đề 16 17

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đề 16

Câu 1: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế đối với Cách Mạng Việt Nam và Cách Mạng thế giới?

a. Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho CM

    - Đây là một trong những nội dung chủ yếu của TT HCM.

  Trong quá trình hoạt động cách mạng, HCM đã từng bước phát triển ra sức mạnh vĩ đại tiềm ẩn trong các trào lưu CM thế giới mà VN cần tranh thủ.

    - Là một trong những bài học kinh nghiệm của CMVN, CMVN chỉ có thể thành công và thành công đến nơi khi thực hiện đoàn kết chặt chẽ với phong trào CM thế giới.

    - Thực hiện đoàn kết quốc tế là để tập hợp lực lượng bên ngoài, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để tạo nên sức mạnh tổng hợp cho CM

    - Đoàn kết quốc tế là một nhân tố thường xuyên, hết sức quan trọng giúp cho CMVN đi đến thắng lợi hoàn toàn. Vì vậy, thực hiện đại ĐKDT phải gắn liền với đoàn kết quốc tế, đại ĐKDT phải là cơ sở cho việc thực hiện đoàn kết quốc tế.

    - Đối tượng của đoàn kết quốc tế trong TT HCM bao gồm:

 + Phong trào giải phóng dân tộc

 + Phong trào CM của GCCN và Nhân dân lao động ở chính quốc và các nước tư bản nói chung

 + Liên Xô và các nước XHCN anh em

 + Phong trào dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ XH

 + Đặc biệt phải quan tâm đến vấn đề đoàn kết với nhân dân Lào và Campuchia

b. Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu CM

   - Nắm bắt chính xác đặc điểm và xu thế thời đại, HCM đã hoạt động không mệt mỏi để gắn CMVN với CM thế giới trong cuộc đấu tranh chống CNĐQ.

   - Theo HCM, đoàn kết quốc tế tức là kết hợp CN yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, bởi lẽ chúng ta chiến đấu không chỉ vì độc lập dân tộc của dân tộc mình mà còn vì sự nghiệp chung của nhân loại, vì những mục tiêu của thời đại.

   - Muốn tăng cường đoàn kết quốc tế thì các ĐCS phải đấu tranh chống chủ nghĩa sô vanh, cơ hội, vị kỷ, phân biệt chủng tộc… Và phải được chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế vô sản cho nhân dân.

Câu 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn tư tưởng HCM?

a. Đối tượng nghiên cứu

   - Nghiên cứu bản thân hệ thống các quan điểm, lý luận được thể hiện trong toàn bộ di sản TTHCM

   - Nghiên cứu quá trình vận động, hiện thực hóa các quan điểm, lý luận đó trong thực tiễn CMVN

1. Cơ sở phương pháp luận

a. Bảo đảm sự thống nhất nguyên tắc tính Đảng và tính khoa học

   - Phải đứng trên lập trường, phương pháp luận của CN Mác lenin và quna điểm đường lối của ĐCS VN.

   - Phải đảm bảo tính khách quan, khoa học có định hướng chính trị khi nghiên cứu TT HCM

b. Quan điểm thực tiễn và nguyên tắc lý luận gắn liền với thực tiễn

   - HCM luôn bám sát thực tiễn CM dân tộc và thế giới, lấy thực tiễn VN làm điểm xuất phát, coi trọng tổng kết thực tiễn.

   - HCM coi trọng kết hợp lý luận với thực tiễn, lời nói đi đôi với việc làm: “ thực tiễn khong có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng, dễ mắc bệnh chủ quan; lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”.

c. Quan điểm lịch sử - cụ thể

   - Đặt những quan điểm, luận điểm của HCM vào một hoàn cảnh lịch sử cụ thể nhất định.

   - Những quan điểm của HCM còn được tìm trong cuộc sống, trong những việc làm cụ thể diễn ra trong một không gian và thời gian nhất định.

  - TT HCM là sản phẩm của một thời kì lịch sử cụ thể nên cũng chịu sự chế ước của chính bản thân lịch sử đó. Do đó, TT HCM cần phải được bảo vệ và phát triển trong những điều kiện mới.

d. Quan điểm kế thừa và phát triển.

   - Kế thừa và phát triển TT HCM phải giữ đúng nguyên tắc, đúng mục đích, không bám giữ câu chữ, tránh giáo điều, rập khuôn, máy móc.

   - Vận dụng và phát triển TT HCM là vận dụng phương pháp của Người, TT HCM cần được bổ sung và phát triển trong sự nghiệp đổi mới.

e. Quan điểm toàn diện và hệ thống

Phải luôn quán triệt mối liên hệ qua lại của các yếu tố, các nội dung khác nhau trong hệ thống tư tưởng đó và phải lấy hạt nhân cốt lõi là tư tưởng độc lập, tự do, dân chủ và CNXH.

g. Kết hợp nghiên cứu các tác phẩm với thực tiễn chỉ đạo CM của HCM.

Nghiên cứu TT HCM không chỉ căn cứ vào các tác phẩm, bài viết, bài nói mà còn coi trọng hoạt động thực tiễn của Người, thực tiễn CM dưới sự tổ chức và lãnh đạo của Đảng do Người đứng đầu.

2. Các phương pháp cụ thể

  Giữa phương pháp nghiên cứu và nội dung nghiên cứu có mối liên hệ mật thiết và chi phối lẫn nhau, phương pháp phải trên cơ sở vận dụng của bản thân nội dung, nội dung nào phương pháp đấy.

  => Ngoài các nguyên tắc phương pháp luận chung, với một nội dung cụ thể cần phải vận dụng một phương pháp nghiên cứu cụ thể phù hợp

Trong đó, việc vận dụng phương pháp lịch sử (nghiên cứu sự vật và hiện tượng theo quy trình phát sinh, tồn tại, phát triển) và phương pháp logic (nghiên cứu một cách tổng quát nhằm tìm ra được cái bản chất vốn có cảu sự vật, hiện tượng và khái quát thành lý luận) là hết sức cần thiết.

Đề 17

Câu 1: Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

Cơ sở khách quan

a. Bối cảnh lịch sử hình thành TT HCM

- Bối cảnh lịch sử VN cuối thế kỉ XIX đầu TK XX

Trong nước, Thực dân Pháp xâm lược, con đường lãnh đạo bị khủng hoảng

Thế giới:

   + CN đế quốc trở thành kẻ thù chung của nhân dân tổ quốc

   + Phong trào CM thế giới phát triển, đỉnh cao là thắng lợi của CM T10 Nga năm 1917

  => Mở ra trước mắt họ thời đại CM chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc

b. Những tiền đề tư tưởng, lý luận

* Giá trị truyền thống dân tộc

   Tinh thần yêu nước, ưa chuộng hòa bình, tinh thần tương thân tương ái,… trong đó CN yêu nước truyền thống là tình cảm cao quý, thiêng liêng nhất, là cội nguồn của trí tuệ sáng tạo và lòng dũng cảm của con người VN, cũng là chuẩn mực đạo đức cơ bản của dân tộc. Truyền thống lạc quan yêu đời…

* Tinh hoa văn hóa nhân loại:

- Tinh hoa văn hóa phương Đông

       + Nho giáo: Cùng với sự hiểu biết uyên bác về Hán học, HCM biết chắt lọc lấy những cái gì tinh túy nhất trong các học thuyết triết học, hoặc trong tư tưởng của Lão Tử, Mặc Tử, Quản Tử…

Người tiếp thu những mặt tích cực của Nho giáo. Đó là các triết lí hoạt động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời, đó là ước vọng về một xã hội bình trị, hòa mục, hòa đồng, là triết lí nhân sinh; tu thân dưỡng tính; đề cao văn hóa lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học.

      + Về Phật giáo, HCM tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc các tư tưởng sâu sắc các tư tưởng vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân… là nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm việc thiện; là tinh thần bình đẳng, dân chủ, chống phân biệt đẳng cấp; là việc đề cao lao động, chống lười biếng “ nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực”; là chủ trương sống không xa lánh việc đời mà gắn bó với dân, với nước, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh của nhân dân chống kẻ thù dân tộc…

       + Tinh hoa văn hóa phương Tây

Người sớm làm quen với văn hóa Pháp, tìm hiểu các cuộc CM ở Pháp và ở Mỹ. Người tiếp tục đọc và tiếp thu các tư tưởng về tự do, bình đẳng qua các tác phẩm của các nhà khai sáng như Vonte, Rút xô, Mông tét x ki ơ. Người tiếp thu các giá trị của bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Đại CM Pháp, các giá trị về quyền sống quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của Tuyên ngôn độc lập ở Mỹ năm 1776.

= > Trên hành trình cứu nước, HCM đã tự biết làm giàu từ trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ cảu thời đại, Đông và Tây, vừa tiếp thu, vừa gạn lọc để từ tầm cao tri thức nhân loại mà suy nghĩ lựa chọn, kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát triển.

* CN Mác lê nin: là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của TT HCM

Câu 2:Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về việc xây dựng nhà nước có hiệu lực pháp lí mạnh mẽ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro