De 2 Li thuyet thiet ke

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đề 2

Câu 1:trọng lượng thân tàu Po1

Trọng lượng thân tàu bao gồm:

0101 – nhóm trọng lượng vỏ thép;

0102- nhóm các trọng lượng kết cấu gia cường và bệ máy;

0103- nhóm các trọng lượng thuộc các chi tiết riêng;

0104- nhóm các trọng lượng thuộc phần kết cấu phi kim loại ;

0105- nhóm các trọng lượng sơn, bọc lót;

0106- nhóm các trọng lượng cách nhiệt và bảo vệ;

0107- nhóm  trọng lượng không khí đọng lại trong thân tàu thấp hơn đường nước

tính toán mà áp lực của chúng không cân bằng được với áp lực khí quyển;      

0108- nhóm các trọng lượng  trang thiết bị phòng ở.

Để xác định trọng lượng thân tàu đối với tàu thiết kế ta có thể sử dụng hàng loạt các công thức được biểu diễn đưới dạng hàm số cuả lượng chiếm nước, các thông số kích thước chính, hệ số béo chung.

Nhóm công thức đơn giản nhất được viết dưới dạng sau:

                         Pv = P01 = pvD = p01D;                                              

Trọng lượng thân tàu còn có thể được xác định bằng nhóm công thức khác .

                                 P01 =Pv = q01LBH;                                               

So sánh các công thức này với các công thức ,ta sẽ nhận được nhóm các công thức sau:

Câu 3:xác định kích thước chính của ụ vận tải

Chiều dài của ụ vận tải phụ thuộc vào các yếu tố sau:

+ Chiều dài Lc của tàu mà ụ chuyên chở

+ Giới hạn cho phép của chiều dài ụ L trên tuyến hoạt động.

Chẳng hạn khi ụ đi qua kênh và hồ chứa nước chiều dài của ụ không được lớn hơn 95% chiều dài âu tàu.

khe hở giữa tàu với thân ụ được lựa chọn tối thiểu được phép theo điều kiện đưa tàu ra vào ụ an toàn ( trong giới hạn 0,35 – 0,5 m ). Từ đó: Bđ = BC + ( 0,7 – 1,0 ) + 2Bb     m

Trong đó Bb – là chiều rộng tháp ụ. Chiều rộng của tháp ụ được xác định bằng tính toán ổn định như khi thiết kế ụ sửa chữa, áp lực tính toán của gió nhận không thấp hơn 40 – 50 kg/m2.

Chiều cao tháp hoặc mạn ( ụ không tháp) của ụ vận tải có chú ý đến đảm bảo chiều cao mạn khô được tính theo công thức:  Hb = TC + hh.b + hL + DT      or   H = TC + hh.b + hCT + DT      

 Hb – chiều cao tháp của ụ vận tải

H – chiều cao mạn của ụ vận tải không tháp

hhb – chiều cao mạn khô của ụ ở trạng thái có tàu

Câu 4. Hệ thống làm hàng của tàu dầu.

Khi nhận hàng: dầu được bơm từ bờ (thường dùng các bơm trên bờ) qua các ống mềm xuống tàu (các ống mềm đươc chở trên tàu) qua trạm điều khiển vào các ống sau đó đỏ vào khoang hàng. Dầu có thể chảy trực tiếp vào các khoang hoặc qua khoang bơm (không qua các bơm ) xuống các ống đặt dưới đáy và vào khoang.

1. Hệ thống ống dưới đáy :  gồm các ống chính đặt dọc Chiều dài tàu, các ống phụ vẽ nhánh qua các van vào khoang hàng. Hệ thống này đặt theo 2 hình thức:

+ Hệ thống khép kín

+ Hệ thống các nhóm ống thẳng

3.Hệ thống bơm dầu cặn : Các van hệ thống làm hàng và bơm dầu cặn từ đáy khoang hàng được điều chỉnh bằng tay hoặc bằng hệ thống cơ từ trên boong hoặc điều khiển tại trạm điều khiển.

4. Hệ thống thoát khí ở các khoang hàng : Hệ thống thông hơi của tàu dầu phải đảm bảo :

+ Hạn chế sự thoát ra của bất kỳ lượng hơi nào do áp suất quá cao.

+ Tạo sự an toàn với lượng hơi nguy hiểm ở môi trường khí bên ngoài.

+ Cung cấp lượng không khí để thay thế độ chân không do dàu co lại trong các két tạo ra.

Gồm 3 loại : + Hệ thống thông hơi độc lập

+ Hệ thống thông hơi chung

+ Hệ thống thông hơi kiểu nhóm

5. Hệ thống hâm nóng, làm mát hàng :

Tàu dầu thường có mạn khô thấp, nhiệt độ nước vùng tàu chạy qua ảnh hưởng đáng kể đến hàng. Hơi dùng hâm nóng được nồi hơi cung cấp. Hệ thống ống được lắp đặt trên các xương gia cường đặt đứng và ngang của tàu. Mỗi két có van cấp và xả riêng.

Câu 5:trọng lượng thiết bị năng lượng Po4

Trọng lượng thiết bị năng lượng  có quan hệ mật thiết với công suất của  nó và được xác định bởi  công thức sau: P04 = Pm= pmN = p04N

trong đó:  pm = p04 – trọng lượng đơn vị của thiết bị năng lượng; N – công suất của thiết bị năng 

Các đại lượng pm = p04 và N đặc trưng cho trọng lượng toàn bộ của thiết bị năng lượng bao gồm trong đó động cơ chính ( động cơ đốt trong hoặc tuốc-bin .v.v.) bộ truyền động (hộp số.v.v.), nồi hơi chính, các máy phụ của buồng máy và nồi hơi, các loại két chứa nhiên liệu và dầu mỡ trực nhật, tôn lát sàn và cầu thang buồng máy, thiết bị thông hơi, thông gió buồng máy, hệ thống đường ống có liên quan đến hoạt động của thiết bị năng lượng, trục dẫn động và thiết bị đẩy(chong chóng, chân vịt .v.v.), hệ thống điều khiển thiết bị năng lượng

Trọng lượng đơn vị pm = p04 phụ thuộc vào kiểu và công suất của động cơ, loại tàu, số lượng trục dẫn của thiết bị đẩy và mức độ hiện đại hoá của hệ thống thiết bị năng lượng. Công suất của thiết bị năng lượng tăng thì trọng lượng đơn vị sẽ giảm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#aaa