DD-cau 19

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 19: các VK và KST gây nhiễm khuẩn bệnh viện.

1.Vi khuẩn

VK gram dương: Các vi khuẩn gram (+) chiếm khoảng 20% trong các nhiễm khuẩn bệnh viện.

Tụ cầu: Cầu khuẩn gram (+) không sinh nha bào, phát triển được trong môi trường ưa khí và kị khí. Tồn tại trong không khí, nước, có thể tồn tại cả ở trong môi trường khô.

Trong các chủng tụ cầu gây bệnh thì tụ cầu vàng (Staphyloco ccus Aureus) kháng sinh Methicelin và một số kháng sinh khác đóng vai trò quan trọng.

*Lây truyền trực tiếp qua đường mũi họng, gián tiếp qua bàn tay, dụng cụ, nước, không khí, thực phẩm.

*Biểu hiện lâm sàng: Viêm da, niêm mạc, mụn nhọt, chốc lở, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục, hô hấp, tiêu hóa, dễ hình thành các ổ áp xe ở cơ, ở não, phổi.

*Tụ cầu là tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện nhiều nhất ở các khoa nhi và khoa ngoại.

Liên cầu:

*Liên cầu nhóm A: Gây nhiễm khuẩn sản khoa, gây thấp khớp chiếm tỉ lệ cao trong nhiễm khuẩn bệnh viện.

*liên cầu nhóm B: Gây bệnh ở trẻ sơ sinh, gây viêm màng não. Thường vào tuần thứ 3 sau khi nhiễm mầm bệnh.

*Liên cầu nhóm D: Thường gây nhiễm khuẩn đường ruột, gây bội nhiễm các vết thương đường tiết niệu.

Trực khuẩn uốn ván (Clotridium tetani):Là trực khuẩn kị khí, gram (+), sinh nha bào, nha bào gặp nhiều ở trong đất, phân của người và súc vật. Nha bào uốn ván có sức đề kháng mạnh với nhiệt và các thuốc sát trùng.

*Nguồn bệnh: Chủ yếu là đất, phân người và súc vật có chứa nha bào uốn ván. Vết thương của các bệnh nhân bị uốn ván.

*Đường lây: Qua vết thương của da và niêm mạc bị nhiễm nha bào uốn ván. Những vết thương có thể nhỏ và kín đáo như vết kim tiêm, sỉa răng đến các vết thương to như sau phẫu thuật, nạo thai, cắt rốn...với các vật dụng bị ô nhiễm nha bào uốn ván.

Những vết thương có tình trạng thiếu oxy do miệng vết thương bị bịt kín, tổ chức hoại tử có dị vật, có vi khuẩn gây mủ khác.

*Biểu hiện lâm sàng là: Những cơn co giật, giật cứng.

Vi khuẩn gram âm

Vi khuẩn đường ruột Salmonella:Thường gây thành dịch bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn, bệnh thương hàn...

Escherichia Coli: Gây bội nhiễm đường tiết niệu và các vết mổ.

Trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aerugimosa): Có đặc tính kháng các thuốc sát khuẩn và kháng sinh. Thường gây bệnh ở bệnh nhân có sức đề kháng suy giảm. Tồn tại trong nước, đất, rau quả, dung dịch khử khuẩn, mỡ bôi. Thường gây bệnh nhiễm khuẩn huyết, nhất là gây bội nhiễm ở bệnh nhân bỏng, gây viêm da, viêm phổi, viêm đường tiết niệu.

Klebshiella: Là trực khuẩn gram âm, ưa khí và kị khí, không tạo nha bào.Tồn tại trong nước, đất, rau...có thể tồn tại trong các dung dịch khử khuẩn bảo quản không tốt như các loại mỡ bôi, xà phòng, bình làm ẩm oxy.

*Lây trực tiếp qua dịch tiết mũi họng.

*Lây gián tiếp qua bàn tay, dụng cụ và các dung dịch nhiễm mầm bệnh.

Trực khuẩn lao: Vi khuẩn không có vỏ, không tạo nha bào, khó nuôi cấy và phần lập.

*Nguồn lây nhiễm là không khí, bụi, dụng cụ khử khuẩn không đúng qui trình. Người mắc bệnh lao là người lây bệnh quan trọng.

*Lây truyền qua đường hô hấp, trực tiếp qua các hạt nước bọt, dịch mũi họng khi tiếp xúc với bệnh nhân nói, ho, khạc đờm, hắt hơi.

*Những hạt bụi nhỏ chứa vi khuẩn lao trong không khí có thể xâm nhập vào đường hô hấp rồi gây bệnh. Trường hợp đặc biệt có thể nhiễm bệnh lao qua đường tiêu hóa.

Các vi khuẩn khác

Cầu khuẩn đường ruột kháng Vanco mycine, Hemophilecs SD, Acinetobacter,Baumanm,Legionella,Enterobacter Serratia là các vi khuẩn hay gây nhiễm khuẩn trong bệnh viện.

2.KST

Ký sinh trùng sốt rét

Ký sinh trùng sốt rét là một đơn bào, có 4 loại ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum, Plasmodium vivax, Plasmodium Ovale và Plasmodium malariae.

Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng sốt rét có chu kỳ vô tính ở người và chu kỳ hữu tính ở muỗi.

*Nguồn bệnh: Bệnh nhân sốt rét và người mang ký sinh trùng sốt rét lạnh. Bệnh nhân còn là nguồn lây chừng nào còn giao bào trong máu. Bệnh nhân điều trị không tiệt căn có thể là nguồn lây trong vòng 1 - 2 năm với Plasmodium falciparum và 1,5 - 5 năm với Plasmodium vivax.

*Đường lây truyền và côn trùng trung gian truyền bệnh.

*Bệnh sốt rét lan truyền qua muỗi Anopheles, có thể qua truyền máu.

*Ba vectơ truyền bệnh chính ở Việt Nam là An.minimus, An.dirus, An.sundaicus.

*Muỗi nhiễm ký sinh trùng sốt rét có thể truyền bệnh trong suốt cuộc đời.

*Máu dự trữ nhiễm ký sinh trùng sốt rét có thể truyền bệnh ít nhất 1 tháng.

*Bệnh sốt rét do truyền máu có thời kỳ ủ bệnh ngắn.

Đặc điểm lâm sàng bệnh sốt rét: Sốt thành cơn.

*Có chu kỳ với 3 giai đoạn: Rét, nóng, vã mồ hôi, kèm theo thiếu máu, gan to.

*Có nhiều thể bệnh: Thể mang ký sinh trùng sốt rét lạnh, thể cụt, thể thông thường điển hình, sốt rét ác tính, sốt rét đái loét cầu tố.

Amip

Bệnh do Amip là bệnh nhiễm đơn bào Entamoeba histolytica. Dựa vào hình thể và sinh lý của E.hystolytica người ta chia ra 3 thể:

*Thể hoạt động lớn (Forma magna): Có ở trong phân chỗ có nhiều nhầy máu. Kích thước 15 - 30 micromet, trong bào tương chứa nhiều hồng cầu.

*thể hoạt động nhỏ (Forma minuta): Sống trong lòng đại tràng, kích thước 8 - 25 micromet, trong bào tương không có hồng cầu.

*Thể kén (Forma cystica): Được tạo thành tư thế hoạt động nhỏ, có hình tròn, kích thước 10 - 14 micromet, có 2 lớp vỏ. Thể kén non có một nhân nhưng khi già có 4 nhân. Kén Amip đóng vai trò lây bệnh, tồn tại ở ngoại cảnh tương đối tốt, nhiệt độ 17 - 200C tồn tại hàng tháng, nhiệt độ 450C kén chết sau 30 phút, ở 850C chết sau vài giây. Thuốc khử trùng Crezyl 1/250 có thể diệt khí Amip trong vòng 5 - 15 phút.

Nguồn bệnh: Là bệnh nhân và người lành mang trùng. Khoảng 90% các trường hợp nhiễm Amip là không có triệu chứng.

Đường lây: Qua đường tiêu hóa do thức ăn, nước uống, nhiễm kén Amip.

Bệnh Amip có tổn thương đặc trưng là loét ở niêm mạc đại tràng và có khả năng gây ra các ổ áp xe ở những cơ quan khác như gan,não...Bệnh có su hướng kéo dài và mãn tính.

Giun sán

Giun: Giun đũa, giun kim, giun móc...

Sán: Sán lá gan, sán lá phổi, sán lá ruột.

Nấm

Một số loài nấm đã được phân lập ở bệnh nhân nhiễm khuẩn bệnh viện. Trong đó nấm Candida là tác nhân gây bệnh chủ yếu và đang có chiều hướng tăng lên đáng kể, điều này có thể liên quan tới nguyên nhân sử dụng kháng sinh mạnh và quá rộng rãi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#dd-cau