de 2 - bai viet so 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bất kỳ ai khi được câu hỏi " Nơi nào lạnh nhất ?" thì câu trả lời ắt hẳn là Bắc cực. Đó là câu trả lời đúng nhưng chỉ theo nghĩa đen theo câu nói của nhà văn Nga - Macxim - Goocki:" Nơi lạnh nhất trên thế gian này không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương". Theo ông, nơi không có tình thương chính là nơi băng giá và lạnh lẽo nhất trên thế gian này. Câu nói đó đã gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ và trăn trở với nó và khi suy ngẫm kỹ điều đó chúng ta mới thấy nó thâm thúy và mang tính nhân văn cao cả. Nó còn mang tính triết lý khi chỉ ra một sự thật đang hiện hữu trong đời sống của con người.

Thật vậy, đối với cuộc sống của mỗi con người trên thế gian này, điều cần thiết nhất là lòng yêu thương giữa người với người: gia đình, bạn bè, tình yêu nam nữ, yêu thương đồng loại, tình đồng bào, dân tộc .... Nếu như một người sống không có tình thương (không cho, không nhận) thì tâm hồn người đó chính là nơi lạnh lẽo nhất. Ở trong họ không có những cảm xúc yêu thương và được yêu thương, họ thu mình trong sự cô đơn, vô cảm với mọi người chung quanh, hờ hửng với những tình cảm của người khác dành cho ... . Trong cuộc sống, tình thương là chất keo gắn bó con người với con người, nơi cảm xúc yêu thương có thể lấn át đi những nhọc nhằn gian khó đời thường, giúp người ta vượt qua những phong ba bão táp của cuộc sống. Tình thương, vì lẻ đó, nó chính là thứ quý giá nhất trong cuộc đời mỗi con người, thiếu nó, họ sẽ mất đi niềm tin, hy vọng và chán nản. Sinh ra làm người trên thế gian này, ai cũng có những lúc vui lúc buồn, lúc tinh thần xuống dốc, lúc thăng hoa ... và cũng nhiều người đôi khi cảm thấy cùng cực, cô đơn, chán cuộc sống, mất niềm tin và họ cảm thấy không ai trên đời này còn quan tâm đến họ nữa để rồi từ đó họ đóng cửa lòng mình với thế giới xung quanh. Có người vượt qua được, có người gục ngã không gượng dậy. Như thế chúng ta nghĩ một chút, đều nhận ra chân lý trong câu nói của nhà văn Nga kia, không ai có thể phủ nhận điều đó.

Trong cuộc sống, khá dễ dàng để tìm được những hình ảnh khác của cái lạnh. Đó là sự ghẻ lạnh của cả xã hội đối với con người. Ta lấy một ví dụ điển hình. Một bệnh nhân bị nhiễm căn bệnh thế kỉ HIV, đã bị gia đình và cả xã hội khinh bỉ ghẻ lạnh. Bước ra đường, họ bị những cặp mắt kì thị, soi mói nhìn vào. Những tiếng xì xầm to nhỏ ! Các bạn nên hiểu rằng đôi lúc họ không tự làm nhưng hành động để gây bệnh. Tức là họ không tự chuốc lấy bệnh. Nhưng vì thiếu may mắn họ vẫn mắc phải theo ba con đường mà tất cả chúng ta đều biết. vậy thì chúng ta nghĩ mình nên thương, cảm thông cho họ hay ghẻ lạnh kì thị họ. Họ đã trải qua biết bao cú sốc tinh thần mà bệnh tật mang lại vậy mà ta lại đối xử khinh bạc với họ. Đó giống như là con dao đâm thêm vào trái tim đã rướm máu. Thật tàn nhẫn ! Đã thế theo một lẽ thường họ sẽ không sống vui vẻ được nữa, sẽ khép chặt bản thân mình và hơn thế nữa nhiều người sẽ tìm đến cái chết. Đó là hệ quả đau lòng nhất về sự cô lập của con người đối với con người.

Một dẫn chứng hùng hồn nhất đó là : "Đói rét và bệnh tật lúc này không có nghĩa lý gì hết, hắn không sợ mà hắn sợ nhất là cô độc" -Chí Phèo-Nam Cao.

Những cảm giác da thịt hay do tác động của môi trường bên ngoài con người ta đều chống chiu được còn cảm giác trong lòng thì nó hằn sâu và khó trị hơn rất nhiều. Băng bắc cực có thể chống lại bằng nhiệt độ cao, nhưng sự cô đơn, bơ vơ tột đỉnh khi không có một tình thương thì nó đã "phong hàn" cả một trái tim, một vũ trụ. Người sống trong cảnh gia đình lạnh nhạt, kẻ cô đơn, người bị nhiễm HIV đã là những cuộc đời đang thiếu rất nhiều tình thương. Trái tim của họ đang lạnh băng. Chúng ta hãy dành tình yêu hay chí ít là sự cảm thông nhiều nhất ở mức có thể để sưởi ấm, thắp sáng trái tim đang thoi thóp của họ.Và đó cũng chính là chính do vì sao tôi phải khẳng định rằng câu danh ngôn của Macxim-Goocki là hoàn toàn chính xác. Do vậy, mỗi con người chúng ta luôn rất cần yêu thương và được yêu thương. Cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã từng viết:"Sống trong đời sống cần có một tấm lòng" dù chỉ để gió cuốn đi..

Câu danh ngôn như một chân lý, không còn gì để bàn cãi. Nhưng tôi muốn đề cập xa hơn một chút về cách cảm nhận tình yêu thương từ thế giới chung quanh của mỗi một con người. Ai cũng có lúc vui lúc buồn, nhưng ở mỗi người mức độ lại khác nhau. Tại sao nhiều người trong thế giới hiện đại này lại mắc phải chứng bệnh mà người ta gọi là "vô cảm", do họ chăng? Không phải, vì không ai muốn mình phải buồn chán cả. Vậy do những người chung quanh đối xử không tốt với họ chăng? Điều này chỉ đúng một phần mà thôi. Tại sao cùng một hoàn cảnh giống nhau thì người này lại cảm thấy không phải là bi đát lắm, vẫn chịu được và họ tìm cách vượt qua để rồi có cuộc sống vui vẻ hơn, còn người khác thì ngập trong ưu tư sầu nảo và muốn tìm đến cái chết như một cứu cánh? Chúng ta đều biết rằng, nhận thức của một con người về sự việc hiện tượng đang diễn ra xung quanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khó có thể cắt nghĩa rõ rang được, nó có thể là: trình độ, lứa tuổi, môi trường sống, nếp sinh hoạt của gia đình ...Chung quy lại nó không tuân theo một nguyên tắc cụ thể nào, họ suy luận vấn đề theo cách rất chủ quan của mình. Do đó có sự cảm nhận rất khác nhau về những gì đến với họ. Và như đã nói, những người có tinh thần yếu đuối thường nghĩ đến cái chết, nhưng khi đối diện với cái chết và sự sống họ mới nhận ra rằng, cuộc sống này còn đáng sống lắm, lúc đó với họ, được nghe tiếng chim hót trong vườn, được ngắm những bông hoa mỗi sớm bình minh, được nghe một lời yêu thương từ ai đó cũng cho họ thấy được ý nghĩa của cuộc sống và khao khát lúc đó của họ là được sống. Chúng ta đều biết rằng, chỉ cần bạn cho đi tình thương thì bạn sẽ được nhận lại, từ người này hay người khác. Và từ đó họ có cách nhìn khác về những người xung quanh mình. Một câu hỏi được đặt ra, tại sao ở Việt Nam hiện nay, người mắc chứng vô cảm lại phần lớn là thiếu niên? Và các nhà chuyên môn về tâm lý đã chỉ ra rằng, do hạn chế của nhận thức vì còn trẻ nên ở lứa tuổi này các bạn có suy nghĩ lệch lạc về tình thương người khác dành cho mình. Các bạn trẻ hay nghĩ rằng: Nếu được yêu thương họ phải được chiều chuộng, quan tâm muốn gì được nấy và cộng với tính hiếu thắng của tuổi trẻ, họ hay so sánh với những bạn cùng trang lứa về mọi vấn đề, có những bạn tự nhiên buồn chán vì lý do không đâu vào đâu, như là chia tay người mình yêu; không có được cái điện thoại yêu thích; không có được chiếc xe mình mơ ước lâu nay ..v.v.. Hoặc là, bạn sống thiếu tình yêu thương của ông bà, cha mẹ ...hoặc là có người sống thiếu cha, thiếu mẹ vì mồ côi hay một lý do gì khác, hoặc một vài lý do đó gộp lại họ đã nghĩ ngay rằng họ là một người bất hạnh nhất trên thế gian này. Các bạn trẻ thường muốn rằng họ là trung tâm của vũ trụ này, họ xem cái tôi của mình rất lớn, chỉ cần phật ý họ ngay lập tức họ rơi vào trạng thái trầm cảm và đau khổ. Tôi không phủ nhận rằng: có rất nhiều người không biết thể hiện tình yêu thương của họ đối với một ai đó, làm cho người nhận hiểu sai vấn đề. Vì tôi đã từng nghe câu: Bạn hãy học cách yêu thương một người. Ý của tôi ở đây là, đa số những trường hợp các bạn trẻ tự làm khổ thân mình do suy nghĩ chưa đến nơi đến chốn dẫu rằng vẫn có sự hắc hủi hay không biết thể hiện tình yêu thương ở nhiều người. Và thêm nữa, bệnh "vô cảm" không những đến với những người không được yêu thương mà còn đến với những người không dám đón nhận sự yêu thương từ người khác, vì tâm lý nghi ngại, sợ sệt và thu mình trong vỏ ốc cô đơn. Bạn có thể thiếu tình thương của người này nhưng còn tình thương của người khác bù vào, không thể nào trong cuộc sống tất cả mọi người hắc hủi bạn. Theo tôi thì, chỉ cần bạn thật sự muốn thổ lộ tâm tình, sẽ có người chia sẻ cùng bạn, chỉ cần một ai đó dù quen hay lạ muốn sẻ chia (sẻ chia thật sự, không kể trường hợp lợi dụng) thì bạn hãy mở lòng ra đón nhận tình thương đó để làm hành trang bước tiếp trên đường đời. Với tôi, chỉ cần một người thật sự hiểu mình là quá đủ, có thể cả thế giới này ghẻ lạnh với bạn nhưng có một người chào đón bạn một cách chân thành, bạn đừng bỏ lở! Các bạn trẻ thời nay hay có tâm lý thu mình lại trong vỏ bọc, ít dám thổ lộ tâm tình cùng ai, đó là lý do làm cho căn bệnh vô cảm trở nên tram trọng. Dẫu sao thì các bạn hãy bỏ chút thời gian nhìn xa một chút, các bạn có giống những mảnh đời bất hạnh đang hiện diện trên cuộc đời này?

Đó là những em nhỏ mồ côi, tạt nguyền hay những con người không nơi nương tựa được sống trong những ngôi nhà xây cất lên bằng tình thương của những con người đồng cảm với những số phận bất hạnh đó. Các mảnh đời bất hạnh nương tựa vào nhau và lớn lên trong sự đùm bọc của cả những người không hề quen biết. Để rồi từ đó nuôi dưỡng những ước mơ hoài bão, các em vẫn khao khát được sống, sống vì bản thân mình, sống để còn tri ân những người tốt bụng. Những phụ nữ ngày đêm tần tảo buôn thúng bán bưng để nuôi nấng những sinh linh bé bỏng, những em nhỏ một buổi bán vé số một buổi đến trường để dệt ước mơ kỳ diệu, cả những kẻ lang thang ngủ đường ngủ chợ ... họ có chung một ước mơ cháy bỏng là phải sống! Sống để yêu thương và được yêu thương, bay giờ không được sau này sẽ được, luôn có niềm tin vào tương lai tươi đẹp hơn.

Tình thương là điều kỳ diệu, sưởi ấm biết bao trái tim cô đơn, lạnh lẽo. Tình thương đối với bao người là vô giá vậy mà nó chắng có giá trị trong mắt những kẻ thờ ơ, hờ hững. Có những việc người khác làm cho mình, dù nhỏ nhất bạn cũng phải biết trân trọng, và không có nghĩa bạn phải tri ân họ, điều họ muốn là bạn phải sống, phải có ý chí vươn lên trong cuộc sống, đó chính là sự tri ân lớn nhất mà bạn đã báo đáp ý nguyện của người đã mở vòng tay với bạn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro