Đề 8

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

 Câu2:Nói " Phát triển kinh tế thị trường ở VN là tất yếu khách quan" , vì sao? Theo anh, chị thì đặc trưng cơ bản nhất của nền kinh tế thị trưởng đinh hướng XHCN ở ViệtNam là gì?

Sau 1986 nước ta đã chuyển mô hình kinh tế từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là một quá trình thể hiện sự đổi mới về tư duy và ngày càng hoàn thiện cả về lí luận cũng như thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Trong thời gian qua, kết cấu hạ tầng vật chất và xã hội ở nước ta còn ở trình độ thấp, trình độ công nghệ lạc hậu, máy móc cũ kỹ, quy mô sản xuất nhỏ bé, năng suất chất lượng hiệu quả còn thấp...Cơ cấu kinh tế đang tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH, tuy nhiên cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, còn mất cân đối và kém hiệu quả. Cơ cấu kinh tế nước ta còn mang nặng đặc trưng của kinh tế nông nghiệp, ngành nghề chưa phát triển, sự phân công hiệp tác, chuyên môn hoá sản xuất chưa sâu rộng, giao lưu hàng hoá còn nhiều hạn chế.Chưa có thị trường theo đúng nghĩa của nó.Thị trường của nước ta đang ở trong quá trình hình thành và phát triển nên còn ở trình độ thấp.Cơ cấu thị trường chưa đầy đủ, dung lượng thị trường nhỏ hẹp.Các yếu tố kinh tế thị trường hình thành chưa đầy đủ....Công cuộc đổi mới ở nước ta trong 20 năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lich sử… một trong những thành tựu quan trọng nhất là kinh tế tăng trưởng khá nhanh. Song thực tế cho thấy, thu nhập quốc dân và thu nhập bình quân đầu người còn thấp, do đó sức mua hàng hoá còn thấp, tỷ suất hàng hoá chưa cao.Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của mô hình kinh tế chỉ huy với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.Nhà nước quản lý kinh tế bằng mệnh lệnh,các cơ quan quản lý nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động sx kinh doanh,duy trì nền kinh tế hiện vật,quan hệ hàng hóa-tiền tệ bị coi nhẹ,bộ máy quản lý cồng kềnh,đội ngũ cán bộ kém năng lực,cưả quyền,quan liêu.Như vậy trong nhiều thập kỷ qua nền kinh tế nước ta được vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Cơ chế này đã mang lại những thành công nhất định giúp cho nền kinh tế được ổn định để thực hiện những nhiệm vụ của công cuộc kháng chiến giả phóng dân tộc và khội phục nền kinh tế sau chiến tranh. Nhưng nền kinh tế đã được khôi phục và đi vào tăng trưởng kinh tế thì cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp quan liêu trở nên không phù hợp và không hiệu quả cần có sự thay đổi.KTTT là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hóa mà trong đó yếu tốt đầu vào và đầu ra của sản xuất đều thông qua thị trường.Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế bởi các quy luật vốn có của nó. KTTT định hướng XHCN thực chất là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường vận hành theo định hướng XHCN. KTTT thúc đẩy sự phát triển của LLSX xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH.KTTT kích thích tính sáng tạo năng động của các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế KTTT thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất.KTTT sẽ thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất. Chính vì vậy mà việc đổi mới phát triển KTTT theo định hướng XHCN ở VN hiện nay là 1 nhu cầu cần thiết và khách quan.

Câu1: Phân tích nội dung Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc của Đảng ngày 25.11.1945. Tại sao trong chỉ thị đó, Đảng ta lại xác định " Xây dựng và bảo vệ chính quyền" là nhiệm vụ quan trọng nhất

Trả lời

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã đem lại cho Việt Nam Thế và lực mới, Đảng ta từ một Đảng hoạt động bất hợp pháp trở thành Đảng cầm quyền, nhân dân ta được giải phóng khỏi cuộc đời nô lệ trở thành người chủ đất nước mình.Cách mạng nước ta thời kỳ này đứng trước những khó khăn thử thách nghiêm trọng trực tiếp đe doạ sự tồn vong của đất nước.25/11/1945, BCHTW Đảng ra chỉ thị về “Kháng chiến kiến quốc”

.Chỉ thị phân tích những thay đổi căn bản về tình hình quốc tế và trong nước sau chiến tranh, nhận định lực lượng hoà bình, dân chủ thế giới đã mạnh hơn lực lượng chiến tranh. Bốn mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn còn và ngày càng sâu sắc, nhưng mâu thuẫn giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc gay go hơn hết ở Đông Nam Á. Về tình hình trong nước, Chỉ thị nhận định: chính quyền nhân dân đã được thành lập trên khắp đất nước nhưng đang ở trong tình thế vô cùng gay go, phức tạp, không những phải đối phó với thực dân Pháp xâm lược mà còn phải đối phó với quân Anh, quân Tưởng, với bọn phản cách mạng, với nạn đói và các khó khăn về kinh tế, tài chính.

Để có đối sách thích hợp với từng kẻ thù cụ thể, Chỉ thị đánh giá âm mưu, ý đồ của từng đế quốc. Mỗi kẻ thù ấp ủ những mưu đồ riêng, nhưng đều có chung dã tâm tiêu diệt Đảng Cộng sản, thủ tiêu nền độc lập non trẻ của nhân dân ta. Chỉ thị xác định: “Cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng. Cuộc cách mạng ấy đang tiếp diễn, nó chưa hoàn thành, vì nước chưa được hoàn toàn độc lập… Nhiệm vụ cứu nước của giai cấp vô sản chưa xong. Giai cấp vô sản vẫn phải hăng hái, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng ấy… Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”1.

Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của nhân dân lúc này là củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân. Trong những nhiệm vụ đó, nhiệm vụ bao trùm là củng cố chính quyền. Để củng cố chính quyền cách mạng, thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ "kháng chiến" và "kiến quốc", Chỉ thị vạch ra những biện pháp toàn diện và cơ bản để thực hiện:

Về chính trị, tăng cường khối đoàn kết toàn dân chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng đất nước, củng cố chính quyền nhân dân bằng cách kiên quyết trừng trị bọn phản quốc, tiến hành tổng tuyển cử để bầu Quốc hội, lập Chính phủ chính thức và ban hành Hiến pháp; có thể cải tổ chính phủ trước khi bầu cử; sửa đổi cách làm việc của chính quyền nhân dân địa phương.

Về quân sự, động viên toàn dân kiên trì kháng chiến, tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến lâu dài, dùng lối đánh du kích cùng với phương pháp bất hợp tác triệt để của nhân dân ở vùng địch chiếm đóng, mở rộng chiến tranh du kích ở Campuchia và phát triển tuyên truyền vũ trang trên đất Lào.

Về ngoại giao,kiên trì chủ trương ngoại giao với các nước theo nguyên tắc "bình đẳng, tương trợ". Phương châm là "làm cho nước mình ít kẻ thù và nhiều bạn đồng minh hơn hết"1 và "muốn ngoại giao được thắng lợi là phải biểu dương thực lực"2. Đối với Tưởng thì chủ trương Hoa - Việt thân thiện; đối với Pháp, độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế.

Về kinh tế và tài chính, mở lại các nhà máy do Nhật bỏ, khai thác các mỏ, cho tư nhân được góp vốn vào việc kinh doanh các nhà máy và mỏ ấy, khuyến khích các giới công thương mở hợp tác xã, mở các hội cổ phần tham gia kiến thiết lại nước nhà. Thực hiện khuyến nông, sửa chữa đê điều, lập ngân hàng, phát hành giấy bạc, định lại ngạch thuế, lập ngân quỹ toàn quốc, các xứ, các tỉnh. Đẩy mạnh tăng gia sản xuất, chống nạn đói theo khẩu hiệu "Tấc đất tấc vàng", "Sẻ cơm nhường áo", "Công việc cứu đói cũng cần như việc đánh giặc".

Về văn hoá, tổ chức bình dân học vụ, tích cực bài trừ nạn mù chữ, mở các trường đại học và trung học, cải cách việc học theo tinh thần mới, bài trừ cách dạy nhồi nhét, cổ động văn hoá cứu quốc, kiến thiết nền văn hoá mới theo nguyên tắc: khoa học hoá, đại chúng hoá, dân tộc hoá.

Về Đảng và Mặt trận Việt Minh, phải duy trì hệ thống tổ chức bí mật và công khai của Đảng, trong đó coi hoạt động bí mật là gốc. Tích cực phát triển đảng viên, chú trọng các cơ sở trong xí nghiệp. Mở rộng các tổ chức nghiên cứu chủ nghĩa Mác; giữ sinh hoạt Đảng đều đặn; thành lập đảng đoàn trong các cơ quan hành chính và các đoàn thể quần chúng; xây dựng hệ thống tổ chức Đảng trong quân đội. Thống nhất các tổ chức cứu quốc trên toàn xứ và toàn quốc; mở rộng Mặt trận Việt Minh, lập các đoàn thể cứu quốc mới, giải quyết những mâu thuẫn giữa Uỷ ban nhân dân và Uỷ ban Việt Minh; củng cố quyền lãnh đạo của Đảng trong Mặt trận, thống nhất Mặt trận Việt Nam - Lào - Campuchia chống Pháp xâm lược.

Chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương ngày 25-11-1945 đã hoạch định chủ trương, sách lược đúng đắn của Đảng sau Cách mạng Tháng Tám, khi đất nước ở trong tình thế "ngàn cân treo sợi tóc". Nhờ có chủ trương đúng đắn, sáng suốt và nhiều quyết sách kịp thời của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh mà cách mạng Việt Nam đã vượt qua những thách thức hiểm nghèo, tranh thủ từng thời gian hoà bình quý báu để xây dựng thực lực, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.Quan trọng nhất vì: Chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" còn nêu rõ những nhiệm vụ cấp bách trước mắt là "củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân". Trong hoàn cảnh có nhiều khó khǎn, thử thách nặng nề và hoàn toàn dựa vào sức mình, Đảng ta ý thức rõ là phải khẩn trương tǎng cường thực lực cách mạng về mọi mặt mới có khả nǎng tự bảo vệ có hiệu quả. Quyền lực và sức mạnh của chính quyền được phát huy trong đấu tranh chống xâm lược, trấn áp bọn phản động và tổ chức, động viên sức mạnh về mọi mặt của nhân dân trong việc giữ gìn thành quả cách mạng. Sức mạnh chính trị được biểu hiện tập trung ở việc giữ vững và tǎng cường sự lãnh đạo của Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, ở việc giữ nghiêm kỷ luật của Đảng và tǎng cường số lượng và chất lượng đội ngũ đảng viên. Củng cố chính quyền, nhân dân thêm tin tưởng, gắn bó và hết lòng ủng hộ chính quyền cách mạng, đóng góp công sức xây dựng đất nước và chế độ mới.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro