Phần 8

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

8

Nghiên cứu bao quát

Hẳn là bạn đã không ít lần được mời mọc hay khuyên bảo rằng bạn nên đầu tư vào lĩnh vực này hay

lĩnh vực kia, rằng có một mã cổ phiếu chắc chắn sẽ đem lại lợi nhuận khổng lồ nếu bạn chịu chi tiền...

Nếu bạn đã có đầy đủ các thông tin liên quan, hãy cân nhắc. Nếu bạn biết rất ít hoặc gần như không

biết gì về lĩnh vực đó hay mã cổ phiếu kia, hãy cố tìm nén lại!

Buffett tin, và bạn cũng nên tin, rằng bạn nên dành nhiều thời gian để nghiên cứu trước khi mua cổ

phiếu của một công ty nào đó. Chỉ biết mã chứng khoán niêm yết thôi là chưa đủ; bạn cần hiểu được

công ty đó làm gì, kiếm tiền ra sao và ai là người điều hành. Việc khảo sát này là phương cách hữu

hiệu để xác định bạn đang xem xét một công ty có lợi thế cạnh tranh lâu dài và có đường hào kinh tế

vững chãi, hay lại chỉ là một công ty nay-còn-mai-mất. Bạn không thể biết được tất cả những điều đó

nếu không nghiên cứu. (Một chú thích bên lề, thật buồn cười khi biết một người sẽ nghiên cứu, tìm hiểu

kỹ càng như thế nào trước khi mua một chiếc máy vi tính, một chiếc ô tô hay một chiếc tủ lạnh mới,

nhưng lại quyết định đầu tư số tiền phải khó nhọc mới kiếm được vào những công ty được phép bán cổ

phần cho công chúng – chỉ bằng cách lắng nghe người khác không phải tự mình tìm hiểu).

May mắn là chúng ta có thông tin dễ dàng hơn nhiều so với Buffett ngày xưa, khi ông bắt đầu đọc và

nghiên cứu về các công ty. Nhờ có Internet, lượng thông tin tài chính chúng ta có thể tiếp cận nhanh

chóng và miễn phí ngày nay gần như là không giới hạn. Buffett phải trực tiếp tới Ủy ban Giao dịch

chứng khoán để xem hồ sơ của các công ty. Ông nói: "Đó là cách duy nhất để có được những thông tin

đó". Đó cũng là cách để có được những bản báo cáo của Moody và Standard & Poor[26]. Ông phải ra

mặt và yêu cầu các tài liệu mà ông muốn về những công ty cụ thể từ thư viện của các tổ chức này, và

phải ngồi xuống, lần lượt đọc từng tí, từng tí một, và tự mình ghi chép. Ông thậm chí còn không có

quyền sử dụng máy photocopy.

Nếu không trực tiếp xuất hiện ở Moody, Standard & Poor hay Ủy ban Giao dịch chứng khoán, Buffett

lại phải chuyển hướng sang những cuốn Sổ tay hướng dẫn của Moody và Standard & Poor. Ông bắt

đầu thói quen này từ khi còn theo học trường Kinh doanh Columbia, học hỏi từ thầy Ben Graham cách

tìm hiểu mọi thông tin liên quan tới những khoản đầu tư tiềm năng.

Những cuốn sách mà chúng ta đang nói tới không phải là những cuốn sách chỉ dày 100 trang. Hãy nghĩ

tới cuốn Sổ tay hướng dẫn của Moody dày 10.000 trang, viết rõ ràng, chi tiết về mọi công ty được

quyền bán cổ phiếu ra công chúng. Buffett nói rằng ông đã đọc hết cả cuốn Sổ tay hướng dẫn của

Moody hai lần – đọc hết 10.000 trang – khi còn làm nhân viên môi giới chứng khoán cho công ty

Omaha của cha ông, xem xét tất cả các công ty.

Buffett còn trực tiếp tới thăm và nói chuyện với quản lý của các công ty để tìm hiểu thêm về chúng.

Lần đầu tiên ông làm như vậy là với công ty GEICO (công ty giờ đã hoàn toàn thuộc sở hữu của

Berkshire Hathaway) khi ông còn là cậu sinh viên mới tốt nghiệp. Nghe nói công ty đầu tư của thầy

Graham thích công ty GEICO, Buffett đã quyết định tìm hiểu sâu hơn. Ông đến văn phòng tập đoàn

GEICO vào một ngày thứ Bảy, và chỉ một lúc sau đã thấy ông đang nói chuyện với phó chủ tịch công

ty về những vấn đề tài chính cũng như viễn cảnh của công ty. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, Buffett

đầu tư một khoản tiền lớn vào cổ phiếu của GEICO.

Khao khát được học tất cả mọi thứ và được đọc tất cả mọi thứ của Buffett đã trở thành huyền thoại.

Ông giống như một miếng bọt biển, hút mọi thông tin mà con người có thể tiếp nhận được. Ông ngấu

nghiến những bản báo cáo, những tờ tạp chí kinh doanh và vô số sách vở. Ông đọc ít nhất năm tờ báo

mỗi ngày, và ngày nào cũng đọc tờ Tạp chí phố Wall kể từ khi còn học đại học. Trên thực tế, khi còn

sống và làm việc ở Omaha, ông đã sắp xếp để sáng nào tờ tạp chí này cũng được chuyển tới văn phòng

ông từ rất sớm, để ông có thể đi trước tất cả mọi người một bước khi nói tới những tin tức tài chính

mới nhất.

Công việc mà Buffett làm thường xuyên nhất khi tới văn phòng ở Omaha là đọc. Ông đọc từ lúc đặt

chân tới văn phòng cho tới khi về nhà. Mỗi năm ông đọc khoảng 700 báo cáo thường niên và dành 45

phút để đọc từ đầu chí cuối mỗi bản báo cáo.

Đêm của ông cũng chả khác ngày là mấy. Các con ông đã nói về thói quen đọc sách của bố như thế

này: Sau khi ăn tối xong, ông đi thẳng lên phòng đọc trên gác và đọc cho tới tận lúc đi ngủ. Lúc này, họ

biết là không được làm phiền ông trừ khi thực sự cần thiết. Chỉ đơn giản là Buffett thích hấp thụ càng

nhiều thông tin và kiến thức càng tốt.

Một trong những lợi ích của việc đọc nhiều đó là Buffett có thể đưa ra những quyết định tài chính phức

tạp – có tính toán hay không – nhanh hơn hầu hết chúng ta có thể. Vì ông dành rất nhiều thời gian để

học chi tiết về vấn đề tài chính của gần như tất cả các công ty mà ông có ý muốn sở hữu, nên ông có

thể nhanh chóng đánh giá được các thương vụ tiềm năng. Về công việc chuẩn bị không ngừng nghỉ của

mình, Buffett đã từng nói: "Noah không bắt đầu đóng thuyền khi trời đã mưa". Buffett đọc để sẵn sàng

đón nhận những đề xuất kinh doanh mới, cũng như để bắt kịp với tình hình tài chính của những cổ

phiếu hiện tại Berkshire đang nắm giữ.

Bộ não của Buffett giống như một chiếc dao cạo sắc bén, và khả năng gợi nhớ thông tin của ông thật

đáng ngạc nhiên. Andrew Kilpatrick, tác giả cuốn sách Giá trị vĩnh cửu: Câu chuyện về Warren

Buffett (Of Permanent Value: The story of Warren Buffett ), đã nói: "Quả thực ông là một thiên tài, và

tất cả chúng ta đều không được như thế. Nếu bạn nói với mọi người rằng ông có thể đọc và hấp thụ

được cả một cuốn sách chỉ trong một lần ngồi xuống, mọi người sẽ không thể tin vì họ không thể làm

được như vậy".

Nhưng dù chắc chắn nó có ích, bạn cũng không cần phải sở hữu trí tuệ đáng nể và trí nhớ gần như hoàn

hảo của Buffett để thành công trên cương vị một nhà đầu tư. (Cám ơn Chúa! Hầu hết chúng ta sẽ đánh

mất vận may nếu những đặc tính này là yêu cầu bắt buộc, không thương thảo được. Và hãy nhớ điều mà

chính bản thân Buffett đã nói về khí chất trong đầu tư).

Tuy nhiên, bạn thực sự cần khao khát kiến thức như ông. Không nhất thiết phải yêu cầu chuyển tờ Tạp

chí phố Wall đến sớm, hay đọc năm tờ báo mỗi ngày, hay tối nào cũng ngồi nhà với một đống những

bản báo cáo thường niên. Chắc chắn bạn còn nhiều việc khác phải làm, đúng không? Nhưng để trở

thành nhà đầu tư tốt hơn, bạn cần phải trở thành một người yêu thích kinh doanh và một nhà nghiên cứu

tốt hơn.

Bạn cần phải học những điều cơ bản về kế toán để biết cách cân bằng bảng cân đối thu chi, và không

bị lúng túng khi ai đó nói về những khoản nợ phải thu hay lợi thế thương mại. Bạn cần phải đọc về các

mô hình kinh doanh khác nhau để hiểu được cách các doanh nghiệp kiếm tiền.

Chẳng hạn, cách tiếp cận khách hàng của gã khổng lồ Wal-Mart có gì khác so với của cửa hàng trang

sức Tiffany? Cả hai đều là cửa hàng bán lẻ, nhưng họ áp dụng những cách tiếp cận rất khác nhau trong

kinh doanh. Câu trả lời ư? Wal-Mart bán rất nhiều thứ với mức giá rất thấp, chiến lược số lượng

lớn/lãi suất thấp, còn Tiffany lại chọn bán ít sản phẩm hơn, nhưng sản phẩm chất lượng cao hơn, và

tiền lãi thu được từ mỗi sản phẩm lại cao hơn.

Bạn cần phải trở nên thoải mái với thứ ngôn ngữ kỳ dị của kinh doanh, và để được như vậy, bạn cần

phải đọc về nó. Tò mò lành mạnh về thế giới xung quanh có thể giúp ích cho bạn. Buffett lúc nào cũng

tò mò, và đây là một tài sản lớn đối với ông. Bạn không bao giờ có thể biết chắc ý tưởng hay khả năng

đầu tư lớn của bạn bắt nguồn từ đâu. Cởi mở để học hỏi về bất cứ thứ gì và tất cả mọi thứ giúp bạn

được bổ sung tinh thần để tiếp nhận những ý tưởng mới.

Lợi ích của việc tò mò và đọc nhiều

Lisa Rapuano, sáng lập của công ty Quản lý quỹ Lane Five, có một giá trị được xem là một

trong những giá trị cốt lõi của công ty bà: "Học và đọc rộng". Trong một cuộc phỏng vấn hồi

tháng Chín năm 2010, bà đã giải thích tại sao điều này lại quan trọng đến vậy:

Ở mức độ thực tế hơn, một người hay tò mò sẽ dễ dàng khám phá mẩu thông tin có thể là bằng

chứng bạn cần để có được sự tự tin hơn so với người không có đủ sự tò mò để trở nên tháo

vát. Bạn biết người nào đó thường thích nói: "Tôi biết. Tôi hiểu cái này hoạt động như thế

nào. Tôi không cần nghĩ về nó quá nhiều." Ngược lại, ai đó giống như tôi, hay người làm việc

cho tôi, lại luôn hỏi: "Tôi có thể nghĩ về điều đó như thế nào nữa? Tôi có bỏ lỡ điều gì

không? Còn gì đang diễn ra nhỉ? Tôi còn có thể làm gì nữa? Làm thế nào tôi có thể lật ngược

nó lại? Làm thế nào tôi có thể tìm hiểu để xác định là nó đúng hay sai?"

Giờ bạn cần phải cẩn thận với điều đó, vì bạn có thể phải làm việc 12 tiếng mỗi ngày về một

thứ trong suốt phần đời còn lại của mình, và vẫn không có được 100% thông tin. Nhưng đó

chính là động lực để tiếp tục tò mò, và người có bản tính muốn học và đọc rộng thường là

người có khả năng phân tích tốt hơn. Thứ hai, việc đọc sâu, đọc rộng giúp bạn có một bộ mô

hình, quan hệ và mạng lưới vững chắc hơn – những điều mà tôi nghĩ là có thể giúp bạn hiểu

được cách vận hành của thế giới".

Như thế không có nghĩa là nói Buffett sẽ dành rất nhiều thời gian – hay bạn cũng nên như vậy – để đọc

về và đeo bám những công ty nằm ngoài vòng tròn năng lực của ông. Như chúng ta đã nói lúc trước,

ông xác định rất rõ ràng ngành công nghiệp nào, kiểu công ty nào nằm trong vòng tròn hiểu biết của

ông, và ông theo đuổi nó. Nhờ sự tò mò của ông, chẳng quá khi tưởng tượng ông giữ liên lạc với một

số công ty nằm ở ngoại biên vòng tròn của ông, nhưng với mức độ và cường độ không sâu sắc được

như ông đã dành cho các công ty mà ông thực sự hiểu.

Chẳng hạn, như chúng ta đã khám phá ra lúc trước, vì đặc điểm phát triển nhanh, thay đổi liên tục của

công nghệ mà Buffett cảm thấy không thoải mái trong việc tiên đoán tương lai dòng tiền của những

công ty hoạt động trong lĩnh vực này. Thế nên, ngoại trừ những ông lớn khiến ông mê mẩn như

Microsoft và Google, Buffett đã không dành quá nhiều thời gian để đọc về các công ty công nghệ.

Thời gian nghiên cứu và năng lực trí tuệ của ông được tập trung tốt hơn ở bất cứ nơi nào khác. Đây

cũng là bài học cho chúng ta. Trừ khi bạn chắc chắn việc tham gia vào những lĩnh vực mới có thể

khiến những lĩnh vực đó gia nhập vòng tròn năng lực của bạn, có lẽ bạn nên tiếp tục học hỏi càng

nhiều càng tốt và mở rộng hiểu biết của bạn về ngành công nghiệp cũng như những công ty mà bạn cảm

thấy thoải mái khi đầu tư.

Một tài sản quan trọng khác đối với Buffett là khả năng tránh phạm phải lỗi "thiên kiến xác nhận"

Chúng ta có chiều hướng thiên về những thông tin làm hài lòng bản thân và né tránh những thông tin có

thể lật ngược vấn đề. Như thế cũng giống như lấy tay bịt lỗ tai và hét lên những điều vô nghĩa khi bạn

không muốn nghe ai đó.

Tuy nhiên, việc tránh thông tin tiêu cực có thể giáng một đòn chí mạng vào nhà đầu tư. Để thiên kiến

xác nhận điều khiển quyết định đầu tư có thể gây ra sai lầm kép, vì nó có thể khiến bạn không muốn

thừa nhận chính bạn là người gây ra sai lầm đó. Như chúng ta sẽ thấy trong chương bàn về sai lầm,

Buffett cực giỏi trong việc thừa nhận rằng ông đã phạm sai lầm. Điều đó có thể gây tổn thương cho cái

tôi của ông, có thể làm ông khó chịu, nhưng khi thông tin mới phủ nhận điều gì đó ông tin tưởng, ông sẽ

phân tích và chấp nhận nó. Viết về thương vụ mua công ty dầu ConocoPhillips khi giá dầu cao ngất

ngưởng và sau đó giá dầu tụt dốc thê thảm, ông nói: "Tính tới thời điểm này tôi đã hoàn toàn sai. Hơn

nữa, ngay cả khi giá có tăng trở lại thì thời điểm mua kinh khủng của tôi cũng khiến Berkshire thiệt

hàng vài tỉ đô la".

Khi bạn không dành thời gian chất vấn suy nghĩ của mình, để cân nhắc xem bạn có thể sai điều gì, có

thể bỏ lỡ điều gì, bạn sẽ tự động gia tăng rủi ro cho mình. Và chúng ta đều biết Buffett tin rằng bạn nên

làm mọi điều có thể để giảm thiểu rủi ro. Việc chắc chắn là bạn đã cân nhắc các quan điểm thay thế có

thể giúp bạn đạt được điều đó. Bạn không thể làm việc đó hoàn hảo được; không ai có thể. Nhưng cố

gắng nghĩ về mọi quan điểm – chứ không phải chỉ một quan điểm cho rằng bạn đúng – là điều cực kỳ

hữu ích.

Viết về xu hướng muốn thông qua ý tưởng đầu tư của một người nào đó trong bức thư gửi các cổ đông

của Berkshire Hathaway năm 2008, Buffett nói: "Tuy nhiên, thông qua không phải là mục đích của đầu

tư. Trên thực tế, việc thông qua thường phản tác dụng vì nó ru ngủ não và khiến não khó tiếp nhận

những sự thật mới hay kiểm tra lại những kết luận được hình thành trước đó. Hãy nhớ hoạt động đầu tư

tạo ra sự tán đồng; những động thái vĩ đại thường chỉ nhận được những cái ngáp tán dương".

Vì thế, để tận dụng tối đa khoảng thời gian bạn dành cho việc nghiên cứu (điều thực sự cần thiết

để trở thành một nhà đầu tư vĩ đại), hãy:

Đọc, đọc và đọc.

Đừng quên vòng tròn năng lực của bạn.

Tránh thiên kiến xác nhận – hãy chủ động tìm kiếm thông tin ngược với kết luận của bạn, chứ đừng

tìm kiếm những thông tin củng cố cho chúng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#truyện