DCBDTHKI2011

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ĐỀ CƯƠNG BẢO DƯỠNG TÀU

1.Kiểm tra của chính quền cảng (Port State Control –PSC)và nền tảng pháp lý kiểm tra của PSC .

Kiểm soát của Chính quyền cảng được dùng như một công cụ cho bất kỳ Quốc gia nào để: 

·                     Kiểm soát tiêu chuẩn an toàn,

·                     Bảo vệ lãnh thổ của họ trước các nguy cơ về mất an toàn và ô nhiễm môi trường,

                   Không cho các tàu dưới tiêu chuẩn vào vùng biển của họ.

Nền tảng pháp lý

Quyền kiểm tra tàu của Chính quyền cảng được đưa ra trong các Công ước sau:

·                     Công ước SOLAS 74/78

·                     Công ước MARPOL 73/78

·                     Công ước LOADLINE 1966

·                     Công ước STCW 1995

·                     Qui tắc tránh va 1972

·                     Công ước TONNAGE 1969

·                     Công ước ILO 147 (khu vực buồng ở của thuyền viên)

2.Các giấy chứng nhận chung và các giấy chứng nhận phải có trên tàu theo các Công ước SOLAS74,MARPOL 73/78,LL66 và dung tích 69.

1.       Phần chung

Giấy chứng nhận đăng ký tàu

Giấy phép đài tàu

Giấy chứng nhận cấp tàu

2.       Các giấy chứng nhận theo luật

Giấy chứng nhận mạn khô

Giấy chứng nhận an toàn kết cấu

Giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị

Giấy chứng nhận an toàn vô tuyến điện

Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm dầu

Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải

Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm không khí

Giấy chứng nhận phù hợp cho chở xô hoá chất

Giấy chứng nhận phù hợp chở khí

Giấy chứng nhận chở xô chất lỏng độc

Giấy chứng nhận miễn giảm

Giấy chứng nhận dung tích

Giấy chứng nhận quản lý an toàn

Bản sao Giấy chứng nhận phù hợp

Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển

Giấy chứng nhận phù hợp cho tàu chở các chất nguy hiểm

Giấy chứng nhận theo Công ước quốc tế về các hệ thống chống hà độc hại trên tàu

3.Các tài liệu và Sổ tay phải có  trên tàu đối với mọi loại tàu.

Mọi tàu

Thông báo ổn định

Xếp dỡ hàng (đối với hàng rời)

Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm do dầu do tàu gây ra (SOPEP)

Nhật ký dầu, phần I và II

Nhật ký tàu

Nhật ký rác

Kế hoạch quản lý rác

Bản ghi lý lịch liên tục

Sổ kiểm tra thiết bị nâng hàng

4.Các ấn phẩm hàng hải và công ước quốc tế cần trang bị trên tàu.

Các ấn phẩm hàng hải và Công ước quốc tế

Hải đồ

Tuyến hành trình

Danh mục đèn biển

Thông báo cho người đi biển

Bảng thuỷ triều

Bộ luật tín hiệu quốc tế

Sổ tay tìm cứu hàng không và hàng hải (IAMSAR tập III)

Các Công ước quốc tế:

           SOLAS

           COLREG

           MARPOL

           ILL

           STCW

Luật hàng hải của Quốc gia tàu treo cờ

Kế hoạch hành trình

5.Những quy định về thử và thực tập máy lái theo SOLAS74.

1          Trong vòng 12 giờ trước khi khởi hành, thuyền viên của tàu phải kiểm tra và thử máy lái. Quy trình thử phải bao gồm, nếu có thể thực hiện được, vận hành của các máy sau đây:

.1         Máy lái chính;

.2         Máy lái phụ;

.3         Các hệ thống điều khiển từ xa máy lái;

.4         Các vị trí lái được bố trí tại buồng lái;

.5         Nguồn cung cấp năng lượng sự cố;

.6         Các thiết bị chỉ báo góc bánh lái, đồng bộ với góc thực tế của bánh lái;

.7         Những báo động mất nguồn năng lượng cung cấp cho hệ thống điều khiển từ xa máy lái;

.8         Những báo động hư hỏng nguồn năng lượng cung cấp cho máy lái; và

.9         Các hệ thống kiểm tra cách điện tự động và các thiết bị tự động khác.

2          Công việc kiểm tra và thử phải bao gồm:

.1         Chuyển dịch tối đa của bánh lái phù hợp với khả năng yêu cầu của máy lái;

.2         Kiểm tra bằng mắt máy lái và các liên kết của nó;

.3         Hoạt động của các phương tiện thông tin liên lạc giữa buồng lái và buồng máy lái.

Ngày thực hiện các việc kiểm tra và thử như nêu trong mục 1 và 2 và ngày thực hiện việc thực tập lái sự cố theo mục 4 phải được ghi vào sổ nhật ký tàu.

(qđ 26,CH V ,SOLAS74 ,AP 2010)

6.Những quy định về thử và thực tập rời tàu  theo SOLAS74.

Thực tập

1          Các cuộc thực tập, theo mức độ thực tế có thể thực hiện được, phải được tiến hành như một trường hợp sự cố thật.

2          Hàng tháng mỗi thuyền viên phải tham gia ít nhất một lần diễn tập rời tàu. Các đợt diễn tập của thuyền viên phải được tiến hành trong vòng 24 giờ sau khi tàu rời một cảng nếu trên 25% tổng số thuyền viên chưa tham gia thực tập rời tàu và thực tập chữa cháy trên tàu đó trong tháng trước đó. Nếu một tàu đưa vào khai thác lần đầu tiên, sau khi hoán cải một đặc trưng chính hoặc khi nhận một thuyền viên mới, các thực tập này phải được tổ chức thực hiện trước khi tàu khởi hành. Chính quyền hàng hải có thể chấp nhận các biện pháp khác mà ít nhất là tương đương đối với những loại tàu nào mà đối với chúng công việc này là không thực tế.

Thực tập rời tàu:

Mỗi cuộc diễn tập rời tàu phải bao gồm:

.1         triệu tập hành khách và thuyền viên đến các trạm tập trung bằng các tín hiệu báo động theo yêu cầu của quy định 6.4.2 tiếp theo bằng thông báo diễn tập trên hệ thống truyền thanh công cộng hoặc hệ thống thông tin khác và đảm bảo rằng họ đã nhận được lệnh rời tàu;

.2         tới tập trung tại các trạm và chuẩn bị thực hiện các nhiệm vụ quy định trong bảng phân công trách nhiệm;

.3         kiểm tra xem hành khách và thuyền viên mặc quần áo có phù hợp hay không;

.4         kiểm tra xem các phao áo cứu sinh có được mặc đúng hay không;

.5         hạ ít nhất một xuồng cứu sinh sau khi đã thực hiện công việc chuẩn bị cần thiết cho việc hạ;

.6         khởi động và vận hành động cơ của xuồng cứu sinh đó;

.7         hoạt động các cần hạ sử dụng để hạ các bè cứu sinh;

.8         thực hiện giả tìm và cứu những hành khách bị kẹt trong các buồng ngủ của họ; và

.9         hướng dẫn sử dụng thiết bị vô tuyến điện trang bị cho phương tiện cứu sinh.

(qđ 19.3,CH III ,SOLAS74 ,AP 2010)

7.Những quy định về thử và thực tập chữa cháy  theo SOLAS74.

Thực tập

1          Các cuộc thực tập, theo mức độ thực tế có thể thực hiện được, phải được tiến hành như một trường hợp sự cố thật.

2                      Hàng tháng mỗi thuyền viên phải tham gia ít nhất một lần diễn tập chữa cháy. Các đợt diễn tập của thuyền viên phải được tiến hành trong vòng 24 giờ sau khi tàu rời một cảng nếu trên 25% tổng số thuyền viên chưa tham gia thực tập chữa cháy trên tàu đó trong tháng trước đó. Nếu một tàu đưa vào khai thác lần đầu tiên, sau khi hoán cải một đặc trưng chính hoặc khi nhận một thuyền viên mới, các thực tập này phải được tổ chức thực hiện trước khi tàu khởi hành. Chính quyền hàng hải có thể chấp nhận các biện pháp khác mà ít nhất là tương đương đối với những loại tàu nào mà đối với chúng công việc này là không thực tế.

Thực tập chữa cháy

1          Các cuộc thực tập chữa cháy phải được lập kế hoạch theo cách sao cho có chú ý thích đáng tới thực hành thường xuyên các tình huống sự cố khác nhau có thể xảy ra tuỳ thuộc vào kiểu tàu và loại hàng chở.

2          Mỗi cuộc thực tập chữa cháy phải bao gồm:

.1         tập trung tại các trạm và chuẩn bị thực hiện các nhiệm vụ như được nêu tại bảng phân công trách nhiệm theo yêu cầu của quy định 8;

.2         khởi động một bơm cứu hoả, sử dụng ít nhất 2 đầu phun nước yêu cầu để chứng tỏ rằng hệ thống ở trạng thái sẵn sàng làm việc tốt;

.3         kiểm tra các bộ dụng cụ chữa cháy và các thiết bị cấp cứu cá nhân khác;

.4         kiểm tra trang bị liên lạc liên quan;

.5         kiểm tra hoạt động của các cửa kín nước, cửa chống cháy, cánh chắn lửa trên các ống thông gió và các đường vào và ra chính của các hệ thống thông gió trong khu vực thực tập; và

.6         kiểm tra các bố trí cần thiết cho việc rời tàu tiếp sau đó.

Thiết bị sử dụng trong các cuộc thực tập phải đưa về trạng thái sẵn sàng hoạt động của nó ngay sau khi thực tập và các khuyết tật phát hiện trong quá trình thực tập phải được sửa chữa càng sớm càng tốt.

8.Những quy định về  huấn luyện và hướng dẫn trên tàu  theo SOLAS74.

Huấn luyện và hướng dẫn trên tàu

1          Việc huấn luyện trên tàu về sử dụng các trang bị cứu sinh của tàu, kể cả thiết bị của phương tiện cứu sinh và về sử dụng các trang bị chữa cháy của tàu phải được tiến hành càng sớm càng tốt nhưng không muộn quá 2 tuần sau khi một thuyền viên đến công tác trên tàu. Tuy nhiên, nếu thuyền viên đó được điều động quay vòng theo lịch trình đều đặn cho tàu đó thì việc huấn luyện trên phải được tiến hành không muộn quá 2 tuần sau khi thuyền viên đó lên tàu nhận công tác lần đầu tiên. Các hướng dẫn sử dụng các trang bị chữa cháy, trang bị cứu sinh của tàu và sinh tồn trên biển phải được phổ biến theo định kỳ tương tự như đối với các cuộc thực tập. Từng hướng dẫn riêng lẻ có thể bao trùm các phần khác nhau của các trang bị cứu sinh và cứu hoả trên tàu, nhưng toàn bộ các trang bị cứu sinh và cứu hoả của tàu phải được hướng dẫn bao trùm hết trong bất kỳ một khoảng thời gian 2 tháng nào.

2          Mỗi thuyền viên phải được nhận các hướng dẫn bao gồm, nhưng không nhất thiết chỉ giới hạn ở những vấn đề sau đây:

.1         hoạt động và sử dụng các phao bè bơm hơi của tàu;

.2         các vấn đề về sự mất nhiệt của cơ thể, xử lý sơ cứu chống mất nhiệt của cơ thể và các biện pháp cấp cứu thích hợp khác;

.3         các hướng dẫn đặc biệt cần thiết để sử dụng các trang bị cứu sinh của tàu trong các điều kiện thời tiết và biển khắc nghiệt; và

.4         hoạt động và sử dụng các trang bị chữa cháy.

3          Việc huấn luyện trên tàu về sử dụng các bè cứu sinh có cần hạ phải được thực hiện không quá 4 tháng một lần trên mỗi tàu có trang bị các phương tiện như vậy. Bất cứ khi nào có thể thực hiện được, công việc trên phải bao gồm cả việc bơm hơi và hạ một bè cứu sinh. Bè cứu sinh này có thể là một bè đặc biệt chỉ được dùng cho mục đích huấn luyện chứ không nằm trong thành phần các trang bị cứu sinh của tàu, bè cứu sinh đặc biệt đó phải được đánh dấu rõ ràng.

9.Những quy định về  kiểm tra hàng tuần,kiểm tra hàng tháng   theo SOLAS74.

Kiểm tra hàng tuần

Các công việc thử và kiểm tra sau đây phải được tiến hành hàng tuần và báo cáo kiểm tra phải được ghi vào sổ nhật ký:

.1         tất cả các phương tiện cứu sinh, xuồng cấp cứu và thiết bị hạ phải được kiểm tra bằng mắt để đảm bảo rằng chúng sẵn sàng sử dụng. Công việc kiểm tra phải bao gồm, nhưng không hạn chế, trạng thái của các máy móc, các trang bị gắn với xuồng cứu sinh và cơ cấu nhả có tải ở trạng thái an toàn sẵn sàng sử dụng;

.2         tất cả các động cơ của các xuồng cứu sinh và xuồng cấp cứu phải được cho chạy trong một thời gian tổng cộng không ít hơn 3 phút với điều kiện nhiệt độ môi trường cao hơn nhiệt độ tối thiểu yêu cầu cho việc khởi động và hoạt động của động cơ. Trong khoảng thời gian này, nó phải chứng tỏ rằng hộp số và bộ truyền động hộp số liên kết thoả mãn. Nếu các đặc tính kỹ thuật đặc biệt của động cơ lắp ngoài một xuồng cấp cứu mà không cho phép nó được chạy với chân vịt không chìm ngập trong nước trong 3 phút, thì nó phải có thể cung cấp nước phù hợp. Trong các trường hợp đặc biệt, Chính quyền hàng hải có thể miễn giảm yêu cầu này cho các tàu đóng trước ngày 1 tháng 7 năm 1986; và

.3         nếu điều kiện biển và thời tiết cho phép, các xuồng cứu sinh, trừ xuồng cứu sinh hạ rơi tự do, trên các tàu hàng phải được di chuyển từ vị trí cất giữ, không có người trên xuồng, tới vị trí cần thiết để chứng tỏ các thiết bị hạ hoạt động thoả mãn; và

.4         hệ thống báo động sự cố chung phải được thử.

Kiểm tra hàng tháng

1          Nếu điều kiện biển và thời tiết cho phép, tất cả các xuồng cứu sinh, trừ xuồng cứu sinh hạ rơi tự do, phải được di chuyển xoay ra ngoài mạn.

2          Việc kiểm tra các phương tiện cứu sinh, kể cả các thiết bị của xuồng cứu sinh phải được tiến hành hàng tháng bằng cách sử dụng danh mục kiểm tra yêu cầu ở quy định 36.1 để đảm bảo rằng chúng hoàn toàn đầy đủ và ở trạng thái tốt. Một báo cáo kiểm tra phải được ghi vào nhật ký.

10.Những quy định về  Sơ đồ chống cháy  theo SOLAS74.

     Sơ đồ chống cháy

1   Phải thường xuyên treo sơ đồ bố trí chung để hướng dẫn cho sĩ quan trên tàu, trên từng boong chỉ rõ vị trí của các trạm điều khiển, các không gian bao bởi kết cấu cấp “A”, các không gian bao bởi kết cấp cấp “B” cùng với các đặc trưng về hệ thống báo động và phát hiện cháy, hệ thống phun nước, thiết bị chữa cháy, phương tiện để tiếp cận các buồng, các boong... và các hệ thống thông gió bao gồm cả các đặc trưng về vị trí điều khiển quạt gió, vị trí cánh chặn lửa và số phân biệt của các quạt gió phục vụ cho từng không gian. Để thay thế, theo sự xem xét của Chính quyền hàng hải, các chi tiết nêu trên có thể trình bày trong một cuốn sổ tay, bản sao của nó được phát cho mỗi sĩ quan và một bản sao luôn được đặt ở trên tàu ở một vị trí dễ tiếp cận. Các sơ đồ và sổ tay phải luôn được cập nhật, bất kỳ sự thay đổi nào đều phải ghi ngay, đến mức có thể thực hiện được, vào sổ tay hoặc sơ đồ nói trên. Thuyết minh trên sơ đồ và sổ tay phải bằng ngôn ngữ theo yêu cầu của Chính quyền hàng hải. Nếu ngôn ngữ này không phải là tiếng Anh hoặc Pháp thì phải có một bản dịch ra một trong hai ngôn ngữ đó.

2          Một bản sao sơ đồ chống cháy hoặc sổ tay chứa sơ đồ đó phải được cất giữ thường xuyên tại một vị trí kín thời tiết, được đánh dấu rõ ràng ở bên ngoài thượng tầng để trợ giúp cho các nhân viên chữa cháy trên bờ sử dụng.

11.Những quy định về  Sổ tay hướng dẫn  theo SOLAS74.

1          Quy định này áp dụng cho tất cả các tàu.

2          Một sổ tay hướng dẫn thoả mãn các yêu cầu của mục 3 phải được trang bị trong mỗi buồng ăn của thuyền viên và buồng giải trí hoặc trong mỗi buồng ở của thuyền viên.

3          Sổ tay hướng dẫn, có thể gồm nhiều tập, phải bao gồm các hướng dẫn và thông tin, bằng các thuật ngữ dễ hiểu và được minh hoạ ở bất cứ phần nào có thể được, về các trang bị cứu sinh có trên tàu và về các phương pháp tự cứu tốt nhất. Bất kỳ phần nào của những thông tin này có thể cung cấp ở dạng thông qua phương tiện nghe nhìn thay cho Sổ tay. Những điều dưới đây phải được giải thích chi tiết:

.1         cách mặc phao áo cứu sinh, bộ quần áo bơi và bộ quần áo bảo vệ kín, tuỳ loại nào phù hợp;

.2         việc tập trung tại các trạm đã phân công;

.3         cách lên phương tiện cứu sinh và xuồng cấp cứu, hạ chúng và rời xa tàu, kể cả việc sử dụng các hệ thống sơ tán hàng hải, nếu có;

.4         phương pháp hạ phương tiện cứu sinh từ phía trong phương tiện;

.5         giải phóng khỏi các thiết bị hạ;

.6         các phương pháp và cách sử dụng các thiết bị bảo vệ ở khu vực hạ, nếu có;

.7         chiếu sáng khu vực hạ;

.8         cách sử dụng tất cả các thiết bị cứu sinh;

.9         cách sử dụng tất cả các thiết bị phát hiện;

.10       với sự trợ giúp của các minh hoạ, cách sử dụng các trang bị vô tuyến điện cứu sinh;

.11       cách sử dụng các phao tiêu;

.12       cách sử dụng động cơ và trang bị phụ;

.13       thu hồi phương tiện cứu sinh và xuồng cấp cứu, kể cả việc cất giữ và chằng buộc;

.14       những nguy hiểm do phơi trần và việc cần thiết mặc quần áo ấm;

.15       cách sử dụng tốt nhất các trang thiết bị của phương tiện cứu sinh để sinh tồn;

.16       Các phương pháp cứu người, kể cả cách sử dụng các phương tiện cứu hộ của máy bay trực thăng (dây treo, giỏ, cáng), phao ống, thiết bị cứu sinh bờ và thiết bị phóng dây của tàu;

.17       tất cả chức năng khác trong bảng phân công trách nhiệm và hướng dẫn sự cố; và

.18       các hướng dẫn về sửa chữa sự cố các trang bị cứu sinh.

12.Những quy định về  Sổ tay huấn luyện trên tàu theo SOLAS74

1.Trong mỗi phòng ăn của thuyền viên và buồng giải trí hoặc trong mỗi buồng riêng của thuyền viên phải có một sổ tay huấn luyện.

2.Sổ tay huấn luyện phải được viết bằng ngôn ngữ làm việc của tàu.

3.Sổ tay huấn luyện, có thể gồm nhiều tập, phải bao gồm các hướng dẫn và thông tin yêu cầu ở mục 2.3.4 sử dụng các thuật ngữ dễ hiểu và được minh hoạ bằng hình vẽ ở những chỗ có thể được. Bất kỳ phần nào của các thông tin này đều có thể được cung cấp bằng các phương tiện nghe-nhìn thay cho sổ tay.

4.Sổ tay huấn luyện phải giải thích chi tiết những nội dung sau:

.1         thực hành an toàn chống cháy và các biện pháp phòng ngừa cháy chung liên quan đến những nguy hiểm do khói, điện, chất lỏng dễ cháy và các nguy cơ tương tự khác trên tàu;

.2         hướng dẫn chung về các thao tác chữa cháy và các quy trình chữa cháy kể cả các quy trình thông báo cháy và sử dụng các điểm báo cháy hoạt động bằng tay;

.3         ý nghĩa của các tín hiệu báo động trên tàu;

.4         hoạt động và sử dụng các hệ thống và thiết bị chữa cháy;

.5         hoạt động và sử dụng các cửa chống cháy;

.6         hoạt động và sử dụng các cánh chắn lửa và khói; và

.7         các hệ thống và thiết bị thoát hiểm.   

13.Những quy định về Sổ tay khai thác an toàn chống cháy   theo SOLAS74.

1          Sổ tay khai thác an toàn chống cháy yêu cầu phải bao gồm các thông tin và hướng dẫn cần thiết cho hoạt động an toàn của tàu và các hoạt động làm hàng liên quan đến an toàn chống cháy. Sổ tay cũng phải có các thông tin liên quan đến trách nhiệm của thuyền viên đối với an toàn chống cháy chung của tàu trong quá trình nhận và trả hàng và khi tàu hành trình. Phải giải thích rõ các biện pháp phòng ngừa cháy cần thiết đối với hoạt động làm hàng thông thường. Đối với các tàu chở hàng nguy hiểm và hàng rời dễ cháy, sổ tay khai thác an toàn chống cháy cũng phải đưa ra các hướng dẫn chữa cháy và làm hàng sự cố thích hợp được nêu trong Bộ luật thực hành an toàn về chở xô hàng rời rắn, Bộ luật quốc tế về chở xô hoá chất, Bộ luật quốc tế về tàu chở khí và Bộ luật quốc tế về chở hàng nguy hiểm bằng đường biển tương ứng.

2          Sổ tay khai thác an toàn chống cháy phải có trong mỗi phòng ăn của thuyền viên và buồng giải trí hoặc trong mỗi buồng riêng của thuyền viên.

3          Sổ tay khai thác an toàn chống cháy phải được viết bằng ngôn ngữ làm việc của tàu.

4          Sổ tay khai thác an toàn chống cháy có thể kết hợp sổ tay huấn luyện yêu cầu ở quy định 15.2.3.

14.Những quy định về hướng dẫn bảo dưỡng trên tàu  trang bị cứu sinh   theo SOLAS74.

Các hướng dẫn về việc bảo dưỡng trên tàu các trang bị cứu sinh phải dễ hiểu, được minh hoạ những chỗ có thể và, tuỳ mức độ phù hợp, phải bao gồm những điều sau đây cho mỗi trang thiết bị:

.1         một danh mục kiểm tra để sử dụng khi tiến hành những kiểm tra theo yêu cầu của quy định 20.7;

.2         hướng dẫn bảo dưỡng và sửa chữa;

.3         lịch trình bảo dưỡng định kỳ;

.4         sơ đồ các điểm cần bôi trơn và các chất bôi trơn khuyên dùng;

.5         danh mục các chi tiết có thể thay thế được;

.6         danh mục các nhà cung cấp phụ tùng dự trữ; và

.7         sổ nhật ký để ghi nhận các đợt kiểm tra và bảo dưỡng.

15.Những quy định về hướng dẫn bảo dưỡng trên tàu trang bị cứu hỏa   theo SOLAS74.

1          Bảo dưỡng, thử và kiểm tra phải được thực hiện theo các hướng dẫn của Tổ chức và theo cách sao cho đảm bảo tính sẵn sàng của các hệ thống và thiết bị chữa cháy.

2          Kế hoạch bảo dưỡng phải có trên tàu và sẵn sàng cho Chính quyền hàng hải kiểm tra khi có yêu cầu.

3          Kế hoạch bảo dưỡng phải bao gồm tối thiểu các hệ thống phòng cháy, hệ thống và thiết bị chữa cháy sau, nếu có trang bị:

.1         các đường ống chữa cháy chính, bơm và họng chữa cháy, kể cả các vòi rồng, vòi phun và đầu nối bờ quốc tế;

.2         các hệ thống phát hiện và báo động cháy cố định;

.3         các hệ thống chữa cháy cố định và các trang bị chữa cháy khác;

.4         các hệ thống phát hiện, báo động cháy và phun nước tự động;

.5         các hệ thống thông gió, kể cả các cánh chắn lửa và khói, các quạt và bộ phận điều khiển chúng;

.6         dừng sự cố việc cấp nhiên liệu;

.7         các cửa chống cháy, kể cả bộ phận điều khiển chúng;

.8         các hệ thống báo động sự cố chung;

.9         các thiết bị thở sử dụng trong trường hợp thoát sự cố;

.10       các bình chữa cháy xách tay, kể cả các bình nạp dự trữ; và

.11       các trang bị cho người chữa cháy.

4          Chương trình bảo dưỡng có thể lập bằng máy tính.

16. Các lưu ý kiểm tra la bàn từ.

Người lái tàu có thể đọc chính xác tại vị trí lái chính;

Thông tin giữa vị trí la bàn chuẩn và vị trí lái chính;

Không có bọt khí trong la bàn;

Bảng/đồ thị độ lệch dư (hàng năm) có trên tàu;

Có thiết bị xác định hướng;

Có la bàn từ dự trữ (hoặc la bàn điện lặp).

17. Những quy định chung về thiết bị vô tuyến điện trên tàu  theo SOLAS74.

Thiết bị vô tuyến điện: Quy định chung

1                   Mỗi tàu phải được trang bị:

.1                  một máy vô tuyến VHF có khả năng phát và thu:

.1.1   DSC (gọi chọn số) trên tần số 156,525 MHz (kênh 70). Nó phải có thể phát các thông tin cấp cứu trên kênh 70 từ vị trí điều khiển tàu thông thường; và

.1.2   vô tuyến điện thoại trên các tần số 156,300 MHz (kênh 6), 156,650 MHz (kênh 13) và 156,800 MHz (kênh 16);

.2                  một máy vô tuyến có khả năng trực DSC liên tục trên kênh 70 VHF, nó có thể được tách riêng hoặc được kết hợp với thiết bị yêu cầu ở .1.1;

.3                  một thiết bị định vị tìm kiếm và cứu nạn có khả năng hoạt động trên dải tần 9 GHz hoặc trên các tần số ấn định cho AIS, thiết bị này:

.3.1   phải được đặt ở vị trí có thể dễ dàng sử dụng; và

.3.2   có thể là một trong những thiết bị được yêu cầu trong quy định III/6.2.2 cho phương tiện cứu sinh;

.4                  một máy thu có khả năng thu các thông tin của nghiệp vụ NAVTEX quốc tế nếu tàu dự định thực hiện những chuyến đi trên bất kỳ vùng biển nào có nghiệp vụ NAVTEX quốc tế này;

.5                  một thiết bị vô tuyến để thu thông tin an toàn hàng hải bằng hệ thống gọi nhóm tăng cường INMARSAT nếu tàu dự định thực hiện những chuyến đi trên bất kỳ vùng biển nào có phủ sóng của INMARSAT nhưng không có nghiệp vụ NAVTEX quốc tế. Tuy vậy, với các tàu chuyên hoạt động trên vùng có nghiệp vụ thông tin an toàn hàng hải vô tuyến điện báo in trực tiếp HF và tàu có thiết bị thu những thông tin như vậy, thì có thể được miễn giảm yêu cầu này.

.6                  theo các điều khoản của quy định 8.3, một phao vô tuyến chỉ báo vị trí sự cố qua vệ tinh (S.EPIRB) phải:

.6.1   khả năng phát tín hiệu cấp cứu thông qua dịch vụ vệ tinh địa cực hoạt động ở tần số 406 MHz;

.6.2   được đặt ở vị trí dễ dàng tiếp cận được;

.6.3   có thể sẵn sàng tháo rời bằng tay và một người có thể mang được vào phương tiện cứu sinh;

.6.4   có khả năng tự nổi nếu tàu chìm và tự động hoạt động khi nổi; và

.6.5   có khả năng hoạt động bằng tay.

2          Các tàu khách phải được trang bị phương tiện thông tin vô tuyến hai chiều “tầm gần” cho các mục đích tìm và cứu sử dụng các tần số hàng không 121,5 MHz và 123,1 MHz từ vị trí điều khiển tàu thông thường.

18.Những quy định chung về nguồn điện cho thiết bị vô tuyến điện trên tàu  theo SOLAS74.

Nguồn điện

1                   Khi tàu ở ngoài khơi, bất cứ lúc nào cũng phải sẵn có nguồn điện cung cấp đủ cho các hoạt động của các thiết bị vô tuyến và để nạp các bình ắc quy được sử dụng làm một hoặc nhiều nguồn năng lượng dự trữ cho các thiết bị vô tuyến điện.

2                   Trên tất cả các tàu phải trang bị một hoặc nhiều nguồn năng lượng dự trữ cung cấp cho các thiết bị vô tuyến nhằm mục đích phát thông tin vô tuyến cấp cứu và an toàn trong trường hợp nguồn điện chính và nguồn điện sự cố của tàu bị hư hỏng. Nguồn năng lượng dự trữ phải có khả năng cung cấp năng lượng cho hoạt động đồng thời máy vô tuyến VHF yêu cầu bởi quy định 7.1.1 và, tuỳ theo vùng hoặc các vùng hoạt động mà tàu được trang bị, cho hoặc máy vô tuyến MF yêu cầu bởi quy định 9.1.1, hoặc máy vô tuyến MF/HF yêu cầu bởi quy định 10.2.1 hoặc 11.1, hoặc trạm INMARSAT trên tàu yêu cầu bởi quy định 10.1.1 và bất kỳ phụ tải bổ sung nào nêu trong các mục 4, 5 và 8, trong thời gian ít nhất là:

.1                     một giờ đối với các tàu được trang bị nguồn điện sự cố, nếu nguồn điện sự cố đó thoả mãn hoàn toàn các điều khoản liên quan của quy định II-1/42 hoặc 43, kể cả việc cung cấp cho các thiết bị vô tuyến của nguồn điện đó; và

.2                     sau giờ đối với các tàu không được trang bị nguồn điện sự cố thoả mãn hoàn toàn các điều khoản tương ứng của quy định II-1/42 hoặc 43, kể cả việc cung cấp cho các thiết bị vô tuyến của nguồn điện đó.

Nguồn điện dự phòng không cần thiết phải cung cấp điện đồng thời cho các thiết bị vô tuyến HF và MF độc lập.

3                   Nguồn điện dự phòng phải độc lập với năng lượng quay chân vịt và hệ thống điện của tàu.

4                   Ngoài thiết bị vô tuyến VHF, nếu có hai hoặc nhiều hơn các thiết bị vô tuyến khác, nêu ở mục 2, có thể nối với nguồn điện dự trữ, thì chúng phải có khả năng cung cấp điện đồng thời cho cả thiết bị vô tuyến VHF theo thời gian quy định ở 2.1 hoặc 2.2, tuỳ quy định nào phù hợp; và

.1                     tất cả những thiết bị vô tuyến có thể được nối đồng thời với một hoặc những nguồn điện dự trữ; hoặc

.2                     bất cứ máy vô tuyến nào tiêu thụ điện nhiều nhất, nếu chỉ có một trong số những thiết bị vô tuyến khác được nối với nguồn điện dự trữ cùng lúc với thiết bị vô tuyến VHF.

5                   Nguồn điện dự trữ cũng có thể sử dụng để cung cấp điện cho các đèn được yêu cầu bởi quy định 6.2.4.

6                   Nếu nguồn điện dự trữ là một hoặc nhiều ắc quy có thể nạp lại được thì:

.1                     phải trang bị một phương tiện nạp tự động cho những ắc quy đó, phương tiện nạp phải có khả năng nạp cho các ắc quy đến dung lượng yêu cầu tối thiểu trong vòng 10 giờ; và

.2                     dung lượng của một hoặc những ắc quy phải được kiểm tra, sử dụng một phương pháp thích hợp, ở những khoảng thời gian không qua 12 tháng khi tàu không hoạt động trên biển.

7                   Vị trí và trang bị các ắc quy sử dụng làm nguồn năng lượng dự trữ phải sao cho đảm bảo:

.1                     khả năng phục vụ tốt nhất;

.2                     có thời gian hoạt động hợp lý;

.3                     an toàn hợp lý;

.4                     nhiệt độ của ắc quy phải duy trì trong giới hạn quy định của nhà chế tạo khi nạp cũng như khi để không; và

.5                     khi đã nạp đủ, các ắc quy phải có khả năng cung cấp điện được ít nhất bằng thời gian yêu cầu tối thiểu trong mọi điều kiện thời tiết.

8        Nếu một đầu vào thông tin liên tục từ thiết bị hàng hải hoặc thiết bị khác của tàu đến một thiết bị vô tuyến theo yêu cầu của chương này là cần thiết để đảm bảo thực hiện đúng chức năng của nó, thì phải có phương tiện đảm bảo việc cung cấp những thông tin như vậy được liên tục trong trường hợp nguồn điện chính hay sự cố của tàu bị hư hỏng.

19. Những quy định chung về yêu cầu về bảo dưỡng thiết bị vô tuyến điện trên tàu theo SOLAS74.

Yêu cầu về bảo dưỡng

1                   Thiết bị phải được thiết kế sao cho những chi tiết chính có thể thay thế được mà không cần phải sửa đổi hoặc điều chỉnh lại.

2                   Nếu có thể thực hiện được, thiết bị phải được cấu tạo và lắp đặt sao cho có thể dễ dàng tiếp cận được để kiểm tra, bảo dưỡng trên tàu.

3                   Phải có đầy đủ những thông tin hướng dẫn để có thể sử dụng và bảo dưỡng thiết bị đúng cách, có xét đến các khuyến nghị của Tổ chức.

4                   Phải có đầy đủ những dụng cụ sửa chữa và chi tiết dự phòng để có thể bảo dưỡng thiết bị.

5                   Chính quyền hàng hải phải đảm bảo rằng thiết bị vô tuyến yêu cầu bởi chương này được duy trì đảm bảo tính sẵn sàng hoạt động của các yêu cầu về chức năng như nêu trong quy định 4 và thỏa mãn được các Tiêu chuẩn kỹ thuật chức của những thiết bị đó.

6                   Đối với các tàu thực hiện những chuyến đi trong các vùng biển A1 và A2, tính sẵn sàng hoạt động phải được đảm bảo bằng các biện pháp như trang bị đúp thiết bị, bảo dưỡng trên bờ hoặc khả năng bảo dưỡng điện tử trên biển, hoặc có thể kết hợp các biện pháp này theo quy định của Chính quyền hàng hải.

7                   Đối với các tàu thực hiện những chuyến đi trong các vùng biển A3 và A4, tính sẵn sàng hoạt động phải được đảm bảo bằng việc kết hợp ít nhất hai biện pháp như trang bị đúp, bảo dưỡng trên bờ hoặc khả năng bảo dưỡng điện tử trên biển, do Chính quyền hàng hải quy định có xét đến các khuyến nghị của Tổ chức+.

8                   Khi tất cả các bước hợp lý được thực hiện để bảo dưỡng thiết bị hoạt động hiệu quả nhằm đảm bảo thoả mãn mọi yêu cầu về chức năng như nêu trong quy định 4, thì những hỏng hóc của thiết bị ảnh hưởng đến việc cung cấp những thông tin chung theo quy định 4.8 sẽ không được coi là nguyên nhân làm tàu mất khả năng đi biển hoặc là lý do để giữ tàu lại cảng, nơi mà không sẵn có các phương tiện sửa chữa phù hợp, với điều kiện tàu đó vẫn có khả năng thực hiện được tất cả các chức năng cấp cứu và an toàn.

9                   Phao vô tuyến định vị sự cố qua vệ tinh phải:

.1                  được thử hàng năm về hiệu quả hoạt động đối với mọi chức năng với các đặc tính về ổn định tần số, cường độ và giải mã tín hiệu ở những khoảng thời gian được chỉ ra như sau:

.1.1   đối với các tàu khách, trong khoảng 3 tháng trước ngày hết hạn của Giấy chứng nhận an toàn tàu khách; và

.1.2   đối với các tàu hàng, trong khoảng 3 tháng trước ngày hết hạn, hoặc 3 tháng trước hoặc sau ngày đến hạn kiểm tra của Giấy chứng nhận an toàn vô tuyến điện tàu hàng.

Việc thử có thể được thực hiện trên tàu hoặc tại trạm thử được duyệt; và

.2       được bảo dưỡng trong những khoảng thời gian không quá 5 năm tại các trạm bảo dưỡng được duyệt trên bờ.

20.Các lưu ý kiểm tra xuồng cứu sinh và/hoặc xuồng cấp cứu.

Trạng thái thân xuồng bên trong và ngoài (không bị tróc, rỗ);

Dây bám hai bên mạn ở trạng thái tốt;

Vây giảm lắc hai mạn;

Trục lái, bánh lái và tay lái, sườn đuôi ở trạng thái tốt;

Ván, ghế băng dọc, lỗ xả, đệm  trong trạng thái tốt;

Máy, bệ, ống xả;

Chân vịt và trục cùng bộ ly hợp;

Tấm phản quang trên thân xuồng;

Kẻ chữ (Tên tàu, số người, cảng đăng ký...), các tấm phản quang;

Nút lỗ xả và vị trí cất giữ;

Bơm hút khô và ống (thử).

21.Những quy định chung về  bảo dưỡng các phao bè bơm hơi,phao áo bơm hơi,hệ thống sơ tán hàng hải,bảo dưỡng và sửa chữa xuồng cấp cứu bơm hơi trên tàu theo SOLAS74.

1.Các phao bè bơm hơi, các phao áo bơm hơi và các hệ thống sơ tán hàng hải phải được bảo dưỡng:

.1         vào những khoảng thời gian không quá 12 tháng, tuy nhiên trong trường hợp bất kỳ khi không thực hiện được yêu cầu này thì Chính quyền hàng hải có thể kéo dài thời hạn này đến 17 tháng; và

.2         tại một trạm bảo dưỡng được công nhận có đủ khả năng để bảo dưỡng chúng, duy trì các phương tiện bảo dưỡng thích hợp và chỉ sử dụng những người đã được đào tạo phù hợp.

2          Triển khai luân phiên các hệ thống sơ tán hàng hải.

Bổ sung hoặc kết hợp với những khoảng thời gian bảo dưỡng các hệ thống sơ tán hàng hải như yêu cầu ở mục 8.1, mỗi hệ thống sơ tán hàng hải phải được triển khai từ tàu trên cơ sở luân phiên ở những khoảng thời gian được Chính quyền hàng hải chấp nhận với điều kiện mỗi hệ thống được triển khai ít nhất một lần trong 6 năm.

3          Một Chính quyền hàng hải phê duyệt việc bố trí các thiết bị bè cứu sinh bơm hơi mới và kiểu mới theo đúng quy định 4 có thể cho phép những khoảng thời gian bảo dưỡng được kéo dài thêm với các điều kiện sau:

.1         Việc bố trí bè cứu sinh mới và kiểu mới đã chứng tỏ duy trì được tiêu chuẩn tương đương như yêu cầu bởi quy trình thử trong những khoảng thời gian bảo dưỡng đã được kéo dài thêm.

.2         Hệ thống bè phải được kiểm tra trên tàu bởi những người được chứng nhận phù hợp với mục 8.1.1.

.3         Việc bảo dưỡng ở những khoảng thời gian không quá 5 năm phải được tiến hành phù hợp với những khuyến nghị của Tổ chức.

4          Mọi công việc sửa chữa và bảo dưỡng các xuồng cấp cứu đã bơm hơi phải được thực hiện phù hợp với hướng dẫn của nhà chế tạo. Có thể thực hiện các công việc sửa chữa sự cố ở trên tàu; tuy nhiên, các công việc sửa chữa hoàn chỉnh phải được thực hiện tại một trạm bảo dưỡng được công nhận.

5          Một Chính quyền hàng hải mà cho phép kéo dài thời gian phải bảo dưỡng phao bè phù hợp với mục 8.3 phải thông báo việc kéo dài thời hạn đó cho Tổ chức phù hợp với quy định I/5(b).

22.Những quy định chung về bảo dưỡng định kỳ các thiết bị hạ và cơ cấu nhả có tài theo SOLAS74.

1          Các thiết bị hạ phải:

.1         được bảo dưỡng phù hợp với những hướng dẫn về bảo dưỡng trên tàu như yêu cầu bởi quy định 36;

.2         được tổng kiểm tra hàng năm yêu cầu bởi quy định I/7 hoặc I/8 tương ứng; và

.3         sau khi hoàn thành việc tổng kiểm tra ở mục .2, phanh tời phải được thử động ở tốc độ hạ lớn nhất. Tải được sử dụng phải bằng tổng trọng lượng của phương tiện cứu sinh hoặc xuồng cấp cứu không có người, trừ khi, ở những khoảng thời gian không quá 5 năm, việc thử phải được thực hiện với tải toàn bộ bằng 1,1 lần tổng trọng lượng của phương tiện cứu sinh hoặc xuồng cấp cứu với toàn bộ người và các trang thiết bị. 

2          Cơ cấu nhả có tải của xuồng cứu sinh hoặc xuồng cấp cứu, kể cả các hệ thống nhả xuồng hạ rơi tự do, phải:

.1         được bảo dưỡng phù hợp với những hướng dẫn cho việc bảo dưỡng trên tàu như yêu cầu bởi quy định 36;

.2         được tổng kiểm tra và thử hoạt động trong quá trình kiểm tra hàng năm yêu cầu ở quy định I/7 và I/8 bởi những người được đào tạo thích hợp quen thuộc với hệ thống; và

.3         được thử hoạt động với tải bằng 1,1 lần tổng khối lượng của xuồng khi chở đầy đủ người và trang thiết bị bất cứ lúc nào cơ cấu nhả được tổng kiểm tra. Việc tổng kiểm tra và thử như vậy phải được thực hiện ít nhất một lần trong 5 năm.

3          Các móc nhả tự động phao bè hạ bằng cần phải:

.1      được bảo dưỡng phù hợp với hướng dẫn đối với bảo dưỡng có tải như yêu cầu ở quy định 36;

.2      được kiểm tra tổng thể và thử hoạt động trong các lần kiểm tra hàng năm theo yêu cầu của các quy định I/7 và I/8 bởi người được đào tạo phù hợp làm quen với hệ thống; và

.3         được thử hoạt động ở mức tải bằng 1,1 lần tổng trọng lượng của xuồng cứu sinh với toàn bộ người và các trang thiết bị bất kỳ khi nào móc nhả tự động được tổng kiểm tra. Việc kiểm tra chi tiết và thử phải được thực hiện tối thiểu một lần trong 5 năm.

23.Những quy định chung cất giữ,phân bố,kẻ chữ  cho phao tròn theo SOLAS74.

1          Các phao tròn thoả mãn các yêu cầu ở mục 2.1.1 của Bộ luật phải:

.1         được phân bố sao cho luôn sẵn sàng sử dụng được ở cả hai mạn tàu và theo mức độ hợp lý có thể thực hiện được, phải có để sẵn sàng sử dụng trên tất cả các boong hở kéo dài tới mạn tàu; tối thiểu phải bố trí một chiếc ở gần đuôi tàu; và

.2         được cất giữ sao cho có khả năng lấy ra được nhanh chóng và không được cố định thường xuyên bằng bất kỳ cách nào.

2          ở mỗi mạn tàu ít nhất phải có một phao tròn được trang bị dây cứu sinh nổi thoả mãn các yêu cầu ở mục 2.1.4 của Bộ luật, có độ dài không nhỏ hơn 2 lần chiều cao tính từ vị trí cất giữ phao đến đường nước ở trạng thái tải nhẹ nhất hoặc 30 m, lấy giá trị nào lớn hơn.

3          ít nhất một nửa trong tổng số phao tròn phải được trang bị đèn tự sáng thoả mãn các yêu cầu ở phần 2.1.2 của Bộ luật; ít nhất hai chiếc trong số đó phải được trang bị thêm tín hiệu khói tự hoạt động thoả mãn các yêu cầu ở mục 2.1.3 của Bộ luật và phải có khả năng thả xuống nhanh chóng từ ca bin lái; các phao tròn có đèn và các phao có cả đèn và tín hiệu khói phải được phân bố đều ở cả hai mạn tàu và không phải là các phao có dây cứu sinh thoả mãn các yêu cầu của mục 1.2.

4          Mỗi phao tròn phải được kẻ tên tàu và cảng đăng ký của tàu chủ bằng chữ La-tinh in hoa.

24.Những quy định chung cất giữ,phân bố,kẻ chữ  cho phao áo theo SOLAS74.

1          Mỗi người trên tàu phải được trang bị một phao áo cứu sinh thoả mãn các yêu cầu ở mục 2.2.1 hoặc 2.2.2 của Bộ luật, đồng thời:

.1       đối với các tàu khách thực hiện những chuyến đi dưới 24 giờ, phải trang bị số lượng các phao áo dành cho trẻ sơ sinh bằng ít nhất 2,5% số lượng hành khách trên tàu;

.2       đối với các tàu khách thực hiện những chuyến đi từ 24 giờ trở lên, phải trang bị số lượng các phao áo dành cho trẻ sơ sinh cho tất cả các trẻ sơ sinh trên tàu;

.3       tàu phải có phao áo cứu sinh phù hợp cho trẻ em với số lượng ít nhất là 10% số hành khách trên tàu hoặc có thể yêu cầu nhiều hơn để đảm bảo mỗi trẻ em có một phao áo cứu sinh;

.4       tàu phải có đủ phao áo cứu sinh cho những người trực ca và để sử dụng ở các trạm bố trí phương tiện cứu sinh ở xa. Các phao áo cứu sinh trang bị cho những người đang trực ca phải được cất giữ tại buồng lái, buồng điều khiển máy và bất kỳ trạm nào có người trực ca; và

.5      nếu các phao áo cho người lớn trang bị trên tàu không phù hợp với người có trọng lượng trên 140 kg và có vòng ngực tới 1.750 mm, phải có trên tàu đủ số lượng các trang bị thích hợp để có thể bảo vệ được những người như vậy.

2          Các phao áo cứu sinh phải được bố trí sao cho luôn dễ đến gần được và vị trí cất giữ chúng phải được chỉ rõ ràng. Nếu do đặc điểm bố trí của tàu làm cho các phao áo cứu sinh được trang bị phù hợp với các yêu cầu của mục 2.1 có thể trở thành không tới gần được thì phải có các biện pháp khác thay thế thoả mãn các yêu cầu của Chính quyền hàng hải, các biện pháp này có thể gồm cả việc tăng phao áo cứu sinh trang bị cho tàu.

3          Các phao áo cứu sinh sử dụng cho các xuồng cứu sinh có mái che toàn phần, trừ các xuồng cứu sinh hạ rơi tự do, phải không làm cản trở việc vào xuồng hoặc chỗ ngồi, kể cả việc sử dụng của các thắt lưng an toàn trong xuồng cứu sinh.

4          Các phao áo cứu sinh được lựa chọn cho các xuồng cứu sinh hạ rơi tự do, và cách mang hoặc mặc chúng phải không gây cản trở việc vào xuồng, an toàn của người trên xuồng hoặc hoạt động của xuồng.

25.Caùc löu yù kieåm tra C¸c b×nh ch÷a ch¸y di ®éng (Bät, CO2, bét kh«), B×nh bät di ®éng.

Các bình chữa cháy di động (Bọt, CO2, bột khô):

            Kiểm tra số lượng bình chữa cháy di động từng loại theo sơ đồ phòng chống cháy;

            Vỏ bình trong trạng thái tốt, không bị ăn mòn/ hư hỏng quá mức;

            Hạn sử dụng của công chất;

Bọt:     1 năm

Bột khô:          5 năm

CO2: đo tại đợt SS và IS phân cấp.(SS-Kiểm tra định kỳ;IS-Kiểm tra giữa kỳ)

Bình bọt di động:

            Kiểm tra đầu phun khí - bọt, các bình tạo bọt di động và một bình dự trữ;

            Thử kết nối với đường ống chữa cháy chính và rồng cứu hỏa;

            Trạng thái bình chứa tốt;

            Hạn sử dụng của chất lỏng tạo bọt: 4 năm (không thể gia hạn bằng lấy mẫu)

26.Caùc löu yù kieåm tra B×nh ch÷a ch¸y b»ng bät lo¹i 135 lÝt hoÆc t­¬ng tù trong buång nåi h¬i vµ trong khu vùc hÖ thèng dÇu ®èt , B×nh ch÷a ch¸y b»ng bät lo¹i 45 lÝt hoÆc t­¬ng tù trong buång m¸y.

Bình chữa cháy bằng bọt loại 135 lít hoặc tương tự trong buồng nồi hơi và trong khu vực hệ thống dầu đốt:

            Trạng thái bên ngoài tốt, không hao hụt;

            Trạng thái tiện dụng;

            Hạn sử dụng của công chất

Bọt:     1 năm

Bột khô:          5 năm

CO2: đo tại đợt SS và IS phân cấp

Bình chữa cháy bằng bọt loại 45 lít hoặc tương tự trong buồng máy:

            Trạng thái bên ngoài tốt;

            Trạng thái tiện lợi;

            Hạn sử dụng của công chất

Bọt:     1 năm

Bột khô:          5 năm

CO2: đo tại đợt SS và IS phân cấp

27.Caùc löu yù kieåm tra HÖ thèng ch÷a ch¸y cè ®Þnh trong buång m¸y, kh«ng gian chøa hµng vµ buång b¬m hµng (CO2  hoÆc Halon, bät, phun n­íc ).

Hệ thống chữa cháy cố định trong buồng máy, không gian chứa hàng và buồng bơm hàng (CO2  hoặc Halon, bọt, phun nước):

            Các đường ống ở trạng thái tốt, không rò rỉ và không bị ăn mòn nghiêm trọng

            Kiểm tra thường xuyên các đường ống bằng cách thổi khí hoặc cho nước chảy qua khi kiểm tra phân cấp SS và IS;

            Các bình đựng CO2 hoặc Halon phải được đo tại đợt kiểm tra phân cấp SS và IS;

Chứng nhận thử phù hợp trên tàu.

            Hạn chất lỏng dạng bọt (5 năm).

Sau 5 năm, tính hiệu quả của bọt dạng lỏng phải được kiểm tra và chứng nhận mẫu thử trên tàu (tham khảo yêu cầu đặc biệt của Chính quyền hàng hải)

            Kiểm tra báo động bằng âm thanh khi xả khí (CO2 hoặc Halon).

28.Caùc löu yù kieåm tra  DÊu m¹n kh«, c¸c cöa trªn lèi ®i t¹i biªn cña th­îng tÇng kÝn,C¸c cöa ®Ëy.

Dấu mạn khô:

       Được kẻ rõ ràng trên mỗi mạn

Tất cả các cửa trên lối đi tại biên của thượng tầng:

       Trạng thái kín nước hiệu quả;

        Không bị ăn mòn, rỗ nghiêm trọng hoặc thủng;

        Các doăng và cơ cấu giữ ở trạng thái tốt.

Các cửa đậy:

Trạng thái kín nước hiệu quả;

Thành quây ở trạng thái tốt, không bị mòn, rỗ nghiêm trọng;

Trạng thái các tấm đệm và thiết bị giữ tốt.

29.Caùc löu yù kieåm tra MiÖng khoang hµng , Cöa trong khu vùc buång m¸y , Lç ng­êi chui, cöa lÊy ¸nh s¸ng.

Miệng khoang hàng:

Trạng thái kín nước hiệu quả;

Thành quây trong trạng thái tốt, không bị mòn, rỗ nghiêm trọng;

Nắp hầm hàng trong trạng thái tốt, không bị mòn, rỗ nghiêm trọng;

Trạng thái các tấm đệm và thiết bị giữ tốt;

Ván lát và nêm trong trạng thái tốt;

Bạt phủ miệng hầm hàng trong trạng thái tốt, không thủng.

Cửa trong khu vực buồng máy:

Trạng thái kín nước tốt;

Nắp, bệ, vách quây ở trạng thái tốt, không bị ăn mòn nghiêm trọng hoặc thủng;

Lỗ người chui, cửa lấy ánh sáng:

Trạng thái kín nước hiệu quả tốt;

Nắp và bu lông trong trạng thái tốt, không bị ăn mòn nghiêm trọng.

30. Caùc löu yù kieåm tra LÇu, c¸c lèi ®i l¹i cïng c¸c lç trªn boong m¹n kh«,Lç th«ng giã,èng th«ng h¬i.

Lầu, các lối đi lại cùng các lỗ trên boong mạn khô:

Trạng thái kín thời tiết tốt;

Trạng thái tôn vách tốt, không bị ăn mòn nghiêm trọng hoặc thủng;

Trạng thái cửa ra vào tốt, không bị ăn mòn hoặc thủng;

Các đệm kín khí và thiết bị giữ trong trạng thái tốt.

Lỗ thông gió:

Trạng thái các thành quây tốt, không bị ăn mòn hoặc thủng;

Các nắp đóng trong trạng thái tốt, kín thời tiết hiệu quả ;

Các đệm kín khí và thiết bị giữ ở trạng thái tốt.

ống thông hơi:

Các vách quây ở trạng thái tốt, không bị ăn mòn, rỗ nghiêm trọng;

Các đầu ống thông hơi ở trạng thái tốt, không bị ăn mòn, rỗ nghiêm trọng;

Các đầu ống ở trạng thái tốt;

Các lưới kim loại ở trạng thái tốt.

31.Neâu caùc löu yù kieåm tra HÇm hµng, KÐt hµng

Hầm hàng:

-Các vách, sườn, tôn đỉnh két trong trạng thái tốt

-Không bị hao mòn, mòn rỉ, rỗ, nứt nghiêm trọng

-Các thang đi lại, đường ống trong trạng thái tốt, không  mòn rỉ, rỗ nghiêm trọng.

Két hàng:

            -Không rò rỉ, hư hại

            -Các vách ngang, dọc, xà dọc, các kết cấu khác trong trạng thái tốt

-Không bị hao mòn, mòn rỉ, rỗ hoặc nứt nghiêm trọng

            -Các thang đi lại, đường ống trong trạng thái tốt, không  mòn rỉ, rỗ nghiêm trọng.

32.Neâu caùc löu yù kieåm tra KÐt dÇu ®èt, Buång b¬m

Két dầu đốt:

            -Không rò rỉ, hư hỏng;

            -Các vách ngang, dọc, xà dọc, các kết cấu khác trong trạng thái tốt;

-Không bị hao mòn, mòn rỉ, rỗ hoặc nứt nghiêm trọng;

-Các thang đi lại, đường ống trong trạng thái tốt, không mòn rỉ, rỗ nghiêm trọng;

Buồng bơm:

-Các vách ngang, dọc, xà dọc, các kết cấu khác trong trạng thái tốt;

-Không bị mòn rỉ, hao mòn, rỗ hoặc nứt nghiêm trọng;

-Các thang đi lại, đường ống trong trạng thái tốt, không hao mòn, rố nghiêm trọng;

-Lưu ý đặc biệt đối với các thiết bị điện trong trạng thái tốt, các đèn chiếu sáng (chống nổ).

33.Caùc quy ñònh Soá nhaän daïng taøu theo SOLAS74.

1Quy định này áp dụng cho tất cả các tàu khách có tổng dung tích lớn hơn hoặc bằng 100 và các tàu hàng có tổng dung tích lớn hơn hoặc bằng 300.

2Tất cả các tàu phải có số phân biệt phù hợp với số phân biệt IMO đã được Tổ chức thông qua.

3Số phân biệt tàu phải được điền vào các giấy chứng nhận và bản sao được xác nhận của các giấy chứng nhận đó được cấp theo quy định I/12 hoặc I/13.

4Số nhận dạng tàu phải được đánh dấu cố định:

.1tại vị trí nhìn thấy được tại đuôi tàu hoặc ở cả hai mạn tại giữa tàu, bên trên đường nước cao nhất, hoặc ở cả hai phía của thượng tầng, trái và phải hoặc ở phía trước hoặc, trong trường hợp tàu khách, trên một bề mặt nằm ngang nhìn thấy được từ trên không; và

.2tại một vị trí dễ tiếp cận trên một vách ngang cuối buồng máy, như định nghĩa ở quy định II-2/3.30, hoặc trên một trong các miệng hầm hàng hoặc, trong trường hợp tàu chở hàng lỏng, trong buồng bơm hoặc, trong trường hợp tàu có các không gian ro-ro, như định nghĩa trong quy định II-2/3.41, trên một vách ngang cuối của không gian ro-ro.

5.1Dấu cố định nói trên phải rõ ràng, tách biệt với các dấu hiệu khác trên thân tàu và phải được sơn bằng màu tương phản.

5.2Dấu cố định nêu ở mục 4.1 phải có chiều cao không dưới 200 mm. Dấu cố định nêu ở mục 4.2 phải có chiều cao không dưới 100 mm. Chiều rộng của dấu phải tỉ lệ với chiều cao.

5.3Dấu cố định có thể thực hiện bằng chữ nổi hoặc khắc chìm hoặc hàn điểm theo tâm hoặc bằng phương pháp tương đương để đảm bảo số nhận dạng của tàu không bị xoá dễ dàng.

5.4Trên các tàu đóng bằng vật liệu không phải là thép hoặc kim loại, Chính quyền hành chính phải phê duyệt phương pháp đánh dấu số nhận dạng tàu.

34.Caùc quy ñònh chung  cuûa maùy laùi taøu theo SOLAS74.

1          Trừ khi có quy định đặc biệt khác đi, mỗi tàu phải trang bị một máy lái chính và một máy lái dự phòng thoả mãn các yêu cầu của Chính quyền hàng hải. Máy lái chính và máy lái dự phòng phải được bố trí sao cho sự hư hỏng của một trong các máy đó không làm tê liệt sự hoạt động của máy kia.

2.1       Tất cả các thành phần của máy lái và trụ lái phải có kết cấu chắc chắn và đáng tin cậy, thoả mãn các yêu cầu của Chính quyền hàng hải. Phải đặc biệt quan tâm đến sự phù hợp của mọi thành phần quan trọng mà không được trang bị đúp. ở những chỗ thích hợp, thành phần quan trọng bất kì như vậy phải sử dụng các bệ đỡ giảm ma sát như vòng bi tròn, vòng bi đũa hoặc bạc. Các bệ đỡ này phải thường xuyên được bôi trơn hoặc được lắp các thiết bị bôi trơn (vú mỡ).

2.2       áp lực thiết kế được dùng khi tính toán để xác định kích thước của đường ống và các thành phần khác phải chịu áp suất của chất lỏng từ bên trong của máy lái phải ít nhất bằng 1,25 lần áp suất làm việc lớn nhất có thể xảy ra trong các điều kiện khai thác bình thường nêu trong mục 3.2, có xét đến các áp suất có thể tồn tại trong phần thấp áp của hệ thống. Theo sự suy xét của Chính quyền hàng hải, khi thiết kế hệ thống ống và các thành phần của máy lái phải áp dụng các chỉ tiêu độ bền mỏi của vật liệu, có xét đến các xung áp suất do tải trọng động.

2.3       Phải trang bị van an toàn cho các bộ phận của hệ thống thuỷ lực, nếu phần đó có thể được tách biệt và trong đó có thể phát sinh ra áp suất do nguồn năng lượng hoặc các lực từ bên ngoài gây ra. €Áp suất làm việc của van an toàn không được điều chỉnh lớn hơn áp suất thiết kế. Các van an toàn đó phải có kích thước phù hợp và bố trí sao cho tránh áp suất tăng lên quá áp suất thiết kế

35.Caùc quy ñònh  cuûa maùy laùi chính vaø truïc laùi theo SOLAS74.

Máy lái chính và trục lái phải:

.1         Có đủ độ bền và có khả năng điều khiển được tàu ở vận tốc khai thác tối đa theo chiều tiến, điều này phải được chứng minh khi thử tàu;

.2         Có khả năng chuyển dịch bánh lái từ 35o mạn này sang 35o mạn kia khi tàu có chiều chìm đi biển sâu nhất và đang chạy tiến với vận tốc khai thác tối đa, và cũng trong những điều kiện đó, chuyển dịch bánh lái từ 35o mạn này sang 30o mạn kia trong vòng không quá 28 giây;

.3         Được truyền động bằng máy khi cần phải thoả mãn các yêu cầu của mục 3.2 và trong trường hợp Chính quyền hàng hải yêu cầu, trụ lái ở vùng sectơ lái phải có đường kính lớn hơn 120 mm, trừ trường hợp gia cường để hoạt động trong vùng có băng; và

.4         Được thiết kế sao cho chúng không bị hư hỏng khi tàu chạy lùi với vận tốc tối đa; tuy vậy, yêu cầu về thiết kế này không cần phải được chứng minh khi thử (rời bến) ở vận tốc lùi tối đa và góc lái tối đa.

36.Caùc quy ñònh  cuûa maùy laùi phuï  theo SOLAS74.

Máy lái phụ phải:

.1         Có đủ độ bền và có khả năng điều khiển được tàu tại vận tốc bảo đảm các tính năng hành hải của tàu và có khả năng đưa vào hoạt động nhanh chóng khi có tai nạn;

.2         Có khả năng chuyển dịch bánh lái từ 15o mạn này sang 15o mạn kia trong vòng không quá 60 giây khi tàu có chiều chìm đi biển sâu nhất và đang chạy tiến với vận tốc bằng một nửa vận tốc khai thác lớn nhất hoặc bằng 7 hải lý/giờ, lấy giá trị nào lớn hơn; và

.3         Được truyền động bằng máy khi cần phải thoả mãn các yêu cầu của mục 4.2 và trong bất kỳ trường hợp nào khi Chính quyền hàng hải yêu cầu trụ lái ở vùng sectơ lái phải có đường kính lớn hơn 230 mm, trừ trường hợp gia cường để hoạt động trong vùng có băng.

Máy lái  phụ phải:

.1         Được thiết kế sao cho tự động làm việc lại khi nguồn năng lượng được phục hồi sau khi bị hỏng; và

.2         Có khả năng được đưa vào hoạt động từ một vị trí trên buồng lái. Trong trường hợp bị mất nguồn bất kỳ trong các bộ động lực máy lái, phải có tín hiệu báo động bằng âm thanh và ánh sáng lên buồng lái.

37.Caùc yeâu caàu lieân laïc giöõa buoàng laùi vaø buoàng maùytheo SOLAS74.

1          Phải trang bị ít nhất hai phương tiện độc lập để truyền lệnh từ buồng lái đến vị trí trong buồng máy hoặc trong buồng điều khiển mà từ đó các máy được điều khiển, thông thường, một trong hai phương tiện đó phải là tay chuông truyền lệnh trong buồng máy, tay chuông này có chỉ báo lệnh và khẳng định trả lời cả trong buồng máy và buồng lái. Phải trang bị các phương tiện liên lạc thích hợp cho các vị trí mà từ đó các máy có thể được điều khiển.

2          Đối với những tàu được đóng vào hoặc sau ngày 1 tháng 10 năm 1994 phải thoả mãn các yêu cầu sau, thay cho các quy định nói ở mục 1:

Phải có ít nhất hai phương tiện truyền lệnh từ lầu lái đến trạm điều khiển trong buồng máy hoặc trong buồng điều khiển, mà từ đó việc điều khiển tốc độ và hướng đẩy của chân vịt được thực hiện; một trong hai phương tiện đó phải là tay chuông truyền lệnh buồng máy, có chỉ báo các lệnh và phản hồi có thể quan sát bằng mắt cả ở trong buồng máy lẫn lầu lái. Phải bố trí các phương tiện liên lạc thích hợp từ lầu lái và buồng máy đến vị trí bất kỳ, mà từ đó có thể điều khiển tốc độ và hướng đẩy của chân vịt.

38.Caùc yeâu caàu  baûo veä caùc beà maët coù nhieät ñoä cao theo SOLAS74.

Bảo vệ các bề mặt có nhiệt độ cao

1          Các bề mặt có nhiệt độ cao hơn 220oC có thể bị ảnh hưởng khi có hư hỏng hệ thống dầu đốt phải được bảo vệ thích đáng.

2          Phải có các biện pháp ngăn ngừa dầu rò rỉ do áp suất cao từ các bơm, bầu lọc và thiết bị hâm do tiếp xúc với các về mặt nóng.

39.Caùc quy ñònh  chung cuûa trang bò ñieän  theo SOLAS74.

Quy định chung:

1          Trang bị điện phải sao cho:

.1         tất cả các thiết bị điện phụ cần thiết đảm bảo duy trì tàu ở các trạng thái làm việc và sinh hoạt bình thường mà không cần đến nguồn điện sự cố;

.2         những thiết bị điện quan trọng để đảm bảo an toàn trong mọi tình huống sự cố khác nhau; và

.3         đảm bảo an toàn cho hành khách, thuyền viên và tàu tránh các nguy hiểm do điện.

2          Chính quyền hàng hải phải có các biện pháp phù hợp để đảm bảo tính thống nhất trong khi thi hành và áp dụng các điều khoản của phần này về trang bị điện.

40.Caùc quy ñònh heä thoáng khôûi ñoäng caùc maùy phaùt ñieän söï coá theo SOLAS74.

1          Các máy phát điện sự cố phải có khả năng sẵn sàng khởi động được ở trạng thái lạnh khi nhiệt độ bằng 0oC. Nếu điều này không thể thực hiện được, hoặc nếu có khả năng gặp nhiệt độ thấp hơn, thì phải có biện pháp được Chính quyền hàng hải chấp nhận để duy trì các hệ thống gia nhiệt nhằm đảm bảo khả năng khởi động được ngay các máy phát điện sự cố.

2          Mỗi máy phát điện sự cố được thiết kế để tự động khởi động phải được trang bị các thiết bị khởi động được Chính quyền hàng hải phê duyệt, có nguồn năng lượng dự trữ đủ cho ít nhất là 3 lần khởi động liên tiếp. Phải trang bị nguồn năng lượng dự trữ thứ hai để khởi động thêm 3 lần nữa trong vòng 30 phút, trừ khi việc khởi động bằng tay được chứng minh là có hiệu quả.

2.1       Các tàu được đóng vào hoặc sau ngày 1 tháng 10 năm 1994 thay cho việc thoả mãn yêu cầu của câu thứ hai của mục 2 phải thoả mãn yêu cầu sau:

Nguồn năng lượng sự cố dự trữ phải được bảo vệ tránh hệ thống khởi động tự động tiêu hao hết năng lượng, trừ khi có trang bị phương tiện khởi động độc lập thứ hai. Ngoài ra phải trang bị nguồn năng lượng thứ hai để khởi động bổ sung 3 lần trong vòng 30 phút trừ khi việc khởi động bằng tay được chứng minh là có hiệu quả.

3          Nguồn năng lượng dự trữ phải được duy trì vào mọi thời điểm, như sau:

.1         các hệ thống khởi động bằng thuỷ lực và bằng điện phải được duy trì từ bảng điện sự cố;

.2         hệ thống khởi động bằng không khí nén phải được duy trì bằng các bình chứa không khí nén chính hoặc phụ thông qua van một chiều phù hợp hoặc bằng một máy nén khí sự cố được cung cấp năng lượng từ bảng điện sự cố nếu được dẫn động bằng điện;

.3         tất cả các thiết bị khởi động, nạp và dự trữ năng lượng này phải được bố trí trong buồng đặt máy phát sự cố, không được dùng các thiết bị này cho các mục đích khác ngoài việc phục vụ cho máy phát điện sự cố. Điều này không ngoại trừ khả năng cung cấp khí nén cho bình chứa không khí nén thuộc máy phát điện sự cố, lấy từ hệ thống không khí nén chính hoặc phụ qua một van một chiều bố trí trong buồng đặt máy phát điện sự cố.

4.1       Nếu không yêu cầu khởi động tự động, cho phép sử dụng khởi động bằng tay như dùng tay quay, bộ khởi động quán tính, bộ tích thuỷ lực nạp bằng tay hoặc các mồi nổ nếu chúng được chứng minh là có hiệu quả.

4.2       Khi không thể khởi động bằng tay, thì phải thoả mãn các yêu cầu của mục 2 và 3 với ngoại lệ là việc khởi động có thể bằng tay ở giai đoạn đầu.

41.Caùc quy ñònh veà quy trình keùo khaån caáp treân taøu theo SOLAS74.

1          Quy trình kéo khẩn cấp trên tàu

1.1       Mục này áp dụng đối với:

.1         tất cả các tàu khách, không muộn hơn 01 tháng 01 năm 2010;

.2         các tàu hàng được đóng vào hoặc sau ngày 01 tháng 01 năm 2010; và

.3         các tàu hàng được đóng trước ngày 01 tháng 01 năm 2010, không muộn hơn ngày 01 tháng 01 năm 2012.

1.2       Các tàu phải được cung cấp quy trình kéo khẩn cấp cụ thể phù hợp với tàu. Quy trình phải có trên tàu để sử dụng trong các tình huống khẩn cấp và phải dựa trên các bố trí và thiết bị có sẵn trên tàu.

1.3       Quy trình phải bao gồm:

.1         bản vẽ boong mũi và lái mô tả các trang bị kéo khẩn cấp có thể;

.2         các thiết bị dự phòng trên tàu có thể được sử dụng để kéo khẩn cấp;

.3         các phương tiện và phương pháp trao đổi thông tin; và

.4         các thủ tục mẫu để tạo điều kiện cho việc chuẩn bị và tiến hành các hoạt động kéo khẩn cấp.

42.Caùc löu yù kieåm tra thieát bò phaân li daàu nöôùc vaø bôm.

Thiết bị phân ly dầu nước và bơm:

            Hoạt động thỏa maừn;

         Không thấy dầu trong nước thải;

            Không bị ăn mòn nghiêm trọng, rỗ vỏ ngoài;

            Các van hoạt động tốt;

            Đồng hồ chỉ báo áp suất ở trạng thái tốt;

            Thử mẫu nước sau lọc lấy ở vòi thử;

43.Quy ñònh  veà nhaät kyù daàu,phaàn I-Hoaït ñoäng buoàng maùy theo MAPOL73/78.

Nhật ký dầu, Phần I - Hoạt động buồng máy

1        Tàu dầu có tổng dung tích từ 150 trở lên và các tàu bất kỳ khác có tổng dung tích từ 400 trở lên phải được trang bị Nhật ký dầu phần I (Hoạt động buồng máy). Các sổ Nhật ký này dù là một phần của nhật ký chính thức của tàu hay không đều phải được lập theo mẫu ở phụ chương III của Phụ lục này.

2        Nhật ký dầu phần I phải được ghi đầy đủ trong từng trường hợp, ghi cụ thể cho từng két nếu có thể được, bất kỳ khi nào có những hoạt động sau đây xảy ra ở trên tàu:

.1         hoạt động dằn hoặc vệ sinh các két dầu đốt;

.2         thải nước dằn bẩn hoặc nước rửa két dầu nhiên liệu;

.3         thu gom và thải dầu cặn (cặn dầu bẩn hoặc các loại cặn dầu khác);

.4         thải qua mạn hoặc thải bằng cách khác nước la canh phát sinh từ buồng máy; và

.5         nhận nhiên liệu hoặc dầu bôi trơn.

3        Trong trường hợp thải dầu hoặc hỗn hợp lẫn dầu như được nêu ở qui định 4 Phụ lục này hoặc trong trường hợp thải ngẫu nhiên hoặc bất thường khác không tuân theo qui định đó, phải ghi rõ vào Nhật ký dầu phần 1 hoàn cảnh và nguyên nhân việc thải đó.

4        Mỗi hoạt động nêu ở mục 2 của qui định này phải được ghi ngay và đầy đủ vào Nhật ký dầu phần I để tất cả những thông tin ghi trong Nhật ký dầu phù hợp với những hoạt động đã được thực hiện. Mỗi hoạt động đã hoàn thành phải được sĩ quan hoặc các sĩ quan chịu trách nhiệm về các hoạt động liên quan ký tên và khi hết mỗi trang, thuyền trưởng của tàu phải ký xác nhận vào đó. Nhật ký dầu phần I ít nhất phải được ghi bằng tiếng Anh, Pháp hoặc Tây Ban Nha đối với các tàu có Giấy chứng nhận quốc tế về Ngăn ngừa ô nhiễm do Dầu. Nếu ngôn ngữ chính thức của quốc gia tàu treo cờ cũng được sử dụng, thì trong trường hợp xảy ra tranh chấp hoặc không thống nhất, ngôn ngữ này sẽ được ưu tiên.

5        Bất kỳ sự hư hỏng nào của thiết bị lọc dầu phải được ghi vào Nhật ký dầu phần I.

6        Nhật ký dầu phần I phải được để ở vị trí sao cho sẵn sàng kiểm tra vào bất cứ thời gian hợp lý nào và phải luôn được giữ trên tàu, trừ các trường hợp tàu không có thuyền viên ở trên và được kéo. Nhật ký phải được giữ lại trong 3 năm sau lần ghi cuối cùng trong đó.

7        Cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ thành viên Công ước này có thể kiểm tra Nhật ký dầu phần I của bất kỳ tàu nào áp dụng Phụ lục này khi tàu ở trong cảng hoặc ở bến xa bờ của họ và có thể sao chép bất cứ phần nào trong Nhật ký này và có thể yêu cầu Thuyền trưởng xác nhận rằng đây là bản sao đúng của đoạn đó. Bất kỳ bản sao nào mà được thuyền trưởng xác nhận là bản sao đúng theo phần ghi trong Nhật ký dầu như vậy đều có thể đưa ra làm bằng chứng trong các vụ xét xử. Việc kiểm tra Nhật ký dầu phần I và lấy bản sao được chứng nhận bởi người có thẩm quyền theo mục này phải được thực hiện càng nhanh càng tốt mà không làm chậm trễ tàu không chính đáng.

44.Quy ñònh  veà baûng chæ daãn,keá hoaïch quaûn lyù raùc vaø nhaät kyù raùc theo MARPOL73/78.

Bảng chỉ dẫn, kế hoạch quản lý rác và nhật ký rác

(1)     (a)          Các tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 m trở lên phải có các bảng chỉ dẫn thông báo cho thuyền viên và hành khách biết những yêu cầu về thải rác của qui định 3 và 5 của Phụ lục này, nếu phù hợp.

(b)     Các bảng chỉ dẫn phải được viết bằng ngôn ngữ làm việc của mọi người trên tàu, đối với các tàu dự định thực hiện các chuyến đi tới các cảng hoặc bến xa bờ thuộc chủ quyền của các Thành viên khác của Công ước, thì các bảng chỉ dẫn đó phải được viết bằng tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc Tây Ban Nha.

(2)     Các tàu có tổng dung tích từ 400 trở lên và các tàu được chứng nhận chở từ 15 người trở lên phải có kế hoạch quản lý rác để thuyền viên tuân theo. Kế hoạch này phải có các qui trình dưới dạng văn bản về việc thu gom, chứa, xử lý và thải rác, kể cả việc sử dụng các thiết bị trên tàu. Kế hoạch cũng phải nêu rõ người chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch. Kế hoạch này phải phù hợp với hướng dẫn của Tổ chức và được viết bằng ngôn ngữ làm việc của thuyền viên.

(3)     Các tàu có tổng dung tích từ 400 trở lên và các tàu được chứng nhận từ 15 người trở lên dự định thực hiện các chuyến đi tới các cảng hoặc bến xa bờ thuộc chủ quyền của Thành viên khác của Công ước và các công trình biển cố định hoặc di động dự định thăm dò và khai thác tài nguyên đáy biển phải có Nhật ký rác. Nhật ký rác dù là một phần của nhật ký tàu chính thức hay không, phải được lập theo mẫu nêu ở phụ chương của Phụ lục này;(a)   sĩ quan phụ trách phải ghi, đề ngày và ký vào Nhật ký rác mọi hoạt động thải hoặc đốt rác. Mỗi trang sau khi ghi hết phải được thuyền trưởng của tàu ký xác nhận. Nhật ký rác phải được ghi bằng ít nhất là tiếng Anh, Pháp hoặc Tây Ban Nha. Nếu ngôn ngữ chính thức của quốc gia mà tàu treo cờ cũng được sử dụng, thì ngôn ngữ này sẽ được ưu tiên trong trường hợp có sự tranh cãi hoặc không thống nhất;

(b)     thông tin về mỗi hoạt động đốt hoặc thải rác bao gồm ngày, thời gian, vị trí và mô tả loại rác và lượng rác ước tính được đốt hoặc thải;

(c)        Nhật ký rác phải được cất giữ trên tàu ở vị trí thuận lợi cho việc lấy ra bất kỳ lúc nào để trình kiểm tra. Nhật ký được lưu lại trong hai năm sau lần ghi cuối cùng trong đó;

(d)       trong trường hợp thải, thất thoát hoặc mất ngẫu nhiên như nêu ở qui định 6 của Phụ lục này, phải ghi vào Nhật ký rác những thông tin về hoàn cảnh và lý do mất mát.

(4)        Chính quyền hàng hải có thể miễn các yêu cầu về Nhật ký rác cho:

(a)        tàu được chứng nhận chở từ 15 người trở lên thực hiện những hành trình không quá 1 giờ; hoặc

(b)        các công trình biển cố định hoặc di động trong quá trình thăm dò và khai thác tài nguyên đáy biển.Bảng chỉ dẫn, kế hoạch quản lý rác và nhật ký rác

(1)        (a)        Các tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 m trở lên phải có các bảng chỉ dẫn thông báo cho thuyền viên và hành khách biết những yêu cầu về thải rác của qui định 3 và 5 của Phụ lục này, nếu phù hợp.

            (b)        Các bảng chỉ dẫn phải được viết bằng ngôn ngữ làm việc của mọi người trên tàu, đối với các tàu dự định thực hiện các chuyến đi tới các cảng hoặc bến xa bờ thuộc chủ quyền của các Thành viên khác của Công ước, thì các bảng chỉ dẫn đó phải được viết bằng tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc Tây Ban Nha.

(2)        Các tàu có tổng dung tích từ 400 trở lên và các tàu được chứng nhận chở từ 15 người trở lên phải có kế hoạch quản lý rác để thuyền viên tuân theo. Kế hoạch này phải có các qui trình dưới dạng văn bản về việc thu gom, chứa, xử lý và thải rác, kể cả việc sử dụng các thiết bị trên tàu. Kế hoạch cũng phải nêu rõ người chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch. Kế hoạch này phải phù hợp với hướng dẫn của Tổ chức và được viết bằng ngôn ngữ làm việc của thuyền viên.

(3)        Các tàu có tổng dung tích từ 400 trở lên và các tàu được chứng nhận từ 15 người trở lên dự định thực hiện các chuyến đi tới các cảng hoặc bến xa bờ thuộc chủ quyền của Thành viên khác của Công ước và các công trình biển cố định hoặc di động dự định thăm dò và khai thác tài nguyên đáy biển phải có Nhật ký rác. Nhật ký rác dù là một phần của nhật ký tàu chính thức hay không, phải được lập theo mẫu nêu ở phụ chương của Phụ lục này;

(a)        sĩ quan phụ trách phải ghi, đề ngày và ký vào Nhật ký rác mọi hoạt động thải hoặc đốt rác. Mỗi trang sau khi ghi hết phải được thuyền trưởng của tàu ký xác nhận. Nhật ký rác phải được ghi bằng ít nhất là tiếng Anh, Pháp hoặc Tây Ban Nha. Nếu ngôn ngữ chính thức của quốc gia mà tàu treo cờ cũng được sử dụng, thì ngôn ngữ này sẽ được ưu tiên trong trường hợp có sự tranh cãi hoặc không thống nhất;

(b)        thông tin về mỗi hoạt động đốt hoặc thải rác bao gồm ngày, thời gian, vị trí và mô tả loại rác và lượng rác ước tính được đốt hoặc thải;

(c)        Nhật ký rác phải được cất giữ trên tàu ở vị trí thuận lợi cho việc lấy ra bất kỳ lúc nào để trình kiểm tra. Nhật ký được lưu lại trong hai năm sau lần ghi cuối cùng trong đó;

(d)       trong trường hợp thải, thất thoát hoặc mất ngẫu nhiên như nêu ở qui định 6 của Phụ lục này, phải ghi vào Nhật ký rác những thông tin về hoàn cảnh và lý do mất mát.

(4)        Chính quyền hàng hải có thể miễn các yêu cầu về Nhật ký rác cho:

(a)        tàu được chứng nhận chở từ 15 người trở lên thực hiện những hành trình không quá 1 giờ; hoặc

(b)        các công trình biển cố định hoặc di động trong quá trình thăm dò và khai thác tài nguyên đáy biển.

45.Quy ñònh veà heä thoáng xöû lyù nöôùc thaûi theo MARPOL73/78.

Hệ thống xử lý nước thải

1          Tất cả các tàu, theo qui định 2, yêu cầu thoả mãn các điều khoản của Phụ lục này, phải trang bị một trong các hệ thống xử lý nước thải sau:

.1         Hệ thống xử lý nước thải là loại được Chính quyền hàng hải phê duyệt, có lưu ý đến các tiêu chuẩn và phương pháp thử do Tổ chức ban hành, hoặc

.2         Hệ thống nghiền và diệt trùng được Chính quyền hàng hải phê duyệt. Hệ thống này phải được trang bị bằng các thiết bị thoả mãn yêu cầu của Chính quyền hàng hải cho việc chứa tạm thời nước thải khi tàu cách bờ gần nhất dưới 3 hải lý, hoặc

.3         Két chứa có thể tích thoả mãn yêu cầu của Chính quyền hàng hải, chứa được toàn bộ nước thải, có lưu ý đến chế độ hoạt động của tàu, số lượng người trên tàu và các yếu tố liên quan khác. Két chứa phải có kết cấu thoả mãn yêu cầu của Chính quyền hàng hải và phải có thiết bị chỉ báo nhìn thấy lượng nước thải chứa trong đó.Hệ thống xử lý nước thải

46.Quy ñònh veà chuẩn bị cho việc kiểm tra và các việc khác cho thieát bò naâng haøng theo quy ñònh cuûa Ñaêng kieåm Vieät Nam.

Chuẩn bị cho việc kiểm tra và các việc khác

1 Tất cả các công việc chuẩn bị cho việc kiểm tra nêu trong Quy chuẩn này cũng như các yêu cầu của Đăng kiểm đưa ra phù hợp với các quy định của Chương này đều phải do Chủ tàu hoặc đại diện Chủ tàu thực hiện. Việc chuẩn bị bao gồm cả lối đi thuận tiện và an toàn,phương tiện và hồ sơ cần thiết cho việc kiểm tra. Các thiết bị để tiến hành kiểm tra, đo đạc và thử nghiệm mà Đăng kiểm cần để tiến hành công việc phải được chọn lựa và kiểm chuẩn riêng biệt theo tiêu chuẩn của Đăng kiểm. Tuy nhiên Đăng kiểm có thể chấp nhận những dụng cụ đo đạc đơn giản như thước, dây đo, thước đo kích thước mối hàn, trắc vi kế mà không cần  sự lựa chọn riêng lẻ hay xác nhận về kiểm chuẩn với điều kiện đó là những thiết bị thông dụng chính xác và được đối chiếu định kỳ với các thiết bị hay dụng cụ thử nghiệm tương tự. Đăng kiểm cũng có thể chấp nhận những dụng cụ trên tàu để kiểm tra các thiết bị của tàu (ví dụ như đồng hồ đo áp suất, nhiệt độ, vòng quay máy) dựa trênhồ sơ kiểm chuẩn hay những biên bản so sánh với những thiết bị khác.

2 Chủ tàu hoặc đại diện chủ tàu phải bố trí người giám sát có chuyên môn về các hạng mục dự định kiểm tra để chuẩn bị cho việc kiểm tra, giúp đỡ khi cần thiết cho Đăng kiểm thực hiện nhiệm vụ.

3 Đăng kiểm có thể hoãn việc kiểm tra nếu như các công việc chuẩn bị cần thiết chưa được thực hiện, khi những người có trách nhiệm nêu tại -2 không có mặt lúc kiểm tra hoặc khi Đăng kiểm thấy rằng không đảm bảo an toàn cho việc kiểm tra.

          4 Qua kết quả kiểm tra, nếu Đăng kiểm thấy cần thiết phải sửa chữa thì chủ tàu hoặc xưởng đóng tàu phải tiến hành sửa chữa theo yêu cầu của Đăng kiểm.

47.Caùc daïng kieåm tra vaø thôøi haïn kieåm tra cho thieát bò naâng haøng theo quy ñònh cuûa Ñaêng kieåm Vieät Nam.

Các dạng kiểm tra thiết bị nâng hàng được nêu dưới đây:

(1) Kiểm tra để đăng ký (sau đây gọi là kiểm tra lần đầu)

(a) Kiểm tra lần đầu trong chế tạo (trước khi đưa vào sử dụng);

(b) Kiểm tra lần đầu các thiết bị nâng hàng không có sự giám sát chế tạo.

(2) Kiểm tra chu kỳ để duy trì việc đăng ký

(a) Tổng kiểm tra hàng năm

(b) Thử tải

(3) Kiểm tra bất thường

2.2.2 Thời hạn kiểm tra

Thời hạn kiểm tra các thiết bị nâng hàng phải phù hợp với các quy định dưới đây:

(1) Kiểm tra lần đầu phải được tiến hành khi ấn định tải trọng làm việc an toàn, v.v… lần đầu.

(2) Tổng kiểm tra hàng năm được thực hiện vào thời điểm không vượt quá 12 tháng kể từ ngày kết thúc kiểm tra lần đầu hoặc kết thúc tổng kiểm tra hàng năm lần trước.

(3) Thử tải được thực hiện vào đợt kiểm tra lần đầu và vào thời điểm không vượt quá 5 năm kể từ ngày kết thúc kiểm tra lần đầu hoặc kết thúc lần thử tải trước.

(4) Kiểm tra bất thường được thực hiện khi thiết bị nâng hàng phạm phải bất kỳ điều kiện nào sau đây tại các ngày không trùng với thời điểm kiểm tra chu kỳ.

(a) Khi bị hư hỏng nghiêm trọng các thành phần kết cấu và khi sửa chữa hoặc hoán cải.

(b) Khi quy trình nâng hàng, hệ cáp giằng, phương pháp vận hành và điều khiển có thay đổi lớn.

(c) Khi ấn định và đánh dấu lại tải trọng làm việc an toàn v.v...

(d) Các trường hợp khác khi Đăng kiểm thấy cần thiết.

48.Caùc yeâu caàu chung veà khu vực sinh hoạt và phương tiện giải trí theo Coâng öôùc lao ñoäng haøng haûi (MLC 2006)

Khu vực sinh hoạt và phương tiện giải trí

Mục đích: Đảm bảo thuyền viên có tiện nghi sinh hoạt và phương tiện giải trí phù hợp trên tàu.

1.      Mỗi Thành viên phải đảm bảo các tàu mang cờ của mình được trang bị và duy trì khu vực sinh hoạt và các phương tiện giải trí thích hợp cho thuyền viên làm việc hoặc sống trên tàu, hoặc cả hai, phù hợp với việc tăng cường sức khoẻ thể chất và tinh thần của thuyền viên.

2.      Các yêu cầu của Bộ luật về thực hiện Quy định này liên quan đến kết cấu và trang thiết bị của tàu chỉ áp dụng với các tàu được đóng vào hoặc sau ngày Công ước này có hiệu lực đối với các Thành viên liên quan. Đối với các tàu đóng trước ngày đó, các yêu cầu liên quan đến kết cấu và trang thiết bị của tàu quy định tại Công ước về khu vực sinh hoạt của thuyền viên (sửa đổi), 1949 (Số 92), và Công ước về khu vực sinh hoạt của thuyền viên (các Điều khoản bổ sung) 1970 (Số 133), phải tiếp tục được thực hiện tới mức độ mà chúng đã được áp dụng, trước ngày đó, theo quy định của các văn bản pháp luật hoặc thực tiễn của Thành viên liên quan. Một tàu được xem là được đóng mới vào ngày nó được đặt sống chính hoặc khi nói ở giai đoạn đóng mới tương tự.

3.         Trừ khi có quy định khác đi, bất kỳ yêu cầu nào trong sửa đổi, bổ sung của Bộ luật liên quan đến các điều khoản về khu vực sinh hoạt và các phương tiện giải trí của thuyền viên chỉ áp dụng đối với những tàu đóng vào hoặc sau ngày sửa đổi, bổ sung đó có hiệu lực đối với Thành viên liên quan.

 49.Caùc yeâu caàu chung veà th«ng giã vµ s­ëi theo Coâng öôùc lao ñoäng haøng haûi (MLC 2006).

Các yêu cầu thông gió và sưởi:

(a)     các buồng ngủ và phòng ăn phải được thông gió đầy đủ;

(b)     các tàu, trừ những tàu thường xuyên hoạt động trong các điều kiện khí hậu ôn hoà không yêu cầu điều này, phải được trang bị điều hoà tại khu vực sinh hoạt của thuyền viên, cho mọi buồng vô tuyến điện riêng biệt và cho mọi buồng điều khiển máy tập trung;

(c)     tất cả các khu vực vệ sinh phải được thông gió bằng khí trời, độc lập với các phần bất kỳ khác của khu vực sinh hoạt; và

        (d)  cung cấp đủ nhiệt bằng một hệ thống sưởi phù hợp, trừ các tàu chuyên chạy trong vùng khí hậu nhiệt đới.

50. Caùc yeâu caàu chung veà  phßng ¨n  theo Coâng öôùc lao ñoäng haøng haûi (MLC 2006).

Các yêu cầu đối với phòng ăn:

(a)     phòng ăn phải bố trí cách biệt với buồng ngủ và gần bếp đến mức thực tế có thể thực hiện được; các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000 có thể được cơ quan có thẩm quyền miến giảm yêu cầu đó sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan; và

       (b)   các phòng ăn phải có kích thước và tiện nghi phù hợp và được trang bị và bố trí hợp lý (bao gồm cả các phương tiện tiện phục vụ ăn uống), lưu ý đến số lượng thuyền viên có thể sử dụng chúng tại cùng một thời điểm bất kỳ; phải có các quy định về các trang bị phòng ăn được sử dụng chung hoặc riêng, nếu thích hợp.

51.Caùc yeâu caàu chung veà c¸c ph­¬ng tiÖn vÖ sinh theo Coâng öôùc lao ñoäng haøng haûi (MLC 2006).

 (a)    thuyền viên phải có các phương tiện vệ sinh thoả mãn các tiêu chuẩn tối thiểu về sức khoẻ và vệ sinh, và các tiêu chuẩn tiện nghi có thể chấp nhận được, phải có các phương tiện vệ sinh riêng biệt cho nam giới và nữ giới;

(b)     phải có các phương tiện vệ sinh với khả năng tiếp cận dễ dàng của buồng lái và buồng máy hoặc gần trung tâm điều khiển buồng máy; các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000 có thể được cơ quan có thẩm quyền miễn trừ yêu cầu này sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan;

(c)     phải bố trí tại vị trí thích hợp trên tàu tối thiểu một nhà vệ sinh, một chậu rửa và một bồn tắm hoặc nơi tắm có vòi hoa sen, hoặc cả hai, cho mỗi nhóm sáu người hoặc ít hơn không có các phương tiện dành riêng cho cá nhân;

(d)     trừ tàu khách, mỗi buồng ngủ phải được trang bị một chậu rửa có vòi nước nóng lạnh, trừ khi có chậu rửa như vậy được bố trí trong phòng tắm cá nhân.

(e)     với các tàu khách thường chạy không quá bốn giờ, cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét các bố trí đặc biệt hoặc giảm số lượng thiết bị yêu cầu; và

       (f)    vòi nước sạch nóng lạnh phải sẵn có tại mọi vị trí rửa.

52.Caùc yeâu caàu chung veà phßng ngñ theo Coâng öôùc lao ñoäng haøng haûi (MLC 2006).

Nếu tàu được yêu cầu phải có khu vực để người ngủ, thì phải áp dụng các yêu cầu sau đối với phòng ngủ:

(a)     với tàu không phải tàu khách, phải có một buồng ngủ cá nhân cho mỗi thuyền viên; với tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000 hoặc tàu có công dụng đặc biệt, cơ quan có thẩm quyền có thể cho phép miễn giảm các yêu cầu này sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan;

(b)     phải trang bị các buồng ngủ riêng biệt cho nam giới và nữ giới;

(c)     các buồng ngủ phải có kích thước phù hợp và được trang bị hợp lý đảm bảo tiện nghi và gọn gàng;

(d)     trong mọi trường hợp, phải trang bị cho mỗi người một giường nằm riêng biệt;

(e)     các kích thước trong tối thiểu của một giường nằm là 198 cm x 80 cm;

(f)     diện tích sàn buồng ngủ của thuyền viên có một giường không nhỏ hơn:

(i)      4,5 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000;

(ii)     5,5 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích từ 3.000 đến dưới 10.000;

(iii)    7 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích từ 10.000 trở lên.

(g)     tuy nhiên, nhằm mục đích trang bị các phòng ngủ một giường cho các tàu có tổng dung tích dưới 3.000, các tàu khách và tàu có công dụng đặc biệt, cơ quan có thẩm quyền có thể cho phép giảm bớt diện tích sàn của buồng ngủ;

(h)     với tàu không phải tàu khách và tàu có công dụng đặc biệt có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000, có thể bố trí tối đa hai thuyền viên mỗi buồng ngủ; diện tích sàn của các buồng ngủ đó không nhỏ hơn 7 mét vuông;

(i)      diện tích sàn của các buồng ngủ cho thuyền viên không phải sĩ quan trên tàu khách và tàu có công dụng đặc biệt không được nhỏ hơn:

(i)      7,5 mét vuông đối với các buồng dành cho hai người;

(ii)     11,5 mét vuông đối với các buồng dành cho ba người;

(iii)    14,5 mét vuông đối với các buồng dành cho bốn người;

(j)      buồng ngủ trên tàu có công dụng đặc biệt có thể chứa nhiều hơn bốn người; diện tích sàn các buồng ngủ đó không nhỏ hơn 3,6 mét vuông mỗi người;

(k)     trên các tàu không phải tàu khách hoặc tàu có công dụng đặc biệt, các buồng ngủ cho sĩ quan trên tàu, nếu không có phòng khách hoặc phòng làm việc ban ngày riêng cho cá nhân, thì diện tích sàn cho mỗi người không nhỏ hơn:

(i)      7,5 mét vuông đối với tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000;

(ii)     8,5 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích từ 3.000 trở lên nhưng nhỏ hơn 10.000;

(iii)    10 mét vuông đối với các tàu có tổng dung tích từ 10.000 trở lên;

(l)      trên các các tàu khách và tàu có công dụng đặc biệt không, các buồng ngủ cho sĩ quan trên tàu, nếu có phòng khách hoặc làm việc ban ngày riêng cho cá nhân, thì diện tích sàn cho mỗi sĩ quan cấp thấp không nhỏ hơn 7,5 mét vuông và cho các sĩ quan cấp cao không nhỏ hơn 8,5 mét vuông; các sĩ quan cấp thấp là sĩ quan cấp vận hành, và sĩ quan cấp cao là sĩ quan cấp quản lý;

(m)    thuyền trưởng, máy trưởng và đại phó phải có, ngoài các buồng ngủ của họ, một phòng khách, phòng làm việc ban ngày liên kề hoặc không gian bổ sung tương đương; các tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 3.000 có thể được cơ quan có thẩm quyền miễn trừ yêu cầu này sau khi tham vấn các tổ chức của chủ tàu và thuyền viên liên quan;

(n)     đối với mỗi thuyền viên, đồ đạc gồm có một tủ quần áo với thể tích rộng rãi (tối thiểu 475 lít) và một ngăn kéo hoặc không gian tương đương tối thiểu 56 lít; nếu ngăn kéo liền với tủ quần áo thì tổng thể tích tối thiểu phải là 500 lít; tủ phải có một giá sách và có thể được khoá bởi người sử dụng để đảm bảo tính riêng tư;

       (o)       mỗi buồng ngủ phải có một bàn hoặc bàn viết, có thể là kiểu cố định, kiểu trượt hoặc kiểu gấp bản lề, và với chỗ ngồi thoải mái, nếu cần thiết.

53.Caùc yeâu caàu L­¬ng thùc, thùc phÈm vµ viÖc cung cÊp l­¬ng thùc, thùc phÈmtheo Coâng öôùc lao ñoäng haøng haûi (MLC 2006).

Mục đích: Đảm bảo thuyền viên được cung cấp lương thực, thực phẩm và nước uống có chất lượng tốt trong các điều kiện hợp vệ sinh quy định

1.       Mỗi Thành viên phải đảm bảo các tàu mang cờ quốc tịch của mình mang theo và phục vụ lương thực, thực phẩm và nước uống với chất lượng, giá trị dinh dưỡng và chất lượng phù hợp với các nhu cầu của tàu, và lưu ý đến nền tảng tôn giáo và văn hoá khác nhau.

2.       Thuyền viên trên tàu được cung cấp lương thực, thực phẩm miễn phí trong thời gian làm việc.

3.       Thuyền viên được tuyển dụng để làm đầu bếp trên tàu với trách nhiệm chuẩn bị đồ ăn phải được đào tạo và có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ của mình.

54.Caùc khieám khuyeát phoå bieán nhaát ñoái vôùi C¸nh ch¾n löa, c¸c van, thiÕt bÞ ®ãng nhanh, ®iÒu khiÓn tõ xa...:, B¬m ch÷a ch¸y vaø ngaên löûa.

Cánh chắn lửa, các van, thiết bị đóng nhanh, điều khiển từ xa...:

            Thiết bị đóng không hoạt động, cánh chắn lửa bị hỏng;

            Các van đóng sự cố của các két nhiên liệu.

Bơm chữa cháy:

            Bơm chữa cháy sự cố không hoạt động hoặc áp lực đầu ra không đảm bảo;

            Hư hại hoặc rò rỉ ở bơm chữa cháy chính.

Ngăn lửa:

            Hư hỏng cửa chống cháy;

            Hư hỏng cửa chống cháy tự đóng;

            Hư hỏng chống cháy trên lối thoát sự cố;

            Hư hỏng hoặc mất vật liệu chống cháy

            Hư hỏng các đèn phòng nổ.

55.Caùc khieám khuyeát phoå bieán nhaát ñoái vôùi HÖ thèng ch÷a ch¸y cè ®Þnh , ThiÕt bÞ ch÷a ch¸y , Bäc hÖ thèng ®­êng èng nhiªn liÖu ¸p suÊt cao , S½n sµng c¸c thiÕt bÞ ch÷a ch¸y  vaø ThiÕt bÞ c¸ nh©n.

Hệ thống chữa cháy cố định:

            Hư hại các bình CO2

            Mất các biên bản bảo dưỡng

            Hư hại, rỗ hệ thống dập cháy cố định bằng CO2/bọt

Thiết bị chữa cháy:

            Mất biên bản bảo dưỡng các bình chữa cháy

            Hư hại rồng/ đầu phun

Bọc hệ thống đường ống nhiên liệu áp suất cao:

            Đường xả lắp không đúng, hệ thống báo động rò rỉ

Sẵn sàng các thiết bị chữa cháy:

            Bố trí không đúng các bình chữa cháy xách tay

            Hư hại các họng chữa cháy chính

Thiết bị cá nhân:

            Trang bị cho người chữa cháy bị hư hại

            Thiết bị thở không được bảo dưỡng

56.Caùc khieám khuyeát phoå bieán nhaát ñoái vôùi Xuång cøu sinh , Trang bÞ cña xuång cøu sinh , Trang bÞ ®­a ng­êi lªn ph­¬ng tiÖn cøu sinh  va  Trang bÞ h¹ ph­¬ng tiÖn cøu sinh.

Xuồng cứu sinh:

          Động cơ xuồng không hoạt động

          Hư hại/ rỗ thân xuồng

          Cơ cấu nhả có tải không hoạt động

Trang bị của xuồng cứu sinh:

          Thiết bị thiếu/ quá hạn

Trang bị đưa người lên phương tiện cứu sinh:

          Hư hại thang đưa người lên xuồng

          Hư hỏng đèn chiếu sáng

Trang bị hạ phương tiện cứu sinh:

          Hư hỏng/ rỗ cần hạ

          Hư hỏng các ròng rọc

57.Caùc khieám khuyeát phoå bieán nhaát ñoái vôùi ThiÕt bÞ ph©n ly dÇu-n­íc , HÖ thèng b¸o ®éng 15 ppm.

Thiết bị lọc dầu (Thiết bị phân ly dầu-nước):

            Thiết bị không hoạt động

            Bình chứa bị hư hại và rỗ

            Hư hại đường thải

Hệ thống báo động 15 ppm:

            Hư hỏng báo động

            Thiết bị dừng tự động không hoạt động

58.Caùc khieám khuyeát phoå bieán nhaát ñoái vôùi Th«ng giã, èng th«ng h¬i , N¾p hÇm hµng, b¹t che, thµnh qu©y miÖng hÇm hµng , C¸c cöa kÝn thêi tiÕt.

Thông gió, ống thông hơi:

,           Hư hại/ rỗ các đường ống thông gió, thông hơi

            Các phao và thiết bị đóng kín của đầu ống thông hơi bị hư hỏng

Nắp hầm hàng, bạt che, thành quây miệng hầm hàng:

            Hư hại/ rỗ ở nắp hầm hàng, thành quây miệng hầm hàng

            Hư hỏng/ mất các thiết bị cố định hàng

Các cửa kín thời tiết:

            Tính kín thời tiết không đảm bảo

            Hư hỏng/ khiếm khuyết ở các cửa và cơ cấu kín

59.Caùc khieám khuyeát phoå bieán nhaát ñoái vôùi H¶i ®å , Ên phÈm hµng h¶i , §Ìn, vËt hiÖu, tÝn hiÖu ©m thanh§Ìn, vËt hiÖu, tÝn hiÖu ©m thanh.

Hải đồ:

            Hải đồ không được cập nhật/ hiệu chỉnh

            Hải đồ cho hành trình dự định không sẵn sàng

ấn phẩm hàng hải:

            Các ấn phẩm hàng hải (bảng thuỷ triều, danh mục đèn biển, danh mục tín hiệu VTĐ) không có;

            Các ấn phẩm hàng hải không đầy đủ/ không có;

Đèn, vật hiệu, tín hiệu âm thanh         :

           Lắp đặt các đèn sai vị trí;

            Hư hỏng đèn tín hiệu ban ngày.

60.Caùc löu yù kieåm ra veà Nguoàn löïc /ñaøo taïo theo Boä luaät ISM.

Nguồn lực/ đào tạo     :

          Thuyền trưởng quen thuộc SMS của Công ty

            Tàu được định biên như giấy chứng nhận định biên tối thiểu

            Mọi thuyền viên có bằng chứng bằng văn bản về đào tạo làm quen theo STCW A-VI/1-1

            Mọi thuyền viên được phân công nhiệm vụ an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm có bằng chứng bằng văn bản về đào tạo cơ bản theo STCW A-VI/1-2

            Thuyền trưởng đảm bảo rằng tất cả những người mới khi lên tàu được làm quen với tàu và các thiết bị trên tàu

-           theo Hướng dẫn cần thiết

-           theo STCW A-I/14

          Các biên bản đào tạo này được lưu trên tàu

            Đào tạo trước khi lên tàu được Công ty hoặc Cơ quan cung ứng thuyền viên thực hiện theo các qui trình

          Các biên bản đào tạo này được lưu trên tàu

          Đào tạo trên tàu trong việc củng cố SMS đaừ được thực hiện theo các qui trình. Các biên bản đào tạo này được lưu trên tàu

61.Caùc löu yù kieåm ra veà trao ñoåi thoâng tin treân taøu theo Boä luaät ISM.

Trao đổi thông tin trên tàu

            Nếu trên tàu có thuyền viên từ nhiều quốc gia

1.         Trên tàu có thiết lập ngôn ngữ làm việc

2.         Lệnh của thuyền trưởng hoặc các hướng dẫn công việc bằng ngôn ngữ làm việc được mọi thuyền viên hiểu rõ

3.         Mọi thuyền viên có thể trao đổi hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình

4.         Các minh hoạ/ áp phích/ tài liệu thích hợp trong SMS bằng ngôn ngữ làm việc hoặc ngôn ngữ mọi người trên tàu hiểu được

62.Caùc löu yù kieåm ra veà hoaït ñoäng then choát theo Boä luaät ISM.

Hoạt động then chốt

(Chung):

            Lịch trực ca được niêm yết ở vị trí dễ thấy theo STCW 95 A-VIII

            Thời gian trực ca và thời gian nghỉ theo yêu cầu

            Mọi sỹ quan làm quen với các qui trình liên quan đến nhiệm vụ được phân công của họ

            Mọi sỹ quan biết hoạt động then chốt phải tuân thủ theo kế hoạch

            Thuyền viên quen với qui trình thu gom và thải rác

            Mọi người trên tàu quen với các yêu cầu của qui trình về “Vào không gian kín”

            Các buổi họp về an toàn được thực hiện đúng chu kỳ qui định

Các biên bản họp an toàn được lập đúng mẫu và lưu trữ .Hoạt động then chốt

(Chung):

            Lịch trực ca được niêm yết ở vị trí dễ thấy theo STCW 95 A-VIII

            Thời gian trực ca và thời gian nghỉ theo yêu cầu

            Mọi sỹ quan làm quen với các qui trình liên quan đến nhiệm vụ được phân công của họ

            Mọi sỹ quan biết hoạt động then chốt phải tuân thủ theo kế hoạch

            Thuyền viên quen với qui trình thu gom và thải rác

            Mọi người trên tàu quen với các yêu cầu của qui trình về “Vào không gian kín”

            Các buổi họp về an toàn được thực hiện đúng chu kỳ qui định

Các biên bản họp an toàn được lập đúng mẫu và lưu trữ .

63.Caùc löu yù kieåm ra veà chuaån bò söï coá  theo Boä luaät ISM.

Chuẩn bị sự cố:

            Tất cả thuyền viên quen với các trạm tập trung qui định đối với họ

            Số điện thoại thông tin sự cố được cập nhật

            Bảng phân công nhiệm vụ được cập nhật

          Sơ đồ phòng chống cháy được cập nhật

            Thuyền viên biết được vị trí của họ trong bảng phân công nhiệm vụ và những nhiệm vụ trong trường hợp sự cố

            Chương trình thực tập và diễn tập sự cố có sẵn trên tàu

            Các biên bản thực tập an toàn được lập đầy đủ và gửi về cơ quan chủ quản theo đúng thời gian yêu cầu

64.Kieåm tra duy trì caáp taøu bao goàm nhöõng loaïi kieåm tra sau ñaây:

Kiểm tra duy trì cấp tàu bao gồm kiểm tra chu kỳ, kiểm tra hệ thống máy tàu theo kế hoạch và kiểm tra bất thường được quy định ở từ (1) đến (3) dưới đây. Trong mỗi lần kiểm tra như vậy phải tiến hành kiểm tra hoặc thử để xác nhận rằng mọi hạng mục đều ở trạng thái thoả mãn.

(1) Kiểm tra chu kỳ

(a) Kiểm tra hàng năm

Kiểm tra hàng năm bao gồm việc kiểm tra chung thân tàu, máy tàu, trang thiết bị,thiết bị cứu hỏa v.v... như quy định ở Chương 3 của Phần này.

(b) Kiểm tra trung gian

Kiểm tra trung gian bao gồm việc kiểm tra chung thân tàu, máy tàu, trang thiết bị,thiết bị chữa cháy v.v... và kiểm tra chi tiết một số phần nhất định như quy định ở Chương 4 của Phần này.

(c) Kiểm tra định kỳ

Kiểm tra định kỳ bao gồm việc kiểm tra chi tiết thân tàu, hệ thống máy tàu, trang thiết bị, thiết bị chữa cháy như quy định ở Chương 5 của Phần này.

(d) Kiểm tra trên đà

Kiểm tra trên đà bao gồm việc kiểm tra phần chìm của tàu thường được thực hiện trong đà khô hoặc trên triền như quy định ở Chương 6 của Phần này.

(e) Kiểm tra nồi hơi

Kiểm tra nồi hơi bao gồm việc mở kiểm tra và thử khả năng hoạt động của nồi hơi như quy định ở Chương 7 của phần này.

(f) Kiểm tra trục chân vịt và trục trong ống bao trục

Kiểm tra bao gồm việc mở kiểm tra trục chân vịt và trục trong ống bao trục như quyđịnh ở Chương 8 của Phần này.

(2) Kiểm tra máy theo kế hoạch

(a) Kiểm tra máy liên tục (CMS): bao gồm việc mở kiểm tra máy và thiết bị như quy định ở Chương 9 của Phần này. Việc kiểm tra này phải được thực hiện một cách hệ thống, liên tục và theo trình tự sao cho khoảng cách kiểm tra của tất cả các hạng mục trong CMS không được vượt quá 5 năm.

(b) Biểu đồ bảo dưỡng máy theo kế hoạch (PMS): bao gồm việc mở kiểm tra máy và thiết bị như quy định ở Chương 9 của phần này. Việc kiểm tra phải được thực hiện theo chương trình bảo dưỡng máy được Đăng kiểm duyệt.

(3) Kiểm tra bất thường

Kiểm tra bất thường bao gồm việc kiểm tra thân tàu, máy tàu và trang thiết bị trong đó bao gồm kiểm tra bộ phận bị hư hỏng và kiểm tra các hạng mục sửa chữa, thay đổi,hoán cải. Kiểm tra bất thường được thực hiện độc lập với kiểm tra nêu ở (1) và (2) nói trên.

65.Thôøi haïn kieåm tra cuûa caùc loaïi kieåm tra duy trì caáp taøu.

Thời hạn kiểm tra duy trì cấp tàu

1 Kiểm tra chu kỳ phải được tiến hành phù hợp với các yêu cầu được đưa ra từ (1) đến (6) sau đây:

(1) Kiểm tra hàng năm

Các đợt kiểm tra hàng năm phải được tiến hành trong khoảng thời gian ba tháng trước hoặc ba tháng sau ngày ấn định kiểm tra hàng năm của lần kiểm tra phân cấp hoặc kiểm tra định kỳ trước đó.

(2) Kiểm tra trung gian

Các đợt kiểm tra trung gian phải được tiến hành như quy định ở (a) hoặc (b) dưới đây.

Không yêu cầu tiến hành kiểm tra hàng năm khi đã thực hiện kiểm tra trung gian.

(a) Kiểm tra trung gian phải được thực hiện vào đợt kiểm tra hàng năm lần thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi kiểm tra phân cấp trong quá trình đóng mới hoặc kiểm tra định kỳ; hoặc

 (b) Thay cho (a) nói trên, kiểm tra trung gian đối với tàu chở hàng rời, tàu dầu và các tàu chở xô hoá chất nguy hiểm trên 10 tuổi và các tàu chở hàng khô tổng hợp trên 15 tuổi có tổng dung tích bằng và lớn hơn 500, có thể được bắt đầu vào đợt kiểm tra hàng năm lần thứ 2 hoặc sau đó và được kết thúc vào đợt kiểm tra hàng năm lần thứ 2 hoặc lần thứ 3.

(3) Kiểm tra định kỳ

Kiểm tra định kỳ phải được tiến hành như quy định từ (a) đến (c) dưới đây.

(a) Kiểm tra định kỳ phải được tiến hành trong khoảng thời gian 3 tháng trước ngày hết hạn của Giấy chứng nhận phân cấp;

(b) Kiểm tra định kỳ có thể được bắt đầu vào hoặc sau đợt kiểm tra hàng năm lần thứ 4 và phải được kết thúc trong thời hạn 3 tháng trước ngày hết hạn của Giấy chứngnhận phân cấp; hoặc

(c) Mặc dù đã có quy định ở (b), vẫn có thể tiến hành kiểm tra định kỳ trước đợt kiểm tra hàng năm lần thứ 4. Trong trường hợp này, phải kết thúc kiểm tra định kỳ trongvòng 15 tháng tính từ ngày bắt đầu kiểm tra định kỳ.

(4) Kiểm tra trên đà

Kiểm tra trên đà phải được tiến hành như quy định ở (a) và (b) dưới đây:

(a) Kiểm tra trên đà được tiến hành đồng thời với kiểm tra định kỳ;

(b) Kiểm tra trên đà được tiến hành trong vòng 36 tháng tính từ ngày kết thúc kiểm tra phân cấp hoặc tính từ ngày kết thúc đợt kiểm tra trên đà trước đó.

(5) Kiểm tra nồi hơi

Kiểm tra nồi hơi phải được thực hiện như quy định ở (a) và (b) dưới đây. Tuy nhiên,đối với các tàu chỉ được trang bị một nồi hơi chính, thì 8 năm sau khi tàu được đóng phải kiểm tra nồi hơi vào các đợt kiểm tra hàng năm, trung gian hoặc định kỳ.

(a) Kiểm tra nồi hơi đồng thời với kiểm tra định kỳ;

(b) Kiểm tra nồi hơi trong vòng 36 tháng kể từ ngày kết thúc kiểm tra phân cấp hoặc ngày kết thúc kiểm tra nồi hơi trước đó.

(6) Kiểm tra trục chân vịt và trục trong ống bao trục

Kiểm tra thông thường trục chân vịt và trục trong ống bao trục được tiến hành theo quy định từ (a) đến (d) sau đây:

(a) Kiểm tra thông thường trục chân vịt loại 1 hoặc trục trong ống bao trục loại 1(sau đây trong Chương này gọi là trục loại 1) phải được tiến hành trong khoảng thời gian 5 năm tính từ ngày hoàn thành kiểm tra phân cấp hoặc kiểm tra thông thường trục chân vịt trước đó.

(b) Có thể hoãn kiểm tra thông thường trục chân vịt loại 1 (loại 1C) có lắp ổ đỡ trong ống bao trục được bôi trơn bằng dầu, với thời hạn không quá 3 năm hoặc không quá 5 năm tính từ ngày hoàn thành đợt kiểm tra từng phần, với điều kiện là đợt kiểm tra từng phần quy định ở 8.1.2-1 hoặc -2 được thực hiện một cách tương ứng theo thời gian đưa ra ở (a) nói trên.

(c) Trục chân vịt loại 1 áp dụng hệ thống bảo dưỡng phòng ngừa phù hợp với các yêu cầu 8.1.3, không cần phải rút trục ra trong đợt kiểm tra thông thường. Các trục phải được rút ra để kiểm tra vào lúc được yêu cầu dựa trên cơ sở kết quả bảo dưỡng phòng ngừa.

 (d) Kiểm tra thông thường trục chân vịt loại 2 và trục trong ống bao trục loại 2 (sau đây trong Chương này gọi là trục loại 2) phải được tiến hành như quy định ở (i) và (ii) dưới đây:

(i) Kiểm tra được tiến hành đồng thời với đợt kiểm tra định kỳ;

(ii) Kiểm tra được tiến hành trong vòng 36 tháng tính từ ngày hoàn thành kiểm tra phân cấp hoặc kiểm tra thông thường hệ trục trước đó.

Tuy nhiên, nếu như phần kết cấu của trục ở trong ổ đỡ trong ống bao tương ứng với trục loại 1 và kết cấu của trục giữa ống bao trục và giá đỡ trục tương ứng với trục loại 2, thì trục có thể được kiểm tra trong khoảng thời gian được đưa ra trong ở (a), với điều kiện là đã thực hiện việc kiểm tra từng phần tương ứng với trục loại 2 đúng theo thời gian được đưa ra ở (i) và (ii) nói trên.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro