Đề cương 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

<!-- /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0in; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} @page Section1 {size:8.5in 11.0in; margin:1.0in 1.25in 1.0in 1.25in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} -->

Thực tập sinh lý

Bài 1: đếm số lượng hồng cầu

Nguyên tắc:

Pha loãng máu theo một tỷ lệ nhất định rồi cho vào phòng đếm đã biết rõ kích thước. Đếm số hồng cầu dưới kính hiển vi với số ô nhất đinh, từ đó tính ra số lượng hồng cầu có trong 1mm3 máu chưa pha loãng

Nhận định:

nam: 4,5 – 5,4.1012/lit máu

Nữ: 3,8 – 4,8.1012/lit máu

Kết quả:

N= A. 10000 ( hồng cầu) trong 1 mm3 máu ( .106 lit máu)

Bài 2: đếm số lượng bạch cầu

Nguyên tắc:

Pha loãng máu theo một tỷ lệ nhất định bằng một dung dịch có tác dụng phá hủy hồng cầu và nhuộm sơ bộ bạch cầu rồi cho vào phòng đếm đã biết rõ kích thước, đếm số BC dưới kính hiển vi trong một số ô nhất định rồi tính ra lượng BC trong 1 mm3 máu chưa pha loãng

Kết quả:

N= A. 50 ( trong 1 mm3 máu)

Nhận định: BT: 5.109 - 8.109 / lit máu

< 4.109/ lít máu: Giảm số lượng BC

> 9.109/ lít máu: Tăng số lượng BC

Bài 3: Định công thức BC phổ thông

Nguyên tắc:

Trên tiêu bản máu ngoại vi đã được dàn mỏng và nhuộm, dựa vào hình dáng, kích thước và sự bắt màu của nhân và các hạt trong bào tương, vừa phân loại vừa đếm ít nhất 100BC để xác định CTBC phổ thông

Nhận định: BC hạt trung tính: 60-70%

BC hạt ưa acid: 1-4%

BC hạt ưa bazo: 0- 0,5%

BC mono: 1- 2%

BC lympho: 20-30%

Bạch cầu hạt trung tính: nhân chưa chia múi ( nhân hình que) hoặc chia nhiều múi tùy theo sự trưởng thành của tế bào. Bào tương có nhiều hạt rất nhỏ, mịn, đều nhau bắt màu hồng tím

Bạch cầu ưa acid: nhân chia hai múi như hình mắt kính, bào tương có những hạt to, tròn đều nhau bắt màu da cam

Bạch cầu hạt ưa kiềm: nhân hình hoa thị, bào tương có những hạt to, nhỏ không đều nhau, nằm đè cả lên nhân bắt màu xanh đen

Bạch cầu lympho: nhân to, tròn, chiếm gần hết bào tương, bào tương chỉ còn là một dải màu xanh lơ bao quanh nhân, ko có hạt

Bạch cầu mono: nhân to, màu tím đen, hình dạng nhân thay đổi, thường là hình hạt đậu nằm lệch về một phía hoặc hình quả phật thủ, bào tương màu tro bẩn, có những hạt bắt màu azua tập trung thành từng đám

Bài 4: đếm số lượng tiểu cầu

Nguyên tắc:

pha loãng máu theo một tỉ lệ nhất định bằng dung dịch đếm tiểu cầu rồi cho vào phòng đếm đã biết rõ kích thước, đếm số tiểu cầu trong một số ô nhất định, từ đó tính ra số lượng tiểu cầu trong 1 mm3 máu chưa pha loãng

Kết quả:

N=A.1000 ( 1mm3 máu)

Nhận định:

BT: 15000-300000 (1mm3 máu)

< 150000; Giảm tiểu cầu

>350000: tăng tiểu cầu

Bài 6: định lượng huyết cầu tố ( phương pháp so màu của Sahli)

Nguyên tắc:

Dùng acid HCl để chuyển toàn bộ lượng Hb có trong 1 thể tích máu nhất định thành hematin clohydrat màu nâu sẫm, pha loãng dần bằng nước cất rồi đem so màu với ống màu chuẩn để xác định lượng huyết cầu tố có trong 100ml máu.

Nhận định: nam: 14,6 ± 0,6 g% (g/100ml)

Nữ: 13,2 ± 0,55 g%

Kết quả: đọc ở cột g%

Bài 7: đo tốc độ lắng huyết cầu ( phương pháp Panchenkov)

Nguyên tắc:

cho máu đã chống đông vào một ống mao quản có đường kính nhất định, đặt đứng yên theo phương thẳng đứng, sau từng khoảng thời gian, đọc chiều cao của cột huyết tương ở phía trên, chiều cao này chính là tốc độ lắng huyết cầu

Nhận định:

Giới

Sau 1 h

Sau 2h

Nam

5 ± 2 mm

9 ± 2 mm

Nữ

6 ± 2 mm

14 ± 2 mm

Tốc độ lắng huyết cầu tăng trong: viêm nhiễm cấp và mạn tính, u ác tính, leucose cấp, thiếu máu huyết tán tự miễn, số lượng hồng cầu giảm

Tốc độ lắng huyết cầu giảm trong: Số lượng hồng cầu tăng, các bệnh về gan

Bài 8:Xác định thể tích khối hồng cầu (phương pháp vi lượng )

Nguyên tắc:

Lấy máu cho vào những ống nghiệm có kích thước nhất định đã có chất chống đông. Ly tâm với tốc độ và thời gian nhất định, từ đó xác định tỉ lệ % khối hồng cầu trong máu toàn phần.

Kết quả: Nam: 45,8 ± 2,9%

Nữ: 40,3 ± 2,0%

Bài 9: xác định nhóm máu hệ ABO

Nguyên tắc:

trộn máu người thử với huyết thanh đã biết trước kháng thể, dựa vào hiện tượng ngưng kết hay ko ngưng kết hồng cầu mà xác định nhóm máu

( giải thích: do bên anti A có ngưng kết, do đó có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu, bên anti B ko có ngưng kết, nên ko có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu, do đó là nhóm máu A)

Bài 11: định thời gian chảy máu:

Nguyên tắc:

dùng kim chích hay lưỡi dao mỏng chích vào vùng giữa dái tai, xác định thời gian từ khi máu chảy ra khỏi thành mạch cho đến lúc máu ngừng chảy. Đó là thời gian chảy máu

Nhận định: BT: 2-4 phút

>6 phút là bệnh lý, thường gặp ở hội chứng giảm tiểu cầu

Bài 12: xác định thời gian đông máu ( phương pháp Milian)

Nguyên tắc:

Xác định thời gian từ lúc máu chảy ra khỏi thành mạch đến lúc máu đông trên phiến kính

Nhận định: BT: 5-8 phút

Bài 14: phản ứng chéo

Nguyên tắc:

trộn huyết thanh của người nhận với hồng cầu của người cho và ngược lại, trộn hồng cầu người nhận và huyết thanh của người cho, dựa vào hiện tượng có hay ko có ngưng kết để xác định sự hòa hợp nhóm máu giữa người cho và người nhận.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#cloud