dau tu nuoc ngoai vo VN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Giải ngân trên 9 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài

Theo Báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài, tình hình đầu tư nước ngoài(ĐTNN) 10 tháng đầu năm 2008 đã đạt được những kết quả khả quan.

Trước tiên phải kể đến tình hình vốn thực hiện và sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp cũng như cấp mới giấy chứng nhận đầu tư có những bước tiến vượt bậc.

Trong 10 tháng đầu năm 2008, ước tính các doanh nghiệp ĐTNN đã góp vốn đầu tư thực hiện đạt 9,1 tỷ USD, tăng 38,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, bên Việt Nam chiếm từ 10-12%. Doanh thu của các doanh nghiệp ĐTNN trong 10 tháng đầu năm 2008 ước đạt 40,6 tỷ USD, tăng 29,6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó giá trị xuất khẩu ước đạt 19,9 tỷ USD, tăng 25,3% so với cùng kỳ. Nhập khẩu ước đạt 23,8 tỷ USD, tăng 36,3% so với cùng kỳ năm trước, nộp ngân sách ước đạt 1,6 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ.

Cả nước có 68 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,02 tỷ USD, đưa tổng số dự án cấp mới trong 10 tháng đầu năm 2008 lên 953 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 58,3 tỷ USD, bằng 83,3% về số dự án và tăng gần 6 lần về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.

Trong lĩnh vực đầu tư 10 tháng đầu năm 2008, vốn đăng ký mới tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có 512 dự án với tổng vốn đăng ký 32,5 tỷ USD, chiếm 53,7% về số dự án và 55,7% về vốn đầu tư đăng ký; lĩnh vực dịch vụ có 400 dự án với tổng vốn đăng ký 25,5 tỷ USD, chiếm 42% về số dự án và 43,9% về vốn đầu tư đăng ký. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông-lâm-ngư.

Bên cạnh đó không thể không kể đến sự gia tăng các đối tác đầu tư: Trong 10 tháng đầu năm 2008 đã có 44 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Việt Nam, trong đó có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư vốn trên 1 tỷ USD. Malaysia đứng đầu với 40 dự án, vốn đăng ký 14,8 tỷ USD, chiếm 4,2% về số dự án và 25,5% về vốn đầu tư đăng ký.

Đáng ghi nhận hơn cả là việc tăng vốn đầu tư và mở rộng sản xuất trong ĐTNN cụ thể trong tháng 10 năm 2008 có 22 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn đầu tư là 169 triệu USD, đưa tổng dự án tăng vốn 10 tháng đầu năm 2008 là 247 lượt dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm là 1,02 tỷ USD, bằng 76,3% về số lượt dự án tăng vốn và 52,7% tổng vốn tăng thêm so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư tăng thêm chủ yếu từ các nhà đầu tư Nhật Bản đứng đầu (265 triệu USD), chiếm 25,8% tổng vốn đầu tư tăng thêm; Hàn Quốc (201,6 triệu USD) chiếm 19,6%.

Tính chung cả vốn cấp mới và tăng thêm trong 10 tháng đầu năm 2008, cả nước đã thu hút được 59,31 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký.

Đây là kết quả của việc Chính phủ nỗ lực tạo môi trường đầu tư - kinh doanh hấp dẫn, cởi mở, minh bạch và thông thoáng hơn.

Các Bộ, ngành và địa phương tích cực thực hiện các giải pháp chỉ đạo hữư hiệu của Thủ tướng Chính phủ về kìm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững bằng nhiều biện pháp trong đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã triển khai các đoàn công tác các địa phưong thực hiện việc điều hành kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và chi tiêu ngân sách năm 2008; các đoàn triển khai đề án thúc đẩy giải ngân vốn FDI.

Thêm vào đó, các địa phương trong cả nước đã tích cực, chủ động trong thu hút và quản lý FDI bằng nhiều biện pháp theo hướng giảm nhiều thủ tục hành chính, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư đã được cấp phép nhanh chóng đi vào hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Tuy nhiên để hỗ trợ các dự án đã được cấp GCNĐT nhanh chóng đưa vốn thực hiện triển khai dự án, trong những tháng còn lại của năm 2008 và những năm tiếp, theo Cục Đầu tư nước ngoài cần phải tập trung vào một số giải pháp, cụ thể như sau:

Tiếp tục hướng dẫn các cam kết mở cửa thị trường cho các nhà ĐTNN trong lĩnh vực thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ theo đúng các cam kết của WTO, điều chỉnh ngành cho phù hợp với các thoả thuận và cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập; hoàn thiện cơ chế " liên thông-một cửa" ở các cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư và quản lý đầu tư. Mặt khác, tăng cường năng lực quản lý ĐTNN của các cơ quan chức năng.

Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hoạt động ĐTNN cần phải tập trung vào việc thực hiện các hoạt động giải ngân vốn ĐTNN đã được quy định tại Quyết định số 505/QQĐ-BKH ngày 25/4/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm giảm khoảng cách giưa vốn đăng ký và vốn thực hiện, phối hợp triển khai tốt về xây dựng hệ thống quản lý thông tin ĐTNN ...

Hơn thế, về công tác xúc tiến đầu tư cần khẩn trương triển khai việc thành lập các bộ phận xúc tiến đầu tư tại các địa bàn trọng điểm theo kế hoạch cùng triển khai nhanh Chương trình XTĐT quốc gia 2008 của Bộ KH -ĐT cho kịp tiến độ và kinh phí được cấp.

Ngoài ra, cần thiết phải duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương với các nhà đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động để xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của từng dự án, đảm bảo các dự án hoạt động đúng tiến độ và hiệu quả nhằm tiếp tục củng cố lòng tin của các nhà đầu tư đối với môi trường kinh doanh của Việt Nam, tạo hiệu ứng lan toả và tác động tích cực tới nhà đầu tư mới./.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro