DC_QHKTQT

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Hãy nêu khái niệm, chủ thể và những hình thức của quan hệ kinh tế quốc tế?

- KN: là tổng thể các mối quan hệ KTĐN của các nền kinh tế xét trên phạm vi toàn thế giới. (góc độ toàn thế giới)

* Quan hệ KTĐN: là những mối quan hệ về kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ của 1 nền kinh tế với bên ngoài. (góc độ 1 nền kinh tế)

- Chủ thể:     + các quốc gia, vùng lãnh thổ, nền kinh tế (>200QG+VLT; phát triển, đang phát triển, kém phát triển)

                      + các tổ chức quốc tế, liên kết kinh tế quốc tế (ASEAN, NAFTA, EU; APEC, ASEM; WB, IMF; FAO, UNDP, UNIDO, UNCTAD,... -> LHQ)

                      + các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia, hãng, doanh nghiệp,... (đông nhất, ra đời, phát triển nhanh, có thể biến mất)

2. Trình bày bối cảnh phát triển của quan hệ kinh tế quốc tế.

- Trật tự thế giới cũ mất đi làm giảm nguy cơ chiến tranh hủy diệt ở quy mô toàn thế giới nhưng những xung đột quốc tế vẫn còn gia tăng và ảnh hưởng lớn đến tiến trình phát triển của kinh tế thế giới.

- Cách mạng khoa học công nghệ ngày càng phát triển, với nội dung rộng lớn ngày càng tác động trực tiếp tới mọi mặt đời sống, kinh tế xã hội ở tất cả các nước, nền kinh tế thế giới chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức.

- Toàn cầu hóa kinh tế diễn ra vô cùng mạnh mẽ, lôi cuốn sự tham gia của hầu hết các nước trên thế giới.

- Trong nhiều thập kỷ gần đây, khu vực kinh tế châu Á – Thái Bình Dương đã nổi lên, trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, năng động nhất thế giới.

- Loài người đang đứng trước nhiều vấn đề nan giải đòi hỏi cần phải có sự hợp tác giữa các nước để cùng nhau giải quyết: vấn đề môi trường, các căn bệnh thế kỷ, sự bùng nổ dân số, thất nghiệp gia tăng, nghèo đói,...

3. Khái niệm toàn cầu hoá kinh tế, những biểu hiện và tác động của toàn cầu hoá kinh tế?

- KN: là hiện tượng/quá trình liên kết KTQT trên phạm vi toàn cầu

- Biểu hiện:        + Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng của các thỏa thuận thương mại tự do.

                          + Sự gia tăng vai trò của các liên kết khu vực, liên khu vực

                          + Các tổ chức kinh tế mang tính chất toàn cầu ngày càng đóng vai trò quan trọng

- Tác động:         + Tích cực: mở ra nhiều cơ hội, mang lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế xã hội của từng nước.

                          + Tiêu cực: phí tổn và nguy cơ đe dọa nền kinh tế các quốc gia (tài nguyên, phân hóa giàu nghèo,...)

4. Trình bày những ưu điểm, hạn chế của chính sách đóng của kinh tế và chính sách mở của kinh tế? Tại sao mở cửa kinh tế là một yêu cầu khách quan đối với các nước đang phát triển hiện nay ?

Đóng cửa

Mở cửa

Ưu điểm

-   Ít bị ảnh hưởng bởi những biến động xấu từ bên ngoài.

-   Tiềm năng đất nước được khai thác và phát huy tối đa để xây dựng, phát triển đa dạng các ngành sản xuất.

-   Quyền tự quyết về chính trị.

-   Tận dụng các nguồn lực bên ngoài phát triển kinh tế trong nước.

-   Nguồn thu ngoại tệ à tăng khả năng nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ

-   Tăng trưởng kinh tế khá cao và nhanh.

Hạn chế

-   Đóng cửa thời gian dài gây bất lợi lớn, không phù hợp với quy luật khách quan.

-   Không tận dụng được cơ hội tăng nguồn vốn đầu tư phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

-   Tụt hậu.

-   phụ thuộc, dễ chao đảo

-   phát triển phiến diện, mất cân đối về cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ

-   chênh lệch lớn về trình đọ phát triển, mức sống

* Mở cửa nền kinh tế là sự lựa chọn tất yếu của các nước trên thế giới hiện nay nến muốn tồn tại phát triển, không bị tụt hậu về kinh tế so với các nước khác.

Chương II: Thương mại quốc tế

5. Trình bày nội dung chính của chủ nghĩa trọng thương. Ưu điểm, nhược điểm của trường phái này.

- Nội dung:     + đề cao vai trò của tiền tệ

                        + coi trọng các hoạt động thương mại, trước hết ngoại thương

                        + lợi nhuận thương mại là kết quả của việc trao đổi không ngang giá, là sự lừa gạt.

                        + đề cao vai trò của Nhà nước trong điều tiết kinh tế

- Ưu điểm:       + lần đầu tiên hiện tượng kinh tế được giải thích bằng lý luận

                        + đề cao vai trò thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế à cách mạng về nhận thức

                        + nhận thức vai trò của nhà nước

- Nhược điểm:      + quan niệm chưa đúng về nguồn gốc của sự giàu có

                        + quan niệm chưa đúng về lợi nhuận

                        + chưa nêu lên bản chất bên trong của hiện tượng kinh tế

6. Trình bày nội dung chính của lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith. Cho ví dụ minh hoạ.

- Nội dung:          + Nguồn gốc của sự giàu có không phải là do ngoại thương mà là do sản xuất công nghiệp

                   + Thương mại quốc tế giữa các quốc gia dựa trên cơ sở tự nguyện và các bên cùng có lợi. Sự trao đổi phải là ngang giá.

                   + Cơ sở mậu dịch giữa các quốc gia là lợi thế tuyệt đối của các nước.

* Lợi thế so sánh tuyệt đối: khả năng 1 nước có thể sản xuất hang hóa với chi phí thấp hơn sơ với những nước khác.

- VD:

Nước

Dầu mỏ (thùng) do 1 đơn vị nguồn lực sản xuất ra

Gạo (tấn) do 1 đơn vị nguồn lực sản xuất ra

Iraq

10

2

VN

6

3

7. Trình bày nội dung của lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo. Cho ví dụ minh hoạ.

- Nội dung:        + Các nước đều có thể có lợi khi tham gia vào TMQT

                          + 1 QG có lợi thế so sánh khi QG đó có khả năng sản xuất 1 hàng hóa với mức chi phí cơ hội thấp hơn so với các QG khác.

- VD:

Đơn vị sản phẩm

1h lao động ở Mỹ tạo ra

1 h lao động ở TQ tạo ra

Quần áo (bộ)

1

1/4

Máy tính (chiếc)

1/5

1/28

* Chi phí cơ hội sản xuất quần áo ở Mỹ: (1/5):1=1/5

Chi phí cơ hội sản xuất quần áo ở TQ: (1/28):(1/4)=1/7

1/7<1/5 à TQ chuyên môn hóa sx quần áo

8.     Trình bày khái niệm giá cả quốc tế của hàng hóa? Các tiêu chí chủ yếu xác định giá cả quốc tế của hàng hóa?

-   KN: là biểu hiện bằng tiền giá trị quốc tế của hàng hóa

-   Tiêu chí xác định:       + Giá đó là giá của những hợp đồng mua bán với khối lượng lớn, mang tính chất thường xuyên, trên các thị trường tập trung phần lớn khối lượng giao dịch hang hóa đó.

                                      + Giá đó phải được tính bằng các đồng tiện mạnh.

9.     Nêu khái niệm giá quốc tế của hàng hóa. Trình bày các đặc điểm chủ yếu của giá quốc tế của hàng hóa?

-   KN: là biểu hiện bằng tiền giá trị quốc tế của hàng hóa

-   Đặc điểm:     + xu hướng biến động rất phức tạp (ảnh hưởng bởi năng suất lao động, chi phí sản xuất, khả năng áp dụng KHCN vào sản xuất, sức mua, thu nhập, điều kiện tự nhiên, chính trị, xã hội, lạm phát, thay đổi tỷ giá hối đoái, khủng hoảng,…)

                        + hiện  tượng nhiều giá đối với 1 mặt hàng (phương thức mua bán, thanh toán, vận chuyển, điều kiện cơ sở giao hàng khác nhau)

                        + hiện tượng “giá cánh kéo” (khác nhau trong xu hướng biến động giá của 2 nhóm hàng: thành phẩm CN, máy móc thiết bị - nguyên vật liệu, tho sơ chế, nông sản: giá tăng à nhóm I tăng nhanh hơn; giá giảm à nhóm I giảm chậm hơn)

10.             Khái niệm, công thức tính và ý nghĩa của tỷ lệ trao đổi? Biện pháp khắc phục tình trạng bất lợi trong tỷ lệ trao đổi?

- KN: là tỷ số so sánh giữa chỉ số biến động của giá hàng hóa xuất khẩu với chỉ số biến động của giá hàng hóa nhập khẩu của 1 QG trong 1 thời gian nhất định, thường là 1 năm.

- Công thức: T = PE/PI

Trong đó:           + PE: chỉ số biến động của giá hàng xuất khẩu

                          + PI: chỉ số biến động của giá hàng nhập khẩu

PEi1: giá hàng hóa XK thứ i ở kỳ nghiên cứu

PEi0: giá hàng hóa XK thứ i ở kỳ gốc

QEi0: lượng hàng hóa XK thứ i ở kỳ gốc

*Tương tự với PI

- Ý nghĩa:          + Cho biết 1 nước đang ở vị trí thuận lợi hay bất lợi trong trao đổi quốc tế khi gặp biến động về giá cả.

                          + T>1 : thuận lợi

                          + T<1 : bất lợi

                          + T=1 : không có tác động

                          + phản ánh sự thay đổi trong sức mua của hàng xuất khẩu của 1 nước đói với hàng hóa nhập khẩu.

11. Trình bày hiện tượng giá cánh kéo trên thị trường thế giới và cho biết tác động của nó đối với các nước tham gia thương mại quốc tế.

- KN : là hiện tượng khác nhau trong xu hướng biến động giá của 2 nhóm hàng :

     + Nhóm I : Hàng thành phẩm công nghiệp, máy móc thiết bị

     + Nhóm II : Hàng nguyên vật liệu, thô sơ chế, nông sản

Giá tăng à Nhóm I tăng nhanh hơn

Giá giảm à Nhóm I giảm chậm hơn

* xu hướng doãng ra

- Tác động:   + có lợi cho nước phát triển, bất lợi cho nước đang phát triển

                      + các nước đang phát triển cần nâng cao khả năng cạnh tranh

12.             Trình bày các đặc điểm chính của thương mại quốc tế hiện đại ?

- Thương mại quốc tế có quy mô và tốc độ tăng trưởng nhanh (TMHH, TMDV)

- Xu hướng toàn cầu hóa và tự do hóa trong hoạt động thương mại

- Các công ty xuyên quốc gia có vai trò rất lớn trong thương mại quốc tế

- Thương mại quốc tế tập trung chủ yếu ở các nước phát triển, tuy nhiên vai trò của các nước đang phát triển có xu hướng tăng

- Khoa học công nghệ ngày càng phát triển làm thương mại quốc tế thay đổi cả về cơ cấu hàng hóa trao đỏi cũng như cách thức hoạt động

- Thương mại quốc tế diễn ra trong những mâu thuẫn và cạnh tranh gay gắt

13. Hãy trình bày xu hướng tự do hóa thương mại trên thế giới hiện nay.

- Tự do hóa thương mại là quá trình các quốc gia cắt giảm và tiến tới xóa bỏ các rào cản thương mại, bao gồm quá trình cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan, xóa bỏ sự phân biệt đối xử, tạo lập sự cạnh tranh bình đẳng nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho thương mại phát triển.

- Hình thức: đơn phương, thông qua các hiệp định thương mại song phương, thông qua hội nhập với khu vực, đa phương

- Bảo hộ thương mại vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức tinh vi hơn: trợ cấp sản xuất nội địa, hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá, quy định về xuất xứ (nông nghiệp, dệt may,…)

14.             Trình bày những thay đổi về cơ cấu hàng hoá trao đổi và cách thức tiến hành thương mại quốc tế hiện nay?

-         Cơ cấu hàng hóa:    + Giảm tỷ trọng buôn bán nhóm hàng thô sơ chế, nông sản, các nguyên vật liệu truyền thống

                                      + Tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt tăng

                                      + Nhóm sản phẩm công nghiệp chế biến đặc biệt là máy móc, thiết bị, thiết bị toàn bộ tăng nhanh đáng kể về số lượng tuyệt đối và số lượng tương đối.

-         Cách thức tiến hành:    + Thương mại điện tử: sử dụng các phương tiện điện tử để thực hiện hoạt động thương mại.

15.             Trình bày hiện tượng giá cánh kéo trong thương mại quốc tế?

Chương III: Chính sách thương mại quốc tế

16.                         Chính sách thương mại quốc tế là gì ? Hãy trình bày những nhiệm vụ cụ thể của Chính sách thương mại.

-         Hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế hành chính và pháp luật để thực hiện những mục tiêu đã xác định trong lĩnh vực thương mại quốc tế của một nước trong 1 thời kỳ xác định.

-         NV: 2 nv chính:

o   Bảo vệ hợp lý thị trường và nền sản xuất nội địa

o   Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường bên ngoài, tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động quốc tế.

17.                         Chính sách bảo hộ mậu dịch là gì ? Các ưu điểm và nhược điểm của chính sách này

-         Là một hình thức trong chính sách thương mại quốc tế, trong đó nhà nước áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ thị trường nội địa, bảo vệ nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài.

-         Ưu điểm và nhược điểm:

o   Ưu điểm:

§  Các nguồn lực trong nước được khai thác tối đa để phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng.

§  Hạn chế nhập khẩu sẽ giúp nề sản xuất trong nước phát triển, đặc biệt là các ngành công nghiệp non trẻ.

§  Ngân sách nhà nước tăng 1 lượng đáng kể từ việc đánh thuế cao với hàng hóa nhập khẩu

o   Nhược:

§  Dẫn đến trì trệ trong sản xuất nếu áp dụng kéo dài do không có môi trường cạnh tranh, thị trường trong nước nghèo nàn về số lượng và chủng loại, chất lượng hàng hóa kém, người tiêu dùng không có điều kiện để thỏa mãn nhu cầu.

18.                         Chính sách mậu dịch tự do là gì ? Trình bày ưu và nhược điểm của chính sách này? Thực tiễn xử lý mối quan hệ giữa bảo hộ và tự do hóa trong chính sách thương mại của các nước trên thế giới và ở Việt Nam ?

-         Chính sách mậu dịch tự do là một hình thức trong chính sách thương mại quốc tế trong đó nhà nước từng bước giảm dần và tiến tới xóa bỏ những cản trở trong quan hệ buôn bán với bên ngoài, thực hiện vuệc tư do hóa thương mại.

-         Ưu, nhược điểm:

o   Ưu điểm:

§  Góp phần thúc đẩy lưu thong hàng hóa giữa các nước.

§  Kích thích sản xuất trong nước phát triển do có môi trường cạnh tranh với nước ngoài

§  Người dùng có sự lựa chọn tối ưu hơn với giá cả rẻ hơn

o   Nhược điểm:

§  Đối đầu với các thách thức nhất định như chi phí, phí tổn liên quan đến cán cân thanh toán, việc làm hay phân phối thu nhập.

§  Những ngành sản xuất chưa đủ mạn mẽ sẽ dễ bị phá sản trước sự cạnh tranh của hàng hóa xuất nhập khẩu từ bên ngoài.

-         Thực tiễn mối quan hệ:

o   Các nước trên thế giới:

§  Thực tế hiện nay hầu hết các nước đều không đơn thuần áp dụng chỉ một chánh sách, dù tự do hóa là xu hướng cơ bản trong thương mại quốc tế.

§  Căn cứ vào khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và những cam kết quốc tế, các nước đều tìm cách kết hợp khéo léo cả bảo hộ và tự do hóa.

o   Việt Nam:

§  Bảo hộ phải trên cơ sở tự do hóa, có mức độ và thời hạn nhất định, trên cơ sở bình đẳng đối với các thành phần kinh tế.

§  Bảo hộ có chọn lựa, không bảo hộ tràn lan.

§  Thực hiện tự do mậu dịch với những ngành kém hiệu quả không thể cải thiện năng lực cạnh tranh.

§  Tự do mậu dịch với những ngành có năng lực cạnh tranh cao.

19.                         Nêu nội dung, phạm vi áp dụng, lĩnh vực áp dụng, mục đích (tác dụng) của nguyên tắc MFN ?

-         Nội dung:

o   Các bên tham gia ký kết cam kết dành cho nhau những thuận lợi và ưu đãi không kém hơn những thuận lợi và ưu đãi mà một bên đang và sẽ dành cho bất kỳ một nước thứ 3 nào.

o   Cách tiếp cận của WTO: Những lợi ích, ưu đãi, miễn giảm và đặc quyền mà các thành viên áp dụng đối với hàng hóa xấu khẩu hoặc nhập khẩu từ nước khác phải được áp dụng vô điều kiện và ngay lập tức đối với các hàng hóa xuất khẩu sang các nước thành viên khác.

-         Phạm vi: Trong thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ.

-         Đối xử tối huệ quốc thường được áp dụng trong các lĩnh vực: thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, miễn trừ ngoại giao và công nhận các phán quyết của toà án nước ngoài.

-         Tác dụng: Xóa bỏ sự phân biệt đối xử trong quan hệ buôn bán, tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng để thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển.

20.                         Trình bày các ngoại lệ, cơ sở pháp lý và cách áp dụng nguyên tắc MFN.

-         Ngoại lệ:

o   Mậu dịch biên giới.

o   Những ưu đãi trong các Hiệp định và thỏa thuận thương mại tự do

o   Mua sắm chính phủ

o   Những ưu đãi đặc biệt mà các nước công nghiệp phát triển dành cho các nước đang và chậm phát triển.

o   Ngoài ra còn một số như các biện pháp tự về trong thương mại; cấm nhập khẩu một mặt hàng nào đó nếu nó ảnh hưởng tới lợi ích quốc phòng, an ninh,…

-         Cơ sở pháp lý:

o   Hiệp định thương mại được ký kết giữa các nước và trong hiệp định thương mại đó có điều khoản quy định về MFN.

o   Quy định của các tổ chức quốc tế.

-         Cách áp dụng:

o   Áp dụng MFN vô điều kiện: Các nước dành cho nhau MFN mà không kèm theo điều kiện nào;

o   Áp dụng MFN có điều kiện: Quốc gia được hưởng MFN phải chấp nhận thực hiện những điều kiện về kinh tế hoặc chính trị mà quốc gia cho hưởng đòi hỏi.

21.                         Nội dung, phạm vi áp dụng, lĩnh vực áp dụng và mục đích (tác dụng) của nguyên tắc NT. Trình bày các ngoại lệ của nguyên tắc NT và phân biệt giữa NT và MFN.

-         Nội dung: Các bên tham gia trong quan hệ kinh tế thương mại cam kết dành cho hàng hóa, công dân hoặc công ty nước kia những ưu đãi trên thị trường nội địa giống như những ưu đãi dành cho hàng hóa, công dân hoặc công ty nước mình.

-         Phạm vi:

o   Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam và hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam;

o   Dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài;

o   Đầu tư và Nhà đầu tư nước ngoài;

o   Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là tổ chức, cá nhân nước ngoài

-         Lĩnh vực: hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, các quyền sở hữu trí tuệ.

-         Mục đích: Tạo sự bình đẳng giữa hàng hóa, dịch vụ, đầu tư trong nước và ngoài nước.

-         Đối xử quốc gia không áp dụng đối với:

o   Việc mua sắm của Chính phủ Việt Nam nhằm mục đích tiêu dùng của Chính phủ

o   Các hoạt động thương mại có ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng

o   Thanh toán các khoản trợ cấp chỉ dành riêng cho các nhà sản xuất kinh doanh trong nước.

-         So sánh NT và MFN:

-          Giống nhau:

·         đều là các nguyên tắc đưa ra nhằm chống phân biệt đối xử trong thương mại

·         áp dụng với các quốc gia thành viên của WTO.

·         Trong thương mại dịch vụ áp dụng với những lĩnh vực mà nước thành viên đã cam kết mở cửa thị trường, còn những lĩnh vực dịch vụ còn duy trì hạn chế sẽ áp dụng tùy thuộc vào cam kết cụ thể.

-          Khác nhau:

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN)

Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)

Đối tượng áp dụng

Yêu cầu một thành viên không được phân biệt đối xử giữa các nước thành viên khác nhau.

Yêu cầu một nước thành viên phải đối xử bình đẳng giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa tương tự sản xuất trong nước.

Ý nghĩa

thể hiện sự công bằng dành cho những đối tượng (nhà kinh doanh, hàng hoá) ngoài biên giới.

thể hiện sự công bằng cho những hàng hoá nhập khẩu đã qua biên giới của nước nhập khẩu với hàng hoá trong nước.

22.                        Khái niệm thuế quan và các trình bày các cách phân loại thuế quan.

-         Thuế quan: loại thuế đánh vào hàng hóa khi hàng hóa đó đi quan lãnh thổ hải quan của một nước.

-         Phân loại thuế quan theo:

o   Mục đích đánh thuế

o   Đối tượng đánh thuế

o   Phương pháp tính thuế

o   Mức thuế

23.                         Trình bày các loại thuế quan theo cách phân loại căn cứ vào mức tính thuế. Cho ví dụ.

-         Căn cứ vào mức tính thuế, gồm có:

o   Thuế quan tính theo số lượng: Là loại thuế được ổn định dựa theo khối lượng hoặc trọng lượng của hàng hóa xuất nhập khẩu

o   Thuế quan tính theo giá trị: là loại thuế được tính theo tỷ lệ phần trăm của giá hàng

o   Thuế quan tính hỗn hợp: là loại thuế kết hợp cả 2 cách tính trên.

24.                         Trình bày khái niệm, đặc điểm của Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) và các điều kiện để sản phẩm được hưởng GSP ?

-         Khái niệm: là hệ thống ưu đãi về thuế quan do các nước phát triển dành cho sản phẩm nhập khẩu từ các nước đang phát triển

-         Đặc điểm:

o   Mức thuế nhập khẩu được quy định thấp hơn so với mức thuế MFN, hoặc được miễn thuế

o   Chỉ ưu đãi về thuế quan

o   GSP chỉ dành cho sản phẩm NK từ các nước đang phát triển, mang tính đơn phương, không yêu cầu có đi có lại

o   Không mang tính cam kết lâu dài

-         Điều kiện:

o   Hàng hóa phải có giấu chứng nhận xuất xứ mẫu A

o   Hàng hóa phải được nhập khẩu trực tiếp từ nước được hưởng GSP

o   Hàng hóa phải đáp ứng quy định về hàm lượng xuất xứ của nước cho hưởng

25.                         Trình bày tác động của thuế nhập khẩu, việc đánh thuế nhập khẩu quá cao sẽ gây ra những tác động tiêu cực gì ?

-         Tác động:

o   Đối với giá: Khi đánh thuế đối với hàng hóa nhập khẩu sẽ làm tang giá bán hàng hóa trên thị trường nội địa

o   Đối với sản xuất trong nước: Ở nội địa khi giá cao hơn, các nhà sản xuất trong nước sẽ cung cấp nhiều hơn. Tiêu dùng hàng ngoại trong nước sẽ bị giảm sút và ngươi tiêu dùng có xu hướng chuyển sang dùng hàng tương tự được sản xuất trong nước với giá thấp hơn.

o   Tác động đối với hoạt động trao đổi quốc tế: Đánh thuế nhập khẩu sẽ làm cho khối lượng hàng hóa trao đổi trong buôn bán quốc tế giảm đi, vì nhu cầu của người tiêu dùng ở nước nhập khẩu giảm do phải trả mọt mức giá cao đối với hàng hóa đó.

-         Nếu đánh thuế quá cao, tác động bảo hộ và kích thích sản xuất không còn đồng thời sẽ tỷ lệ thuận với buôn lậu

26.                         Nêu tên các biện pháp quản lý nhập khẩu phi thuế quan. Trình bày cụ thể một trong số các biện pháp đó.

-         Các biện pháp quản lý nhập khẩu phi thuế quan:

o   Hạn ngạch nhập khẩu

o   Hạn ngạch thuế quan

o   Cấp giấy phép nhập khẩu

o   Cấm nhập khẩu

o   Hạn chế xuất khẩu tự nguyện

o   Các biện pháp tài chính tiền tệ

o   Quy định về xuất xứ hàng hóa

o   Thủ tục hải quan

o   Hàng rào kỹ thuật trong TMQT

o   Các bp khác

27.                         Khái niệm hạn ngạch nhập khẩu (quota) và tác động của hạn ngạch nhập khẩu.

-         Khái niệm: Quy định của nhà nước về số lượng hoặc giá trị hàng hóa cao nhất được phép nhập khẩu trong một thời gian nhất định (thường là một năm)

-         Tác động:

o   Tích cực:

§  Đảm bảo cam kết giữa các Chính phủ

§  Dự đoán trước lượng hàng nhập khẩu vào thị trường nội địa

§  Bảo hộ sản xuất trong nước

§  Tiết kiệm ngoại tệ

§  Hướng dẫn tiêu dùng

o   Tiêu cực

§  Thất thu chính phủ

§  Hiện tượng độc quyền cho người cung cấp hạn ngạch

§  Cản trở phát triển của TMQT

§  Duy trì sản xuất kém hiệu quả và gây thiệt hại cho xã hội

28.                         Khái niệm hạn ngạch thuế quan ? Phân biệt hạn ngạch thuế quan và hạn ngạch tuyệt đối. Quan điểm của WTO về việc sử dụng 2 công cụ này ?

-         Hạn ngạch thuế quan là hạn ngạch quy định nếu nhập khẩu vượt quá giá trị hoặc số lượng cho phép thì phần nhập khẩu vượt quá sẽ phải chịu mức thuế nhập khẩu cao hơn.

-         Hạn ngạch tuyệt đối: Là hạn ngạch quy định chỉ được nhập khẩu số lượng hoặc giá trị hàng hóa đã cho phép

-         Theo quy định của WTO, các nước thành viên không được sử dụng chế độ hạn ngạch trong quan hệ thương mại với nhau nhưng lại cho phép áp dụng hạn ngạch thuế quan với điều kiện không có sự phân biệt đối xử giữa từng nước.

29.                         Trình bày nội dung 2 biện pháp giấy phép nhập khẩu và cấm nhập khẩu.

-         Giấy phép nhập khẩu

o   Khái niệm: Là quy định của nhà nước yêu cầu doanh nghiệp phải có giấy phép NK khi NK hàng hóa vào nội địa

o   Các loại giấy phép:

§  Giấy phép NK tự động là giấy phép được cấp ngay mà không cần điều kiện gì.

§  Giấy phép nhập khẩu không tự động: là giấy phép được cấp nếu doanh nghiệp NK đáp ứng một số điều kiện nhất định.

-         Cấm nhập khẩu

o   Khái niệm: Là biện pháp quản lý của Nhà nước trong đó Nhà nước cấm nhập khẩu những mặt hàng nhất định vào thị trường nội địa.

o   Hình thức cấm: Cấm theo mặt hàng và thị trường.

30.                         Khái niệm về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế ? Nêu một số rào cản kỹ thuật chủ yếu và cho ví dụ minh họa.

-         Khái niệm: Là quy định của nước nhập khẩu về các yêu cầu, tiêu chuẩn đối với hàng nhập khẩu để được thong quan vào thị trường nội địa

-         Rào cản kỹ thuật chủ yếu:

o   Quy định về tiêu chuẩn đối với sản phẩm:

§  Các thông số kỹ thuật

§  Công suất

§  Mức tiêu hao nhiên liệu

§  Tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng

§  Mức độ gây ô nhiễm mỗi trường của sản phẩm

o   Quy trình và phương pháp sản xuất có ảnh hưởng đến đặc tính của sản phẩm

§  Nguyên liệu sản xuất

§  Công nghệ

o   Các thuật ngữ, ký hiệu, yêu cầu về đóng gói, ghi nhận mác áp dụng cho sản phẩm

§  Quy định về kích thước, kiểu chữ in, thong tin về thành phần

§  Bao bì không được sản xuất từ các nguyên liệu bị cấm, bao bì có khả năng tái chế

31.                         Trình bày tóm tắt nội dung một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu. Liên hệ thực tiễn của Việt Nam.

-         Các biện pháp tín dụng:

+ Tín dụng xuất khẩu: nhà nước, tư nhân cho nhà nhập khẩu nước ngoài 1 khoản tín dụng khi mua hàng của nước mình:

·        Do nhà xuất khẩu trực tiếp cấp cho nhà nhập khẩu nước ngoài

·        Do cơ quan tín dụng của nước xuất khẩu cấp

·        Do chính phủ nước xuất khẩu cấp

+ Nhà nước đảm bảo tín dụng xuất khẩu

-         Chính sách trợ cấp: Là việc Chính phủ dành cho doanh nghiệp những lợi ích mà trong điều kiện thông thường doanh nghiệp không thể có được

-         Bán phá giá hàng hóa: Là hành động mang sản phẩm của 1 nước sang bán ở 1 nước khác, với mức giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm đó (hoặc sản phẩm tương tự sản phẩm đó) khi bán cho người tiêu dùng ở thị trường nội địa  nước xuất khẩu)

-         Bán phá giá hối đoái: Là việc xuất khẩu hàng hóa với giá thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh, nhưng người thực hiện bán phá giá hối đoái vẫn thu được lợi nhuận phụ thêm nhờ vào sự mất giá của đồng tiền, trong đó mất giá đối ngoại của đồng tiền > mất giá đối nội của đồng tiền đó.

-         Các hiệp định thương mại: văn bản ký kết giữa các chính phủ, trong đó bao gồm những nguyên tắc & quy định chung để điều chỉnh mối quan hệ thương mại và các vấn đề có liên quan giữa các bên; ký kết song phương hoặc đa phương với các điều khoản chính là xóa bỏ những hàng rào thuế quan, phi thuế quan, thực hiện tự do hóa thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu

-         Mở rộng nhập khẩu tự nguyện (VIE): Là thỏa thuận theo đó 1 nước đồng ý mở rộng nhập khẩu của mình từ 1 nước khác đối với 1 mặt hàng xác định với 1 mức tối đa trong 1 thời gian nhất định

32.                         Trình bày khái niệm trợ cấp xuất khẩu và các hình thức trợ cấp xuất khẩu và tác động của nó.

-         KN: là việc Chính phủ dành cho doanh nghiệp những lợi ích mà trong điều kiện thông thường doanh nghiệp không thể có được nhằm khuyến khích và đẩy mạnh xuất khẩu.

-         Hình thức:      + Chính phủ trực tiếp cấp tiền (cho không, cho vay với điều kiện ưu đãi, cấp thêm vốn)

                             + Bảo lãnh trả các khoản vay

                             + Hoãn các khoản thuế phải nộp

                             + Cung cấp hoặc mua hàng hóa, dịch vụ với giá thuận lợi cho doanh nghiệp…

-         Tác động:        + Nước xuất khẩu mơ rộng được thị trường ra nước ngoài do hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh về giá

                             + Gây khó khăn cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự của nước nhập khẩu

33.                         Nêu khái niệm bán phá giá hàng hóa, các điều kiện để áp dụng các biện pháp chống bán phá giá.

-         KN: Là hành động mang sản phẩm của 1 nước sang bán ở 1 nước khác, với mức giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm đó (hoặc sản phẩm tương tự sản phẩm đó) khi bán cho người tiêu dùng ở thị trường nội địa  nước xuất khẩu)

-         Điều kiện áp dụng các biện pháp chống bán phá giá:

+ Hàng nhập khẩu có bán phá giá

+ Ngành sản xuất sản phẩm tương tự ở nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể

+ Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá & thiệt hại nói trên

34.                         So sánh bán phá giá hàng hóa và bán phá giá hối đoái (khái niệm, tác dụng, cơ chế thực hiện, phạm vi tác động,..nêu ví dụ).

Bán phá giá hàng hóa

Bán phá giá hối đoái

Khái niệm

Là hành động mang sản phẩm của 1 nước sang bán ở 1 nước khác, với mức giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm đó (hoặc sản phẩm tương tự sản phẩm đó) khi bán cho người tiêu dùng ở thị trường nội địa  nước xuất khẩu)

Là việc xuất khẩu hàng hóa với giá thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh, nhưng người thực hiện bán phá giá hối đoái vẫn thu được lợi nhuận phụ thêm nhờ vào sự mất giá của đồng tiền, trong đó mất giá đối ngoại của đồng tiền > mất giá đối nội của đồng tiền đó.

*Mất giá đối ngoại: sự sụt giá của đồng tiền nội tệ so với đồng ngoại tệ

Mất giá đối nội: sự sụt  giảm giá trị của bản thân đồng nội tệ

Tác dụng

-   Gạt bỏ đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, tăng xuất khẩu

-   Thu lợi nhuận độc quyền

-   Giải quyết hàng tồn kho

-   Gạt bỏ đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, tăng xuất khẩu

-   Thu lợi nhuận độc quyền

Giải quyết hàng tồn kho

Cơ chế thực hiện

-   Nhà xuất khẩu phải có tiềm lực kinh tế mạnh để theo đuổi chiến lược bán phá giá & thị trường nước nhập khẩu không áp dụng  các biện pháp chống bán phá giá

-   Bán giá cao trong nước: Các doanh nghiệp đẩy giá bán trong nước lên cao, đẩy mạnh xuất khẩu để tận dụng tối đa công suất, giảm được chi phí, tăng thêm lợi nhuận của phần bán sản phẩm trong nước

-   Nhờ lợi nhuận thu  được sau khi đã chiếm lĩnh thị trường nhập khẩu: Nhiều doanh nghiệp tại các nước công nghiệp phát triển, sau khi bóp chết ngành công nghiệp tại nước nhập khẩu bằng việc bán phá giá hàng hóa, họ  đã nâng giá bán lên để dành lợi nhuận tối đa

-   Có các khoản tài trợ của Chính phủ, có sự hỗ trợ hữu hiệu của Nhà nước đối với sản phẩm bán phá giá thông qua khuyến khích sự thỏa thuận trong nước về giá cả, bảo hộ mậu dịch

-      Mất giá đối ngoại > mất giá đối nội à sức mua của đồng tiền trong nước > ở thị trường nước ngoài.

-       Doanh nghiệp sản xuất thanh toán nguyên liệu, tiền lương... với số lượng đơn vị tiền tệ được ấn định trước khi phá giá đồng tiền

-      Trong xuất khẩu thành phẩm, với số ngoại tệ thu được số lợi nhuận ngoại ngạch nhiều hơn bình thường

-      Để đẩy mạnh xuất khẩu, nhà xuất khẩu có thể bán hàng của mình trên thị trường nước ngoài với giá thấp hơn của đối thủ cạnh tranh bằng cách thu hẹp phần lợi nhuận ngoại ngạch.

Phạm vi tác động

Hàng hóa xuất khẩu & thị trường nước nhập khẩu

Tất cả hàng hóa 1 cách tự động

Ví dụ

Nhà sản xuất xe máy TQ bán xe máy sang thị trường VN với giá 1000USD/chiếc, trong khi đó cũng chiếc xe máy đó bán ở thị trường trong nước với giá 1500USD/chiếc thì nhà sản xuất xe máy của TQ đã thực hiện bán phá giá

Chương IV: Thương mại dịch vụ quốc tế

35.                         Nêu khái niệm dịch vụ, các đặc điểm của dịch vụ.

-         KN: là 1 hoạt động mang lại lợi ích vô hình hoặc hữu hình; có thể thỏa mãn 1 hay nhiều nhu cầu nhất định của con người; phản ánh quan hệ trực tiếp giữa người cung cấp và người tiêu dùng dịch vụ trên cơ sở có sự thỏa thuận trước.

-         Đặc điểm:   + Tính vô hình

                        + Tính không tách rời (sản xuất & tiêu thụ)

                        + Tính không cất trữ được

                        + Tính không đồng nhất

36.                         Nêu khái niệm và trình bày một số cách phân loại dịch vụ.

-         KN: là 1 hoạt động mang lại lợi ích vô hình hoặc hữu hình; có thể thỏa mãn 1 hay nhiều nhu cầu nhất định của con người; phản ánh quan hệ trực tiếp giữa người cung cấp và người tiêu dùng dịch vụ trên cơ sở có sự thỏa thuận trước.

-         Phân loại:

+ Căn cứ theo tính chất thương mại của dịch vụ:

·        Dịch vụ mang tính chất thương mại

·        Dịch vụ không mang tính chất thương mại: dịch vụ công, dịch vụ do các đoàn thể, tổ chức xã hội phi lợi nhuận cung ứng

+ Căn cứ vào mục tiêu của dịch vụ:

·        dịch vụ về hàng hóa: phân phối, sản xuất

·        dịch vụ về tiêu dùng: xã hội, cá nhân

+ Phân loại theo GATS/WTO:

·        Dịch vụ kinh doanh:

·        Dịch vụ truyền thông

·        Dịch vụ xây dựng và kỹ sư công trình

·        Dịch vụ phân phối

·        Dịch vụ giáo dục

·        Dịch vụ môi trường

·        Dịch vụ tài chính

·        Dịch vụ xã hội và liên quan đến sức khỏe

·        Dịch vụ du lịch và lữ hành

·        Dịch vụ văn hóa giải trí

·        Dịch vụ vận tải

·        Dịch vụ khác

37.                         Trình bày các phương thức cung cấp dịch vụ theo quy định của WTO. Cho VD.

- Cung cấp qua biên giới:     + dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ nước thành viên này sang lãnh thổ nước thành viên khác

                                              + chỉ bản thân dịch vụ di chuyển qua biên giới, người cung cấp dịch vụ không có mặt tại nước được nhận dịch vụ

                                              + VD: tư vấn qua điện thoại, fax, email, vận tải quốc tế…

- Tiêu dùng ngoài lãnh thổ:        + Người tiêu dùng 1 nước thành viên (hoặc tài sản của họ) tiêu dùng dịch vụ tại lãnh thổ 1 nước thành viên khác

                                              + dịch vụ được cung cấp cho người tiêu dùng ở ngoài lãnh thổ mà người tiêu dùng đó cư trú thường xuyên

                                              + VD: khách du lịch nước ngoài tiêu dùng dịch vụ khách sạn, giải trí tại nước họ đến, ra nước ngoài chữa bệnh, du học, đưa đồ ra nước ngoài sửa chữa

- Hiện diện thương mại:       + 1 công ty nước ngoài thành lập chi nhánh, góp vốn liên doanh hoặc thành lập công ty 100% vốn nước ngoài,… để cung cấp dịch vụ ở nước khác

                                              + đầu tư trực tiếp đến thị trường nước khác để thiết lập công việc kinh doanh

                                              + VD: tập đoàn Metro Cash & Carry của Đức thiết lập các hệ thống phân phối ở Việt Nam để cung cấp dịch vụ thương mại bán buôn cho người tiêu dùng Việt Nam; Hội đồng Anh,…

- Hiện diện thể nhân:           + Sự hiện diện trực tiếp của thể nhân 1 nước thành viên tại 1 nước thành viên khác để cung cấp dịch vụ

                                              + Cá nhân cung cấp dịch vụ độc lập của 1 nước thành viên trực tiếp sang cung cấp dịch vụ tại nước thành viên khác

                                              + VD: luật sư, tư vấn, chuyên gia y tế, các nhà hoạt động trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, thể thao,…

38.                         Trình bày vai trò của phát triển thương mại dịch vụ quốc tế.

-         Thúc đẩy thương mại hàng hóa phát triển

-         Góp phần chuyển dịch cơ cấu đầu tư trên toàn thế giới

-         Tạo ra số lượng việc làm đáng kể cho nền kinh tế toàn cầu.

39.                         Trình bày những xu hướng phát triển của thương mại dịch vụ quốc tế.

-         Tổng giá trị thương mại dịch vụ quốc tế có xu hướng ngày càng tăng

-         Cơ cấu thương mại dịch vụ thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng vận tải & tàu biển, tăng tỷ trọng dịch vụ du lịch

-         Nhóm các nước phát triển chiếm 90% tổng lượng xuất khẩu dịch vụ thế giới v& vẫn là những nhà xuất nhập khẩu dịch vụ chủ yếu. Tỷ trọng các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi trong thương mại dịch vụ thế giới ngày càng tăng.

-         Xu hướng tự do hóa thương mại dịch vụ diễn ra trên quy mô toàn cầu

40.                         Trình bày nội dung nguyên tắc MFN và nguyên tắc NT quy định trong Hiệp định GATS của WTO. Cho ví dụ.

-         MFN:    + Đối với bất kỳ biện pháp nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này, mỗi thành viên phải ngay lập tức và không điều kiện dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ thành viên nào khác, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà thành viên đó dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ 1 nước nào khác.

                   + VD: Nếu 1 thành viên cho phép và tạo điều kiện cho các ngân hàng nước ngoài nào đó (kể cả nước không phải thành viên) hoạt động, thì thành viên đó cũng phải cho phép và tạo điều kiện bình đẳng như vậy cho các ngân hàng của các thành viên khác.

-         NT:        + Các thành viên phải dành cho các dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài sự đối xử giống như họ dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ tương tự trong nước.

                   + VD: khi mặt hàng máy bơm đã được nhập vào nước A hợp lệ, nộp xong các khoản thuế tại hải quan thì sẽ không phải chịu bất kỳ khoản thuế, phí hay những ràng buộc nào khác mà mặt hàng máy bơm sản xuất tại nước A không phải chịu.

Chương V: Đầu tư quốc tế

41.                         Khái niệm đầu tư quốc tế. Phân tích chủ thể, phương tiện và mục đích của đầu tư quốc tế.

-         KN: là 1 hình thức của QHKTQT, trong đó diễn ra việc di chuyển các phương tiện đầu tư giữa các chủ thể của QHKTQT trên phạm vi thế giới để tiến hành các hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác nhằm mục đích thu lợi nhuận hoặc đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội khác.

-         Chủ thể: nhà đầu tư (các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế: EU, OPEC, ADB, WB, các tổ chức của LHQ, chính phủ các quốc gia, tư nhân, tổ chức phi chính phủ - NGO)

-         Phương diện: vốn đầu tư được góp dưới nhiều hình thức (tiền, tài sản hữu hình, tài sản vô hình, cổ phần, cổ phiếu, vàng, bạc, đá quý,…)

-         Mục đích: sinh lợi, lợi ích kinh tế xã hội

42.                         Trình bày nguyên nhân hình thành và phát triển của đầu tư quốc tế

-         Trình độ phát triển không đồng đều của lực lượng sản xuất và phân bố không đồng đều giữa các yếu tố sản xuất của sản xuất xã hội giữa các quốc gia (vốn, lao động, công nghệ, tài nguyên

-         Quá trình toàn cầu hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ, tạo nên môi trường thuận lợi cho sự di chuyển các nguồn lực, trong đó có đầu tư giữa các nước

-         Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật cũng là động lực quan trọng thúc đẩy dịch chuyển đầu tư quốc tế

-         Đầu tư quốc tế là 1 phương thức hữu hiệu để vượt qua hàng rào bảo hộ ngày càng tinh vi chặt chẽ của các nước, xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường, bành trướng sức mạnh của các tập đoàn xuyên quốc gia

-         Đầu tư quốc tế là hình thức quan trọng nhằm nâng cao uy tín quốc tế và thực hiện các mục đích chính trị

43.                         Khái niệm, đặc điểm và các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Từ góc độ chủ đầu tư, hình thức này có ưu điểm và nhược điểm gì?

-         KN: là hình thức  đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hoặc 1 phần vốn đủ lớn vào dự án đầu tư, cho phép họ giành quyền quản lý hoặc trực tiếp tham gia quản lý dự án đầu tư.

-         Đặc điểm:   + Chủ đầu tư giành quyền kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp đầu tư

                        + Quyền điều hành, quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào mức góp vốn của các bên trong tổng số vốn pháp định. Vốn góp càng cao, nhà đầu tư càng có quyền tham gia vào việc quản lý doanh nghiệp

                        + Lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận và lỗ (rủi ro) xảy ra được phân chia theo tỷ lệ góp vốn của các bên trong vốn pháp định, sau khi đã nộp thuế và các chi phí khác cho nước chủ nhà.

-         Hình thức: + Đầu tư mới

                        + Mua lại và sáp nhập: sáp nhập chiều ngang (cùng ngành), sáp nhập chiều dọc (cùng dây chuyền sản xuất sản phẩm cuối cùng), sáp nhập conglomerate (nhiều ngành)

-         Ưu điểm:    + Chủ động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

                        + Có thể chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm, khai thác nguồn nguyên liệu, nhân công giá rẻ và những lợi thế khác của nước nhận đầu tư

                        + Tranh thủ những ưu đãi từ các nước nhận đầu tư, đồng thời lợi dụng cơ chế quản lý thuế đối với hoạt động đầu tư ở các nước khác nhau mà các nhà đầu tư mở các công ty con ở các nước khác nhau để thực hiện chuyển giá nhằm tối đa hóa lợi nhuận

-         Nhược điểm: Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về dự án đầu tư, do đó cũng chịu rủi ro cao hơn. Việc thu hồi vốn, chuyển nhượng vốn sẽ khó khăn hơn

44.                         Khái niệm, đặc điểm và các hình thức của đầu tư gián tiếp. Từ góc độ chủ đầu tư, hình thức này có ưu điểm và nhược điểm gì?

-         KN: là hình thức đầu tư quốc tế trong đó các chủ đầu tư nước ngoài đầu tư vốn nhưng không tham gia trực tiếp vào việc điều hành quản lý đối tượng đầu tư. Nhà đầu tư thu lợi nhuận thông qua thu nhập của chứng khoán hoặc lãi suất của số tiền cho vay.

-         Đặc điểm:   + Chủ đầu tư nước ngoài bị khống chế ở tỷ lệ góp vốn tối đa với mức vốn đó, họ không được tham gia trực tiếp điều hành dự án (thường <10-30% vốn pháp định)

                        + Nước nhận đầu tư hoàn toàn chủ động trong quản lý và điều hành dự án.

                        + Thu nhập của chủ đầu tư thông thường dưới hình thức tiền lãi hoặc cổ tức không kèm quyền biểu quyết

-    Hình thức:  + Đầu tư chứng khoán: cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chính khác

                        + Đầu tư dưới dạng cho vay – tín dụng quốc tế

                        + ODA: viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại, tín dụng ưu đãi của các chính phủ, các tổ chức thuộc LHQ, các tổ chức kinh tế tài chính quốc tế, các tổ chức phi chính phủ dành cho các nước đang & chậm phát triển nhằm hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế của những nước này

-         Ưu điểm: Rủi ro thấp

-         Nhược điểm: Lợi nhuận bị hạn chế

45.                         Trình bày khái niệm và những đặc điểm của ODA.

-         KN: là tất cả các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại, tín dụng ưu đãi của các chính phủ, các tổ chức thuộc LHQ, các tổ chức kinh tế tài chính quốc tế, các tổ chức phi chính phủ dành cho các nước đang & chậm phát triển nhằm hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế của những nước này.

-         Đặc điểm:   + Tính ưu đãi: lãi suất thấp, thời gian cho vay dài, thời gian ân hạn dài

                        + Tính ràng buộc: phải chi tiêu ở nước cung cấp viện trợ, 1 phần chi tiêu ở nước cấp viện trợ hoặc có thể chi tiểu ở bất kì đâu

                        + Có khả năng gây nợ: sử dụng không hiệu quả à tăng trưởng nhất thời à không có khả năng trả nợ.

46.                         Nêu tổng quan các đặc điểm của đầu tư quốc tế. Phân tích những biểu hiện của xu hướng tự do hóa đầu tư.

- Đặc điểm:      + Mang đặc điểm của đầu tư nói chung (Tính sinh lãi, Tính rủi ro)

                        + Chủ sở hữu đầu tư là người nước ngoài

                        + Các yếu tố đầu tư di chuyển ra khỏi biên giới.

- Biểu hiện của xu hướng tự do hóa đầu tư:

                        + Trên bình diện quốc gia: những trở ngại đối với đầu tư dần được dỡ bỏ, đồng thời các quốc gia ký kết những hiệp định giành cho nhau những ưu đãi và đối xử quốc gia.

                        + Trên bình diện khu vực & liên khu vực: đã thành lập nhiều khu vực đầu tư tự do, nhiều hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư được ký kết giữa các quốc gia.

                        + Trên bình diện toàn cầu: vai trò của WTO, IMF, WB và nhiều tổ chức k hác trong hoạt động đầu tư quốc tế ngày càng tăng. Đặc biệt, trong khuôn khổ WTO, có hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs). Ngoài ra, còn có 1 số Hiệp định khác có liên quan như Hiệp định về thương mại dịch vụ GATS.

47.                         Nêu tổng quan các đặc điểm của đầu tư quốc tế. Phân tích sự thay đổi trong lĩnh vực đầu tư và địa bàn đầu tư.

- Đặc điểm:      + Mang đặc điểm của đầu tư nói chung (Tính sinh lãi, Tính rủi ro)

                        + Chủ sở hữu đầu tư là người nước ngoài

                        + Các yếu tố đầu tư di chuyển ra khỏi biên giới.

-         Có sự thay đổi về địa bàn đầu tư, trong đó phần lớn dòng chảy vốn đầu tư đổ vào các nước công nghiệp phát triển. Nguyên nhân:

            + Sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật à ý nghĩa của lao động, nguyên vật liệu rẻ giảm dần à các nước đang phát triển kém hấp dẫn hơn

            + Dung lượng thị trường các nước phát triển raatgs cao, nhu cầu đa dạng à dễ bán sản phẩm

            + Môi trường đầu tư ở các nước phát triển thuận lợi hơn (kinh tế, chính trị, pháp luật, xã hội…) à đảm bảo sinh lợi

            + Làn sóng M&A của các TNCs tại các nước phát triển

* M&A:       + Quản trị sáp nhập-mergers và thâu tóm-acquisitions (M&A) là quá trình định hướng các thay đổi đồng bộ diễn ra trước và sau khi hai công ty được kết hợp thành một tổ chức duy nhất.

                   + Sáp nhập là hình thức kết hợp mà hai công ty gộp chung cổ phần để trở thành một công ty mới. Thâu tóm là hình thức kết hợp mà một công ty mua lại toàn bộ hoặc phần lớn công ty kia.

TNCs: Trans National Corporations – Công ty xuyên quốc gia

-         Lĩnh vực đầu tư có sự chuyển hướng từ các ngành truyền thống sang các ngành mới, đặc biệt là dịch vụ:

            + Đầu tư dịch vụ gia tăng mạnh mẽ (49% - 1990 à 60% - 2002)

            + Đầu tư những ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên trong thập niên 1990 giảm, nhưng gia tăng trở lại những năm gần đây. Đặc biệt là dầu khí.

            + Đầu tư vào các ngành công nghiệp chế tạo giảm dần.

48.                         Vai trò của đầu tư quốc tế đối với nước chủ đầu tư? (tác động tích cực và tiêu cực).

-         Tích cực:    + Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, mang lại lợi nhuận siêu ngạch cho chủ đầu tư

                        + Mở rộng thị trường (đầu vào và đầu ra – cung cấp và tiêu thụ)

                        + Chuyển giao công nghệ cũ sang nước nhận đầu tư. Lợi ích: kéo dìa tuổi thọ và giảm chi phí khấu hao công nghệ, kéo dài vòng đời sản phẩm ở nước ngoài

                        + Mở rộng ảnh hưởng về kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới

-         Tiêu cực:    + Gây ra tình trạng thiếu vốn đầu tư trong nước nhất là trong đầu tư cơ sở hạ tầng, lợi nhuận thấp

                        + Chảy máu chất xám

                        + thất nghiệp

49.                         Vai trò của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư (các nước đang phát triển)? (tác động tích cực và tiêu cực).

-         Tích cực:    + Giải quyết vấn đề thiếu vốn để phát triển nền kinh tế

                        + Phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa

                        + Tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực

                        + Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập quốc dân, tăng thu ngân sách

                        + Tiếp nhận công nghệ mới, kỹ năng – kinh nghiệm quản lý của nước ngoài

                        + Thúc đẩy hội nhập, phát triển và mở rộng các hình thức kinh tế đối ngoại khác, đặc biệt là thương mại quốc tế

                        + Giúp các nước hiện đại hóa cơ sở hạ tầng

-         Tiêu cực:    + Dễ rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất, mất khả năng thanh toán (ODA)

                        + Dễ rơi vào tình trạng phụ thuộc (vốn, công nghệ, thị trường, chính trị)

                        + Phải chia sẻ lợi ích, quyền lợi

                        + Nền kinh tế có thể rơi vào tình trạng phát triển lệch lạc, mất cân đối

                        + Nước nhận đầu tư có thể trở thành bãi rác thải công nghệ

Chương VI:  Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ

50.                         Nêu khái niệm và các yếu tố cấu thành công nghệ.

- KN:             + Nghĩa rộng: là hệ thống các giải pháp nhằm ứng dụng các tri thức khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn

                      + Nghĩa hẹp: là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành phẩm

- Yếu tố cấu thành:     + Phần cứng (Technowares – T): hình thái vật chất của công nghệ (máy móc thiết bị, dụng cụ, nhà xưởng, phương tiện phân tích, đo lường, cấu trúc công trình,…)

                                    + Thông tin (Infoware – I): dạng thể hiện về mặt tư liệu của công nghệ (dữ liệu, thuyết minh dự án, mô tả sáng chế, chỉ dẫn kỹ thuật, các thông tin điều hành sản xuất, các bí quyết và quy trình công nghệ, các tài liệu khai thác, bảo dưỡng & sửa chữa máy móc thiết bị, các thông tin về nguồn cung cấp vật tư, phụ tùng thay thế, về thị trường, về những thành tựu khoa học liên quan đến công nghệ đang khai thác)

                                    + Tổ chức (Orgaware – O): phần công nghệ thể hiện trong khung thể chế để xây dựng cấu trúc tổ chức – sự tổ chức, sắp xếp, bố trí sản xuất và các quan hệ, các mối liên quan nhằm tạo mạng lưới hoạt động, vận hành, quản lý và tiêu thụ sản phẩm.

                                    + Con người (Humanware – H): kiến thức, kĩ năng hàm chứa trong công nghệ (trình độ tay nghề, sự thể hiện vai trò vị trí của con người trong công nghệ - tinh thần lao động, nghề nghiệp, kỹ năng lao động, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm sản xuất, khả năng tiếp thu, tinh thần trách nhiệm,…)

51.                         Trình bày đặc điểm của hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ.

-         Mang tính chất trừu tượng, đối tượng tồn tại dưới dạng vô hình

-         Diễn ra trên quy mô toàn cầu

-         Diễn ra trong nhiều lĩnh vực, dưới nhiều hình thức rất đa dạng

-         Các nước công nghiệp phát triển và các công ty xuyên quốc gia đóng vài trò thống trị và chủ đạo

52.                         Nêu khái niệm và các đối tượng của sở hữu trí tuệ.

-         KN: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ (quyền tác giả & quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng)

-         Đối tương:       + Các tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học

                             + Việc biểu diễn nghệ thuật, phát thanh, ghi âm, truyền hình

                             + Các sáng chế trong mọi lĩnh vực đời sống con người

                             + Các phát minh khoa học

                             + Kiểu dáng công nghiệp

                             + Nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại và các chỉ dẫn

                             + Bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh và tất cả các quyền khác bắt nguồn từ hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn hóa, nghệ thuật (không được coi là đối tượng cụ thể)      

53.                         Nêu khái niệm và đối tượng của sở hữu công nghiệp.

-         KN: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh cho mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

-         Đối tượng:       + Nhóm 1: các đối tượng có tính mới, tính sáng tạo: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

                             + Nhóm 2: các đối tượng có tính riêng, tính đặc trưng: nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý

Chương VIII: Liên kết kinh tế quốc tế

54.                         Khái niệm về liên kết kinh tế quốc tế? Nguyên nhân nào dẫn đến sự hình thành các liên kết kinh tế quốc tế.

-         KN: là quá trình hợp nhất các nền kinh tế của các quốc gia trong 1 hệ thống kinh tế thống nhất trên cơ sở các bên ký kết các hiệp định thỏa thuận về 1 số vẫn đề nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế và mang lại lợi ích kinh tế cho các bên tham gia

-         Nguyên nhân hình thành:+ khác biệt trình độ phát triển, nguồn lực sản xuất giữa các quốc gia thành viên

                                                + xuất phát từ 2 mục đích: mong muốn mở rộng thị trường tiêu thụ & dựa vào đồng minh để bảo hộ

                                                + các vấn đề khu vực & toàn câu fhoas kinh tế là nguyên nhân thúc đẩy sự hình thành liên kết kinh tế quốc tế

55.                         Nêu khái niệm và các hình thức của liên kết kinh tế quốc tế?

-         KN: là quá trình hợp nhất các nền kinh tế của các quốc gia trong 1 hệ thống kinh tế thống nhất trên cơ sở các bên ký kết các hiệp định thỏa thuận về 1 số vẫn đề nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế và mang lại lợi ích kinh tế cho các bên tham gia

-         Hình thức:      + căn cứ vào thể chế tham gia liên kết: liên kết thể chế, liên kết phi thể chế

                             + căn cứ vào quy mô liên kết: liên kết khu vực, liên kết liên khu vực, liên kết toàn cầu

                             + căn cứ vào cấp độ quá trình liên kết: khu vực mậu dịch tự do, liên minh thuế quan, thị trường chung, liên minh kinh tế, liên minh tiền tệ

56.                          Căn cứ vào cấp độ của quá trình liên kết kinh tế quốc tế: hãy trình bày tóm tắt nội dung của các hình thức liên kết kinh tế quốc tế.

-         Khu vực mậu dịch tự do:        + 2 hay nhiều nước thỏa thuận cắt giảm & tiến tới xóa bỏ hoàn toàn thuế quan & hàng rào phi thuế quan trong buôn bán giữa các thành viên trong khối, tạo môi trường thuận lợi cho thương mại phát triển tiến tới xây dựng khu thương mại tự do của các nước, nhưng các thành viên trong khối vẫn duy trì chính sách thương mại riêng của mình trong quan hệ với các quốc gia ngoài khối.

                                              + Lợi ích: tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích phát triển thương mại nội bộ khối, thúc đẩy thương mại các nước thành viên phát triển; nâng cao sức cạnh tranh; tạo môi trường thuận lợi thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, khuyến khích đầu tư nội bộ khối

                                              + VD: ASEAN (AFTA), NAFTA (Mỹ, Canada, Mehico), ASEAN + Trung Quốc…

-         Liên minh thuế quan: các quốc gia cam kết nội dung hợp tác như trong khu vực mậu dịch tự do FTA, nhưng lại áp dụng biểu thuế quan và các quy định phi thuế quan chung cho toàn khối trong quan hệ thương mại với các nước bên ngoài

-         Thị trường chung: các thành viên áp dụng các biện pháp tương tự liên minh thuế quan, thỏa thuận và cho phép di chuyển tự do các yếu tố cơ bản của sản xuất (hàng hóa, dịch vụ, tư bản & lực lượng lao động giữa các nước thành viên, xây dựng cơ ché chung điều tiết thị trường & từng bước hình thành thiij trường khu vực thống nhất (EU)

-         Liên minh kinh tế: như thị trường chung; ngoài ra, các nước thành viên thực hiện thống nhất các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ & cùng nhau thiết lập bộ máy tổ chức điều hành sự phối hợp kinh tế giữa các nước, thay thế 1 phần chức năng quản lý kinh tế của chính phủ từng nước nhằm tạo 1 không gian kinh tế thống nhất, 1 cơ cấu kinh tế tối ưu, xóa bỏ dần sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên

-         Liên minh tiền tệ: ngoài đặc trưng liên minh kinh tế, còn có: hình thành đồng tiền chung; thống nhất chính sách lưu thông tiền tệ; hệ thống ngân hàng chung; chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng chung đối với các nước đồng minh & các tổ chức tiền tệ quốc tế; tiến tới thực hiện liên minh chính trị.

57.                          Trình bày nội dung và lợi ích đối với các nước khi tham gia các Khu vực thương mại tự do (FTA).

- Khu vực mậu dịch tự do:    + 2 hay nhiều nước thỏa thuận cắt giảm & tiến tới xóa bỏ hoàn toàn thuế quan & hàng rào phi thuế quan trong buôn bán giữa các thành viên trong khối, tạo môi trường thuận lợi cho thương mại phát triển tiến tới xây dựng khu thương mại tự do của các nước, nhưng các thành viên trong khối vẫn duy trì chính sách thương mại riêng của mình trong quan hệ với các quốc gia ngoài khối.

                                              + Lợi ích: tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích phát triển thương mại nội bộ khối, thúc đẩy thương mại các nước thành viên phát triển; nâng cao sức cạnh tranh; tạo môi trường thuận lợi thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, khuyến khích đầu tư nội bộ khối

58.                         Khái niệm và đặc trưng liên minh thuế quan và thị trường chung.

-         Liên minh thuế quan: các quốc gia cam kết nội dung hợp tác như trong khu vực mậu dịch tự do FTA, nhưng lại áp dụng biểu thuế quan và các quy định phi thuế quan chung cho toàn khối trong quan hệ thương mại với các nước bên ngoài; các nước thành viên áp dụng 1 chính sách thương mại thống nhất

-         Thị trường chung: các thành viên áp dụng các biện pháp tương tự liên minh thuế quan, thỏa thuận và cho phép di chuyển tự do các yếu tố cơ bản của sản xuất (hàng hóa, dịch vụ, tư bản & lực lượng lao động giữa các nước thành viên, xây dựng cơ ché chung điều tiết thị trường & từng bước hình thành thiij trường khu vực thống nhất (EU)

59.                         Khái niệm và đặc trưng của liên minh kinh tế và liên minh tiền tệ.

-         Liên minh kinh tế: như thị trường chung; ngoài ra, các nước thành viên thực hiện thống nhất các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ & cùng nhau thiết lập bộ máy tổ chức điều hành sự phối hợp kinh tế giữa các nước, thay thế 1 phần chức năng quản lý kinh tế của chính phủ từng nước nhằm tạo 1 không gian kinh tế thống nhất, 1 cơ cấu kinh tế tối ưu, xóa bỏ dần sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên

-         Liên minh tiền tệ: ngoài đặc trưng liên minh kinh tế, còn có: hình thành đồng tiền chung; thống nhất chính sách lưu thông tiền tệ; hệ thống ngân hàng chung; chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng chung đối với các nước đồng minh & các tổ chức tiền tệ quốc tế; tiến tới thực hiện liên minh chính trị.

60.                         Trình bày bối cảnh ra đời và mục tiêu của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).

- Bối cảnh ra đời:     + Chiến tranh lạnh kết thúc

                                  + Toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng, mạnh mẽ à sự ra đời hàng loạt các liên kết khu vực khác như EU, NAFTA,…đem lại nhiều thành công trong việc chống đỡ lại những thế lực kinh tế lớn.

                                  + Cam kết quốc tế giữa Mỹ, TQ & Nga có thay đổi

                                  +

à Để đối phó với những thách thức do biến động về môi trường chính trị, kinh tế quốc tế & khu vực à 1993: AFTA ra đời

- Mục tiêu: + Tạo điều kiện thuận lợi thu hút FDI từ các nước trong khối & các nước bên ngoài à ASEAN thành khu vực hấp dẫn đầu tư nước ngoài

                   + Thúc đẩy thương mại nội bộ khối thông qua việc giảm dần & tiến tới xóa bỏ các rào cản thương mại, giảm bớt sự phụ thuộc vào các trung tâm kinh tế thế giới (Mỹ, Nhật, EU,…)

                   + Thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập khu vực & mở rộng quan hệ với các nước ngoài khu vực

61.                         Trình bày quá trình hình thành và những mục tiêu của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

- Quá trình hình thành: + Chiến tranh TG II chưa kết thúc, các nước đề xuất thành lập Tổ chức thương mại TG – ITO để hỗ trợ công cuộc tái thiết sau chiến tranh

                                         + Trong quá trình đàm phán Hiến chương thành lập ITO, vì mong muốn cắt giảm thuế quan sớm, 23 nước thành viên của Hội đồng kinh tế xã hội LHQ đàm phán riêng rẽ & đạt được 1 số ưu đãi thuế quan nhất định

                                         + Để ràng buộc những ưu đãi đã đạt được, 23 nước này quyết định lấy 1 phần chính sách thương mại trong dự thảo Hiến chương ITO à Hiệp định chung về thuế quan & mậu dịch (GATT) – 30/10/1947 tại Geneva, có hiệu lực từ 1/1/1948

                                         + Các nước đưa ra các hình thức bảo hộ; toàn cầu hóa hình thành; thương mại hàng hóa phát triển; thể chế & hệ thống giải quyết tranh chấp bị chỉ trích;… à cần có tổ chức thương mại quốc tế mới à 15/4/1994, vòng đàm phán thứ 8 của GATT tại Urugoay, thành lập WTO. 1/1/1995, WTO chính thức ra đời.

- Mục tiêu:    + Tự do hóa mậu dịch, mở đường cho kinh tế & thương mại phát triển

                      + Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập & đời sống cho nhân dân của các nước thành viên

                      + Bảo vệ môi trường & tăng cường phương tiện làm việc đồng thời phù hợp với nhu cầu & sự quan tâm của các thành viên ở nhiều trình độ phát triển kinh tế khác nhau

62.                         Trình bày những nguyên tắc hoạt động của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

-         Không phân biệt đối xử (MFN, NT)

-         Thương mại phải ngày càng được tự do hơn thông qua đàm phán

-         Dễ dự đoán (rào cản thương mại không được dựng lên tùy tiện, cam kết pháp lý trong giảm thuế suất & mở cửa thị trường)

-         Tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng

-         Dành cho các thành viên đang phát triển 1 số ưu đãi

63.                         Nêu khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế và lộ trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.

-         KN: là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế & thị trường của từng nước với kinh tế khu vực & thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa & mở cửa trên các cấp độ đơn phương, song phương & đa phương.

-         Lộ trình:       + 28/7/1995: gia nhập ASEAN

                          + 1996: gia nhập AFTA

                          + Tham gia khu vực thương mại tự do ASEAN – TQ (ACFTA)

                          + Tham gia vào các khu vực thương mại tự do – FTA khác (EU, Ấn Độ, Mỹ, Hàn Quốc, Úc,…)

                          + 24-25/11/1998, gia nhập APEC

                          + 3/1996, VN trở thành 1 trong 26 nước thành viên sáng lập ASEM

                          + 11/1/2007, gia nhập WTO

64.                         Trình bày những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Cơ hội:       + Khắc phục tình trạng bị phân biệt đối xử trong buôn bán quốc tế

                      + Tạo điều kiện mở rộng thị phần quốc tế cho các sản phẩm Việt Nam và thúc đẩy thương mại phát triển. Tận dụng cơ hội từ nhập khẩu (lựa chọn hàng hóa có kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến à nhanh chóng phát triển các ngành có công nghệ cao, ngành mũi nhọn, nhanh chóng đuổi kịp các nước phát triển trên thế giới)

                      + Có lợi từ việc cải thiện hệ thống giải quyết tranh chấp khi có quan hệ với các cường quốc thương mại chính. Cải thiện vị trí của mình trong các cuộc đàm phán thương mại, có điều kiện tiếp cận các quy tắc công bằng và hiệu quả để giải quyết các tranh chấp thương mại. Nhận được một số ưu đãi đặc biệt như được miễn trừ sự ngăn cấm trợ cấp xuất khẩu.

                      + Loại bỏ dần những bất hợp lý thương mại, thúc đẩy cải thiện hệ thống kinh tế và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ hệ thống kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường.

                      + Có điều kiện thu hút vốn, kinh nghiệm quản lý và công nghệ mới… của nước ngoài.

                      + Nâng cao khả năng cạnh tranh và tính hiệu quả trong nền kinh tế, Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp Việt Nam.

- Thách thức: + Cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn, gây sức ép không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đã quen với sự trợ giúp của Nhà nước, những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và công nghệ yếu kém mà tình trạng này lại khá phổ biến ở doanh nghiệp nước ta.

                      +  Tiềm ẩn nhiều rủi ro, cả về mặt xã hội à phải tạo dựng được môi trường để quá trình chuyển dịch cơ cấu và bố trí lại nguồn lực diễn ra một cách suôn sẻ, với chi phí thấp.

                      + Yêu cầu hết sức cấp bách cho việc bổ sung và hoàn thiện thể chế.

                      + Làm bộc lộ nhiều bất cập của nền hành chính quốc gia.

                      + Cần phải có một đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và đội ngũ doanh nhân đủ mạnh. Đây cũng là một thách thức to lớn đối với Việt Nam do phần đông cán bộ của ta còn bị hạn chế về kinh nghiệm điều hành nền kinh tế mở, có sự tham gia của yếu tố nước ngoài. Nếu không có sự chuẩn bị phù hợp, thách thức này sẽ chuyển thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục.

                      + Những cái xấu du nhập vào, đòi hỏi các cấp lãnh đạo, quản lý và mọi người dân phải nâng cao bản lĩnh chính trị, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nhằm nâng cao sức đề kháng, chống lại sự tha hóa, biến chất, chống lại lối sống hưởng thụ, tự do tư sản…

65.                          Nêu khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế và những cam kết (nghĩa vụ) đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

-         KN: là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế & thị trường của từng nước với kinh tế khu vực & thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa & mở cửa trên các cấp độ đơn phương, song phương & đa phương.

-         Cam kết (nghĩa vụ) đối với VN trong quá trình hội  nhập  kinh tế quốc tế:

          + Tiến hành rộng rãi công tác tư tưởng, tuyên truyền, giải thích về hội nhập kinh tế quốc tế

          + Xây dựng chiến lược tổng thể về hội nhập với một lộ trình cụ thể

          + Chủ động và khẩn trương trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ và trình độ quản lý

+ Tiến trình điều tra, phân loại, đánh giá khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm, từng dịch vụ, từng doanh nghiệp, từng địa phương để có biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả và tăng cường khả năng cạnh tranh

+ Quan tâm tranh thủ những tiến bộ mới của khoa học, công nghệ; không nhập khẩu những công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.

+ Tạo lập đồng bộ cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

+ Có kế hoạch cụ thể đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, có chính sách thu hút, bảo vệ và sử dụng nhân tài

+ Kết hợp chặt chẽ hoạt động chính trị đối ngoại với kinh tế đối ngoại

+ Gắn kết chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế với nhiệm vụ củng cố an ninh quốc phòng

+ Kiện toàn ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế

+ Tăng cường đổi mới kinh tế trong nước và vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước

+ Cải thiện chính sách đầu tư gắn với điều chỉnh cơ cấu kinh tế

+ Đẩy mạnh cải cách các doanh nghiệp nhà nước theo hướng nâng cao tính chủ động, hiệu quả và khả năng cạnh tranh

+ Giải quyết vấn đề mất việc làm và thay đổi ngành nghề của người lao động

+ Tăng cường cải cách hành chính

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro