đề 10 11

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đề 10

Câu 1: Phân tích bản chất và đặc trưng của CNXH ở Việt Nam.

* Quan niệm của HCM về CNXH ở VN:

  - Quan niệm tổng quát:  HCM coi CNXH, CN cộng sản:

        +  Là một chế độ XH hoàn chỉnh trong đó con người được phát triển toàn diện

        +  Là con đường giải phóng nhân loại và mang lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân

  - Trên một số mặt nào đó của CNXH ( chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế…)

  - Nhấn mạnh mục tiêu của CNXH

  - Xác định động lực xây dựng CNXH

 * Những đặc trưng tổng quát của CNXH ở VN.

  - Về chính trị:

         + Đó là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ. Nhân dân lao động là chủ và làm chủ. “ chế độ XHCN và cộng sản CN là chế độ nhân dân lao động làm chủ”.

         + NN của dân, do dân và vì dân, dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công nhân – nông dân – lao động trí óc do ĐCS lãnh đạo

        + CNXH là sự nghiệp của chính bản thân nhân dân, dựa vào sức mạnh của toàn dân để đưa lại quyền lợi cho nhân dân

- Về kinh tế:

       + Có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật

       + Có lực lượng SX hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu SX chủ yếu

       + Sức SX luôn phát triển, ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học, kĩ thuật để tạo ra năng suất lao động ngày càng cao.

       + Đối với vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.

- Về xã hội: đó là một chế độ XH:

       + Không còn áp bức, bóc lột, bất công

       + Thực hiện chế độ sở hữu XH về tư liệu SX

       + Thực hiện phân phối theo lao động

       + Được xây dựng theo nguyên tắc công bằng, hợp lí : “ Một XH bình đẳng, nghĩa là ai cũng phải lao động và có quyền lao động, ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít thì hưởng ít, không làm không hưởng”.

- Về văn hóa, đạo đức: đó là một chế đọ XH

      + Phát triển cao về văn hóa và đạo đức

      + Có quan hệ XH lành mạnh, công bằng, bình đẳng

      + Không còn bóc lột, không còn sự đối lập giữa lao động chân tay và trí óc, giữa thành thị và nông thôn

      + Con đường được giải phóng về mọi mặt, có điều kiện

Câu 2: Phân tích quan điểm " giải phóng dân tộc cần được thực hiện bằng con đường bạo lực cách mạng". Liên hệ thực tiễn vs VN.

Bạo lực cách mạng trong cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam 

Các thế lực đế quốc sử dụng bạo lực để xâm lược và thống trị thuộc địa, đàn áp dã man các phong trào yêu nước. Chế độ thực dân, tự bản thân nó đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu. Chưa đè bẹp ý chí xâm lược của chúng thì chưa thể có thắng lợi hoàn toàn. Vì thế con đường để giành và giữ độc lập dân tộc chỉ có thể là con đường cách mạng bạo lực. Đánh giá đúng bản chất cực kỳ phản động của bọn đế quốcvà tay sai, Hồ Chí Minh cho rằng: "Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giaiấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền"3. 

Quán triệt quan điểm sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Hồ Chí Minh cho rằng bạo lực cách mạng cũng là bạo lực của quần chúng. Hình thức của bạo lực cách mạng bao gồm cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, nhưng phải "tùy tình hình cụ thể mà quyết định những hình thức đấu tranh cách mạng thích hợp, sử dụng đúng và khéo kết hợp các hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị để giành thắnglợi cho cách mạng"4. 

Trong chiến tranh cách mạng, lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang giữ vị trí quyết định trong việc tiêu diệt lực lượng quân sự địch, làm thất bại những âm mưu quân sự và chính trị của chúng. Nhưng đấu tranh vũ trang không tách biệt với đấu tranh chính trị. Theo Hồ Chí Minh, các đoàn thể cách mạng càng phát triển, quần chúng đấu tranh chính trị càng mạnh thì càng có cơ sở vững chắc để tổ chức lực lượng vũ trang và tiến hành đấu tranh vũ trang. 

Xuất phát từ tình yêu thương con người, quý trọng sinh mạng con người, Hồ Chí Minh luôn tranh thủ khả năng giành và giữ chính quyền ít đổ máu. Người tìm mọi cách ngăn chặn xung đột vũ trang, tận dụng mọi khả năng giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình, chủ động đàm phán, thương lượng, chấp nhận những nhượng bộ có nguyên tắc. 

Việc tiến hành các hội nghị Việt - Pháp và ký các hiệp định trong năm 1946 là thể hiện tư tưởng nhân đạo và hòa bình của Hồ Chí Minh. Theo Người, tinh thần thiện chí của Việt Nam khi ký hiệp ước còn giá trị hơn mọi văn bản và lời nói, vì chúng ta bảo đảm những lợi ích tinh thần, văn hóa và vật chất của Pháp, và ngược lại, Pháp phải bảo đảm nền độc lập của chúng ta. Một chữ "Độc lập " là đủ để đưa lại một sự tín nhiệm đang cần được khẳng định. "Tôi không muốn trở về Hà Nội tay không. Tôi muốn khi trở về nước sẽ đem về cho nhân dân Việt Nam những kết quả cụ thể với sự cộng tácchắc chắn mà chúng tôi mong đợi ở nước Pháp"1. 

Sau khi miền Bắc nước ta được giải phóng, Người kiên trì yêu cầu đối phương thi hành Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương, thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất nước nhà. 

Việc tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp bắt buộc cuối cùng. Chỉ khi không còn khả năng thương lượng, hòa hoãn, khi kẻ thù ngoan cố bám giữ lập trường thực dân, chỉ muốn giành thắng lợi bằng quân sự, thì Hồ Chí Minh mới kiên quyết phát động chiếntranh. 

Trong khi tiến hành chiến tranh, Người vẫn tìm mọi cách vãn hồi hòa bình. Trongkháng chiến chống thực dân Pháp, Người nhiều lần gửi thư cho Chính phủ và nhân dânPháp, cho tướng lĩnh, binh sĩ trong quân đội Pháp và những kiều dân Pháp ở Việt Nam, cho các chính phủ, các nhà hoạt động chính trị, văn hóa và nhân dân các nước, vừa tố cáo cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Ph Người viết: "Chúng tôi muốn hòa bình ngay để máu người Pháp và Việt ngừng chảy. Những dòng máu đó chúng tôi đều quý như nhau.Chúng tôi mong đợi ở Chính phủ và nhân dân Pháp một cử chỉ mang lại hòa bình. Nếu không, chúng tôi bắt buộc phải chiến đấu đến cùng để giải phóng hoàn toàn đất nước"2. 

Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Người gửi nhiều thông điệp cho các nhà cầm quyền Mỹ, đề nghị đàm phán hòa bình để kết thúc chiến tranh. Khi quân Mỹ tăng cường chiến tranh, một mặt Người kêu gọi quân dân ta "quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược", đồng thời chủ trương vừa đánh vừa đàm để kết thúc chiến tranh. 

Tư tưởng bạo lực cách mạng và tư tưởng nhân đạo hòa bình thống nhất biện chứng với nhau trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Người chủ trương, yêu nước, thương dân, yêu thương con người, yêu chuộng hòa bình, tự do, công lý, tranh thủ mọi khả năng hòa bình để giải quyết xung đột, nhưng một khi không thể tránh khỏi chiến tranh thì phải kiên quyết tiến hành chiến tranh, kiên quyết dùng bạo lực cách mạng, dùng khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng để giành, giữ và bảo vệ hòa bình, vì độc lập tự do.

áp, vừa kêu gọi đàm phán hòa bình.

Đề 11

Câu 1:phân tích quan điêm của HCM về vai trò,bản chất ĐCS VN?

tư tưởng HCM về vai trò của ĐCSVN

- HCM khẳng định: “ lực lượng của giai cấp công nhân là nhân dân lao động là rất to lớn, vô cùng vô tận. Nhưng lực lượng ấy cần được tổ chức và giác ngộ theo 1 đường lối thống nhất, đúng đắn của đảng”.

- Muốn khỏi đi lạc phương hướng, quần chúng phải có đảng để nhận rõ tình hình đường lối, phương châm cho đúng. Phải có đảng để tổ chức và giáo dục nhân dân. CM thắng lợi rồi, quần chúng vẫn cần có đảng.

- ĐCS ra đời, tồn tại và phát triển là phù hợp với quy luật phát triển của XHCN. Ngoài lợi ích của GCCN, nhân dân LĐ và dân tộc thì Đảng không có mục đích nào khác

- ĐCSVN- nhân tố quyết định hàng đầu đưa CMVN đến thắng lợi và đã được thực tế chứng minh.

tư tưởng HCM về bản chất của ĐCSVN

- ĐCSVN là đảng của GCCN, đội tiên phong của GCCN mang bản chất của GCCN.

- HCM đưa ra nhiều cách thể hiện vấn đề Đảng của ai như là: năm 1953 HCM viết: Đảng lao động là tổ chức cao nhất của giai cấp cần lao và đại biểu trung thành cho lợi ích của cả dân tộc… Đảng là của giai cấp LĐ mà cũng là đại biểu của toàn dân. Năm 1965 HCM cho rằng: Đảng ta xứng đáng là đội tiên phong, là bộ tham mưu của GCVS, của nhân dân lao động và của cả dân tộc… nhưng tóm lại:

       Bản chất giai cấp của đảng là mang bản chất của GCCN. Bản chất GCCN của Đảng dựa trên cơ sở thấy rõ sứ mệnh lịch sử của GCCNVN, số lượng ít nhưng có đầy đủ phẩm chất và năng lực lãnh đạo đất nước thực hiện mục tiêu của CM.

        Đảng ko những là đảng của GCCN mà là Đảng của nhân dân LĐ và của toàn dân tộc có ý nghĩa lớn đối với CMVN, Đảng là đại diện cho lợi ích của toàn dân tộc.

        Thành phần trong Đảng bao gồm công nhân, những người ưu tú trong GCCN, trí thức và các thành phần khác. Sức mạnh của Đảng ko chỉ bắt nguồn từ GCCN mà còn bắt nguồn từ các tầng lớp nhân dân lao động khác

Câu 2:phân tích quan điểm của HCM về vai trò ,sức mạnh của đạo đức và nguyên tắc xây dựng đạo đức mới?

a. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức

- Đạo đức là cái gốc của người cách mạng

      Người nói: Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người CM phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tại giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.”

       Người cho rằng, làm CM là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề

        Đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế làm thước đo, HCM luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đức với tài, lời nói đi đôi với hành động và hiệu quả trên thực tế.

        Đức là gốc của tài; hồng là gốc của chuyên; phẩm chất là gốc của năng lực. Tài là thể hiện cụ thể của đức trong hiệu quả hành động.

- Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của CNXH

        Theo HCM, sức hấp dẫn của CNXH chưa phải là ở lý tưởng cao xa, ở mức sống vật chất dồi dào, ở tư tưởng được tự do giải phóng, mà trước hết là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản ưu tú, bằng tấm gương sống và hành động của mình, chiến đấu cho lý tưởng đó trở thành hiện thực.

         Phong trào cộng sản công nhân quốc tế trở thành lực lượng quyết định vận mệnh của loài người không chỉ do chiến lược và sách lược thiên tài của CM VS, mà còn do những phẩm chất đạo đức cao quý làm cho CN cộng sản trở thành một sức mạnh vô địch.

b. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức CM

- Trung với nước, hiếu với dân

      + Trung với nước thì phải tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, suốt đời phấn đấu cho CM, luôn đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của CM lên trên hết

       + Hiếu với dân thì phải thật sự là đầy tớ trung thành của nhân dân, phải lấy dân làm gốc, phải tin dân, thương dân có trách nhiệm với dân.

- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Đây là những phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của con người

        + Cần là cần cù, siêng năng, không lười nhác, ỷ lại. Lao động có kế hoạch, hiệu quả, chất lượng với tinh thần tự giác, tự lực

       + Kiệm là tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc… của dân, của nước và của bản thân. Không xa xỉ, không hoang phí, không phô trương hình thức, không chè chén lu bù…

       + Liêm là luôn tôn trọng của công và của dân, phải trong sạch, không tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng. Chỉ nên có 1 thứ ham, đó là: ham học, ham làm, ham tiến bộ.

      + Chính là thẳng thắn, đúng đắn

      + Chí công vô tư là công bằng, không thiên tư, thiên vị, việc gì cũng không nghĩ đến bản thân trước, chỉ biết vì Đảng, vì dân tộc

     => Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư có quan hệ chặt chẽ với nhau. Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư và ngược lại, khi đã thực sự chí công vô tư thì sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính

* Thương yêu con người, sống có tình nghĩa

        - Đây là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất của con người, không có tình yêu thương con người thì không thể làm CM được.

       - HCM yêu thương những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức.

        Yêu mến quý trọng đồng bào, đồng chí, anh em, bạn bè.

       Đồng thời phải nghiêm khắc với bản thân mình và độ lượng, rộng rãi với mọi người.

       - Tình yêu thương con người của HCM không chung chung trừu tượng kiểu tôn giáo

      Yêu thương con người phải bằng hành động cụ thể: giải phóng cho con người, đem lại cơm no áo ấm cho mọi người.

 * Có tinh thần quốc tế trong sáng.

 Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong TT HCM rất rộng lớn và sâu sắc. Đó là sự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sản trên toàn thế giới, vwosi tất cả các dân tộc và nhân dân các nước… HCM chủ trương giúp bạn là tự giúp mình.

Đoàn kết quốc tế là nhằm thực hiện những mục tiêu lớn của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là hợp tác và hữu nghị theo tinh thần: bốn phương vô sản, bốn bể đều là anh em.

c. Quan điểm về những nguyên tắc đạo đức mới

 - Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức:

    Nói đi đôi với làm là đặc trưng bản chất của tư tưởng đạo đức HCM- đạo đức CM. Nói đi đôi với làm đối lập hoàn toàn với thói đạo đức giả của giai cấp bóc lột, nói một đằng làm một nẻo, thậm chí nói mà không làm.

    Nêu gương về đạo đức là một nét đẹp của truyền thống văn hóa phương Đông. Nói đi đôi với làm phải gắn liền với nêu gương đạo đức.

    HCM cho rằng, hơn bất cứ một lĩnh vực nào khác, trong việc xây dựng một nền đạo đức mới, đạo đức CM phải đặc biệt chú trọng “ đạo làm gương”.

- Xây đi đôi với chống

       Để xây dựng một nền đạo đức mới, cần phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống. Trong đời sống hằng ngày, những hiện tượng tốt- xấu, đúng- sai, cái đạo đức và vô đạo thường đan xen nhau, đối chọi nhau thông qua hành vi của những con người khác nhau, thậm chí trong mỗi con người.

       Xây phải đi đôi với chống, với việc loại bỏ cái sai, cái xấu, cái vô đạo đức trong đời sống hàng ngày. HCM cho rằng, trên con đường đi tới tiến bộ và CM, đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng thành công trên cơ sở kiên trì mục tiêu chống CN đế quốc, chống những thói quen, tập quán lạc hậu và loại trừ chủ nghĩa cá nhân

- Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.

    Đạo đức CM là đạo đức dấn thân, đạo đức trong hành động vì độc lập tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Chỉ có trong hành động, đạo đức CM mới bộc lộ rõ những giá trị của mình.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro