Phần 4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


4

Giao dịch ít, kiếm nhiều

Nổi tiếng với câu nói: "Thời gian nắm giữ yêu thích là mãi mãi", Buffett thật sự là ông vua của trường

phái mua và giữ, "giao dịch ít". Quả thực, ông cực lực phản đối chuyện giao dịch ngắn hạn, phản đối

tới mức đã có lần ông ủng hộ (có lẽ là theo cách mỉa mai) sự thay đổi chóng vánh trong chính sách

thuế − chính sách đánh thuế những khoản lợi nhuận thu được từ các giao dịch ngắn hạn (được định

nghĩa là bất cứ hoạt động mua rồi bán nào trong vòng năm) ở mức 100%. Không bàn đến sự nghiêm

túc của ông về khoản thuế 100%, Buffett thực sự đã ký vào bản kiến nghị của Viện Aspen hồi tháng

Chín năm 2009 về việc kêu gọi một mã thuế ghi nhận đầu tư dài hạn, chống lại đầu cơ ngắn hạn. Đây

là vấn đề mà Buffett vẫn cuồng nhiệt theo đuổi suốt nhiều năm liền.

Nắm giữ lâu dài cổ phiếu của các công ty mà mình đầu tư vào rất quan trọng đối với Buffett vì ông

thích nhấn mạnh rằng khi bạn mua một cổ phiếu, không phải là bạn đang mua mấy cái mã điện tử ba-

đến-bốn chữ cái, nhảy múa trên màn hình như những mã số bí ẩn. Quả thực không phải như vậy, mà là

bạn đang mua một phần của một công ty đang sống, đang thở. Hiểu được điều này – rằng bạn đang mua

một phần doanh nghiệp hiện hữu, có thực – là một sự thật về đầu tư mà Buffett đã học được từ bậc

thầy Graham và đã khắc cốt ghi tâm.

Chẳng hề có trong mắt của Buffett, và cũng không nên có trong mắt bạn, sự khác biệt giữa việc đầu tư

vào một công ty giao dịch công khai và việc mua toàn bộ cửa hàng bánh sandwich cuối phố (ví dụ như

vậy). Mỗi việc đó đều thể hiện quyền sở hữu đối với một doanh nghiệp; sự khác biệt chỉ là bạn sở hữu

bao nhiêu – toàn bộ hay một phần. (Dù rằng có lẽ là chủ sở hữu của cửa hàng bánh sandwich đó, bạn

sẽ được giảm giá món gà tây ngon tuyệt mà bạn rất thích – còn cổ đông thì không được hưởng sự ưu

đãi đặc biệt này. Tuy nhiên, có thể cửa hàng bánh sandwich đó sẽ không trả bạn cổ tức, điều mà các

công ty giao dịch công khai sẽ thực hiện. Mọi thứ đều có tính hai mặt, phải không?)

Sở hữu cổ phiếu của một công ty là một quyết định quan trọng, và là quyết định không nên xem nhẹ.

Hình ảnh những nhà giao dịch phố Wall quát tháo, mua bán tấp nập, nhảy từ cổ phiếu này sang cổ

phiếu khác trong đầu chúng ta hoàn toàn đối lập với hình ảnh người đàn ông có tên gọi Warren Buffett

– tính toán, thận trọng, chi li và kiên nhẫn. Rất có thể một vài người trong số những nhà giao dịch kia

không thể nói cho bạn bất cứ điều gì về những công ty mà họ mua vào và bán ra, ngoài cái mã giao

dịch của công ty đó. Có lẽ họ cũng không thể nói cho bạn biết công ty đó đang hoạt động trong ngành

nào, nó bán sản phẩm hay dịch vụ gì, nó đã tồn tại được bao lâu hay người điều hành hiện tại của công

ty là ai.

Buffett, ngược lại, lần đầu phát hiện ra tình yêu dành cho công ty bảo hiểm GEICO là khi ông đang

theo học trường Columbia. Khi đó ông đã mua cổ phần, và cuối cùng là đã mua toàn bộ công ty này về

cho Berkshire Hathaway. Vì là người giao báo vào mỗi sáng sớm còn mờ sương ở D.C., ông đã yêu

báo và yêu luôn tờ Washington Post (tờ báo mà ông là một cổ đông lớn kể từ những năm 1970). Ông

nắm giữ cổ phần của công ty nước giải khát Coca-Cola kể từ cuối những năm 1980. Buffett hiểu rằng

ông là chủ sở hữu của một doanh nghiệp có thực, và dành cho nó sự quan tâm xứng đáng.

Suy nghĩ này của Buffett lan rộng ra cả Berkshire Hathaway và các cổ đông của công ty. Trong cuốn

Sổ tay người sở hữu của Buffett, tài liệu ông viết cho cổ đông để minh họa cho triết lý của mình và

Charlie Munger, nguyên tắc đầu tiên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận ra bạn là "chủ sở hữu

một phần" của một doanh nghiệp có thực. Bằng cách đó, họ hi vọng rằng những cổ đông của Berkshire

sẽ không bán cổ phần của họ, cũng như Berkshire không từ bỏ những khoản đầu tư nắm giữ lâu dài như

Coca-Cola và American Express, hai ví dụ được Buffett đưa ra. Trong cuốn sổ tay đó, ông nhấn

mạnh: "Thực tình, chúng tôi không mảy may quan tâm nếu vài năm liền không có giao dịch hay không

có bản công bố giá cả thị trường nào với cổ phiếu của các công ty này".

Dường như các cổ đông của Berkshire đã thấm nhuần thông điệp của Buffett. Vòng quay cổ phần của

Berkshire thấp tới mức đáng nể, một số cổ đông thậm chí còn di chúc lại cổ phần của mình cho thế hệ

tương lai với nỗ lực ngăn không cho người thừa kế bán số cổ phần đó đi khi họ mất. Có thể thấy, ngay

cả người đã nằm xuống rồi cũng thấy lời khuyên của Buffett có lý.

Buffett cũng thích khuyến khích các nhà đầu tư xem quyết định đầu tư của mình như một tờ phiếu đục

lỗ có chứa "20 lỗ" dùng trong cả đời. "Với mỗi một quyết định đầu tư, tờ phiếu đó sẽ được đục một

lỗ, và như vậy, phần đời còn lại của ông ta sẽ bớt đi một cơ hội". Buffett nói thêm: "Bạn sẽ không bao

giờ sử dụng hết 20 lỗ đó nếu bạn chỉ dành chúng cho những ý tưởng tuyệt vời".

Nhìn nhận quyết định đầu tư của bạn theo cách này cũng rất hữu ích, dù rằng nó có vẻ hơi không thực

tế. Những nhà đầu tư không có được khoản tiền vô tận như Buffett có thể sẽ phải quyết định bán một

vài công ty nào đó để mua một công ty khác – quyết định mà bản thân Buffett cũng đã phải đối mặt

trong những ngày đầu sự nghiệp đầu tư, và thực tế là vẫn còn phải tiếp tục đối mặt khi thực hiện những

vụ mua lại lớn. Chuyện đó chẳng có gì đáng xấu hổ cả. Tuy nhiên, hãy suy nghĩ nghiêm túc về việc đầu

tư tiền của bạn vào một công ty nào đó. Ý nghĩa thực sự đằng sau hành động của bạn khi bạn nhấn cái

nút "mua" nhỏ xíu trên màn hình thông qua tài khoản trực tuyến của bạn là: Công ty bạn đang đầu tư

vào là nơi tốt nhất vào thời điểm đó cho số tiền của bạn – nếu không, bạn đã chẳng đầu tư vào đó,

đúng không? Như Buffett đã nói: "Nếu bạn không có ý định sở hữu một cổ phiếu trong mười năm thì

đừng nghĩ tới việc sở hữu nó trong mười phút".

Trong một cuộc phỏng vấn qua thư điện tử, Prem Jain, Giáo sư trường Đại học Kinh doanh

McDonough ở Georgetown, tác giả cuốn sách Tại sao Buf ett lại quan tâm tới tăng trưởng và quản

lý khi đầu tư (Buffett Beyond Value: Why Buffett Looks to Growth and Management When Investing),

đã nói về quan điểm độc nhất của Buffett : "Tôi tin rằng phẩm chất quan trọng nhất của Warren Buffett

là sự quan tâm tới cái lâu dài. Ông không mấy quan tâm tới điều mà các chuyên gia dự báo về một

hoặc hai năm tới. Hầu hết những người tham gia vào thị trường đều tìm kiếm những khoản lợi nhuận

ngắn 63 hạn. Khi có một vài tin xấu, quá nhiều người phản ứng tiêu cực và thị trường chứng khoán đi

xuống. Tương tự như vậy, khi mọi người nhất loạt phởn phơ, phấn khích thì sẽ thường tạo ra bong

bóng. Khí chất điềm đạm, bình tĩnh của Buffett giúp ông vượt qua được những biến động này.

Cái nhìn dài hạn trở thành lợi thế to lớn trong thế giới mà hầu hết mọi người đều có định hướng ngắn

hạn. Khi nhóm những nhà đầu tư ngắn hạn khuấy động thị trường, những nhà đầu tư suy nghĩ độc lập,

lâu dài có thể làm ngược lại và cuối cùng thu được những khoản siêu lợi nhuận".

Sự kiên nhẫn của Buffett cũng là một đặc tính quan trọng khác làm nên phong cách và khí chất đầu tư

của ông. Ông sẵn sàng chờ, ngồi trên cả núi tiền mặt, chờ cho tới khi tìm thấy cơ hội hoàn hảo để đầu

tư. Điều này đồng nghĩa với việc có thể phải kéo dài giai đoạn khó chịu là ngồi đợi thị trường leo lên

đỉnh cao mới, chờ cho các công ty tốt trở về giá trị hợp lý hơn, và chứng kiến chồng tiền của bạn chật

vật chạy theo lạm phát.

Nhưng bạn phải có sức chịu đựng ngoan cường để làm được điều đó. Buffett đã từng đôi lần vấp ngã

(ừ thì, ông ấy cũng là con người mà), đầu tư vào những công ty không đạt tới tiêu chuẩn thông thường

của ông vì nếu không thì tiền lời sẽ rất nhỏ, và lần nào ông cũng hối hận vì điều đó. Hãng Hàng không

Mỹ mà Berkshire đầu tư vào năm 1989 là một ví dụ điển hình đáng nhớ cho điều này. (Chúng ta sẽ nói

nhiều hơn về thất bại mang tên hãng Hàng không Mỹ của Buffett trong chương nói về sai lầm).

Tất cả chúng ta đều có nguy cơ mắc sai lầm giống như thế này, nhưng nếu bạn thực sự mắc sai lầm, hãy

học hỏi từ sai lầm đó giống như Buffett đã làm, và hãy tiếp tục tiến bước. Thay vì trách cứ bản thân

mình, bạn nên tập trung vào 64 việc học cách kiên trì, nhẫn nại và chờ đợi cho tới khi thị trường khiến

cho việc đầu tư khoản tiền mặt phải khó nhọc mới kiếm được của bạn vào một công ty nào đó trở nên

có giá trị. Như Buffett nói trong cuộc họp thường niên của Berkshire năm 1998 (khoảng thời gian ông

bị chỉ trích nặng nề vì không tham gia vào thị trường đang lên): "Chúng tôi không mua bất cứ thứ gì

chỉ để mua. Chúng tôi sẽ chỉ mua thứ mà chúng tôi cho là thực sự hấp dẫn... Bạn không được trả tiền

vì hành động. Bạn được trả tiền vì làm đúng".

Buffett thích nói về việc chờ "cú ném bóng[24] béo bở" xuất hiện cũng như nói về sự tự do giúp nhà

đầu tư tránh được sai lầm. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Thời báo New York năm 2007, ông đã

giải thích cách suy nghĩ của mình như thế này: "Cái hay của việc đầu tư là bạn không cần phải nghiêng

ngả theo những cú ném. Bạn có thể bình tĩnh theo dõi các cơ hội đó, và bạn không cần phải nghiêng

ngả. Chẳng có trọng tài nào tuýt còi đuổi bạn ra khỏi sân cả. Bạn có thể chờ quả ném mà bạn muốn".

May mắn cho chúng ta, không giống như cầu thủ bóng chày dưới áp lực của huấn luyện viên và cổ

động viên buộc họ phải thực hiện cú vụt bóng, chúng ta có được sự chờ đợi xa xỉ mà không khiến bất

cứ ai nôn nóng ngoại trừ chính bản thân chúng ta – và sự nôn nóng đó là điều chúng ta có thể học cách

chế ngự. Rất có thể chúng ta sẽ muốn nhảy vào khi cổ phiếu tăng (và lắng nghe những quảng cáo rầm

rộ, vô nghĩa của giới truyền thông tài chính chỉ càng khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn), nhưng đừng

nhảy vào. Hãy học cách kiềm chế. Danh mục đầu tư của bạn sẽ giàu hơn nhờ điều đó.

Chống lại sự thôi thúc "phải làm gì đó"

Nhà đầu tư giá trị Lisa Rapuano, người sáng lập công ty Quản lý quỹ Lane Five, cũng tin

tưởng và vận dụng lối suy nghĩ dài hạn này trong công ty của bà. Như bà đã nói trong một

cuộc phỏng vấn hồi tháng Chín năm 2010: "Tôi rất giỏi phớt lờ những ồn ào, ầm ĩ, những

việc thường nhật không quan trọng, và tôi có thể không giao dịch hàng tháng trời. Tôi không

hiểu làm sao những người giao dịch hàng ngày, những người tìm kiếm những xu hướng ngắn

hạn cũng như tối ưu hóa chiến lược giao dịch và những điều tương tự như vậy có thể ngủ

được. Với tôi, đó là sự kiên nhẫn, là hoạt động từ tốn, là cẩn trọng, là di chuyển nhẹ nhàng

hơn. Tôi cũng không biết tại sao tôi lại đặc biệt giỏi điều đó, nhưng tôi biết đó là một lợi thế

mà tôi hơn hẳn so với những người khác. Chỉ đơn giản là nhiều khi tôi không có cảm giác cần

phải "làm gì đó".

Bản thân Buffett cũng kiên nhẫn trong suốt vài năm qua, để khoản tiền mặt khoảng 44 tỉ đô la (vâng, tỉ

đấy ạ) nằm im trong bảng cân đối kế toán của Berkshire từ năm 2004 đến năm 2007. Buffett chờ và

chờ "lời mời chào béo bở", và cuối cùng cũng tìm thấy nó khi thị trường tụt dốc vào mùa thu năm

2008 trong cuộc khủng hoảng tài chính. Lúc này ông mới nhảy vào, dùng 20 tỉ đô la chộp lấy các mảnh

của General Electric và Goldman Sachs, khuyến khích người khác nhìn thấu qua cả sự hốt hoảng và sợ

hãi, tận dụng cơ hội tuyệt vời mà thị trường mang lại cho họ vào thời điểm đó. Một trong những câu

nói nổi tiếng và bất hủ (và cũng rất dễ thương) của ông vẫn thường được trích dẫn là: "Hãy tham lam

khi người khác sợ hãi, và hãy sợ hãi khi người khác tham lam".

Kiên nhẫn cũng rất quan trọng một khi bạn đã vào cuộc và thực sự đầu tư vào một công ty nào đó. Đôi

khi cũng có 66 vấn đề xảy ra, và chỉ ngay sau khi bạn mua cổ phiếu đó, nó tụt giá. Chắc chắn là chuyện

này xảy ra với tất cả những nhà đầu tư ít nhất một lần, và nó sẽ ngay lập tức khiến bạn nghi ngờ quá

trình đưa ra quyết định của mình. Có thế là cả thị trường đều bất tỉnh, mà cũng có thể là chỉ riêng

khoản đầu tư của bạn đã quên biến mất rằng bạn đã mua nó thì đáng lẽ nó phải tăng giá chứ không phải

là ngược lại như vậy. Dù thế nào thì cũng thật nản lòng khi nhìn thấy điều mà bạn cho là điều chắc

chắn lại hóa thành điều hoàn toàn ngược lại.

Nhưng bạn không được phép hốt hoảng rồi bán tống bán tháo chúng đi. Nếu bạn luyện tập và tin theo

niềm tin đầu tư của mình, bạn sẽ trung thành với nó. Bạn cần phải kiên nhẫn, không được rơi vào bẫy

vì bán mà để lỡ mất cơ hội thành công trong dài hạn.

Buffett cũng đã phải đối mặt với tình huống tương tự khi Berkshire bắt đầu mua cổ phiếu của công ty

Washington Post năm 1973. Ngay lập tức, vào chính giữa thời điểm kinh khủng của thị trường con

gấu[25] chỉ đứng sau thị trường sụt giảm mà chúng ta vừa trải qua, cổ phiếu đã giảm giá 20% và cứ lơ

lửng ở đó cho tới tận năm 1976 – suốt ba năm liền! Mãi tới năm 1981 Washington Post mới đạt đến

giá trị mà Buffett tin là tương xứng với nó.

Và giờ thì sao? Buffett vẫn giữ cổ phiếu của mình tại công ty Washington Post qua suốt các cuộc suy

thoái và phục hồi, thậm chí qua mấy đời tổng thống Mỹ, và giờ nó trở thành một trong những khoản đầu

tư thành công nhất mọi thời đại của ông – một khoản nắm giữ "cơ bản" mà Buffett dự định giữ "vĩnh

viễn" cho Berkshire. Nếu ông tháo chạy ngay từ dấu hiệu rối loạn đầu tiên của thị trường, hẳn ông sẽ

bỏ lỡ mất cơ hội trở thành gã khổng lồ chiến thắng. Kiên nhẫn có thể đem lại đau thương trước mắt,

nhưng cuối cùng nó sẽ là điều đáng giá.

Trở thành một nhà đầu tư thành công không phải dễ. Nó đòi hỏi sự chịu đựng ngoan cường,

sức mạnh, sự chuẩn bị và sẵn sàng tránh hành động chỉ vì "cần phải làm gì đó". Để đạt được

điều đó, hãy ghi nhớ những điều này:

Hãy nhớ bạn đang mua một phần của một doanh nghiệp thực sự.

Hãy nhìn xa trông rộng.

Hãy kiên nhẫn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#truyện