Đề 15

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Vì sao xóa bỏ cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp trong chính sách của đảng tại Đại hội 6 là yếu tố cần thiết và cấp bách ? Hiện nay cơ chế đó đã được xóa bỏ triệt để chưa, vì sao?

Câu 2: Hoàn cảnh lịch sử và nội dung đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới?

Trả lời 

1.     Hoàn cảnh lịch sử        

·  Tình hình thế giới từ giữa thập kỷ 80 thế kỷ XX.

-  Từ giữa những năm 1980, cuộc cách mạng KH và CN (đặc biệt là CNTT) tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho LLSX của các quốc gia phát triển mạnh.

-  Các nước XHCN lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng đặc biệt là sự sụp đổ chế độ XHCN của Liên Xô đầu những năm 1990. Từ đó hình thành nên một trật tự thế giới mới.

- Xu thế chung của thế giới là muốn hợp tác để phát triển kinh tế do vậy các nước điều chỉnh chính sách đối nội, đối ngoại phù hợp với tình hình mới. Nhất là các nuớc đang phát triển phải đổi mới tư duy về hoạt động đối ngoại, thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, mở rộng và tăng cường liên kết với các nước phát triển.Nhằm thu hút nguồn vốn, công nghệ mở rộng thị trường...

-   Quan niệm về vị thế, sức mạnh của một quốc gia có sự thay đổi nếu trước đấy sức mạnh của một quốc gia là quân sự thì nay sức mạnh quốc gia về kinh tế,văn hoá,xã hội...Trong đó kinh tế là quan trọng nhất.

·  Quá trình toàn cầu hoá và tác động của nó

-  Khái niệm: Toàn cầu hoá là quá trình LLSX và quan hệ kinh tế quốc tế phát triển vượt qua các rào cản biên giới quốc gia và khu vực lan toả ra phạm vi toàn cầu.

-  Đặc trưng của toàn cầu hoá là hàng hoá, vốn, sức lao động...vận động thông thoáng, sự phân công lao động mang tính quốc tế, quan hệ kinh tế giữa các quốc gia đan xen, hình thành mạng lưới quan hệ đa chiều.

-  Tác động của toàn cầu hoá:

+ Tích cực: Thị trường được mở rộng,các hoạt động thương mại, dịch vụ tăng mạnh đã thúc đẩy sản xuất phát triển ở các nước.Vốn, KHCN, kinh nhiệm quản lý, đầu tư được luân chuyển tạo ra môi trường hoà bình, hợp tác giữa các nước trên nguyên tắc cùng có lợi.

+   Tiêu cực: Tạo nên sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế và gia tăng sự phân cực giữa các nước giàu nghèo.Do các nước công nghiệp phát triển thao túng và chi phối quá trình toàn cầu hoá.

      Đại hội lần thứ IX của Đảng chỉ rõ  “Toàn cầu hoá kinh tế là một xu hướng khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia. Xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh”.

·          Tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương. (Hơn 80 nước)

-    Mặc dù còn nhiều bất ổn như phát triển vũ khí hạt nhân, tranh chấp lãnh hải vùng biển Đông và việc các nước lớn trong khu vực đang tìm cách tranh giành ảnh hưởng, giàu nghèo trong khu vực ngày càng cao nhưng chấu Á - Thái Bình Dương vẫn được đánh giá là khu vự ổn định nhất.

-    Là khu vực có tiềm lực kinh tế mạnh và năng động nhất với xu hướng chung là hoà bình, hợp tác cùng có lợi.

-        Yêu cầu của cách mạng Việt Nam: Giải toả thù địch, đối đầu, phá thế bao vây, cấm vận tiến tới bình thường và hợp tácvới các nước phưong Tây. Phải chống tụt hậu về mặt kinh tế bằng cách phát triển nội lực và tranh thủ ngoại lực thông qua cách chính sách đối nội, đối ngoại

Nội dung đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ đổi mới.

1.     Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo.

·          Cơ hội và thách thức.

      Cơ hội và thách thức có mối quan hệ, tác động qua lại, có thế chuyển hoá lẫn nhau.Tận dụng tốt cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới vượt qua thách thức.

-    Về cơ hội:

+   Xu thế hoà bình, hợp tác phát triển và xu thế toàn cầu hoá kinh tế tạo thuận lợi cho nước ta mở rộng quan hệ đói ngoại, hợp tác phát triển kinh tế.

+   Thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đã nâng cao thế và lực của nước ta trên trường quốc tế, tạo tiền đề mới cho quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế.

-    Về thách thức:

+   Những vấn đề về toàn cầu hoá như phân hoá giàu nghèo, dịch bệnh...gây ra tác động tiêu cực đối với nước ta.

+   Sức ép cạnh tranh gay gắt trên cả ba cấp độ: Sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia cùng với đó những biến động thị trường quốc tế đang là thách thức to lớn đối với nền kinh tế VN.

+   Lợi dụng qúa trình toàn cầu hoá các thế lực thù địch sử dụng chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền" chống phá chế độ chính trị và sử ổn định, phát triển của nước ta.

·          Mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại.

-    Nhiệm vụ.

+   Giữ vững môi trường hoà bình, ổn định: tạo điều kịên thuận lợi cho công cuộc đổi mới phát triển kinh tế- xã hội là lợi ích cao nhất của Tổ Quốc.

+   Mở rộng đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế.Kết hợp nội lực và ngoại lực tạo thành nguồn lực tổng hợp để đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH.

-    Mục tiêu.

+   Thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phát huy và nâng cao vị thế của VN trong quan hệ quốc tế, góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội.

·          Tư tưởng chủ đạo.

-    Bảo đảm lợi ích của dân tộc chân chính là xây dựng thành công và bảo vệ vững trắc Tổ quốc XHCN,thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo khả năng của VN.

-    Giữ vững độc lập tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại.

-    Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế. Đấu tranh để hợp tác, tránh trực diện đối đầu,bị đẩy vào thế cô lập.

-    Mở rông quan hệ với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ ko phân biệt chế độ chính trị.

-    Kết hợp đối ngoại của Đảng, ngoại giao của Nhà nước và đối ngoại nhân dân.Hội nhập kinh tế quốc tế là công việc của toàn dân.

-    Giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội: giữ gìn bản sắc dân tộc bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập.

-    Phát huy tối đa nội lực đi đôi với thu ngoại lực: Vốn,KHCN...

+   Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ

+   Tạo ra và sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh cảu đất nước trong quá trình hội nhập.

-    Cải thiện thể chế, cơ chế, chính sách kinh tế phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước và theo lộ trình cam kết hội nhập WTO.

-        Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân,tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dẩntong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

2.Một số chủ trương, chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế.

·          Nghị quyết Hội nghị TƯ khóa X (2/2007) đã đề ra một số chủ trương chính sách lớn.

-    Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững:tạo sự bình đẳng trong việ hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp VN và hạn chế đuợc thiệt hại trong hội nhập.

-    Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp: tận dụng cơ hội, vượt qua thử thách,từng bước dần dần mở cửa thị trường theo lộ trình hợp lý.

-    Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế với các nguyên tắc, quy định của WTO.

+   Bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật.

+   Đa dạng các hình thức sở hữu, phát triển kinh tế nhiều thành phần.

+   Thúc đẩy sự hình thành và phát triển và từng bước hoàn thiện thị trường.

+   Xây dựng sắc thuế công bằng, thống nhất đơn giản thuận tiện cho mỗi chủ thể kinh doanh.

-    Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hiệu lực của bộ máy nhà nước: Loại bỏ thủ tục ko cần thiết,công khai minh bạch mọi chính sách..

-    Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế: Nâng cao năng lực điều hành của Chính phủ, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và sản phẩm nói riêng.

-    Giải quyết tốt các vấn đề văn hoá, xã hội và môi trường trong quá trình hội nhập:

+   Giữ gìn và phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc trên nguyên tắc "Hòa nhập chứ không hoà tan".

+   Xây dựng và vận hành có hiệu quả mạng lưới an sinh xã hội như giáo dục, bảo hiểm, xoá đói giảm nghèo...

-    Giữ vững và tăng cường quốc phòng an ninh trong qúa trình hội nhập.

-    Phối hợp chặt chẽ hoạt đọng đối ngaọi cảu Đảng ngoại giao của Nhà nước và đối ngoại của nhân dân; chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại

-    Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro