Khổ 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cũng để ngòi bút của mình tuôn chảy trong nguồn cảm hứng vô tận ấy, đốm lửa cháy mãnh liệt của phong trào Thơ Mới, người khởi xướng ra "Trường thơ Loạn" - Hàn Mặc Tử - đã để lại dấu ấn sâu sắc trên thi đàn Việt Nam với thi phẩm "Đây thôn Vĩ Dạ". Bài thơ là cuộc hành trình về thăm chốn cũ trong tâm tưởng của tác giả, thể hiện một hồn thơ đầy thiết tha với cuộc đời và tình yêu chưa bao giờ tắt với mảnh đất và con người xứ sông Hương, núi Ngự. Điều đó được thể hiện rõ nét trong khổ thơ:

"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền"

Ơ câu thơ đầu tiên tác giả đã sử dụng câu hỏi tu từ nhưng lại gợ i cảm giác như một lời trách móc nhẹ nhàng và cũng là lời mời gọi tha thiết của cô gái hùng vĩ với nhà thơ. "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?" Ta bắt gặp một địa danh được đặt trang trọng ở cuối câu thơ, cũng là cuối một câu hỏi: "Thôn Vĩ". "Thôn Vĩ" chính là thôn Vĩ Dạ, mảnh đất mà tác giả đã được sinh ra và bây giờ luôn ấp ôm trong lòng, luôn khao khát được một lần trở lại. Nơi này đặc biệt có lẽ vì ông đã gửi gắm một phần linh hồn ở đó, cũng mang theo một mảnh hồn quê xứ sở, gìn giữ trong tim đến suốt cuộc đời. Ở câu thơ này gây cho người đọc một sự khó hiểu, tại sao không phải là "về thăm" sau một thời gian vắng bóng mà lại là "về chơi". " Về chơi" khác " về thăm", về thăm như 1 sự xả giao, còn về chơi đem đến cảm giác gần gủi, thân mật, tự nhiên. Hai tiếng "về chơi" nghe sao mà thổn thức như tiếng mẹ quê hương gọi đứa con xa trở về! Biết bao nhiêu tình cảm được chở chứa trọn vẹn trong hai chữ giản đơn ấy. Chỉ vậy thôi mà sao ta thấy ý thơ dâng đầy nỗi xót xa. Nhưng đừng trách Hàn Mặc Tử tại sao không về, bởi vì về thăm chốn cũ là cả một niềm khao khát đến bỏng cháy, chưa bao giờ nguôi ngoai trong tâm hồn thi sĩ. Ấy vậy mà đến tận lúc cuối đời, ông vẫn chưa một lần được về thăm lại chốn xưa.
Bằng ngòi bút tài hoa, Hàn Mặc Tử đã họa lên bức tranh ngôn từ về vẻ đẹp thôn Vĩ Dạ ở câu 2,3. Bằng bút php nghệ thuật gợi chứ không tả, tác giả chỉ gợi những gì mạnh mẽ và sâu sắc còn lưu lại trong tâm trí người đi xa
"Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc"
Ở câu thơ thứ hai "Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên" phác họa qua cái nhìn xa chưa đến nhưng để thấy được những hàng cao thẳng tắp, cao vút vượt lên trên những cây khác, những tàu lá cao lấp lánh ánh mặt trời buổi sớm mai. Tác giả đã dùng thị giác của mình để quan sát một cách tinh tế để miêu tả cái đẹp của thôn Vĩ không phải chỉ do nắng hay hàng cao mà là do "nắng hàng cao" sự hài hòa của ánh nắng vàng rực rỡ trên cành cao tôi sang
Thôn Vĩ Dạ dưới cái nhìn của thi sĩ ngập trong nắng. Hai từ nắng trong câu thơ 7 chữ gọi đúng đặc điểm của cái nắng miền Trung, mang đến cho ta cảm giác nắng nhiều chói chang, rực rỡ ngay từ lúc bình minh. "Nắng mới lên" thật trong trẻo tinh khiết có cảm giác ánh nắng ấy làm phần sai cả khoảng trời hồi tưởng của tác giả.Ánh nắng ấy cũng ấm áp đến độ sưởi ấm, thắp lên chút ánh sáng nơi cõi lòng lạnh lẽo của người xa xứ. Hẳn là tình yêu dành cho xứ Vĩ ấy phải lớn lao đến nhường nào mới có thể khiến những kí ức mờ nhòa trở nên sống động, chân thực đến kì lạ. Tiếp đến, tác giả đã gọi lên thần thái thôn Vĩ chính là phường cây bao bọc quanh nhà ở câu thơ thứ 3 "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc".
Ở câu thơ này tác giả đã cho ta thấy được hai sự bất ngờ là "mướt" và "xanh như ngọc" của ngôi vườn. "Mướt" là sự chăm sóc chu đáo, tươi tốt mang hình ảnh đầy so sánh và cảm nhận, cho ta thấy khu vườn sạch sẽ bóng loáng của từng chiếc lá dưới ánh mặt trời. Hình ảnh so sánh "xanh như ngọc" là một sự ss tinh khôi ,quý phái, sang trọng. Vẻ đẹp được sánh ngang với "ngọc" không chỉ tráng lệ mà còn quý giá vô cùng. Câu thơ cuối cũng là câu thơ có xuất hiện hình bóng con người:
"Lá trúc che ngang mặt chữ điền"
Người con gái xứ Huế thường gắn với tà áo dài tím mộng mơ, chiếc nón lá nhưng trong thơ Hàn Mặc Tử, thiếu nữ ấy lại e ấp "che ngang" gương mặt sau "lá trúc". " Mặt chữ điền" vẻ đẹp rất quen thuộc của người con gái xứ Huế, một vẻ đẹp phúc hậu, hiền hoà, thật thà. Sự xuất hiện kín đáo của con người cho thấy cảnh thôn Vĩ tinh khiết tinh khôi, người Thôn Vĩ thật thà, nhân hậu. Hàn Mặc Tử càng gửi thần thái của thôn Vĩ trong đó thiên nhiên tươi đẹp gắn với con người thật thà phúc hậu mang đến một sự hài hoà, một vẻ đẹp kín đáo nhẹ nhàng. Qua hai hình ảnh thiên nhiên và con người ta thấy được lòng yêu thiên nhiên, cuộc sống đến tha thiết của tác giả

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro