Đề 10 :

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu2: Phân tích cơ sở hình thành hệ thống chính trị ở Việt Nam. Liên hệ ở VN

Trả lời

ở nước ta, khi giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo cách mạng thì thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng là sự bắt đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa, sự bắt đầu của thời kỳ thực hiện nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản

cơ sở hình thành hệ thống chuyên chính vô sản ở nước ta

Một là, Lý luận của CN Mác–Lênin về thời kỳ quá độ và chuyên chính vô sản

•         Bản chất của CCVS là tiếp tục đấu tranh giai cấp d­ới hình thức mới.

-    Theo Mác: Giữa xã hội TBCN và xã hội CSCN là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là TKQĐ chính trị, Nhà n­ớc của thời ký ấy không có gì khác hơn là nền CCVS.

-    Lê nin nhấn mạnh: Muốn chuyển từ CNTB lên CNXH thì phải chịu đựng lâu dài nỗi đau đớn của thời kỳ sinh đẻ, phải có một thời kỳ chuyên chính vô sản lâu dài.

•         CCVS là tất yếu khách quan của TKQĐ lên CNXH.

*   Hai là, Đường lối chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới

•         Đại hội IV: nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động

•         Hiến pháp của n­ước cộng hoà XHCN Việt Nam, năm 1980 khẳng định: Nhà n­ước cộng hoà XHCN Việt Nam là Nhà n­ước chuyên chính vô sản.

•         Đại hội V (1982) tiếp tục khẳng định đ­ường lối do đại hội IV đề ra.

*   Ba là, cơ sở chính trị của hệ thống CCVS của nước ta được hình thành từ những năm 1930 và bắt rễ vững chắc trong lòng dân tộc Việt Nam.điểm cốt lõi của cơ sở chính trị đó là sự lãnh đạo toàn diện và t\uyệt đối của đảng

*  Bốn là, cơ sở kinh tế của hệ thống CCVS là nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, quan liêu, bao cấp.đó là một mô hình kinh tế hướng tói mục tiêu xóa bỏ nahnh chóng và hoàn toàn chế độ tư hữu đối vói TLSX với ý nghĩa là nguồn gốc và cơ sở của chế độ người bóc lột người, thiết lập chế độ công hữu XHCN về TLSX dưới hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể;loại bỏ triệt để cơ chế thị trường, thiết lập cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp.nhà nước trở thành một chủ thể kinh tế bao trùm

*  Năm là, cơ sở xã hội của hệ thống chuyên chính vô sản là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức

Câu1: Phân tích phương châm kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính ? Ý nghĩa của phương châm

Trả lời

a) Kháng chiến toàn dân:

Trong đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, điều cốt lõi và cơ bản nhất là chiến lược toàn dân kháng chiến. Để đánh thắng những đội quân xâm lược lớn của chủ nghĩa đế quốc, Đảng ta đã dựa vào sức mạnh của toàn dân, phát huy sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc. Với chiến lược toàn dân kháng chiến, Đảng đã tổ chức cả nước thành một mặt trận, tạo nên thế trận "cả nước đánh giặc". Điều kiện chủ yếu để quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến là huy động cho được sức mạnh toàn dân. Trong "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến", chủ tịch HCM kêu gọi: "Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp cứu tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước".

+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch HCM không chỉ động viên, cổ vũ cho toàn dân. Các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các nhân sĩ yêu nước trong khối đoàn kết dân tộc đều cùng góp sức người, sức của cho kháng chiến.

b)Kháng chiến toàn diện:

Để phát huy sức mạnh tổng hợp của cuộc kháng chiến, đảng chủ trương kháng chiến toàn diện. Kháng chiến toàn dân gắn liên với kháng chiến toàn diện. Kháng chiến toàn dân, toàn diện là nét đặc sắc của chiến tranh nhân dân, có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ.

+ Thực dân Pháp tiến hành chiến tranh tổng lực, đánh phá ta trên tất cả các mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Để đánh bại chiến tranh tổng lực của địch ta phải đánh chúng trên tất cả các mặt đó, tạo thành sức mạnh tổng hợp, tiến công toàn diện kẻ địch.

+ Về chính trị: đảng ta nhấn mạnh vấn đề xây dựng khối toàn dân đoàn kết. Trong suốt cuộc kháng chiến, đảng ta đã ra sức củng cố khối liên minh công, nông và trí thức, không ngừng mở rộng mặt trận đoàn kết dân tộc. Đảng đặc biệt chăm lo củng cố và xây dựng nhà nước dân chủ cộng hòa, thường xuyên kiện toàn bộ máy kháng chiến từ trung ương đến địa phương, kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng và đẩy mạnh đấu tranh chính trị ở cả thành thị và nông thôn.

+ Về quân sự: Đảng đã chăm lo vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xác định đánh lâu dài làm phương châm chiến lược, quán triệt tư tưởng tích cực tiến công, kết hợp đánh địch cả bằng chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy, cả bằng quân sự, chính trị và binh vận. Phải xây dựng cho được ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc. Tiến công địch ở cả ba vùng chiến lược: nông thôn, đô thị và miền núi.

+ Về kinh tế, ta vừa phải phá kinh tế địch, vừa xây dựng kinh tế của ta, giảm tức, cải cách ruộng đất, xây dựng nền kinh tế của ta trong thời chiến. Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta vượt lên mọi khó khăn, xây dựng nền kinh tế tự chủ, bảo đảm nhu cầu của kháng chiến. Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ kháng chiến với kiến quốc.

+ Về văn hóa: ta vừa chống lại văn hóa nô dịch của địch, vừa xây dựng nền văn hóa mới ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học và đại chúng.

+ Về ngoại giao: đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, mở rộng quan hệ quốc tế nhằm tranh thủ thêm nhiều bầu bạn, làm cho nhân dân thế giới kể cả nhân dân Pháp hiểu và ủng hộ cuộc khán chiến của nhân dân ta.

Với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, ta đã tạo được sức mạnh tổng hợp để đánh thắng thực dân Pháp xâm lược và cũng chính trong lòng cuộc kháng chiến, chế độ dân chủ nhân dân được xây dựng và củng cố.

c) Kháng chiến lâu dài và dựa vào sức mình là chính:

Nước ta vừa giành độc lập, trên thế giới chưa có quốc gia nào công nhận nền độc lập của Việt Nam. Chúng ta đang bị bao vây bốn phía. Do đó, khi tiến hành cuộc kháng chiến, chúng ta không thể trông chờ sự giúp đỡ nào từ bên ngoài, mà chúng ta phải tự lực cánh sinh.

Trong các văn kiện nói trên, Đảng ta cũng chỉ ra rằng phương châm của cuộc kháng chiến là: kháng chiến lâu dài và dựa vào sức mình là chính. Đây cũng chính là quy luật tất yếu của chiến tranh nhân dân do điều kiện so sánh lực lượng giữa ta và địch quy định. Đảng ta chỉ rõ: chỗ mạnh của địch là quân sự, chỗ yếu của địch là chính trị. "Địch mạnh về ngọn, ta mạnh về gốc". Chiến lược của địch là đánh nhanh, thắng nhanh. Ta dùng chiến lược đánh lâu dài để tiêu diệt địch.

Tóm lại, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã giành được thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thức dân Pháp xâm lược. Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện đường lối kháng chiến đúng đắn: độc lập, tự chủ và sáng tạo. Đường lối đó là sự kết tinh những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mac-Lênin về cách mạng bạo lực, về chiến tranh nhân dân được vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của nước ta. Đường lối kháng chiến trải qua thực tiễn chiến đấu được phát triển và hoàn chỉnh, là nguyên nhân đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro