đề 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam

Trả lời

-   Năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.

-   Trong quá trình tìm đường cứu nước, người đã tìm hiểu kỹ các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới: đánh giá cao tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái và quyền con người của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu như cách mạng Mỹ (1776), cách mạng Pháp (1789) nhưng cũng nhận thức được các hạn chế của cách mạng tư sản.người khẳng định con đường cách mạng tư sản không thể đem lại độc lập và hạnh phúc thực sự cho nhân dân các nước nói chung và nhân dân việt nam nói riêng.

+  Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm tìm hiểu đến cách mạng tháng 10 Nga năm 1917, Người rút ra kết luận: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật sự”.

-   Năm 1919 Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng xã hội Pháp (Đảng của quốc tế 2- chất cách mạng còn nhiều).

-   Năm 7-1920, Nguyễn ái Quốc đọc bản: Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin; nội dung:

+ Lên án chủ nghĩa đé quốc, thực dân đã nô dịch bần cùng hoá nhân dân các nước thuộc đi.

+ Kêu gọi các dân tộc thuộc địa đứng lên đấu tranh.

+ Phong trào đấu tranh các nước chính quốc phải có trách nhiệm giúp đỡ các phong trào ở nước thuộc địa.

+ Phong trào đấu tranh ở các nước thuộc địa phải liên kết với phong trào đấu tranh ở chính quốc.

-   Tại đại hội đảng xã hội Pháp  (12-1920), Nguyễn ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặc trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguời- từ người yêu nước trở thành người cộng sản và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn “con đường cách mạng vô sản”.

Tóm lại trong 10 năm của quá trình tìm tòi đấu tranh:

¨    Đây là chăng đường Nguyễn Ái Quốc đi tìm một con đường cứu nước, chứ không phải cầu viện và cuối cùng người đã tìm thấy con đường đó (giải phóng dân ttộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người).

¨    Nguyễn Ái Quốc bắt đầu từ khảo nghiệm thực tiễn trước rồi mới từng bước tiếp cận lý luận. (Khi sang Macxây Bác nhận định: Người Pháp ở nước Pháp tốt hơn người Pháp ở Đông Dương; Bác thừa nhận ở đâu cũng có 2 hạng người: người giàu và người nghèo… Sau quá trình chu du về Pháp Bác mới học lý luận ).

¨    Nguyễn Ái Quốc là người đặt nền móng cho quan hệ kinh tế quốc tế và sớm trở thành chủ nghĩa quốc tế (lộ trình của Nguyễn Ái Quốc là chiến sĩ quốc tế trước khi là lãnh tụ dân tộc; là chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân và của dân tộc).

·       Giai đoạn 1921-1930: Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị những điều kiện để thành lập Đảng (đó là quá trỡnh từng bước hỡnh thành cương lĩnh)

-    Từ 1921 đến mùa hè năm 1923: Nguyễn ái Quốc vẫn hoạt động trong Đảng cộng sản Pháp và nằm trong ban thuộc địa vì vậy người sáng lập ra “Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa” và là thời gian hoàn tất các tư liệu để viết các tác phẩm nổi tiếng sau này.

-    Từ 14-6-1923 đến 1927:  

+ Về tư tưởng: Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam thông qua những  bài đăng trên các báo người cùng khổ, nhân đạo…Đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, trong đó đã vạch rõ âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc che dấu tội ác dưới vỏ bọc “khai hoá văn minh”, từ đó đã khơi dậy lòng yêu nước, thức tỉnh tinh thần dân tộc nhằm đánh đuổi thực dân pháp xâm lược.

+   Về xây dung tổ chức cách mạng: tháng 11/1924 Bác về Quảng Châu và đến tháng 6/1925, người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

Mục đích của hội: làm cách mạng dân tộc và cách mạng thế giới; sau khi cách mạng thành công sẽ thành lập chính phủ nhân dân; mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân tiến lên xây dung CNCS; thực hiện đoàn kết với giai cấp vô sản các nước, với phong trào cách mạng thế giới.

Đào tạo cán bộ: Từ 1925 – 1927 , Hội cách mạng thanh niên đã mở các lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ cách mạng Việt Nam; xây dung được nhiều cơ sở ở các trung tâm kinh tế.

Năm 1928, với chủ trương “Vô sản hoá”, đưa hội viên vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, để rèn luyện lập trường, quan điểm giai cấp công nhân; để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và lý luận giải phóng dân tộc nhằm thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam.

Ngoài ra Nguyễn Ái Quốc còn lựa chon những thanh niên ưu tú gửi đi học tại đại học Phương Đông (Liên Xô) và trường lục quân Hoàng Phố (Trung Quốc) để đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.

+   Về chính trị: Năm 1927 Bộ truyên truyền của hội các dân tộc thuộc địa bị áp bức xuất bản Tác phẩm Đường cách mệnh, nó thể hiện đường lối cách mạng, đề cập những vấn đề cơ bản của một cương lĩnh chính trị, chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho việc thành lập đảng.đường cách mệnh có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với cách mạng việt nam.

Câu 2:Phân tích đặc trưng chủ yếu của công nghiệp hóa thời kì trước đổi mới.Theo anh chị qua việc nghiên cứu đó có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho quá trình thực hiện CNH - HDH ở Việt Nam hiện nay.

Trả lời

Đường lối CNH đất nước đã được hình thành từ đại hội III của đảng (tháng 9-1960)trước thời kỳ đổi mới, nước ta có khoảng 25 nam tiến hành CNH qua hai giai đoạn miền bắc(1960-1975) và cả nước (1975-1985)

Ở miền Bắc (1960 - 1975)

-Đặc điểm khi tiến hành CNH: nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, tiến thẳng lên CNXH, bỏ qua giai đoạn TBCN

-Mục tiêu cơ bản của CNH: xây dựng nền kinh tế XHCN cân đối và hiện đại; bước dầu xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.

-Phương hướng CNH: Theo tinh thần của Hội nghị TW 7, khoá 3

+Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí

+Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp

+Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với phát triển công nghiệp nặng

- Ra sức phát triển công nghiệp TW đồng thời phát triển c. nghiệp địa phương

Trên phạm vi cả nước:

*      ĐH 4 (12/1976) đề ra đường lối CNH XHCN

-Mục đích của CNH: đẩy mạnh CNH XHCN để xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn

-Nội dung chính:

+Ư­u tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.

+Vừa xây dựng kinh tế TW vừa phát triển kinh tế địa phư­ơng trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất.

*Đại hội V (3-1982) đã xác định nội dung chính của CNH trong chặng đư­ờng đầu tiên của thời kỳ quá độ ở n­ước ta là phải lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; phát triển công nghiệp nặng cần có mức độ, vừa sức nhằm phục vụ thiết thực, có hiệu quả cho công nghiệp nhẹ và nông nghiệp.

Đặc trưng: Nhìn chung trong thời kì 60-85,chúng ta đã nhận thức và tiến hành CNH theo kiểu cũ với các đặc trưng chủ yếu sau đây:-CNH theo mô hình nền kinh tế khép kín,hướng nội và thiên về phát triển công nghiệp nặng.-CNH chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động,tài nguyên,đất đai và nguồn viện trợ của các nước XHCN;chủ lực thực hiện CNH là Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước;việc phân bổ nguồn lực để CNH đc thực hiện thông qua cơ chế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp không tôn trọng các quy luật của thị trường.-Nóng vội,giản đơn,chủ quan duy ý chí,ham làm nhanh,làm lớn,không quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội.Kết quả của CNH trước thời kì đổi mới: 

-So với năm 1955, số xí nghiệp tăng lên 16,5 lần. Nhiều khu công nghiệp lớn đã hình thành, đã có nhiều cơ sở đầu tiên của các ngành công nghiệp nặng quan trọng như điện, than, cơ khí, luyện kim, hoá chất được xây dựng.

-Đã có hàng chục trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học

- kĩ thuật xấp xỉ 43 vạn người, tăng 19 lần so với năm 1960 là thời điểm bắt đầu công nghiệp hoá

Hạn chế của CNH trước thời kì đổi mới:

-Cơ sở vật chất kĩ thuật còn hết sức lạc hậu, những ngành công nghiệp then chốt còn nhỏ bé và chưa được xây dựng đồng bộ, chưa đủ sức làm nền tảng vững chắc cho nền kinh tế quốc dân.

-Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp mới chỉ bước đầu phát triển, nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội. Đất nước vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển, rơi vào khủng hoảng kinh tế – xã hội.

Nguyên nhân của những hạn chế:

-Về khách quan, chúng ta tiến hành CNH từ một nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn và trong điều kiện chiến tranh kéo dài, vừa bị tàn phá nặng nề, vừa không thể tập trung sức người, sức của cho CNH.

-Về chủ quan, chúng ta đã mắc sai lầm nghiêm trọng trong việc xác định mục tiêu, bước đi về cơ sở vật chất, kĩ thuật, bố trí cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư. Đó là những sai lầm xuất phát từ chủ quan duy ý chí trong nhận thức và chủ trương CNH.

Qua việc nghiên cứu này rút ra kinh nghiệm cho quá trình CNH-HĐH ở VN:

-Về khách quan, chúng ta tiến hành CNH từ một nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn và trong điều kiện chiến tranh kéo dài, vừa bị tàn phá nặng nề, vừa không thể tập trung sức người, sức của cho CNH.

-Về chủ quan, chúng ta đã mắc sai lầm nghiêm trọng trong việc xác định mục tiêu, bước đi về cơ sở vật chất, kĩ thuật, bố trí cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư. Đó là những sai lầm xuất phát từ chủ quan duy ý chí trong nhận thức và chủ trương CN

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro