Đề 17

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Trong luận cương chính trị 10/1930 có nói thổ địa cách mạng là cái cốt của tư sản dân quyền cách mạng vậy nó có phù hợp với thực tiễn Việt Nam hay không ?

trả lời

trong khi đề ra chủ trương mới để lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh nhằm thực hiện các quyền dân chủ, dân sinh. BCHTW đảng đã đặt ván đề nhận thức lại mối quan hẹ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, phản đế và điền địa trong cách mạng đong dương.trong văn kiện chung quanh vấn đề chiến sách mới công bố tháng 10-1936, đảng đã nêu một quan điểm mới:"cuộc dân tộc giải phóng  không nhất định phải gắn kết chặt với cuộc cách mạng điền địa. nghĩa là không thể nói rằng muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển cách mạng điển địa, muốn giải quyết vấn đề điền địa thì cần phải đánh đổ đế quốc.lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng" vì rằng, tùy hoàn cảnh hiện thực bắt buộc, nếu nhiệm vụ chống đế quốc là cần kíp cho lúc hiện thời, còn vấn đề giải quyết điền địa tuy quan trọng nhưng chưa phải trực tiếp bắt buộc, thì có thể trước tạp trung đánh đổ đế quốc rồi sau mới giải quyết vấn đề điền địa

nhưng cũng có khi vấn đề điền địa và phản đế phải liên tiếp giải quyết, vấn đề này giúp cho vấn đề kia làm xong mục đích của cuộc vận động. nghĩa là, cuộc phản đế phát triên tới trình độ võ trang tranh đáu kịch liệt, đồng thời, vì muốn tăng thêm lực lượng tranh đấu chống đế quốc, cần phải phát triển cuộc cách mạng điền địa."nói tóm lại, nếu phát triển cuộc tranh đấu chia đất mà ngăn trở cuộc trnh đấu phản đế thì phải lực chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước. nghãi là chọn địch nhân chính, nguy hiểm nhất, đẻ tập trung lực lượng của một dân tộc mà đánh cho được toàn thắng"

đây là nhận thức mới của BCHTW, phù hợp với tinh thần trong cướng lĩnh chính trị đầu tiên của đảng và bước đầu khắc phục nhứng hạn chế của luận cương chính trị tháng 10-1930.

tháng 3-1939, đảng ra bản tuyên ngôn của đẩng cống sản đong dương đối với thời cuộc.tháng 7-1939, tổng bí thư Nguyễn Văn Cù cho xuất bản tác phẳm tự chỉ trích.tác phẩm đã phana tích những vấn đề cơ bản về xây dựng đảng, tổng kết kinh nghiệm cuộc vận động dân chủ của đảng

tuy nhiên do haonf cảnh lúc đó của đảng phải tập trung chỉ đạo đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủnhiệm vụ đánh đỏ đế quốc, giải phóng dân tộc chưa có thể đặt ra một cách trực tiếp cho nên quan điểm này chưa trở thành tư tưởng chỉ đạo cuộc đấu tranh của dân tộc.đến hội nghị lần thứ 8 của BCHTW đảng (5-1941) dước sự chủ trì của HCM quan ddiemr này mới được hoàn thiện và trở thành đường lối dẫn đến thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945

tóm lại trong những năm 1936-1939, chủ trương mới của đảng đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa mucjtieeu chiến luowcjvaf mục tiêu cụ thể trước mắt của cách mạng, các mối quan hệ liên minh công nông và mặt trận đoàn kết dân tộc rộng rãi, giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, giữa phong trào cách mạng đôg dương, phong trào cách mạng ở pháp và trên thế giới; đề ra các hình thức tổ chức và đấu tranh linh hoạt, thích hợp nhằm  hướng dẫn quần chúng đáu tranh giành quyền lợi hàng nh\gày, chuẩn bị cho cuộc đấu tranh cao hơn vì đọc lập tự do

các nghị quyết của BCHTW trong thời kỳ này đánh dấu bước trưởng thành cảu đảng về chính trị tư tưởng, thể hiện bản lĩnh và tinh thần độc lập tụ chủ sáng tạo của dảng, mở ra một cao trào mới trong cả nước

Câu 2:Mục tiêu và quan điểm của Đảng về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trả lời 

Hội nghị thứ 6 BCHTW khóa X đã đề ra mục tiêu, quan điểm, chủ trương và giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hương XHCN ở nước ta

· Mục tiêu cơ bản: hoàn thiện thêt chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta để thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, hội nhập kinh tế thành công, giữ vững định hướng XHCN, thực hiện thắng lợi mục tiêu” dân giàu nước mạnh , xã hội công bằng dân chủ văn minh” xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc

· Các quan điểm về hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN

-nhận thức đầy đủ và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, thong lệ quốc tế, phù hoepj với điều kiện phát triển của việt nam, đảm bảo định hướng KTTT XHCN của nền kinh tế

-bảo đảm tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế, gắn kết phải hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển  văn hóa và bảo vệ môi trường

-chủ động , tích cực giải quyết các vấn đề về lý luận và thực tiễn quan trọng, bức xúc, đồng thời phải có bước đivững chắc, vừa làm vừa tổng kết, rút kinh nghiệm.

· Kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển KTTT của nhân loại và kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn đổi mới cử nước ta; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời bảo đảm giữ vũng độc lập, chủ uyền quốc gia , giữ vững an ninh trật tự an toàn xã hội.

-nâng cao nawg lực lãnh đạo cảu đảng , hiêu lực và hiệu quả quản lý của nhà nước ,phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong quá trinh hoàn thiện thể chế KTTT định huognws XHCN

·        Một số chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN

1.     Thống nhất nhận thức về KTTT định hướng XHCN: KTTT định hướng XHCN là nền kinh tế trong đó các thiết chế, công cụ và các nguyên tắc vận hành của nề kinh tế thị trường được tự giác tạo lập và sử dụng để giải phóng triệt để sức sản xuất, từng bước cải thiện đời sống của nhân dân vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn mih; là một nền linh tế vừa tuân theo quy luật cảu nền kinh tế thị trường, vừa chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tế của CNXH và các yếu tố bảo đảm định hướng xã hội  chủ nghĩa

2. Hoàn thiệ thể chế về sở hữu và các thành phần kinh tế loại hình doanh nghiệp

3.Hoàn thiện thể chế về phân phối:bảo đảm tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách phát triển; bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, người lao động và doanh nghiệp, tạo động lực cho người lao động, doanh nghiệp và bảo đảm lợi ích quốc gia

4. Hoàn thiện thể chế bảo đảm đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộ các loại thị trường

5. Hoàn thiện thể chế gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển và bảo vệ môi trường

6.Hoàn thiện thể chế về vai trò lãnh đạo của đảng, quản lý của nhà nước và sự tham gia của các tổ chức quần chúng vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro