De 6 Li thuyet

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ĐỀ 6.

 Câu 2- Dung tÝch lý thuyÕt toµn bé cña tµu

Dung tích lý thuyết toàn bộ của các loại buồng và khoang trên tàu đư­ợc giới hạn bởi các đ­ường lý thuyết của thân vỏ,

thư­ợng tầng và kiến trúc lầu : W = V + WB  + WP 

trong đó: V – l­ượng chiếm nư­ớc thể tích của tàu theo đ­ường nư­ớc tính toán, m3;

WB – Dung tích lý thuyết của phần thân chính nằm trên đ­ường nư­ớc tính toán, m3;

WP -  Dung tích lý thuyết của phần kiến trúc th­ượng tầng và lầu, m3.

WK = V + WB                                                   

gọi là dung tích lý thuyết thuộc phần thân chính (không kể dung tích th­ượng tầng và lầu ).

Thành phần dung tích WB  đ­ược cấu thành từ 3 thành phần dung tích sau:

          WB = WB1 +  WB2  + WB3 ,   

WB1  = S(H – T);                                                        

         WB2 = kB2 (H – T) (SP – S) = kB2 S (H – T) (SP/S –1);  

WB3 = kB3HCSP ,                                                                  

trong đó: kB2  và kB3  - hệ số béo thể tích WB2  và WB3  ; S – Diện tích đư­ờng nư­ớc thiết kế;

SP – Diện tích của đ­ường nư­ớc nằm ở độ cao mép boong tại giữa chiều dài tàu; HC – tung độ độ cong dọc cực đại.

Nh­ư vậy dung tích lý thuyết toàn bộ của tàu có tính đến công thức  : W=…          

Câu 3-  Bố trí thiết bị kéo và đẩy.

a. Thiết bị kéo

+ Được lựa chọn theo đặc trưng cung cấp nêu trong quy phạm của Đăng kiểm, phụ thuộc vào chiều dài và đường kính của dây cáp kéo. Các chi tiết của thiết bị kéo cũng chọn theo đặc trưng của cáp kéo.

+ Trong một số trường hợp các chi tiết này được người thiết kế tính theo điều kiện khai thác.

  Thiết bị kéo cần thoả mãn các yêu cầu cơ bản sau :

- Đảm bảo tin cậy

- Cho phép bố trí tất cả các dạng thiết bị kéo trên hành trình tiến và lùi với dây cáp kéo dài hoặc ngắn, đồng thời cả móc kéo

- Đảm bảo thuận lợi cho thao tác của dây cáp kéo giữa tàu này với tàu khác với phương kéo bất kỳ ra ngoài giới hạn của tàu không bị bật ra khỏi các chi tiết định hướng và cố định.

- Không cho phép xuất hiện trên các chi tiết của thiết bị kéo các biến dạng dư dưới tác động của tải trọng giật dây cáp kéo ( hay nói cách khác là phải đảm bảo độ bền của các chi tiết )

Việc bố trí các chi tiết của thiết bị kéo phải cho khả năng phục vụ và sử dụng thuận tiện các thao tác kéo

Để đáp ứng các yêu cầu kể trên, thiết bị kéo bao gồm Tời kéo, móc kéo, cung kéo hoặc tai dùng cố định móc kéo, cột khống chế tại mạn, thiết bị ngắt, cột kéo mạn, lỗ kéo đuôi, vòm kéo, cột kéo mũi trong mặt phẳng đối xứng và các cột bít dọc mạn để kéo trong hành trình lùi, cáp kéo chính và dự trữ, cáp dùng buộc dẫn qua palăng, quai nối, quai treo, đầu kẹp cáp, dụng cụ buộc và các chi tiết nhỏ khác.

b. Vị trí đặt móc kéo

  Vị trí đặt móc kéo càng thấp càng tốt theo chiều cao và nằm trong mặt phẳng đối xứng. Theo chiều dài móc kéo không được bố trí phía trước trọng tâm tàu. Móc kéo thường nằm sau trọng tâm tàu từ  ( 2 - 8 )%L nhưng không nên vượt quá (12 – 15)%L.

c. Thiết bị chuyên dụng

Tàu đẩy và tàu kéo-đẩy được trang bị các thiết bị chuyên dụng có công dụng liên kết đoàn phương tiện được đẩy với tàu đẩy .

+ Thiết bị gồm 2 gối tựa là 2 giá đẩy bằng thép đặt ở mũi của tàu đẩy. Trên sà lan được đẩy có đế tỳ cứng ( có thể bao gồm lò xo giảm chấn trong hệ thống ngắt lực đặt trên sà lan ). Liên kết này đơn giản và đủ tin cậy khi đoàn hành trình trên nước tĩnh và trên sóng nhưng khi tạo dựng đoàn đẩy mất nhiều thời gian và đòi hỏi tiêu phí nhiều lao động chân tay.

+ Thiết bị chuyên dụng tự động hoá đảm bảo kết nối nhanh chóng tàu đẩy với đoàn đẩy, không yêu cầu sử dụng lao động chân tay. Thiết bị tự động hoá được trang bị phụ thuộc vào công suất của tàu đẩy, trọng tải của đoàn được đẩy và vị trí khoảng cách giữa các phần tử của đoàn. Thiết bị chuyên dụng chia ra 2 nhóm:

A – Tàu đẩy nhỏ công suất Ne £ 300 cv và sà lan có trọng tải DW £ 1000 tấn

B – Tàu đẩy công suất Ne > 300 cv và sà lan có trọng tải DW > 1000 tấn

Câu 4 - Tính nổi và biểu đồ dìm ụ

Việc tính toán tính nổi của ụ được thực hiện đối với thể tích thân ụ nằm giữa mặt phẳng cơ bản và đường nước giới hạn. Hình dáng của ụ trên phần lớn của chiều dài không thay đổi nên khi tính toán không cần tính theo 20 sườn lý thuyết. Đồ thị các yếu tố tính nổi của ụ khác với đồ thị của tàu hàng thông thường là trên đồ thị của ụ nổi có bổ sung các đường tải trọng các khoang dằn và không có các đường cong bán kính tâm nghiêng.

Khi tính thể tích các khoang dằn cần tính đến hệ số thấm m được kiến nghị nhận giá trị

m = 0,97 là hệ số tính đến sự chiếm chỗ của các cơ cấu và lượng khí không thoát ra được nằm trong cơ cấu. Đồ thị các yếu tố tính nổi của ụ thường là một họ các đường thẳng

 Đặc trưng quan trọng của ụ nổi là biểu đồ dìm ụ .Biểu đồ là tập hợp các đường cong xây dựng theo hệ toạ độ V-T đã chọn. Trục hoành biểu diễn thể tích khoang V(m3), còn trục tung biểu diễn chiều chìm T(m).

Tính chất của biểu đồ dìm ụ:

1- Nếu ụ có chiều chìm ban đầu T0 cần phải dằn ụ để chìm đến chiều chìm T thì lượng nước dằn cần thiết sẽ được xác định bằng hiệu các hoành độ tương ứng với lượng chiếm nước của ụ tại chiều chìm T và T0.

2- Nếu cần biết cột áp bơm thì từ các điểm trên trục hoành tương ứng với lượng chiếm nước của ụ ở thời điểm đa cho dựng các đường vuông góc với trục hoành. Hiệu số tung độ điểm cắt của các đường vuông góc với các đường cong 1-2 hoặc 3 – 4 cho cột áp cần tìm.

3- Diện tích hình phẳng được bao bởi đường 1 – 2 , hoặc là giữa các đường 1 – 3 và 4 tương ứng với công có ích của bơm khi bơm nước dằn cho ụ không hoặc ụ có tàu đặt trên nó. Diện tích này có thể xác định nhờ máy đo diện tích. Khi nâng ụ có tàu từ độ sâu lớn nhất thì công có ích của bơm để bơm nước dằn sẽ bằng:

                                              Q = gVh                 (T.m)

Trong đó: g (t/m3) – khối lương riêng của nước

                V(m3) – Khối lượng nước bơm ra

                 h (m) – cột áp trung bình

 Câu 5 - Trọng lượng ,, Thuyền viên, dự trữ lương thực, thực phẩm, nước ngọt "

Thành phần trọng lượng thuyền viên, dự trữ lương thực, thực phẩm, nước ngọt mang mã P14. bao gồm trọng lượng thuyền viên kể cả hành lý, dự trữ lương thực, thực phẩm, nước ngọt (nước phục vụ cho ăn uống, tắm rửa, giặt) cũng như các vật liệu hao phí khác cần thiết cho tàu trong quá trình khai thác. Riêng đối với tàu công nghiệp hải sản thành phần trọng lượng P14 còn bao gồm cả trọng lượng của cán bộ, công nhân chuyên nghiệp phục vụ cho quá trình gia công chế biến hải sản. Đối với các tàu hàng hiện đại  P14 có thể được xác định bằng công thức sau

      Ptv = P14 = p14D                                       

hoặc   Ptv =P14 = p’14D2/3

  Ngoài ra trong giai đoạn thiết kế ban đầu, P14 cũng có thể được xác định căn cứ vào định mức tiêu hao lương thực, thực phẩm, nước ngọt trung bình cho mỗi thuyền viên trong một ngày đêm. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro