Đề 12

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 2: Phân tích chủ trương của đảng về xây dựng nhà nước trong hệ thống chính trị thời kì đổi mới ? Để tăng cường vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị cần có những giải pháp cơ bản gì ?

Trả lời

chủ trương xây dụng nhà nước pháp quyền XHCN là sự khẳng địnhvà thừa nhận Nhà nước pháp quyền là một tất yếu lich sử.nó không phải là sản phẩm riêng của XHTBCN mà là tinh hoa, sản phẩm trí tuệ của xã hội loài người, của nền văn minh nhân loại

·        Nhà nước pháp quyền XHCNVN được xd theo 5 đặc điểm:

-    Một là, đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

-    Hai là, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. 

-    Ba là, nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội

-    Bốn là, nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa nhà nước và công dân, thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật

-    Năm là, nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam do một Đảng duy nhất lãnh đạo, có sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận

•         Để việc xây dựng NN pháp quyền cần thực hiện tốt 1 số biện pháp lớn sau đây:

-    Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi trong các văn bản pháp luật. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và các quyết định của cơ quan công quyền

-    Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của quốc hội để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và chức năng giám sát tối cao.hoàn thiện cơ chế bầu cử nhằm nâng cao chất lượng đại biểu quốc hội. đổi mới quy trình xây dựng luật, giảm mạnh việc ban hành pháp lệnh.thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và chức năng giám sát tối cao.

-    Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại.

-    Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người. 

-    Nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp.

Câu 1: Phân tích nội dung cơ bản của nghị quyết 12 khoá 3(12/1965) . Tại sao tại nghị quyết Đảng ta xác định mặc dù đế quốc Mĩ đưa vào miền Nam hàng chục vạn quân viễn chinh nhưng tương quan lực lượng giữa ta và địch không có gì lớn. Ý nghĩa thực tiễn của nhận định trên

Trả lời

Đến năm 1965, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân miền Nam đã chiến đấu với tinh thần anh dũng, vượt qua khó khăn, liên tiếp đánh bại mọi âm mưu thâm độc của địch, giành những thắng lợi có ý nghĩa quan trọng. “Chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của địch phát triển đến mức cao nhất đã căn bản bị thất bại”. Trước nguy cơ bị thất bại hoàn toàn, từ giữa năm 1965, đế quốc Mỹ trong thế bị động đã đưa vào miền Nam một lực lượng lớn quân đội viễn chinh Mỹ, đồng thời tiếp tục mở rộng chiến tranh phá hoại chủ yếu bằng không quân ở miền Bắc nước ta. Cách mạng Việt Nam đứng trước những thử thách cực kỳ nghiêm trọng. Trước sự chuyển biến của tình hình, trong tháng 12-1965, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ 12 và ra Nghị quyết Về tình hình và nhiệm vụ mới cho cách mạng hai miền.

- Nhận định tình hình và chủ trương chiến lược: cuộc CTCB mà Mỹ đang tiến hành ở miền N là 1 cuộc CTXLTD mới, buộc phải thực thi trong thế thua, bị động nên chứa đầy những mâu thuẫn về chiến lược→phát động k/c chống Mỹ cứu nước trong toàn quốc, coi chống Mỹ, cứu nước là nvụ thiêng liêng của DT.

-   Quyết tâm và mục tiêu chiến lược: nêu cao khẩu hiệu: Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, kiên quyết đánh bại cuộc CTXL của ĐQM trong bất kỳ tình huống nào, để bvệ miền B, GPMN, hoàn thành CMDTDCND trong cả nước, tiến tới hoà bình thống nhất nước nhà.

-   Phương châm chỉ đạo chiến lược: tiếp tục đẩy mạnh CTND chống CTCB ở MN, phát động CTND chống phá hoại của mỹ ở MB; thực hiện kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mình là chính, càng đánh càng mạnh và cố gắng đến mức độ cao, tập trung lực lượng của cả 2 miền để mở những cuộc tiến công lớn, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn trên chiến trường MN.

-  Tư tưởng chỉ đạo và phương châm đấu tranh ở miền N: giữ vững và phát triển thế tiến công, kiên quyết tiến công và liên tục tiến công, đấu tranh QS kết hợp với đấu tranh CT, vận dụng 3 mũi giáp công, đánh địch trên cả 3 vùng chiến lược, đấu tranh qs có tác dụng, quyết định trực tiếp và giữ 1 vị trí ngày càng quan trọng.

-  Tư tưởng chỉ đạo đối với miền bắc:chuyển hướng xd KT, bảo đảm tiếp tục xd miền B vững mạnh về KT và QP, trong đkiện có CT, tiến hành cuộc CTND chống CTPH của ĐQM để bvệ vững chắc miền B XHCN, động viên sức người, của ở mức cao nhất để chi viện cho CTGPMN, chuẩn bị đề phòng đánh bại địch trong trường hợp chúng liều lĩnh mở rộng CTCB ra cả nước.

-Nvụ và mối qhệ giữa cuộc chiến đấu ở 2 miền: MN là tiền tuyến lớn, MN là hậu phương lớn. BVMB là nvụ của cả nước vì MB XHCN là hậu phương vững chắc trong CT chống Mỹ. Phải đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của ĐQM ra miền B và ra sức tăng cường lực lượng miền B về mọi mặt nhằm đảm bảo chi viện đắc lực cho miền N. 2 nvụ trên ko tách rời nhau mà mật thiết gắn bó

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro