2 khổ đầu bài ĐTVD

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

                                            sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Mở đầu bài là một câu hỏi tu từ vừa mang nghĩa là một câu hỏi nhưng cũng là lời mời gọi tha thiết trở về nơi thôn Vĩ , một tiếng trách móc rất đỗi thân thương, nhẹ nhàng của cô gái thôn Vĩ. Chính vì thể hiện những nỗi băn khoăn, vừa hờn dỗi, trách yêu thể hiện nỗi trông ngóng da diết của cô gái mà đem đến cho độc giả những sức cuốn hút đến lạ thường khi đọc từ dòng thơ đầu tiên.
          Cũng có ý kiến cho rằng đó cũng lời tự vấn của chính thi sĩ với niềm ao ước được về lại thôn Vĩ thay vào đó là không có sự xuất hiện hình ảnh người con gái nào đang trực tiếp đối với HMT cả, qua đó mà cho ta thấy được những sắc thái phức tạo đan xen trong cùng một câu hỏi, khát khao trở về thôn Vĩ của thi nhân HMT vừa mãnh liệt vừa đầy uẩn khúc
               Có thể thấy nghệ nhân sử dụng từ "chơi" thay vì "thăm" dẫu rằng nó không khiến cho cấu trúc câu bị thay đổi, nhưng ngụ ý để làm cho câu thơ mang sự gần gũi, thân mật, thắm thiết hơn. Trái lập hoàn toàn với hình ảnh một xứ Huế thật đẹp là bao khi nơi ấy có người anh yêu thương đang trông chờ, có cả cảnh Huế thơ mộng như vậy, thể nhưng sao anh lại không về ? Đó là một câu thơ hàm chứa một câu hỏi đau đớn, khắc khoải vì trở về Huế là điều không thể khi nhà thơ đang ở giai đoạn cuối của cơn bạo bệnh.
           Vì không thể trở về nên thi sĩ đã mở ra một cuộc hành trình trong tâm thức:
                                        Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
                                        Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
                                        Lá trúc che ngang mặt chữ điền
          Chàng thi sĩ tài hoa đã hồi tưởng lại một bức tranh nơi thôn Vĩ đầy tinh khôi, trong trẻo và căng nhựa sức sống. Cảnh sắc thiên nhiên được gợi lên qua những hình ảnh gần gũi, mộc mạc : "nắng hàng cau", "vườn xanh mướt" kết hợp điệp từ "nắng" thi nhân đã gợi ra đúng cái không gian tràn đầy ánh nắng đặc trưng chỉ có ở miền Trung: là cái nắng ban mai thanh khiết "nắng hàng cau, nắng mới lên". Cau là loài cây cao nên đón những tia nắng đầu tiên của đất trời, ta thấy được thi sĩ như đang đẩy khung cảnh thôn lên cao hơn, thoáng đãng hơn. HMT như đang xé toạc vòm trời đen để nhìn thấy bình minh thắp lên trên những cây cau một nắng mới diệu kì, sau khi tắm gội dưới làn sương khiến cho những tàu cau trở nên xanh biếc hơn, thân cau mảnh mai vươn vào trong không gian.
              Nhắc đến cau còn là nhắc đến loại cây rất thân thuộc với làng quê Việt Nam, nơi có phong tục ăn trầu từ ngàn đời nay. Nguyễn Bính - một nhà thơ cảnh quê, hồn quê cũng đã đặt mối tình bình dị của đôi trai gái thôn quê trên cái nền phòng cảnh có hình ảnh thân cau quen thuộc ấy:
                                        Nhà anh có một hàng cau
                                        Nhà em có một giàn trầu
         Trong bài thơ "Hoa Lư" nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết:
                                       Đường cỏ lơ mơ nắng
                                       Mái tranh chìm chơi vơi
                                       Vài tán cau mộc mạc
                                       Thả hồn quê lên trời
             Chưa ngừng ở đó, câu thơ lại đồng thời xuất hiện thêm một lần xuýt xoa, kinh ngạc trước "vườn ai mướt quá xanh như ngọc" qua biện pháp so sánh thật đẹp, mang tính chất lí tưởng hóa "xanh như ngọc" và câu cảm thán "vườn ai mướt quá". Khu vườn không chỉ mang một màu xanh tươi, tràn đầy sức sống mà còn mềm mai, óng ả. Qua đó mà ta cảm nhận được nhà thơ dành một tình yêu, sự trân trọng cho khu vườn thôn Vĩ, nếu không có một tính yêu nồng nàn đối với đất với người Vĩ Dạ, có lẽ thi sĩ họ Hàn không thể gieo được những vần thơ trong trẻo đến như vậy.
"Mướt" của HMT khác với "mượt" bởi "mượt" chỉ gợi lên mịn màng mà "mướt" thì gợi sự sáng lên, tươi mới của cảnh vật. Xuân Diệu viết:
                                        Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá
                                        Thu đến nơi nơi động tiếng huyền
               Hơn thế nữa, bức tranh thiên nhiên còn được điểm xuyến thêm bởi bóng dáng con người xuất hiện với vẻ đẹp phúc hậu, kín đáo và dịu dàng "lá trúc che ngang mặt chữ điền". Ở đây hình ảnh "mặt chữ điền" cũng đã gây nên không ít nhiều tranh cãi từ phía người đọc: Theo G.S Bùi Minh Đức : mặt chữ điền là khuôn mặt của người phụ nữ miền trung được xây dựng bằng bút pháp cách điệu hóa; theo nhà nghiên cứu Nguyễn Bính Thuận thì khuôn mặt chữ điền không sử dụng bút pháp cách điệu hóa mà là khuôn mặt tả thực do chính HMT tự họa khuôn mặt mình. Dường vì quá đắm say trong sắc đẹp đó mà quên mất mình của hiện tại với căn bệnh hiểm nghèo, chỉ dám đứng sau khóm khúc lặng lẽ, vẽ mình như một "kẻ đứng ngoài" say sưa ngắm vẻ đẹp thần tiên của Thôn Vĩ.
                 Lá trúc thì mảnh mai, mặt chữ điền gợi sự vuông vắn, phúc hậu. Tất cả khiến cho cảnh sắc và con người ở thôn Dạ trở nên hài hòa, đồng nhất song qua đó không chỉ nhìn thấy vẻ đẹp phúc hậu mà còn là vẻ đẹp kín đáo, duyên dáng, e ấp rất thiếu nữ, rất Huế. Cùng viết về thôn Vĩ, nhà thơ Bích Khê từng viết:
                                              Vĩ Dạ thôn, Vĩ Dạ thôn
                                Biếc che cần trúc không buồn mà say
               Lá trúc trong quan niệm xưa còn là hình ảnh đại diện cho người quân tử :
                                              Trúc là quân tử
                                              Mai là giai nhân
                Nếu như ở khổ đầu là một khung cảnh thiên nhiên trong sáng, gợi cảm và đầy sức sống được nghệ nhân nhìn bằng niềm lạc quan, yêu đời và nổi bật bởi những đường viền rõ nét, dứt khoát thì đến với khổ thứ hai tất cả như đối lập lại với ban đầu, không còn nét trong trẻo, xanh tươi thay vào đó là được lắp đầy bởi nét đượm buồn bao trùm trên cảnh vật. Một quan hệ nghịch lí, trái với tự nhiên:
                                               Gió theo lối gió, mây đường mây
                                              Dòng nước buồn thiu, hoa bắp tay
                                              Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
                                              Có chở trăng về kịp tối nay?
               Bởi lẽ, tâm trạng thi nhân lúc bấy giờ đã có sự đổi khác, đó chính là lúc mặc cảm chia lìa hiện ra rõ nét dưới từng câu chữ. "gió" và "mây" vốn luôn sánh đôi với nhau như thuyền và nước nhưng nay trong thơ của HMT thì chúng chia cách đôi ngã, "gió" theo đường của "gió" còn ";mây" theo đường của "mây". Nhắc đến xứ Huế, là liên trưởng đến hình ảnh sông Hương, núi Ngự được hiện lên trong trạng thái: sông thì chảy lững lờ, chậm rãi được tô điểm hàng hoa bắp trải dài nhưng hiu hắt mà nhẹ nhàng, dao động, hòa mình uyển chuyển trong làn gió để bơ vơ dòng nước buồn thiu. Một chữ "lay" - một cử động rất nhỏ và cũng rất khẽ khiến cho bức tranh thêm hiu hắt, vắng lặng và chữ "lay" ấy như từ trong ca dao bay về đậu vào thơ HMT:
                                        Ai về Giồng Dứa qua truông
                                       Gió lay bông sậy bỏ buồn cho em
                "Dòng nước" vốn là vật vô tri vô giác nay được phép nhân hóa kết hợp với gió và mây chia lìa, làm dòng sông như chở nặng nỗi u sầu, chầm chậm chảy về niềm tâm tưởng. Khi nhìn thấy hình ảnh dòng nước cô đơn một mình, bơ vơ như thế ta không khỏi xót xa mà thốt lên rằng: chẳng thà xa mặt cách lòng như gió với mây còn hơn đứng bên cạnh nhau mà cho nhau nhiều đắng cay, tủi cực.
                     Nếu ở khổ đầu ta cảm nhận một tình yêu sắp nảy nở tuyệt vời thì đến hai câu thơ này, ta lại gặp một cuộc tình kết thúc trong sự chia phôi, tan nát. Dẫu rằng ta vẫn được thi nhân dìu đưa vào trong cõi mộng của ánh trăng thực, vạn vật vẫn như thế nhưng không gian không còn nắng, còn xanh thuở ban đầu. Mà ngập tràn bóng trăng đêm, thuyền trăng, bến trăng và sông trăng, có thể nói hai câu thơ trên là một tuyệt, là kết tinh rực rỡ bút pháp tài hoa, lãng mạn của HMT. Bởi lẽ khi được chính thi nhân dìu theo những chuyến viễn du đến một không gian huyền bí, đầy tính thực thực ảo ảo thì ta ngỡ rằng như đang sống trong nỗi khắc khoải hoài mong của thi nhân.
               Tại đây, hình ảnh "trăng" được hiện lên một cách rất đỗi đặc biệt, sở dĩ trăng xưa nay được xem như là một người bạn tri kỉ, người bạn tâm tình của thi nhân và HMT cũng không là ngoại lệ :
                                                  Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu

                                                  Đợi  gió đông về để lả lơi 

           Hay :
                                             Không gian đắm đuối toàn trăng cả
                                             Anh cũng trăng mà em cũng trăng
                  Đồng thời "trăng" còn là hình ảnh ẩn dụ của tình yêu, hạnh phúc lứa đôi.
                                            Có chở trăng về kịp tối nay ?
                  Kết thúc khổ hai bằng một câu hỏi tu từ, một câu hỏi ẩn chứa bao nỗi niềm khắc khoải, mong chờ hạnh phúc, khát khao giao cảm với đời khi thi nhân nhận thức được thời gian đang trôi chảy trong lúc mình bất lực, liệu rằng thuyền kia có vượt được thời gian, chở niềm hạnh phúc về "kịp" hay không? Con thuyền chở trăng về cho nhà thơ tối nay là sự yêu thương, sự thấu hiểu đến tường tận những khao khát của HMT. Chữ "kịp" không chỉ tạo điểm nhấn cho câu thơ, ngoài ra còn hé mở ra cho người đọc, một bi kịch của chính thi sĩ khi mang trong mình căn bệnh nan y và càng đắng cay hơn khi thi sĩ dùng từ "tối nay" - đó là một khoảng thời gian cực kì ngắn ngủi, giờ đây thi sĩ bị dồn vào thế sống đầy vội vàng, chạy đua cho kịp với khoảng thời gian ít ỏi, được đong đếm bằng từng giây từng phút. Qua đó càng thấy rõ được khát khao được sống trong ông mãnh liệt, và quyết liệt đến như thế nào.
                  Và tưởng tượng rằng, nếu có người đem hạnh phúc đến cho nhà thơ nhưng nếu người ấy đến trễ thì hạnh phúc ấy thật vô nghĩa khi không có người đón nhận.


Mọi người tự làm mở bài vs kết bài nha tại bài này tui đã thi xong ở hk1 r á nên giờ tui chỉ up mấy bản hoàn thiện thoi nha 

chúc mọi ng đọc zz nhoa đừng chê mình nha mình sầu hêhehe nói chứ mọi ng cứ đưa ra nhận xét nha mình sẽ đón nhận hết á 

tui chưa làm xong mở bài với kết bài có gì mai cập nhật sau nha hihi

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro