day con lam giau tap 8

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

DẠY CON LÀM GIÀU TẬP VIII

 

ĐỂ CÓ NHỮNG ĐỒNG TIỀN TÍCH CỰC

  

 

AI KHÔNG MUỐN TRỞ THÀNH TRIỆU PHÚ ?

 

 

Gần đây, có một chương trình khá phổ biến trên truyền hình Mỹ tên là "Ai muốn trở thành triệu phú". Chương trình thành công vượt trội không chỉ ở Mỹ mà còn trên khắp thế giới qua mạng truyền hình các nước. Tất cả những gì bạn phải làm là trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm. Với mỗi câu trả lời đúng, bạn sẽ được thưởng một số tiền. Tồng số tiền mà bạn thu được có thể lên đến một triệu đôla!

 

Câu hỏi "Ai muốn trở thành triệu phú?" trở thành một câu nói cửa miệng khắp nơi. Và với các đáp án của chương trình về tiến bạc, về cách làm giàu, về những triệu phú trong thị trường chứng khoán, về những khoảng tiền trúng sổ xố khổng lồ v.v, tất cả dẫn chúng ta đến một câu hỏi khác: "Ai không muốn trở thành triệu phú?".

 

Và đúng vậy, bạn hoàn toàn có thể chiến thắng một triệu đôla trong chương trình này. Bạn cũng có thể có được một triệu đôla nếu bạn trúng số. Và bạn cũng có thể trở thành một triệu phú bằng cách đầu tư vào các cổ phiếu lần đầu tiên được phát hành ra công chúng. Sau đó bạn có thể ngồi chơi xơi nước và không phải tiếp tục còng lưng đi làm nữa. Trên thực tế, ngày nay chúng ta có rất nhiều cách để làm giàu. Có thể đó là lý do vì sao cơn sốt làm giàu đang nóng bỏng cả trái đất này - và làm giàu càng nhanh càng tốt.

 

Không lâu trước đây, tôi được mời tham gia một chương trình truyền hình giới thiệu về cuốn sách Dạy Con Làm Giàu - tập 1. người phỏng vấn nói với tôi: "Thôi nào, anh nói thật đi! Anh viết cuốn sách đó đơn giản chỉ để lợi dụng cơn sốt làm giàu nhanh chóng hiện nay thôi phải không?"

 

Câu hỏi khiến tôi sửng sốt đến mức không nói được lời nào. Sau khi bình tĩnh lại, tôi trả lời: "Cô biết đấy, tôi không bao giờ suy nghĩ theo cách đó. Tôi hiểu vì sao cô lại nghĩ như thế. Thật sự tôi không cho rằng mình thông minh đến mức có thể lựa chọn đúng thởi điểm lịch sử này để viết sách. Tôi đã viết cuốn sách này chỉ vì tôi muốn chia sẻ với mọi người những bài học về tiền bạc mà tôi đã học từ hai người cha của mình."

 

Khi tôi viết cuốn sách vào năm 1997, tất cả các nhà xuất bản mà chúng tôi tìm đến đều lắc đầu từ chối. Vào năm 1997, chương trình "Ai muốn trở thành triệu phú" cũng chưa ra đời. Tôi nói: "thực sự, cuốn sách của tôi đem đến một thông điệp hoàn toàn trái ngược với những thông điệp của chương trình này, triệu phú thị trường chứng khoán và các trò xổ số, v.v." Tôi ngừng lại một chút rồi tiếp: "Ngày nay thật sự có một cơn sốt làm giàu nhanh chóng, và mặc dù cuốn sách của tôi nói về việc làm giàu nhưng nó không hề nói về việc làm giàu nhanh chóng."

 

Cô gái dẫn chương trình mỉm cười ranh mãnh: "Thế ra anh không tham gia vào cơn sốt làm giàu nhanh chóng này à? Vậy ý anh là nên làm giàu từ từ phải không?"

 

Tôi có thể cảm thấy sự mỉa mai và thách thức của cô gái này. Trước hàng triệu khán giả, tôi cần phải giữ bình tĩnh. Vì vậy, để đáp lạ lời bình luận chói tai của cô, tôi bật cười: "Không, cuốn sách của tôi không nói về việc làm giàu nhanh chóng hay làm giàu từ từ." Sau đó tôi không nói nữa và bình thản chờ đợi câu hỏi tiếp theo.

 

Cô gái mỉm cười và hỏi tiếp: "Thế cuốn sách của anh nói về cái gì?"

 

Tôi trả lời: "Về cái giá của việc làm giàu."

 

"Cái giá à?", cô tỏ vẻ ngạc nhiên. "Ý anh là thế nào?".

 

Vào lúc này, chủ nhiệm chương trình ra dấu với cô là đã hết giờ. Cô gái thúc tôi trả lời nhanh. Tôi đáp, kết thúc cuộc phỏng vấn: "Hầu hết mọi người đếu muốn làm giàu. Nhưng vấn đề là rất ít người sẵn sàng trả giá cho việc đó."

 

Người dẫn chương trình nói lời cảm ơn và chương trình kết thúc. Vấn đề là tôi vẫn chưa trả lời câu hỏi: cái giá của việc trở thành triệu phú là gì? và cuốn sách này sẽ trả lời cho câu hỏi đó.

 

 

AI SẼ TRẢ GIÁ?

 

Bộ Y tế, Giáo dục và Phúc lợi Xã hội của Mỹ đã tiến hành một cuộc khảo sát những người từ 20 đến 65 tuổi. Sau đây là kết quả khảo sát của họ:

 

Ở tuổi 65, cứ 100 người thì có:

 

- 1 người giàu có

 

- 4 ngưởi khá giả

 

- 5 người vẫn còn phải làm việc kiếm sống

 

- 54 người sống nhờ gia đình hoặc trợ cấp chính phủ

 

- 36 người đã chết

 

Ngoài ra, hơn 35% trong 1% người giàu có là được thừa hưởng gia tài, và một số lớn trong số 4% người khá giả cũng vậy. Theo định nghĩa của tạp chí Forbes, người giàu là người có thu nhập cá nhân hơn 1 triệu đôla một năm.

 

Với quả bom kinh tế bùng nổ trong 10 năm cuối thế kỷ 20, số người giàu có và khá giả ngày càng tăng lên. Nhưng câu hỏi vẫn còn ở đó: 5% người giàu nhất này đã làm điều gì mà những người khác không làm? Đâu là sự khác biệt giữa cái giá mà 5% người này đã trả trong khi những người khác không trả?

 

 

CÓ NGÔI NHÀ LỚN NGHĨA LÀ BẠN GIÀU CÓ?

 

Khi tôi còn nhỏ, có lần người cha giàu đưa tôi đến chơi nhà một người bạn học của ông nằm giữa một khu nhà sang trọng. Khi tôi hỏi người bạn của ông rất giàu phải không, ông mỉm cười đáp: "Một công việc lương cao, một ngôi nhà lớn, những chiếc xe bóng loáng và những kỳ nghỉ phung phí không có nghĩa là con giàu có. Thật sự, điều đó có ý nghĩa hoàn toàn ngược lại. Một lối sống xa hoa không có nghĩa là con khôn ngoan và có kiến thức tài chính tốt."

 

Hầu hết chúng ta đều hiểu người cha giàu muốn ngụ ý gì với câu nói đó. Và tôi nghĩ một trong những lý do khiến nhiều người trung thành với trò chơi xổ số là vì họ cũng muốn có một ngôi nhà lớn, những chiếc xe đẹp và tất cả những thứ đồ chơi mà tiền bạc có thể mua được. Và dù thực tế bạn có thể kiếm được hàng triệu đôla bằng cách trúng số nhưng trên thực tế, cơ hội cực kỳ mỏng manh. Cũng như có một ngôi nhà lớn không nhất thiết nghĩa là bạn giàu có, việc ngồi xem một trò chơi truyền hình hay đánh cá những con số may mắn chắc chắn không phải là cái giá mà 1% những người giàu có nhất nước phải trả để làm giàu.

 

 

ĐÂU LÀ CÁI GIÁ PHẢI TRẢ ĐỂ TRỜ THÀNH TRIỆU PHÚ?

 

Có rất nhiều cách làm giàu khác nhau. Trúng số hay đoạt giải trò chơi truyền hình chỉ là hai ví dụ nhỏ. Bạn cũng có thể làm giàu bằng cách ti tiện, keo kiệt, hay thậm chí bằng cách kết hôn với một triệu phú. Dĩ nhiên là cần phải lưu ý: Bất cứ một cách làm giàu nào cũng đều có cái giá của nó, và cái giá không phải lúc nào cũng được đo bằng tiền.

 

Cái giá của việc ngồi xem trò chơi truyền hình và mua vé số là đại đa số người xem sẽ không bao giờ giàu có và đó là một cái giá quá cao. Có nhiều cách tốt hơn để làm giàu, với nhiều cơ hội tốt hơn, nhưng hầu hết mọi người lại không sẵn lòng trả giá. Trên thực tế, có những cách làm giàu hầu như bảo đảm thành công, nhưng một lần nữa, vấn đề là người ta không muốn trả giá cho việc làm giàu của mình. Và đó là lý do tại sao, theo Bộ Y tế, Giáo dục và Phúc lợi Xã hội của Mỹ, chỉ có 1 trên 100 người thật sự trở nên giàu có, ở một đất nước giàu nhất thế giới. Họ muốn trở thành triệu phú, nhưng họ lại không muốn trả giá cho điều đó.

 

Vậy người cha giàu muốn nói gì? Môt ví dụ khác để giải thích khái niệm giá ở đây. Giả sử tôi nói: "Tôi muốn có một cơ thể vạm vỡ như Arnold Schwarzenegger." Điều đầu tiên mà hầu hết mọi người sẻ bảo tôi là: "Mang giày vào, đi bộ 5 cây số một ngày, tập thể lực 3 giờ một ngày, và đừng có nhồi pizza vào miệng nữa." Khi đó tôi sẽ hỏi: "Thế có cách nào khác để có được một cơ thể vạm vỡ như Arnold không?". Và đó là những gì tôi muốn nói về cái giá. Hàng triệu người muốn có được một cơ thể tuyệt vời nhưng rất ít người sẵn lòng trả giá. Và đó là lý do tại sao bạn có thể kiếm được rất nhiều tiền với những câu quảng cáo như, "Chỉ cần uống vài viên thuốc thần, bạn sẽ có thể giảm cân mà không phải ăn kiêng." Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm quảng cáo này đều không có kết quả, không phải vì bản thân chúng mà bởi vì người mua chúng không sẵn lòng trả giá.

 

Nhiều năm trước, tôi đã tham dự một khóa học đầu tư bất động sản với giá 385 đôla từ một chương trình quảng cáo trên truyền hình. Tôi còn nhớ lúc đó mình đang ngồi ở nhà xem lướt các kênh truyền hình thì bỗng bắt gặp mẩu quảng cáo một hội thảo miễn phí buổi tối ở Hilton Hawaiian Village, một khách sạn trên bở biển Waikiki ngay kế bên cư xá mà tôi đang ở. Tôi gọi điện đặt chô và đến tham dự hội thảo miễn phí này, sau đó tiếp tục đăng ký một hội thảo cuối tuần khác với giá 385 đôla. Vào thồi gian đó, tôi vẫn còn đang ở trong quân đoàn Thủy quân Lục chiến nên đã mời một người bạn động ngũ cùng tham dự. Cuối buổi hội thảo, anh ta tức tối bảo rằng cái giá đó thật cắt cổ và lãng phí thời gian, rồi anh ta đòi trả tiền lại. Khi quay về quân đoàn, anh ta bảo tôi: "Tôi đã biết trước cái giá đó là một sự lường gạt, thế mà anh cứ thuyết phục tôi. Lần sau tôi không nghe anh nữa đâu."

 

Cảm nhận của tôi lại khác hẳn. Tôi rời buổi hội thảo, mang sách và băng về nhà nghiên cứu, và rồi kiếm được hàng triệu đôla nhờ những thông tin học được từ buổi hội thảo này. Một người bạn đã bảo tôi vài năm sau đó: "Vấn đề là anh bạn đồng ngũ của anh quá khôn ngoan nên không học được gì từ khóa học đó cả. Còn anh thì không khôn ngoan lắm nên đã tin và làm theo lời người hướng dẫn."

 

Ngày nay, tôi vẫn tiếp tục khuyên mọi người nên đăng ký tham dự các hội thảo để học hỏi những điều cơ bản nhất vể việc mua bất động sản, bắt đầu một doanh nghiệp, đầu tư chứng khoán, v.v... Tôi thường gặp phản ứng của mọi người: "Nhưng nếu hội thảo đó chẳng có gì hay ho thì sao? Nếu người ta lừa gạt chúng tôi để thu tiền thì sao? Nếu tôi không học được gì cả thì sao?". Và khi đó, tôi thường trả lời: "Nếu thế thì tốt nhất anh chị không nên tham dự hội thảo. Khi anh chị đã có suy nghĩ như thế thì chắc chắn buổi hội thảo đó sẽ là một sự lường gạt đối với anh chị."

 

Tôi đã thấy nhiều người ra sức tìm kiếm những giải pháp giúp cho cuộc sống của họ tốt đẹp hơn theo một cách nào đó. Vấn đề là họ lại tìm ra những giải pháp mà họ không thích, cũng như tôi không thích giải pháp "đi bộ 5 cây số một ngày, tập thể lực 3 giờ một ngày, và đừng có nhồi pizza vào miệng nữa" khi muốn có một cơ thể vạm vỡ như Arnold Schwarzenegger. Hay nói cách khác, chừng nào tôi chưa tìm được một giải pháp mình thích thì tôi sẽ chẳng làm gì để đạt được mục đích đó cả. Lý do khiến hầu hệt mọi người không bao giờ làm giàu được đơn giản là vì họ không thích giải pháp mà họ tìm ra. Và tôi cho rằng điều này không liên quan gì đến bản thân giải pháp đó cả; chính cái giá phải trả đi kèm với giải pháp đó mới chính là điều mà người ta thật sự không thích. Như người cha giàu đã nói: "Hầu hết mọi người đều muốn làm giàu. Họ chỉ không muốn phải trả giá mà thôi."

 

Trong cuốn sách này, tôi sẽ thảo luận về cái giá để làm giàu mà không phải ti tiện, không phải keo kiệt, hoặc không phải cưới một anh chàng hay một cô nàng giàu có nào đó. Bạn sẽ học cách làm thế nào để giàu có mà vẫn được hưởng thụ một cuộc sống thoải mái. Nhưng có một cái giá phải trả. Và như người cha giàu thường bảo: "Cái giá không phải lúc nào cũng được đo bằng tiền." Tôi chia sẻ các giải pháp và cái giá mà tôi đã trả. Nếu bạn không thích giải pháp của tôi hay của người cha giàu thì hãy nhớ rằng luôn có nhiều hơn một cách để làm giàu. Luôn có một trò chơi xổ số mới hay một trò chơi truyền hình mới đặt ra câu hỏi "Ai muốn trở thành triệu phú?".

 

 

 

 

 

CHƯƠNG 1

Cái giá của sự keo kiệt

"Cái giá không phải lúc nào cũng được đo bằng tiền."

 

Người cha giàu.

 

 

Có nhiều cuốn sách truyền bá ý tưởng về sự tiện tặn và một cuộc sống thanh đạm. Nhiều người được gọi là những chuyên gia tiền bạc đã viết và nói ra rả về những ưu điểm của việc cắt giảm chi phí, tiết kiệm tiền, dành dụm tối đa cho tài khoản hưu trí của bạn; lái một chiếc xe cũ, ở một ngôi nhà nhỏ, lượm lặt các phiếu giảm giá, mua những hàng hóa đại hạ giá, ăn uống ở nhà, cho những đứa con nhỏ mặc quần áo cũ của đứa lớn, đi nghỉ ở những nơi rẻ tiền, v.v...

 

Dù đây là những ý tưởng tuyệt vời đối với hầu hết mọi người, và dù có những lúc thật sự cần phải tiết kiệm, nhưng hầu hết mọi người lại không thích những ý tưởng này. Sự thật là ai cũng thích những thứ vật chất tốt đẹp hơn mà tiền bạc có thể mua được. Với hầu hết mọi người, cất tiền vào ngân hàng chẳng có gì thú vịo với một ngôi nhà lớn, một chiếc xe mới, những thứ "đồ chơi" hào nhoáng và những kỳ nghỉ đắt tiền. Hầu hết chúng ta đều có khuynh hướng đồng ý với những nhà hiền triết khôn ngoan rao giảng về tính tiện tặn và sự kiêng khem kinh tế. song trên thực tế, nhiều người trong chúng ta lại thích có được một tấm thẻ tín dụng không giới hạn do một ông chủ giàu có nào đó chi trả giúp, vời nhiều tiền bạc hơn tất cả các tù trưởng dầu mỏ Ả-rập, các ngân hàng tư nhân Thụy Sĩ và cả Bill Gates cộng lại.

 

Dù hầu hết chúng ta đều thích hưởng thụ những thứ tuyệt vời mà tiền bạc có thể mua được nhưng chúng ta lại nhận ra rằng chính khát khao vô tận với những thứ vật chất đó trong cuộc sống đã khiến nhiều người trong chúng ta gặp rắc rối tài chính. Và chính những rắc rối tài chính này đã khiến các nhà hiền triết tiền bạc của chúng ta nói rằng: "Hãy cắt giảm chi phí. Hãy sống tiện tặn. Hãy mua một chiếc xe cũ."

 

Trái lại, người cha giàu không bao giờ bảo tôi: "Hãy cắt giảm chi phí." Ông cũng không bao giờ nói: "Hãy sống tiện tặn." Tại sao ông lại phải khuyên tôi những điều mà chính bản thân ông cũng không tin tưởng!? Khi nói về sự tiện tặn, ông bảo: "Con có thể trở nên giàu có bằng cách sống keo kiệt. Nhưng vấn đề là, thậm chí khi con đã trở nên giàu có, con vẫn có thói quen keo kiệt." Và ông nói thêm; "Chẳng có ý nghĩa gì khi phải nhịn ăn nhịn mặc để được chết trên đống vàng. Tại sao người ta lại phải sống đạm bạc, chết đi trong giàu có, để rồi sau khi họ chết, con cái họ lại tiêu xài hoang phí những đồng tiền tiện tặn của họ?". Theo nhận xét của người cha giàu, những bậc cha mẹ sống tiện tặn và đạm bạc lại thường có những đứa con tiêu xài như núi lở. Thay vì sử dụng hợp lý đồng tiền mà cha mẹ để lại, chúng thường xài bay những đồng tiền đó ngay khi vừa chạm tay vào cái mà chúng gọi là "phần chia công bằng".

 

Thay vì bảo tôi hãy sống tiện tặn, người cha giàu thường nói: "Nếu con muốn có một thứ gì đó, hãy tìm cái giá của nó và hãy trả cái giá đó." Và ông cũng nói: "Nhưng hãy luôn nhớ rằng mọi thứ đều có một cái giá. Cái giá của việc làm giàu bằng cách keo kiệt chính là con sẽ luôn luôn là một người keo kiệt."

 

 

NHỮNG CÁCH LÀM GIÀU KHÁC

 

Người cha giàu giải thích: "Con có thể làm giàu bằng cách kết hôn với một người giàu. Tất cả chúng ta đều biết cái giá phải trả của việc đó. Cha có một người bạn học ở New York, anh ta thường bảo: "Cưới một cô gái con nhà giàu cũng dễ như cưới một cô gái con nhà nghèo vậy." Sau khi tốt nghiệp, anh ta kết hôn với một cô gái nhà giàu đúng như đã nói. Dù sao thì đó cũng là cách làm giàu của anh ta."

 

Bạn có thể trở nên giàu có bằng cách lừa gạt hay ăn cướp. Tất cả chúng ta đều biết cái giá phải trả của việc đó. Khi còn nhỏ, tôi nghĩ một "tên cướp" phải mang mặt nạ và đi cướp ngân hàng. Ngày nay, tôi hiểu rằng cũng có những tên cướp mặt áo veston, sơ-mi-trắng, cà-vạt đỏ, và là những người rất được tôn trọng trong cộng đồng của mình.

 

Có những người làm giàu bằng cách đánh bạc hay cá cược, chơi xổ số hay mù quáng quăng tiền vào thị trường chứng khoán. Tất cả chúng ta đều biết cái giá phải trả của việc đó. Trong cơn sốt mạng Internet, tôi biết nhiều người sẵn sàng viết ngân phiếu cho bạn, chỉ cần một câu nói "Tôi đang bắt đầu xây dựng một công ty mạng Internet."

 

Bạn có thể làm giàu bằng cách trở thành một tay đầu gấu, và tất cả chúng ta đều biết điều gì xảy ra với một tay đầu gấu. Cuối cùng thì một tay đầu gấu "gấu" hơn sẽ xuất hiện, hoặcắn sẽ nhận ra rằng những người duy nhất làm ăn với hắn là những kẻ không ra gì.

 

Và như đã nói ở trên, bạn có thể giàu có bằng cách keo kiệt, và tất cả chúng ta cũng đều biết rằng cả thế giới đều có khuynh hướng khinh rẻ những kẻ giàu có ti tiện, những người như Scrooge trong truyện "Bài thánh ca Giáng sinh" (A Christmas Carol) của Charles Dickens. Hầu hết chúng ta đều gặp những người luôn muốn mua hàng giảm giá, luôn phàn nàn về các hóa đơn, hay tệ hơn là từ chối thanh toán hóa đơn vì lý do này hay lý do kia. Tôi có một người bạn làm chủ một cửa hàng quần áo, cô thường xuyên phàn nàn về những người khách mua một chiếc váy mặt đi dự tiệc rồi vài ngày sau đem trả đòi tiền lại. Và dĩ nhiên, có những người lái những chiếc xe cũ, mặc quần áo sờn, mua những đôi giày rẻ tiền nhưng lại có hàng triệu đôla trong ngân hàng. Và dù những người này có thể giàu có với một sự ti tiện như thế nhưng họ sẽ phải trả một cái giá đắt không thể đo bằng tiền được. Cá nhân tôi cũng có những lúc phải keo kiệt, và tôi nhận ra rằng khi tôi rộng rãi hơn, người ta có khuynh hướng mỉm cười với tôi nhiều hơn. Nói cách khác, dường như ai cũng thích những người rộng rãi hơn những người keo kiệt.

 

 

CÓ PHẢI AI CŨNG CÓ THỂ GIÀU CÓ?

 

Người cha giàu từng nói nhiều với tôi về cái giá của sự giàu có. Ông bảo: "Với những người khác nhau, cái giá của sự giàu có cũng khác nhau."

 

Khi tôi thắc mắc, ông trả lời: "Cha nghĩ rằng tất cả chúng ta đều được sinh ra với những tài năng và năng khiếu riêng, chẳng hạn như ca hát, hội họa, thể dục, viết lách, v.v... Nhưngù vậy, việc phát triển những tài năng đó như thế nào lại tùy thuộc mỗi người, và việc đó cũng đòi hỏi một cái giá nhất định. Thế giới này đầy những con người khôn ngoan và khéo léo bẩm sinh nhưng lại không thành công về mặt tài chính, nghề nghiệp hay những mối quan hệ cá nhân. Và dù mỗi người đều có những năng khiếu bẩm sinh nhưng mỗi người cũng có những thử thách riêng phải vượt qua. Không ai hoàn hảo cả. Mỗi chúng ta đều có ưu điểm và khuyết điểm. Với mỗi người khác nhau, cái giá phải trả cũng khác nhau. Những người duy nhất nghĩ rằng cuộc sống này thật dễ dàng chỉ là những người lười biếng."

 

Tôi không biết câu nói của người cha giàu về những người lười biếng có đúng hay không. Tôi cũng không biết câu nói của ông có lợi ích gì cho tôi không, mỗi khi tôi phàn nàn về một việc gì đó quá khó khăn hay không diễn ra theo ý mình muốn, và khi tôi nói: "Giá như mọi việc dễ dàng hơn," tôi biết mình đang trở nên lười biếng. Khi đó, tôi cố gắng bình tĩnh lại, suy nghĩ lại về thái độ của mình, và tự nhắc nhở mình về cái giá dài hạn phải trả khi có thái độ đó. Nhưng như thế không có nghĩa rằng tôi không tìm kiếm một biện pháp thực hiện công việc dễ dàng hơn. Đơn giản là tôi nhận thức được khi nào mình trở nên lười biếng, keo kiệt, và khi đó tôi sẽ tự răn mình về cái giá phải trả cho thái độ đó.

 

 

TIỀN BẠC CHÍNH LÀ PHẦN THƯỞNG CHO VIỆC TRẢ GIÁ

 

Người cha giàu cũng nói: "Con cứ hỏi bất cứ ai giàu có, nổi tiếng hay thành công, và cha dám chắc họ sẽ bảo con rằng họ đã và đang có những thử thách cá nhân phải đối mặt mỗi ngày. Con trai à, không có gì không phải trả giá cả. Một thử thách của cha là khi bắt đầu khởi nghiệp, cha không có kiến thức mà cũng chẳng có tiền bạc. Khi ông nội con mất, cha trở thành lao động chính trong gia đình. Khi đó cha chỉ mới mười ba tuổi. Cha đã tìm cách trả được cái giá của điều đó, và cuối cùng, cha đã thành công và giàu có. Nói cho cùng thì tiền bạc chính là phần thưởng cho việc trả giá của cha."

 

 

CÁI GIÁ CỦA SỰ BẢO ĐẢM

 

Nhiều năm trước, người cha giàu vẫn luôn tìm cách giúp tôi và Mike, con trai ông, nhận thức về cái giá của mọi việc. Khi cha ruột tôi, tôi vẫn gọi ông là người cha nghèo, khuyên tôi "Hãy tìm môt việc làm bảo đảm," người cha giàu trả lời: "Hãy nhớ, sự bảo đảm cũng có cái giá của nó." Khi tôi hỏi ông cái giá của sự đảm bảo là gì, ông đáp: "Với hầu hết mọi người, cái giá của sự bảo đảm chính là sự tự do cá nhân. Và vì không có tự do nên nhiều người đã phải làm việc suốt đời để kiếm tiền mà không thể sống theo ước mơ của mình. Với cha, một cuộc sống không đạt được những ước mơ của mình là một cái giá quá cao phải trả cho một việc làm bảo đảm." Và ông cũng bình luận về thuế vụ: "Những nguời đánh đổi tự do để tìm kiếm sự bảo đảm sẽ phải đóng thuế nhiều hơn. Vì vậy nên những người có được một việc làm bảo đảm và an toàn phải đóng thuế nhiều hơn những người tự mình làm chủ một doanh nghiệp đem lại việc làm cho những người khác."

 

Tôi băn khoăn với câu hỏi này trong vài ngày. Khi gặp lại người cha giàu, tôi hỏi: "Có phải con buộc phải chọn lựa giữa sự bảo đảm và sự tự do?"

 

Người cha giàu cười khi biết rằng tôi đã suy nghĩ nhiều về câu nói của ông. Ông đáp: "Không, con không bị buộc phải chọn lựa cái này hay cái kia. Con có thể có được cả hai."

 

"Cha muốn nói là con vừa có thể được bảo đảm vừa có thể tự do?", tôi hỏi.

 

"Dĩ nhiên," ông đáp. "Như cha đây, cha có cả hai."

 

"Vậy tại sao cha lại nói rằng với hầu hết mọi người, cái giá của sự bảo đảm chính là sự tự do cá nhân?", tôi thắc mắc. "Làm sao cha có thể có được cả hai trong khi hầu hết mọi người chỉ được lựa chọn một trong hai?"

 

"Vấn đề là cái giá phải trả," người cha giàu nói. "Cha luôn bảo con rằng mọi thứ đều có cái giá của nó. Hầu hết mọi người đều sẵn sàng trả giá cho sự bảo đảm, nhưng họ không sẵn lòng trả giá cho tự do cá nhân của mình. Đó là lý do vì sao hầu hết mọi người đều chỉ có được một trong hai."

 

"Còn cha, nhờ đâu mà cha có được cả hai?", Mike nói xen khi vừa bước vào phòng và tình cờ nghe được một phần câu chuyện của chúng tôi.

 

"Bởi vì cha phải trả giá gấp đôi," người cha giàu nói. "Cha sẵn lòng trả giá cho cả sự bảo đảm lẫn sự tự do. Cũng giống như khi con mua hai chiếc xe một lúc vậy. Giả sử cha cần một chiếc xe tải nhỏ nhưng cha lại thích một chiếc xe hơi thể thao. Nếu muốn có cả hai thì cha phải trả giá gấp đôi. Hầu hết mọi người trong cuộc sống đều chỉ trả giá cho cái này hoặc cái kia mà thôi."

 

"Vậy nghĩa là có một cái giá cho sự bảo đảm và có một cái giá cho sự tự do. Và cha đã trả cả hai."

 

Người cha giàu gật đầu: "Đúng vậy. Cha nói rõ hơn một chút nhé. Các con đã thấy là dù sao thì tất cả chúng ta cũng đều phải trả giá. Và chúng ta vẫn phải trả giá cho việc mình đã không chịu trả giá."

 

"Sao cơ", tôi giật mình hỏi lại. Có vẻ như người cha giàu đang nói về một vòng tròn luẩn quẩn.

 

"Cha sẽ giải thích," người cha giàu nói. "Con có nhớ cha đã giúp con làm bài tập ở nhà môn vật lý vài tuần trước không? Lúc mà các con đang học về định luật Newton ấy?"

 

Tôi và Mike gật đầu: "Dạ nhớ."

 

"Thế con có nhớ định luật thứ ba: "mỗi lực tác dụng luôn có một phản lực ngược chiều có cùng độ lớn?"

 

Một lần nữa chúng tôi gật đầu. Mike nói: "Đó là cách bay của một chiếc máy bay phản lực. Bộ máy đẩy không khí nóng về phía sau và chiếc máy bay bay lên phía trước."

 

"Đúng thế," người cha giàu nói. "Vì đây là một định luật vạn vật nên nó áp dụng cho tất cả mọi thứ chứ không chỉ máy bay phản lực." Người cha giàu nhìn hai chúng tôi để xem chúng tôi có theo kịp những gì ông nói hay không. "Mọi thứ," ông nhấn mạnh.

 

"Dạ, mọi thứ," chúng tôi nhìn nhau, vẫn còn chưa hiểu ông muốn nói gì.

 

"Khi nói là 'mọi thứ', cha thật sự muốn nói là tất cả mọi thứ," người cha giàu tiếp tục. "Các con có nhớ những bài học về các báo cáo tài chính không? Con có nhớ cha đã từng giải thích rằng khi có một khoản Nợ thì luôn có một khoản Có tương ứng ở đâu đó?"

 

Giờ thì tôi bắt đầu hiểu chữ "mọi thứ" của ông. Các định luật vạn vật của Newton cũng áp dụng cho cc báo cáo tài chính nữa. "Vậy nghĩa là với mỗi tài sản sẽ phải có một tiêu sản?", tôi hỏi.

 

"Và nếu có cái tăng thì sẽ phải có cái gì đó giảm," Mike nói thêm. "Và nếu có cái gì cũ thì sẽ phải có cái gì đó mới?"

 

"Đúng thế," người cha giàu mỉm cười.

 

"Thế thì có gì liên quan đến sự bảo đảm và sự tự do?", Mike hỏi.

 

"Câu hỏi hay đấy," người cha giàu đáp. "Định luật đó rất quan trọng bởi vì nếu con không trả giá gấp đôi thì con sẽ không bao giờ có được những gì con muốn. Nói cách khác, nếu con không trả giá gấp đôi thì thậm chí con cũng sẽ không có được thứ mà con đã trả giá lúc đầu."

 

"Sao cơ?", tôi thắc mắc. "Nếu không trả giá gấp đôi thì con không thể có những gì con đã trả giá lúc đầu à?"

 

Người cha giàu gật đầu giải thích: "Những người chỉ chịu trả giá cho sự bảo đảm có thể không bao giờ thật sự cảm thấy bảo đảm, giống như sự bảo đảm trong công việc vậy. Người ta có thể có cảm giác bảo đảm giả tạo, nhưng không bao giờ thật sự cảm thấy bảo đảm."

 

"Nghĩa là ngay cả khi cha ruột con có được một công việc mà ông ấy cho là bảo đảm thì trong thâm tâm ông ấy cũng không thật sự cảm thấy bảo đảm à?", tôi hỏi.

 

"Đúng Vậy," người cha giàu trả lới. "Bởi vì ông ấy chỉ trả giá cho lực tác dụng chứ không trả giá cho phản lực bên trong. Ông ấy càng nỗ lực vì sự bảo đảm, hay càng trả giá cho sự an toàn, thì sự bất an nội tâm ông ấy sẽ càng lớn."

 

"Có phải chính sự bất an đó là một phản lực không?", Mike hỏi.

 

"Câu hỏi hay đấy," người cha giàu đáp. "Không, có thể có một phản lực khác, Người ta có thể được bảo đảm đến mức phản lực ngược lại chính là sự buồn chán và sau đó là sự bất an. Họ muốn tiến lên nhưng họ không tiến lên bởi vì nếu thế thì họ sẽ phải từ bỏ sự bảo đảm của mình. Đó là lý do vì sao cha nói rằng mỗi người chúng ta có những thử thách khác nhau, mỗi người đều là duy nhất. Chúng ta là duy nhất bởi vì mỗi người có một phản ứng khác nhau với cùng một sự việc."

 

"Cũng như có nhiều người nhìn thấy một con rắn thì hét lên, còn những người khác nhìn thấy con rắn thì lại thích thú," tôi nói.

 

"Đúng thế," người cha giàu mỉm cười. "Cha muốn các con hãy luôn nhớ rằng mọi thứ đều có cái giá của nó, và cái giá đó thường đất gấp đôi so vói vẻ bên ngoài. Nếu con chỉ trả giá cho một mặt của định luật Newton thì con có thể nghĩ là mình đã trả giá rồi nhưng có thể vẫn không có được những gì mình muốn."

 

"Cha cho con một ví dụ được không?", tôi thắc mắc.

 

"Cha có thể cho con những ví dự tổng quát, bởi vì như cha đã nói, mỗi người chúng ta đều khác nhau, "người cha giàu nói. "Nhưng một quy luật chung, hãy luôn nhớ rằng mỗi tình huống đều có hai khía cạnh. Ví dụ, một ông chủ giỏi thường bắt đầu sự nghiệp từ một nhân viên. Ông ấy hay bà ấy sử dụng những kinh nghiệm nhân viên ban đầu này để phát triển một phong cách quản lý có thể giúp mình tận dụng tài năng của các nhân viên mà mình quản lý."

 

"Vậy một ông chủ tốt cần phải trung thực và đối xử với các nhân viên của mình như cách mà ông ấy muốn được đối xử?", tôi nói.

 

"Chính xác," người cha giàu gật đầu. "Bây giờ hãy xem một ví dụ khác. Con nghĩ cần phải có những gì để trở thành một thám tử giỏi?"

 

"Một thám tử giỏi?", Mike và tôi bật hỏi.

 

"Đúng thế, một thám tử giỏi," người cha giàu tiếp tục. "Để trở thành một thám tử giỏi, một thám tử cần phải trung thực, đạo đức và liêm chính. Đúng thế không?"

 

"Có lẽ thế," Mike nhún vai.

 

"Nhưng để làm một thám tử giỏi, anh ta còn phải biết suy nghĩ như một tên tội phạm, hay như một con người bất chính, vô đạo đức và ngoài vòng pháp luật," người cha giàu nói. "Hãy nhớ định luật Newton. Con không thể trở thành một thám tử giỏi nếu không biết suy nghĩ như một tên tội phạm tài ba."

 

Mike với tôi gật đầu. Cuối cùng thì chúng tôi cũng bắt đầu hiểu người cha giàu muốn dẫn dắt mình đi đâu với bài học này.

 

"Đó là lý do tại sao một người cố làm giàu bằng cách keo kiệt vẫn sẽ kết thúc như một người nghèo không có một đồng trong túi," người cha giàu nói tiếp. "Và đó là lý do tại sao một người chỉ tìm kiếm sự bảo đảm sẽ không bao giờ cảm thấy bảo đảm cả, hay những người chỉ tìm kiếm những khoản đầu tư ít rủi ro sẽ luôn luôn cảm thấy đầu tư là rủi. Họ chỉ trả giá cho một phía phương trình và ví thế, họ vi phạm một định luật vạn vật."

 

Mike phụ họa: "À, vì vậy nên nếu có một trận đánh nhau thì lúc nào cũng phải có hai phía, và muốn làm một thám tử giỏi thì cũng đặt mình trong vai trò một tên tội phạm giỏi. Để hạn chế rủi ro thì phải biết chấp nhận rủi ro. Để làm giàu thì phải biết thế nào là nghèo. Để phân biệt một khoản đầu tư tốt thì phải biết nhận ra một khoản đầu tư tồi tệ."

 

"Và đó là lý do vì sao hầu hết mọi người đều cho rằng đầu tư là rủi ro," tôi bổ sung thêm. "Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng để có một khoản đầu tư bảo đảm thì phải giảm thiểu số vốn bỏ vào đó. Vì thế, mọi người đều bỏ tiền vào tài khoản tiết kiệm vì lý do bảo đảm và họ thà chấp nhận ít lời còn hơn nhiều rủi ro. Nhưng sự thật là đồng tiền của họ đang bị hao mòn dần vì lạm phát và lợi nhuận thu được bị đánh thuế khá cao. Vì vậy nên ý tưởng 'bảo đảm như tiền gởi ngân hàng' hoàn toàn không phải là một ý tưởng bảo đảm."

 

Người cha giàu gật đầu: "Dù sao có tiền gởi ngân hàng vẫn tốt hơn là không có đồng nào. Nhưng con nói đúng, việc đó không bảo đảm như mọi người vẫn tưởng. Có một cái giá phải trả cho ảo tưởng bảo đảm đó."

 

Mike quay sang hỏi người cha giàu: "Cha luôn nói rằng có thể có những khoản đầu tư rủi ro thấp và lợi nhuận cao?"

 

"Đúng thế," người cha giàu đáp. "Con có thể dễ dàng có được từ 20 đến 50% lợi nhuận mà vẫn được bảo đảm và không phải trả nhiều thuế hay không phải bỏ ra nhiều tiền nếu con biết mình đang làm gì."

 

 "Cha muốn nói là cha đã trả một cái giá cao hơn cái giá mà các nhà đầu tư trung bình muốn trả?", Mike hỏi.

 

 Người cha giàu gật đầu: "Hãy luôn nhớ rằng mọi thứ đều có cái giá của nó, và cái giá đó không phải lúc nào cũng được đo bằng tiền."

 

 

CÁI GIÁ CỦA SỰ KEO KIỆT

 

 Khi tôi nghe một chuyên gia tài chính bảo rằng: "Hãy cắt giảm chi phí. Hãy sống tiện tặn. Hãy mua một chiếc xe cũ", tôi biết rõ họ muốn nói gì. Với hầu hết mọi người, đó là một lời khuyên tốt. Nhưng như người cha giàu đã nói: "Mọi thứ đều có cái giá của nó". Nếu bạn trả giá cho sự giàu có bằng sự keo kiệt thì rút cục bạn cũng sẽ chỉ là người keo kiệt. Và sống một cuộc sống giàu có nhưng keo kiệt thì theo tôi, đó là một cái giá quá đắt phải trả.

 

 Người cha giàu cũng nói: "Vấn đề không nằm ở tấm thẻ tín dụng mà nằm ở sự thiếu kiến thức tài chính của người giữ tấm thẻ tín dụng đó. Có được kiến thức tài chính chính là một phần cái giá mà con phải trả để được giàu có".

 

 Và đó là lý do vì sao rất nhiều người không thích ý tưởng cắt giảm chi phí và sống tiện tặn. Tôi nghĩ rằng nếu được lựa chọn thì hầu hết mọi người sẽ chọn một cuộc sống giàu có và tận hưởng hơn là một cuộc sống giàu có và keo kiệt. Và họ có thể làm điều đó, nếu họ sẵn lòng trả giá.

 

 

 

 

CHƯƠNG 2

Cái giá của một sai lầm

 "Ngân hàng không bao giờ hỏi xem phiếu điểm của cha cả"

 

 Người cha giàu.

 

 

 Năm 15 tuổi, tôi thi rớt môn Văn. Tôi thi rớt bởi vì tôi viết luận không tốt, hay nói đúng hơn, cô giáo dạy Văn của tôi không thích những gì mà tôi viết. Ngoài ra, phải nói là tôi thường viết sai ngữ pháp trầm trọng. Và như thế có nghĩa là tôi phải học lại một năm. Tôi phải đối mặt với sự dằn vặt và nỗi đau cảm xúc từ mọi phía. Thứ nhất, cha tôi là Trưởng phòng Giáo dục của đảo Hawaii và chịu trách nhiệm hơn 40 trường học. Ở đâu cũng có những tiếng cười thầm khi trường này qua trường khác đồn đại nhau rằng con trai của "sếp" bị ở lại lớp. Thứ hai, ở lại lớp có nghĩa là tôi sẽ phải học chung với em gái tôi. Hay nói cách khác, em tôi thì tiến lên còn tôi thì đang thụt lùi. Và thứ ba, điều đó có nghĩa là tôi sẽ không được tham gia đội bóng của trường, một điều mà tôi vô cùng mong ước. Ngày nhận được phiếu điểm với điểm F môn Văn, tôi đã trốn ra sau trường ngồi một mình. Tôi ngồi bó gối trên bục bê-tông, dựa lưng vào bức tường và bắt đầu khóc. Tôi đã đoán trước điểm F này từ vài tháng nay, nhưng khi nhìn thấy nó trên phiếu điểm, tất cả những cảm xúc kìm nén bấy lâu bỗng vỡ òa. Tôi ngồi một mình phía sau trường đến hơn một tiếng đồng hồ.K

 

 Nhưng tôi cũng có một điều khuây khỏa. Bạn thân nhất của tôi, Mike, con trai người cha giàu, cũng nhận được một điểm F. Thật chẳng hay ho gì khi vui vẻ trước thất bại của bạn mình, nhưng ít nhất thì tôi cũng có một người chia sẻ nỗi khổ sở này. Tôi vẫy tay chào Mike khi cậu băng ngang sân trường về nhà, nhưng cậu ta chỉ buồn bã lắc đầu và tiếp tục bước đi.

 

 Buổi tối hôm đó, sau khi các anh chị em của tôi đã đi ngủ hết, tôi thú nhận với cha mẹ rằng tôi đã thi rớt môn Văn và sẽ phải học lại một năm. Vào thời gian đó, hệ thống giáo dục yêu cầu một học sinh thi rớt môn Văn hoặc môn Khoa học Xã hội nào khác sẽ phải học lại cả năm học. Hiển nhiên là cha tôi, người điều hành hệ thống giáo dục của hòn đảo này, biết rất rõ điều đó. Và dù cha mẹ tôi đã đoán trước tin này nhưng sự khẳng định thất bại của tôi là một sự thật khó chấp nhận. cha tôi im lặng gật đầu. Gương mặt ông căng ra vô cảm. Trái lại, mẹ tôi tỏ rõ những cảm xúc của mình. Tôi có thể nhìn thấy gương mặt bà thay đổi từ đau buồn đến giận dữ. Quay sang cha tôi, bà hỏi: "Giờ thì sao đây? Nó sẽ bị ở lại lớp à?". Cha tôi lặng lẽ nói: "Đó là quy định. Nhưng trước khi quyết định, tôi cần phải xem xét lại mọi chuyện."

 

 Vài ngày sau, cha tôi thật sự đã xem xét lại vấn đề. Cha tôi phát hiện ra rằng lớp tôi có 32 học sinh, trong đó cô giáo đã chấm rớt đến 15 em. Cô cho 8 em điểm D, 1 em điểm A, 4 em điểm B, và số còn lại là C. Với một tỷ lệ điểm thấp như thế, cha tôi bắt đầu can thiệp. Ông không can thiệp với tư cách phụ huynh mà với tư cách là Trưởng phòng Giáo dục. Bước đầu tiên, ông yêu cầu Hiệu trưởng mở một một cuộc điều tra chính thức. Cuộc điều tra bắt đầu bằng việc phỏng vấn các học sinh trong lớp và kết thúc bằng việc cô giáo bị chuyển sang trường khác. Một lớp học hè đặc biệt được mở ra cho các học sinh muốn có cơ hội nâng cao điểm số của mình. Tôi tham gia lớp học này trong ba tuần và cuối cùng cũng đạt điểm D môn Văn để có thể lên lớp cùng với các bạn học của mình.

 

 Cha tôi thấy rằng trong việc này, cả giáo viên lẫn học sinh đều có những điểm đúng và những điểm sai. Một điều khiến ông quan tâm là những học sinh thi rớt môn Văn này đều là những học sinh giỏi. Vì vậy, thay vì bỏ qua mọi chuyện, ông gọi tôi lại và nói: "Hãy xem đây là một bài học quan trọng trong đời con. Dù ít dù nhiều, con cũng học được một chút gì đó qua sự kiện này. Con có thể giận đổ lỗi cho cô giáo và cảm thấy thù hận. Nhưng con cũng có thể nhìn lại thái độ của mình và rút kinh nghiệm. Cha nghĩ cô giáo con chẳng được lợi lộc gì khi cho học trò quá nhiều điểm kém như thế. Nhưng cha nghĩ con và các bạn cần trở thành những học sinh giỏi hơn. Cha mong rằng cả thầy lẫn trò đều phải rút ra một kinh nghiệm gì đó cho bản thân sự kiện này."

 

 Phải thừa nhận là tôi có cảm thấy cảm giác thù hận, tôi vẫn không thích cô giáo này và sau đó thì tôi bỗng thấy ghét đi học. Tôi không hề thích bị bắt phải học những môn mà tôi không thích hay những môn mà tôi biết là mình sẽ không bao giờ đụng đến chúng sau khi ra trường. Và dù vết thương "lòng" này khá sâu nhưng tôi thật sự đã cố gắng bắt đầu. Tôi thay đổi thái độ, thay đổi thói quen học tập và ra trường với các bạn cùng khóa. Tôi cũng là một trong hai học sinh của trường được tuyển thẳng vào Học viện Hàng hải Mỹ và tốt nghiệp ở đây vào năm 1969 với tấm bằng Cử nhân.

 

 Ở Học viện, tôi vượt qua nỗi sợ viết lách và thật sự bắt đầu cảm thấy hứng thú với việc này, dù tôi vẫn còn là một nhà văn kém cỏi. Tôi xin cảm ơn Giáo sư A.A. Norton, giáo viên dạy Văn của tôi suốt hai năm ở Học viện, vì đã giúp tôi vượt qua sự thiếu tự tin, những nỗi sợ hãi và thù hằn trong quá khứ. Nếu không nhờ Giáo sư Norton và Sharon Lechter, người bạn đồng sự và đồng tác giả của tôi, ắt hẳn ngày nay tôi sẽ không thể trở thành tác giả của những cuốn sách bán chạy nhất theo bình chọn của tạp chí New York Times và Wall Street Journal.

 

 Quan trọng nhất, tôi đã nghe theo lời khuyên của cha mình chuyển bại thành thắng. Sự kiện này đã giúp tôi bắt đầu lại từ đầu, sửa chữa thái độ và thói quen học tập của mình. Tôi nhận ra rằng nếu không có sự sửa chữa đó thì hẳn tôi đã thi trượt ngay cả kỳ thi đại học.

 

 

Ý KIẾN CỦA NGƯỜI CHA GIÀU

 

 Điểm F môn Văn của con trai ông cũng khiến người cha giàu bực bội. Ông cảm ơn cha tôi đã can thiệp bằng một khóa học hè để chúng tôi cải thiện điểm số. Song với những kinh nghiệm của mình, ông dạy chúng tôi một bài học khác hẳn.

 

 "Cuộc đời thế là hết!", tôi chán nản nói.

 

 "Có tích sự gì không chứ!", Mike dấm dẳng nói thêm. "Bọn con sẽ không bao giờ tiến bộ được chỉ vì một cô giáo. Đã thế lại còn phải đi học hè nữa chứ!".

 

 Chúng tôi liên tục phàn nàn về việc thi rớt môn Văn. Một cách nào đó, chúng tôi cảm thấy tương lai mình, hoặc ít nhất mùa hè của mình, đã bị cướp mất. Chúng tôi đứng nhìn những người bạn được gọi là thông minh tiến lên phía trước và cảm thấy mình bị bỏ lại đằng sau. Nʨiều người bạn học cười khúc khích khi đi ngang chúng tôi, thậm chí một số người còn bảo chúng tôi "dở ẹt!". đôi khi chúng tôi nghe mọi người nói sau lưng: "Nếu mày không có điểm tốt thì mày không thể lên tới đại học được", hay "Mày tưởng môn Văn ở trung học khó lắm à, lên đại học thử xem!". Chúng tôi cố gắng xoay xở và phớt lờ những lời bình luận thô lỗ của bạn bè, nhưng tận sâu thẳm bên trong, chúng tôi bị tổn thương. Sự thật là chúng tôi cảm thấy mình thất bại.

 

 Một ngày nọ, sau khóa học hè ở trường, Mike và tôi ngồi ở văn phòng của người cha giàu, nói chuyện vè những lời bình phẩm của bạn bè và cảm giác của chúng tôi khi nghe những lời bình phẩm này. Sau khi lắng nghe chúng tôi nói chuyện, người cha giàu ngồi xuống và nghiêm nghị nói: "Cha chán nghe hai con phàn nàn rên rỉ lắm rồi. Cha chán nản khi thấy hai con nghĩ rằng mình là một nạn nhân và cư xử như một kẻ thất bại." Ông nhìn thẳng vào mắt chúng tôi: "Không cần phải nói thêm gì nữa. Các con thất bại. Thì sao nào? Chỉ vì thất bại một lần không có nghĩa là các con sẽ thất bại mãi mãi. Hãy xem cha đã thất bại bao nhiêu lần rồi. Đừng phàn nàn nữa và đừng quan tâm đến những lời bình phẩm của bạn bè nữa."

 

 "Nhưng tụi con bị điểm xấu," tôi yếu ớt nói. "Cái điểm đó sẽ nằm trong phiếu điểm của tụi con mãi mãi. Làm sao tụi con có thể vào một trường đại học tốt được ?"

 

 "Xem nào," người cha giàu cau mày. "Nếu hai con để cho điểm số đó làm hỏng cuộc đời mình thì hai con cũng chẳng có một tương lai nào cả. Nếu chỉ vì một điểm số mà hai con suy sụp đến thế thì hẳn hai con cũng chẳng chống chọi nổi những sóng gió của cuộc đời thực. Cuộc đời khó khăn hơn môn Văn ở trường trung học của các con rất nhiều. Và nếu con đổ thừa cho cô giáo và con nghĩ rằng cô giáo thật khó ưa, thì cuộc đời còn có những kẻ khó ưa hơn nhiều đang chờ đợi con. Cuộc sống bên ngoài cổng trường đầy những người khó chịu hơn và đòiphi hỏi hơn rất nhiều so với cô giáo dạy Văn của con. Cha nói lại nhé: nếu con để cho một điểm xấu và một giáo viên dạy Văn khó ưa làm hỏng tương lai của con thì dù sao con cũng chẳng có tương lai đâu."

 

 "Nhưng còn những đứa bạn chọc ghẹo và cười vào mặt tụi con thì sao?", Mike nhăn nhó.

 

 "Ồ thôi nào," người cha giàu bật cười. "Thế các con thấy đã bao nhiêu lần cha bị chỉ trích chưa? Robert, còn cha con thì bị phê bình công khai bao nhiêu lần rồi? Hãy xem bao nhiêu lần bọn cha bị chửi rủa trên báo, bao nhiêu lần cha bị chụp mũ là một kẻ tham lam còn cha con thì bị gọi là một quan chức không công bằng? Nếu các con để lũ trẻ mặt búng ra sữa đó đánh bại thì quả thật là các con đã thất bại."

 

 "Điểm khác biệt quan trọng giữa một người thành công và một người trung bình trong cuộc sống chính là họ có thể chịu đựng được bao nhiêu sự chỉ trích. Một người trung bình không thể chịu nổi nếu bị chỉ trích quá nhiều, và chính vì vậy nên trong cuộc sống, họ chỉ đạt mức trung bình mà thôi. Những người trung bình sống với nỗi lo sợ bị người khác nói hay nghĩ gì đó về mình. Vì vậy nên họ cố gắng sống một cuộc sống bình lặng với những người trung bình khác, sống trong nỗi sợ bị chỉ trích, sống trong nỗi sợ ai đó sẽ phê bình hay sẽ nghĩ xấu về mình. Tuy nhiên, người ta luôn có khuynh hướng phê bình người khác. Con thấy đó, cha hay phê bình cha con còn cha con cũng hay chỉ trích cha - song hai người vẫn tôn trọng nhau.

 

 "Nhưng nếu người ta chỉ trích con thì ít nhất, người ta cũng chú ý đến con. Nếu không ai phê bình hay chỉ trích con thì quả là điều đáng ngại," người cha giàu kết luận bằng một nụ cười. "Con cho họ chủ đề để nói. Con cho họ một cái gì đó để phá vỡ sự đơn điệu trong cuộc sống của họ. Nếu có thể học cách xử lý những lời phê bình, con sẽ học được một đ miều rất giá trị trong cuộc sống này." Người cha giàu vẫn mỉm cười: "Con biết không, 33% số người sẽ yêu mến con bất kể con làm gì, 33% sẽ không ưa con bất kể con làm gì, tốt hay xấu, và có 33% số người sẽ không quan tâm đến con. Trong cuộc sống, nhiệm vụ của con là phải phớt lờ 33% số người không ưa con và thuyết phục 33% số người không quan tâm đến con trở nên yêu mến con. Thế đấy. Điều duy nhất tệ hơn bị phê bình chính là không được phê bình." Ông cười to một cách thoải mái.

 

 "Vậy ngay cả người lớn cũng sống trong nỗi sợ bị người khác phê bình à?", tôi hỏi, cố gắng thoát khỏi trận cười của người cha giàu. Ông nghĩ chuyện này thật buồn cười nhưng tôi chẳng thấy có gì đáng cười cả.

 

 Người cha giàu gật đầu và trở nên nghiêm túc hơn: "Đó là nỗi sợ số một của hầu hết mọi người. Nó được gọi là nỗi sợ bị tẩy chay - sợ bị khác biệt, sợ bị đứng ngoài bầy đàn. Cũng vì vậy mà rất nhiều người sợ phải phát biểu trước đám đông, đôi khi còn hơn cả sợ chết nữa."

 

 "Nghĩa là người ta tụ tập thành bầy đàn và náu mình trong bầy đàn vì sợ bị chỉ trích?", Mike hỏi.

 

 "Đúng vậy, và đó là lý do vì sao rất ít người đạt được những thành công rực rỡ. Hầu hết mọi người đều cảm thấy an toàn hơn trong một bầy đàn trung bình, sống với nỗi sợ bị chỉ trích trở nên khác biệt," người cha giàu nói. "Hầu hết mọi người đều cảm thấy thoải mái hơn nếu là một người trung bình, một người bình thường, giấu mình giữa bầy đàn và làm theo những gì bầy đàn của họ đang làm."

 

 "Có phải cha đang nói rằng toàn bộ chuyện tụi con thi rớt môn Văn là một điều tốt cho tụi con nếu xét về lâu dài?", Mike hỏi.

 

 "Còn tùy con muốn nó tốt hay xấu," người cha giàu nhẹ nhàng nói.

 

 "Nhưng những điểm số đó, chúng sẽ theo tụi con suốt đời," tôi than vãn.

 

 Người cha giàu lắc đầu. ông nghiêm nghị nói: "Xem này, Robert. Cha sẽ cho con biết một bí mật." Ông im lặng một chút rồi nói rõ từng chữ một: "Ngân hàng không bao giờ hỏi xem phiếu điểm của cha cả."

 

 Câu nói của ông khiến tôi hơi giật mình. Tôi hỏi một cách yếu ớt, không chắc người cha giàu đang muốn dẫn mình đến đâu: "Cha nói gì ạ?"

 

 "Con nghe rồi đầy," ông ngả người dựa vào lưng ghế. Ông biết rằng ông đang đụng chạm đến một giá trị cốt lõi của gia đình tôi, một gia đình của những nhà giáo dục.

 

 Tôi lúng búng: "Có phải ý cha là điểm số không quan trọng?"

 

 "Cha có nói thế à?", người cha giàu hỏi. "Cha có nói là điểm số không quan trọng à?"

 

 "Dạ không," tôi bối rối trả lời. "Cha không nói thế."

 

 "Vậy thì cha nói gì nào?"

 

 Tôi đáp: "Cha nói là ngân hàng không bao giờ hỏi xem phiếu điểm của cha cả." Thật sự, trong gia đình tôi, phiếu điểm và những điểm số cao gần như là những thứ rất thiêng liêng.

 

 "Khi cha đến ngân hàng," người cha giàu bắt đầu lại. "Có bao giờ ngân hàng bảo cha: 'Cho chúng tôi xem phiếu điểm' không?". Ông tiếp tục không đợi tôi trả lời; "Có bao giờ ngân hàng hỏi cha: "Trước đây anh là một học sinh giỏi không?" Có bao giờ ngân hàng đòi xem phiếu điểm của cha không? Họ có nói: "Ồ, anh từng là một học sinh xuất sắc, chúng tôi sẽ cho anh vay một triệu đôla', có không?"

 

 "Con không nghĩ thế," Mike nói. "Hoặc ít nhất thì họ cũng không hỏi phiếu điểm của cha khi cha dẫn con đến đó. Với lại con biết họ không cho cha vay tiền dựa trên số điểm của cha ở trường."

 

 "Thế họ đòi xem cái gì?", người cha giàu hỏi.

 

 "Họ đòi xem các báo cáo tài chính," Mike nói nhanh. "Họ luôn luôn đòi xem các báo cáo lời lỗ của cha cùng với các báo cáo thu chi."

 

 Người cha giàu tiếp tục: "Ngân hàng luôn đòi xem các báo cáo tài chính. Có bao giờ con tự hỏi tại sao họ lại đòi tất cả mọi người, dù giàu hay nghèo, có học hay thất học, phải cho họ xem báo cáo tài chính trước khi cho vay tiền không?"

 

 Cả tôi và Mike đều lắc đầu: "Tụi con chưa bao giờ thật sự thắc mắc điều đó."

 

 "Bởi vì báo cáo tài chính của con chính là phiếu điểm của con sau khi ra trường," người cha giàu trầm giọng. "Vấn đề ở chỗ là hầu hết mọi người ra trường rồi nhưng vẫn không có khái niệm gì về một báo cáo tài chính cả."

 

 "Báo cáo tài chính của con chính là phiếu điểm của con sau khi ra trường?", tôi ngạc nhiên hỏi.

 

 Người cha giàu gật đầu: "Nó là một trong các phiếu điểm của con - một loại phiếu điểm rất quan trọng. Những 'phiếu điểm' khác có thể là giấy chứng nhận kiểm tra sức khỏe hàng năm, cân nặng, huyết áp, và tình trạng hôn nhân hiện tại của con."

 

 "Như vậy người ta có thể có điểm A trong trường học nhưng lại có điểm F trong báo cáo tài chính," tôi nói. "Có phải cha muốn nói thế không?"

 

 Người cha giàu gật đầu: "Chuyện đó rất thường xảy ra. Có nhiều người có điểm tốt ở trường nhưng trong cuộc sống lại thường có điểm tài chính từ trung bình đến kém."

 

 

ĐIỂM TỐT Ở TRƯỜNG - ĐIỂM TÀI CHÍNH TRONG CUỘC SỐNG.

 

 Một điểm kém vào năm 15 tuổi hóa ra lại là một kinh nghiệm vô giá đối với tôi. Nó giống như một tiếng chuông cảnh tỉnh tôi về thái độ học tập của mình. Đồng thời, nó cũng giúp tôi nhận ra rằng dù điểm số rất quan trọng ở trường học nhưng trong cuộc đời thực thì chính báo cáo tài chính của tôi mới là phiếu điểm thật sự.

 

 Người cha giàu bảo tôi: "Ở trường, học sinh được báo điểm sau mỗi học kỳ. Nếu lỡ thi rớt thì cũng được thi lại hoặc ít nhất cũng có thời gian để học lại. Thế nhưng trong cuộc đời thực, nhiều người chỉ nhận được phiếu điểm tài chính khi đã quá trễ, và họ không thể kịp thời sửa chữa những sai lầm tài chính của mình để có được một cuộc sống tài chính bảo đảm hơn. Có thể họ có một công việc lương cao, một ngôi nhà lớn, một chiếc xe đẹp, nhưng họ vẫn phạm phải những sai lầm tài chính, và khi phát hiện ra điều đó thì có thể họ đã quá lớn tuổi không đi làmược nữa. Đó là cái giá phải trả khi không có một 'phiếu điểm tài chính' ít nhất là ba tháng một lần."

 

 

BÀI HỌC TỪ NHỮNG SAI LẦM

 

 Cả hai người cha của tôi đều không hài lòng với việc con trai mình thi rớt. Tuy nhiên, không ai xem chúng tôi như những kẻ thất bại. Thay vì thế, cả hai đều khuyến khích chúng tôi hãy rút ra một bài học từ sai lầm của mình. Như cha ruột tôi đã nói: "Thất bại là một động từ chứ không phải danh từ." Không may là rất nhiều người nghĩ rằng khi họ thất bại thì thất bại đó đi liền với họ và họ trở thành một "kẻ thất bại". Nếu người ta có thể học cách rút ra bài học từ những sai lầm của mình, cũng như bọn trẻ chỉ học được cách chạy xe đạp sau khi đã té ngã vài lần, thì cả một thế giới mới sẽ mở ra với họ. Nếu họ nhập bầy với những người né tránh thất bại, nói dối hay đổ lỗi cho người khác, thì họ sẽ không lợi dụng được một con đường sơ khai mà loài người đã nhờ nó để tiến bộ.

 

 Lý do khiến rất ít người đạt được những tài sản khổng lồ đơn giản vì họ đã phạm quá ít sai lầm. Sai lầm có thể là vô giá nếu chúng ta rút ra được những bài học từ chúng. Những người phạm sai lầm nhưng không biết rút kinh nghiệm thường nói: "Đó không phải lỗi của tôi." Những người này đã lãng phí món quà lớn nhất của cuộc sống, món quà của sự sai lầm. Rất nhiều người đang sống một cuộc sống không thỏa mãn bởi vì họ tiếp tục lặp lại những gì mình đã được dạy ở nhà và ở trường: "Đừng phạm sai lầm. Sai lầm là một điều tồi tệ. Những người phạm quá nhiều sai lầm là những kẻ thất bại."

 

 M chỗi khi phát biểu trước một nhóm người, tôi thường nói: "Ngày nay tôi đang đứng trước các anh bởi vì trước kia tôi đã phạm sai lầm nhiều hơn hầu hết các anh và tôi từng thua lỗ nhiều hơn hầu hết các anh." Hay nói cách khác, cái giá của việc làm giàu là sẵn sàng phạm sai lầm, thừa nhận mình đã phạm sai lầm, và rút ra bài học từ sai lầm đó. Những người ít thành công nhất trong cuộc sống thường là những người không sẵn sàng phạm sai lầm hay đã phạm sai lầm rồi nhưng không rút ra được bài học, vì thế, buổi sáng họ thức dậy và tiếp tục phạm lại những sai lầm cũ của mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG 3

Cái giá của giáo dục

 "Nếu bạn nghĩ kiến thức quá tốn kém thì bạn cứ thử không có kiến thức xem sao."

 

Tiến sĩ DOLF DE ROOS

 

 

 Thỉnh thoảng người ta hỏi tôi: "Có phải ý anh là chúng ta không cần đi học nữa?". Câu trả lời của tôi: "Không, tôi không nói thế. Ngày nay giáo dục có một vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Điều tôi muốn nói là hệ thống giáo dục của chúng ta đang đi sau thời đại. Nó là một hệ thống của Thời đại Công nghiệp đang cố gắng xoay xở trong Thời đại Thông tin. Và không may là nó làm việc này không giỏi lắm."

 

 Theo các sử gia kinh tế, vào năm 1989, khi Bức tường Berlin sụp đổ và World Wide Web được dựng lên, Thời đại Công nghiệp kết thúc và Thời đại Thông tin chính thức bắt đầu. Dưới đây là một biểu đồ đơn giản của sự thay đổi này:

 

 

1989

 tr>

THỜI ĐẠI CÔNG NGHIỆP

 

 

 

THỜI ĐẠI THÔNG TIN

 

 

Bảo đảm việc làm

 

 

 

Bảo đảm tài chính

 

 

Một công việc suốt đời

 

 

 

Nhân viên tự do

 

 

Một chuyên môn

 

 

 

Đa chuyên môn

 

 

Kế hoạch lương hưu lợi nhuận (chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm)

 

 

 

Kế hoạch lương hưu đóng góp (người lao động chịu trách nhiệm)

 

 

Bảo hiểm xã hội chắc chắn

 

 

 

Bảo hiểm xã hội không chắc chắn

 

 

Bảo hiểm y tế chắc chắn

 

 

 

Bảo hiểm y tế không chắc chắn

 

 

Thâm niên là một tiêu sản

 

 

 

Thâm niên là một tài sản

 

 

Tăng lương dựa trên thâm niên

 

 

 

Tăng lương là một tiêu sản vì nhiều chủ doanh nghiệp muốn tìm kiếm những nhân viên trẻ tuổi hơn với nhiều kỹ năng kỹ thuật hơn và chấp nhận làm việc với mức lương thấp hơn.

 

 

 

 

TẠI SAO BẢO ĐẢM VIỆC LÀM KHÔNG PHẢI LÀ VẤN ĐỀ NỮA?

 

 Cha mẹ tôi lớn lên trong thời kỳ Đại suy thoái. Dường như sự kiện lịch sử này có ảnh hưởng rất lớn đến quan điểm và tình cảm của hai người. Đó là lý do vì sao cha mẹ tôi thường nhấn mạnh tầm quan trọng của việc "hãy cố gắng đạt điểm tốt để có thể tìm được một việc làm bảo đảm."

 

 Nếu bạn nhìn vào nền kinh tế ngày nay, vấn đề là có quá nhiều công việc đang chào mời. Hãy hỏi một nghaười chủ doanh nghiệp mà xem, họ sẽ nói với bạn rằng họ đang tìm kiếm những nhân viên tốt rất khó khăn.

 

 Ngày nay, vấn đề chính là sự bảo đảm tài chính chứ không phải sự bảo đảm việc làm nữa. Nhìn chung, đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi người chịu trách nhiệm thanh toán lương hưu từ chủ doanh nghiệp sang người lao động, sự thay đổi từ kế hoạch lương hưu của Thời đại Công nghiệp, kế hoạch lương hưu lợi nhuận, sang kế hoạch lương hưu của Thời đại Thông tin, kết hoạch lương hưu đóng góp. Có ba vấn đề lớn với kế hoạch lương hưu đóng góp ngày nay. Một là, kế hoạch này do người lao động tự thanh toán, và nhiều người không bỏ một đồng nào vào kế hoạch lương hưu của mình bởi vì họ không kiếm được đủ tiền để sống chứ đừng nói là tiết kiệm dành lúc về hưu. Hai là, những kế hoạch này thường dựa trên thị trường chứng khoán, nghĩa là nếu thị trường chứng khoán tăng giá thì kế hoạch lương hưu tăng giá, còn nếu thị trường chứng khoán suy sụp, giống như trong vài năm qua, thì kế hoạch lương hưu của người lao động cũng suy sụp. Và ba là, một kế hoạch lương hưu đóng góp có thể cạn tiền vào đúng lúc người về hưu đang cần đến nó nhất, chẳng hạn như khi 85 tuổi.

 

 Mối lo ngại lớn nhất của tôi là các chương trình Bảo hiểm Xã hội và Bảo hiểm Y tế của chính phủ. Trong số đó, mối đe dọa với hệ thống Bảo hiểm y tế ở Mỹ khiến tôi lo ngại hơn cả. Khi chúng ta già đi, chi phí sống của chúng ta có thể giảm xuống, nhưng chi phí y tế của chúng ta lại tăng vọt. Một căn bệnh nghiêm trọng có thể tốn tiền hơn cả một ngôi nhà. Ngày nay, một nguyên nhân ngày càng lớn đằng sau những vụ phá sản cá nhân không phải là quản lý tài chính kém mà là những căn bệnh trầm kha. Tôi có một người bạn mới bị tai nạn xe. Anh ta là lao động chính trong gia đình, và với một số tiền bảo hiểm y tế không thấm tháp vào đâu, anh ta phải bán đi tất cả những gì mình có. Tệ hơn nữa, cô con gái út của anh bị chẩn đon bệnh bạch cầu, và cả gia đình hiện đang phải tìm kiếm sự hỗ trợ của các tổ chức từ thiện.

 

 

THỜI GIAN TRỄ LÀ GÌ?

 

 Đó là một số lý do khiến tôi nói rằng chúng ta cần được giáo dục nhiều hơn trong Thời đại Thông tin, thay cho hệ thống giáo dục lỗi thời đang tồn tại. Trong thế giới kinh doanh, hai lĩnh vực có thời gian trễ dài nhất là lĩnh vực giáo dục và lĩnh vực xây dựng. Thời gian trễ là khoảng thời gian chênh lệch giữa thời điểm khi một khái niệm ý tưởng mới xuất hiện và khi nó được chấp nhận. Trong lĩnh vực máy tính, thời gian trễ vào khoảng một năm. Trong lĩnh vực không gian, thời gian trễ vào khoảng hai năm. Điều đó có nghĩa là trong lĩnh vực không gian, chỉ cần hai năm, một ý tưởng mới có thể được tiếp thu và đưa ra áp dụng. Trong lĩnh vực giáo dục và xây dựng, khoảng thời gian trễ này xấp xỉ 50 năm. Nếu bạn hy vọng hệ thống giáo dục của chúng ta sẽ bắt kịp ý tưởng rằng Thời đại Công nghiệp đã trôi qua thì tôi nghĩ bạn sẽ không được chứng kiến điều đó ít nhất là cho tới năm 2050. Đây cũng là một nguyên nhân có nhiều cuộc tranh luận về nền giáo dục hiện nay.

 

 Không chỉ có các ngành công nghiệp mới bị trễ mà cả con người cũng có thể bị trễ. Luật Moore nói rằng thông tin và công nghệ đang phát triển với tốc độ gấp đôi sau mỗi 18 tháng, có nghĩa là mỗi người chúng ta cần phải tăng gấp đôi lượng thông tin thu thập được sau mỗi 18 tháng, nếu không muốn có nguy cơ bị tụt hậu. Đó là lý do vì sao trong Thời đại Thông tin, nội dung học không quan trọng bằng tốc độ học. Ngày nay, nghe theo lời khuyên của một người có những thông tin cũ là một việc đầy rủi ro, và trong Thời đại thông tin, "cũ" có nghĩa là chỉ có 18 tháng. Bạn không muốn nghe theo lời khuyên của một người lạc hậu, hay nói cách khác, một người với những câu trả lời cũ. Những câu trả lời cũ có thể giúp bạn chiến thắng trong các trò chơi triệu phú nhưng sẽ không có tác dụng gì trong cuộc sống thực cả.

 

 

CHÚNG TA CẦN LOẠI GIÁO DỤC NÀO TRONG THỜI ĐẠI THÔNG TIN?

 

 Cả hai người cha của tôi đều là những nhà giáo dục vĩ đại. Như tôi đã nói trong những cuốn sách trước, hai người dạy tôi những gì mà mình cho là quan trọng, nhưng những điều mà tôi được dạy từ hai phía không hề giống nhau. Dưới đây là một số điều tóm tắt những kiến thức mà tôi học được từ cả hai người cha. Dù có nhiều loại giáo dục khác nhau, chẳng hạn như giáo dục thể chất, giáo dục âm nhạc nghệ thuật, giáo dục tinh thần... tất cả đều quan trọng, nhưng dưới đây là những môn học nền tảng cần thiết cho một sự bảo đảm tối thiểu trong Thời đại Thông tin.

 

1. Giáo dục cơ sở: dạy bạn cách đọc, viết và làm tính

 

2. Giáo dục chuyên môn: dạy bạn kỹ năng làm việc, chẳng hạn như học làm bác sĩ, luật sư, thư ký, giáo viên, thợ điện...

 

3. Giáo dục tài chính: dạy bạn cách điều khiển tiền bạc làm việc cho mình.

 

 Hiển nhiên, cả ba mục tiêu giáo dục trên đều rất quan trọng. Nếu một người không biết đọc viết hay làm tính thì cuộc sống nói i>chung sẽ rất khó khăn. Không may là nhiều sinh viên ra trường ngày nay thậm chí không giỏi lắm những điều cơ bản này. Ngày 07/05/2000, tờ Arizona Republic đăng một bài báo với tiêu đề: "Các trường học Los Angeles giữ lại hàng ngàn học sinh." Bên dưới, bài báo viết về hai vấn đề sau:

 

 "Hệ thống trường học lớn thứ nhì quốc gia đang lên kế hoạch đánh trượt một lượng học sinh lớn trong năm nay.

 

 Ban đầu các quan chức giáo dục Los Angeles định giữ lại một phần ba trong số 711.000 học sinh, tức 237.000 em, nhưng sau đó đã được chỉ đạo phải nới lỏng, vì nếu có quá nhiều học sinh không được lên lớp hay ra trường thì trường học có thể bị quá tải."

 

 Điều đó hoàn toàn đúng. Họ cần đánh rớt một lượng học sinh lớn như thế vì các em này không thể đạt được trình độ đọc viết hay tính toán cơ bản. Các quan chức đã cho các em thi đậu vì e rằng trường học sẽ bị quá tải. Tôi không hiểu trường học quá tải thì có ý nghĩa gì với những học sinh sẽ bị què quặt kiến thức căn bản suốt đời. Đó là ví dụ về một lĩnh vực chậm trễ. Dĩ nhiên các học sinh có thể thay đổi nhưng hệ thống giáo dục thì vẫn tiếp tục với những nỗ lực giáo dục truyền thống của mình. Giáo dục cơ sở đang đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết, nhưng hệ thống giáo dục của chúng ta thì lại không theo kịp thời gian, vì vậy nên kiến thức căn bản của các em trở thành đối tượng bị hy sinh trong khi chúng ta ngồi chờ hệ thống thay đổi.

 

 Giáo dục chuyên môn cũng quan trọng không kém. Chẳng hạn như sau khi ra trường, một người có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học có thể kiếm được 10 đôla một giờ. Nhưng nếu anh ta đi học mộtlớp trung cấp kỹ thuật điện tử thì sau đó, thu nhập của anh ta có thể lên đến 50 đôla một giờ. Nếu nhân con số chênh lệch 40 đôla này với 8 giờ một ngày, 5 ngày một tuần, 4 tuần một tháng, 12 tháng một năm, thì sau 40 năm, số tiền mà anh ta đã đầu tư cho kiến thức chuyên môn của mình có thể đem đến một lợi nhuận khủng khiếp. Nếu bạn hiểu rằng hầu hết các bác sĩ đều phải đầu tư thêm 10 đến 15 năm nữa sau khi tốt nghiệp trung học để học làm bác sĩ chính và giỏi thì bạn sẽ không ngạc nhiên khi họ cảm thấy mình xứng đáng có thu nhập cao hơn một chút so với những người khác.

 

 Nhưng cho dù ở trường bạn học giỏi hay dở, cho dù tốt nghiệp xong bạn sẽ làm bác sĩ hay lao công, thì tất cả chúng ta đều cần có một số kiến thức tài chính cơ bản. Vì sao vậy? Vì bất kể chúng ta làm gì thì ai cũng cần phải quản lý tiền bạc của mình. Tôi thường thắc mắc tại sao trường học không dạy gì nhiều cho chúng ta về tiền bạc, tại sao hệ thống giáo dục lại tập trung quá nhiều về điểm số, trong khi trong cuộc sống thực, ngân hàng không bao giờ đòi xem phiếu điểm của tôi cả.

 

 Tôi thường hỏi một số nhà giáo dục những câu hỏi này, và tôi nhận được những câu trả lời như: "Ở trường chúng tôi có dạy môn Kinh tế học mà," hay "Nhiều sinh viên của chúng tôi có học cách đầu tư vào thị trường chứng khoán," hay "Chúng tôi có một chương trình kinh doanh nhỏ cho các sinh viên quan tâm đến ngành kinh doanh." Một lần nữa, tôi nhận ra rằng những người làm việc trong hệ thống này đang dạy những gì họ biết và đang cố gắng hết sức mình. Song nếu bạn hỏi hầu hết các ngân hàng, họ sẽ bảo bạn rằng họ quan tâm nhiều hơn chứ không chỉ một danh mục đầu tư hay điểm số môn Kinh tế học của bạn.

 

 Như một người bạn của tôi, Tiến sĩ Dolf de Roos, đã nói: "Nếu bạn nghĩ kiến thức quá tốn kém thì bạn cứ thử không có kiến thức xem sao." Và với hầu hết mọi người, không phải những gì học biết sẽ làm họ tốn tiền mà chính những gì họ không biết mới làm họ tốn tiền. Chúng ta hãy chọn một chủ đề làm ví dụ cho sự thiếu giáo dục - chủ đề này là thuế vụ. Hầu hết chúng ta đều nhận ra rằng thuế chính là chi phí đơn lớn nhất của chúng ta. Chúng ta bị đánh thuế mỗi khi kiếm được tiền, tiêu xài tiền, tiết kiệm tiền, đầu tư tiền và cả khi chết nữa. Bây giờ hãy so sánh mức thuế chênh lệch mà một người lao động phải trả so với một chủ doanh nghiệp. Mức chênh lệch này tính trên 40 năm có thể gây choáng váng. Một trong những lý do khiến nhiều người cố gắng đi học, đạt điểm cao, tìm một việc làm bảo đảm nhưng vẫn gặp khó khăn tài chính, đơn giản vì hầu hết tiền bạc của chúng ta phải nộp cho chính phủ, chính phủ mà đã giáo dục chúng ta. Và thuế chỉ là một chủ đề nhỏ trong thế giới giáo dục tài chính.

 

 Bây giờ, hãy tính cái giá phải trả của một người không biết đọc báo cáo tài chính, hoặc tệ hơn là không biết báo cáo tài chính là gì; hay một người không phân biệt tài sản và tiêu sản, những món nợ tốt và những món nợ xấu, hoặc không biết sự khác biệt giữa thu nhập thụ động, thu nhập kiếm được và thu nhập đầu tư. Chính sự thiếu kiến thức tài chính cơ bản đã xói mòn trí thông minh tài chính cơ bản của mọi người. Chính sự thiếu trí thông minh tài chính cơ bản đã khiến nhiều người phải làm việc vất vả, thường kiếm được rất nhiều tiền nhưng không thể tiến bộ về mặt tài chính. Họ có thể có một việc làm đảm bảo, nhưng nhiều người không bao giờ có được một khả năng tài chính bảo đảm.

 

 Người cha giàu thường nói: "Thông minh tài chính không phải là con có thể kiếm được bao nhiêu tiền, mà là con có thể giữ được bao nhiêu tiền, số tiền đó làm việc tích cực cho con đến mức nào, và con có thể làm cho tiền đẻ ra bao nhiêu tiền nữa." Một trong những nguyên nhân chính khiến những người xuất thân từ các gia đình nghèo và trung lưu bắt đầu cuộc sống bằng một sự thi>John Kennedy Jr. qua đời, ông đã để lại hàng trăm triệu đôla cho hai đứa con của cô em gái Caroline. Hãy thử nghĩ xem cuộc sống của bạn sẽ thay đổi như thế nào nếu bạn bắt đầu với một trăm triệu đôla? Bạn có thể làm gì với cuộc đời mình thay vì thức dậy đi làm mỗi sáng?

 

 

KIẾN THỨC TÀI CHÍNH CƠ BẢN

 

 Khi người ta hỏi tôi: "Tôi cần biết những gì về mặt tài chính?". Tôi luôn luôn trả lời: "Hãy tìm xem đối với ngân hàng của bạn điều gì là quan trọng. Khi đó, bạn sẽ biết mình cần phải làm gì về mặt tài chính." Và đó là lý do vì sao một trong những sai lầm "có giá" nhất của tôi là đã thi rớt khi còn học trung học. Nếu không thi rớt, hẳn tôi sẽ không bao giờ nhận ra rằng ngân hàng không xem trọng điểm số của tôi. Ngân hàng chỉ hỏi tôi về báo cáo tài chính, và như tôi đã nói, hầu hết các sinh viên ra trường không hề biết báo cáo tài chính là gì.

 

 Hầu hết mọi người chỉ đơn giản điền vào các mẫu báo cáo tài chính mà ngân hàng cung cấp cho họ, thay vì nộp các báo cáo tài chính do mình tự chuẩn bị. Và đó là lý do vì sao hầu hết mọi người đều nghĩ rằng mượn tiền có nghĩa là năn nỉ xin tiền, thay vì chứng tỏ cho ngân hàng thấy vì sao họ nên cho bạn vay tiền. Hãy luôn nhớ rằng công việc của ngân hàng là cho bạn vay tiền chứ không phải là từ chối bạn. Ngân hàng sẽ không kiếm được tiền nếu họ không cho bạn vay tiền. Đó là lý do vì sao khi ngân hàng từ chối bạn thì cũng giống như khi cô giáo cho bạn điểm xấu. Thay vì nổi giận với ngân hàng, đó thực sự là một thời điểm thích hợp để hỏi họ xem bạn đã không làm đúng điều gì và bạn có thể làm gì để cải thiện báo cáo tài chính của mình.

 

 

ĐIỀU GÌ LÀ QUAN TRỌNG TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA BẠN?

 

 Mỗi người khác nhau tìm kiếm những điều khác nhau trong một báo cáo tài chính. Như tôi đã nói trong những cuốn sách trước, đọc báo cáo tài chính của một người cũng giống như đọc câu chuyện cuộc đời của người đó. Một báo cáo tài chính cũng cho người đọc thấy rằng người đó khôn khéo hoặc thông minh như thế nào về mặt tài chính. Sau đây là một số điều người cha giàu dạy tôi khi xem một báo cáo tài chính. Bản báo cáo tài chính được sử dụng ở đây là báo cáo tài chính trích từ trò chơi CASHFLOW 101 mà tôi nghĩ ra để hướng dẫn mọi người về kiến thức tài chính và đầu tư cơ bản.

 

 

BA LOẠI THU NHẬP

 

 Nếu bạn đã đọc những cuốn sách trước của tôi, bạn có thể nhớ lại rằng người cha giàu đã dạy tôi về tầm quan trọng của ba loại thu nhập khác nhau. Đó là thu nhập kiếm được, thu nhập thụ động và thu nhập đầu tư. Ngày nay, khi tôi nhìn vào báo cáo tài chính của một cá nhân hay một công ty, hầu như tôi có thể nói ngay lập tức rằng người này sẽ giàu, nghèo hay trung bình, chỉ bằng cách nhìn vào cột thu nhập.

 

 

 Báo cáo tài chính trên thuộc về một người quản lý tiền bạc của mình theo cách của một người nghèo hoặc trung lưu. Lý do: loại thu nhập duy nhất của anh ta là thu nhập kiếm được, trong trường hợp này là tiền lương. Đây là thu nhập khó làm giàu nhất bởi vì mỗi khi người này được tăng lương thì chính phủ cũng được tăng thuế thu nhập và vật giá cũng leo thang, và một lý do nữa là nếu bạn ngưng làm việc thì trong hầu hết trường hợp, nguồn thu nhập kiếm được của bạn cũng không còn.

 

 Báo cáo tài chính dưới đây là báo cáo tài chính của một người có cơ hội làm giàu và ngày càng giàu hơn. Vì sao vậy? bởi vì người này có nguồn thu nhập thụ động xuất phát từ bất động sản, một nguồn thu nhập ít chịu thuế hơn, và thu nhập đầu tư từ các tài sản giấy như chứng khoán, trái phiếu, quỹ hỗ tương và các khoản đầu tư khác.

 

 

 Những đứa trẻ nhà Kennedy không bao giờ cần kiếm việc làm và cũng chẳng cần tiền lương. Vì sao vậy? Bởi vì các bậc tiền bối nhà Kennedy biết rằng thu nhập thụ động và thu nhập đầu tư chính là những nguồn thu nhập của người giàu. Chúng có thể chọn đi làm nhưng hiển nhiên là chúng không cần phải đi làm. Nếu bạn có một danh mục đầu tư trị giá một trăm triệu đôla thì nguồn thu nhập thụ động và thu nhập đầu tư dư đủ cho bạn sống một cuộc sống giàu có và nổi tiếng. Hầu như bạn sẽ không thể làm giàu chỉ với nguồn thu nhập kiếm được, nhưng không may, đó là việc mà hầu hết mọi người đang cố gắng làm. Một trong những lý do khiến nhiều người trúng số bị phá sản là vì họ không thể biến khoản thu nhập kiếm được đó thành thu nhập thụ động hay thu nhập đầu tư.

 

 

AI CHẤM ĐIỂM CHO BẠN

 

 Một trong những chức năng quan trọng của phiếu điểm trong trường học là làm một cây kim chỉ báo cho biết bạn đang học hành như thế nào và cần khắc phục và cải thiện điều gì. Không nhận thức được rằng báo cáo tài chính chính là phiếu điểm của mình sau khi ra trường, nhiều người không bao giờ thật sự biết được khả năng tài chính của mình như thế nào. Nhiều người không thể tối đa hóa tiềm năng thu nhập của mình và phải chống chọi với những khó khăn tài chính suốt đời. Cha ruột tôi dù luôn là một sinh viên điểm A thời còn đi học những vẫn không thật sự biết rằng mình đã thất bại về mặt tài chính cho đến khi ông bị mất việc ở tuổi 50. Một điều đáng buồn là dù ông biết rằng mình đang gặp khó khăn tài chính, ở tuổi 50, nhưng ông vẫn không biết phải làm gì. Ông chỉ biết rằng mình đang gặp cảnh "tiền ra như nước, tiền vô như rùa." Đó là cái giá phải trả do không biết cách chuẩn bị, không biết đọc báo cáo tài chính, và không biết tự sửa chữa sau mỗi thất bại tài chính.

 

 Quay lại với bản báo cáo tài chính từ trò chơi CASHFLOW trong trang này, bạn sẽ thấy hàng chữ: "Kiểm toán viên" (Auditor)

 

 

 Nhiều lần, khi nhìn mọi người chơi trò chơi này, tôi thấy rất nhiều người để trống hàng Kiểm toán viên. Khi tôi hỏi tại sao lại để trống, họ thường đáp lại: "Nó có quan trọng không?", hay "Tôi không cần người khác kiểm tra công việc của tôi." Và lúc đó, tôi thường nghiêm nghị cho họ biết rằng chính kiểm toán viên, trong trường hợp này là một người chơi khác, là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của trò chơi. Trò chơi này giúp bạn củng cố những thói quen tài chính tốt và giúp bạn biến việc kiểm tra thường xuyên báo cáo tài chính của mình thành một thói quen tài chính thiết yế đối với bất cứ ai muốn trở thành triệu phú. Nói cách khác, kiểm toán viên cũng giống như giáo viên của bạn ở trường, thường xuyên kiểm tra công việc của bạn, cho bạn biết bạn đang tiến bộ tới đâu và giúp bạn sửa chữa nếu cần.

 

 Vợ chồng tôi có thói quen thực hiện quá trình kiểm toán tài chính này hai lần một tháng. Chi tiết về cuộc sống tài chính của chúng tôi được đưa ra xem xét. Mỗi khi chúng tôi gặp khó khăn hay sắp hết tiền, quá trình này thực sự đau khổ, chẳng khác gì khi bạn nhìn vào một phiếu điểm đầy những điểm D và F. Nhưng khi chúng tôi rút kinh nghiệm, sửa chữa sai lầm và cải thiện tình hình tài chính của mình thì cuộc kiểm toán hai lần một tháng lại trở nên vui vẻ, giống như khi bạn nhận được một phiếu điểm toàn những điểm A. Khi tôi và Kim vừa mới cùng nhau bắt đầu vào 1985, chúng tôi nhìn vào các báo cáo tài chính của mình với sự hãi hùng. Nợ nần từ những thảm họa tài chính trước kia của tôi nặng trĩu bên cột tiêu sản và chúng tôi chẳng có gì trong cột tài sản cả. Nó cũng giống như nhìn vào tấm phim X quang của một bệnh nhân ung thư, và với tôi, đó quả là một căn bệnh ung thư tài chính.

 

 Ngày nay, chúng tôi có rất nhiều khoản mục trong cột tài sản. Số mục trong cột thu nhập, cả thu nhập kiếm được, thu nhập thụ động và thu nhập đầu tư, không ngừng tăng lên. Thu nhập của chúng tôi từ các nguồn thu nhập thụ động và thu nhập đầu tư luôn lớn hơn nhiều so với chi phí trong cột Chi phí. Năm 1985, chúng tôi làm việc để kiếm sống, nhưng ngày nay, chúng tôi làm việc chỉ vì thích làm việc. Nếu không có sự giáo dục tài chính của người cha giàu, hẳn tôi không thể biết được tầm quan trọng của một báo cáo tài chính; hẳn tôi sẽ không thể biết được sự khác biệt giữa thu nhập kiếm được, thu nhập thụ động và thu nhập đầu tư; hẳn tôi sẽ không thể biết được tầm quan trọng của tập đoàn, làm thế nào để bảo vệ tài sản của mình và tối thiểu hóa khoản thuế phải đóng; hẳn tôi sẽ không thể nhận ra tầm quan trọng của việc kiểm toán hai lần một tháng để trở thành triệu phú. Nhờ sự giáo dục tài chính của người cha giàu, tôi đã trở thành một triệu phú mà không cần phải cắt giảm chi phí, phải trúng số hay phải tham dự một chương trình trò chơi truyền hình nào cả.

 

 

CỘT THU NHẬP CỦA TÔI NGÀY NAY

 

 Ngày nay, tôi và Kim có một cột thu nhập tương tự như thế này, tính theo phần trăm:

 

Thu nhập kiếm được

 

10%

 

 

Thu nhập thụ động

 

70%

 

 

Thu nhập đầu tư

 

20%

 

 

 Vài ngày trước, một phóng viên hỏi tôi: "Anh kiếm được một tháng bao nhiêu tiền? Lương một tháng của anh bao nhiêu?"

 

 Tôi trả lời: "Không nhiều lắm, mà lương tháng của tôi có lẽ không cao bằng lương tháng của anh đâu."

 

 Anh ta lắc đầu cười mỉa mai: "Thế thì làm thế nào anh có thể viết một cuốn sách về tiền bạc được?". Và anh ta tiếp tục nói rằng anh ta rất ghét các tay nhà văn viết về tình yêu mà không có mảnh tình vắt vai, hay viết về tiền bạc mà không có đồng nào trong túi. Cuộc phỏng vấn kết thúc và anh ta bỏ đi.ra

 

 Lúc này, khi bạn đã có một số kiến thức tài chính, bạn có thể hiểu được vì sao tôi trả lời như thế. Trước nhất, phải nói là tiền lương của tôi rất ít. Đó là vì lương tháng chính là thu nhập kiếm được, mà thu nhập kiếm được chính là nguồn thu nhập bị đánh thuế cao nhất. Một lý do nữa, thu nhập thụ động là thu nhập từ tiền bản quyền cũng như bất động sản. Thu nhập đầu tư là thu nhập từ các tài sản giấy, bao gồm cổ tức từ các tập đoàn, thu nhập từ đầu tư bất động sản và các khoản lãi suất.

 

 Và như bạn đã thấy, một trong những thuận lợi lớn nhất mà một chút kiến thức tài chính có thể đem đến cho bạn chính là khả năng quản lý khoản thuế phải trả, chi phí đơn lớn nhất của chúng ta.

 

 

THU NHẬP CHUYÊN MÔN

 

 Một điểm nữa cần chú ý là nguồn thu nhập của tôi ngày nay không xuất phát từ giáo dục chuyên môn. Sau khi tốt nghiệp trung học, tôi bước vào Học viện Thương thuyền Mỹ, ở đây tôi được huấn luyện thành một sĩ quan tàu biển, tàu chở dầu, chở hàng hoặc chở khách. Tôi cũng tham gia trường Hàng không Thủy quân Mỹ ở Pensacola, Florida, nơi tôi học trở thành một phi công chuyên nghiệp. Ngày nay, không một nguồn thu nhập nào của tôi xuất phát từ hai nghề nghiệp chuyên môn này cả.

 

 Một điểm nữa là rất nhiều thu nhập thụ động của tôi xuất phát từ một môn học mà tôi thi rớt ở trường. Ở tuổi 15, tôi suýt ở lại lớp vì viết văn kém. Vì thất bại này, tôi đã tự cải thiện mình và giờ đây, tôi được biết đến như một nhà văn chứ không phải như một phi công hay một sĩ quan tàu biển. Sự khác biệt có thể đo bằng hàng triệu đôla. Nói cách khác, tôi làm ra nhiều tiền từ những thất bại hơn là những thành công của mình.

 

 Như tôi đã nói ở đầu chương này, trong Thời đại Thông tin, nhiều người chúng ta có nhiều hơn một nghề nghiệp chuyên môn. Đó là lý do vì sao trong Thời đại Thông tin, vấn đề không phải nội dung học mà là tốc độ học của bạn. Hãy nhớ lại luật Moore,thông tin và công nghệ phát triển gấp đôi sau mỗi 18 tháng. Và hãy nhớ rằng số câu trả lời đúng mà bạn biết hay số điểm ở trường không thể đo được thành công của bạn trong cuộc sống sau này. Thành công của bạn được đo bằng số câu trả lời mà bạn không biết, số lần bạn thất bại, đứng lên và rút kinh nghiệm, sửa chữa mà không đổ lỗi hay nói dối, và sau đó tiếp tục tiến lên.

 

 

ĐỊNH NGHĨA MỘT KẺ THẤT BẠI

 

 Vì vậy, nếu bạn muốn tìm hiểu điều gì là quan trọng trong phiếu điểm tài chính của mình, bạn chỉ cần đến một ngân hàng địa phương. Hãy điền vào báo cáo tài chính cá nhân và hy vọng ngân hàng sẽ từ chối bạn. Nếu họ không từ chối thì đơn giản hãy hỏi vay nhiều tiền hơn. Sau khi họ từ chối thì hãy ngồi xuống hỏi xem bạn có thể làm gì để cải thiện phiếu điểm tài chính của mình. Kiến thức mà bạn nhận được có thể vô giá và có khả năng làm thay đổi cuộc sống của bạn. Như tôi đã nói, nếu bạn muốn biết điều gì là quan trọng trong thế giới thực thì hãy hỏi các nhân viên ngân hàng. Họ xem xét "phiếu điểm" của mọi người.

 

 Nhưng vấn đề là: "Nếu các nhân viên ngân hàng biết nhiều đến thế thì tại sao họ lại không giàu được? Tại sao họ vẫn phải làm việcho ngân hàng và quan tâm đến công việc của người khác?". Câu trả lời nằm trong một chủ đề mà tôi đã nói ở đầu cuốn sách này - định luật Newton: "Mỗi lực tác dụng luôn có một phản lực ngược chiều có cùng độ lớn." Bạn cũng có thể tìm thấy câu trả lời trong phần giải thích vì sao để trở thành một thám tử giỏi và thành công thì một thám tử cũng phải biết thế nào là một tên tội phạm giỏi. Hầu hết các nhân viên ngân hàng không thể làm giàu được vì họ quá bảo thủ. Để làm giàu, nhất là khi bắt đầu bằng hai bàn tay trắng, bạn cần phải là một nhân viên ngân hàng giỏi nhưng cũng phải biết thế nào là một tay cờ bạc cừ khôi, và hầu hết những nhân viên ngân hàng giỏi đều không phải là những tay cờ bạc cừ khôi. Như người cha giàu đã nói: "Bạn cần phải trả giá gấp đôi." Và để làm giàu, bạn phải trả giá để trở thành một nhân viên ngân hàng giỏi và một con bạc giỏi, trong khi hầu hết mọi người đều không làm được cả hai việc này.

 

 Người cha giàu từng bảo tôi và Mike: "Lý do khiến hầu hết các nhân viên ngân hàng không giàu được là vì hầu hết họ đều không phải là những tay cờ bạc. Và lý do khiến hầu hết các tay cờ bạc không giàu được là vì hầu hết họ đều không phải là những nhân viên ngân hàng giỏi."

 

 Khi đó tôi hỏi ông: "Hầu hết mọi người đều nghiêng về một trong hai phía chứ? Hoặc là một con bạc hoặc là một nhân viên ngân hàng?"

 

 Người cha giàu trả lời: "Không. Đáng tiếc, hầu hết mọi người đều là những kẻ thất bại tài chính."

 

 "Thất bại à?", tôi nhắc lại. "Nói thế có quá đáng lắm không?"

 

 "Cha nói là những kẻ thất bại về mặt tài chính," người cha giàu nói. "Cha không có ý chê bai ai cả. Thế này nhé, theoon thế nào là một kẻ thất bại?"

 

 "Con cũng không rõ nữa," tôi lúng túng nói.

 

 "Theo cha, một kẻ thất bại là một người không thể chấp nhận thất bại," người cha giàu nói.

 

 "Một người không thể chấp nhận thất bại à?", tôi hỏi lại.

 

 Người cha giàu trầm giọng: "Cha sẽ giải thích rõ hơn. Trong chuyện tiền bạc, hầu hết người lớn đều không chấp nhận thất bại. Mỗi đồng thu nhập thu vào của họ sẽ là một đồng chi phí chi ra. Vì vậy nên họ không thể chấp nhận thất bại nữa, bởi vì vốn họ đã thất bại sẵn rồi."

 

 Tôi kết luận: "Vậy đó là những người hay nói: 'Đầu tư là mạo hiểm' hay 'Nếu tôi thất bại thì sao?'. Người ta thường nói thế và rồi bám chặt lấy đồng tiền của mình bởi vì họ biết rằng họ đã thất bại"

 

 Người cha giàu gật đầu: "Con biết đấy, một tay cờ bạc luôn biết rằng thắng thua là chuyện thường tình. Những tay cờ bạc chuyên nghiệp sẽ không tự lừa gạt rằng mình phải luôn luôn thắng cuộc. Họ biết họ cũng có thể thua. Họ biết rằng phải thua thì mới có cơ hội thắng."

 

 Tôi bắt đầu hiểu ra.

 

 "Và đó là lý do vì sao những người đạt điểm cao trong trường không phải lúc nào cũng thành công trong cuộc sống," Mike triết lý. "Cuộc sống thực không phải là những câu trả lời đúng. Cuộc sống thực là rất nhiều phỏng đoán, một số có thể đúng và một số có thể sai."

 

 Người cha giàu mỉm cười: "Đó cũng là lý do vì sao những người giàu nhất thế giới thường là những người phạm sai lầm nhiều nhất. J. Paul Getty nổi tiếng vì đã khoan rất nhiều giếng dầu khô để tìm dầu. Ông ta nổi tiếng về những cái giếng khô, nhưng lại giàu có nhờ cuối cùng đã khoan trúng một trong những mỏ dầu lớn nhất thế giới. Với Thomas Edison cũng vậy, người ta đồn rằng ông đã thử nghiệm thất bại đến 10.000 lần rồi mới phát minh ra đèn điện. Cha nói rằng hầu hết mọi người là những kẻ thất bại đơn giản vì họ không thể chịu được dù chỉ là một thất bại nhỏ nhất. Nếu muốn thành công, con vừa phải là một nhân viên ngân hàng vừa phải như là một tay cờ bạc để có thể chấp nhận thất bại, bởi vì mọi tay cờ bạc đều biết rằng thất bại là mẹ thành công."

 

 

BẠN CÓ THỂ CHẤP NHẬN THẤT BẠI ĐẾN MỨC ĐỘ NÀO?

 

 Một trong những lý do khiến nhiều người chơi xổ số bởi vì hầu hết mọi người đều có thể chấp nhận thất bại trong phạm vi 1 đôla. Nhiều người chơi các loại máy nhả tiền trong sòng bạc vì họ có thể chấp nhận thất bại một vài đôla. Vấn đề là với ít nhất 60% dân số Mỹ, họ không thể chấp nhận thua nhiều hơn một vài đôla đó. Đó là vì vốn dĩ họ đã thất bại trong trò chơi tài chính của cuộc sống. Nhiều người không thể biết được mình đã thất bại nặng nề đến mức nào cho đến khi họ bị thất nghiệp hay không thể làm việc được nữa do tuổi tác hoặc bệnh tật. Hãy hy vọng rằng họ còn các thành viên gia đình khác có thể vàL sẵn lòng chăm sóc cho họ. Cũng có những người nợ nần ngập đầu đến mức thậm chí còn không dám nghĩ đến một cuộc sống giàu có nữa.

 

 Một ngày nọ, vợ chồng tôi bị mất 120.000 đô la trong một vụ đầu tư cực kỳ tồi tệ. Khi biết tin này, một người bạn thân của chúng tôi tỏ ra rất buồn, như thể đó là tiền của anh ta vậy. anh ta bảo chúng tôi: "Hai anh chị thật không may." Tôi và Kim không nói gì, bởi chúng tôi biết bạn mình là một người luôn sợ thất bại. Chúng tôi không nói với anh ta rằng chúng tôi đã kiếm được khoảng một triệu đôla và chỉ mất có 120.000 đôla trong danh mục đầu tư của mình mà thôi. Chúng tôi cũng không nói với anh ta rằng thật sự chúng tôi cảm thấy mình may mắn. Thứ nhất là vì chúng tôi có thể rút kinh nghiệm được rất nhiều từ 120.000 đôla thua lỗ này hơn là từ một triệu đôla thắng được. Hay nói cách khác, chúng tôi thu được nhiều kiến thức và kinh nghiệm hơn từ những thất bại của mình. Lý do thứ hai là chúng tôi có thể chấp nhận thất bại đó và không có cảm giác quá tồi tệ với nó. Nhớ lại vào năm 1985, chúng tôi vẫn còn thuộc nhóm người không thể chấp nhận thua lỗ bất cứ một cái gì cả.

 

 

 

 

 

 

 CHƯƠNG 4

 Cái giá của việc cắt giảm chi phí

 "Con phải biết được sự khác biệt giữa những món nợ tốt và những món nợ xấu."

 

Người cha giàu.

 

 

 

VẬY CÓ GÌ SAI KHI CẮT GIẢM CHI PHÍ?

 

 Với tôi, cắt giảm chi phí cũng giống như một phụ nữ muốn giảm cân vào lao vào một chế độ ăn kiêng cấp tốc. Cô ta ăn kiêng trong một tháng, sống nhờ ba củ cà rốt và một hũ yaourt tráng miệng cho một bữa ăn. Sau ba mươi ngày, cô ta hầu như không thể chịu nổi cơn đói nữa. Một ngày nọ trong siêu thị, một nhân viên siêu thị mời cô ta ăn thử một miếng sôcôla nhỏ. Mùi bánh ngọt thơm nứt mũi và cô ta thầm nhủ: "Thôi kệ, mình sẽ ăn một miếng nhỏ, không sao đâu!". Và bỗng nhiên, cô ta thấy mình mang một giỏ đầy bánh ngọt về nhà. Và thế là mọi sự bắt đầu, cuối cùng thì người phụ nữ này mập lên hơn cả trước khi bắt đầu ăn kiêng. Chế độ ăn kiêng cấp tốc thế là phản tác dụng.

 

 Nếu tôi biết một chế độ ăn kiêng bảo đảm giảm cân, hẳn tôi sẽ giàu hơn cả Bill Gates nữa. Nhưng không may là tôi chỉ biết rõ về cảm giác như thế nào sau khi ăn kiêng nhịn đói một thời gian và rồi quay lại nuốt tất cả mọi thứ trước mặt. Trong gia đình, tôi là người duy nhất bị béo phì, thậm chí ngay từ khi còn nhỏ, vì vậy tôi không thể đổ lỗi đó là do di truyền được. Nhưng dù không có giải pháp cho việc giảm cân tức thời nhưng tôi thật sự có một giải pháp cho những chi phí quá mức và những món nợ trong thẻ tín dụng, và cắt giảm chi phí không nằm trong giải pháp đó. Nhưng một lần nữa, giải pháp của tôi đi kèm một cái giá phải trả và một lần nữa, câu hỏi vẫn là: "Bạn có sẵn sang trả giá không?"

 

 

NGƯỜI ĐẸP VÀ QUÁI VẬT

 

 Tôi có một người bạn mà cả hại vợ chồng đều là người mẫu. Họ mảnh mai, gọn gàng và khỏe mạnh. Ăn kiêng không phải là vấn đề đối với họ. Tập luyện trong phòng tập thể dục cũng không thành vấn đề. Nhưng quản lí tiền bạc lại là một chuyện khác hắn. Cả hai đều đã gần 40 tuổi, kiếm được rất nhiều tiền nhưng tiêu xài cũng rất nhiều, đôi khi khiến người khác cũng kinh hoàng. Họ thuộc típ người thanh toán thẻ tín dụng cũ bằng thẻ tín dụng mới, và khi vừa trả xong nợ của ngôi nhà cũ thì họ lại mua một ngôi nhà mới hơn. Nói cách khác, họ làm việc chăm chỉ, kiếm được nhiều tiền, tiêu xài nhiều và cứ thế tiếp tục cái vòng luẩn quẩn đó. Họ cũng có một người giúp việc toàn thời gian và một nhũ mẫu chăm sóc cho bọn trẻ. Họ có nhiều xe hơi, nhiều quần áo, nhiều kì nghỉ xa hoa. Họ là những người đẹp, nhưng con quái vật của họ chính là sự thiếu kiểm soát tài chính.

 

 Chúng tôi từng là bạn bè trong nhiều năm, vì vậy mỗi lần gặp nhau, họ chế giễu tôi vì thiếu kỉ luật tập luyện thể dục, còn tôi thì chế giễu họ vì thiếu kỉ luật tài chính. Như tôi đã nói, tất cả chúng ta đều có những thử thách khác nhau. Thử thách đối với tôi là quá béo phì, còn thử thách với họ là quá lãng phí.

 

 

NGƯỜI GIÀU NỢ NHIỀU HƠN <st2:personname w:st="on">NGƯỜI NGHÈO

 

 Tôi rất thích tiết kiệm tiền, nhưng không đến nỗi tiện tặn từng xu một. Tôi cũng thích hưởng thụ cuộc sống. Tôi thích đi máy bay với vé hạng nhất và thích hưởng hoa hồng hậu hĩnh cho người khác nếu họ cung cấp cho tôi những dịch vụ tốt. Dĩ nhiên nếu họ phục vụ quá tệ thì tôi cũng sẽ không cho họ một đồng hoa hồng nào cả. Mỗi khi công ty thu được một món hời nào đó, tôi cũng thích tặng thưởng cho nhân viên. Tôi thích sự tự do mà đồng tiền mang lại. Tôi thích làm việc khi mình muốn và nghỉ làm khi mình không muốn. Vì vậy, đối với tôi, tiền bạc là một niềm vui, nó cũng cho tôi nhiều lựa chọn và quan trọng nhất nó mua cho chúng tôi sự tự do không phải suốt ngày làm việc kiếm sống. Tôi không hiểu với những người nói rằng "Tiền bạc không thể làm cho bạn vui vẻ," có phải họ thực sự nghĩ vậy hay không.

 

 Khi nghe có người bảo: "Hãy cắt giảm chi phí," tôi không nghĩ điều đó sẽ vui vẻ chút nào. Một trong những lí do chính khiến người ta xài tiền là vì tiền giúp họ vui vẻ. Có thể khi cắt giảm chi phí để tích lũy một vài đồng, họ sẽ cảm thấy giàu có thêm một chút. Nhưng chắc chắn ý tưởng này sẽ không có tác dụng về lâu dài, bởi vì nếu bạn cắt giảm những thứ giúp bạn vui vẻ thì bạn sẽ không thể vui vẻ được nữa. Nếu được lựa chọn, hẳn người ta sẽ thích kiếm được nhiều tiền hơn và có được sự tự do để hưởng thụ cuộc sống. Những người duy nhất có thể nói "Tiền bạc không thể làm cho bạn vui vẻ" hoặc là những người đã có rất nhiều tiền nhưng vẫn không cảm thấy vui vẻ, hoặc là những người không biết vui vẻ là gì. Theo tôi, không phải tiền bạc làm cho bạn không thấy vui vẻ mà chính việc không có tiền thanh toán hóa đơn hay không có tiền để làm những việc mình thích mới khiến bạn cảm thấy không vui vẻ.

 

 Vào cuối những năm 1970, công ty sản xuất ví khóa dán của tôi làm ra hàng triệu đôla một cách nhanh chóng. Lúc đó tôi chỉ mới gần 30 tuổi, mỗi khi nhìn bản thu chi của công ty và nhìn thấy tiền bạc chất đống, tôi lại càng cảm thấy tự hào. Tôi trở nên kiêu căng và ngạo mạn. Tôi lao vào những chiếc xe hơi và những phụ nữ xinh đẹp. Nhưng khoảng thời gian đó không kéo dài. Nỗi đau từ một triệu phú trên giấy đột ngột bị biến thành một con nợ thực với cả triệu đôla là điều dường như không thể chịu đựng nổi. (Đó là một điều ngày nay thường khiến tôi lo ngại, nhiều người cảm thấy giàu có khi sở hữu một danh mục đầu tư đầy những tài sản trên giấy mà không biết rằng có một sự khác biệt rất lớn giữa tài sản giấy và tài sản thực.)

 

 Sau khi thất bại một triệu đô la đầu tiên của mình, tôi tìm đến người cha giàu để xin ông một lời khuyên. Nhìn vào báo cáo tài chính của tôi, ông lắc đầu nói: "Quả là một thảm họa tài chính," và sau đó ông tiếp tục khiển trách tôi. Sai lầm đó cùng những lời quở trách của người cha giàu đã trở thành vô giá đối với tôi sau này. Dù rằng nó khiến tôi thua trắng cả triệu đôla nhưng về lâu dài nó lại giúp tôi kiếm được nhiều triệu đôla khác. Như tôi đã nói, phạm sai lầm và rút được kinh nghiệm cũng chính là một bài học vô giá.

 

 

BIẾN NHỮNG MÓN NỢ TỐT THÀNH NHỮNG MÓN NỢ XẤU

 

 Sau kinh nghiệm cay đắng đầu tiên của tôi, và sau khi người cha giàu đã la mắng tôi xong, ông bắt đầu nói: "Con đã biến một triệu đôla nợ tốt thành một triệu đôla nợ xấu. Không phải ai cũng phạm những sai lầm lớn đến thế. Bây giờ con có thể đối mặt với nó và rút ra bài học cho mình hoặc quay lưng giả bộ như chuyện này chưa hề xảy ra. Con chọn đi." Như tôi đã nói, sai lầm có thể là một kinh nghiệm vô giá, nhưng khi đã phạm sai lầm, chúng ta thường khó lòng nhận ra giá trị thật của sự thiếu hiểu biết của mình. Một trong những bài học quan trọng nhất mà tôi học được từ sai lầm này chính là phải đối mặt với nó, rút kinh nghiệm từ nó, và cố gắng không lặp lại nó nữa.

 

 Một bài học quan trọng khác mà tôi được học lần này là những món nợ tốt và những món nợ xấu. Vào lúc đó, tôi không thật sự hiểu rõ khái niệm này. Người cha giàu rất thường hay nói đến những món nợ tốt và những món nợ xấu. Ông nói: "Mỗi khi thiếu nợ ai đó, con trở thành người lao động cho đồng tiền của họ." Ông giải thích rằng những món nợ tốt là những món nợ mà sẽ có người trả nợ thay cho chúng ta, còn những món nợ xấu là những món nợ mà chúng ta phải tự thanh toán bằng chính mồ hôi nước mắt của mình. Vì vậy, ông rất thích các bất động sản cho thuê vì "Ngân hàng cho con vay tiền, nhưng người thuê nhà sẽ phải trả số tiền vay đó". Tôi đã từng nghe về khái niệm này nhưng lúc đó tôi chỉ hiểu lờ mờ mà thôi. Giờ thì với kinh nghiệm xương máu của mình, tôi hiểu rõ sự khác biệt giữa những món nợ tốt và những món nợ xấu. Ngày nay, mỗi khi thấy ai đó đưa thẻ tín dụng ra để vay tiền mua nhà, tôi lại rùng mình. Có thể họ nghĩ rằng đó là một ý kiến hay, và chính phủ cũng miễn thuế cho bạn trong trường hợp đó, nhưng vẫn có những con đường tốt hơn.

 

 Tất cả những gì họ làm chỉ là biến một món nợ xấu ngắn hạn quá đắt thành một món nợ xấu dài hạn rẻ hơn. Việc đó có thể giúp họ tạm thời thư giãn nhưng sẽ không giải quyết được vấn đề. Họ đã biến tấm thẻ tín dụng của mình thành một thứ thuế chấp, và nếu như đã đọc những cuốn sách khác của tôi, bạn sẽ biết rằng từ "thế chấp" (mort-gage) xuất phát từ một từ tiếng Pháp là "mort" nghĩa là "cái chết". Cũng như những người bạn tôi đang cố gắng làm việc chỉ để lún sâu vào nợ nần, họ tiếp tục vòng xoáy mà không rút ra được một bài học nào cả. Nếu không có gì thay đổi, họ sẽ tiếp tục mang những món nợ xấ trên vai cho tới lúc chết.

 

 Ngày hôm đó, người cha giàu đã dạy tôi một bài học vô giá. Ông nói: "Người giàu mắc nợ nhiều hơn người nghèo. Điểm khác biệt là họ có những món nợ tốt còn người nghèo và người trung lưu thì nặng trĩu những món nợ xấu. Tuy nhiên, bất kì một món nợ nào cũng cần được xem như một khẩu súng đã lên đạn, và con phải hết sức cẩn trọng. Người nào không biết tôn trọng sức mạnh của những món nợ thường bị tổn thương trầm trọng về mặt tài chính, thậm chí đôi khi bị giết chết. Nhưng người nào biết tôn trọng sức mạnh của những món nợ và biết khai thác nó thì sẽ trở nên vô cùng giàu có. Con biết đấy, nợ nần có thể giúp con rất giàu, nhưng cũng có thể khiến con nghèo mạt.

 

 

KHAI THÁC SỨC MẠNH CỦA NHỮNG MÓN NỢ

 

 Đối với những người muốn làm giàu, muốn có nhiều tiền và muốn hưởng thụ cuộc sống mà tiền bạc mang lại thì việc cắt giảm chi phí và thóat khỏi nợ nần chẳng giải quyết được vấn đề gì cả mà cũng chẳng giúp họ vui vẻ hơn. Tôi đồng ý rằng nếu dựa trên những nguyên tắc tài chính cơ bản, việc cắt giảm chi phí quả là một lời khuyên tốt đối với hầu hết mọi người. Nhưng nếu chỉ đơn giản thoát khỏi nợ nần thì sẽ không có ích gì cho những ai muốn làm giàu và muốn hưởng thụ cuộc sống. Nếu có một người muốn làm giàu thì anh ta cần phải biết cách mắc nợ nhiều hơn, phải học cách tôn trọng sức mạnh của những món nợ, và phải học cách khai thác sức mạnh của những món nợ. Nếu người ta không sẵn lòng học cách tôn trọng và khai thác sức mạnh của những món nợ thì cắt giảm chi phí và sống tiện tặn sẽ là một lời khuyên tốt. Nhưng dù quyết định như thế nào, bạn vẫn phải trả giá cho1; quyết định của mình.

 

 

MỘT CHIẾC XE DÙNG RỒI

 

 Một người bạn đến thăm tôi vài tháng trước để khoe chiếc xe mới của mình. "Nó quả là một món hời," anh ta nói. "Tôi mua nó với giá chỉ có 3.500 đôla, sửa chữa đôi chút thêm 500 đôla nữa và nó chạy ngon lành. Sau này tôi có thể dễ dàng bán nó với giá 6.000 đôla". Và anh ta rủ tôi: "Ngồi xuống đi một vòng với tôi đi nào!". Không muốn tỏ ra thiếu tế nhị, tôi ngồi vào xe và đi một vòng với anh ta qua các khu lân cận. Khi được chở về nhà, tôi mỉm cười và nói với bạn mình: "Quả là một chiếc xe tuyệt vời!". Nhưng trong thâm tâm, tôi nghĩ: "Nó cần phải sơn lại, bên trong thì đầy mùi thuốc lá, và mình sẽ không muốn mua một chiếc xe chán đến thế!". Anh bạn mỉm cười với tôi và nói: "Tôi biết nó không đẹp lắm, nhưng tôi đã trả tiền mặt mua nó để khỏi phải mắc nợ." Khi anh ta lái xe đi, khói xả ra mù mịt.

 

 

NẾU BẠN MUỐN GIÀU HƠN, HÃY MUA MỘY CHIẾC XE MỚI

 

 Vợ tôi, Kim, lái một chiếc Mercedes, còn tôi thì có một chiếc Porsche. Ngay cả khi nghèo túng, chúng tôi vẫn đi những chiếc Porsche và Mercedes, hay những hiệu xe tốt khác. Chúng tôi không trả tiền mặt, chúng tôi vay tiền để mua xe. Vì sao vậy? Hãy cho phép tôi giải thích bằng một câu chuyện mà tôi thường kể trong các buổi hội thảo, câu chuyện về những món nợ tốt và những món nợ xấu.

 

 Năm 1995, tôi nhận được một cuộc gọi từ người bán xe Porsche trong vùng. Ông ta nói: "Chiếc xe trong mơ của anh đây này." Tôi chạy ngay đến phòng trưng bày của ông để ngắm một chiếc Porsche Speedster 1989. Tôi cũng biết rằng chỉ có 8.000 chiếc xe kiểu này được tung ra thị trường trong vòng ba năm. Năm 1989, những người say mê xe Porsche đã mua hết chúng về cất giữ. Nếu bạn có thể tìm được một nhà sưu tầm muốn bán chiếc xe này, cái giá của nó có thể từ 100.000 đôla đến 120.000 đôla vào năm 1989. Nhưng vào lúc đó, năm 1995, tôi đang ngắm một chiếc xe hiếm nhất trong số những chiếc Porsche Speedster 1989. Đó là chiếc Porsche Speedster số một, chiếc xe đầu tiên được sản xuất theo kiểu này. Vì nó là chiếc đầu tiên nên nó chính là chiếc xe được nhà sản xuất đem đi trưng bày khắp thế giới ở các phòng trưng bày xe hơi và là chiếc xe được chụp hình cho cuốn brochure quảng cáo. Năm 1989, sau khi chuyến đi trưng bày kết thúc, chiếc xe cũng được đưa vào kho chứa. Khi một nhà sưu tập quyết định bán nó vào năm 1995, người bán hàng đã gọi tôi. Ông ta biết đó là chiếc xe mà tôi đang tìm kiếm.

 

 Vợ tôi, Kim, nhìn tôi trong trạng thái lâng lâng khi bước vào chiếc xe trong mơ của mình. Tôi ngồi vào xe, cầm bánh lái và hít một hơi dài, tận hưởng mùi da đắt tiền vẫn còn phảng phất. Chiếc xe không một tì vết và màu sắc hoàn hảo. Kim nhìn tôi hỏi: "Anh có muốn mua nó không?". Tôi mỉm cười gật đầu. Kim cười đáp: "Thế thì nó là của anh. Anh hãy đi tìm một tài sản nào đó để trả cho nó đi." Một lần nữa tôi gật đầu. Nó là chiếc xe trong mơ của tôi và giờ nó đã là của tôi. Chúng tôi đặt cọc chiếc xe, sắp xếp các vấn đề tài chính với người bán hàng và tôi lên đường tìm một tài sản để thanh toán cho chiếc xe của mình. Nói cách khác, tôi cần phải tìm một tài sản để trả giá cho tiêu sản này và dùng một món nợ tốt để thanh toán cho một món nợ xấu.

 

 Hơn một tuần sau tôi tìm được một bất động sản, vay tiền để mua nó, và dòng lưu kim từ bất động sản này được dùng để thanh toán nợ cho chiếc Porsche của tôi. Vài năm sau, chiếc xe được trả xong và tôi vẫn còn thu được tiền từ bất động sản đó. Nói cách khác, thay vì nghèo đi do mua một tiêu sản đắt tiền, tôi đã giàu hơn và vẫn có được chiếc xe trong mơ của mình. Chúng tôi cũng làm tương tự như thế khi vợ tôi tìm thấy chiếc Mercedes mà cô ấy ưa thích.

 

 

NHữNG BÀI HỌC CẦN HỌC

 

 Nhiều năm trước, người cha giàu bảo tôi: "Một số người tin rằng cách sống lý tưởng là hãy sống tằn tiện và né tránh những cám dỗ vật chất trong cuộc sống. Những người khác lại tin rằng vật chất được tạo ra là để cho chúng ta hưởng thụ. Tin vào điều đó hay không là tùy ở con."

 

 Tôi kể cho bạn nghe câu chuyện này không phải vì tôi muốn khoe chiếc xe trong mơ của mình mà bởi vì tôi muốn bạn có được những vật chất tuyệt vời thế giới ban tặng chúng ta mà không phải hy sinh một phần cuộc sống tài chính của mình. Dưới đây là một số bài học mà tôi đã học về sự phong phú của cuộc sống.

 

 Bài học số 1: Tầm quan trọng của những món nợ tốt và những món nợ xấu

 

 Như tôi đã nói, người cha giàu luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của kiến thức tài chính và ông cũng nhấn mạnh rằng báo cáo tài chính của bạn chính là phiếu điểm của bạn khi bạn đã ra trường. Dưới đây là một biểu đồ trong vụ mua bán chiếc Porsche:

 

 

 Như bạn có thể thấy từ biểu đồ báo cáo tài chính này, tôi đã vay tiền để mua cả bất động sản và cả chiếc Porsche. Dòng lưu kim từ khoản đầu tư có thể thanh toán chi phí hàng tháng cho chiếc Porsche. Nhờ được quản lý tốt nên dòng lưu kim này gia tăng nhanh chóng và chiếc Porsche được thanh toán hết trước thời hạn hai năm. Ngày nay, tôi và Kim có được cả bất động sản, dòng lưu kim, lẫn chiếc Porsche. Chúng tôi cũng tiến hành tương tự như thế để mua chiếc Mercedes của Kim. Vì vậy, chúng tôi ngày càng giàu hơn với chiếc xe trong mơ của mình. Hai người bạn người mẫu của chúng tôi cũng có những chiếc xe trong mơ, nhưng họ ngày càng nghèo hơn bởi vì thu nhập từ công việc là nguồn thu duy nhất cùa họ. Bên ngoài trông họ thật đẹp đẽ, nhưng tôi e rằng những mối lo tài chính từ các món nợ xấu đang gặm nhấm họ từ bên trong. Họ mua những tiêu sản với những món nợ xấu, thay vì nên mua những tài sản với những món nợ tốt.

 

 Người cha giàu dạy tôi phải biết mua tài sản với những món nợ tốt để nó có thể cung cấp dòng lưu kim thanh toán cho những thứ mà chúng ta muốn có trong cuộc sống. Dòng lưu kim từ những tài sản này đại diện cho những đồng tiền đang làm việc cho bạn, đó là một điều mà những người bạn của tôi và nhiều người khác ngày nay vẫn không hiểu nổi.

 

 

BẠN ĐANG THẬT SỰ LÀM VIỆC CHO AI?

 

 Cho phép tôi nhắc lại những gì người cha giàu từng nói: "Mỗi khi thiếu nợ ai đó, con trở thành người lao động cho đồng tiền của họ. Nghĩa là nếu con vay một món tiền trong thời hạn 30 năm thì ngay lập tức con trở thành người làm công trong 30 năm."

 

 Người cha giàu cũng có đi vay tiền, nhưng ông luôn cố gắng để không trở thành người thật sự phải trả số tiền đó. Đó chính là vấn đề chủ chốt. Và có lẽ cũng nên nhắc lại: những món nợ tốt là những món nợ mà có người trả nợ thay cho chúng ta, còn những món nợ xấu là những món nợ mà chúng ta phải tự thanh toán bằng chính mồ hôi nước mắt của mình.

 

 Hãy xem xét một ví dụ điển hình về vấn đề này trong cuộc sống thực. Giả sử bạn tìm thấy một ngôi nhà nhỏ đang được rao bán giữa một khu nhà khá giả. Thật ra thì ngôi nhà này cần được sửa chữa đôi chút - có thể là lợp mái lại, làm lại ống nước hay cần sơn lại cho đẹp. Nhưng nhìn chung, xung quanh nó là những ngôi nhà khang trang đẹp đẽ, khu vực ổn định. Quan trọng hơn là gần đó có một trường đại học luôn có các sinh viên tìm kiếm chỗ trọ.

 

 Người chủ nhà đang muốn nghỉ ngơi và muốn chuyển sang một nơi khác yên tĩnh hơn. Ông ra giá 110.000 đôla cho ngôi nhà này. Bạn thương lượng với ông ta một chút và cuối cùng hai bên ngã giá 100.000 đôla. Bạn đã có sẵn 10.000 đôla trong ngân hàng, vì vậy nên bạn cần thế chấp để vay thêm 90.000 đôla nữa. Nhưng thật ra, vì số tiền 10.000 đôla này cũng khá lớn nên bạn quyết định sẽ thế chấp để vay hắn 100.000 đôla. Vì sao vậy? Bởi vì nếu có thêm 10.000 đôla nữa, bạn sẽ có thể trả phí ngân hàng cũng như thuê người sửa chữa ngôi nhà.

 

 Trong hầu hết trường hợp, ngân hàng sẽ vui lòng cho bạn vay tiền bởi vì căn nhà thế chấp của bạn có giá trị bảo đảm. Nghĩa là nếu bạn hỏi vay tiền ngân hàng mà không có một tài sản thế chấp đảm bảo nào thì chắc chắn bạn sẽ nhận được những cái lắc đầu. Còn ở đây, bạn có một ngôi nhà chống lưng nên ngân hàng sẽ rất vui lòng giúp bạn. Hãy luôn nhớ rằng công việc của ngân hàng là cho vay tiền - và họ sẽ không bao giờ từ chối nếu bạn có cái gì đó để bảo đảm cho khoản tiền vay của mình.

 

 Tiếp tục nhé. Theo tình hình hiện tại, ngân hàng sẽ cho bạn vay trong 30 năm với lãi suất 6%. Cộng với thuế bất động sản, số tiền phải trả mỗi tháng của bạn vào khoảng 700 đôla. Nhưng như tôi đã nói, bạn sẽ không muốn phải làm công cho số nợ này trong suốt từng ấy năm, vì vậy nên cách tốt nhất là tìm một người "thế mạng".

 

 Người cha giàu khuyên rằng ngay sau khi kết thúc vụ giao dịch và bắt đầu sở hữu ngôi nhà, bạn hãy nói chuyện với trường đại học rằng bạn có một căn nhà gần đây muốn cho thuê. Giả sử bạn tính với họ 1000 đôla một tháng, nếu căn nhà có bốn phòng ngủ thì bạn sẽ dễ dàng có bốn sinh viên thuê nhà, một người 250 đôla một tháng. Đó là một số tiền khá khiêm tốn ngay cả với những sinh viên tính toán chi li nhất.

 

 Hoặc bạn có thể đơn giản hỏi một đại lý bất động sản địa phương nào đó nhờ họ quản lý việc cho thuê giúp bạn. Với một chi phí bảo trì nhỏ hàng tháng, nhiều đại lý bất động sản sẽ không chỉ tìm người thuê nhà cho bạn mà còn giúp bạn sửa các thứ linh tinh như sửa toilet chẳng hạn.

 

 Và như vậy, nếu mỗi tháng bạn thu được 1000 đôla và phải trả ngân hàng 700 đôla thì số lời thực hàng tháng của bạn là 300 đôla. Số thu nhập thực tế này gọi là thu nhập thụ động, nghĩa là bạn không phải vất vả làm việc để kiếm số tiền đó.

 

 Lý thuyết đầu tư bất động sản của người cha giàu chủ yếu dựa trên dòng lưu kim. Bạn có một dòng lưu kim tích cực nào vào cuối mỗi tháng không? Ngoài việc bạn kiếm được thêm một số tiền mỗi tháng, khoản nợ phải trả cho ngân hàng cũng ngày một ít đi. Nghĩa là bạn đang xây dựng cho mình một số vốn, chậm nhưng ổn định. Ngoài ra cũng có một lý thuyết phổ biến khác là nhìn chung, bất động sản có khuynh hướng tăng giá, vì vậy nên số tiền đầu tư ban đu 110.000 đôla của bạn vào ngôi nhà đó cũng tăng dần lên. Nói cách khác, nếu 10 năm sau bạn quyết định bán nó đi thì giá trị thị trường của nó có thể tăng đến 125.000 đôla. Như vậy, tổng cộng số lời 15.000 đôla từ tiền bán nhà cùng với các khoản thu nhập thụ động hàng tháng, bạn cũng có một số lợi nhuận kha khá. Nhưng như người cha giàu đã nói: "Hãy luôn chú ý đến dòng lưu kim của mình. Hãy xem việc bất động sản tăng giá chỉ là một khoản thưởng chứ không phải là lý do để mua nó."

 

 

HÃY NGHE LỜI KHUYÊN CỦA NHỮNG NGƯỜI TỪNG TRẢI

 

 Hãy xem lại cuốn Dạy Con Làm Giàu (tập 6) - Những câu chuyện thành công. Đó là một tập hợp những câu chuyên về sự thành công hằng ngày của những người trên khắp nước Mỹ cũng như trên toàn thế giới. Đơn giản là họ cảm thấy mệt mỏi và chán nản khi phải đếm từng năm tháng cho đến khi về hưu rồi sống với kế hoạch lương hưu 401(k) của mình (hãy giả sử đến lúc đó, kế hoạch lương hưu của họ vẫn còn đủ tiền cho họ về hưu). Trong cuốn sách này, bạn sẽ thấy thật dễ dàng theo bước những người đã nghe theo lời khuyên của người cha giàu - một số ở tuổi thiếu niên và một số sắp sửa về hưu - và bắt đầu phát triển một nguồn thu nhập thụ động ổn định.

 

 Rất nhiều người trong số này đã xây dựng tài sản dựa trên đầu tư bất động sản. Tất cả đều nói về việc họ đã vượt qua nỗi sợ thất bại ban đầu như thế nào để có thể làm nên sự nghiệp. Nhưng một khi đã bắt đầu nhìn thấy dòng chảy thu nhập thụ động hầu như tất cả đều quay lại và lập lại quá trình này một lần nữa. Môt số người đã phát triển từ một ngôi nhà nhỏ đơn giản cho đến một bất động sản lớn hơn, và tất cả đều nói rằng chính lời khuyên của người cha giàu đã dẫn đường cho họ.

 

 Đôi khi, họ quyết định đầu tư vào một doanh nghiệp để đạt được sự tư do tài chính. Một phụ nữ bắt đầu bằng cách đầu tư cho một hiệu giặc tự động. Khi vợ chồng cô cảm thấy đây là một khoản đầu tư khá an toàn và dễ dàng, họ mở thêm hai hiệu giặt nữa. Giờ đây họ đang phát đạt và học luôn sẵn lòng kể cho bạn nghe làm thế nào để đạt được thành công từ một doanh nghiệp gia đình nhỏ.

 

 Vấn đề là dường như hầu hết mọi người không thể làm giàu được do các hóa đơn phải trả hàng tháng. Chỉ khi họ quyết tâm thay đổi một điều gì đó trong cuộc sống tài chính của mình thì họ mới cố gắng tìm những cách khác để làm ra đồng tiền. Và như người cha giàu đã nói: "Nếu bạn muốn thoát khỏi cuộc sống với những khó khăn tài chính thì tốt hơn bạn nên bắt đầu học cách học hỏi về những loại thu nhập khác nhau: thu nhập kiếm được, thu nhập thụ động và thu nhập đầu tư. Dù đầu từ vào bất động sản, doanh nghiệp hay bất cứ loại đầu tư nào khác, bạn càng sớm phát hiện ra có nhiều cách làm giàu tốt hơn và dễ hơn so với việc đi làm thì bạn và gia đình bạn sẽ càng sớm giàu có hơn.

 

 Bài học số 2: Sức mạnh của cảm hứng.

 

 Hãy quay lại với câu chuyện về chiếc xe dùng rồi. Khi ngồi trong chiếc xe mà bạn tôi đã mua, tôi cảm thấy thật bực bội. Ngồi trong chiếc xe cũng chẳng khiến tôi vui thêm chút nào. Tôi không có cảm giác lâng lâng như khi ngồi trong chiếc Porsche của mình. Khi bạn tôi lái xe đi, tôi hít mùi khói xe xịt ra mà muốn buồn nôn. Trái lại, khi tôi mở cửa nhà xe và ngắmth chiếc Porsche của mình, tôi cảm thấy hài lòng. Tôi yêu mến chiếc xe đó và tôi thích những nguồn cảm hứng mà nó gợi cho tôi mỗi khi tôi lái nó đi ra ngoài đầu tư vào những tài khoản khác. Nói cách khác, chiếc xe gợi cho tôi nguồn cảm hứng làm giàu.Còn chiếc xe của bạn tôi thì chỉ gợi cho tôi cảm giác muốn đi tắm.

 

 Tôi cho rằng con người luôn hướng đến cái đẹp. Khi tôi ngắm một bức tranh đẹp, một ngôi nhà đẹp hay một chiếc xe đẹp, tôi cảm thấy thư thái. Tôi cảm nhận được sự rộng rãi, vẻ đẹp và sự phong phú trời cho chúng ta, và điều đó khuyến khích tôi ra ngoài đầu tư và làm việc nhiều hơn.

 

 Tôi thấy rằng những người cư xử tệ bạc với bản thân thường không phải là những người khiến người khác thích ở gần họ. Tôi có một số người bạn tằn tiện đến mức mỗi khi đến nhà họ, tôi có cảm giác như đang ở trong chiếc xe dùng rồi của bạn tôi vậy. Tôi yêu mến những người bạn của mình và tôi không áp đặt quan điểm tài chính của mình cho họ, nhưng họ làm việc tích cực để sống một cuộc sống kham khổ, trong khi tôi và Kim làm việc tích cực để tiếp tục hưởng thụ cuộc sống, và điều đó làm nên một khác biệt rất lớn giữa cách sống của chúng tôi. Như tôi đã nói, mỗi người chúng ta đều khác nhau và chúng ta có những sự lựa chọn khác nhau trong cuộc sống. Tôi chỉ muốn chia sẻ với bạn rằng chúng tôi đã sử dụng sự rộng rãi và phong phú của cuộc sống để tiếp tục gợi nguồn cảm hứng làm giàu hơn nữa.

 

 Bài học số 3: Ngân hàng thích cho tôi vay tiền để mua cả tài sản lẫn tiêu sản

 

 Trong cuốn Dạy Con Làm Giàu (tập 1) - Để không có tiền vẫn tạo ra tiền, ý kiến cho rằng ngôi nhà là một tiêu sản của tôi đã gây ra rất nhiều tranh cãi. Thậm chí tôi nhận được nhiều lá thư giận dữ nói về điều đó hơn bất cứ một điểm nào khác trong cuốn sách. Tôi thường nói: "Khi ngân hàng nói rằng ngôi nhà của bạn là một tài sản, họ không hề nói dối. Họ chỉ không nói rằng cái tài sản đó thật sự là của ai. Ngôi nhà của bạn chính là tài sản của họ." Tôi cũng nói rõ rằng: "Tôi không hề bảo bạn: "Đừng mua nhà!". Tôi chỉ nói là: "Đừng gọi một tiêu sản là một tài sản." Dù vậy, những lá thư vẫn tiếp tục bay tới. Nếu bạn không chắc chắn về việc ngôi nhà của bạn là tài sản của bạn hay của ngân hàng thì hãy đọc lại những cuốn sách khác của tôi.

 

 Có một điểm mà tôi muốn nói rõ hơn trong cuốn sách này. Ngân hàng sẽ cho bạn vay tiền bất kể bạn mua tài sản hay tiêu sản. Ngân hàng sẽ không bảo bạn nên mua cái nào cả. Vì vậy, nếu bạn muốn mua một chiếc du thuyền và các báo cáo tài chính của bạn chứng tỏ bạn có khả năng chi trả thì ngân hàng sẵn sàng cho bạn vay tiền. Nếu bạn muốn mua một ngôi nhà ba phòng ngủ để cho thuê kiếm tiền và bạn có một báo cáo tài chính với những "điểm A" thì ngân hàng cũng sẽ cho bạn vay tiền một cách rộng rãi. Vì sao vậy? Bởi vì dù bạn vay tiền để mua một tài sản hay một tiêu sản thì đối với ngân hàng, đó vẫn là một tài sản. Vì vậy, những người vay tiền lần đầu tiên để mua một tài sảnthường sẽ vay tiền nhiều hơn để vay một tiêu sản. Còn những người chỉ mua tiêu sản thì thường không còn tiền để mua tài sản nữa. Vấn đề là vì ngân hàng không thật sự quan tâm bạn mua cái gì nên chính bạn phải quan tâm tới điều đó. Thật sự, bạn càng quan tâm nhiều thì ngân hàng sẽ càng vui vẻ bởi vì công việc của ngân hàng là cho bạn vay tiền chứ không phải là từ chối bạn. Ngân hàng sẽ không có thu nhập nếu không cho bạn vay tiền, vì vậy, bạn càng giàu có thì ngân hàng sẽ càng hài lòng.

 

 Bài học số 4: Ngân hàng thích loại tài sản nào nhất?

 

 Một người phỏng vấn qua radio hỏi tôi: "Anh đầu tư vào cái gì?". Tôi trả lời: "Tôi bắt đầu đầu tư vào bất động sản từ những năm tôi 20 tuổi, vì vậy hầu hết các khoản đầu tư lúc này của tôi là bất động sản. Tôi cũng có một số doanh nghiệp và một số tài sản giấy như chứng khoán, trái phiếu và quỹ hỗ tương."

 

 Người phỏng vấn nói: "Tôi không thích bất động sản. Tôi không muốn phải sửa chữa toilet và bị dựng đầu dậy để nghe điện thoại của khách thuê nhà vào lúc nửa đêm. Vì vậy nên tôi không đầu tư vào bất động sản. Tôi đầu tư tất cả vào chứng khoán và quỹ hỗ tương." Sau đó anh ta kết thúc cuộc phỏng vấn và tôi được mời ra về.

 

 

MỘT SUY NGHĨ QUÁ ĐẮT

 

 Buổi tối hôm đó, tôi ngồi ngẫm lại cuộc phỏng vấn này. Tôi tự nhủ: "Người phỏng vấn qua radio này đã có một quyết định quá đắt. Anh ta không muốn sửa toilet hay nghe điện thoại lúc nửa đêm. Thật không hiểu liệu anh ta có biết suy nghĩ này đã lấy đi của anh ta bao nhiêu tiền không!"

 

 Trong cuốn sách thứ ba của tôi, Dạy Con Làm Giàu (tập 3) - Để trở thành nhà đầu tư lão luyện, tôi đã viết ba loại tài sản chính mà người ta có thể đầu tư, đó là:

 

1. Doanh nghiệp

 

2. Bất động sản

 

3. Tài sản giấy

 

 Và khi đó, tôi bỗng nhớ lại lời dạy của người cha giàu: "Ngân hàng thích loại tài sản nào nhất trong ba loại trên?". Câu trả lời là bất động sản. Trong ba loại tài sản, bạn sẽ rất khó vay tiền để mở một doanh nghiệp nhỏ. Bạn cũng có thể vay được nhưng ngân hàng thường đòi hỏi bạn phải thế chấp các tài sản khác.

 

 Bạn cũng rất khó vay tiền ngân hàng để mua tài sản giấy. Ngân hàng có thể dùng các tài sản giấy của bạn để ký quỹ, sau đó mới cho bạn vay tiền. Rất hiếm khi ngân hàng cho bạn vay tiền trong 30 năm với lãi suất 8% để mua tài sản giấy, nhưng ngân hàng sẽ cho bạn vay tiền để mua bất động sản.

 

 Nhiều năm trước, người cha giàu bảo tôi và Mike: "Nếu con muốn làm giàu, con phải cho ngân hàng những gì họ muốn. Trước tiên, ngân hàng sẽ hỏi xem các báo cáo tài chính của con. Sau đó, họ sẽ cho con vay tiền để mua bất động sản. Chỉ cần biết ngân hàng muốn gì và sau đó con sẽ thấy làm giàu là một việc rất dễ dàng." Đó là một trong những lí do mà tôi nói rằng ý kiến của người phỏng vấn qua radio là một ý kiến quá đắt, bởi vì anh ta sẽ phải dùng tiền của chính mình, những đồng tiền sau thuế, để mua cổ phiếu, trái phiếu và quỹ hỗ tương mà không có đòn bẩy của ngân hàng. Anh ta sẽ phải sử dụng những đồng tiền đắt nhất, tiền của chính mình, có được từ sức lao động của chính mình, sau khi chính phủ đã lấy xong phần tiền thuế của họ.

 

 Chúng ta hãy dùng ví dụ 10.000 đôla để làm rõ điều này.

 

 Nếu người phỏng vấn mua quỹ hỗ tương, anh ta chỉ có thể mua trong vòng 10.000 đôla. Nếu người phỏng vấn mua bất động sản, anh ta có thể dễ dàng mua một bất động sản trị giá 100.000 đôla với 10.000 đôla của mình và 90.000 đôla vay ngân hàng. Giả sử bất động sản này đem lại cho anh ta một dòng lưu kim thụ động, nghĩa là người thuê nhà sẽ chi trả mọi chi phí và tiền lãi ngân hàng cũng như đem lại một ít thu nhập. Giả sử thị trường đang tăng giá và mỗi tài sản tăng giá 10 một năm. Quỹ hỗ tương sẽ đem đến cho nhà đầu tư này 1.000 đôla còn bất động sản 10.000 đôla, cộng với thu nhập từ dòng lưu kim và không phải đóng thuế. Quỹ hỗ tương thường không đem lại thu nhập từ dòng lưu kim và thường bị đánh thuế nếu không phải nằm trong kế hoạch lương hưu.

 

 Điều đó không có nghĩa tài sản giấy là rất tồi tệ. Tôi cũng mua nhiều cổ phiếu và trái phiếu. Vấn đề tôi muốn nói ở đây là cái giá của ý kiến: "Tôi không đầu tư vào bất động sản." Với tôi, chi phí lớn nhất là sự tự do cá nhân. Tôi cho rằng ở bất động sản, điều tốt nhất là thu nhập thụ động hằng tháng, bị đánh thuế thấp hơn thu nhập kiếm được, cho phép chúng ta hoàn toàn tự do về mặt tài chính. Nói cách khác, bất động sản cho phép chúng ta có được những món nợ tốt, và những món nợ tốt là những món nợ cho phép chúng ta làm giàu nhanh chóng. Nhưng khi bạn sử dụng loại đòn bẩy ngân hàng này để làm giàu nhanh chóng thì hãy nhớ rằng luôn có một cái giá phải trả.

 

 Nếu bạn nhìn vào số lời trên số vốn của mình, nếu không sử dụng loại đòn bẩy nào cả, lợi tức trên 10.000 đôla của bạn sẽ là 10%. Nhưng khi sử dụng tiền của ngân hàng, lợi tức của bạn là 100% tính trên số vốn của bạn. Điều đó có nghĩa là thị trường bất động sản chỉ cần tăng giá 1% thì bạn đã có lời bằng thị trường chứng khoán tăng giá 10%. Nếu tính cả những lợi nhuận về thuế vụ thì thị trường bất động sản có thể chỉ cần tăng giá chưa tới 1% là đủ để đem lại cho bạn một số lợi nhuận bằng thị trường chứng khoán tăng giá 10%. Đó là lý do vì sao người cha giàu nói: "Hãy luôn luôn đem đến cho ngân hàng những gì họ muốn." Và ông cũng cảnh báo chúng tôi: "Hãy luôn xem bất kỳ một món nợ nào là một khẩu súng đã lên đạn." Hãy nhớ rằng đòn bẩy có thể nghiêng về phía này hoặc phía kia với một lực đẩy bằng nhau, nghĩa là bạn có thể kiếm được rất nhiều tiền nhờ vay tiền ngân hàng - nhưng cũng có thể thua lỗ> rất nhiều tiền do vay tiền ngân hàng. Vì vậy, cái giá phải trả chính là một khoản đầu tư cho kiến thức tài chính và một vài năm kinh nghiệm. Nếu bạn không sẵn lòng trả cái giá đó thì đừng vội vay tiền ai cả. Hãy dùng tiền của mình cho chắc ăn.

 

 

CÁI GIÁ CỦA GIÁO DỤC

 

 Như tôi đã nói trước đây, những năm 1970, tôi tham gia một lớp học đầu tư bất động sản với học phí 385 đôla. Khóa học ba ngày này là một trong những khoản đầu tư tốt nhất mà tôi từng bỏ tiền vào. Tôi bắt đầu từ từ với những khoản đầu tư nhỏ và đầu tư thêm 5 năm nữa để thu thập thêm những kinh nghiệm cần thiết. Tôi cũng không muốn sửa toilet và không muốn phải nghe những cuộc điện thoại của khách thuê nhà lúc nửa đêm... Và thực sự tôi không hề bị như thế mà ngược lại, tôi rất thích những gì mà các khoản đầu tư bất động sản đem đến cho tôi, đó là những món nợ tốt và sự tự do tài chính.

 

 Trong một cuộc hội thảo về bất động sản gần đây tại Dallas, Texas, tôi phát biểu: "Người cha giàu dạy tôi trở thành một nhà đầu tư bất động sản bằng cách chơi Cờ Tỷ phú, và tất cả chúng ta đều biết một công thức làm giàu trong trò chơi đó. Công thức đó là: Hãy mua bốn căn nhà màu xanh và biến chúng thành một khách sạn màu đỏ."

 

 Cuối buổi, một người khoảng 60 tuổi đến gặp tôi và nói: "Tôi có nên biến những căn nhà của tôi thành một khách sạn không?"

 

 Tôi mỉm cười hỏi lại: "Ông có bao nhiêu căn nhà?"

 

 Ông ta suy nghĩ một chút rồi nói: "Khoảng hơn 700 căn."

 

 Tôi giật mình hỏi: "Sao cơ?"

 

 Nói chuyện với ông ta thêm một chút nữa, tôi biết rằng ông là một chủ trang trại ở khu vực Miền Tây Texas. Suốt 40 năm qua, cứ mỗi năm ông lại mua một vài căn nhà để cho thuê. Trong cơn sốt kinh doanh dầu và gia súc ở Miền Tây, ông mua nhà của những người đang gặp khó khăn tài chính và thường cho họ thuê lại. Mỗi khi có nhiều tiền, ông lại mua thêm vài căn nhà nữa, hầu hết đều dưới 65.000 đôla, và không bao giờ bán một ngôi nhà nào cả. Trong cuộc nói chuyện này, tôi được biết ông có một nguồn thu nhập thụ động trung bình 200 đôla một tháng với mỗi ngôi nhà. Tôi há hốc miệng hỏi: "Ông muốn nói là ông có hơn 140.000 đôla thu nhập một tháng? Hơn một triệu đôla một năm từ nguồn thu nhập bất động sản?"

 

 "Đúng thế," ông nhún vai. "Chính vì vậy nên tôi mới hỏi anh là tôi có nên bán vài căn nhà màu xanh để đổi lấy vài khách sạn màu đỏ hay không. Việc mua những ngôi nhà nhỏ này mất rất nhiều thời gian. Vì vậy nên tôi thích ý tưởng của anh về việc mua những tòa nhà lớn hơn. Khi đó tôi sẽ không phải quản lý quá nhiều ngôi nhà như thế."

 

 Tôi lắc đầu cười nói: "Trong cuộc hội thảo kế tiếp, tôi muốn ông hãy làm diễn giả và tôi sẽ làm khán giả." Sau đó tôi cho ông ta tên và số điện thoại của những nhà tư vấn tài chính thuế vụ của tôi rồi bảo ông gọi điện cho họ. Tôi bảo ông rằng ông đã là "sư phụ" của tôi rồi. Và khi ông ta cảm ơn tôi về các số điện thoại này, tôi bỗng nhớ lại bốn mươi năm trước khi cùng Mike và người bố giàu chơi Cờ Tỷ phú. Tôi đã chơi trò này với những ngôi nhà nhựa nhỏ xíu, còn người đàn ông đang bước đi kia thì đã chơi trong cuộc đời thực. Tôi có thể nghe giọng người cha giàu văng vẳng: " Ngân hàng muốn cho cha mượn tiền để mua thêm bất động sản. Vì vậy cha cũng luôn muốn cho ngân hàng những gì họ muốn."

 

CHƯƠNG 5

Bạn đang mắc nợ đến mức nào?

 Trước khi bắt đầu cuộc hành trình đi đến tự do tài chính, trước nhất bạn phải xác định xem mình thật sự đang nợ nần bao nhiêu. Đối với nhiều người, việc xem lại xem mình mắc nợ bao nhiêu tiền cũng giống như khi đi nha sĩ vậy, bạn biết đó là một việc nên làm nhưng thật lòng bạn chẳng muốn làm. Thậm chí một số người còn không muốn nghe đến hai chữ "nha sĩ". Họ biết rằng mình đang có một lỗ sâu nhưng không dám đương đầu với nó.

 

Tuy nhiên nếu bạn nghiêm túc trong việc tạo dựng một dòng lưu kim tích cực cho cuộc sống của mình thì bạn phải bắt đầu với những nền tảng cơ bản của kiến thức tài chính. Dưới đây là một bài kiểm tra ngắn giúp bạn bất đầu. Hãy cho 1 điểm với những câu hỏi mà bạn trả lời là có:

 

- Bạn có thường xuyên thanh toán trễ hóa đơn?

 

- Có bao giờ bạn phải giấu các hóa đơn ngay cả với người bạn đời của mình chưa?

 

- Có bao giờ bạn phải mặc kệ chiếc xe hư vì bạn không đủ tiền chưa?

 

- Gần đây bạnó mua cái gì mà bạn không thật sự cần đến không?

 

- Bạn có thường chi tiêu nhiều hơn mức lương của mình không?

 

- Có bao giờ bạn bị từ chối cho vay chưa?

 

- Bạn có mua vé số với hy vọng đổi đời không?

 

- Có bao giờ bạn phải tạm ngưng dành dụm tiền cho những lúc khó khăn không?

 

- Tổng số nợ của bạn (không tính các khoản thế chấp) có vượt quá khoản tiền dành dụm cho những lúc khó khăn không?

 

Hãy cộng tất cả số điểm của bạn lại. Nếu số điểm của bạn là 0 thì thật tuyệt! Bạn đã kiểm soát dược dòng lưu kim rủa mình. Nếu số điểm của bạn trong khoảng từ 1-5, có thể bạn nên nghĩ đến việc giảm thiểu nợ nần xuống bằng cách làm theo một thương trình của người cha giàu. Nếu số điểm của bạn từ 6-9 thì hãy coi chừng. có thể bạn đang trên đường đến một bờ vực thảm họa tài chính.

 

 

CHƯƠNC TRÌNH DÒNG LƯU KIM KHẨN CẤP CỦA NGƯỜI CHA GIÀU

 

Nếu bạn thật sự muốn kiểm soát được dòng lưu kim của mình, bạn cần đến 3 thứ "vũ khí" chính: xác định rõ tình hình tài chính của mình, áp đặt kỷ luật cho bản thân và lập một kế hoạch tài chính có thể giúp bạn đến nơi mà bạn muốn đến

 

 Thay đổi thói quen của mình có khó lắm không? Đương nhiên là khó rồi. Điều đó tùy thuộc vào bạn và mong muốn kiểm soát cuộc sống tài chính của bạn. Hãy nhớ rằng bạn không nhất thời phải làm theo các bước này. Nhưng nếu bỏ qua thì bạn sẽ mãi mắc kẹt trong một cái vòng luẩn quẩn, làm bao nhiêu tiêu xài hết bấy nhiêu. (Dĩ nhiên, trừ khi bạn trúng số. Thật sự tôi rất ngạc nhiên khi thấy có quá nhiều người cho rằng trúng số là một kế hoạch vững chắc để giải quyết tình hình tài chính của họ.)

 

Nhưng chúng ta hãy quay lại với thực tế. Nếu bạn không muốn cắt giảm chi phí thì bạn buộc phải tuân theo một kế hoạch giảm nợ. Sau đây là hai bước đầu tiên cần làm:

 

1) Luôn thanh toán cho bản thân trước tiên: Mỗi khi được trả lương, điều đầu tiên là bạn phải thanh toán cho bản thân mình. Không phải trả tiền sửa xe trước. Không phải trả tiền vay ngân hàng hay tiền thuê nhà trước. Hãy dành cho bản thân một khoản tiền kha khá và ngay lập tức chuyển số tiền đó vào một tài khoản tiết kiệm đầu tư riêng. Và đừng đụng đến số tiền đó cho đến khi bạn đã sẵn sàng đầu tư vào một cái gì đó.

 

2) Bước thứ hai là cắt giảm những thử gọi là đồ trang trí. Đó là những thứ màu mè mà chúng ta luôn thèm muốn nhưng lại không thật sự cần đến. Đó có thể là một chiếc xe đẹp, một bữa ăn tối ở một nhà hàng sang trọng hay những bộ quần áo thật bắt mắt. Dù thứ "đồ trang trí" đó của bạn là gì đi nữa hãy ngừng ngay thói quen mua sắm hấp tấp đó, phải thừa nhận rằng đây chính là lúc bạn cần đến kỷ luật bản thân và sức mạnh ý chí. Nhưng nếu thật sự muốn thoát khỏi nợ nần thì bạn phải làm quen với điều đó.

 

Lúc này, hẳn bạn đang nghĩ là chúng tôi đang thay đổi lời khuyên của mình. Dù người cha giàu tin rằng không nhất thiết phải cắt giảm chi phí để làm giàu nhưng có những lúc bạn cần phải ngừng lại và dùng đến những biện pháp khác để hướng mình đi đúng đường. Người ta thường nói: "Bạn sẽ làm gì khi bị rơi vào một cái hố? Hãy tìm cách leo lên chứ đừng tiếp tục đào xuống nữa."

 

 

 

KIỂM SOÁT DÒNG LƯU KIM CỦA BẠN

 

Bây giờ, khi bạn đã quyết định tự áp đặt kỷ luật cho mình thì hãy tiếp tục các bước sau:

 

1. Xem lại kế hoạch tài chính mà bạn vừa lập ra.

 

2. Quyết định xem hôm nay bạn muốn nguồn thu nhập của mình sẽ xuất phát từ nhóm nào trong Kim tứ đồ.

 

3. Quyết định xem trong 5 năm nữa bạn muốn nguồn thu nhập của mình sẽ xuất phát từ nhóm nào trong Kim tứ đồ.

 

4. Bắt đầu kế hoạch kiểm soát dòng lưu kim của mình:

 

a. Thanh toán cho bản thân trước tiên. Hãy để riêng một khoản phần trăm từ mỗi số tiền mà bạn nhận được, dù là tiền lương hay những khoản tiền khác. Hãy gởi số liền này vào một tài khoản tiết kiệm. Một khi tiền đã nằm trong tài khoản rồi thì đừng bao giờ rút nó ra, trừ phi bạn đã sẵn sàng đem nó đi đầu tư.

 

 Chúc mừng bạn! Thế là bạn đã bắt đầu quản lý dòng lưu kim của mình rồi đấy.

 

b. Hãy tập trung làm giảm những khoản nợ cá nhân của mình.. Sau đây là những mẹo vặt đơn giản và dễ áp dụng để giảm thiểu các khoản nợ cá nhân của bạn:

 

Mẹo thứ 1: Nếu thẻ tín dụng gia hạn còn những khoản nợ chưa trà...

 

1. Cắt giảm tất cả các thẻ tín dụng. Chỉ để lại một hoặc hai thẻ mà thôi..

 

2. Bất cứ một khoản tiền nào trong các thẻ tín dụng này đều phải thanh toán hết trong tháng. Đừng để chúng biến thành những khoản nợ dài hạn.

 

Mẹo thứ 2: Hãy cố gắng có thêm thu nhập từ 150 đôla đến 200 đôla mỗi tháng. Lúc này bạn đã trở nên thông minh hơn về mặt tài chính nên điều này có lẽ không khó lắm. Nếu bạn không thể có thêm thu nhập từ 150 đôla đến 200 đôla mỗi tháng thì cơ hội tự do tài chính của bạn có thể chỉ là một giấc nam kha mà thôi.

 

Mẹo thứ 3: Dùng số thu nhập thêm từ 150 đôla đến 200 đôla mỗi tháng này làm khoản tiền thanh toán cho một tấm thẻ tín dụng của bạn. Lúc này bạn sẽ phải trả thêm rất ít tiền.

 

Chỉ trả thêm một số tiền tối thiểu cho tất cả các thẻ tín dụng. Người ta thường cố gắng trả thêm một chút mỗi tháng cho những tấm thẻ của mình. nhưng cuối cùng thì chúng vẫn không bao giờ được thanh toán hết.

 

 Mẹo thứ 4: Một khi tấm thẻ đầu tiên đã được trả xong,hãy tiếp tục như thế với tấm thẻ thứ hai.

 

Hãy tiếp tục quá trình này với tất cả các thẻ tín dụng và những thủ nợ khác của bạn. Mỗi khi bạn đã thanh toán xong một khoản nợ nào thì số tiền trả cho những khoản nợ còn lại sẽ tăng lên và thời gian thanh toán cho chúng sẽ ngắn lại.

 

Mẹo thừ 5: Một khi đã thanh toán xong tất cả nợ nần thì hãy tiếp tục quá trình trả nợ cho chiếc xe và ngôi nhà của bạn.

 

Nếu làm theo quy trình này, bạn sẽ rất ngạc nhiên khi nhận ra mình có thể trả hết nợ trong một khoản thời gian rất ngắn. Hầu hết mọi người có thể sạch nợ chỉ trong từ 5 năm đến 7 năm.

 

Mẹo thứ 6: Bây giờ. khi bạn đã hoàn toàn sạch nợ, hãy dành số tiền trả nợ hàng tháng này để đầu tư xây dựng cột tài sản cho mình.

 

Mọi chuyện rất đơn giản.

 

 

NHỮNG MẸO VẶT KHÁC GIÚP BẠN KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH

 

- Thanh toán tất cả mọi hóa đơn đúng hạn để tránh bị phạt thêm tiền.

 

- Tìm một loại thẻ tín dụng nào đó có lãi suất thấp nhất và không tính phí giao dịch hay phí duy trì hàng năm. Khi đó bạn có thể xem xét việc củng cố lại những món nợ tín dụng khác của mình trước. Như thế bạn sẽ phải trả lãi suất và chi phí thấp hơn. 

 

- Đừng dùng những loại thẻ ATM bị tính phí sử dụng. Như thế chẳng khác nào phải trả tiền để được xài tiền của chính mình.

 

 

CÓ THỂ BẠN CẦN THAY ĐỔI THÓI QUEN TIÊU DÙNG CỦA MÌNH MỘT CHÚT

 

 - Tập thói quen xài tiền mặt. Chỉ dùng những tấm thẻ bị tính phí trong trường hợp khẩn cấp. Học cách ngừng mua sắm do bốc đồng. Hãy sử dụng ý chí của mình để nói "không".

 

- Tìm mua sắm ở những cửa hàng bán lẻ với giá sỉ và những cửa hàng giảm giá.

 

- Tôn trọng ngân quỹ của mình. Nếu bạn sắp vượt quá giới hạn 200 đôla kế hoạch dành cho ăn uống thì hãy bớt ăn vặt và nhậu nhẹt đi.

 

- Bắt đầu tìm kiếm một công việc bán thời gian hay những cách khác để kiếm thêm thu nhập.

 

- Tắt máy lạnh hoặc tắt bớt đèn nếu không cần thiết để giảm hóa đơn tiền điện.

 

- Cắt giảm hóa đơn điện thoại bàn hoặc điện thoại di động. Đây là một lĩnh vực mà người ta thường bỏ sót khi đang cố gắng tiết kiệm tiền.

 

- Kiểm lại các hợp đồng bảo hiểm của bạn. Hãy xem liệu bạn có thể tìm được những hợp đồng bảo hiểm tương đương nào khác với chi phí thấp hơn hay không.

 

Tóm lại, hãy bắt đầu thói quen tìm kiếm thử xem bạn có thể tiết kiệm vài đồng ở chỗ này, vài đồng ở chỗ kia hay không. Hãy dành ra một tuần suy nghĩ xem bạn có thể tiết kiệm được bao nhiêu tiền bằng cách mua những loại dầu gội đầu rẻ tiền hơn, không đi ăn nhà hàng nữa, hay giảm bớt những cuộc "nấu cháo điện thoại" dài dằng dặc. Giả sử như thế bạn sẽ tiết kiệm được 30 đôla hay 40 đôla một tuần. Trong một tháng, bạn sẽ tiết kiệm được hơn 100 đôla, và trong một năm, bạn sẽ tiết kiệm được đến 1.200 đôla hoặc hơn - và đó sẽ là một bước chuyển biến tốt để thay đổi thói quen tiêu dùng của bạn.

 

Mục đích của bạn là thoát khỏi nợ nần càng sớm càng tốt để bạn có thể khởi đầu một tương lai tươi sáng hơn và bắt đầu suy nghĩ như một người giàu có. Khi đó bạn có thể bắt đầu mua hay tạo dựng cho mình các bất động sản giúp bạn phát sinh thu nhập thụ động thanh toán cho các hoá đơn điện thoại, hóa đơn tiền điện hay bảo hiểm, v.v... Đó chính là triết lý của người cha giàu về việc mở rộng những phương tiện giúp bạn tận hưởng cuộc sống.

 

 

NHỮNG MÓN NỢ AN TOÀN VÀ NHỮNG MÓN NỢ KHÔNG AN TOÀN

 

Có hai loại nợ nần. Những món nợ an toàn là những món nợ có thế chấp, chẳng hạn như khi bạn vay tièn mua nhà hoặc mua xe. Những món nợ không an toàn là những món nợ không có thế chấp, thường bao gồm các khoản nợ trong thẻ tín dụng hoặc nợ nần cá nhân.h

 

Những món nợ đầu tiên mà bạn cần giũ bỏ chính là những món nợ không an toàn. Trong hệ thống của người cha giàu, những món nợ không an toàn là những món nợ mà chúng tôi gọi là những món nợ xấu, và bạn càng sớm thoát khỏi chúng thì bạn càng có thể sớm quản lý vấn đề tài chính của mỉnh. Như thế có nghĩa là hãy cố gắng thanh toán hết nợ thẻ tín dụng và các khoản nợ cá nhân khác của bạn càng sớm càng tốt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG 6

 Cái giá của sự thay đổi

"Điên rồ nghĩa là tiếp tục  nhữnggiữ nguyên mọi việc nhưng lại muốn mọi việc thay đổi."

 

Một câu nói phổ biến.

 

 

 

Mỗi khi thuyết giảng về những món nợ tốt và những món nợ xấu, tôi thường gặp những câu hỏi tương tự như sau:

 

- Nhưng nếu thị trường sụp đổ thì sao?

 

- Nhưng nếu tôi phạm sai lầm thì sao?

 

- Nhưng nếu tôi không thể trả hết nợ thì sao?

 

- Nhưng nếu tôi không thích bất động sản thì sao?

 

- Nhưng làm sao tôi mua nổi bất động sản khi giá bất động sản nơi tôi ở quá cao?

 

- Chẳng phải nợ nần là rất rủi ro ư?

 

- Không nợ nần gì cá chẳng phải tốt hơn sao?

 

Đây là những câu hỏi chính đáng dựa trên những mối quan tâm đời thường không thể xem nhẹ. Tôi từng nghe một nhà đầu tư nổi tiếng phát biểu: "Hãy xem tất cả các khoản đầu tư như những khoản đầu tư tồi tệ." Nhưng bạn cũng nên để ý một điều mà nhà đầu tư này không nói đến: "Vì những mối quan tâm của bạn là chính đáng nên bạn đừng làm gì cả." Đối với hàng triệu người, những mối lo ngại này khiến họ chùn tay. Chính nỗi lo sợ trước những điều không biết thường khiến người ta không dám thay đồi.

 

Hãy xem lại số liệu thống kê của Bộ Y tế, Giáo dục và Phúc lợi Xã hội Mỹ:

 

Cứ mỗi 100 người đến tuổi 65:

 

1 người sống giàu có

 

4 người sống đầy đủ

 

5 người vẫn phải làm việc vì buộc phải làm việc

 

54 người sống nhờ gia đình hay trợ cấp chính phủ

 

36 người đã chết 

 

Với tôi, dường như rõ ràng lý do khiến chỉ có 1 trong 100 người đạt được sự giàu có là vì phần lớn mọi người không có khả năng thay đồi khi cần phải thay đổi. Họ cứ giữ nguyên mọi việc như cũ. Chắc chắn có nhiều người muốn thay đổi nhưng lại chùn tay vì những nỗi sợ hãi và hoài nghi kiểu như "Nếu thị trường sụp đổ thì sao?", "Nếu tôi phạm sai lầm thì sao?", hay "Nếu tôi không thể thanh toán nợ nần thì sao?". Nói cách khác, nhiều người không thể thay đổi được bởi vì họ là tù nhân của những nỗi sợ hãi và hoài nghi của chính bản thân mình. Nỗi sợ hãi và hoài nghi đó buộc họ phải ngồi yên hy vọng mọi sự sẽ thay đổi.

 

Và đó chính là một định nghĩa phổ biến của sự điên rồ.

 

 

MỘT ĐỊNH LUẬT KHÁC CỦA NEWTON

 

 Người cha giàu thường nói: "Đối với những người hay sợ mắc sai lầm thì họ thường cảm thấy dễ dàng hơn nếu họ chẳng làm gì cá hoặc cứ làm như cũ." Một định luật vạn vật khác của nhà bác học lsaac Newton, định luật bảo toàn năng lượng, nói rằng: "Một vật thể đang ở trạng thái tĩnh thì sẽ giữ nguyên trạng thái tĩnh. Và một vật thể đang chuyển động thì sẽ giữ nguyên trạng thái chuyển động." Nói cách khác, người ta thường cảm thấy dễ dàng hơn nếu cứ làm mọi việc như cũ, bởi vì "một vật thể đang chuyển động thì sẽ giữ nguyên trạng thái chuyển động." Và người ta thường cảm thấy khó thay đổi bởi vì "vạn sự khởi đầu nan." và bởi vì "một vật thể đang ở trạng thái tĩnh thì sẽ giữ nguyên trạng thái tĩnh." Và như thế. cái giá để trở thành một triệu phú là bạn phải làm một điều gì đó khác đi - bắt đầu từ số không nảy sinh một ý tưởng, phạm một vài sai lầm, rồi cuối cùng trở nên nhuần nhuyễn với ý tưởng mới đó. Nghe có vẻ đơn giản và nó thực sự rất đơn giản, nhưng phần lớn mọi người không làm được điều đơn giản đó để trở thành triệu phú chính bởi vì định luật này của Newton.

 

 

KHÔNG CHỈ LÀ THAY ĐỔI CÔNG VIỆC

 

Trong cuốn sách thứ hai của tôi, Dạy Con Làm Giàu (tập 2) - Để được thoải mái về tiền bạc,  tôi có viết về bốn loại người khác nhau trong thế giới tiền bạc và kinh doanh. Biểu đồ dưới đây được gọi là Kim tứ đồ:

 

 

Bốn chữ trên tượng trưng cho bốn nhóm: người lao động (L), chủ cửa hàng tư nhân kinh doanh nhỏ (T), chủ doanh nghiệp lớn (C) và nhà đầu tư (D). Cuốn sách nói về những khác biệt cốt lõi giữa bốn loại người này trong Kim tứ đồ và họ cần phải thay đổi điều gì để có thể đổi nhóm. Tôi đề cập đến Kim tứ đồ ở đây vì muốn nói rằng mặc dù nhiều người muốn đổi nhóm nhưng lại bị kẹt cứng trong đó. Chẳng hạn như nhiều người ra trường, có việc làm, và rồi cứ ở mãi trong nhóm L cho đến lúc về hưu, dù rằng trong suốt một thời gian dài họ luôn muốn thoát khỏi cái nhóm này và muốn làm một cái gì đó khác biệt, chẳng hạn như đầu tư hay tạo dựng doanh nghiệp cho riêng mình.

 

Đối với nhiều người, nếu có sự thay đổi, thường thì họ chỉ thay đổi trong nhóm của mình mà thôi. Ví dụ như nhiều người chỉ thay đổi nội trong nhóm L, nghĩa là họ chỉ nhảy việc để tìm một công việc khác có lương cao hơn hay việc làm tốt hơn. Và như tôi đã giải thích trong nhiều cuốn sách, rất ít người trong nhóm L làm giàu được do nhóm này bị đánh thuế rất cao.

 

Nếu một người có thể chuyển từ nhóm này sang nhóm khác thì trường hợp phổ biến nhất là chuyển lừ nhóm L sang nhóm T. Khi một người thay đổi như thế, anh ta thường nói: "Tôi muốn việc cho riêng mình" hay "Tôi muốn làm chủ chính mình." Nhóm này cũng rất khó làm giàu bởi vì nếu anh ngừng làm việc thì anh cũng sẽ không còn thu nhập nữa. Và luật thuế cũng không bớt hà khắc hơn đối với họ.

 

Nhóm C và Đ là 2 nhóm dễ làm giàu nhất nhưng cũng gặp phải nhiều thử thách nhất, với mỗi người mỗi khác.

 

Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về sự khác biệt hay muốn có thêm thông tin về 4 nhóm của Kim tứ đồ và làm thế nào để có những thay đổi cần thiết, hãy tìm đọc cuốn sách Dạy Con Làm Giàu (tập 2) - Để được thoải mái về liền bạc, và hãy luôn ghi nhớ định luật bảo toàn năng lượng của Newlon. Và như vậy lời khuyên của tôi là hãy giữ nguyên công việc thường nhật của bạn và hãy dành ra ít nhất 5 năm để tạo dựng một công việc mới trong một nhóm mới của Kim tứ đồ.

 

 

MUỐN TĂNG CƠ HỘI TRỞ THÀNH TRIỆU PHÚ...

 

HÃY CHUYỂN SANG NHÓM KHÁC

 

 Lý do khiến rất nhiều người chơi xổ số hay tham gia các trò chơi truyền hình với hy vọng làm giàu là vì phần lớn những người này nằm trong nhóm L hay nhóm T. Hầu hết những người thực sự trở nên giàu có chủ yếu xuất phát từ nhóm C hoặc Đ. Một trong những cách giúp bạn gia tăng cơ hội trở thành triệu phú là hãy chuyển sang nhóm khác. Dù không có gì chắc chắn nhưng ít ra bạn cũng sẽ có cơ hội nhiều hơn những người làm việc trong nhóm L và T. ước tính chưa đến 1% số người giàu có xuất phát từ nhóm L và T. Hay nói cách khác, nếu bạn thực sự muốn làm giàu càng nhanh càng tốt bạn cần phải đổi nhóm của mình.

 

Khi tôi hỏi mọi người: "Ai thật sự muốn trở thành triệu phú?", tôi cũng thường hỏi xem họ có sẵn sàng đổi nhóm hay không. Một số người sẵn sàng còn phần lớn thì không.

 

Vì sao vậy? Câu trả lời một lần nữa nằm trong hai chữ "thay đổi". Đối với nhiều người, một sự thay đổi đòi hỏi phải chuyển từ hai nhóm L và T bên trái sang hai nhóm C và Đ bên phải là một cái giá quá đắt so với cái giá mà họ muốn trả. Với họ, tốt nhất là nên tìm những cách khác để làm giàu chẳng hạn như cố gắng sống tiện tặn và cắt giảm chi phiếu, cưới một cô vợ hoặc một anh chồng giàu có, hoặc thử lừa đảo để làm giàu. Nhưng đối với những người sẵn sàng thay đổi, tôi xin tặng các bạn một biểu đồ sau không có trong cuốn sách Dạy Con Làm Giàu (tập 2) - Để được thoải mái về tiền bạc. Một hướng dẫn rất hữu ích dành cho những người can đảm, bởi vì bạn phải thật sự can đảm thì mới có thể làm theo nó được.

 

 

HƯỚNG DẪN LÀM GIÀU

 

 Biểu đồ dưới đây nhằm mục đích giải thích vì sao kiến thức từ lớp học hay từ những cuốn sách thông thường không đủ để giúp bạn đạt được sự thành công trọn vẹn về mặt tài chính. Dù biểu đồ này có thể được sử dụng để giải thích nhiều điều khác nữa nhưng trong phạm vi cuốn sách này, tôi chỉ muốn dùng nó làm bản hướng dẫn những thay đổi mà một người cần thực hiện để có thể trở nên giàu có. Tôi gọi biểu đồ này là mô hình "Kim tự tháp Học tập."

 

 

Nếu bạn đã đọc cuốn sách thứ ba của chúng tôi, Dạy Con Làm Giàu (tập 3) - hướng dẫn đầu tư, có thề bạn sẽ nhận ra đây là một tứ diện, nghĩa là một cấu trúc với bốn mặt và bốn đỉnh. Một số người gọi nó là kím tự tháp và một trong các giáo viên của tôi, tiến sĩ Buckminster Fuller, nói rằng tứ diện là một trong những cấu trúc bền vững nhất trong không gian - điều này giải thích tại sao các kim tự tháp Ai Cập lại có thể tồn tại trong một thời gian dài đến vậy. Dù thế nào đi nữa, tứ diện này cũng sẽ giúp chúng ta tìm ra cái giá mà bạn phải trả khi muốn có những thay đổi cần thiết để làm giàu. Nó cũng giải thích tại sao đối với nhiều người rất khó có được những thay đổi cần thiết.

 

Một trong những câu nói của Albert Einstein mà tôi thích nhất: "Một tinh thần mạnh mẽ thường gặp phải sự chống đối quyết liệt từ một lý trí bình thường." Tôi không có ý định chỉ trích những người phản đối ý tưởng của mình. Tôi sử dụng câu nói này chỉ để nhắc nhở bản thân rằng mình có một tinh thần mạnh mẽ nhưng chỉ có một lý trí bình thường mà thôi.

 

Hãy nói về cách hoạt động của Kim tự tháp Học tập này. Giá sử một người đọc một cuốn sách và cuốn sách bảo anh ta hãy vay tiền đi mua bất động sản. Như vậy, về mặt lý trí, anh ta nghĩ rằng: "Hãy đầu tư vào bất động sản để làm giàu," đây không phải là một việc khó khăn nhưng phần lớn mọi người đều không làm được. Họ có thể nghĩ đến điều đó về mặt lý trí, nhưng lại không làm được trên thực tế. Vì sao vậy? Nhiều người không thể đi mua bất động sán trong thực tế bởi vì họ gặp rắc rối về mặt cảm xúc. Và vấn đế phát sinh khi tư duy cảm xúc của họ vượt qua tư duy lý trí. Khi tư duy cảm xúc bị kích động từ những ý tưởng mới của lý trí, chúng ta bắt đầu nghe thững câu nói đà nhắc đến ở trên, đại loại như:

 

- Nhưng nếu thị trường sụp đổ thì sao?

 

- Nhưng nếu tôi phạm sai lầm thì sap?

 

Đây là những ví dụ khi cảm xúc sợ hãi xuất hiện, cản trở những ý tưởng mới của lý trí dù là những ỷ tưởng rất đơn giản như "Hãy mua vài bất động sản để làm giàu." Nếu tư duy cảm xúc mạnh hơn tư duy lý trí thì thường là bạn chẳng có hành động gì trong thực tế cả. Một người có thể rơi vào tình trạng "mất khả năng phân tích" và bỏ ra hàng giờ thực tế không làm gì cả trừ việc tranh cãi nội tâm giữa lý trí và cảm xúc của mình. Hay người đó có thể hành động như người phỏng vấn tôi qua radio: phản bác hoàn toàn ý tưởng đầu tư vào bất động sản. Hẳn bạn vẫn còn nhớ anh chàng này đã nói: "Tôi không muốn phải sửa toilet và bị dựng đầu dậy để nghe điện thoại của khách thuê nhà vào lúc nửa đêm."

 

Đó là một ví dụ nữa cho thấy tư duy cảm xúc vượt trên tư duy lý trí. Người phỏng vấn này không buồn xem xét những ý tưởng mới, vì vậy anh ta đã bỏ lỡ một cơ hội làm giàu nhanh chóng. Vào cuối buổi phỏng vấn, anh ta nói: "Tôi cứ tưởng anh đến đây để chỉ cho chúng tôi cách làm thế nào để trở thành triệu phú!". Và tôi trả lời: "Tôi đã làm thế mà. Tôi đã chỉ cho anh một cách giúp nhiều người trở thành triệu phú và được tự do tài chính. Nhưng tất cả những gì anh nghĩ đến chỉ là mấy cái toilet mà thôi." Không cần phái nói, tôi không bao giờ được mời lại trong chương trình của anh ta nữa.

 

 

SỨC MẠNH CỦA Ý TƯỞNG

 

Người phỏng vấn qua radio này không phải là người duy nhất ngăn chặn những ý tưởng có thề thay đổi cuộc sống tài chính của anh ta. Tôi cũng làm thế. Tất cả chúng la đều làm như thế. Tất cả chúng ta đều làm những việc giúp chúng ta thành công và những việc khiến chúng ta thất bại.

 

Vấn đề muốn nói trong chương này là: chúng ta thay đổi như thế nào khi chúng ta cần phải thay đổi. Như tôi đã nói ở đầu chương, điên rồ nghĩa là tiếp tục giữ nguyên mọi việc nhưng lại muốn mọi việc thay đổi.

 

Người cha giàu từng nói: "Một trong những lý do chính khiến người ta không thể làm giàu và tự do tài chính được là vì họ sợ phạm phải sai lầm". Ông còn nói thêm: "Nhiều người rất thông minh và có học vấn cao vẫn không thể làm giàu được bởi vì khi còn đi học, họ được dạy rằng sai lầm là một điều tệ hại. Nhưng trong thực tế, người nào phạm nhiều sai lầm nhất và biết rút ra bài học từ những sai lầm đó - không dối trá, gian lận, phủ nhận hay đổ lỗi - mới thính là người thành công." Và như vậy, khi nhìn vào Kim tự tháp Học tập bạn sẽ thấy lý do chính khiến nhiều người không thể trở thành triệu phú dù về mặt lý trí họ rất muốn như vậy, đó là vì về mặt cảm xúc, họ đã học là phải biết sợ phạm sai lầm. Người cha giàu thường nói: "Chính nỗi sợ thất bại đã khiến phần lớn mọi người thất bại. "Nỗi sợ thất bại là một tư duy cảm xúc cần được thay đổi bởi vì tư duy cảm xúc này luôn mạnh hơn tư duy lý trí, đó chính là lý do vì sao rất ít người trở nên giàu có.

 

 

NHỮNG GÌ HỌC Ở TRƯỜNG HỌC... CÓ THỂ KHÔNG ỨNG DỤNG ĐƯỢC TRONG THỰC TẾ

 

Nhiều năm trước, khi người cha giàu bảo Tôi: "Ngân hàng không bao giờ hỏi xem phiếu điểm của cha cả." Một trong những bài học quan trọng nhất mà tôi rút ra được là những gì học ớ trường có thể không ứng dụng được trong thực tế. Khi nhìn những người đang gặp khó khăn tài chính, tôi thường thấy rằng họ rơi vào hoàn cảnh đó đơn giản vì họ không thể thoát khỏi những suy nghĩ cũ của gia đình, bạn bè và trường lớp. Nói cách khác, họ làm theo những ý tưởng mà ngay cả họ cũng không biết rằng mình đứng làm theo những ý tưởng như "đừng phạm sai lầm," "hãy tìm một việc làm an toàn, đảm bảo" hay "hãy làm việc chăm chỉ, tiết kiệm tiền và đừng để mắc nợ." Đó là những ý tưởng hay đối với những người xem trọng sự bảo đảm hơn sự tự do tài chính. Nhưng đó sẽ là những ý tưởng rất tồi tệ nếu bạn muốn trở thành triệu phú càng nhanh càng tốt. Vì vậy cái giá để trở thành triệu phú đối với nhiều người chính là phải kiểm tra lại tư duy của mình và tìm ra những tư duy nào cần thay đổi. Nhưng hãy nhớ rằng, khi một tư duy lý trí thay đổi, nó thường đòi hỏi cảm xúc, thể chất và tinh thần cũng phải thay đổi theo.

 

 

NHỮNG GÌ DÙNG ĐƯỢC TRONG THỜI CHIẾN CÓ THỂ KHÔNG DÙNG ĐƯỢC TRONG THỜI BÌNH

 

Đối với tôi, nỗi sợ thất bại không phải là vấn đề, cũng giống như nhiều người khác. Như tôi đã nói, việc thi rớt ở tuổi 15 vì không có khả năng viết lách chính là một trong những điều tốt đẹp nhất từng đến với tôi. Hôm nay, tôi kiếm được nhiều tiền với tư cách là một nhà văn hơn phần lớn những bạn học từng đạt điểm A môn Văn. Từ thất bại đó tôi cũng học được rằng phiếu điểm thật sự của tôi chính là các báo cáo tài chính. Vì vậy, tôi cho rằng thất bại là một điều tốt, nếu tôi có thể rút ra cho mình những bài học từ thất bại hay sai lầm đó. Tôi nhận ra mình có được một lợi thế rất lớn nhờ sẵn sàng phạm sai lầm nhiều hơn những người trước kia học giỏi hơn tôi rất nhiều. Vấn đề là khi tôi học bằng cách phạm sai lầm thì chính cảm giác không sợ thất bại lại hạn chế khả năng học hỏi của tôi.

 

Một trong những lý do tôi tình nguyện đi chiến đấu ở các chiến trường là vì những thử thách cảm xúc và thực tế mà chiến tranh đem lại. Khi hầu hết mọi người đều nói: "Tôi không muốn tham gia chiến tranh" hay "Tôi phản đối chiến tranh," thì tôi quyết định tốt nhất là nên tham gia. Và tôi tình nguyện ra trận dù tôi thuộc diện được miễn quân dịch. May mắn là công tác huấn luyện của Quân đoàn Thủy quân lục chiến rất tốt, giúp các thanh niên trẻ vượt qua những nỗi hoài nghi cảm xúc và thực tế cùng những giới hạn của bản thân. Chúng tôi được huấn luyện gắt gao để có thể hoạt động với một lý trí tỉnh táo dù rằng trong thâm tâm là một cảm giác sợ hãi. Chúng tôi được huấn luyện để hoàn thành nhiệm vụ dù phải trả giá bằng chính sinh mạng của mình. Chính những trui rèn về cảm xúc và tinh thần như thế đã giúp tôi sống sót. Tuy nhiên, cũng chính những bài tập đó đã giết chết tôi khi tôi trở về. Tôi phải bỏ ra 25 năm sau đó để quên đi những gì mình đã học khi chuẩn bị cho cuộc chiến tranh.

 

Để sống sót trong chiến tranh. chúng tôi được huấn luyện phải ra đòn trong tích tắc. Chúng tôi thường phải bắn trước khi suy nghĩ, bước vào những nơi nguy hiểm bất chấp cái chết và làm nhũng chuyện khủng khiếp dù không hề muốn làm. Nói cách khác trong thực tế chúng tôi phải làm những điều mà chúng tôi không hễ muốn làm và không được để cho những tư duy cảm xúc và lý trí ngăn cản mình thực hiện nhiệm vụ.

 

Khi trở về sau cuộc chiến, tôi phát hiện ra rằngh chính khả năng vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân và tính hiếu chiến đã trì kéo tôi lại. Trong thời bình không ai cần đến Phong cách của một chiến binh. Tôi sớm nhận ra rằng có một sự khác biệt rất lớn giữa một người lính thủy quân lục chiến trong chiến tranh và một người lính thủy quân lục chiến trong hòa bình. Những người có thể lên đến cấp tướng trong quân đội là những người tài giỏi cả trong thời bình lẫn thời chiến. những vị tướng như Colin Powell và Norman Schwarzkopf chẳng hạn. Trong thời bình, tôi cần phải học cách suy nghĩ và ứng xử như một nhà chính trị hay một nhà ngoại giao, dù là đang ở trong Quân đoàn, tôi phải học cách nhẫn nại hơn, suy nghĩ kỹ hơn trước khi hành động, sống tử tế hơn, bớt lỗ mãng hơn và trên hết là không được hiếu chiến như trước nữa. Đó là những bài học mà tôi vẫn phải cố gắng học hỏi cho đến tận ngày nay. Tôi nhận ra hôm nay mình có thể thành công hơn - về mặt tài chính, xã hội và sự nghiệp - nếu trước đây tôi có thể thay đổi nhanh chóng hơn, nhưng tôi đã không thể làm thể.

 

May mắn là chính khả năng vượt qua nỗi sợ thất bại đã giúp tôi trở thành một doanh nhân và một nhà đầu tư thành công. Nhưng cũng chính khả năng này đã cản trở sự thăng tiến và thành đạt của tôi. Như tôi đã nói trong phần trước, một trong những định luật Newton nói rằng: "Mỗi lực tác dụng luôn có một phản lực ngược chiều có cùng độ lớn." Trong cuộc đời mình, tôi cần có những thay đổi đáng kể nếu muốn thành công hơn nữa. Với tôi, tính hiếu chiến có thể giúp tôi chiến thắng những trận đánh nhỏ nhưng lại khiến tôi thất bại trong một cuộc chiến lớn. Tôi đã sớm nhận ra rằng nếu không chịu thay đổi, tôi sẽ chẳng thành đạt được bao nhiêu, cũng sẽ như những người sợ phạm phải sai lầm. Và để có thể thành công, tôi cần phải thay đổi.

 

Mỗi đồng tiền đều có hai mặt, mỗi làm giàu tay cờ bạc cũng cần biết làm một nhân viên ngân hàng. Trong cuộc dời mình, tôi đã xây dựng khía cạnh chiến binh của bản thân suốt 25 năm và lại phải bỏ ra 25 năm sau nữa để xây dựng khía cạnh ngoại giao. Nhờ ró cả hai mặt này, tôi đạt được những thành công vượt bậc. Nếu chỉ có một mặt của đồng tiền, tôi biết thành công của mình sẽ bị giới hạn rất nhiều. Nói cách khác, điểm mạnh của tôi bị trở thành điểm yếu và để có thể tạo thành một thể thống nhất hoàn chỉnh cho bản thân, tôi cần phải biến những điểm yếu của mình thành điểm mạnh.

 

 

CUỘC SỐNG LUÔN THAY ĐỔI

 

Khi có người hỏi: "Tôi nên đầu tư vào cái gì?", "Anh khuyên tôi nên làm gì?", hay "Anh có thể giúp tôi tìm ra câu trả lời đúng không?", tôi thường do dự và khéo léo tránh đưa ra câu trả lời của riêng tôi. Tôi không thích đưa ra những câu trả lời theo mẫu bởi vì những câu trả lời mẩu đó chỉ áp dụng được trong nhà trường và trong các trò chơi truyền hình mà thôi. Trên thực tế, mỗi chúng ta đều có những ưu điểm, có tài và khả năng nhất định. Chúng ta cũng có những khuyết điểm, và như bạn thấy, ưa điểm của chúng ta thường cũng là khuyết điểm của chúng ta.

 

Đối với tôi, cuộc sống luôn luôn thay đổi. Với tôi, nếu ngày nay anh không chịu thay đổi thì xem như anh đã tự đào mồ chôn mình, bởi vì thế giới này luôn luôn thay đổi càng lúc càng nhanh. Những người gặp rắc rối nhiều nhất chính là những người bám vào các phương thức và kiểu mẫu cũ. Khi lntemet phát triển, khoảng cách giữa có và không sẽ đào sâu thêm. Ngày nay, chúng ta có những cậu bé chưa học xong trung học nhưng đã kiếm được bạc triệu trên mạng. Các cậu bé này không có một việc làm nào cả và có lẽ cũng sẽ chẳng bao gi phải đi tìm việc cả.

 

Như tôi đã nói trong những cuốn sách khác, ý tưởng về một việc làm là ý tưởng của Thời đại Công nghiệp. Bất cứ ai bám mãi vào những luật lệ cũ của Thời đại Công nghiệp sẽ bị bỏ xa về mặt tài chính bởi nhũng người biết thích nghi với những luật lệ mới của Thời đại Thông tin. Và hãy tin tôi những luật lệ đó hoàn toàn khác hẳn. Nếu bạn cứ mãi bám vào ý tưởng về một việc làm ổn định, lương tăng theo thâm niên, thì nghĩa là bạn đang bám vào những luật lệ của Thời dại Công nghiệp. Và mặc dù quanh bạn có rất nhiều cơ hội đề làm giàu nhưng muốn tận đụng được những cơ hội đó, cái giá phải trả là bạn cần phải thay đồi.

 

 

SỨC MẠNH TINH THẦN

 

Sự không chắc chắn của mỗi thay đổi thường rất đáng sợ. Như mọi người khác, tôi cũng lo sợ về những điều mình không dám chắc. Như mọi người khác, tôi cũng thiếu tự tin với bản thân. Như mọi người khác, tôi cũng ghét phạm sai lầm. Nhưng có điều là ngày nay, mọi người đều phải thay đổi. Nhờ lntemet, sự thay đổi giờ đây đã tự do hơn. Mọi người đều phải thay đổi hoặc phải chấp nhận tụt hậu, có thể từ từ chậm nhưng không thể tránh khỏi. May mắn thay, tất cả chúng ta đều có sức mạnh vượt qua những thay đổi này nếu chúng ta thật sự muốn thay đổi. Sức mạnh này có thể thấy được ở Kim tự tháp Học tập được nhắc lại ở trang bên. Và đó chính là sức mạnh tinh thần của chúng ta.

 

 

Vài năm trước đây, tôi đến xem một cuộc đua của những người khuyếtật. Ờ đó tôi gặp một người bạn học cũ khác bị cắt bỏ hai chân sau một tai nạn giao thông, lúc đó anh ấy 55 tuổi, mất cả hai chân và đang chạy đua nước rút 100 mét bằng hai chân giả của mình. Khi anh ấy chạy tôi không còn nhìn thấy những khuyết tật cơ thể của anh ấy nữa. Tòi chỉ nhìn và cảm nhận được ý chí tinh thần đang diễu khiển anh ấy khi anh chạy, ý chí của anh và của nhóm người khuyết tật khác lan tỏa ra toàn bộ khán giả. Phần lớn chúng tôi lúc đó đã bật khóc khi cảm nhận được ý chí của họ. Tôi lại được nhắc nhở một lần nữa về sức mạnh tinh thần cua con người. Tôi nhận ra rằng mặc dù thể chất của mình tốt hơn anh ấy nhưng ý chí của anh ấy lại cao hơn tôi rất nhiễu. Ý chí của anh ấy đã biến những khiếm khuyết thể chất của anh thành sức mạnh cơ thể, sức mạnh lý trí và sức mạnh tình cảm. Tất cả chúng ta đều có thể đạt được sức mạnh đó nhờ vào một ý chí kiên cường như thế.

 

 

TẤT CẢ CHÚNG TA ĐỀU CÓ NHỮNG ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU

 

Như tôi đã nói, tôi không phải là một người học hành giỏi giang gì. Tôi cũng không thuộc diện được các giáo viên gọi là học sinh thông minh. Tôi cũng chẳng tố đẹp mấy về mặt cảm xúc bởi vì tôi rất nóng nảy, thiếu kiên nhẫn và thiếu tỉ mỉ. Thể chất của tôi cũng chẳng hơn ai. Tôi không phải là một vận động viên tầm cỡ hay một người có thể hình đẹp. Nhưng hôm nay, tôi có thể nói rằng mình rất hạnh phúc và không còn vướng bận vấn đề tiền bạc gì cả, bởi vì tôi luôn nhắc nhở bản thân về sức mạnh ý chí của con người. Cha mẹ tôi cũng có một ý chí mạnh mẽ như thế và luôn khuyên tôi hãy dựa vào sức mạnh đó mỗi khi cảm thấy nghi ngờ bản thân. Tôi có thể là tôi như ngày hôm nay là nhờ tôi dã cưới một người vợ cũng có một ý chí mạnh mẽ, tin tưởng vào tôi và luôn ở bên tôi trong những lúc khó khăn.

 

Chính nhờ sức mạnh tinh thần của mình và nhờ sự nâng đỡ tinh thần của những người xung quanh, tôi đã có thể học cách khai thác lý trí của mình, kiểm soát tình cảm của mình, từ đó dẫn đến những hành động thực tế, có thể ngã xuống rồi lại đứng lên.

 

 

 

CHƯƠNG KẾT

Cái giá của việc sửa chữa "phiếu điểm tài chính"

"Kế toán là nền tảng của việc giải trình"

 

Người cha giàu.

 

 

Tôi thường nghe người ta nói: "Tôi không thích học kế toán. Tôi chẳng hứng thú gì với việc cập nhật các báo cáo tài chính." Khi nghe những câu nói đại loại như thế, tôi đồng ý mỗi người có quyền lựa chọn học những gì mà họ thích học. Và khi đó tôi thường lặp lại câu nói của người cha giàu: "Kế toán là nền tảng của việc giải trình," Nói cách khác, một trong những ích lợi của việc học kế toán và không ngừng cố gắng hoàn thiện những báo cáo tài chinh của bạn là: quá trình này giúp bạn phát triển khả năng giải trình tài chính với bán thân mình. Và khả năng giải trình tài chính với bản thân chính là cái giá mà bạn phải trả nếu thật sự muốn trở thành triệu phú.

 

Khi công việc kinh doanh đầu tiên của tôi thất bại, người cha giàu bảo tôi: "Khi xe của con bị hỏng con đem ra những người thợ máy chuyên nghiệp và họ sửa cho con. Nhưng khi con gặp rắc rối tài chính, người duy nhất có thể giải quyết những vấn đề đó chính là bản thân con." Ông tiếp tục nói: "Tài chính cũng giống như một trận chơi golf. Con có thể đọc sách, tham dự hội thảo, thuê huấn luyện viên và tập luyện, nhưng cuối cùng thì chỉ có con mới có thể nâng cao thành tích của mình mà thôi." Một trong những lý do khiến rất ít người trở nên giàu có là vì khi người ta gặp rắc rối tài chính, họ thường không biết cách giải quyết. Không ai dạy họ những điều cơ bản về cách phân tích những vấn đề tài chính mà họ có thể gặp. Kết quả là nhiều người biết rằng mình đang gặp rắc rối tài chính nhưng vì không biết đọc báo cáo tài chính hay không biết ghi chép sổ sách đúng cách nên thậm chí họ không biết vấn đề tài chính của mình nghiêm trọng đến mức nào chứ đừng nói đến xem xét và giải quyết vấn đề.

 

Với tôi đối mặt với những báo cáo tài chính nát bét của mình quả là một kinh nghiệm cay đắng. Thế nhưng điều tốt nhất mà tôi từng làm chính là đương đầu với chúng. Khi đương đầu với những vấn đề của mình thay vì phung phí thời gian giả vờ như chằng có chuyện gì xảy ra, tôi đã gặt hái dược những kinh nghiệm tài chính tốt nhất trong cuộc đời mình. Khi đối mặt với chúng, tôi đã tìm ra chính xác những gì mình chưa biết cũng như những gì cần học hỏi để cứu chữa tình hình tài chính của mình.

 

Nhìn tôi than vãn và rên rỉ với các báo cáo tài chính thất bại của mình, người cha giàu bảo: "May mắn là khi con phạm sai lầm, con đã phạm những sai lầm nghiêm trọng." Ông cũng nói: "Nếu con sẵn sàng đối mặt với sự thật và rút kinh nghiệm từ những sai lầm của mình, con có thể học được gấp nhiều lần so với những gì cha có thể dạy con về tiền bạc." Ông tiếp tục giải thích: "Khi con giải quyết những báo cáo tài chính của con, con phải đương đầu với bản thân và những thử thách tài chính của riêng con. Con bắt đầu nhận ra những gì con biết và những gì con chưa biết. Khi nhìn vào bản báo cáo tài chính, con bắt đầu ý thức được rằng mình phải tự chịu trách nhiệm với bản thân mình." Việc đương đầu với những rắc rối tài chính của mình và tự giải quyết chúng chính là sự giáo dục tốt nhất mà tôi nhận được, bởi vì nhờ đương đầu với những sai lầm của mình nên tôi có thể tự chịu trách nhiệm về chúng. Khi giải quyết các báo cáo tài chính, tôi nhận ra "phiếu điểm tài chính" của mình rất tệ hại. Về mặt tài chính, tôi không giỏi như mình vẫn tưởng. Và khi tìm cách cải thiện những điểm số này, tôi đã học được những gì cần học để có thể trở thành một triệu phú, đó chính là cái giá mà tôi phải trả.

 

 

Ý TƯỞNG CUỐI CÙNG

 

Có nhiều cách để trở thành triệu phú. Một cách là làrn thẻ tín dụng và sống tằn tiện. Tôi không chọn cách này vì cái giá của nó quá đắt. Một cách khác là cưới một cô gái giàu có làm vợ. Tôi cũng có thể làm như vậy nhưng một lần nữa, cái giá của nó cũng rất đắt dù đó là một cách phổ biến để làm giàu nhanh chóng. Một con đường khác là lừa gạt, nhưng với tôi rõ ràng là cái giá này cũng đắt không chịu nổi. Và một cách nữa để trở thành triệu phú là bổ sung kiến thức tài chính và sẵn sàng chịu trách nhiệm trước bản thân, trước kết quả tài chính của mình, trước sự học hỏi không ngừng và sự phát triển cá nhân để trở thành một con người tốt hơn. Đó mới là cái giá mà tôi sẵn lòng chấp nhận để trở thành một nhà triệu phú.

 

Trước khi kết thúc cuốn sách, tôi mong bạn hãy xem lại bản báo cáo tài chính này một lần nữa, như một lời nhắc nhở của người cha giàu về những điều quan trọng.

 

 

Cám ơn bạn đã đọc cuốn sách này và tôi hy vọng bạn sẽ trở thành một triệu phú trong tương lai nếu hiện tại bạn chưa Phải là triệu phú.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro