DD - cau 15

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu15: các phương pháp khử khuẩn.

Những dụng cụ có nguy cơ nhiễm khuẩn mức độ trung bình và cao không chịu được nhiệt cần được khử khuẩn.

1.Sát khuẩn:Là phương pháp tiêu diệt vi khuẩn trên cơ thể sống một cách tức thời.

Nguyên tắc sử dụng thuốc sát khuẩn

Trên da lành: Làm sạch sau đó bôi thuốc sát khuẩn.

Trên vết thương: Làm sạch bằng dung dịch tiệt khuẩn sau đó bôi thuốc sát khuẩn phù hợp về nồng độ và độ PH.

Phối hợp thuốc sát khuẩn sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng.

Dung dịch sát khuẩn thường dùng

Những thuốc bôi, rửa ngoài da, làm sạch da trước khi tiêm truyền, trước khi mổ và làm thủ thuật. Là những thuốc được sử dụng điều trị tại chỗ các bệnh ngoài da nhiễm khuẩn, làm sạch vết thương, vết loét da, rửa tay...

Cồn 700 sát khuẩn tay nhân viên.

Cồn Iod 2%, 5% sát khuẩn da tổn thương.

Dung dịch Iod 10% (betadyl) sát khuẩn da tổn thương.

Oxy già: Rửa, sát khuẩn vết thương sâu.

Các chất màu (thuốc đỏ, xanh Methylen) sát khuẩn da tổn thương.

Dẫn xuất của phenol, halogen sát khuẩn da.

Tác dụng phụ của thuốc sát khuẩn

Tại chỗ: Nổi mày đay, chậm liền sẹo, thay đổi sắc tố da. Dùng nhiều lần có thể làm giảm tạp khuẩn bình thường, xuất hiện tạp khuẩn có khả năng gây bệnh mạnh hơn.

Môi trường: Có thể gặp sự chọn lọc các chủng kháng, thay thế tạp khuẩn và tích lũy thuốc sát khuẩn ở nguồn nước.

Bảo quản thuốc sát khuẩn

-Thuốc sát khuẩn thường được đựng trong lọ thủy tinh sẫm màu, tránh nhiệt độ cao, tránh ánh sáng.

-Lọ đựng thuốc sát khuẩn phải được tiệt khuẩn, không dùng nút thấm nước. Dùng lọ to đựng thuốc chưa pha loãng tối đa 14 ngày từ khi mở lọ. Lọ nhỏ dùng thuốc đã pha chế để sử dụng ngay, tối đa 3 ngày kể từ khi bắt đầu sử dụng.

-Không được sử dụng thuốc sát khuẩn đã bị nhiễm nấm, vi khuẩn kháng thuốc.

2.Khử khuẩn bằng nhiệt

Những dụng cụ y tế chịu nhiệt được khử khuẩn bằng nhiệt độ cao. Phương pháp thông dụng nhất là đun sôi.

Nhiệt độ 1000C có thể làm bất hoạt HBsAg, HIV, trực khuẩn lao sau 5 phút.

Khử khuẩn bằng máy: Các bước làm sạch, khử khuẩn nước ở nhiệt độ cao, làm khô được tự động hóa. Nhiệt độ, thời gian cần đặt cho phù hợp với từng loại dụng cụ.

3.Khử khuẩn bằng chất hóa học

Phân loại

Khử khuẩn mức độ thấp: Phương pháp khử khuẩn tiêu diệt được một số vi khuẩn sinh dưỡng, một số vi rút có kích thước lớn, trung bình và có vỏ lipid.

- Hóa chất thường sử dụng: Aminoacid, Clorhexidin.

Khử khuẩn mức độ trung bình: Phương pháp khử khuẩn tiêu diệt được tất cả các loại vi khuẩn, nấm, vi rút và trực khuẩn lao nhưng không diệt được nha bào.

Hóa chất thường sử dụng: Iodine, Formol, cồn...

Khử khuẩn mức độ cao: Phương pháp khử khuẩn tiêu diệt được tất cả các loại vi khuẩn và nha bào.

-Hóa chất thường được sử dụng: Cidex (glutaraldehyde 2%) đã được kiềm hóa.

-Những dụng cụ y tế có nguy cơ lây nhiễm cao, không chịu được nhiệt như ống nội soi, dây máy thở, khử khuẩn bằng cách ngâm trong dung dịch Cidex 3 giờ.

-Những dụng cụ có kích thước lớn không thể ngâm ngập trong hóa chất (bàn mổ, bàn tiểu thủ thuật...) lau bằng khăn sạch tẩm hóa chất, sau đó lau rửa lại bằng xà phòng và nước rồi để khô. Tốt nhất là lau bằng hóa chất khử khuẩn, sau đó lau lại bằng cồn, hiệu quả khử khuẩn sẽ cao hơn.

Nguyên tắc lựa chọn hoá chất khử khuẩn

Phổ kháng khuẩn rộng.

Tác dụng khử khuẩn nhanh.

Không bị ảnh hưởng tác dụng khử khuẩn bởi các chất hữu cơ hay các chất tẩy rửa khác.

Hiệu quả lâu dài, để lại một lớp màng trắng chống vi khuẩn (antimicrobial film) trên bề mặt dụng cụ sau khi xử lý.

Không gây độc cho bệnh nhân, nhân viên y tế và môi trường xung quanh.

Không làm hư hại dụng cụ.

Dễ sử dụng, không mùi hoặc mùi dễ chịu.

Hòa tan trong nước dễ dàng, ổn định khi pha loãng.

Có tác dụng làm sạch.

Giá thành hợp lý.

4.Khử khuẩn băng tia cực tím

-Tia cực tím có tác dụng diệt vi khuẩn trong không khí là chủ yếu, diệt được một số vi khuẩn trên bề mặt dụng cụ, đồ dùng.

-Thường được sử dụng trong các phòng mổ, phòng đẻ.

-Bật đèn khi không có người trong phòng và đóng kín cửa.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#câu