Tiêu đề phần

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trưa nay cả nhà ngồi ăn cơm bố Cún mang Bin Đại (anh Cún, lớp 7) ra sát hạch. Chả là Bin Đại có account FB. Thấy anh chàng oang oang cái mồm: tháng 11 này ông Trump có khả năng tái đắc cử, Mỹ có thể là nước đầu tiên tìm ra vắc-xin cô-vít, thằng cha Châu-bai-đần sao đi đâu cũng quỳ ấy cô Mùi nhỉ, ông Nhạ ngọng ổng phá nát cái ngành giáo dục rồi hở ba...Cả ba lẫn cô Mùi cắm mặt vào chén cơm luôn khỏi hỏi gì nữa. Bin Tiểu (lớp 10) đang húp chén canh quay qua mỉa mai thằng em "Mày định theo cô Mùi làm phản động hả?"

Người VN có tư duy rất lạ hay nói cho đúng hơn là kỳ cục. Hễ cái gì không quản được thì cấm. Cách đây không lâu đã có quy định cấm kinh doanh Karaoke, trong khi đó karaoke là một loại hình giải trí lành mạnh. Nhưng vì ta chẳng biết quản lý nó sao cho tốt nên thôi cấm mẹ đi cho lành khỏi suy nghĩ tìm cách chi cho nhức đầu.

Không phải sau STT của tôi mà từ trước đến nay tôi đều nghe phụ huynh than sợ con lên mạng là chơi game, coi youtube nên cấm tiệt khỏi cho đụng vào smart phone, ipad, computer. Internet là kho tàng kiến thức của nhân loại, ai cũng biết điều đó. Nhưng vì thiếu hiểu biết, nhát sợ, không biết cách hướng dẫn con mà cha mẹ đành ngăn cấm con tiếp xúc với nguồn kiến thức vô giá và miễn phí đó.

Nói đơn giản như môn tiếng Anh tôi đang dạy, hiện nay các dạng bài tập hỗ trợ đều được vi tính hóa, một số bài tập còn phải học online nhưng đến phần này thì nhiều em phải ngồi im vì thậm chí đến cách rê chuột các em còn chưa rành, có em chưa bao giờ cầm vào con chuột hay đụng vào bàn phím. Dạy đến phần này tôi vừa bực vừa thương, dừng lại quá lâu để hướng dẫn thì mất thời gian, bỏ em đó qua một bên thì thấy tội nghiệp, không công bằng. Và theo quan sát lâu năm của tôi các bé mà gia đình không cho nghe bài hát hay coi clip tiếng Anh luôn gặp khó khăn về phát âm và nhớ từ vựng. Một hôm tôi bỏ ra 2 ngày trời để thống kê các trang web học tiếng Anh, mất thêm nửa ngày viết một bức "huyết tâm thư" gửi cho cho phụ huynh hướng dẫn cách học và chơi cùng con. Sau một tuần tôi đi khảo sát từng em thì kết quả là: mẹ có mở cho con coi 1 lần, mẹ nói mẹ bận lắm, mẹ con phải trả lời tin nhắn phây-búc nên không có mở cho con coi được, mẹ con chưa mở thư ra coi nữa cô ơi, mẹ con nói không cho con nhìn vi tính đâu sợ hư mắt, mẹ con nói coi một hồi rồi sợ con chơi gêm...

Cho tôi hỏi quý vị một câu, quý vị đẻ ra con hay đứa con đẻ ra quý vị? Quý vị lớn tuổi hơn con hay con lớn hơn quý vị? Vậy ta quản chúng, điều khiển chúng hay để chúng điều khiển ta?

Hồi Chaien 1 tuổi tôi đã cho nó coi các bài hát tiếng Anh và các clip tiếng Anh không thuyết minh. Kết quả là Chaien biết nói tiếng Anh trước tiếng Việt và rất chuẩn. Đến nỗi khi đi mẫu giáo (trường làng) các cô đều nói Chaien bị...ngọng, không phát âm chính xác vì mỗi khi nhìn thấy đồ vật En đều nói tiếng Anh. Mấy cô lại không biết tiếng Anh nên kết luận luôn là En...ngọng. Mẹ En đi đón con thì các cô đều báo cáo là En không biết nhận biết chính xác đồ vật xung quanh.😂😂😂

Khác với mọi người tôi cho bọn Hồng Hài Nhi nhà tôi tiếp xúc với internet thoải mái. Đứa nào cũng rê chuột rất điệu nghệ, các thao tác trên thanh cuộn đều làm rất nhanh gọn. Mỗi lần đứa nào làm gì có liên quan đến giấy tờ hay bảng kê tôi đều xúi nó làm trên words hoặc excell rồi ngồi hướng dẫn nó làm. Nhiều short cut tôi không rành thì dì-cháu cùng tra google. Ngồi kế bên tôi nhắc nó chính tả, chấm phẩy, dấu câu, kính thưa, kính gửi rõ ràng, trình bày văn bản sao cho mạch lạc. Đứa nào tôi cũng tạo cho 1 account FB. Cún và En mới lớp 3 nên chưa rành về FB nhưng mỗi lần lướt FB tôi đều cho 2 đứa coi ké, stt nào có thể học hỏi được gì đó đều giải thích cho chúng nó nghe. Bin Tiểu, Bin Đại, Beo, Heo, Bo đều được tôi kể cho nghe các hình thức làm quen rồi lừa đảo qua mạng. Tôi đưa đoạn chat của tôi với mấy thằng nước ngoài cho tụi nó đọc (đứa nào cũng đọc hiểu tiếng Anh nên tôi không cần dịch) rồi phân tích những lời đường mật của mấy đứa lừa đảo. Vậy nên đứa nào mà lừa được bọn tiểu yêu nhà tôi lấy được 1k chắc cũng khó.

Mỗi lần đứa nào đòi mua gì là tôi bảo nó tìm thông tin trên mạng trước đi. Tôi còn chơi ác bắt nó tìm thông tin cho tôi luôn. Đứa nào hỏi câu gì mang tính phổ quát là bị tôi dắt đi tìm ông GG ngay. Thí dụ hỏi tại sao cô Mùi ế chồng thì sẽ được ông nội trả lời ngay nhưng chữ "Mùi" nghĩa là gì thì mở ipad ra nhá.

Vậy tụi nó chơi game thì sao? OK luôn. Bà con đừng chửi tôi khùng. Chơi game có chừng mực sẽ kích thích trí não lắm nha. Bộ tưởng ngu mà lên được level hả! Ngoài ra khi chơi game bọn chúng sẽ học được rất nhiều từ vựng tiếng Anh, tiếng lóng và văn rút gọn. Một hôm tôi mua cái camera về gắn trước cửa. Cái hộp còn giữ lại để lỡ trục trặc thì trả lại shop. Chaien lúc ấy 4 tuổi cầm cái hộp đưa cho mẹ nó nói "Mẹ ơi A Mù (dì Mùi) mua cái máy quay phim nè mẹ, cái máy này quay dễ lắm mẹ.". Mẹ En kinh ngạc nhìn En hỏi sao con biết là dễ. En bảo "Mẹ đọc đi, chữ ý-zi nè mẹ.". Tôi và mẹ nó nhìn vào hộp thì đúng là có dòng chữ "Easy to connect" thật. En lúc ấy còn chưa biết đọc nhưng tại sao nó biết chữ đó là "easy"? Bạn có biết nó chơi game con khỉ ăn chuối bao nhiêu lần rồi chưa? Game có 3 level easy-medium-dificult. Tuy En chưa biết đọc nhưng chữ easy hằng ngày in vào đầu nó và nó biết chữ đó đại diện cho cái gì đó dễ dàng. Một lần tôi đố cả đám hồi xưa ông ngoại làm nghề gì. Cả đám ngồi đăm chiêu hồi lâu, Beo mới thẽ thọt lên tiếng "Dì cho miếng hint đi dì". Ây dà, nó chơi game nhiều nên biết "hint" tức là nhắc tuồng, gợi ý đó.

Chúng nó lướt web suốt ngày mình biết nó lướt cái gì?

Tôi xây mấy đời nhà rồi đều có chung một kiến trúc. Nhà tôi phòng khách, bếp, phòng ăn đều chung một khu vực. Tức là  toàn bộ những con người trong cái khuôn viên ấy đều nhìn thấy nhau. Khi cô Mùi nấu ăn tức là phone, ipad, laptop đều rảnh rang, tụi nhóc được mượn, đứa nào được bố mẹ mua cho rồi cũng ngồi dùng luôn, nhưng tất cả đều dưới con mắt quan sát của cô Mùi thì sex siếc kiểu gì được. Giờ nào cho game là game, giờ nào tìm thông tin là chỉ google. Có những lúc cả đám phải coi một bộ phim hoặc một clip do cô Mùi lựa. Cấm hó hé. Đến giờ lên giường là tắt hết điện thoại. Ngoan cố thì cô Mùi rút phích wi-fi ra. Khỏi ò e.

Bạn biết người Nhật họ dạy cho trẻ con cầm kim, cầm kéo, cầm dao từ khi nào không? Từ khi trẻ 4 tuổi. Nhưng đã nói là "dạy" nên họ dạy thật sự, họ đưa kim, dao, kéo ra, chỉ vào cạnh dao, lưỡi kéo, đầu kim bảo đây là chỗ gây sát thương, nguy hiểm vì vậy ta phải cầm cho đúng cách, kéo để cắt vật gì, dao để cắt vật gì, kim để khâu cái gì. Còn VN nghĩ ba cái thứ nguy hiểm thôi khỏi cho tiếp xúc lỡ con bị thương. Kết quả là có đứa 7-8 tuổi ăn cơm còn rớt, cầm kéo không cắt giấy mà lại cắt vào tay, cầm dao thì cắt đằng sống. Bó tay!

Cũng may sau  vụ karaoke đó người ta không cấm thiên hạ cầm mic nữa. Không thì mấy cô, mấy chị chuyển qua cầm cái gì giống giống cái mic nữa thì toi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro