de 2 ktdt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

C1 :Ptích các ytố chủ yếu ảnh hg tới chi tiêu đt.mối qhệ 3 yếu tố: tỉ suất LN, lsuất và quy mô vốn đt  C2: Tbầy ND mqh đt vào TS vô hình và hữu hình tronh DN  C3:Gthích độ trễ thời gian trong đt  Câu4: Gthích: đt xóa đói giảm nghèo cũng là ĐTPT.

CÂI 1: Phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới chi tiêu đt .mối quan hệ 3 yếu tố. Tỉ suất lợi nhuận, lãi suất và quy mô vốn đt. Trên cơ sở đó giả thích khaí quát nền kinh tế vn những năm gần đây .

Xét ở tầm vĩ mô, chi tiêu đầu tư là sự dịch chuyển vốn từ các khoản tiết kiệm của hộ gia đình và chính phủ sang khu vực kinh doanh nhằm làm tăng lượng sản phẩm đầu ra và góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Chi tiêu đầu tư bao gồm quyết định trì hoãn tiêu dùng, tìm kiếm và tích lũy vốn để tăng tiềm năng sản xuất cho nền kinh tế.

Trên góc độ vi mô, chi tiêu đầu tư là quá trình nhà đầu tư quyết định thời điểm thực hiện đầu tư và kết hợp các nguồn lực với tỷ lệ như thế nào để quá trình thực hiện đầu tư đạt được kết quả cao nhất.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư:

1. Lợi nhuận kì vọng

-  Lợi nhuận kỳ vọng là khoản lợi nhuận mà chủ đầu tư mong muốn, hi vọng  sẽ thu được trong tương lai khi đưa ra quyết định đầu tư. Theo lí thuyết của Keynes, lợi nhuận kì vọng là 1 trong 2 nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến quyết đầu tư của doanh nghiệp. Nếu lợi nhuận kì vọng lớn, nhà đầu tư sẵn sàng bỏ vốn để kinh doanh. Lợi nhuận cao sẽ kích thích nhu cầu đầu tư, ngược lại nếu lợi nhuận kì vọng thấp và nhỏ hơn tiền lãi thu được khi gửi tiền vào các ngân hàng thì các nhà đầu tư sẽ không bỏ tiền vào sản xuất kinh doanh mà thay vào đó, họ gửi tiền vào ngân hàng.

-  Mặt khác, theo ông thì hiệu quả biên của vốn đầu tư phụ thuộc vào tỷ suất đầu tư của số tiền đầu tư mới. Do đó vốn

đầu tư càng tăng thì hiệu quả biên của vốn giảm dần. Điều này có thể giải thích do các nguyên nhân sau:

Trước hết, khi tăng chi tiêu đầu tư, nhu cầu vốn đầu tư sẽ tăng. Cầu về vốn tăng dẫn đến sự gia tăng của lãi suất cho vay (giá của đồng vốn). Nếu các yếu tố khác không đổi thì khi đó, lợi nhuận giảm nên tỷ suất lợi nhuận biên giảm.

                Thứ hai, xuất phát từ phương diện cung sản phẩm cho thị trường. Khi gia tăng đầu tư và kết quả đầu tư đã đi vào hoạt động, phát huy kết quả trong thực tiễn thì cung sản phẩm sẽ tăng, nghĩa là có nhiều sản phẩm được cung ứng vào nền kinh tế. Cung tăng, giá sản phẩm sẽ giảm, chi phí sản xuất xem như ổn định, lúc đó tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư giảm.

                Thứ ba, xuất phát từ năng suất lao động. Khi gia tăng vốn đầu tư vào sản xuất thì sự gia tăng về kĩ thuật, công nghệ, trang thiết bị, cơ sở vật chất cho mỗi lao động cũng giảm dần, nghĩa là khi lượng vốn còn ít thì mỗi sự gia tăng của 1 đơn vị vốn sẽ làm cho năng suất lao động gia tăng nhiều hơn so với khi lượng vốn nhiều. Năng suất lao động biên giảm dần dẫn đến lợi nhuận biên của vốn cũng giảm dần.

                Thứ tư, khi quy mô vốn đầu tư tăng, hiệu quả biên của vốn giảm dần nên các nhà đầu tư chỉ tiếp tục đầu tư cho tới khi hiệu quả biên của vốn còn lớn hơn mức lãi suất vốn vay trên thị trường vốn. Khi hiệu quả biên của vốn thấp hơn lãi suất vốn vay, nghĩa là lợi nhuận tăng thêm thấp hơn chi phí tăng thêm thì các nhà đầu tư sẽ ngừng việc đưa thêm vốn vào mở rộng sản xuất. Điểm cân bằng là điểm hiệu quả biên của vốn bằng với lãi suất cho vay của ngân hàng.

-  Theo Keynes, tỉ suất lợi nhuận là đại lượng rất khó xác định. Nhưng chính điều đó lại thúc đẩy các nhà đầu tư

quyết định bỏ tiền đầu tư. Do lợi nhuận khó xác định, có thể rất cao nhưng cũng có thể rất thấp, thậm chí có thể âm nên kích thích các nhà đầu tư bỏ vốn với kì

vọng có thể thu được khoản lợi nhuận cao đó. Tuy nhiên, bên cạnh đó, họ cũng phải đối mặt với những rủi ro có thể xảy ra. Đó là tính 2 mặt của hoạt động đầu tư, chấp nhận rủi ro để thu được lợi nhuận kì vọng.

2. Lãi suất tiền vay

Vốn là một yếu tố quan trọng trong hoạt động đầu tư, do đó với tư cách là chi phí sử dụng vốn (hay giá của vốn) thì lãi suất ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu tài chính của dự án. Các nhà đầu tư thường vay tiền để đầu tư và lãi suất phản ánh giá của khoản tiền vay mượn đó. Nếu giá vay tiền (giá của vốn) cao hơn tỉ suất lợi nhuận bình quân thì nhà đầu tư sẽ cắt giảm quy mô đầu tư và ngược lại.

Đồ thị:

Lãi suất góp phần điều tiết các luồng vốn đi ra và đi vào của một nước. Nếu mức lãi suất trong nước thấp hơn mức lãi suất trên thị trường vốn quốc tế trong bối cảnh mở cửa thị trường vốn thì dòng vốn đầu tư sẽ chảy ra nước ngoài, đầu tư trong nước giảm. Ngược lại nếu lãi suất trong nước cao hơn thì sẽ có dòng vốn từ nước ngoài chảy vào làm tăng đầu tư trong nước.

Lãi suất gồm:  lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa:

Trong phân tích tài chính của một dự án đầu tư lãi suất được sử dụng là lãi suất thực tế. Lãi suất thực tế là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp và hộ gia đình.

Trên thực tế có trường hợp doanh nghiệp vẫn tăng qui mô vốn đầu tư khi lãi suất cho vay ở mức cao. Đó là những trường hợp mà doanh nghiệp nhận thấy được rằng mở rộng qui mô sản xuất sẽ thu được lợi nhuận cao hoặc những hoạt

động kinh doanh mạo hiểm với mức độ rủi ro cao hoặc những doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng ít vốn vay hơn nên tác động của lãi suất đến quyết định đầu tư là không lớn dẫn đến họ vẫn quyết định đầu tư. Và cũng có những trường hợp khi lãi suất cho vay thấp nhưng doanh nghiệp vẫn không tăng qui mô vốn đầu tư vì họ cho rằng mở rộng qui mô vốn đầu tư không làm tăng lợi nhuận cũng như việc tăng qui mô cũng làm tăng độ rủi ro lên.

Do đó việc lãi suất tăng cao hay giảm xuống luôn luôn gây bất lợi cho nền kinh tế cho nên việc điều hành chính sách của nhà nước cũng như ngân hang sao cho lãi suất giữ ở mức ổn định vừa kích thích đầu tư vừa kiềm chế được lạm phát, phát triển nền kinh tế.

3. Sản lượng quốc gia:

3.1.Khái niệm:

Sản lượng quốc gia hay tổng sản phẩm trong nước là giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trên lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định.

GDP= C+I+G+NX.

3.2. Giải thích tác động của sản lượng quốc gia đến chi tiêu đầu tư:

-    Lý thuyết số nhân:

Khi GDP tăng nhanh làm thu nhập của người dân tăng kích thích tiêu dùng đồng thời làm tăng tiết kiệm. Khi tiêu dùng tăng thì tổng cầu tăng, tiết kiệm tăng thì cung về vốn vay tăng làm giảm lãi suất, kích thích đầu tư.

Công thức của số nhân đầu tư:

m = DY/DI

số nhân đầu tư biểu diễn mối quan hệ giữa mức gia tăng sản lượng và gia

tăng đầu tư.

-Nguyên tắc gia tốc đầu tư

Tốc độ tăng sản lượng và tốc độ tăng vốn không giống nhau, theo lý thuyết này để sản xuất ra một lượng đầu ra cho trước cần có một lượng vốn đầu tư

nhất định. Tương quan giữa sản lượng và vốn đầu tư có thể được biều diễn theo công thức:    x= K/Y   suy ra:  K=x*Y.

Trong đó K: vốn đầu tư tại thời kỳ nghiên cứu.

Y: sản lượng tại thời kỳ nghiên cứu

x: hệ số gia tốc đầu tư.

Như vậy nếu x không đổi thì khi quy mô sản lượng sản xuất tăng dẫn đến nhu cầu về vốn đầu tư tăng và ngược lại. 

4. Chu kì kinh doanh

-Thế nào là chu kì kinh doanh? Đó là những dao động của nền kinh tế xung quanh xu thế tăng trưởng dài hạn, bao gồm cả những thời kì tăng trưởng nhanh xen kẽ với những thời kì suy thoái của nền kinh tế. Mỗi chu kì kinh doanh bao gồm 4 thời kì: suy thoái, khủng hoảng, phục hồi, hưng thịnh

- Ở mỗi thời kỳ khác nhau của chu kỳ kinh doanh sẽ phản ánh các mức chi tiêu đầu tư khác nhau.

Khi nền kinh tế đang đi lên thì đầu tư tăng, vì sao?

                Theo lý thuyết tính kinh tế của quy mô, trong những điều kiện nhất định thì việc gia tăng quy mô sản lượng sản xuất ra có thể giúp cho chủ đầu tư tiết kiệm chi phí sản xuất, gia tăng đầu tư.

                Mặt khác, khi chu kỳ kinh doanh ở vào thời kỳ đi lên, quy mô của nền kinh tế mở rộng, nhu cầu đầu tư của toàn bộ nền kinh tế cũng như của các doanh nghiệp tư nhân gia tăng. Ngược lại, khi chu kì kinh doanh ở vào thời kì đi xuống, qui mô nền kinh tế thu hẹp, nhu cầu đầu tư của nền kinh tế và các doanh nghiệp tư nhân thu hẹp lại.

Khi nền kinh tế đi xuống thì tổng đầu tư giảm, nhưng xét từng nhà đầu tư lại chưa chắc đã giảm?

                Thật vậy, không phải lúc nào sự tăng hay giảm chi tiêu của các doanh nghiệp cũng thuận chiều với xu hướng

lên xuống của chu kì kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế. Bởi vì mặc dù nền kinh tế suy thoái nhưng các doanh nghiệp vẫn đầu tư phát triển sản phẩm mới thay thế sản phẩm cũ khi sản phẩm cũ đã mất chỗ đứng trên thị trường hoặc đã kết thúc một chu kì sống, hoặc cũng có một số doanh nghiệp đầu tư vào các thị trường ngoài nước trong khi nền kinh tế của quốc gia đang trên đà đi xuống để kéo dài chu kì sống của sản phẩm.

                Mặt khác, khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định và đi lên,của cải tăng nên công chúng chỉ muốn giữ một số tiền nhất định đủ cho nhu cầu sử dụng,họ muốn đầu tư vào những tài sản thay thế có lợi tức dự kiến cao như đầu tư vao chứng khoán công ty bởi vì khi nền kinh tế ổn định thì thị trường chứng khoán trở nên ổn định hơn, rủi ro chứng khoán giảm và hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.

5. Đầu tư của Nhà nước

Trong tổng đầu tư xã hội bao gồm đầu tư của nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp.

Tổng đầu tư xã hội = Đầu tư nhà nước + Đầu tư tư nhân

Các dự án đầu tư từ nguồn vốn của nhà nước không nhằm mục đích thu lợi mà tác dụng trợ giúp, điều tiết, định hướng cho đầu tư của toàn xã hội.

Thông qua ngân sách, chính phủ có thể đầu tư phát triển mạng lưới

giao thông, viễn thông, cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp…điều này nhằm cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư vào các vùng, ngành theo quy hoạch của chính phủ, hướng nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.

Ở nước ta hiện nay các doanh nghiệp

nhà nước vấn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, nguồn vốn của họ chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tổng vốn vay từ các ngân hàng thương mại và từ nước ngoài. Vì vậy mỗi động thái trong hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp này đều có tác động ít nhiều đến các hành vi của các chủ đầu tư khác trong  nền kinh tế. Nói cách khác, đầu tư nhà nước dẫn đường cho đầu tư của tư nhân, của các doanh nghiệp đi sau.

           Đầu tư nhà nước chịu ảnh hưởng của các yếu tố như thâm hụt ngân sách, nợ nước ngoài, các quy hoạch kinh tế xã hội, tỷ lệ thất thoát, tham nhũng, tốc độ giải ngân vốn, các thủ tục khi sử dụng vốn nhà nước.

                 Do vậy, đầu tư nhà nước vừa là đòn bẩy kích thích đầu tư tăng cao góp phần làm cho tổng đầu tư xã hội tăng nếu hoạt động đầu tư nhà nước có hiệu quả. Trong trường hợp đầu tư nhà nước không đúng hướng,không phù hợp hoặc sử dụng vốn nhà nước không hiệu quả sẽ gây hiệu ứng ngược lại cho đầu tư tư nhân và khiến cho tổng đầu tư xã hội giảm sút, kéo nền kinh tế đi xuống.

6. Môi trường đầu tư

                Môi trường đầu tư là tổng hợp các yếu tố và điều kiện khách quan,chủ quan, bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp hay các nhà đầu tư có mối liên hệ tương tác lẫn nhau,có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư.

                Có thể nói môi trường đầu tư như một chất xúc tác ban đầu cho quyết định bỏ vốn của nhà đầu tư, sự cải thiện môi trường đầu tư có ảnh hưởng vô cùng quan trọng và tác động tích cực

đến nền kinh tế, làm tăng nguồn vốn đầu tư và tăng chi tiêu đầu tư toàn xã hội. Trong một thế giới mở cửa và hội nhập,việc cải thiện môi trường đầu tư hoặc hướng tới một môi trường kinh doanh lành mạnh, đủ sức cạnh tranh là

đích đến để phát triển kinh tế xã hội của bất kì quốc gia nào. Môi trường đầu tư được coi là nhân tố số một để khơi thông các dòng vốn từ mọi tầng lớp dân cư trong nước và nước ngoài. Môi trường thuận lợi thì các doanh nghiệp, doanh nhân mới toàn tâm, toàn ý tập trung trí tuệ, vốn và kĩ thuật để phát triển sản xuất kinh doanh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

                Cơ sở hạ tầng ở đây mang tính tiên phong, định hướng, xúc tác cho các hoạt động đầu tư, nó mở đường cho các hoạt động kinh tế xã hội phát triển. Vì vậy cần chú ý đến công tác đầu tư chuẩn bị hệ thống cơ sở hạ tầng để thu hút các nhà đầu tư, tạo cho họ sự tin cậy để bỏ vốn đầu tư.

                Một môi trường đầu tư ổn định cả về kinh tế, xã hội và chính trị sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư bỏ vốn để đầu tư phát triển. Trong đó, việc đưa ra các chính sách nhằm tăng lòng tin cho các nhà đầu tư cần được chính phủ quan tâm. Chính sách và hành vi của chính phủ có ảnh hưởng mạnh thông qua tác động của nó đến chi phí, rủi ro và các rào cản cạnh tranh.

7. Lợi nhuận thực tế:

Liên quan đến mối quan hệ giữa đầu tư và lợi nhuận thực tế ta có thể xem xét đến lí thuyết quỹ đầu tư nội bộ, thể hiện qua phương trình:

 I = f (lợi nhuận thực tế)

Do đó dự án nào đem lại lợi nhuận cao sẽ được lựa chọn. Vì lợi nhuận cao, thu nhập giữ lại cho đầu tư sẽ lớn và mức đầu tư sẽ cao hơn. Nguồn vốn có thể huy động cho đầu tư bao gồm: lợi nhuận giữ lại, tiền trích khấu hao, đi vay các loại trong đó bao gồm cả việc

phát hành trái phiếu và bán cổ phiếu. Lợi nhuận giữ lại và tiền trích khấu hao tài sản là nguồn vốn nội bộ của doanh nghiệp, còn đi vay và phát hành trái phiếu, bán cổ phiếu là nguồn vốn huy động từ bên ngoài. Vay mượn thì

phải trả nơ, trường hợp nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, doanh nghiệp có thể không trả được nợ và lâm vào phá sản. Do đó việc đi vay không phải là hấp dẫn, trừ khi có ưu đãi. Cũng tương tự, việc tăng vốn đầu tư bằng phát hành trái phiếu cũng không phải là biện pháp hấp dẫn, còn bán cổ phiếu để tài trợ cho đầu tư chỉ được các doanh nghiệp áp dụng khi hiệu quả của dựa án đầu tư là rõ ràng và thu nhập do dự án đem lại trong tương lai sẽ lớn hơn chi phí đã bỏ ra.

Chính vì vậy, theo lí thuyết quỹ đầu tư nội bộ thì doanh nghiệp thường chọn biện pháp tài trợ cho đầu tư từ các nguồn vốn nội bộ và chính sự gia tăng của lợi nhuận sẽ làm cho mức đầu tư của doanh nghiệp lớn hơn.

8. Các nhân tố vĩ mô khác:

Không trực tiếp can thiệp vào nền kinh tế, nhà nước điều tiết sản lượng của nền kinh tế gián tiếp thông qua 2 chính sách vĩ mô là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, từ thay tác động tới chi tiên đầu tư.

-          Chính sách tài khoá:

 Chính sách tài khóa thông qua hai công cụ là thuế và chi tiêu của chính phủ.

Chính sách thuế có tác động rất lớn đến chi đầu tư. Đối với những lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư, nhà nước có thể giảm mức thuế đầu tư để thu hút các nhà đầu tư. Mặt khác đối với những lĩnh vực cần hạn chế, nhà nước sẽ đưa ra chính sách thuế khắt khe hơn. Tùy thuộc điều kiện cụ thể mà nhà nước sẽ đưa ra chính sách tài khóa thắt chặt hoặc mở rộng. Chính sách thuế thay đổi cũng tác động đến lợi nhuận kì vọng, từ đó ảnh hưởng đến chi đầu tư.

-          Chính sách tiền tệ:

Nhằm điều tiết cung tiền tệ thông qua các chính sách như: chính sách lãi suất, chính sách tỉ giá, nghiệp vụ thị

trường mở...Cũng như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ có chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tiền tệ thắt chặt. Khi cần giảm lượng tiền cung ứng, ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, ngược lại, khi cần tăng lượng tiền cung ứng, ngân hàng nhà nước thực hiện các chính sách tiền tệ mở rộng.

v      Mối quan hệ giữa lãi suất, tỷ suất lợi nhuận và quy mô vốn đầu tư:

a)       Quan hệ giữa lãi suất và quy mô vốn đầu tư:

Chủ đầu tư sẽ quyết định đầu tư khi  hệ số hoàn vốn nội bộ IRR của dự án lớn hơn lãi suất thực tế, vì vậy lãi suất càng cao càng có ít dự án đầu tư hơn, nhu cầu đầu tư giảm.

Tuy nhiên nếu lãi suất càng thấp thì sẽ có nhiều dự án IRR thấp được triền khai tức là những dự án ít hiệu quả, độ rủi ro cao. Ngoài ra nếu lãi suất trong nước thấp hơn lãi suất thế giới thì có thể dòng vốn trong nước sẽ chảy ra nước ngoài làm cho đầu tư trong nước giảm.

Mặt khác theo công thức: I=a-b×r

Trong đó: a: đầu tư tự định , b: độ nhạy của đầu tư r: lãi suất.

Đầu tư và lãi suất tỷ lệ nghịch với nhau. Lãi suất càng tăng thì chi phí vốn vay của doanh nghiệp tăng dẫn đến lợi nhuận thực của doanh nghiệp giảm. Theo lý thuyết quỹ nội bộ của đầu tư thì đầu tư tỷ lệ thuận với lợi nhuận thực của doanh nghiệp. do đó khi lợi nhuận thực giảm thì đầu tư giảm.

-Khi quy mô vốn thay đổi:

Nếu quy mô vốn tăng đủ lớn để tác động làm đường cầu vốn vay dịch chuyển sang phải, trong khi cung vốn vay không đổi thì lãi suất tăng. Trong trường hợp quy mô sản xuất lớn,  hiệu quả trong sản xuất cao dẫn đến lợi nhuận tăng lên, khi đó phần tích lũy cho tái đầu tư tăng lên, giảm áp lực

vay vốn với các ngân hàng, lãi suất sẽ được điều chỉnh giảm xuống.

Khi quy mô vốn giảm, cầu vốn giảm làm cho lãi suất cũng giảm xuống.

Vậy lãi suất và quy mô vốn đầu tư tác động đến nhau thông qua quan hệ cung cầu về vốn vay. Lãi suất tăng tác động làm giảm quy mô vốn, lãi suất giảm thì quy mô vốn đầu tư lại tăng lên.

b, Mối quan hệ giữa quy mô vốn và tỷ suất lợi nhuận.

Như đã nêu ở phần lợi nhuận kỳ vọng thì tỷ suất lợi nhuận tăng sẽ làm tăng quy mô vốn đầu tư. Tỷ suất lợi nhuận giảm làm quy mô đầu tư không tăng nữa hoặc có thể bị thu hẹp.

Theo chiều ngược lại, tác động của quy mô vốn đầu tư đến tỷ suất lợi nhuận là khi quy mô vốn đầu tư tăng lên thì tỷ suất lợi nhuận cũng giảm dần

c, Mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ suất lợi nhuận:

-Tỷ suất ảnh hưởng đến lãi suất:

Tỷ suất lợi nhuận giảm làm cho quy mô vốn đầu tư giảm kéo theo nhu cầu về vốn vay giảm trong khi cung cầu về quỹ cho vay không thay đổi. Từ đó lãi suất giảm để kích thích đầu tư tăng để làm cân bằng cung cầu quỹ cho vay.

Tỷ suất lợi nhuận tăng làm quy mô vốn đầu tư tăng làm cầu về quỹ cho vay tăng trong khi cung cầu của quỹ cho vay không tăng kịp vì vậy để tăng cung quỹ cho vay đáp ứng sự tăng lên của cầu về vốn vay thì lãi suất phải tăng.

-Lãi suất ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận:

Tỷ suất lợi nhuận là nói đến lợi nhuận ròng sau khi đã khấu trừ chi phí trong đó chi phí thanh toán lãi suất cho ngân hàng cũng chiếm một phần không nhỏ. Do đó khi lãi suất tăng thì lợi nhuận giảm dẫn đến tỷ suất lợi nhuận giảm.

v      Khái quát nền kinh tế Việt Nam gần đây

Để khắc phục khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, Chính Phủ đã thự hiện gói kích cầu 8 tỉ $ cũng các hỗ trợ lãi suất 4% cho các doanh nghiệp để phục hồi sản xuất. Điều đó dẫn tới lạm phát, lạm phát năm 2010 lên 11%, và lạm phát 4 tháng đầu năm 2011 đã lên đến 9,64%, đây là mức báo động, Chính Phủ ta đã thự hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát. Hiện nay lãi suất cho vay tại các ngân hàng lên đến 22%, lãi suất tiền gửi là 14%. Đây là mức lãi suất quá cao, các doanh nghiệp thiếu vốn rất khó tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng, chủ yếu là nguồn tự có doanh nghiệp. Lãi suất cao, các chủ thể có xu hướng gửi tiền vào các ngân hàng để nhận được lãi suất cao, các doanh nghiệp khó vay vốn làm nguồn vốn đầu tư giảm, thêm vào đó Chính Phủ cũng cắt giảm đầu tư công triệt để làm tổng nguồn vốn đầu tư giảm đáng kể so với các năm trước. Lãi suất tăng làm lợi nhuận giảm dẫn đến tỷ suất lợi nhuận giảm.

CÂU2:   Trình bầy  nội dung mqh đt vào TS vô hình và hữu hình tronh doanh nghiệp .

v                                                                  TSHH là những tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, xí nghiệp được doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và mang hình thái vật chất cụ thể, có thể nhìn thấy bàng mắt thường. Ví dụ như: nhà xưởng, máy móc, dụng cụ, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, hay những tài sản trong xây dựng và phát triển, có khả năng mang lại lợi nhuận cho chủ sở hữu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua sản phẩm được sản xuất

v                                                                  Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh.

v                                                                  Đầu tư vào tài sản hữu hình chính là hoạt động đầu tư vào phần giá trị hữu hình của nhà máy, xí nghiệp nhằm mục đích nâng cao năng suất sản xuất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí.

Ø       Nội dung đầu tư vào tài sản hữu hình

§         Đầu tư xây dựng cơ bản

-          Xây dựng cơ sở hạ tầng:

-          Hoạt động mua sắm thiết bị 

-          Lắp đặt máy móc thiết bị

-          Sửa chữa và nâng cấp

§                                                                                                 đđầu tư vào hàng tồn trữ

-          Đầu tư vào nguyên nhiên vật liệu

-          Đầu tư vào bán thành phẩm

- Đầu tư vào sp hoàn thành

Đầu tư vào tài sản vô hình: Đầu tư vào

tài sản vô hình là việc sử dụng những nguồn lực có ở hiện tại như tiền, sức lao động, trí tuệ... để tiến hành các hoạt động nhằm phát triển và tăng giá trị các tài sản vô hình trong tương lai.

Ø       Các hình thức đầu tư vào tài sản vô hình

-                                              Đầu tư vào nguồn nhân lực:

-          Đầu tư nghiên cứu và phát minh sáng chế, ứng dụng khoa học công nghệ:

-                                              Đầu tư cho hoạt động Marketing, quảng cáo phát triển nhãn hiệu, thương hiệu

-                                              Đầu tư cho các tài sản vô hình khác:

v                                                                  Mối quan hệ của đầu tư vào tài sản hữu hình và vô hình trong doanh nghiệp

1. Đầu tư vào tài sản hữu hình và vô hình có mối quan hệ khăng khít và tác động qua lại đến nhau:

1.1. Tác động của đầu tư vào tài sản hữu hình đến đầu tư vào tài sản vô hình.

a. Đầu tư vào tài sản hữu hình là cơ sở, nền tảng cho đầu tư vào tài sản vô hình:

               Bất cứ nhà đầu tư nào khi mở một doanh nghiệp thì việc đầu tiên mà họ phải làm là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đất đai, nhà xưởng, máy móc và trang thiết bị. Nếu coi doanh nghiệp như là một cơ thể con người thì những cơ sở hạ tầng này là phần xương sống, phần cốt lõi và chính xác hơn đó là phần “xác” của doanh nghiệp đó, nó chính là điều kiện đầu tiên và là nòng cốt để doanh nghiệp tồn tài và hoạt động.

  Vì vậy đầu tư cho cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị là điều mà doanh nghiệp phải chú trọng và quan tâm đến đầu tiên. Sau khi đầu tư cho cơ sở vật chất hay nói cách khác là những tài sản hữu hình này một cách hoàn chỉnh thì doanh nghiệp mới có thể nghĩ đến chuyện đầu tư cho những tài sản khác như chất lượng lao động, cải tiến kĩ thuật… và những tài sản này chính là những tài sản vô hình. Chính vì thế đầu tư cho tài sản hữu hình là cơ sở, là nền tảng cho đầu tư vào tài sản vô hình.

b. Đầu tư vào tài sản hữu hình sẽ thúc đẩy tài sản vô hình phát triển và làm tăng giá trị của tài sản vô hình:

Có thể nói, khi một doanh nghiệp tập trung cho đầu tư, xây dựng vào những tài sản hữu hình như đất đai, nhà xưởng, máy móc và các trang thiết bị hữu hình khác thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới có thể diễn ra được tốt. Nếu doanh nghiệp dùng nhiều nguồn lực đầu tư tạo ra một sản phẩm có chất lượng tốt thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng mua sản phẩm của mình. Khi doanh nghiệp có một lượng khách hàng đủ lớn tức là người tiêu dùng đã ưa thích và tin tưởng vào sản phẩm của công ty thì có nghĩa thị phần cho sản phẩm của công ty đã bước đầu được mở rộng. Nhưng để có một thị trường rộng lớn hơn và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế khác thì bắt buộc doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng của mình. Chất lượng sản phẩm chỉ được nâng cao một khi doanh nghiệp đó phải nâng cao, cải tiến khoa học kĩ thuật, trình độ tay nghề của công nhân viên. Tất cả nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như nâng cao năng suất lao động để giảm được chi phí giá thành

cho sản phẩm. Và một khi chất lượng sản phẩm tăng đồng thời giá bán sản phẩm giảm thì không có lí do gì mà người tiêu dùng không ưa chuộng, lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chiếm được niềm tin, sự yêu thích, trung thành của người tiêu dùng thì có nghĩa sản phẩm của doanh nghiệp đã có chỗ đứng trên thị trường. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đã được nhiều người biết đến và uy tín cũng như thương hiệu – một giá trị tài sản vô hình vô cùng quan trọng và quí giá của doanh nghiệp cũng đã được tăng lên.

        Ngược lại, nếu như việc đầu tư cho tài sản hữu hình không được quan tâm một cách thích đáng. Cũng như việc doanh nghiệp không đầu tư mua sắm, nâng cấp máy móc trang thiết bị cho hiện đại hơn thì doanh nghiệp sẽ không thể sản xuất ra nhưng sản phẩm có chất lượng tốt. Do đó sức cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp cũng sẽ không cao và vì thế mà chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường này cũng sẽ bị giảm sút. Và vô hình chung giá trị vô hình của doanh nghiệp như thương hiệu, nhãn hàng cũng giảm đi đáng kể.

1.2. Tác động của đầu tư vào tài sản vô hình đến đầu tư vào tài sản hữu hình.

a. Đầu tư vào tài sản vô hình sẽ tạo động lực thúc đẩy cho đầu tư vào tài sản hữu hình.

     Nếu như doanh nghiệp tập trung nhiều nguồn lực cho đầu tư vào những tài sản vô hình như phát triển nâng cao thương hiệu, nhãn hiệu cho doanh nghiệp cũng như cho sản phẩm của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường hoạt động phát minh sáng chế thì việc đầu tư hơn nữa cho tại sản hữu hình là điều đương nhiên. Khi doanh nghiệp tập trung nguồn vốn khá lớn để đẩy mạnh cho

các hoạt động marteting, quảng cáo, chăm sóc khách hàng thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được ưa chuộng và được tiêu thụ nhiều, sản phẩm doanh nghiệp bán chạy, thương hiệu của doanh nghiệp được nâng lên. Khi nhu cầu tiêu thụ của khách hàng ngày càng tăng do khách hàng có niềm tin vào những sản phẩm của doanh nghiệp sẽ thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư hơn nữa vào tài sản hữu hình như xây dựng mở rộng nhà xưởng, máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ nhằm mở rộng sản xuất.

          Thực tiễn cũng đã chỉ ra rằng chỉ khi nào các doanh nghiệp coi trọng đầu tư vào khoa học và công nghệ, đổi mới và cập nhật với thế giới thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ tăng lên và do đó doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển được. Đầu tư vào công nghệ sẽ làm cho máy móc thiết bị luôn được cải tạo, nâng cấp và ngày một hiện đại hơn. Điều đó cũng có nghĩa là tài sản hữu hình của doanh nghiệp đã được phát triển hơn về mặt chất, tạo ra năng suất lao động cao hơn, giảm giá thành sản phẩm, tăng chất lượng sản phẩm từ đó tăng sức cạnh tranh trên thị trưòng, giúp cho các doanh nghiệp ngày một tăng trưởng và phát triển. Từ đó cũng sẽ làm tăng thêm nguồn vốn đầu tư vào tài sản hữu hình cả về mặt chất lẫn mặt lượng.

         Chính những phân tích trên đây đã cho thấy sự thúc đẩy mạnh mẽ của việc đầu tư vào tài sản vô hình với tài sản hữu hình từ cả ba nhân tố thương hiệu, chất lượng nguồn nhân lực, khoa học công nghệ. Vì vậy việc đầu tư vào tài sản hữu hình và vô hình không thẻ tách rời nhau mà có quan hệ chặt chẽ với nhau.

   b. Đầu tư vào tài sản vô hình làm tăng hiệu quả khi đầu tư vào tài sản hữu hình:

  Cũng chính vì sự không thể tách biệt giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và vô hình nên việc đầu tư vào tài sản hữu hình chỉ có hiệu quả khi có sự đầu tư song song tài sản vô hình. Khi doanh nghiệp mua sắm trang thiết bị với công nghệ hiện đại, tiên tiến nhưng nếu như công nhân không biết cach vận hành máy móc thiết bị đó thì việc mua sắm ấy coi như lãng phí và không hiệu quả. Vì vậy đòi hỏi bên cạnh việc đầu tư phát triển tài sản hữu hình thì doanh nghiệp phải đầu tư đào tạo chất lượng công nhân sao cho công nhân có khả năng vận hành tốt máy móc, làm chủ máy móc và có thể cùng với máy móc hiện đại tạo ra năng suất lao động cao hơn từ đó hiệu quả đầu tư mới có thể đạt được. Nhưng khi doanh nghiệp tạo ra được sản phẩm với chất lượng tốt mà doanh nghiệp không đầu tư cho hoạt động marketing bán hàng với hệ thống kênh phân phối đủ lớn thì dù sản phẩm của doanh nghiệp tốt đến mấy cũng khó có thể bán chạy được. Đầu tư vào tài sản vô hình như tăng nguồn lực cho hoạt động quảng cáo, marketing sẽ làm cho việc đầu tư vào máy móc thiết bị nhằm tăng chất lượng sản phẩm tăng lợi thế cạnh tranh đạt được hiệu quả như mong muốn. Vì thế doanh nghiệp phải đầu tư song song giữa tài sản hữu hình như máy móc thiệt bị với việc đầu tư cho tài sản vô hình như thương hiệu sản phẩm, chất lượng nguồn nhân lực và khoa học công nghệ.

2. Đầu tư vào tài sản hữu hình và vô hình có thể gây hiệu quả không tốt đến nhau.

          2.1. Nguồn vốn cho đầu tư vào tài sản hữu hình tăng sẽ làm giảm nguồn vốn cho đầu tư vào tài sản vô hình và ngược lại.

        Cũng như nhiều vấn đề về đầu tư kinh doanh khác, doanh

nghiệp luôn phải đối mặt với chi phí cơ hội, đứng trước nhiều sự lựa chọn với những nguồn lực là khan hiếm. Trong đầu tư vào tài sản hữu hình và vô hình cũng vậy, khi nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp có hạn thì doanh nghiệp sử dùng nhiều vốn hơn để đầu tư cho loại tài sản này thì cùng nghĩa với việc đầu tư cho tài sản khác đã bị giảm đi. Vì vậy nguồn vốn đầu tư cho tài sản hữu hình có thể bị giảm đi nếu như ta tăng nguồn vốn đầu tư cho tài sản vô hình và ngược lại. Do đó doanh nghiệp phải có sự cân bằng hợp lý giữa các khoản mục đầu tư sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.

2.2.2. Đầu tư cho tài sản hữu hình và vô hình sẽ có tác động không tốt đến nhau nếu đầu tư không đồng bộ và không đúng hướng.

        Ở trên chúng ta đã phân tích mối quan hệ mật thiết, gắn bó tác động qua lại lẫn nhau của việc đầu tư vào tài sản hữu hình và vô hình, nhưng trên thực tế việc đầu tư vào hai loại tài sản này có thể tác động không tốt đến nhau nếu như không có sự đầu tư phù hợp và đúng hướng. Chẳng hạn doanh nghiệp đầu tư mua một dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến ở nước ngoài nhưng doanh nghiệp lại không đầu tư thích đáng cho chất lượng nguồn nhân lực như không cử người đi học cách sử dụng dây chuyền công nghệ đó thì việc đầu tư sẽ không hiệu quả. Vậy việc doanh nghiệp chỉ chú trọng đầu tư vào các loại tài sản vật chất mà quên đi việc đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên sao cho phù hợp với trình độ của công nghệ sẽ làm cho năng suất lao động giảm, sản phẩm kém, kìm hãm hiệu quả của vốn đầu tư. Chỉ chú trọng đến chất lượng sản phẩm mà coi nhẹ đầu tư vào quảng bá sản phẩm, quảng bá thương hiệu thì

sản phẩm đó cũng không được mọi người biết đến một cách nhanh chóng. Như vậy, rõ ràng là việc đầu tư vào tài sản hữu hình nhưng lại không đầu tư vào tài sản vô hình một cách đồng bộ với nó đã vô tình làm ảnh hưởng đến tài sản hữu hình đã đầu tư.

Ngược lại, nếu doanh nghiệp quá chú trọng đến đầu tư vào tài sản vô hình mà không quan tâm đến việc đầu tư cho tài sản hữu hình thì cũng gây ảnh hưởng không tốt cho bản thân doanh nghiệp: Chú trọng đến đầu tư vào con người nhằm nâng cao trình độ của công nhân viên trong khi trang thiết bị thì ngày một lạc hậu sẽ càng làm kìm hãm sự sáng tạo, hăng say lao động của công nhân viên. Chú trọng đầu tư vào nâng cao thương hiệu, trong khi đó chất lượng sản phẩm còn kém thì thương hiệu cũng không thể tồn tại và phát triển được.

        Như vậy, sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp cần có sự tồn tại và phát triển đồng thời của tài sản hữu hình và vô hình.

CÂU3:Giải thích đặc điểm độ trễ thời gian trong đt , hãy chỉ ra những thích ứng cần thiết trong hoạt động ĐTPT

Độ trễ thời gian nói chung là khả năng xảy ra chậm trễ trong quá trình thực hiện công việc nào đó trong một chuỗi công việc mà qua đó có thể ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện hoặc hiệu quả của các bước hoặc các công việc khác có liên quan.

v       “độ trễ thời gian” trong đầu tư phát triển

Hoạt động đầu tư phát triển là một quá trình, diễn ra trong suốt thời kì dài và tồn tại vấn đề “độ trễ thời gian”. Độ trễ thời gian trong đầu tư  là sự không trùng hợp giữa thời gian đầu tư và thời gian vận hành các kết quả đầu tư. Đầu tư hiện tại nhưng kết quả đầu tư thường thu được trong tương lai. Đặc điểm này của hoạt động đầu tư cần phải được quản triệt khi đánh giá kết quả, chi phí và hiệu quả hoạt động đàu tư phát triển.

v      Những thích ứng cần thiết trong hoạt động đầu tư phát triển:

Do bản chất và đặc điểm cảu hoạt động đầu tư  phát triển: thời kỳ đầu tư kéo dài, thời gian vạn hành kết quả dầu tư cũng kéo dài do đó không phải bất cứ sự gia tăng đầu tư nào cúng đem lại kết quả nagy trong ngắn hạn, nhất là đối với các dự án thực hiện trong nhiều năm. Đây là đặc điểm riêng có của hoạt động đầu tư phát triển có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý hoạt động đầu tư. Và rất khó khăn cho các nhà hoạch điịnh để đưa ra những chính sách thích ứng vơi đăc điểm này nhằm khắc phục những tác động tiêu cực của nó đến hoạt động đầu tư.

Có thể thấy tác động của độ trễ thời gian trong đầu tư ngay ở việc xác định hiệu quả cảu hoạt động đầu tư thông quả hệ số ICOR. Đây là hệ số cho ta biết muốn có một đơn vị tăng trưởng thì cần bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư. Như vậy theo hệ số ICOR thì mói quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng là thuận chiều. tuy nhiên, có nhữn trườn hợp dàu tư chưa đem lại hiệu quả ngay như đầu tư vào các dự án trung, dài hạn hay các dự án cơ sỏ hạn tầng. Vì thế hẹ số này

sẽ không phản ánh 1 cách chính xác hiệu quả cảu đồng vốn bỏ ra ngay tại thời điểm bỏ vốn, mà một trong các nguyên nhân chính là do yếu tố độ trễ thời gian.

Như vậy để đánh giá đúng kết quả và hiệu quả cảu hoạt động ĐTPT thì yêu cầu phải quan tâm đúng mức đến vấn đề độ trễ thời gian như việc áp dụng phương thức quản booijm đảm bảo kết hợp hài hòa giữa các loại lợi ích, phát huy vai trò chủ động sang tạo cảu chủ đầu tư, cần cso sự thống nhất hợp lý với cac chỉ số kinh tế, kỹ  thuật của dựa sn đầu tư. Quán triệt đặc điểm này cần nâng cao hiệu qảu công tác đánh giá kết quả, chi phí, hiệu qảu cảu hoạt động đầu tư phát triển. Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển cần được xem xét cả trên phương diện chủ đầu tư và toàn xã hội.

Câu4: Giải thích luận điểm đt xóa đói giảm nghèo cũng là ĐTPT.

ĐTPT là việc chi dùng vốn ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra tài sản vật chất và tài sản trí tuệ, gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.

Chính vì vậy mà trên thực tế có những khoản đầu tư tuy không trực tiếp tạo ra TSCĐ và TSLĐ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như đầu tư xóa đói giảm nghèo nhưng là tiền đề rất quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống và vì mục tiêu phát triển do đó cũng được xem là hoạt động ĐTPT.

Mục đích mà hoạt động ĐTPT hướng tới chính là vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích quốc gia cộng đồng và nhà đầu tư. Để đạt được mục đích đó cần chú trọng vào hoạt động đầu tư xóa đói giảm nghèo.

Nghèo đói là một trong những vấn đề nan giải mà mọi quốc gia trên thế giới đặc biệt là những quốc gia đang phát

triển, trong đó có Việt Nam đều phải quan tâm và tìm cách giải quyết. Việc tấn công vào nghèo đói là một nhiệm vụ không kém phần quan trọng trong chiến

lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Đồng thời việc xoá đói giảm nghèo đòi hỏi cũng phải có những chính sách thích hợp. Một trong những chính sách giải quyết có hiệu quả nhất vấn đề xoá đói giảm nghèo đó là chính sách đầu tư xoá đói giảm nghèo. Đầu tư xoá đói giảm nghèo là việc chi dùng vốn đầu tư để đầu tư phát triển các ngành kinh tế, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và kết cấu hạ tầng xã hội, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nghèo để giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo đói.Vì thế, đầu tư xóa đói giảm nghèo là đầu tư phát triển.

Sự nhìn nhận cảu ĐT XĐGN còn được nhìn nhân về tính hiệu quả mà nó mang lại cho nền kinh tế: Các dự án XĐGN có hiệu quả trong xã hội là động lực lớn ổn định kinh tế-xã hội các vùng miền khó khăn, từ đó tạo ra sự bền vững trong tăng trưởng khi thành quả của tăng trưởng đến được vói mọi người dân. Như vậy nó sẽ tạo động lực cho các địa phương thoát nghòe, tiến xa hơn là tại các địa phương này sẽ tiếp tục thu hút được các dự án đầu tư, đó sẽ là nhân tố đáng kể đóng góp vào tăng trưởng GDP trong chiến lược dài hạn của 1 quốc gia.

Như vậy, luận điểm ĐT XĐGN cũng là ĐTPT là 1 luận điểm đúng, cần được xem xét kỹ lưỡng và ý thức tầm quan trọng khi hoạch định chính sách quốc gia.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#ktdt