đề 8 9

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đề 8

câu 1: phân tích quan điểm HCM về những chuẩn mực đạo đức cách mạng

Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức CM

Trung với nước, hiếu với dân

      + Trung với nước thì phải tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, suốt đời phấn đấu cho CM, luôn đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của CM lên trên hết

       + Hiếu với dân thì phải thật sự là đầy tớ trung thành của nhân dân, phải lấy dân làm gốc, phải tin dân, thương dân có trách nhiệm với dân.

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Đây là những phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của con người

        + Cần là cần cù, siêng năng, không lười nhác, ỷ lại. Lao động có kế hoạch, hiệu quả, chất lượng với tinh thần tự giác, tự lực

       + Kiệm là tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc… của dân, của nước và của bản thân. Không xa xỉ, không hoang phí, không phô trương hình thức, không chè chén lu bù…

       + Liêm là luôn tôn trọng của công và của dân, phải trong sạch, không tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng. Chỉ nên có 1 thứ ham, đó là: ham học, ham làm, ham tiến bộ.

      + Chính là thẳng thắn, đúng đắn

      + Chí công vô tư là công bằng, không thiên tư, thiên vị, việc gì cũng không nghĩ đến bản thân trước, chỉ biết vì Đảng, vì dân tộc

     => Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư có quan hệ chặt chẽ với nhau. Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư và ngược lại, khi đã thực sự chí công vô tư thì sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính

* Thương yêu con người, sống có tình nghĩa

        - Đây là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất của con người, không có tình yêu thương con người thì không thể làm CM được.

       - HCM yêu thương những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức.

        Yêu mến quý trọng đồng bào, đồng chí, anh em, bạn bè.

       Đồng thời phải nghiêm khắc với bản thân mình và độ lượng, rộng rãi với mọi người.

       - Tình yêu thương con người của HCM không chung chung trừu tượng kiểu tôn giáo

      Yêu thương con người phải bằng hành động cụ thể: giải phóng cho con người, đem lại cơm no áo ấm cho mọi người.

 * Có tinh thần quốc tế trong sáng.

 Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong TT HCM rất rộng lớn và sâu sắc. Đó là sự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sản trên toàn thế giới, vwosi tất cả các dân tộc và nhân dân các nước… HCM chủ trương giúp bạn là tự giúp mình.

Đoàn kết quốc tế là nhằm thực hiện những mục tiêu lớn của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là hợp tác và hữu nghị theo tinh thần: bốn phương vô sản, bốn bể đều là anh em.

câu 2: phân tích tư tưởng HCM về những nguyên tắc cơ bản để xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất

Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công-nông- trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng

       Trong TT HCM, Mặt trận dân tộc thống nhất và liên minh công- nông luôn được Người xem xét trong mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc và giai cấp. Mặt trận dân tộc dân tộc thống nhất càng rộng rãi, sức mạnh của khối liên minh công-nông- trí thức càng được tăng cường, Mặt trận dân tộc thống nhất càng vững chắc, càng có sức mạnh mà không một kẻ thù nào có thể phá nổi.

HCM còn cho rằng, sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận vừa là một tất yếu, vừa phải có điều kiện. Tính tất yếu thể hiện ở năng lực nắm bắt thực tiễn, phát hiện ra các quy luật khách quan của sự vận động lịch sử để vạch ra đường lối và phương pháp cách mạng phù hợp, lãnh đạo Mặt trận thực hiện thành công các nhiệm vụ cách mạng mà không một lực lượng nào, một tổ chức chính trị nào trong Mặt trận có thể làm được. Mục tiêu của Đảng là đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Ngoài lợi ích của giai cấp và lợi ích của dân tộc, Đảng không có lợi ích nào khác.

Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân.

        HCM kết tinh vào tiêu chí của nước VN DCCH là độc lập, tự do, hạnh phúc. Các tiêu chí này được Đảng và Chủ tịch HCM cụ thể hóa trong từng lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… phù hợp với mọi tầng lớp, từng đối tượng trong mỗi thời kì lịch sử.

Mặt trận dân tộc thống nhất là khối đại đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thực sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

       HCM nhấn mạnh phương châm “ cầu đồng tồn dị” – lấy cái chung để hạn chế cái riêng, cái khác biệt; mặt khác, Người nêu rõ: “ đoàn kết phải gắn với đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết.

Đề9

Câu 1: Nêu vị trí, vai trò và chức năng của văn hóa trong tt HCM.

a. Quan điểm về vị trí và vai trò của văn hoá trong đời sống xã hội 

- Một là, văn hoá là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng 

Hồ Chí Minh đặt văn hoá ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, tạo thành 4 vấn đề chính của đời sống và chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. 

+ Trong đó, chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hoá mới được giải phóng. Ngược lại, chính trị giải phóng sẽ mở đường cho văn hoá phát triển. Người nói: "Xã hội thế nào thì văn hoá thế ấy. Văn nghệ của ta rất phong phú, nhưng dưới chế độ thực dân và phong kiến nhân dân ta bị nô lệ, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, bị tồi tàn, không thể phát triển được"   +Phải tiến hành cách mạng chính trị trước, cụ thể là cách mạng giải phóng dân tộc để giành chính quyền, từ đó giải phóng văn hoá, mở đường cho văn hoá phát triển. 

+ Trong quan hệ với kinh tế thì, kinh tế thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hoá. Cho nên, phải chú trọng xây dựng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng để có điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hoá. Kinh tế phải đi trước một bước. 

- Hai là, văn hoá không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. 

Hồ Chí Minh cho rằng, văn hoá có tính tích cực, chủ động, nó đóng vai trò như một động lực to lớn thúc đẩy kinh tế và chính trị phát triển. Người khẳng định: "Trình độ văn hoá của nhân dân lên cao sẽ giúp cho chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ, cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh"2. 

+ "Văn hoá ở trong chính trị" tức là văn hoá phải tham gia nhiệm vụ chính trị, tham gia cách mạng, kháng chiến và xây dựng CNXH. 

+ "Văn hoá ở trong kinh tế" tức là văn hoá phải phục vụ, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế. 

+ "Văn hoá ở trong kinh tế và chính trị" cũng có nghĩa là chính trị và kinh tế phải có tính văn hoá. 

Trong kháng chiến chống Pháp, quan điểm "Văn hoá cũng là một mặt trận"; "Kháng chiến hoá văn hoá, văn hoá hoá kháng chiến" mà Người đưa ra đã tao nên một phong trào văn hoá, văn nghệ sôi động, đem lại sức mạnh vượt trội cho nhân dân Việt Nam đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và sau này là đế quốc Mỹ. 

c. Quan điểm về chức năng của văn hoá 

- Một là, bồi dưỡng những tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp 

Tư tưởng và tình cảm là hai vấn đề chủ yếu nhất trong đời sống tinh thần của con người. Tư tưởng có thể đúng đắn hoặc sai lầm, tình cảm có thể thấp hèn hoặc cao đẹp. Chức năng cao quý nhất của văn hóa là phải bồi dưỡng, nêu cao những tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân, loại bỏ những sai lầm hoặc thấp hèn có thể có trong tư tưởng và tình cảm của mỗi người. 

Trong diễn văn khai mạc Hội nghị văn hoá toàn quốc (24 - 11 - 1946), Hồ Chí Minh nêu rõ: Văn hoá phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập tự do. Đồng thời, văn hoá phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng. 

+ Lý tưởng mà Hồ Chí Minh xác định cho Đảng và nhân dân ta là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. 

+ Tình cảm lớn, theo Người là lòng yêu nước, thương dân, thương yêu con người, yêu tính trung thực, chân thành, thuỷ chung, ghét những thói hư, tật xấu, sự sa đọa, căm thù mọi thứ "giặc nội xâm"... 

- Hai là, mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí 

+ Nói đến văn hoá phải nói đến dân trí. Đó là trình độ hiểu biết, vốn tri thức của người dân. Nâng cao dân trí phải bắt đầu từ chỗ biết đọc, biết viết đến chỗ hiểu biết các lĩnh vực khác của đời sống. Người nói: "mọi người phải hiểu biết quyền lợi của mình... phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ".

+ Nâng cao dân trí nhằm phục vụ cho mục tiêu chung là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nâng cao dân trí là để nhân dân có thể tham gia sáng tạo và hưởng thụ văn hoá, góp phần cùng Đảng "biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hoá cao và đời sống tươi vui hạnh phúc" . Đó cũng là mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" mà Đảng ta vạch ra trong công cuộc đổi mới.

- Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh; hướng con người tới chân, thiện, mỹ để không ngừng hoàn thiện bản thân.

Phẩm chất và phong cách được hình thành từ đạo đức, lối sống, từ thói quen của cá nhân và phong tục tập quán của cả cộng đồng. Tuỳ vào yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, Hồ Chí Minh đề ra những phẩm chất và phong cách cần thiết để mọi người tự tu dưỡng.

Người chỉ rõ: phải làm thế nào cho văn hoá thấm sâu vào tâm lý quốc dân, nghĩa là văn hoá phải sửa đổi được những tham nhũng, lười biếng, phù hoa xa xỉ; văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi.

Câu 2: Phân tích nhiệm vụ và ý nghĩa việc học tập, nghiên cứu tt HCM.

Nhiệm vụ nghiên cứu

 Làm rõ các nội dung:

- Cơ sở ( khách quan và chủ quan) hình thành TT HCM

- Các giai đoạn hình thành, phát triển TTHCM

- Nội dung, bản chất CM, khoa học, đặc điểm của các quan điểm trong hệ thống TT HCM

- Vai trò, nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của TT HCM đối với CMVN.

- Quá trình nhận thức, vận dụng và phát triển TT HCM qua các giai đoạn của Đảng và NN

- Các giá trị tư tưởng, lý luận của HCM đối với kho tàng tư tưởng, lý luận CM thế

giới của thời đại.

y nghia

1.Nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác

 Thông qua việc làm rõ và truyền thụ nội dung hệ thống quan điểm lý luận của HCM về vấn đề cơ bản của CMVN làm cho sinh viên nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của TTHCM đối với đời sống CMVN, làm cho tư tưởng của Người ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong dời sống tinh thần của thế hệ trẻ nước ta.

 Thông qua học tập nghiên cứu TT HCM để bồi dưỡng, củng cố cho sinh viên,thanh niên lập trường, quan điểm CM trên nền tảng CN Mác lenin, TT HCM; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; tích cực, chủ động đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, bảo vệ CN Mác lênin, TTHCM; đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và NN ta, biết vận dụng TT HCM vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.

2. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức CM và rèn luyện bản lĩnh chính trị

   TT HCM giáo dục đạo đức, tư cách, phẩm chất CM cho cán bộ, đảng viên và toàn dân biết sống hợp đạo lý, yêu cái tốt, cái thiện, ghét cái ác, cái xấu. Học tập TT HCM giúp nâng cao lòng tự hào về Người, về ĐCS, về tổ quốc VN, tự nguyện: “ Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại’’. Trên cơ sở kiến thức đã học, sinh viên vận dụng vào cuộc sống, tu dưỡng, rèn luyện bản thân, hoàn thành tốt chức trách của mình, đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự nghiệp CM theo con đường mà HCM và Đảng ta đã lựa chọn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro