Đề 1:

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trình bày quan điểm chủ nghĩa mac - lenin về chiến tranh:

A) chiến tranh là 1 hiện tượng chính trị – xã hội:

- Các quan điểm trước Mác: có nhiều nhà tư tưởng đã đề cập đến vấn đề này song nổi bật nhất là tư tưởng của C.Ph.Claudovit ( 1780 – 1831), ông quan niệm chiến tranh là một hành vi bạo lực dùng để buộc đối phương phục tùng ý chí của mình. Chiến tranh là sự huy động sức mạnh ko hạn độ, sức mạnh đến tột cùng của các bên tham chiến. Tuy nhiên, claudovit chỉ ra đc đặc trưng của chiến tranh là sử dụng bạo lực mà chưa luận giải đc bản chất của hành vi bạo lực ấy.

Quan điểm của chủ nghĩa Mác: chiến tranh là hiện tượng chính trị xã hội có tính lịch sử, đó là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các giai cấp, nhà nước( hoặc liên minh giữa các nước) nhằm đạt đc mục đích chính trị nhất định.

b) nguồn gốc nảy sinh chiến tranh:

- chủ nghĩa mác – lenin khẳng định: sự xuất hiện và tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là nguồn gốc sâu xa ( nguồn gốc kinh tế ), suy đến cùng đã dẫn đến sự xuất hiện, tồn tại của chiến tranh. Đồng thời sự xuất hiện và tồn tại của giai cấp và đối kháng giai cấp là nguồn gốc trực tiếp ( nguồn gốc xã hội ) dẫn đến sự xuất hiện, tồn tại của chiến tranh.

- lenin đã phát triển những luận điểm của C.Mac và angghen về chiến tranh trong điều kiện lịch sử mới: trong thời đại ngày nay còn chủ nghĩa đế quốc còn nguy cơ xảy ra chiến tranh, chiến tranh là bạn đường của chủ nghĩa đế quốc.

Như vậy chiến tranh có nguồn gốc từ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, có đối kháng gia cấp và áp bức bóc lột, chiến tranh không phải là một định mệt gắn liền với con người và xã hội loài người, Muốn xóa bỏ chiến tranh phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra nó.

c) bản chất chiến tranh:

theo lenin: chiến tranh là sự tiếp tực chủ chính trị bằng những biện pháp khác ( cụ thể là bạo lực).

- giữa chiến tranh là chính trị có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng trong đó chính trị chi phối và quyết định toàn bộ tiến trình và kết cục chiến tranh, chính trị quy định mục tiêu và điều chỉnh mục tiêu, hình thức tiến hành đấu tranh vũ trang.

- chiến tranh là 1 bộ phận, 1 phương tiện chính trị, là kết quả phản ánh những cố gắng cao nhất của chính trị. Chiến tranh tác động trở lại cính trị theo 2 hướng tích cực hoặc tiêu cực hoặc tích cực ở khâu này nhưng tiêu cực ở khâu khác.

Nội dung nghệ thuật đánh giặc giữ nước của tổ tiên ta.

1. tư tưởng chỉ đạo tác chiến.

* tư tưởng chủ đạo: tích cực chủ động tiến công coi đó là 1 quy luật để giành thắng lợi trong suốt quá trình chiến tranh.

- tư tưởng tiến công được xem như là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình chuẩn bị chiến tranh giữ nước.

- tiến công liên tục mọi lúc mọi nơi, từ cục bộ đến toàn bộ, để quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi.

- thể hiện rõ trong đánh giá kẻ đúng kẻ thù, chủ động đề ra kế sác đánh, phòng, khẩn trương chuẩn bị lực lượng kháng chiến, tìm mọi biện pháp làm cho địch suy yếu, tạo ra thế và thời cơ có lợi để tiến hành phản công, tiến công.

- thực tiễn:

+ nhà lý: chủ động đánh bại kẻ thù phía nam phá tan âm mưu liên kết của nhà tống với chiêm thành. Sử dụng kế sách tiên pháp chế nhân, lợi dụng thế thiên hiểm của địa hình để xây dựng tuyến phòng thủ sông như nguyệt.

+ thời trần: 3 lần đánh tan quân Nguyên mông.

+ quang trung nguyễn huệ: tiến công thần tốc đánh địch táo bạo đánh nhanh thắng nhanh.

2. mưu kế đánh giặc.

- mưu : là để lừa địch, đánh địch vào chỗ sơ hở, ít phòng bị làm cho chúng bị động lúng túng đối phó.

- kế là để điều khiển địch theo ý định của ta, giành quyền chủ động, buộc chúng phải đánh theo cách đánh của ta.

Kế sách đánh giặc của ông cha ta hết sức sáng tạo, mền dẻo, khôn khéo. Biết kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự ngoại giao tạo thế mạnh cho ta phá thế mạnh của địch trong đó tiến công quân sự luôn giữ vai trò quan trọng.

- thực tiễn:

+ thời lý dùng kế tiên pháp chế nhân xây dựng tuyến phòng thủ, sử dụng quân địa phương để gây rối địch.

+ nhà trần: dùng kế vườn không nhà trống, tổ chức đánh phá các lực lượng vận chuyển lương thực, hậu cần của địch.

+ lê lợi nguyễn trãi không những giỏi bày mưu, lập kế để đánh thắng giặc trên chiến trường, mà còn thực hiện mưu phạt công tâm, đánh vào lòng người.

3. nghệ thuật chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc.

- lực lượng: mỗi người dân là 1 người lính, đánh giặc theo cương vị chức trách của mình. Mỗi thôn, xóm, bản, làng là 1 pháo đài đánh giặc. Cả nước là 1 chiến trường, tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân liên hoàn, vững chắc làm cho địch đông mà hóa ít. Mạnh mà hóa yếu, roi vào trạng thái bị động, lúng túng và bị sa lầy.

4. nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh.

- tập trung lực lượng vào chỗ chiến lược, thời cơ thích hợp.

5. nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, ngoài giao, chính trị, binh vận.

6. nghệ thuật tổ chức thực hiện các trận đánh lớn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro