De 5 tu tuong HCM

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ĐỀ 5:

Câu 1:Giai đoạn nào đánh dấu hình thành cơ bản tư tưởng HCM về con đường CM VN?

Giai đoạn từ năm 1921 đến 1930 là thời kì hình thành cơ bản tư tưởng HCM về con đường Cách mạng Việt Nam.

Câu 2: Quan điểm của HCM về tính chất nền văn hóa VN ?

Trong quan điểm của HCM về xây dựng nền văn hoá mới luôn bao hàm ba tính chất

đó là: tính dân tộc, tính khoa học và tính đại chúng.

Câu 3: Luận điểm "Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn nhất của đất nước" đc HCM nêu khi nào ?

"Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn nhất của đất nước" được HCM nêu năm 1924 trong Báo cáo về tình hình Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì viết tại Matxcova gửi Quốc tế cộng sản.

Câu 4: Theo HCM, "cốt lõi", "linh hồn sống " của chủ nghĩa Mac-Lenin là gì ?

Cốt lõi và linh hồn sống của chủ nghĩa Mac-Lenin là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

Câu 5:NAQ hoạt động ở Pháp từ năm nào đến năm nào?

NAQ sống và hoạt động tại Pháp từ năm 1917 đến 1923.

Câu 6: Nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa là gì?

Nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa là Độc lập dân tộc

Câu 7:theo HCM, những lực lượng quốc tế nào cần phải đoàn kết đối với CM VN?

Các lực lượng trong đoàn kết quốc tế là phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, và phong trào hòa bình, dân chủ thế giới.

Câu 8: Những tác phẩm nào của HCM có ý nghĩa đánh dấu sự hình thành cơ bản con đường CM Việt Nam ?

+Bản án chế độ thực dân Pháp (1925)

+Đường cách mệnh (1927)

+Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt) (1930)

Câu 9:HCM đưa ra mấy chuẩn mực đạo đức của con người VN , là những chuẩn mực nào?

4 chuẩn mực đạo đức CM của con người VN :

• trung với nước, hiếu với dân;

• cần kiệm liêm chính, chí công vô tư;

• lòng yêu thương con người, sống có tình có nghĩa;

• tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng.

Câu 10: HCM quan niệm ntn về dân chủ ?

Quan điểm của HCM về dân chủ: khái niệm dân chủ bao gồn 2 phạm trù, dân là chủ, phản ánh vị thế, địa vị của người dân trong xã hội; dân làm chủ, phản ánh năng lực, trình độ của người dân trong thực hiện quyền là chủ. Bên cạnh đó là vấn đề thực hiện dân chủ, luôn tạo điều kiện cho người dân thực hiện dân chủ với nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".

Câu tự luận:

Hãy làm rõ nguyên tắc xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về mặt tổ chức theo quan điểm HCM.

TL:

Những nội dung cơ bản trong công tác xây dựng Đảng Cộng Sản VN của HCM:

1. Xây dựng đảng về tư tưởng lý luận:

 Một là,việc học tập nghiên cứu,tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lê Nin phải luôn phù hợp với từng đối tượng.

 Hai là,việc vận dụng chủ nghĩa Mác Lê Nin phải luôn luôn phù hợp với hoàn cảnh.

Theo HCM,vận dụng chủ nghĩa Mác Lê Nin phải tránh giáo điều,đồng thời chống lại việc xa rời các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin.

 Ba là,trong quá trình hoạt động,Đảng ta phải chú ý học tập kế thừa những kinh nghiệm tốt của các đảng cộng sản khác,đồng thời Đảng ta phải tổng kết kinh nghiệm của mình để bổ sung cho chủ nghĩa Mác Lê Nin.

 Bốn là,Đảng ta phải tăng cường đấu tranh bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác Lê Nin.Chú ý chống giáo điều,cơ hội,xét lại chủ nghĩa Mác Lê Nin,chống lại những luận điểm sai trái,xuyên tạc,phủ nhận chủ nghĩa Mác Lê Nin.

2. Xây dựng Đảng về chính trị:

 Xây dựng đường lối chính trị,bảo vệ chính trị,xây dựng và thực hiện nghị quyết,xây dựng và phát triển hệ tư tưởng chính trị,củng cố lập trường chính trị,nâng cao bản lĩnh chính trị...Trong đó,HCM coi đường lối chính trị là 1 vấn đề cốt tử trong sự tồn tại và phát triển của Đảng.Xây dựng đường lối chính trị trở thành 1 trong những vấn đề cực kỳ quan trọng trong xây dựng Đảng ta.

 Đảng muốn xây dựng đường lối chính trị đúng đắn cần phải coi trọng những vấn đề đường lối chính trị,phải dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lê Nin,vận dụng nó vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta trong từng thời kỳ.Trong xây dựng đường lối chính trị phải học tập các đảng cộng sản anh em,nhưng phải tính đến những điều kiện cụ thể của đất nước...

 Giáo dục đường lối chính trị cho cán bộ,đảng viên để họ luôn kiên định,giữ vững lập trường và bản lĩnh chính trị.

 Cảnh báo nguy cơ sai lầm đường lối chính trị gây hậu quả nghiêm trọng đối với vận mệnh của đất nước...

3. Xây dựng Đảng về tổ chức,bộ máy,công tác cán bộ:

 Hệ thống tổ chức của Đảng: HCM khẳng định sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ tổ chức,1 tổ chức tiên phong chiến đấu của giai cấp công nhân.Hệ thống tổ chức của Đảng từ trung ương đến địa phương phải thật chặt chẽ,có tính kỷ luật cao.Sức mạnh các tổ chức liên quan chặt chẽ với nhau,mỗi cấp độ tổ chức có chức năng,nhiệm vụ riêng.

Trong hệ thống tổ chức HCM rất coi trọng vai trò của chi bộ.Bởi lẽ,đối với bản thân Đảng,chi bộ là tổ chức hạt nhân,quyết định chất lượng lãnh đạo của Đảng...

 Các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng:

+ Tập trung dân chủ: Đây là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng Đảng.Giữa tập trung và dân chủ có mối quan hệ khăng khít với nhau,đó là 2 vế của 1 nguyên tắc.

+ Tập thể lãnh đạo,cá nhân phụ trách: khắc phục tệ độc đoán chuyên quyền,đồng thời chống lại cả tình trạng dựa dẫm tập thể,không dám quyết đoán,không dám chịu trách nhiệm.

+ Tự phê bình và phê bình: giúp bản thân mỗi người hướng tới những điều tốt đẹp hơn.

+ Kỷ luật nghiêm minh,tự giác: Tính nghiêm minh,tự giác đòi hỏi tất cả mọi đảng viên phải bình đẳng trước điều lệ Đảng,trước pháp luật của nhà nước.Gương mẫu và tự giác trong cuộc sống cũng như trong công tác.

+Đoàn kết thống nhất trong Đảng: dựa trên cơ sở lý luận của Đảng là chủ nghĩa Mác Lê Nin.Phải thực hành dân chủ hoá,thường xuyên phê và tự phê,tu dưỡng đạo đức cách mạng,chống chủ nghĩa cá nhân và các biểu hiện tiêu cực khác.

 Cán bộ,công tác cán bộ của Đảng:

+ Người cán bộ phải có đủ đức,đủ tài,phẩm chất và năng lực trong đó đức,phẩm chất là gốc.

 + Công tác cán bộ là công tác gốc của Đảng: tuyển chọn cán bộ,đào tạo,huấn luyện,bồi dưỡng cán bộ,đánh giá đúng cán bộ,tuyển dụng,sắp xếp,bố trí cán bộ,thực hiện các chính sách với cán bộ.

4. Xây dựng Đảng về đạo đức:

 Một Đảng chân chính phải có đạo đức.Đạo đức tạo nên uy tín,sức mạnh của Đảng,giúp Đảng đủ tư cách lãnh đạo,hướng dẫn quần chúng nhân dân.

 Xét về mặt thực chất,đạo đức của Đảng là đạo đức mới,đạo đức cách mạng.Đạo đức đó mang bản chất của giai cấp công nhân cũng là đạo đức Mác Lê Nin,đạo đức cộng sản chủ nghĩa...

 Giáo dục đạo đức cách mạng là 1 nội dung quan trọng trong việc tu dưỡng,rèn luyện của cán bộ,đảng viên.Nó gắn chặt với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân dưới mọi hình thức nhằm làm cho Đảng luôn luôn thật sự trong sạch.

Kết luận: HCM đã góp phần bổ sung,mở rộng,phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin về nội dung công tác xây dựng Đảng,phù hợp với truyền thống văn hoá,lịch sử của các nước phương Đông trong đó có VN.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro