đấu thầu

Hầu hết các nước đang tiếp cận và phát triển hệ thống đấu thầu tốt đều có các cơ quan điều

chỉnh nhằm mục đích hỗ trợ cưỡng chế để thiết lập các chính sách và các chỉ đạo đường

lối, điều phối sự thực hiện, giải quyết các khiếu nại, và điều hành các tiến trình trong đấu

thầu.

2.3.4. Công nghiệp và phát triển thương mại

Trong nhiều quốc gia, chính sách, quản lý tiến trình và chiến lược đấu thầu nhằm mục đích

hỗ trợ phát triển kinh tế. Các ngành công nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích nếu có một sự

đảm bảo về tính trung thực, công bằng, minh bạch và hiệu quả của thủ tục đấu thầu.

2.3.5.  Hạ tầng mạng quốc gia và công nghệTrong số các quốc gia đã thành công trong chuyển dịch sang mô hình đấu thầu qua mạng,

thì đa phần thường có hạ tầng thông tin và viễn thông đầy đủ. Đó là khả năng truy nhập tới

phạm vi rộng các dịch vụ dữ liệu qua một hệ thống mạng phục vụ cho cả người dùng ở

thành phố và nông thôn. Đối với đấu thầu qua mạng, hạ tầng mạng cần đến thanh toán điện

tử; chứng thực số và chữ ký điện tử.

2.3.6. Nâng cao năng lực cho đội ngũ chuyên gia đấu thầu

Chính phủ có chính sách tăng cường đội ngũ chuyên gia tham gia công tác đấu thầu ở các

cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương cả về số lượng và chất lượng. Cơ quan

trực tiếp quản lý công tác đấu thầu trên hệ thống đấu thầu qua mạng cần tăng trách nhiệm

và bổ sung nguồn lực giỏi để giải quyết hiệu quả với các thay đổi được yêu cầu trong môi

trường đấu thầu đang có. Nguồn lực này cũng được sử dụng để hỗ trợ cho quá trình

chuyển dịch sang đầu thầu qua mạng.

2.3.7. Thiết lập các bước thực hiện ban đầu cho đấu thầu qua mạng

Thông thường, có rất nhiều quốc gia trong quá trình chuyển đổi sang đấu thầu qua mạng có

các bước đi thiết lập ban đầu, bằng các công cụ về luật pháp, chính sách, các khóa đào tạo

cho cả người mua và nhà cung cấp; các chuẩn nào được sử dụng cho việc vận hành các hệ

thống đấu thầu qua mạng đang phát triển và có liên kết với các hệ thống văn phòng lõi

khác.

Các nhận định rút ra trên cơ sơ khảo sát trong nước và nước ngoài làm định hướng cho

việc xây dựng mô hình tổng thể:

Hệ thống đấu thầu qua mạng sẽ được xây dựng tập trung và duy nhất do Cục Quản lý đấu

thầu – Bộ KHĐT quản lý vận hành.

Hệ thống tổng thể cung cấp khả năng thực hiện toàn bộ quy trình trên mạng bao gồm các

giai đoạn yêu cầu, đấu thầu, hợp đồng và thanh toán.

Hệ thống phải cung cấp toàn bộ thông tin về đấu thầu của Chính phủ trên Internet.

Hệ thống phải cung cấp toàn bộ thông tin về nhà thầu tham gia.

Hệ thống được phân chia giai đoạn đầu tư, theo sự phát triển của chức năng, phạm vi và áp

dụng. Trong giai đoạn đầu, và các điều kiện cụ thể tại Việt Nam chỉ áp dụng một số

module trong hệ thống; tuy nhiên hệ thống cần có đầy đủ các module để có thể thực hiện

trong các giai đoạn sau. Hình thức triển khai mang tính bắt buộc áp dụng đối với các đơn

vị trong dự án. Phạm vi triển khai giai đoạn 1, giai đoạn 2 sẽ căn cứ vào Quyết định số

179/2007/QĐ-TTg ngày 26/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế

tổ chức mua sắm tài sản, hàng hoá từ ngân sách Nhà nước theo phương thức tập trung.

Xây dựng chương trình đào tạo và mở rộng các loại hình đào tạo cho nhân lực CNTT, nhân

lực về TMĐT, nhân lực về đấu thầu.Hoàn thiện các chính sách, luật pháp cho đấu thầu qua mạng

Hoàn thiện chính sách, luật pháp, các điều kiện nền tảng cho hoạt động đấu thầu qua mạng.

Cần có sự phối hợp và thống nhất thực hiện giữa các cơ quan liên quan và các đơn vị trong

dự án triển khai. Đặc biệt sự chỉ đạo từ Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT mà đứng đầu là

Phó thủ tướng Chính phủ.

Việc triển khai mô hình đấu thầu qua mạng quốc gia cần xây dựng lộ trình hợp lý, có xét

đến các hệ thống hiện tại, các chuẩn kết nối đến các hệ thống quản lý của Chính phủ khác,

các hệ thống tương lai. Cần nghiên cứu để xác định phạm vi, khối cơ quan của Chính phủ

cũng như các yếu tố đầy đủ của hạ tầng mạng cần thiết để tiến hành thiết lập các môi

trường ban đầu và triển khai giai đoạn thí điểm tốt nhất.

Các bài học kinh nghiệm trên là những bài học quý giá mà chúng ta phải lưu ý khi triển

khai ở Việt Nam .

CHƯƠNG 3

CÁC NHÓM GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG ĐẦU THẦU THÔNG QUA ỨNG DỤNG

ĐẤU THẦU QUA MẠNG

3.1. Định hướng của Chính phủ trong việc ứng dụng đấu thầu qua mạng

Việt Nam đang trong quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước. Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến ứng dụng và phát triển CNTT trong đời sống

kinh tế xã hội. Quán triệt Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành

nhiều văn bản pháp lý để hoàn thiện cơ sở pháp lý cũng như định hướng về phát triển

CNTT, Internet, TMĐT.

Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng TMĐT đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

tại Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg đã xác định việc ứng dụng TMĐT trong việc mua

sắm công là một trong mục tiêu quan trọng của ứng dụng TMĐT. Hơn nữa, Nghị định

64/2007/NĐ-CP về ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước để xây một Chính phủ

điện tử, tinh giản, gọn nhẹ, minh bạch, tăng tính hiệu lực và hiệu quả vừa được ban hành.

Đây là những căn cứ pháp lý quan trọng, khẳng định sự cần thiết phải đầu tư vào Dự án

“Ứng dụng TMĐT trong mua sắm Chính phủ”.

Dự án: “Ứng dụng TMĐT trong mua sắm của Chính phủ” là dự án nằm trong kế hoạch

tổng thể phát triển phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010 đã được Thủ Tướng phê duyệt

theo Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 27/12/2005. Dự án có mục tiêu “Ứng dụng

TMĐT trong mua sắm Chính phủ” để triển khai trong các hoạt động mua sắm công. Thông

qua việc xây dựng một hệ thống đấu thầu tập trung, qua mạng, dự án sẽ làm cho quá trình

đấu thầu của các cơ quan, đơn vị được công khai, minh bạch, cạnh tranh và hiệu quả kinh tế. Với tổng mức đầu tư phê duyệt là 160 tỷ đồng, dự án phải xây dựng một hệ thống đấu

thầu qua mạng bao gồm: các cơ sở pháp lý phục vụ đấu thầu qua mạng, cải cách các quy

trình nghiệp vụ đấu thầu qua mạng, xây dựng hạ tầng thông tin gồm mạng, cơ sở dữ liệu,

cổng giao tiếp, CA với độ an toàn bảo mật cao để phục vụ đấu thầu qua mạng. Mục đích

của dự án là ứng dụng các thành tựu của CNTT, của viễn thông để thực hiện việc đấu thầu

qua mạng, làm cho quá trình mua sắm công được công khai, minh bạch, quá trình đấu thầu

được bình đẳng, nhanh chóng và hiệu quả.

Dự án sẽ đem lại một phương thức đấu thầu công khai, minh bạch, cạnh tranh và hiệu quả

nhờ ứng dụng các thành quả của CNTT, TMĐT. Các đơn vị hưởng thụ dự án trước hết là

các cơ quan Chính phủ, các doanh nghiệp Nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp và

sau này mở rộng cho mọi thành phần kinh tế.

3.2. Nhóm giải pháp mang tính chiến lược

Dựa trên cơ sở kinh nghiệm của các nước khác, các nhóm giải pháp sau được đưa ra nhằm

đảm bảo quá trình triển khai đấu thầu qua mạng được thực hiện và vận hành có hiệu quả:

Quyết tâm của lãnh đạo: Đây là điều tiên quyết cho sự thành công của việc ứng dụng đấu

thầu qua mạng ở Việt Nam . Việc Chính phủ quyết tâm thực hiện và thực hiện đến cùng,

không vì bảo vệ đặc quyền đặc lợi cho một số nhóm nhỏ các cá nhân là việc cần phải làm.

Lãnh đạo các địa phương, Bộ, ban, ngành cũng phải quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo để

thực hiện nghiêm túc và triệt để.

 Cần phải xây dựng lộ trình triển khai cho phù hợp với điều kiện cụ thể ở Việt Nam . Luật

pháp của Việt Nam và Hàn Quốc có sự khác biệt rõ rệt, nhiều điều khoản, quy trình gần

như trái ngược hẳn, nên việc áp dụng đấu thầu qua mạng không thể lấy nguyên hình mẫu

và công nghệ của Hàn Quốc, mà phải tiến hành nghiên cứu, thay đổi sao cho phù hợp với

đặc điểm và hoàn cảnh của nước ta.

 Đảm bảo đồng bộ giữa khung pháp lý và công nghệ. Khung pháp lý là cơ sở để xây dựng

quy trình công nghệ. Các giải pháp và quy trình điện tử phải đảm bảo thực hiện đúng và

chặt chẽ theo Luật và các văn bản liên quan. Nhưng ngược lại, trong quá trình xây dựng hệ

thống, nếu có những điểm cần phải thay đổi để phù hợp với công nghệ hiện tại mà vẫn

đảm bảo không làm méo mó hệ thống Luật, thì chúng ta cũng nên cân nhắc để điều chỉnh

sao cho hợp lý, tránh gây rắc rối, phức tạp và làm khó cho các nhà thầu.

 Tuyên truyền nâng cao nhận thức của tất cả đối tượng tham gia vào hệ thống. Thời gian

đầu, việc thực hiện đấu thầu qua mạng chắc chắn sẽ đụng chạm vào nhiều cá nhân, tổ

chức. Do đó, việc thực hiện sẽ là khiên cưỡng, nhiều khi mang tính chống chế. Vì vậy, cần

phải có biện pháp giải thích, vận động các cá nhân, tổ chức tích cực tham gia vào hệ thống.

Đến một thời điểm nhất định thì phải có quy định bắt buộc đối với từng trường hợp, đồng

thời cũng phải xây dựng các chế tài xử phạt nghiêm khắc nếu không tuân thủ.

 Chỉ xây dựng một hệ thống đấu thầu qua mạng duy nhất trên toàn quốc: Việc có nhiều hệ

thống thông tin đấu thầu trong một quốc gia sẽ gây lãng phí và khó đồng nhất quy trình, tiêu chuẩn. Cơ quan quản lý hệ thống đấu thầu này cũng phải duy nhất, tránh trường hợp

một nhà nhiều chủ, nhằm quy rõ trách nhiệm và nâng cao hiệu quả làm việc của hệ thống.

3.3. Nhóm các giải pháp nhận diện và phòng ngừa rủi ro

Biện pháp đảm bảo triển khai thành công trong giai đoạn quá độ chuyển đổi từ đấu thầu

thông thường sang đấu thầu qua mạng

Đối với một quy trình thông thường thực hiện trên giấy tờ; khi chuyển đổi sang sử dụng

CNTT để áp dụng đều phải trải qua thời kì quá độ. Các nhân tố ảnh hưởng tác động liên

quan đến thời kì này:

+ Nhận thức của người sử dụng tham gia hệ thống ở cả hai phía; nhà thầu và chủ đầu tư

mời thầu.

+ Thời gian dành cho thời kì quá độ không vượt quá và không ngắn quá một thời hạn nhất

định.

+ Kỹ năng sử dụng hệ thống mới của các đối tượng tham gia.

Để đảm bảo thực hiện thành công trong thời kì quá độ này, các biện pháp sau cần được áp

dụng:

Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các thành phần tham gia qua các hình thức: chương

trình quảng bá thông tin đại chúng; demo trực tuyến; nâng cao trách nhiệm người đứng đầu

trong việc áp dụng.

Áp đặt thời gian chuyển đổi bằng các văn bản pháp lý.

Tạo các diễn đàn trao đổi qua nhiều hình thức e-mail, web, forum, điện thoại, báo chí,

phương tiện thông tin đại chúng với sự tham gia của các bên liên quan.

Đào tạo và huấn luyện nâng cao các kỹ năng làm việc không chỉ cho các cán bộ quản lý

đấu thầu mà cả các cán bộ chuyên trách về CNTT, nhằm giúp họ hiểu được quy trình đấu

thầu trong thực tế ra sao, từ đó xây dựng một hệ thống đấu thầu qua mạng hợp lý và hiệu

quả. Tiếp tục tuyển dụng các cán bộ vừa giỏi chuyên môn, vừa am hiểu CNTT nhằm tham

gia sâu rộng vào hệ thống đấu thầu qua mạng.

Triển khai đào tạo trước khi chuyển đổi với các nội dung liên quan đến quy trình đầu thầu

thực hiện trên hệ thống CNTT.

Các yêu cầu trước khi bắt đầu thực hiện theo quy trình.

Các bước thực hiện và lưu ý.

Các thông tin kết quả nhận được sau khi kết thúc quy trình.Các thông tin này được chuẩn hóa và duy nhất.

Xây dựng các bài giảng trực tuyến demo quá trình thực hiện thành nhiều hình thức khác

nhau như demo trực tiếp tại các lớp học; bải giảng trực tuyến, đoạn video demo... cho phép

người học hình dung được các yếu tố liên quan khi thực hiện các thao tác nghiệp vụ trên hệ

thống CNTT.

Có thời gian thử nghiệm thực hiện trên hệ thống thật với các tình huống giả định trong

thực tế.

Các bài kiểm tra đánh giá trình độ người tham gia hiểu biết về hệ thống theo hình thức trắc

nghiệm trực tuyến, từ đó đánh giá mức độ am hiểu của người sử dụng về hệ thống. Đưa ra

các khuyến nghị để hoàn thiện kỹ năng làm việc mới dựa trên thang điểm đạt được.

Các biện pháp trên đều nằm trong tổng thể quá trình triển khai, tuy nhiên đặc biệt chú

trọng trong giai đoạn đầu sẽ được triển khai với sự tập trung và ưu tiên cũng như đồng loạt

áp dụng. Sau khi đã thực hiện đầy đủ các biện pháp trên sẽ thực hiện chuyển đổi ngay sang

sử dụng hệ thống đấu thầu mới vào một thời điểm định sẵn; chứ không thực hiện song

song đồng thời cả hai phương thức đối với cùng một yêu cầu mua sắm.

Cac rui ro trơ ngai đôi vơi hê thông đấu thầu qua mạng va quan ly rui ro

Khi thực hiện bất kì một dự án nào, chúng ta đều phải tính đến các rủi ro có thể xảy ra.

Quản lý dự án cần phải sớm nhận dạng rủi ro để từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa.

Khi rủi ro đã xảy ra rồi thì phải có kế hoạch đối phó với rủi ro. Trong muc nay chúng ta se

nhân đinh cac rui ro co thê xuât hiên trong dư an đấu thầu qua mạng, cac đăc điêm cua rui

ro va biên phap quan ly va đôi pho vơi rui ro.

Bảng 3.1: Các rủi ro và biện pháp phòng ngừa

Mô tả rủi ro Các biện pháp phòng ngừa

Không thực hiện được đồng

bộ giữa đầu tư hạ tầng kỹ

thuật với việc hoàn thiện các

hành lang pháp lý cần thiết để

tổ chức đấu thầu qua mạng.

Cần phải có sự quyết tâm của lãnh đạo cao nhất qua các

quyết định, nghị định để đảm bảo hành lang pháp lý cho

triển khai. Cần phải xây dựng, cập nhật lộ trình triển khai

cho phù hợp với điều kiện cụ thể ở Việt Nam . Các vấn đề

pháp lý phải đi trước triển khai công nghệ, để khi công nghệ

triển khai là có thể áp dụng được.

Đấu thầu là một hệ thống phức tạp, liên quan đến nhiều vấn

đề, nhiều cơ quan. Việc hoc tập kinh nghiệm của các nước

là rất cần thiết và đảm bảo đồng bộ giữa môi trường pháp lý

và công nghệ.

Thiếu sự nhận thức đầy đủ về

ý nghĩa và tác dụng của việc

Sự thiếu nhận thức đầy đủ sẽ tác động đến từ việc tổ chức

triển khai đến ứng dụng sử dụng. Thói quen sử dụng đấu thầu qua mạng trong lãnh

đạo, chỉ đạo thực hiện.

phương thức truyền thống sẽ là rào cản cho việc triển khai

ứng dụng ở các cơ quan Nhà nước. Có một sự thống nhất về

nhận thức về mục đích, ý nghĩa, tác dụng của đấu thầu qua

mạng tạo ra một môi trường thuận lợi cho các ứng dụng.

Không gắn việc ứng dụng

công nghệ hiện đại với cải

cách hành chính mà cụ thể là

tái cấu trúc lại quy trình đấu

thầu qua mạng.

Ứng dụng công nghệ hiện đại để tạo ra phương thức mua

sắm mới đòi hỏi phải thay đổi lại quy trình mua sắm truyền

thống. Nếu không thay đổi quy trình mua sắm cũ thì phương

thức đấu thầu qua mạng không phát huy được hiệu quả và

trở thành hình thức. Vì vậy, ứng dụng công nghệ hiện đại

phải là một bộ phận của quá trình cải cách hành chính để

nâng cao năng lực quản lý điều hành, chi tiêu công một cách

minh bạch, hiệu quả.

Không đủ năng lực và thẩm

quyền trong lựa chọn công

nghệ giải pháp và tiếp thu

công nghệ để phát triển

Thách thức ứng dụng công nghệ mới cũng kèm theo rủi ro

công nghệ do sự lựa chọn sai, giải pháp không hợp lý và

năng lực tiếp thu công nghệ không đủ để làm chủ hệ thống.

Đây là thách thức đòi hỏi biết phát huy năng lực nội tại của

tổ chức.

Để giảm thiểu rủi ro này cần phải tiến hành quản lý dự án

tốt, lộ trình hợp lý, phạm vi rõ ràng. Phương pháp học tập

kinh nghiệm của nước ngoài rất có ích cho việc tiếp thu

công nghệ. Phải kết hợp thuê ngoài với xây dựng năng lực

nội bộ, đặc biệt là chuyển giao công nghệ. Tăng cường công

tác sử dụng chuyên gia và tư vấn. Tránh sự phụ thuộc vào

một nhà cung cấp.

Đầu tư không đủ mức cho phát

triển phần mềm ứng dụng cho

phù hợp với điều kiện của Việt

Nam .

Chi phí đầu tư để xây dựng phần mềm đấu thầu là yếu tố

quan trọng của dự án. Cần phải dành đủ ngân sách cho đầu

tư phát triển ứng dụng. Đặc biệt chú ý đến việc xây dựng

đội ngũ nguồn nhân lực cho duy trì và phát triển hệ thống.

Đấu thầu qua mạng gắn liền

với sự công khai, minh bạch

và hiệu quả tất yếu sẽ dẫn đến

xung đột lợi ích với một số

người. Vì vậy nên bằng cách

này hay cách khác họ sẽ tránh

không sử dụng.

Phải nâng cao nhận thức và có những quyết định về mặt

pháp lý để bắt buộc các đơn vị phải tham gia sử dụng

phương tác đấu thầu.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ đấu thầu

qua mạng.

Nguồn nhân lực không đủ

năng lực chuyên môn để quản

lý dự án, tiếp nhận công nghệ.

Các cán bộ chủ chốt trong ban quản lý dự án là cán bộ kiêm

nhiệm. Khi dự án triển khai rất nhiều công việc phải làm đòi

hỏi cả thời gian và chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy cần chú ý

đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn có đủ năng lực

để triển khai và tiếp quản công nghệ chuyển giao để sau này có thể tự duy trì và phát triển.

Vơi nhân đinh triên khai ap dung đâu thâu điên tư găp nhiêu kho khăn rui ro, băt nguôn tư

cac yêu tô chu yêu sau:

Pham vi đâu thâu tư vân, mua săm hang hoa, xây lăp, dich vu rât rông lơn va phưc tap va

đa dang.

Thoi quen cua cac thanh phân tham gia đâu thâu vơi phương thưc đâu thâu thông thương

sư dung giây tơ.

Cac thanh phân tham gia va co liên quan trong hê thông đâu thâu.

Đê nhân đinh cac rui ro trong qua trinh thưc hiên dư an, cân xac đinh cac thông tin sau:

Ai quan tâm đên sư xuât hiên cua môt hê thông đấu thầu qua mạng?

Va nôi dung gi se đươc chu y đên trong hê thông?

Khia canh nao cua hê thông se đươc xem xet va quan tâm chu y?

Trên cơ sơ đo, nhân đinh cac nguôn trơ ngai đên hê thông bao gôm:

Châm va thiêu tinh đông bô trong chinh phu co thê gây ra sư không phu hơp trong chi đao

cua chinh phu khi khơi đông, thưc hiên, xuc tiên va phat triên hê thông. Do thiêu sư ưu tiên

vê danh cac nguôn lưc cho dư an; không đây đu vê kê hoach va tâm nhin chiên lươc; thưc

hiên dư an không đông bô va bi ngăt quang theo chu ki lanh đao.

Chi phi danh cho phat triên, thưc hiên va duy tri hê thông không đam bao cung như thiêu

ngân sach cho sư nghiên cưu/phat triên va sang tao chinh la sư han chê rât lơn vê nguôn lưc

cho dư an. Rât kho đanh gia đươc sư tương quan yêu tô chi phi/lơi ich cho dư an dân đên

nguôn vôn đâu tư cân thiêt cho hiên tai va tương lai không đu thưc hiên dư an theo lô trinh

đa đăt ra. Vơi chi phi cho phat triên, triên khai duy tri hê thông la cac yêu tô co thê xac

đinh đươc, tuy nhiên co rât nhiêu lơi ich cua đấu thầu qua mạng chi co thê đanh gia đươc

phân đinh tinh cho nên kho đanh gia hiêu qua đâu tư dư an.

Do yêu câu băt buôc đôi vơi cac thanh phân tham gia trong môt hê thông mơi cho nên cac

nha thâu, cơ quan chinh phu co tâm ly không muôn thay đôi vơi cach thưc lam viêc cu.

Lo ngai khi môt hê thông mơi se giam bơt hiêu qua hoăc uy thê cua vai tro hiên tai hoăc co

thê dân đên mât tât ca, vi thê se không tham gia hê thông.Không hiêu biêt đây đu cach thưc sư dung va tham gia trong hê thông; không chăc chăn va

tin tương vê trang thai cua ho trong khi tham gia hê thông Đấu thầu qua mạng; do đo se co

cac tac đông tiêu cưc đên qua trinh triên khai

Một trong các rủi ro mà các đối tượng tham gia rất quan tâm là giải quyết vấn đề bảo mật

và xác thực của hệ thống. Các vấn đề như xác thực được nhà thầu, bảng chào giá của nhà

thầu đề xuất, các thông tin nhạy cảm khác của quy trình đấu thầu.

Cac tai nguyên cân thiêt danh cho dư an không đu như thơi gian, nhân lưc va ngân sach dư

an.

          Co thê phân loai trơ ngai thanh hai dang:

Trơ ngai thưc tê băt buôc: trơ ngai ma băt buôc ngươi thưc hiên dư an phai co cac bươc

hanh đông đê vươt qua khi thưc hiên.

Trơ ngai qua nhân thưc khi thưc hiên dư an: cac trơ ngai co thê xuât hiên trong khi thưc

hiên dư an.

          Cac biên phap tương ứng nhằm giam thiêu va han chê cac rui ro, trơ ngai:

Tranh thu sư hô trơ cua chinh phu, lam nôi bât ro vai tro lanh đao định hướng của Chính

phủ. Sư hô trơ nay nếu tư ngươi đưng đâu Chinh phu se co tac dung tich cưc đên cac cơ

quan ơ cac tâng dươi trong bô may hanh chinh.

Xây dưng môt vi tri giám đốc công nghê thông tin trong cac bô phân liên quan đên hê

thông, đam bao tinh thưc hiên thanh công va la cach đam bao ơ moi câp, bộ ban ngành.

Xây dựng và hình thành một ban quản lý dự án có thực quyền; cho phép giải quyết nhanh

chóng các vướng mắc khi thực hiện dự án.

Xây dưng muc tiêu ro rang va cac hương dân thưc hiên dư an cung như cac tac đông ngươc

lai nêu muc đich không đat tơi.

Xac đinh cac lơi ich va chi phi dai han cua dư an hơn la tâp trung vao cac chi phi ngăn han.

Đồng thời đẩy nhanh tiến độ của dự án nhằm đảm bảo lộ trình thực hiện đã được Chính

phủ quy định.

Môt cach nhin nhân thông nhât chung vê sư tham gia cua cac thanh phân liên quan đôi vơi

hê thông đâu thâu mơi phai đươc thưc hiên ơ mưc chinh phu xuông tơi cac bô ban nganh

va cac đia phương. Yêu cầu một sự cam kết, đảm bảo thực hiện của tất cả các lãnh đạo các

cơ quan thực hiện trong hệ thống.

Đam bao xac đinh đươc tât ca cac thanh phân liên quan đên hê thông va co thê tiêp nhân

thương xuyên cac thông tin hai chiêu thông qua cac hôi thao, thư, câu hoi, phong vân .v.v. Môt biên phap tuyên truyên quang ba sâu rông vê lơi ich khi tham gia hê thông đôi vơi cac

doanh nghiêp; môt kê hoach đao tao đươc triên khai rông khăp cho tât ca cac đôi tương

tham gia.

Tiêp nhân va hoc hoi cac bai hoc kinh nghiêm cua cac nươc đa triên khai vi thương cac trơ

ngai giông nhau ơ môt sô điêu kiên nhât đinh.

Đam bao sư tich cưc tham gia cua cac thanh phân liên quan trong dư an; cho phep trong

nhom trưc tiêp theo doi dư an co quyên đinh hương va kha năng đưa ra cac hanh đông đê

giai quyêt cac trơ ngai xuât hiên.

Chuân hoa đơn gian chu trinh thưc hiên, muc tiêu va chinh sach đung va phu hơp thưc tê.

Co sư ưu tiên phân bô cho dư an nguôn lưc thich hơp

Sư dung cac biên phap ky thuât trong hê thông: tất cả các thao tác đều phải ghi dấu vết lại;

không cho phép người không xác thực truy cập hệ thống; các thông tin nhạy cảm đều được

mã hóa; hệ thống có thể khôi phục lại sau một thời gian rất ngắn khi có sự cố; Các biện

pháp đó bao gồm:

Xác thực hai nhân tố

Chứng chỉ số

Mã hóa dữ liệu nhà thầu

Chống virus trực tuyến khi tải các thông tin lên hệ thống

Mã hóa SSL 128 bit

Ghi log các thao tác trên hệ thống;

Phân quyền truy nhập

Gán nhãn thời gian

Hệ thống tường lửa, phát hiện xâm nhập

Phục hồi dữ liệu

Site phục hồi dự phòng thứ 2

Môt kinh nghiêm thưc tê đa triên khai tai Han Quôc la ap dung chiến lược kết hợp 3 yếu tố

cân bằng nhau, bao gồm Mind Setting (Thiết lập sự thu hút), Capability Building (Xây

dựng khả năng) và Incentive Leveraging (Tăng sự khuyến khích) để đảm bảo sự thành

công của dự án đấu thầu qua mạng. Trong thời gian ban đầu thì Mind Setting là quan trọng

nhất. Sau đó, Capability Building và Incentive Leveraging nên được quan tâm song song

nhau. Điều này cung co y nghia đê Viêt Nam tham khao va ap dung.

KẾT LUẬN

Đấu thầu qua mạng là một trong những bước nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng Chính

phủ điện tử của Việt Nam, hướng tới việc hình thành một bộ máy hành chính bớt cồng

kềnh, đơn giản hóa mà vẫn đảm bảo quản lý hiệu quả nền kinh tế nói riêng và xã hội nói

chung.

Việc thực hiện đấu thầu qua mạng trong thời gian sắp tới hứa hẹn sẽ nâng cao hiệu quả

hoạt động chi tiêu công của Chính phủ và góp phần đẩy mạnh hơn nữa quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tất nhiên, việc thực hiện bất cứ cái gì mới mẻ cũng đều có khó khăn riêng, nhất là đối với

Việt Nam, một quốc gia còn nhiều yếu kém trong cách quản lý và điều kiện cơ sở hạ tầng.

Nhưng cùng với quyết tâm của Chính phủ và sự chuyển giao công nghệ từ phía Hàn Quốc,

chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng rằng, việc thực hiện đấu thầu qua mạng sẽ thành

công trong tương lai, và đây sẽ là bước đột phá lớn trong hoạt động đấu thầu của Việt

Nam.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro