De 4 KTD

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

De 4

4 - Mục đích của thử đo lực kéo

        Mục đích đo lực trên móc kéo của tàu ở các vòng quay khác nhau của thiết bị đẩy khi tàu đứng tại chỗ ( buộc bến ) hoặc lai phương tiện khác. Lực kéo được đo bằng lực kế nối với cáp buộc hoặc cáp kéo. Thử nghiệm này áp dụng cho tàu cá kéo lưới, tàu vớt lôi, tàu kéo, tàu phá băng, tàu thay thả phao và một vài loại tàu khác.

12 - Đo tốc độ tàu bằng thiết bị vô tuyến hàng hải.

 Ngành điều khiển tàu hiện nay sử dụng ngày càng nhiều các phương tiện kỹ thuật vô tuyến khác nhau, phổ biến nhất là các hệ thống vô tuyến hàng hải kiểu pha và các hệ thống xung lượng. Trong đó hệ thống kỹ thuật vô tuyến pha cho độ chính xác trong xác định vị trí của tàu theo thời gian, được sử dụng để đo tốc độ và vị trí của tàu khi tiến hành các thử nghiệm tốc độ và thử nghiệm tính cơ động.

 Các phương pháp xác định vị trí tàu nhờ sự giao thoa của sóng vô tuyến (phương pháp giao thoa vô tuyến) khi thực hiện thử nghiệm tàu có những ưu điểm sau: có thể thực hiện thử nghiệm trong điều kiện tầm nhìn xấu và trong bất kỳ thời gian nào của một ngày đêm, có thể tiến hành thử nghiệm ở cách xa bờ, nơi không có các hạn chế về phương diện cơ động tàu và không có dòng chảy thuỷ triều lên xuống rõ ràng.

 Khuyết điểm của phương pháp giao thoa vô tuyến pha là sự cồng kềnh, phức tạp của thiết bị và cần nhiều nhà chuyên môn.

 Khi thử nghiệm tính cơ động, các điểm riêng biệt của vị trí tàu được ghi vào bản đồ, có sử dụng các số chỉ của la bàn ( để định hướng mặt phẳng đối xứng của tàu, tại mỗi thời điểm thử nghiệm ). Trong thử nghiệm loại này, nhờ thiết bị ghi người ta ghi lại các góc bẻ lái, số vòng quay của chong chóng, các thời điểm truyền lệnh cho thuyền viên v.v.( có thể bỏ phần này)

. Khi sử dụng các phương pháp vô tuyến, hướng hành trình có thể được lựa chọn một cách tuỳ ý để có thể loại được ảnh hưởng của dòng chảy và để dễ dàng cơ động.

 Để thử tính cơ động, phương pháp này yêu cầu thực hiện 3 lần chạy tàu, hướng hành trình của mỗi lần chạy được bố trí dưới góc 1200, ở đầu và cuối mỗi lần chạy cũng như sau các khoảng thời gian 20 - 30 giây, người ta tìm toạ độ của tàu. Tốc độ tàu trên mỗi hành trình được xác định như trung bình số học của các lần đo tương ứng. Tốc độ tàu ở mỗi chế độ người ta xác định bằng cách dựng hình học.

Các phương tiện vô tuyến hàng hải, nói riêng là các hệ thống GPS, nhờ những ưu điểm kể trên sẽ được sử dụng rộng rãi khi thực hiện các thử nghiệm tốc độ và thử nghiệm tính cơ động tàu.

Khi thực hiện thử tốc độ và thử tính cơ động còn có thể sử dụng các máy vô tuyến định vị (ra đa) ở tàu. Trong trường hợp này cần có bộ phận phản xạ thụ động vô tuyến định vị tin cậy. Có thể sử dụng vỏ kim loại của tàu khác đỗ tại chỗ cùng với tàu được thử nghiệm hoặc sử dụng một vật lớn nào đó dễ dàng được phân biệt ở trên bờ hay trên biển, thí dụ, dùng đèn biển làm bộ phận phản xạ thụ động vô tuyến định vị. Độ chính xác của phương pháp thử nghiệm tốc độ tàu với việc sử dụng các máy vô tuyến định vị phụ thuộc vào các khả năng kỹ thuật của các máy này, nên độ chính xác này thấp hơn đáng kể so với độ chính xác khi sử dụng vận tốc kế vô tuyến hay ống dò pha

20 - Đo tốc độ tàu, số vòng quay của trục chong chóng và góc nghiêng ngang khi lượn vòng ổn định.

Khi tàu chuyển động trên quỹ đạo lượn vòng ổn định, tốc độ của nó nhỏ hơn nhiều so với khi chuyển động theo hành trình thẳng. Điều đó liên quan đến sức cản bổ sung do bẻ lái, do có góc lệch hướng và do sự thay đổi chế độ làm việc của chong chóng. Tốc độ trong quá trình tàu đi vào quỹ đạo lượn vòng ổn định là không được đo vì nó biến đổi nhiều nhất theo thời gian. Thường người ta nói đến việc đo tốc độ ở chế độ chuyển động được xác lập của tàu khi bẻ lái.

Độ nghiêng ngang của tàu trong quá trình lượn vòng ổn định thường được đặc trưng bởi hai giá trị: góc lớn nhất, xuất hiện khi tàu đi vào quỹ đạo lượn vòng ổn định, và góc nghiêng ngang khi xác lập lượn vòng ổn định.

Khi đo góc nghiêng ngang của tàu trên quỹ đạo lượn vòng ổn định cần tính đến ảnh hưởng của lực ly tâm đến các số chỉ của dụng cụ. Các dụng cụ đo loại này định ảnh được các giá trị quá cao của góc nghiêng, giá trị của góc nghiêng thực tế có thể tính gần đúng theo công thức:   q =  qđo - 1,55[(Vs)^2 / R]                          

Với :qđo số chỉ của dụng cụ, độ; vS - tốc độ tàu; hải lý/h ;R- bán kính quỹ đạo lượn vòng ổn định, Để xác định góc nghiêng ngang theo công thức này cần phải đo đường kính quỹ đạo lượn vòng ổn định và tốc độ của tàu.

Phổ biến rộng rãi nhất là các phương pháp quang học, đo góc nghiêng ngang nhờ dụng cụ chuyên dụng và phương tiện trợ giúp. Độ chính xác đo của các phương pháp quang học là hoàn toàn đạt yêu cầu. Khuyết điểm của chúng khi đo góc nghiêng ngang là cần phải quan sát nhìn thấy rõ theo đường chân trời nên giới hạn sử dụng các phương pháp này là chỉ vào ban ngày và trong điều kiện nhìn tốt. Trong trường hợp này, để thực hiện đo, ống ngắm được quay vuông góc với mặt phẳng đối xứng của tàu. Khi tàu chuyển động theo hướng hành trình thẳng, trước khi vào quỹ đạo lượn vòng ổn định, thì người ta ngắm hướng đường chân trời và ghi lại góc hạ ống ngắm tương ứng với hướng này.

Thao tác tương tự được thực hiện trên quỹ đạo lượn vòng ổn định, ngoài ra người ta lấy ra một loạt số đọc, định hướng qua mỗi 300 góc quay của tàu, hiệu số giữa các góc giảm ống ngắm trên hành trình thẳng và trên quỹ đạo lượn vòng ổn định, đặc trưng cho góc nghiêng ngang ở thời điểm này.

Khi không có ống ngắm, góc nghiêng của tàu có thể được đo nhờ thiết bị phụ trợ. Một trong những phương pháp này dựa trên cơ sở sử dụng 2 sào thẳng đứng được đặt trên cùng mặt phẳng sườn, ở khoảng cách 1,5 ¸ 2,0 m so với nhau. Một trong hai cọc có lỗ thủng, còn trên cọc kia người ta khắc thang chia độ. Thang chia trung bình được đặt ở điểm trùng với đường ngang khi nhìn qua lỗ ở cọc thứ nhất.

Giá trị độ chia của thang chia độ được tính theo công thức:

l1 = b1 tg q                                                                     

Với l1- khoảng cách từ đường trung bình đến độ chia tương ứng với góc  nghiêng ngang q,

     b1 -  khoảng cách giữa các sào thẳng đứng.

Góc nghiêng ngang được xác định bằng vị trí đường chân trời đối với thang chia trên sào

28 – Nội dung thử tàu đường dài phần thân tàu ( Đo mớn nước, đo tốc độ, thử lượn vòng, thử trớn tiến lùi, thử quán tính)

1 - Đo mớn nước:

Trị số mớn nước của tàu sẽ được quan sát trên thang thước nước bằng mắt thường, sau đó đo nhiệt độ của không khí và nước biển, đo tỷ trọng nước biển.

2 - Đo tốc độ tàu:

Quá trình thử tốc độ tàu tiến hành tại các mức tải của máy chính tương ứng với số vòng quay bằng 25%, 50%, 75%, 85%, 100% vòng quay lớn nhất của máy chính trong các điều kiện xuôi nước ( xuôi gió ), ngược nước ( ngược gió ), hướng và tốc độ dòng chảy, thuỷ triều, độ sâu luồng chạy tàu. Khoảng chạy tàu dùng đo tốc độ cần được lựa chọn thích hợp. Khi thử cần xác định tối thiểu khi tàu còn ăn lái.

3 - Thử lượn vòng:

Nhằm xác định khả năng quay trở ổn định khi quay phải, quay trái ở 50% và 100% công suất lớn nhất của máy chính khi sử dụng máy lái chính và máy lái sự cố bẻ lái góc 350 trái và 350 phải. Tiếp theo tiến hành thử lượn vòng ổn định (vòng quay Williamson) có bao gồm cả trường hợp trả lái về hướng ngược lại. Các thông số đo:

+ Thời gian bẻ hết lái từ mạn này sang mạn kia của máy lái chính và máy lái sự cố.

+ Xác định các yếu tố của vòng quay trở ( khoảng dịch tới, dịch ngang,  dịch ngược ).

+ Đường kính lượn vòng ổn định khi quay phải, quay trái.

4 – Thử  trớn tiến, lùi:

Nhằm xác định thời gian và khoảng di chuyển tối thiểu cần thiết để tàu dừng hẳn lại từ khi có lệnh dừng tàu khẩn cấp so với khi dừng tàu thông thường. Tàu đang chạy với góc bẻ lái 00 ở vòng quay tiến lớn nhất, phát lệnh dừng khẩn cấp và tàu chuyển sang chạy lùi với số vòng quay bằng 75% vòng quay tiến lớn nhất. Trong khoảng thời gian 10 phút, khi số vòng quay của máy đạt tới vòng quay lùi định mức và tốc độ lùi của tàu đúng tốc độ lùi tối đa theo thiết kế

( kể cả khi tốc độ lùi không đạt tiêu chuẩn ) thì lập tức phát lệnh tiến hết máy.

Xác định :+ Thời gian vận hành,

       + Tốc độ tàu, số vòng quay chong chóng.

       + Khoảng thời gian từ khi bắt đầu phát lệnh dừng cho tới khi tàu dừng hẳn.

       + Khoảng di chuyển của tàu, góc quay của tàu sau 10 giây.

5 – Thử quán tính:

Nhằm xác định độ dài dịch chuyển và khoảng thời gian tàu trôi theo quán tính. Khi tàu đang chạy ở công suất định mức của máy chính với góc bẻ lái bằng 00, phát lệnh ngừng máy. Đo các thông số:

+ Độ dài thời gian từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc.

+ Khoảng thời gian từ khi có lệnh ngừng máy đến khi trục ngừng quay.

+ Quãng đường tàu trôi.

+ Khoảng thời gian tàu dừng hẳn.  

36 - Nội dung thử tàu đường dài phần máy( thử khả năng bộ chưng cất nước ngọt, thử

       vòng quay máy tối thiểu, thử bổ sung, thử máy phụ thiết yếu)

 1 – Thử khả năng của bộ chưng cất nước ngọt:

Sản lượng bay hơi của thiết bị chưng cất nước ngọt ( thường là 15 tấn/ngày) do hãng sản xuất xác nhận. Tiến hành thử để kiểm tra khả năng hoạt động của thiết bị. Thông số đo:

+ Thời gian thử.

+ Sản lượng nước chưng cất, độ mặn, độ chân không và nhiệt độ bay hơi.

+ Nhiệt độ cửa vào và cửa ra của nước làm mát.

+ Nhiệt độ cửa ra của nước ngọt.

+ áp lực bơm nước của bơm phun tia.

2 – Thử vòng quay máy tối thiểu:   Thử vòng quay tối thiểu của máy để kiểm tra máy chính trên cơ sở tính vòng quay truc, trong 15 phút. Thông số đo:

+ Vòng quay máy tối thiểu.

+ Tốc độ tàu.

3 – Thử bổ sung:   Thử các chức năng hệ thống điều khiển tự động và từ xa máy chính bao gồm:

Thử chuyển trạm điều khiển, thử khởi động, thử vận hành, thử tiến lùi, thử

dừng khẩn cấp, thử thiết bị cảnh báo hoặc tránh tốc độ tới hạn.

4 – Thử máy phụ thiết yếu:  + Thử khởi động tự động bơm thiết yếu dự phòng.

+ Thử chức năng thiết bị báo động sau khi hỏng các hạng mục trên.

+ Thử để xác định dung tích bình chứa khí nén điều khiển.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro