Phần 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


1

Tại sao bây giờ khí chất lại quan trọng hơn bao

giờ hết?

Tháng Chín năm 2008. Britney Spears[4] chuẩn bị cho sự trở lại thắng lợi với giải thưởng Video âm

nhạc (VMA) của MTV, sau buổi biểu diễn mờ nhạt tại VMA năm 2007. Tay đua xe đạp Lance

Armstrong[5] tuyên bố giải nghệ sau khi hoàn thành cuộc thi Tour de France lần tới. Cơn bão Ike trở

thành cơn bão số năm trong mùa mưa bão ở Đại Tây Dương. Đại biểu ở Hội nghị quốc gia đảng Cộng

Hòa đã nhất trí chọn thượng nghị sỹ bang Arizona John McCain làm đại diện tranh cử trong cuộc bầu

cử tổng thống vào tháng Mười một. Diễn viên Mickey Rourke[6] đã trở lại với ánh đèn sân khấu nhờ

bộ phim The Wrestler (Võ sỹ), bộ phim giành được giải thưởng phim hay nhất tại Liên hoan phim

Venice. Roger Federer giành được chức vô địch thứ năm liên tiếp tại giải Mỹ Mở rộng. Rapper người

Anh M.I.A[7] nổi đình nổi đám với bài Paper Planes (Máy bay giấy), cũng như Atlanta sở hữu T.I2

với ca khúc Whatever you like (Bất cứ điều gì em thích). Những người yêu thích chương trình truyền

hình The of ice[8] của đài NBC háo hức chờ đợi số đầu tiên của phiên bản thứ năm, xem kiểu trò vui

nào sẽ xảy ra với Michael Scott và những người còn lại trong nhà máy Dunder Mufflin[9]. Đội bảo vệ

ngôi vô địch giải Siêu cúp (Super Bowl), New York Giants, đã đánh bại đội Washington Redskins

với tỉ số 16-7 trong trận mở màn mùa giải của Liên đoàn Bóng bầu dục Quốc gia Mỹ.

Như vậy là, trong vòng chưa đầy hai tuần của một tháng, thế giới đã thay đổi. Vĩnh viễn.

Sự hốt hoảng về mặt tài chính đã nhấn chìm thị trường chứng khoán, nhà đầu tư cá nhân và cả các

chính phủ trên thế giới. Và hốt hoảng quả thực là từ hoàn hảo để miêu tả chuyện đã xảy ra vào mùa thu

năm 2008. Viết về sự hốt hoảng của thị trường trong thế kỷ 19, giáo sư trường đại học Yale, William

Graham Sumner, đã định nghĩa hốt hoảng như: "Làn sóng cảm xúc, e sợ, cảnh báo. Nó là nguyên nhân

gây ra khủng hoảng, một điều hoàn toàn có thực và không thể tránh khỏi, nhưng nó lại có thể cường

điệu, phù phép khả năng, lấy đi dũng khí và năng lượng".

Thị trường chứng khoán nhanh chóng tụt dốc, khiến nhà đầu tư phải tìm cách bấu víu để tồn tại. Không

ổn định là từ chỉ những ngày đó, cái gọi là "chỉ số sợ hãi" đã đạt đến cấp độ mới khi thị trường chạm

đáy mới. Niềm tin của khách hàng và cảm nghĩ của nhà đầu tư lao dốc dựng đứng cùng với giá cổ

phiếu. Không thể đoán định được tương lai của nền kinh tế phút sau khác phút trước như thế nào, hết

công ty tài chính danh tiếng này tới công ty tài chính kia đứng trên đỉnh núi, lao thẳng xuống vực,

không thể biết điều gì đang chờ phía trước.

Xin chào, hốt hoảng.

Vào ngày 6 tháng Mười năm 2008, chỉ số Trung bình Công nghiệp Down Jones[10] lần đầu tiên giảm

xuống dưới 10.000 điểm kể từ năm 2004. Ba ngày sau đó, nó lại tiếp tục giảm xuống còn 8.600 điểm.

Cùng ngày hôm đó, ngày 9.10, chỉ số Standard & Poor 500 (chỉ số cổ phiếu bao gồm 500 loại cổ

phiếu được lựa chọn từ 500 công ty có mức vốn hóa thị trường lớn nhất Mỹ) đã giảm 42% so với năm

ngoái, nhanh chóng xóa sạch những thành quả đã phải mất cả năm xây dựng. Cột mốc này xảy ra trong

vòng chưa tới bốn tuần ngắn ngủi và đau khổ sau khi Lehman Brothers phá sản.

Đó là thời điểm thử thách thần kinh với cả những nhà đầu tư dày dạn nhất. Tôi theo dõi, mở to mắt, và

không có một chút lo sợ, kinh hãi nào khi danh mục đầu tư của tôi (trong một vài trường hợp, bao gồm

cả cổ phiếu của các công ty mà tôi đã sở hữu hơn 10 năm) co lại chỉ còn một nắm nhỏ. Nó còn có thể

thấp được tới mức nào nữa? Những công ty hoạt động tốt, chẳng có liên quan gì tới những vấn đề của

các ngân hàng hay các thể chế tài chính, cũng bị "tàn sát" theo chúng. Nguyên nhân của việc bị "tàn

sát" này là các công ty bán lẻ và thương hiệu tiêu dùng nổi tiếng cũng đột nhiên bắt đầu học đòi đầu tư

vào chứng khoán từ những khoản vay thế chấp chứ không bán nước giải khát hay quần tất nữa.

Theo dõi ti vi mỗi sáng trở thành một hành động phiêu lưu và tuyệt vọng, theo nghĩa hoàn toàn khác lạ.

Tôi có cảm giác thôi thúc phải xem, phải biết điều gì đã xảy ra sau một đêm, để xem điều kinh khủng

mới nào chuẩn bị giáng xuống đầu chúng tôi ngày hôm đó. Có thể so sánh nó với việc hỏng xe, thật sự

bạn không muốn nhìn vì bạn sợ điều bạn sẽ nhìn thấy, nhưng dường như bạn không thể không nhìn.

Trong trường hợp này, có một điểm khác biệt quan trọng: Tất cả chúng ta đều đang ở trong chiếc xe đó

khi nó đã hỏng, tất cả chúng ta đều đang ở trong cái đống sắt đã bị hư hại đó.

Luôn có những nhà bình luận nín thở cập nhật sự tụt dốc khiến người ta dựng tóc gáy và vô cùng hốt

hoảng. Tin tức được đưa rất nhanh, gần như là không thể biết được đâu là thông tin mới nhất, cập nhật

nhất (thông tin này vừa ra, thông tin khác đã xuất hiện).

Trải qua tất cả những điều đó, có một người ngồi cách xa những ồn ào huyên náo của thành phố New

York và thủ đô Washington D.C, ở thành phố Omaha yên bình, tĩnh lặng của tiểu bang Nebraska, vùng

Trung Tây. Ông theo dõi, như đã từng theo dõi nhiều lần trước đó, khi thế giới dường như đã chuẩn bị

bước vào hồi kết. Ông đã nghe những giọng nói run run trên ti vi, và có lẽ ông còn không thể thoát khỏi

những bức ảnh cập nhật hàng ngày, thậm chí hàng giờ, về những doanh nhân phố Wall trong bộ dạng hoảng hốt, rã rời, hay chỉ đơn giản là trong bộ dạng mất-tất-cả.

Sau đó, ông đã làm điều mà bất cứ người có lý trí nào cũng nên làm để đối mặt với cảm giác sợ hãi

kinh khủng đó. Ông hít một hơi thật sâu, tự trấn tĩnh bản thân, và bắt đầu mua cổ phiếu, dốc 20 tỉ đô

vào các công ty như Goldman Sachs[11] và General Electric[12]. Cần phải có dũng khí, sự ngoan

cường và khả năng nhìn xuyên qua cuộc khủng hoảng hiện tại để cuối cùng có thể khôi phục được các

doanh nghiệp nước Mỹ và nền kinh tế thế giới.

Điều đó đòi hỏi phải có khí chất thích hợp. Warren Buffett, người đàn ông ở Omaha của chúng ta (và

cũng chính là nhà "hiền triết nổi tiếng" đã được trích dẫn lúc trước), không hề hốt hoảng và bán tháo.

Ông vẫn giữ được sự bình tĩnh, và đánh giá được tình hình. Và khi đánh giá, ông rất cẩn trọng. Ông

cũng khuyến khích những người khác làm đúng như vậy, và nhắc họ nhớ rằng chúng ta phải trải qua khó

khăn trước, sau đó chúng ta mới có thể dẫn đầu. Ông cũng nhắc những nhà đầu tư nhớ rằng thời điểm

tốt nhất để mua cổ phiếu chính là khi tất cả mọi người đều tháo chạy khỏi thị trường, để lại rất nhiều

món hời cho người nào sẵn sàng nhận lấy.

Đó là cách tư duy không dễ được chấp nhận trong quãng thời gian điên cuồng ấy. Thật nản khi nhìn

thấy khoản 401(k)[13] của bạn cứ nhỏ dần, nhỏ dần theo ngày, thậm chí theo giờ trong nhiều tuần liền

cho tới khi không còn gì. Thật mệt mỏi và đau tim khi phải nhìn số tiền dự trữ, tài khoản tiết kiệm hay

số tiền dành dụm để cho con đi học đại học của bạn bốc hơi hết. Điều đó cũng giống như chúng ta bị

đánh liên tiếp vào đầu và không thể thoát được vậy. Những cú đánh cứ liên tục, liên tục giáng xuống.

Tôi đã phải sốc lại tinh thần và mua thêm cổ phiếu của một vài công ty mà tôi vốn đã sở hữu vào ngày

thứ Ba sau khi Lehman nộp hồ sơ xin phá sản. Và tôi không khoác lác khi nói rằng đó là một trong

những quyết định khó khăn nhất của tôi, với tư cách là một nhà đầu tư. Thực tình, đưa ra quyết định đó,

lựa chọn sẵn sàng đẩy mình vào thị trường mà ngay ở giai đoạn đầu đã khiến tôi thâm tím và bầm dập,

là điều vô cùng khó khăn. Đó là khoảng thời gian đáng sợ, và tôi luôn phải dốc toàn bộ sức mạnh ý chí

của mình mỗi khi quyết định nhấn vào cái nút "Mua" nhỏ xíu trên trang web của công ty môi giới. Mọi

thứ trên cơ thể đều bảo tôi đừng mua. May mắn là đầu tôi biết nhiều hơn, và đã kiểm soát được nỗi sợ

kinh hoàng bao trùm khắp cơ thể mình.

Tuy nhiên, khi tôi đã mua những cổ phiếu đó, nỗi đau thực sự mới bắt đầu. Tôi đã không ý thức được

về những tuần, những tháng "sa cơ lỡ vận" của thị trường. Dù vậy, tôi cũng không bao giờ bán. Tôi đã

chờ tới cùng. Và bây giờ, nhìn vào khoản lợi tức từ hai trong số ba loại cổ phiếu tôi đã mua từ những

ngày đó (cổ phiếu của công ty máy tính Apple và của công ty Chipotle Mexican Grill[14], tôi mừng là

mình đã quyết định mua. Thế còn cổ phiếu thứ ba? Ờ thì, không phải tất cả đều là người chiến thắng,

đúng không?

Warren Buffett đã gây dựng được một sự nghiệp lâu dài, đáng ghen tị trong ngành tài chính, với bảng

thành tích mà hầu hết các nhà đầu tư và quản lý tài chính đều mơ ước (thậm chí, có thể chết để có

được). Suốt gần năm thập kỷ, ông đã phân tích các công ty, đầu tư vào các công ty tốt nhất trong số đó

và làm giàu. Ông hoàn toàn không có đối thủ. Không người nào có khả năng chọn cổ phiếu và đầu tư

vào công ty có khả năng sinh lời và tồn tại lâu dài như ông. Và điều thực sự định nghĩa Buffett, khiến

ông trở thành nhà đầu tư như ông ngày hôm nay, điều khiến ông khác biệt với tất cả những người khác,

khác tất cả những nhà đầu tư khác trong suốt bao nhiêu năm qua, chính là khí chất đáng nể của ông.

Từ điển di sản Mỹ định nghĩa khí chất là "cách nghĩ, hành xử hay ứng phó đặc trưng của một người

đặc biệt". Trong thế giới đầu tư, khí chất tự nó biểu hiện ở việc liệu bạn có bị tình cảm chi phối khi

đưa ra quyết định khiến bạn, chẳng hạn như, mua rồi lại bán tháo cổ phiếu của những công ty mà bạn

thậm chí không có chút manh mối nào về việc những công ty đó thực sự làm cái gì. Liệu bạn có để bản

thân bị bối rối bởi những động thái sụt giảm của thị trường không, hay bạn sẽ nhìn giá tụt dốc và thấy

những cơ hội?

Chính Buffett đã nói về tầm quan trọng của khí chất như thế này: "Đặc tính quan trọng nhất của nhà đầu

tư là khí chất, chứ không phải trí tuệ... Bạn cần một "loại" khí chất không bắt nguồn từ cảm xúc do

đồng tình hay bất đồng với đám đông".

Ông còn nói thêm rằng: "Thành công trong đầu tư không có liên quan gì tới chỉ số IQ kể cả khi IQ của

bạn ở trên mức 125. Khi bạn có chỉ số thông minh trung bình, điều bạn cần là khí chất để tránh đẩy

người khác vào rắc rối trong đầu tư".

Hãy nói về "rắc rối" thực sự. Chúng ta có thể nghĩ tới khí chất – một cách sai lầm – khi tìm kiếm một

vài căn nguyên của khủng hoảng tài chính:

Suy nghĩ ngắn hạn về sự giàu có

Vung tay quá trán

Có quá nhiều khoản nợ vô lý

Niềm tin vô lý rằng không bao giờ nên ngừng kiếm tiền

Không có khả năng nhìn thấy hệ quả lâu dài của những quyết định kém cỏi

Bóc lột người yếu thế hơn mình để trục lợi.

Bây giờ, cần phải hiểu rằng khí chất không phải là nhân tố duy nhất gây nên khủng hoảng tài chính. Đó

là một hoàn cảnh vô cùng phức tạp đã kéo dài hết năm này qua năm khác. Động cơ cũng như môi

trường pháp lý và chính sách tiền tệ lỏng lẻo đều đóng vai trò quan trọng. Cuộc cạnh tranh giữa những

công ty phố Wall gay gắt tới mức để theo kịp người khác, các thương nhân và các nhà tài phiệt càng

ngày càng không thể nói không với bất cứ điều gì. Nếu một công ty không muốn thực hiện một thương

vụ vì lo lắng thương vụ đó có thể mang lại tổn thất thì luôn có một công ty khác ở con phố này sẵn sàng

nhảy vào. Tuy nhiên, khí chất thực sự đóng một vai trò quan trọng.

Nhìn lại, có thể tìm thấy khí chất sai lầm ở mọi cấp độ của cuộc khủng hoảng toàn cầu, bắt đầu từ

những người đi tìm lát cắt của giấc mơ Mỹ: Những người mua nhà. Bây giờ, tất nhiên là đã có những

người có trách nhiệm bị vướng vào cái bẫy hỗn độn nợ dưới chuẩn đó, thậm chí tệ hơn, bị lừa vay

những khoản nợ mà họ không bao giờ có cơ hội thực sự kiếm lời được từ đó. Nhưng cũng có nhiều

người chủ ý vay những khoản tiền khổng lồ để mua nhiều nhà hơn mức cần thiết hoặc hơn khả năng có

thể chi trả của họ và thường chỉ là dưới dạng lãi suất hay tỉ lệ cho vay thế chấp có thể điều chỉnh,

nhưng đôi khi là kết hợp cả hai. Mọi người đều biết rằng những khoản vay thế chấp này cuối cùng cũng

sẽ được điều chỉnh, có thể là ở tỉ lệ cao hơn, có nghĩa là khoản tiền phải trả cho chúng có thể tăng rất

nhanh. Hi vọng cho những người mạo hiểm với nó là bong bóng nhà sẽ tiếp tục căng phồng mà không

dừng lại, và giá trị nhà sẽ tiếp tục tăng cao, tạo cửa ra an toàn và nhanh lẹ trước khi việc điều chỉnh tỉ

lệ cho vay thế chấp trở thành một vấn đề.

Lạy thánh Ala, chuyện lại không như thế.

Giá trị nhà đã bắt đầu lộn nhào, tỉ lệ vay thế chấp đã bắt đầu được điều chỉnh lên mức không thể chấp

nhận được, và cuối cùng các khoản tiền trả lãi hàng tháng đã bắt đầu khiến những người ban đầu háo

hức vay thấy ngột ngạt. Các khoản vay không thanh toán được dẫn đến tình trạng vỡ nợ, và các khoản

nợ xấu bắt đầu gia tăng. Xu hướng mới nổi này khiến những chủ nhà ngạt thở, tiếp đó là ngân hàng và

các thể chế tài chính, sau đó là các thị trường tín dụng và thị trường chứng khoán ở cả nước Mỹ và

khắp nơi trên thế giới, gây ảnh hưởng sâu rộng tới nền kinh tế toàn cầu. Và tất cả là vì không có mấy

người nhận ra lối suy nghĩ dài hạn cùng với việc mạo hiểm một cách thận trọng là lợi thế chứ không

phải bất lợi.

Ở phía đối diện là các ngân hàng và các thể chế tài chính – những gã khổng lồ của phố Wall – bẩn thỉu

và đồng bóng hơn cả những người mua nhà thiển cận. Họ không phải là những người đã vay những

khoản nợ dưới chuẩn, nhưng họ chắc chắn có thể thu lợi từ những khoản vay đó và luôn khuyến khích

những hành vi "không đẹp" ẩn sau đó tiếp diễn. Và nhờ có thái độ sẵn lòng tận dụng bản thân đến mức

không một người bình thường nào có thể hiểu hoặc ủng hộ, thậm chí là tìm hiểu, họ đã khiến cho những

vấn đề phát sinh do sự sụp đổ của thị trường nhà đất lan xa và rộng kinh khủng.

Khi những câu hỏi về giá trị thật của vật thế chấp mà các ngân hàng nắm giữ xuất hiện ngày càng nhiều,

thị trường tín dụng bắt đầu bị ảnh hưởng. Các ngân hàng không muốn cho nhau vay, vì họ không tin

rằng ngân hàng đối tác có thể thực sự trả được các khoản nợ đó. Họ không tin rằng tài khoản của ngân

hàng đối tác không hề có những bí mật bẩn thỉu như tài khoản của những người khác. Khi việc cho vay

giữa các thể chế tài chính gần như đóng băng thì cho vay cá nhân cũng không mấy khác.

Cứ hốt hoảng đi, các bạn của tôi.

Một lần nữa, chúng ta lại thấy tầm quan trọng của khí chất. Khí chất sai lầm bao trùm toàn bộ phố Wall

và bùng lên như đổ thêm dầu vào lửa. Mọi phán đoán về những rủi ro có thể chấp nhận được đã hoàn

toàn biến mất khi tiền cứ tiếp tục được rót vào. Cuộc sống trở nên ngột ngạt hơn bởi những thái độ gay

gắt kiểu nam tính, kiểu tôi-trước, kiểu kiếm-tiền bằng-bất-cứ-giá-nào. Thương nhân kiếm bộn tiền nhờ

tình trạng dùng đóa bẩy tài chính quá mức mà phần nhiều trong số đó chẳng có cơ sở gì ngoài những

lời nói dối. Thái độ mạo hiểm, không quan tâm tới hậu quả và suy nghĩ ngắn hạn đã thống trị những

ngày đó.

Hầu hết những người đã đẩy cái đống hỗn độn đó về phía trước đều biết nó sẽ không kéo dài mãi. Đơn

giản là bởi nó không thể. Nhưng thay vì nhận ra thời vàng son không kéo dài mãi và bước những bước

thông minh để đầu tư với một tầm nhìn dài hạn, hầu hết những người tham gia cuộc chơi lại tiếp tục

làm mọi cách để đạt được càng nhiều càng tốt những thứ họ muốn khi còn có thể. Ai quan tâm tới hậu

quả cơ chứ?

Không chỉ mỗi khí chất sai lầm mà cả những người mua nhà vay nợ quá nhiều cùng với cả phố Wall,

những người cũng háo hức, cũng mong mỏi kiếm tiền thật nhanh đều đã góp phần khiến cuộc khủng

hoảng tài chính lan rộng và trở nên tệ hại hơn. Thị trường chứng khoán tụt dốc, nhà đầu tư cao chạy xa

bay, bán tháo các cổ phiếu của họ vào đúng thời điểm tệ hại nhất; thị trường chứng khoán lại tụt dốc,

nhà đầu tư lại cao chạy xa bay... Bị kích động. Tạm lắng. Rồi lại lặp lại. Trong khi đó, Buffett vẫn

bình chân như vại, chờ thời cơ hành động, chờ để mua cổ phiếu của các công ty tốt với giá hấp dẫn –

kiểu khí chất đúng đắn của một nhà đầu tư chứ không phải một người đầu cơ.

Và đây là một tin tốt: Chúng ta có thể học để có được khí chất tập-trung-dài-hạn-hơn. Chúng ta có thể

trở thành những nhà đầu tư trầm tĩnh hơn. Chúng ta có thể thay đổi tư duy của mình từ một nhà đầu cơ

sang một nhà đầu tư. Chúng ta có thể kìm hãm ý nghĩ mạo hiểm của bản thân. Và nếu bạn không muốn

nhìn thấy những sai lầm của cuộc khủng hoảng tài chính và tình trạng hoảng loạn của năm 2008 lặp lại

một lần nữa, thì đó có vẻ là một cách thông minh.

Kết quả đầu tư của chính bạn sẽ được cải thiện nếu bạn học cách kiểm soát cảm xúc của mình và có

khí chất-kiểu-Buffett . Bạn không thể khiến cho tất cả những người làm việc ở phố Wall tập trung vào

việc cải thiện khí chất của họ, dù rằng điều đó chắc chắn khiến cho hệ thống tài chính của bạn mạnh

hơn, ít thất thường hơn, nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ đây, với hành vi của chính bạn.

Và đây chính là nơi mọi việc còn trở nên thú vị hơn, ít nhất là đối với một bộ phận độc giả hoặc nhà

đầu tư. Tất cả chúng ta có thể làm việc để gia tăng khí chất của mình, đúng, nhưng có một nhóm nhỏ

cần làm việc chăm chỉ hơn một chút để đạt được điều đó. Và đó là những người cần nó nhất.

Các "quý ông", tôi đang nhìn các ngài đấy.

Cần phải nói rằng phần lớn những doanh nhân trên phố Wall, thành viên ban giám đốc của các công ty

tài chính và nhà điều hành của các ngân hàng đầu tư đều có chung một đặc điểm nổi bật – đó là có một

nhiễm sắc thể Y. Phố Wall, ít nhất là "giai cấp" trên cùng, ít nhất là khi phải đưa ra quyết định hay sử

dụng quyền lực để gây ảnh hưởng, chẳng phải vẫn là một câu lạc bộ các chàng trai đó sao? Và trong

khi những người mua nhà, cả nam và nữ, đều phải chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng tài chính, thì

phần lớn những người đã "gây nên cơ sự" và khiến tình huống càng trở nên tồi tệ hơn bằng cách ném

những khoản tiền lớn vào phố Wall lại đều thuộc "phái mạnh".

Gần đây, những điểm được gọi là "tính nữ" như xây dựng mối quan hệ, kiên nhẫn và hợp tác gần như

là vắng bóng trong thị trường. Nếu quanh phố Wall có thứ khí chất đó, và nếu có nhiều phụ nữ trên sàn

giao dịch cũng như trong phòng điều hành hơn thì có lẽ chuyện đã khác đi. Và như thế có lẽ tất cả

chúng ta đã có được những danh mục đầu tư lớn hơn và bớt được những đêm mất ngủ.

Nào các quý ông, các ông có việc để giải thích rồi đây.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ có cách tiếp cận đầu tư khác so với đàn ông. Họ nghĩ lâu và không

giao dịch nhiều. Họ tránh được rủi ro nhiều hơn cánh mày râu. Họ có khả năng nghĩ cho bản thân hơn

và không chịu ảnh hưởng của áp lực xung quanh. Họ có ít kích thích tố sinh dục nam hơn, điều đó tác

động tới thị trường theo những cách mà chúng ta vẫn đang phải dày công khám phá, nhờ có những

thành tựu mới trong ngành kinh tế học thần kinh. Cách phụ nữ tiếp cận đầu tư lành mạnh và trầm tĩnh

hơn, và đó cũng là cách mà tất cả chúng ta, cả nam giới và nữ giới, nên đầu tư.

Trường hợp kỳ lạ ở Iceland - Thành công của công ty Tài chính

Audur Capital[15]

Có rất nhiều chuyện kỳ lạ xảy ra trong suốt cuộc khủng hoảng năm 2008, nhưng có lẽ, không

chuyện nào kỳ lạ như chuyện đã xảy ra ở đất nước nhỏ bé Iceland. Đất nước với 300.000 dân

số đã chứng kiến bước chuyển mình chỉ sau một đêm, từ một ngư quốc khiêm nhường trở

thành trung tâm của hoạt động tài chính quốc tế. Những cựu ngư dân của chúng ta giờ đây

đang buôn bán chứng khoán phát sinh, thứ mà có lẽ họ còn chưa bao giờ nghe tới trước năm

2003. Nợ quốc gia hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát, có thời điểm cân bằng 850% tổng thu

nhập quốc nội (GDP). Rủi ro bùng phát, chủ yếu là bởi những ông chủ ngân hàng hiếu chiến,

ưa mạo hiểm đã đẩy đất nước nhỏ bé này rơi thẳng vào tình trạng phá sản, chẳng còn gì

ngoài hệ thống tiền tệ bị sụp đổ và những giấc mơ vỡ vụn.

Công ty của họ được thành lập dựa trên "những giá trị nữ tính" và không hề bị ảnh hưởng

trong cuộc khủng hoảng tài chính của Iceland – một chiến tích thực sự, nếu nhìn vào quang

cảnh tài chính của nước này ngày hôm nay.

Tómasdóttir(13) miêu tả suy nghĩ của mình, và giá trị của Audur, trong một bài báo được xuất

bản vào tháng Hai năm 2009:

"Chúng tôi có năm giá trị nữ tính chính. Thứ nhất, nhận thức rủi ro: Chúng tôi sẽ không đầu

tư vào những công ty chúng tôi không hiểu. Thứ hai, lợi nhuận có nguyên tắc – chúng tôi

thích một định nghĩa rộng hơn, thế nên, lợi nhuận không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế, mà còn

ảnh hưởng tích cực về mặt xã hội và môi trường. Thứ ba, đồng vốn có cảm xúc. Khi đầu tư,

chúng tôi tiến hành khảo sát tính khả thi về mặt cảm xúc – chúng tôi xem xét khía cạnh con

người, xem xem văn hóa doanh nghiệp là một tài sản hay một tiêu sản. Thứ tư, nói chuyện

thẳng thắn. Chúng tôi tin rằng ngôn ngữ của tài chính có thể tiếp cận được và không phải là

một phần bản chất xa lạ của văn hóa ngân hàng. Thứ năm, độc lập. Chúng tôi muốn thấy phụ

nữ càng ngày càng độc lập về tài chính, vì độc lập tài chính đem lại sự tự do lớn nhất để trở

thành người bạn muốn".

Và, những giá trị nữ tính đó chính là cơ sở để họ lập được kỳ tích của mình!

Thật may là có một hình mẫu nổi trội định hướng cho chúng ta trong công cuộc đi tìm khí chất của một

nhà đầu tư đáng khao khát, đó là: Warren Buffett. Khi so sánh sự khác biệt giữa phong cách đầu tư của

nam giới và nữ giới, phong cách đầu tư của Buffett có vẻ rất giống những chiến lược được phái nữ vận

dụng. Khí chất của ông, điều làm nên con người ông và khiến ông trở thành bậc thầy về đầu tư, lại

mang nhiều tính nữ hơn tính nam.

Và nếu có bất cứ nghi ngờ nào về tính đúng đắn của phong cách và khí chất này so với điều gì đó

nhiều tính nam hơn (chẳng hạn như vậy), hãy cho phép tôi được hướng bạn tới lợi tức ông thu được so

với những gì các công ty đầu tư ở phố Wall thu được trong năm 2008 và sau đó. Phong cách của

Buffett tạo nên tên tuổi Buffett trong nhiều thập kỷ, đem lại sự giàu có thịnh vượng cho ông trong khi

những người đàn ông khác trên phố Wall lại phá hủy sản nghiệp của họ – và cả của chúng ta nữa! – chỉ

trong một vài tháng ngắn ngủi. Trong khi họ biến khoản tiết kiệm nghỉ hưu 401(k) của chúng ta tan

thành tro bụi và đẩy nền kinh tế vào vòng xoáy trôn ốc đi xuống, thì giá trị tổng thu hàng năm của

Buffett lại nhiều hơn gấp đôi so với lợi nhuận của S&P 500[16] trong hơn 50 năm.

Không cần phải hỏi con đường nào bền vững hơn, con đường nào thông minh hơn để tạo ra của cải sau

một thời gian dài, con đường nào là tốt nhất cho chúng ta – cho tất cả chúng ta – để đầu tư cho một

tương lai tươi sáng. Đã đến lúc thay đổi. Đã đến lúc phải tiếp nhận tính nữ.

Đơn giản, đã đến lúc tất cả chúng ta đều nên đầu tư như những cô gái, giống như nhà đầu tư vĩ đại nhất

của mọi thời đại – Warren Buffett.

Và mọi việc sẽ bắt đầu từ đây. Chúng ta sẽ bắt đầu với một nghiên cứu về phụ nữ và đầu tư rồi từ đó

dành thời gian tìm hiểu cách Warren Buffett thể hiện khí chất đầu tư tính nữ lý tưởng như thế nào. Sau

đó chúng ta sẽ cùng học hỏi một vài nền tảng đầu tư của Foolish có thể giúp bạn trên con đường trở

thành nhà đầu tư, hoặc gia tăng khoản lợi tức đầu tư hiện thời của bạn nếu bạn đã sẵn sàng đầu tư cho

bản thân. Và chúng ta sẽ khép lại với những phụ lục không thể bỏ qua: Những cuộc phỏng vấn với

những nhà đầu tư nổi tiếng vì khí chất của họ, đồng thời ôn lại những gì chúng ta đã học.

Vì thế, hãy chuẩn bị đi nào, hãy thoải mái đi nào, hãy uống nước đi nào và hãy ổn định đi nào. Khi bạn

đã đọc xong cuốn sách này, bạn sẽ sẵn sàng đầu tư với một khí chất có thể đem lại thành công cho bạn.

Và bạn sẽ có được niềm vui trong quá trình đó. Suy cho cùng thì đầu tư cũng nên thú vị. Chính Buffett

đã nói sáng nào đi làm ông cũng nhảy chân sáo. Đọc hết cuốn sách này, bạn cũng sẽ như thế.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#truyện