Phần 13

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


13

Coi trọng con người và các mối quan hệ

Buffett minh họa cho tám đặc tính chúng ta đã lượm lặt từ nghiên cứu so sánh các nhà đầu tư nữ với

các nhà đầu tư nam, và rõ ràng ông là điển hình xuất sắc cho thành tích đánh bại thị trường. Nhưng

chúng ta không thể tổng kết về ông một cách đơn giản như thế. Chúng ta cần phải thêm ba nguyên tắc

phụ nữa để hiểu thấu đáo điều gì khiến Buffett trở thành Buf ett, điều gì khiến ông thành công, điều gì

khiến ông đặc biệt và điều gì khiến ông trở thành bậc thầy đầu tư. Suy cho cùng, nếu bản thân chúng ta

rồi sẽ trở thành nhà đầu tư tốt hơn, và chắc chắn mục tiêu phải là như vậy, chúng ta cần phải biết mọi

thứ có thể về điều khiến Buffett làm những việc ông đã làm và hành động theo cách ông đã hành động.

Nguyên tắc lấy-Buffett-làm-trọng-tâm đầu tiên của chúng tôi là coi trọng và nuôi dưỡng các mối quan

hệ với người khác. Đây là điều Buffett coi là sống còn đối với việc kinh doanh hiệu quả. Việc xây

dựng những mối quan hệ lâu dài với những người mà bạn làm việc cùng, đầu tư tiền cùng, hay làm ăn

cùng là điều rất quan trọng đối với thành công lâu dài. Buffett đặt con người lên hàng đầu, thậm chí

đôi khi còn đặt họ lên trên khả năng kiếm được nhiều lợi nhuận hơn, và ông tự hào vì điều đó.

Trong một bức thư gửi các cộng sự năm 1968, Buffett đã nói: "Khi làm việc với những người tôi yêu

quý, tôi thấy được khuyến khích (sao lại không chứ?) và thu được lợi nhuận thỏa đáng từ số vốn sử

dụng (khoảng 10 đến 12%), vậy nên thật ngớ ngẩn khi lao vội từ tình huống này sang tình huống khác

để kiếm thêm một vài điểm phần trăm. Với tôi, có vẻ không hợp lý khi đánh đổi những mối quan hệ cá

nhân dễ chịu với những người đẳng cấp cao nhưng tỉ lệ lợi nhuận thu lại chỉ kha khá để nhận lấy sự

khó chịu, bực tức hay tệ hơn nữa chỉ để thu được lợi nhuận cao hơn".

Và trong bức thư gửi các cổ đông của Berkshire năm 1989, Buffett đã nhắc lại suy nghĩ này. Ông viết:

"Chúng tôi đã thiết lập được những mối quan hệ kinh doanh hiếm thấy và dễ chịu tới mức chúng tôi

muốn duy trì tất cả, để tất cả những mối quan hệ đó đều phát triển. Quyết định này đặc biệt dễ dàng với

chúng tôi vì chúng tôi cảm thấy những mối quan hệ này sẽ đem lại những kết quả tài chính tốt đẹp – dù

có thể không phải là tốt nhất. Cân nhắc điều đó, chúng tôi nghĩ rằng với chúng tôi việc từ bỏ thời gian

với những con người thú vị và đáng ngưỡng mộ để dành thời gian cho những người không biết hay

những người mà phẩm chất còn xa mới đạt mức trung bình là điều chẳng có chút ý nghĩa nào".

Chúng ta đều biết Buffett quan tâm tới việc phân bổ số tiền của ông theo cách hiệu quả nhất có thể, vì

thế việc ông đặc biệt coi trọng các mối quan hệ của mình mà bỏ qua nỗ lực đem lại hiệu quả cao hơn

để tiếp tục làm việc với những người ông biết, ông thích và tin tưởng khiến chúng ta biết điều này có ý

nghĩa với ông như thế nào. Lúc này chắc chắn ông hi vọng và mong ước sự đánh đổi đó là điều không

cần thiết, và ông sẽ tìm thấy những tình huống mà ông vừa có thể kiếm được nhiều tiền vừa có thể yêu

quý những người ông làm việc cùng. Và trên thực tế, Buffett là một người rất tinh thông trong việc tìm

kiếm sự kết hợp đó trong suốt sự nghiệp của ông.

Nói về việc Buffett tập trung vào khía cạnh "con người" của đầu tư, Nell Minow, biên tập viên và là

người đồng sáng lập của Corporate Library, một tổ chức tập trung vào lĩnh vực quản trị doanh nghiệp,

đã nói: "Tôi nghĩ một trong những điều ấn tượng nhất về ông không phải là cách ông nhìn nhận cổ

phiếu, dù Chúa biết ông rất giỏi toán, mà là cách ông nhìn nhận con người. Ông lúc nào cũng là một

chuyên gia nhìn người rất chính xác".

Khi Buffett mua một công ty nào đó cho Berkshire, không như những người khác, ông không nhảy ngay

vào và bắt đầu thực thi những nguyên tắc mới, thay đổi ban quản lý, và khuấy tung rắc rối lên. Ông

mua một công ty khi ông tin tưởng vào ban quản lý hiện hành, và tin vào cách thức vận hành hiện tại

của công ty – nếu không, ông đã tìm cơ hội ở nơi khác. Buffett hạn chế tối đa việc đảo lộn hiện trạng,

ông để nhóm quản lý được tiếp tục làm điều họ vẫn đang làm. Ông chỉ hỗ trợ và hướng dẫn khi cần

thiết, nhưng thường thì ông không can dự vào.

Ông cảm thấy thoải mái khi làm việc theo cách này vì ông coi trọng giá trị của việc làm việc với

những người giỏi giang, thông minh và có động lực. Sẽ dễ dàng hơn để ngủ ngon mỗi đêm nếu bạn tin

tưởng những người bạn làm việc cùng, dù điều đó có nghĩa là mua đứt một công ty hay đầu tư vào cổ

phiếu của công ty đó. Với Buffett, chỉ đơn giản là con người mới là điều quan trọng.

Trong cuốn Sổ tay người sở hữu của Berkshire, Buffett đã viết về những người quản lý các công ty

con của Berkshire như thế này: "Hầu hết những người quản lý của chúng tôi đều là những cá nhân giàu

có, do đó, việc tạo ra một môi trường khuyến khích họ làm việc với Berkshire thay vì đi câu cá hay

đánh gôn là điều hoàn toàn phụ thuộc vào chúng tôi. Điều này buộc chúng tôi phải đối xử với họ công

bằng, theo cách mà chúng tôi muốn được đối xử nếu chúng tôi ở vào vị trí của họ".

Với chúng ta, có thể chúng ta không nghĩ tới việc mua cả một công ty, nhưng nhân tố con người vẫn vô

cùng quan trọng. Việc biết ai là người chịu trách nhiệm trong công ty mà bạn đang cân nhắc tới việc

mua cổ phiếu của nó cũng quan trọng không khác gì việc Buffett phải biết ai điều hành doanh nghiệp

mà ông muốn sở hữu.

Hiển nhiên là với Buffett, để gặp gỡ trực tiếp những người phụ trách hãng Coca-Cola (chẳng hạn thế)

sẽ dễ dàng hơn việc chúng ta triệu tập một cuộc họp với những người đó. Nhưng bạn vẫn có thể tiến

hành nghiên cứu và tìm hiểu càng nhiều càng tốt về người mà bạn đang tin tưởng giao phó tiền của

mình cho họ. Và đó là cách tốt nhất để nghĩ về điều đó. Điều đó giúp duy trì vị trí tiên phong và trung

tâm cho ý nghĩa quan trọng của việc có một nhóm quản lý đáng tin cậy.

Chìa khóa để đánh giá quản lý

Trong một bài phỏng vấn bằng thư điện tử, Prem Jain, Giáo sư trường Đại học Kinh doanh

McDonough ở Georgetown, tác giả cuốn sách Buf ett - Trên cả giá trị: Tại sao Buf ett lại

quan tâm tới tăng trưởng và quản lý khi đầu tư (Buf ett Befond Value: Why Buf ett looks to

Growth and Management When Investing), đã đưa ra những nhận định sau cho các nhà đầu

tư cá nhân đang tự mình nỗ lực đánh giá chất lượng quản lý:

"Đánh giá ban quản lý của một công ty hay đánh giá một CEO không phải việc dễ dàng vì

những phẩm chất cá nhân khác nhau có thể tạo ra thành công trong những hoàn cảnh khác

nhau. Nhưng tôi có thể nói chắc chắn với bạn là cần phải hỏi hai câu hỏi cơ bản. Thứ nhất,

ban quản lý và vị CEO hiện tại có năng lực không? Thứ hai, những động lực quản lý có đồng

nhất với lợi ích của cổ đông không?

Để trả lời câu hỏi đầu tiên, tôi xem xét tình hình hoạt động của công ty trong vài năm. Chẳng

hạn, khi tôi đánh giá Johnson & Johnson và ban quản lý của nó, tôi đã kiểm tra doanh thu

của công ty, lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE[37]) và sự phân bổ dòng tiền trong

hơn 25 năm. Tôi thích đánh giá hiệu quả hoạt động của một công ty trong một giai đoạn khá

dài để khám phá xem các nhóm quản lý có thể đem lại những kết quả tích cực dưới thời các

CEO khác nhau không. Dù đánh giá bằng nhiều chuẩn là điều quan trọng, nhưng tỉ suất lợi

nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu được tính toán cẩn thận có lẽ là chuẩn quan trọng nhất để

quyết định năng lực quản lý. Tôi đã thấy hiệu quả hoạt động tốt đều trong cả giai đoạn, và tôi

đã không phát hiện ra bất cứ vụ sáp nhập, đợt phát hành cổ phiếu mới với số lượng lớn không

hay vụ việc vi phạm đạo đức thái quá nào. Với tôi, kết quả phản ánh hoạt động quản lý có kỷ

luật. Tôi cũng đọc tất cả những bức thư gửi cổ đông của William Weldon kể từ khi ông được

chỉ định làm CEO vào năm 2002.

Để trả lời câu hỏi thứ hai, tôi kiểm tra số cổ phiếu mà CEO và những người quản lý hàng đầu

công ty nắm giữ. Tôi nghi ngờ những CEO được thưởng một lượng quyền chọn lớn nhưng chỉ

nắm giữ một lượng rất nhỏ cổ phiếu. Ngoài ra, tôi thích những CEO gắn bó lâu dài với công

ty hơn, và thăng tiến từ chính nội bộ công ty. Ít nhất họ cũng phải có kinh nghiệm trong chính

ngành đó. Cuối cùng, tôi cố tìm hiểu về phong cách sống của họ. Một CEO có phong cách

sống xa hoa thường kém thận trọng với tiền của các cổ đông hơn so với một CEO sống giản

dị.

Vì không có khoa học chính xác để đánh giá nhóm quản lý hay CEO, nên quan trọng là phải

cho bản thân cơ hội thực hành. Để phát triển kỹ năng đánh giá, lời khuyên của tôi là nên tìm

một vài CEO giỏi được mọi người công nhận, và học hỏi về họ cũng như công ty của họ.

Ngoài Warren Buf ett, tôi cũng học được nhiều điều nhờ đọc những bài báo viết về cũng như

những bài báo do chính Alfred Sloan[38], Jack Welch[39], Sam Walton[40], Jim Sinegal[41]

và một vài người nữa viết. Một nhà đầu tư chỉ có thể đánh giá chính xác một CEO hay một

nhóm quản lý khi anh ta/cô ta đã nghiên cứu về nhiều CEO và bộ máy quán lý được coi là

thành công. Tin mừng là vì có một lượng đáng kể nghệ thuật trong việc đánh giá quản lý, nên

người đánh giá sẽ giỏi lên theo thời gian".

Thật dễ để có thể tìm thấy tên những nhà quản lý cấp cao của công ty mà bạn đang xem xét để đầu tư

vào. Từ đó, hãy giống như Buffett, hãy đọc tất cả những gì có thể về họ. Nếu công ty có website, hãy

kiểm tra để xem trên đó có tiểu sử của những người đứng đầu công ty không. Hãy tra cứu những cái tên

đó trên Google để xem bạn có được những gì. Hãy đọc những bài phỏng vấn, những bài báo viết về họ

và công ty họ nếu bạn tìm thấy. Bạn cần phải tìm ra thông tin họ đã gắn bó với công ty đó được bao lâu

rồi, lịch sử của họ có gì, họ có bao nhiêu cổ phiếu của công ty mà họ đang điều hành, và thử xem liệu

có thể cảm nhận gì về kiểu người đang chịu trách nhiệm đó không.

Những phẩm chất được khao khát ở người làm quản lý đều có thể được tìm thấy ở Buffett – chân

thành, khiêm tốn, đam mê công việc, tận tâm, công bằng, có tư duy và tầm nhìn của người làm chủ và

thậm chí là cả khiếu hài hước, nếu bạn có thể có được thông tin đó. Người như Jim Sinegal, đồng sáng

lập kiêm CEO của công ty Costco, là một minh chứng hoàn hảo. Buffett đã mua cổ phần của đơn vị

bán lẻ đồ dùng gia đình Costco cho Berkshire, và thật dễ để hiểu tại sao. Không chỉ bởi doanh nghiệp

vững mạnh, mà còn vì nó được điều hành bởi một người gần như là bản sao của Buffett.

Sinegal không khoe khoang về bản thân. Ông nói rõ về công ty của mình cho các cổ đông và cho cả

giới truyền thông. Ông khiêm nhường, và thậm chí còn tự mình trả lời điện thoại – đây là điều xảy ra ở

một công ty với giá trị thị trường là 25 tỉ đô la. (Vâng, ông thực sự tự mình trả lời điện thoại! Nhưng

hãy để ông được yên. Vì Chúa, ông còn cả một doanh nghiệp cần phải điều hành). Ông đam mê Costco

và cả những nhân viên của công ty, nghĩa là con người cũng có ý nghĩa với ông như đối với Buffett.

Ông cam kết đối xử với nhân viên của mình tốt hơn mức trung bình, cung cấp cho họ bảo hiểm y tế, trả

họ mức lương cao hơn mức lương thị trường. Ông tin rằng tất cả những người có liên quan trong doanh

nghiệp – cổ đông, nhân viên và cả khách hàng – đều có thể thắng.

Bạn thậm chí còn không cần phải biết Berkshire sở hữu cổ phiếu của Costco để xác định được điều

này. Chỉ cần đọc những bài phỏng vấn Sinegal và việc tìm hiểu về chính người đàn ông đó cũng có thể

cho bạn biết ông là người bạn có thể tin tưởng giao phó tiền bạc của mình. Ông không bao giờ lừa đảo

và Costco không bao giờ bịp bợm. Mỗi một tuýp kem đánh răng trong lô hàng trăm tuýp kem đánh

răng Aquafresh đều được đảm bảo và chịu trách nhiệm. Đó là một công ty trung thực được điều hành

bởi một con người trung thực.

Các chuyên gia đánh giá quản lý như thế nào?

Nhà đầu tư giá trị Lisa Rapuano của công ty Quản lý quỹ Lane Five, và Amelia Weir của công

ty Quản lý quỹ Paradigm cũng tin rằng chất lượng quản lý của công ty ở thời điểm họ đầu tư

vào là chìa khóa dẫn đến thành công. Và họ đồng cảm với sự khốn cùng của những nhà đầu tư

nhỏ đang nỗ lực xác định liệu người điều hành doanh nghiệp là có thật hay không.

Rapuano nói: "Tôi đã phát hiện ra rằng chỉ vì ai đó thực sự thông minh không có nghĩa họ là

người quản lý tuyệt vời của một công ty. Vậy nên, để đánh giá khả năng quản lý của họ, tôi

thường tìm hiểu xem họ có giỏi phân bổ vốn không. Không chỉ là bạn mua loại cổ phiếu nào

hay bạn sử dụng hình thức nợ nào. Tôi còn đánh giá bạn tài trợ cho hoạt động nghiên cứu và

phát triển nào, bạn chọn phát triển ra sao, bạn có hiểu cách kiếm được lợi nhuận vượt trội

(excess returns) trong lĩnh vực kinh doanh của bạn không, và bạn có biết khi nào là lúc thích

hợp để không đầu tư không. Tóm lại, tôi đánh giá chất lượng quản lý chủ yếu dựa vào việc họ

có biết phân bổ miếng bánh tiền vốn hay không.

Đối với một nhà đầu tư trung bình, họ có thể làm những phép tính như tôi đã làm, tức là xem

xét "lịch sử" phân bổ vốn của những người quản lý. Đó là điều ai cũng có thể làm, vì bạn chỉ

cần những bản báo cáo 10-K(6) để làm được việc đó. Nhưng đánh giá khách quan về một

nhóm quản lý là việc khó hơn nhiều. Bạn không thể nói là tin hay không tin một người chỉ qua

việc xem người đó trên kênh CNBC.

Tuy nhiên, bạn có thể học được rất nhiều từ những cuộc gọi hội đàm. Bạn có thể học được rất

nhiều từ cách họ trả lời các câu hỏi, họ có trả lời thẳng thắn không, họ cơ cấu câu trả lời như

thế nào, họ hiếu chiến hay họ nhã nhặn. Nhưng là một cá nhân, bạn thiếu một chút may mắn

để có thể tiếp cận với họ ở mức cần thiết. Và thành thật mà nói, ngay cả một doanh nghiệp

nhỏ như tôi cũng không phải lúc nào cũng có thể tiếp cận được với các CEO và CFO. Tôi

thường phải chiếm được tình cảm của họ bằng cách chứng minh rằng tôi đã hoàn thành mọi

việc, và điều đó thường tốn rất nhiều thời gian. Cuối cùng tôi cũng làm được. Tuy nhiên, đôi

khi cần phải gọi điện rất nhiều, hỏi những câu hỏi mà người phụ trách quan hệ với nhà đầu

tư (IR-Investor Relation) không thể trả lời được để chứng minh sự quan tâm cũng như phẩm

giá và công việc chúng tôi mà đã làm được trước khi nhận được sự quan tâm của CEO hoặc

CFO đó".

Weir cũng nghĩ rằng những cuộc gọi hội đàm là một nguồn thông tin tốt cho những nhà đầu tư

cá nhân. Bà nói: "Với băn khoăn về nhà đầu tư cá nhân của bạn, nếu đó là công ty mà tôi

không biết rõ hoặc không cảm thấy thực sự hiểu về nó – và đây là điều mà tôi cho là quan

trọng nhất đối với người "qua đường" muốn đầu tư – bạn có thể nghe lại cuộc gọi hội đàm

hoặc bạn có thể đọc lại bản ghi được sao ra dưới dạng văn bản. Cá nhân tôi thì luôn thấy

nghe lại cuộc gọi hội đàm là điều có ích hơn. Vì bản ghi chỉ là bản ghi, điều bạn cần là phải

nghe được giọng nói của những người quản lý. Bạn muốn nghe họ trả lời trong giai đoạn Hỏi

và Đáp. Đôi khi một số nhà phân tích có thể hiếu chiến hoặc không nhưng bạn cũng muốn

nghe xem cuộc đối thoại đó như thế nào, họ có ph.ng thủ không, hay họ hơi mơ hồ, hay là họ

rất có ích? Tôi cho rằng chẳng việc nào trong số đó là kết hợp khoa học chính xác, nhưng

nghĩ lại, nó có thể đem lại những thông tin phụ trợ nếu bạn sẵn sàng trải qua nỗ lực để lắng

nghe nó".

Ngoài việc xem trọng những người ông làm việc cùng, dù ông có mua công ty của họ hay chỉ đầu tư

vào đó, Buffett vẫn luôn duy trì quan hệ thân thiết với một số người cụ thể trong nhiều năm liền. Ông là

người trung thành, trước sau như một đối với những người gần gũi với ông. Charlie Munger, phó chủ

tịch của Berkshire và là cánh tay phải của Buffett, là người đầu tiên và cũng là người quan trọng nhất.

Ông gần gũi với Buffett hơn bất kỳ người nào đã và sẽ gần gũi với ông.

Buffett và Munger (tình cờ là cả hai đều lớn lên ở Omaha, thậm chí cả hai đều từng làm việc trong cửa

hàng tạp hóa của ông nội Buffett khi còn nhỏ) gặp nhau năm 1959, và ngay từ đầu, đó đã là một tình

bạn lâu bền. Một cặp mọt sách, cả hai cùng quan tâm tới đầu tư và nhanh chóng "rơi" vào tình trạng có

thể nói chuyện điện thoại với nhau hàng giờ liền (Munger sống ở California, còn Buffett tất nhiên là ở

Nebraska), và họ tranh thủ bất cứ cơ hội nào nào có thể để gặp nhau trực tiếp.

Buffett và Munger đã cùng nhau đầu tư, kết hợp cùng nhau thực hiện các thương vụ, bắt đầu với vụ đầu

tư vào cửa hàng Hochschild-Kohn năm 1966 đã đề cập lúc trước. (Nhờ trời) từ đây, họ chuyển sang

những công ty, doanh nghiệp khác thành công hơn, cho tới khi cuối cùng họ cũng chính thức hợp lực.

Năm 1982, Munger trở thành phó chủ tịch của Berkshire Hathaway. Việc tưởng tượng đến Buffett mà

không có Munger cũng giống như việc tưởng tượng bất kỳ cặp đôi nổi tiếng nào chỉ có người này mà

không có người kia. Kiểu Lewis không Clark[42]. Captain không Tennille[43].

Nói cách khác, Buffett không có Munger có thể đồng nghĩa với một viễn cảnh tương lai rất khác cho cả

hai ngày hôm nay. Họ không chỉ đơn thuần là những người bạn. Munger có ảnh hưởng to lớn đối với

Buffett, giúp cách ông nghĩ về đầu tư vượt được ra ngoài trường phái suy nghĩ nghiêm ngặt của

Graham. Chúng ta sẽ đi sâu vào ảnh hưởng của Munger đối với Buffett trong chương kế tiếp.

Một người khác cũng được Buffett liệt vào danh sách những người bạn thân có thể sẽ khiến bạn ngạc

nhiên, nếu xét đến mối "ác cảm" ai cũng biết của ông đối với ngành công nghệ - đó chính là Bill

Gates, đồng sáng lập của gã khổng lồ phần mềm máy tính Microsoft . Hai người thay phiên nhau giành

vị trí người giàu nhất thế giới theo bình chọn của Forbes này đã gặp nhau năm 1991. Họ nhanh chóng

kết bạn, tình bạn được xây dựng dựa trên sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Buffett cùng Gates dành

thời gian tiêu khiển, chơi bài brit và thậm chí ông còn giúp Gates ngỏ lời cầu hôn người vợ của mình

(Buffett và Gates lừa Melinda, vợ chưa cưới của Gates, đến Omaha, sau đó mở cửa hàng Borheim's,

cửa hàng trang sức ở Omaha thuộc sở hữu của Berkshire Hathaway, để cô chọn nhẫn đính hôn).

Dù bắt đầu là mối quan hệ bạn bè, sau này nó đã phát triển thành mối quan hệ làm ăn khi Buffett đề

nghị Gates trở thành thành viên Ban giám đốc của Berkshire năm 2004. Tháng Sáu năm 2006, Buffett

tuyên bố sẽ quyên góp 85% cổ phần của ông ở Berkshire Hathaway cho các tổ chức từ thiện mà phần

lớn trong số đó dành cho Quỹ từ thiện mang tên Bill và Melinda Gates. Gần đây hơn, Buffett và Gates

đã cùng nhau bắt đầu chiến dịch khuyến khích các tỉ phú khác quyên nửa số tài sản của mình làm từ

thiện.

Buffett trung thành với vòng tròn những người bạn tâm giao của ông, chọn làm việc cùng và tương tác

với cùng một nhóm nòng cốt trong nhiều năm liền. Ngoài Munger và Gates, ông còn gắn bó với Tom

Murphy, người khi đó đứng đầu Capital Cities (công ty này cuối cùng đã mua kênh truyền hình ABC,

sau đó lại bán cho Disney). Berkshire sở hữu cổ phần của ABC khi nó được bán, và Buffett thực sự

xem việc không đầu tư vào một thương vụ truyền hình mà trước đó Murphy đã thuyết phục ông tham

gia như một trong những sai lầm lớn nhất của ông.

Trong suốt những năm đó, Buffett cũng là bạn thân của Bill Ruane quá cố, một nhà quản lý quỹ tài năng

mà Buffett gặp ở Columbia. Chính quỹ Sequoia do Ruane mới hình thành là quỹ được Buffett gợi ý

các đối tác của mình đầu tư vào khi ông đóng cửa công ty năm 1969. Buffett đã gặp Walter Schloss,

một gã khổng lồ khác trong giới đầu tư giá trị, trong một cuộc họp thường niên đầu tiên mà ông tham

dự khi ông ở Columbia. Buffett đã nhắc đến cả Ruane và Schloss, cùng với Munger, trong bài diễn

văn về "Graham và Doddsville" như những ví dụ chứng minh cho những nhà đầu tư, mà giống như

ông, những thành công của họ trong việc chọn cổ phiếu đã khiến cho thuyết thị trường hiệu quả trở

thành ngớ ngẩn.

Buffett nhận ra rằng người mà bạn chọn để làm ăn cùng và hợp tác cùng có thể ảnh hưởng vô cùng lớn

tới kết quả bạn đạt được. Ông cũng biết rằng các công ty tốt có thể làm tốt hơn nếu có người lãnh đạo

giỏi, người mà bạn có thể tin tưởng là sẽ cư xử chân thành và trung thực. Công ty hoàn hảo nhất trên

thế giới, với đường hào kinh tế lớn, được bảo vệ vững chắc, với dòng tiền mặt dồi dào và với hệ số

an toàn cao cũng không khiến ông rót tiền đầu tư được trừ khi con người của công ty đó cũng mạnh mẽ

như vậy. Và một khi ông đã cam kết với một nhóm quản lý mà ông thích, ông sẽ trung thành và sẽ sát

cánh với những người đó.

Trong bức thư gửi các cổ đông năm 1986, Buffett đã viết: "Chúng tôi dự định chỉ tiếp tục làm việc với

những người chúng tôi yêu quý và ngưỡng mộ. Chính sách này không chỉ tối đa hóa cơ hội đạt được

những kết quả tốt của chúng ta, mà còn đảm bảo cho chúng ta quãng thời gian đặc biệt tốt. Mặt khác,

làm việc với những người khiến chúng ta lộn ruột có vẻ giống như là cưới tiền – một ý tưởng không ra

gì trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhưng chắc chắn là điên rồ nếu bạn vốn đã giàu rồi".

Đây là điều chúng ta cũng có thể, và nên, đưa vào thực hiện trong sự nghiệp đầu tư của mình. Hãy ghi

nhớ những điều sau:

Một doanh nghiệp không bao giờ mạnh hơn được người điều hành doanh nghiệp đó.

Hãy đọc về ban quản lý của những công ty bạn có ý định đầu tư vào. Hãy tìm những quản lý cấp

cao thông minh, cởi mở, trung thành và công bằng mà bạn có thể ngưỡng mộ

Đừng sợ đặt con người lên trên lợi nhuận; Buffett có sợ đâu.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#truyện