Đề cao tâm tính

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đề cao tâm tính

Nhiều người trước đây vì không giữ vững tâm tính, [nên]

vấn đề xuất hiện rất nhiều; luyện đến một tầng nhất định rồi thì

không lên được nữa. Có người nguyên [ban đầu] tâm tính đã

tương đối cao; khi luyện công liền lập tức khai mở thiên mục,

đạt đến một cảnh giới nào đó. Bởi vì căn cơ của cá nhân này

khá tốt, tâm tính rất cao, nên công của họ tăng lên rất nhanh.

Khi đạt đến vị trí sở tại nơi tâm tính của họ, công của họ cũng

tăng lên đến đó, họ cần đề cao công của mình hơn nữa, thì [khi

ấy] các mâu thuẫn kia cũng đột nhiên xuất hiện, chính là để họ

liên tục đề cao tâm tính. Đặc biệt là [người] ban đầu đã có căn

cơ tốt, họ cho rằng công của mình tăng lên tốt, luyện cũng rất

tốt, nhưng tại sao bao nhiêu phiền phức đột nhiên [xảy] đến? Vì

sao cái gì cũng không tốt: mọi người đối với họ cũng không tốt,

lãnh đạo cũng không coi trọng họ, hoàn cảnh tại gia đình cũng

trở nên rất căng thẳng. Tại sao đột nhiên xuất hiện nhiều mâu

thuẫn như thế? Tự họ không ngộ [ra được]. Vì căn cơ của họ

tốt, nên đạt đến được một tầng nhất định, [và] xuất hiện trạng

thái như thế. Tuy vậy đó đã là tiêu chuẩn viên mãn tối hậu của

người tu luyện chưa? Hãy còn quá xa mới tu lên đó được! Chư

vị cần liên tục đề cao bản thân. Đó là vì một chút căn cơ bản

thân mình mang theo khởi tác dụng, nên chư vị mới có thể đạt

đến trạng thái ấy; đề cao hơn nữa, thì tiêu chuẩn kia cũng cần

đề cao lên.

Có người nói: 'Tôi kiếm thêm chút tiền, thu xếp gia đình ổn

thoả, thì tôi không lo lắng gì nữa, [rồi] tôi sẽ lại tu Đạo'. Tôi nói

rằng chư vị đang vọng tưởng; chư vị không thể chi phối cuộc

đời người khác được, không thể thao túng vận mệnh người

khác được, kể cả vận mệnh của vợ, cha mẹ, anh em; chư vị có

quyết định được [những việc ấy] không? Hơn nữa, chư vị sau

này không phải lo lắng, chư vị không có phiền phức gì nữa, thì

chư vị tu luyện gì đây? Luyện công một cách quá ư thoải mái

chăng? Lẽ nào có chuyện ấy? Đó [chỉ] là chư vị đứng tại góc độ

người thường mà [mong] tưởng vậy thôi.

Tu luyện cần phải tu luyện trong ma nạn, [để] xem [đối với]

thất tình lục dục chư vị có thể dứt bỏ hay không, có thể coi nhẹ

hay không. Chư vị chấp trước chính vào những thứ ấy, thì chư

vị không tu xuất lai được. Bất kể sự việc gì cũng có quan hệ

nhân duyên; vì sao người ta có thể làm người? Chính là vì

người ta có 'tình'; người ta vì cái 'tình' này mà sống; tình cảm

thân quyến, tình cảm nam nữ, tình cảm với cha mẹ, cảm tình,

tình bè bạn, thực thi công việc cũng có tình, ở đâu cũng không

tách khỏi cái 'tình' ấy; muốn làm hay không, cao hứng hay

không, yêu và ghét, hết thảy mọi thứ trong toàn bộ xã hội nhân

loại đều từ cái 'tình' ấy mà ra. Nếu 'tình' kia chẳng đoạn, thì

chư vị không thể tu luyện được. Người ta nếu nhảy ra khỏi cái

'tình' này, thì không ai động đến chư vị được, tâm người

thường không động đến chư vị được; thay vào đó là 'từ bi', vốn

là điều cao thượng hơn. Tất nhiên đoạn dứt điều ấy ngay lập

tức không dễ dàng gì; tu luyện là quá trình lâu dài, là quá trình

lần lần vứt bỏ các tâm chấp trước của bản thân; nhưng chư vị

cần phải tự mình đặt yêu cầu nghiêm khắc cho mình.Là người

luyện công chúng ta sẽ đột nhiên gặp mâu thuẫn.

Xử lý thế nào? Bình thường chư vị luôn luôn bảo trì trái tim từ

bi, [bảo trì] tâm thái hoà ái; [khi] gặp vấn đề thì sẽ xử lý được

tốt, bởi vì nó có một khoảng hoà hoãn. Chư vị luôn từ bi, lấy

Thiện đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người

khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: 'Việc này đối

với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có

phương hại gì không'; như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì. Do

đó chư vị luyện công cần theo tiêu chuẩn cao, tiêu chuẩn cao

hơn nữa mà yêu cầu bản thân.

Một số người vẫn hay không ngộ [ra được]. Có người khai

mở thiên mục rồi, nhìn thấy Phật, liền về nhà bái Phật, trong

tâm cầu niệm: 'Ngài vì sao không quan tâm đến con? Xin giúp

con giải quyết vấn đề này đi!' Tất nhiên Phật không quản; [khó]

nạn kia chính là ông ấy bày đặt ra; mục đích để chư vị đề cao

tâm tính, trong mâu thuẫn chư vị dễ đề cao lên. Hỏi ông ấy có

thể giúp chư vị giải quyết [mâu thuẫn] đó không? Hoàn toàn

không giúp chư vị giải quyết; giải quyết rồi thì chư vị tăng công

ra sao, đề cao tâm tính và tầng như thế nào? Để chư vị tăng

công mới là [điều] then chốt. Các Đại Giác Giả nhìn [nhận]

rằng, làm người không phải là mục đích, sinh mệnh người ta

không phải vì để làm người, mà chính là để quay trở về. Con

người chịu khổ bao nhiêu; [các Đại Giác Giả] cho rằng chịu khổ

càng nhiều càng tốt, trả nợ nhanh hơn; họ thực sự nghĩ như

thế. Có người không ngộ, cầu Phật không được, liền bắt đầu

oán Phật: 'Tại sao Ngài không giúp con? Hàng ngày [con] đốt

hương dập đầu lạy Ngài [cơ mà].' Có người vì điều này mà

quăng cả tượng Phật, từ đó [lăng] mạ Phật. Vì họ [lăng] mạ,

tâm tính của họ cũng rớt xuống, công cũng mất. Họ hiểu rằng

mất cả rồi, nên càng hận Phật; họ tưởng rằng Phật [làm] hại

họ. Họ dùng cái lý của người thường mà đo tâm tính của Phật;

làm sao có thể đo được? Họ dùng tiêu chuẩn người thường mà

xét sự việc trên cao tầng; làm sao có thể thế được? Do đó

thường hay xuất hiện vấn đề như vậy: coi những khổ [nạn]

trong cuộc đời là bất công đối với mình; có nhiều người suy sụp

mà rớt xuống.

Mấy năm trước có rất nhiều đại khí công sư, danh tiếng hiển

hách cũng suy sụp rớt xuống. Tất nhiên, các khí công sư chân

chính đã trở về, hoàn thành xong sứ mệnh lịch sử của mình liền

trở về. Những [khí công sư] còn [ở] lại lầm lạc nơi người

thường; những người tâm tính đã rớt xuống ấy vẫn còn đang

hoạt động; họ đã không còn công nữa. Một số khí công sư trước

đây nổi danh vẫn đang hoạt động tại xã hội; sư phụ của họ thấy

rằng họ đã rớt ở chốn người thường, rớt nơi danh lợi và không

thể tự kéo lên được nữa, đã hỏng rồi; người ta bèn mang phó

nguyên thần của họ đi, [mà] công đều ở trên thân của phó

nguyên thần. Những ví dụ như thế có khá nhiều.

Trong pháp môn chúng ta, ví dụ loại này rất ít, [nếu] có thì

cũng không nổi cộm như thế. Về phương diện đề cao tâm tính,

thì những ví dụ nổi trội có rất nhiều. Có một học viên ở nhà

máy dệt kim tại một thành phố của tỉnh Sơn Đông, sau khi học

Pháp Luân Đại Pháp đã dạy các công nhân khác luyện; kết quả

làm cho diện mạo tinh thần của nhà máy hưng khởi hẳn lên.

Trước đây các đầu [mẩu] khăn tắm của nhà máy dệt kim

thường bị cất đi mang về nhà, các công nhân đều lấy [như thế].

Sau khi học công rồi thì anh ta không những không lấy nữa, mà

còn mang những thứ đã lấy về nhà trả lại [nhà máy]. Người

khác thấy anh ta làm thế, thì không ai lấy nữa; có công nhân

còn mang hết những gì đã lấy trả lại nhà máy; trong toàn nhà

máy xuất hiện tình huống như vậy.

Trạm trưởng một trạm phụ đạo ở thành phố đó đã tới nhà

máy để xem [tình hình] các học viên luyện Pháp Luân Đại Pháp

ở đó [tu] luyện thế nào; giám đốc nhà máy ấy đã đích thân gặp

mặt nói: 'Những công nhân sau khi học Pháp Luân Đại Pháp

của các ông, đến sớm về muộn, làm việc hết sức cẩn thận, lãnh

đạo phân công việc gì cũng [thực hiện] không nề hà; [họ] cũng

không tranh [giành] lợi ích. Họ đều làm việc như thế cả, làm

cho diện mạo tinh thần toàn bộ nhà máy khởi sắc [hơn lên],

hiệu quả kinh tế của nhà máy cũng tốt. Công của các ông thật

là lợi hại; khi nào Sư phụ các ông qua đây, tôi cũng tham gia.'

Mục đích chủ yếu việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp của chúng

ta là đưa con người lên cao tầng, chứ không hề nghĩ đến làm

những sự việc như vậy; tuy nhiên nó cũng có thể phát huy tác

dụng to lớn thúc đẩy văn minh tinh thần của xã hội. Nếu như ai

ai cũng hướng vào nội tâm mà tìm, ai ai cũng muốn bản thân làm

thế nào cho tốt, thì tôi nói rằng xã hội này sẽ ổn định, tiêu

chuẩn đạo đức nhân loại cũng sẽ nâng cao trở lại.

Khi tôi giảng Pháp truyền công tại Thái Nguyên, có một [nữ]

học viên trên 50 tuổi, hai vợ chồng già cùng đến học. Khi họ đi

đến giữa đường cái, một xe ô-tô chạy rất nhanh qua đó; chiếc

gương chiếu hậu của xe đột nhiên mắc vào y phục của bà. [Nó]

mắc vào và kéo bà lôi đi hơn mười mét, và làm bà ngã xuống

đất "phịch" một cái, [còn] chiếc xe chạy xa hơn hai mươi mét

mới dừng lại. Người lái xe nhảy vội ra khỏi xe và bực mình nói:

'Này, bà đi đường mà không nhìn à!' Hiện nay người ta như

vậy đấy, hễ gặp vấn đề là trước tiên [họ] đẩy trách nhiệm, có tại

họ hay không thì cũng đẩy cho [người khác]. Người ngồi trong

xe nói: 'Hãy xem xem [người ta] ngã có sao không, đưa [người

ta] đến bệnh viện đi'. Lái xe hiểu ra, vội nói: 'Bác có sao

không? Ngã có bị sao không ạ? Chúng ta cùng đến bệnh viện để

xem nhé'. Học viên này từ từ bò dậy khỏi mặt đất rồi nói:

'Không sao cả, cậu đi đi'. [Bà] phủi bụi xong bèn vịn ông chồng

rồi đi tiếp.

Đến lớp học, [bà] kể với tôi chuyện ấy; tôi cũng hết sức vừa

ý: Tâm tính của học viên chúng ta thực sự đã được đề cao lên.

Bà kể với tôi: 'Thưa Sư phụ, hôm nay con học Pháp Luân Đại

Pháp; nếu con không học Pháp Luân Đại Pháp, thì hôm nay

con sẽ không hành xử như thế.' Mọi người thử nghĩ xem: đã

nghỉ hưu rồi, vật giá hiện nay đắt đỏ như thế, đãi ngộ phúc lợi

cũng không có. Người trên 50 tuổi bị xe hơi lôi đi xa như thế, bị

ngã xuống đất. Hỏi bị thương ở đâu? Đâu cũng bị thương hết,

nằm ở đó không dậy. Đến bệnh viện, thì đi viện; đến rồi nằm lại

không ra nữa. Người thường có thể sẽ [làm] như vậy. Nhưng bà

này là người luyện công, không làm như thế. Chúng ta giảng

rằng, tốt xấu xuất tự một niệm của người ta, sai biệt ở một niệm

ấy đưa đến hậu quả khác nhau. Với tuổi cao nhường ấy, là

người thường, có thể ngã [vậy] mà không bị thương không? Ấy

vậy mà ngay cả da của bà này cũng không bị trầy xước. Tốt xấu

xuất tự một niệm; nếu như bà nằm tại đó nói: 'Ái chà, tôi hỏng

rồi, chỗ này bị rồi, chỗ kia bị rồi'. Nếu thế thì đã có thể gân đứt

xương gãy, tê bại rồi. Chư vị được cấp bao nhiêu tiền, cả đời

còn lại chư vị nằm tại bệnh viện mà không ra, hỏi chư vị có thể

thoải mái không? Người đứng ngoài xem đều cho rằng lạ lắm:

'Bà này sao không vòi vĩnh anh kia chút tiền, đòi tiền anh kia'.

Chuẩn mực đạo đức con người ngày nay đã méo mó cả rồi.

Người lái xe phóng nhanh, nhưng anh ấy phải chăng cố ý đâm

người ta? Anh ta chẳng phải vô ý là gì? Nhưng con người hiện

nay đều như vậy cả, nếu không vòi tiền, thì trong tâm người

xem cũng thấy bất bình. Tôi nói rằng hiện nay tốt xấu chẳng

rạch ròi; có người nếu nói với họ rằng 'ông đang làm điều xấu',

họ sẽ không tin. Bởi vì chuẩn mực đạo đức con người đã thay

đổi; có người chỉ chạy theo lợi, chỉ vì kiếm tiền, [mà] việc gì

cũng làm. 'Người chẳng vì mình, trời tru đất diệt', [câu này] đã

trở thành phương châm để sống mất rồi!

Có một học viên ở Bắc Kinh, buổi tối sau khi ăn xong dắt

con trai đi dạo ở Tiền Môn, và thấy có xe quảng cáo đang bán

vé số; đứa trẻ đến xem, [và] muốn mua vé số. Chơi thì chơi,

[anh ấy] bèn cho cậu con một đồng để chơi; mua một cái được

ngay giải nhì, được một chiếc xe đạp cao cấp dành cho trẻ em;

đứa trẻ vô cùng vui thích. Trong đầu anh ta lúc đó máy động

một cái: 'Mình là người luyện công, cớ sao lại cầu những thứ

này? Mình đã nhận của cải phi nghĩa mất rồi; mình đã mất cho

họ bao nhiêu đức không biết?' Liền nói với con: 'Bố con mình

không cần; nếu muốn thì chúng ta tự mua'. Đứa trẻ không

bằng lòng: 'Nói bố mua bố không mua; tự con chơi được bố lại

không cho con lấy.' Kêu khóc mãi không chịu, không có cách

nào khác, [anh ta] đành đẩy xe về nhà. Về nhà rồi, càng nghĩ

càng thấy khó chịu, định đem tiền đưa lại cho người ta. Nhưng

nghĩ lại: 'Xổ số đã xong, mình đưa tiền cho họ, chẳng phải họ sẽ

chia nhau? Vậy quyết định đưa tiền ủng hộ cho đơn vị [công

tác].'

Tại đơn vị cũng có không ít học viên Pháp Luân Đại Pháp,

[nên] lãnh đạo cũng hiểu được anh ta. Còn nếu ở một hoàn

cảnh thông thường, một đơn vị thông thường, [nếu] chư vị nói

rằng chư vị là người luyện công, trúng giải một chiếc xe đạp,

nhưng chư vị lại nói chư vị không cần, nên lấy tiền ủng hộ cho

đơn vị; [nếu thế] ngay cả lãnh đạo cũng nghĩ rằng tâm thần

người này có bệnh. Người khác cũng bàn tán lung tung: 'Anh

này phải chăng luyện công thiên [sai], bị tẩu hoả nhập ma?' Tôi

đã giảng, rằng chuẩn mực đạo đức đã méo mó rồi. Vào thời

thập niên 50, 60, thì việc này không đáng kể, rất bình thường,

không ai cảm thấy lạ.

Chúng tôi giảng: dẫu chuẩn mực đạo đức của nhân loại đã

biến đổi nhiều đến đâu, [thì] đặc tính của vũ trụ-Chân Thiện

Nhẫn-Nó vẫn vĩnh viễn bất biến. Có người nói chư vị tốt, chư

vị không nhất định thật sự tốt; có người nói chư vị xấu, chư vị

không nhất định thật sự xấu; [đó] là vì tiêu chuẩn nhận định tốt

xấu đã méo mó rồi. Chỉ khi phù hợp với đặc tính này của vũ trụ

thì họ mới là người tốt; đó là tiêu chuẩn duy nhất nhận định

người tốt xấu, [và] đó là [điều] được thừa nhận trong vũ trụ.

Chư vị dẫu thấy xã hội nhân loại đã biến đổi nhiều đến vậy,

chuẩn mực đạo đức của nhân loại đang [trượt] trên dốc lớn,

đạo đức thế gian trượt xuống hàng ngày, chỉ chạy theo lợi;

nhưng sự biến hoá của vũ trụ không thể tuỳ theo sự biến hoá

của nhân loại mà biến hoá theo. Làm người tu luyện thì không

thể dùng tiêu chuẩn của người thường để yêu cầu. Người

thường nói rằng việc này là đúng, thì chư vị liền theo đó mà

làm, như thế không thể được. Người thường nói tốt ấy không

nhất định là tốt; người thường nói xấu ấy cũng không nhất định

là xấu. Vào thời đại mà tiêu chuẩn đạo đức đã méo mó này, [ví

như] một cá nhân làm điều xấu, chư vị bảo rằng họ đang làm

điều xấu, thì họ không tin! Là người tu luyện, thì phải dùng đặc

tính vũ trụ mà nhận định, thì mới có thể phân biệt ra cái gì là

thật sự tốt và thật sự xấu.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#grsgsdg