de 8 tbht

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đề 8 :

Cau 1:tính toán tổn thất nhiệt của các pḥng được sưởi 

Khi tính toán hệ thống sưởi bất kỳ, phải xác định tổn thất nhiệt qua các vách ngăn của phũng được sưởi, mà vỡ mục đích giảm tổn thất nhiệt, chúng được người ta bọc cách nhiệt. Lượng nhiệt tổn thất qua các vách phẳng được tính theo công thức sau:

,   kcal/g.                                                                

ở đây: k - hệ số truyền nhiệt qua vỏch, kcal/m2.giờ.0C.

F - diện tớch bề mặt vỏch, m2.

tB - nhiệt độ không khí trong buồng, 0C.

tH - nhiệt độ môi trường (không khí và nước) ở bên ngoài phũng, 0C.

Hệ số truyền nhiệt cho vách phẳng đồng nhất được biểu diễn qua quan hệ:                                                            

ở đây: aB - hệ số tỏa nhiệt từ khụng khớ buồng tới bề mặt trong

của vỏch, kcal/m2.giờ.0C.

aH - hệ số tỏa nhiệt từ bề mặt ngoài vách tới môi trường xung quanh, kcal/m2.giờ.0C.

d - chiều dày vỏch, m.

l - hệ số dẫn nhiệt của vật liệu vỏch, kcal/m.giờ.0C.

Nếu vỏch phẳng cú n lớp chiều dày khỏc nhau d1, d2, ... ,dn từ các vật liệu khác nhau có hệ số dẫn nhiệt tương ứng l1, l2,..., ln, thỡ hệ số truyền nhiệt qua vỏch này sẽ bằng…                                                                       

Khi ở trong vách phẳng có lớp đệm khí thỡ cụng thức (7.3) nhận được dạng:

ở đây: RT - nhiệt trở của lớp đệm không khí, m2.giờ.0C/ kcal.

Giỏ trị hệ số tỏa nhiệt aB và aH phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ chuyển động tương đối so với vách.

Đối với bề mặt, bao bọc bởi không khí, hệ số tỏa nhiệt có thể được tính theo công thức gần đúng sau:

kcal/m2.giờ.0C.                                                             

với: v- tốc độ chuyển động của không khí ở vách, m/s, được lấy ở trong phũng là 0,5 m/s cũn bờn ngoài là 8 ¸ 12 m/s.

Câu2: Sức cản của gió trong tính toán trọng lượng neo theo phương pháp lí thuyết

Sức cản gió RGiÓ

Giả sử hướng gió tác dụng hợp với mặt phẳng dọc tâm tàu góc a. Khi đó lực cản gió tính theo công thức:

RGIÓ = q.( S1.sina + S2.cosa).CK , kG.

trong đó: CK = 0,8 - hệ số hứng gió.

S1, S2 - tương ứng là diện tích hình chiếu phần khô của vỏ tàu lên mặt phẳng đối xứng và mặt phẳng sườn giữa của tàu, m2.

q - áp lực gió tính toán trung bình tác dụng lên phần khô của thân tàu xác định theo bảng cấp gió Beaufor, kG/m2.

Câu3: giai đoạn 1 của quá tŕnh bẻ lái.đặc điểm của giai đoạn này

Giai đoạn 1: cũn gọi là giai đoạn triển khai , được tính từ thời điểm bắt đầu bẻ lái đến khi kết thúc bẻ lái, tức là góc bẻ lái đạt đến giá trị ap, giai đoạn này xảy ra trong khoảng thời gian 10 ¸ 15s.

Đặc điểm chuyển động của giai đoạn này là, tàu chuyển động chậm lại do lực cản bổ sung P1, đồng thời tàu bị dạt về hướng ngược với hướng bẻ lái do lực dạt P2. Quĩ đạo chuyển động có dạng chữ S, mũi tàu dần quay về hướng bẻ lái nhờ mụ men M1, mặt phẳng đối xứng của tàu tạo với tiếp tuyến của quĩ đạo lượn vũng do trọng tõm tàu G vạch ra một gúc lệch hướng q.

câu 5 : kiểm tra tiết diện cần cầu theo điều kiện bền :

Coi cần như dầm tựa tự do trên 2 gối, chịu uốn do trọng lượng bản thân q = P2/l0 chịu nén do lực nén dọc cần P0 và chịu uốn do P0 nén không đúng tâm.

Dưới tác dụng của trọng lượng bản thân q, sẽ gây ra mô men uốn tại giữa nhịp của dầm có trị số: m = q.l02/C.

Hệ số: C = 8 - cho cần có tiết diện không đổi.

C = 7,5 - cho cần có tiết diện thay đổi.

Điểm đặt của lực nén dọc cần P0 tại giao điểm giữa phương tác dụng của hợp lực RS với lực căng của dây điều chỉnh H và nằm cách đường tâm cần một khoảng: e (trong thiết kế cố gắng để e thật nhỏ). Do nén lệch tâm nên P0 sẽ gây ra mô men uốn cho cần có trị số: M = P0.e (P0 .e = H.e1.cosa1 - RS.e2.cosa2).

Trong trường hợp này ứng suất lớn nhất tại giữa nhịp cần do uốn và nén đồng thời:

smax =

Cau 7 : cac yeu cầu với việc bố trớ xuồng cứu sinh

Đối với các tàu biển được trang bị xuồng cứu sinh thì vị trí đặt nó trên tàu phải tuân theo một số qui định (yêu cầu) sau:

Xuồng nên được bố trí ở vùng giữa tàu, mà không nên bố trí ở đầu hoặc đuôi tàu. Không bố trí xuồng trên boong mũi và gần với vị trí của chong chóng tại phía đuôi tàu, khoảng cách từ mặt phẳng đĩa thiết bị đẩy đến mặt phẳng song song với nó, đi qua điểm mút cuối của xuồng cứu, đo theo phương ngang phải không nhỏ hơn chiều dài xuồng lX.

Nếu trên tàu có bố trí một số xuồng cứu thì tốt nhất các xuồng đó nên đặt ở cùng một boong. Nếu một boong đặt không hết mà phải bố trí ở nhiều boong khác nhau, thì phải chú ý đến vị trí của các xuồng, theo chiều dài tàu, phải so le nhau để tránh va chạm khi thả xuồng.

Việc bố trí các xuồng phải đảm bảo sao cho không va chạm vào các phương tiện khác khi tàu áp mạn, xuồng phải được bảo vệ, không bị phá hỏng dưới tác dụng của sóng gió và các tác động khác khi tàu hành hải.

Xuồng cần phải hạ nhanh và an toàn khi tàu nghiêng đến 200, hoặc chúi 150. Xuồng phải được đặt trên giá đỡ và được giữ chặt khi tàu hành hải.

Kích thước xuồng và việc bố trí số người trên xuồng theo điều kiện tạm sống của con người trên xuồng, người ta qui định:

Khi chiều dài xuồng: lX£ 7,3 m thì thể tích 1 người trên xuồng là: 0,283 m3.

lX£ 4,9 m thì thể tích 1 người trên xuồng là: 0,396 m3.

Việc chọn số lượng xuồng cứu sinh phải thỏa mãn yêu cầu của Qui phạm như đã giới thiệu ở trên

Câu 8 : Phuong phap giai tich tinh toan tổn thất cột áp của hệ thống ống phức tạp

Tính toán hệ thống ống phức tạp

Một hệ thống ống phức tạp (phân nhánh) bất kỳ, bao gồm các hệ thống ống đơn giản riêng biệt liên kết với nhau theo một sơ đồ nhất định.

Tính toán thủy lực hệ thống ống phân nhánh. được thực hiện theo từng đoạn và được đưa về giải bài toán thuậnnghịch đã được xét ở trên đối với hệ thống ống đơn giản.

1. Giải bài toán thuận

Giả sử rằng, cột áp H và lưu lượng Q của bơm chưa biết - tức là trường hợp bài toán thuận. Tính toán được thực hiện theo các đoạn từ điểm xa nhất

Đoạn 1 - 2 là hệ thống ống đơn giản và được tính theo sơ đồ bài toán thuận:

Lưu lượng nước trong đoạn:.

Đường kính ống:.

      -     Số Reynolds:

Hệ số cản toàn phần của đoạn:

Tổn thất cột áp trên đoạn:.

Câu 9 : thông gió buồng máy kiểu hỗn hợp :

người ta thực hiện thông gió buồng máy của tàu. Sự chảy vào của không khí vào trong nó được bảo đảm nhờ lưới thông gió và quạt ly tâm thổi vào. Sự hút không khí ra khỏi buồng máy diễn ra nhờ quạt hướng trục và bằng cách tự nhiên qua ống khói giả có các lỗ thông gió. Các máy phát diessell được đặt ở ngăn riêng mà không khí vào đó qua các đường dẫn nạp. Để hút không khí ra khỏi khoang máy phát diessell có quạt gió hướng trục.

Cấp phát không khí nạp vào, đã được cấp nhờ thông gió nhân tạo (cơ khí), được thực hiện nhờ các thiết bị phân chia không khí quay, cho phép thay đổi hướng của dòng khí, đi đến khu vực làm việc ở giai đoạn nóng để thổi gió và tránh nó đi ở thời kỳ lạnh của quá trình hành hải. Kết cấu của thiết bị phân chia khí rất khác nhau

Không khí, không phải chi phí cho sự cháy, được thải từ buồng máy ra một cách tập trung qua ống thông gió của đường ống xả và vỏ (ống khói giả). Khi không có khả năng, vì lý do về kết cấu, bảo đảm trong ống và vỏ thiết diện thông gió cần thiết, vì mục đích trên người ta đặt quạt gió hút.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro