đề cương

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đây là đề cương thầy jáo BK22 đưa cho (mới chỉ là fần sơ lược)

1. Triết học Phoiơbăc: CNDV trc Mác nửa vời ko triệt để

Con người trong triết học P là con ng sinh vật,có hình thể vật chất ở trg không gian và thời gian mới có năng lực quan sát suy nghĩ và nhận thức được thế giới khách quan->chỉ khai thác mặt tự nhiên mà ko khai thác mặt xã hội

P cho rằng cảm giác là đk đầu tiên của đạo đức, ở đâu ko có cảm giác thì ở đó ko có sự khác nhau giữa hạnh phúc với bất hạnh, thiện và ác..Đạo đức phải dựa trên tình yêu giữa con ng với con ng vì tình yêu như bản chất như mục đích của cuộc sống, tình yêu là lực lượng quyết định sự tiến bộ của xã hội nói chung và đạo đức nói riêng->hạn chế Mác đã phê phán

Về lý luận nhận thức P còn hạn chế ở tính chất tĩnh quan khi cho rằng giữa 2 giai đoạn nhận thức ko liên quan gì tới nhau.Không thấy được vai trò thực tiễn trong nhận thức,ko thấy được bước chuyển từ cảm giác lên tư duy trìu tượng còn bao gồm cả thay đổi về số lượng và chất lượng ~~~~> về mặt tự nhiên là duy vật siêu hình

Khi phê bình tôn giáo P ko thấy đc mâu thuẫn giai cấp áp bức quần chúng lao động trg xã hội nên đã ko phế bỏ các tôn giáo mà lại muốn cải biến các tôn giáo cho ngày càng hoàn thiện vì vậy đã xây dựng nên tôn giáo tình yêu,tôn giáo đặc biệt "ng là thần với ng", lấy tôn giáo làm căn cứ phân biệt các thời kỳ lịch sử ~~~~> về mặt xã hội là duy tâm

2. Sự phân biệt lượng chất vừa mang tính tuyệt đối vừa mang tính tương đối:

Tính tuyệt đối:

ĐN: Chất là phạm trù triết học để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác

Chất là những quy định vốn có, tồn tại khách quan bên trong sự vật, cho phép phân biệt sự vật này với sự vật khác

Chất gắn với kết cấu

ĐN: Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô trình độ nhịp điệu của sự vận động phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật

Lượng tồn tại khách quan, quy định về sự vật, bên trong sự vật, mặc dù nhiều khi dường như là vẻ bề ngoài

Lượng gắn với cấu trúc, có tính phổ biến

Tính tương đối: Tùy thuộc vào từng mối quan hệ cụ thể nhất định mà sự phân biệt lượng chất lại có khác nhau

3. Phân biệt chất và thuộc tính: chỉ là tương đối (nhớ nêu ĐN)

Chất tốn tại khách quan bên trong sự vật, bao gồm cả các yếu tố giống nhau

Chất là tổng hợp nhiều thuộc tính, mỗi thuộc tính là một bộ phanạ của chất, mối sự vật có nhiều chất

Các thuộc tính bộc lộ theo mối liên hệ cụ thể, khi thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất mới thay đổi

Chất gắn với kết cấu sủa sự vật

3. YTXH thường lạc hậu hơn so với TTXH:

TTXH là sinh họat vật chất và đk sinh họat vật chất của xã hội

YTXH là mặt tinh thần của đời sống xã hội bao gốm những quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm tâm trạng tuyền thống... của một cộng đồng xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội trong những giai đoạn pt nhất định

YTXH thường lạc hậu hơn TTXH vì:

1,YTXH ko phản ánh kịp thực tiễn của con người

2, do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như do tính lạc hậu bảo thủ của một số hình thái YTXH

3, do vấn đề lợi ịch, tức là YTXH luôn gắn với lợi ích của những nhóm, những tập đoàn ng, những giai cấp nhất định trong xã hội. Do đó những tư tưởng cũ, lạc hậu thường đc các lực lượng XH phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chống lại các lực lg tiến bộ

Tuy nhiên, trong 1 số trg hợp, tư tưởng con ng đặc biệt là những tư tg khoa học tiến bộ có thể vượt trc TTXH

4. YTXH tác động TTXH: nêu ĐN

Sự tác động của YTXH đối với TTXH là một biểu hiện quan trọng tính độc lập tương đối của YTXH, nó có thể xảy ra theo 2 khuynh hướng đối lập nhau: tư tưởng khoa học và tiến bộ giúp thúc đẩy TTXH, còn nếu tư tưởng phản động, lạc hậu sẽ cản trở sự pt của TTXH

Mức tác động phụ thuộc vào các yếu tố:

+ Điều kiện lịch sử cụ thể

+ Tính chất các mối quan hệ kinh tế làm nảy sinh tư tưởng đó

+ Vai trò của giai cấp đề ra tư tưởng đó

+ Mức độ phản ánh đúng đắn của tư tưởng đó và mức độ triển khai thực hiện tư tưởng đó trong quần chúng

5. Nguồn gốc sự pt XH là sự pt LLSX:

XVC là là yêu cầu khác quan của sự sinh tồn của xã hội, là cơ sở để con ng sáng tạo ra toàn bộ các mặt của đời sống XH. SXCV còn quyết định sự phát triển của XH từ thấp đên cao, quyết định sự tiến bộ của XH ~~~> SXVC là nền tảng là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội

LLSX là biểu hiện mối quan hệ giữa con ng với con ng trong quá trình SX, sự vận động và pt của LLSX quyết định và làm thay đổi QHSX phù hợp với nó

Sự pt của LLSX dẫn đến tất yếu thay thế QHSX cũ = QHSX mới cho phù hợp với trình độ phát triển của LLSX để thúc đẩy LLSX tiếp tục phát triển, từ đó dẫn đến sự thay đổi phát triển của toàn bộ quá trình SXVC.Mà SXVC là nền tảng cơ sở của sự tồn tại và pt XH nên sự pt của LLSX tất yếu dẫn đến sự pt của XH

6. Họat động thực tiễn và h/đ nhận thức phải xuất phát từ thực tế khách quan vì:

CNDVBC khẳng định ý thức di vật chất sinh ra và quyết định, song sau khi ra đời ý thức có tính độc lập tương đối nên có sự tác động trở lại to lớn đối với VC thông qua hđ thực tiễn của con ng

Ý thức muốn tác động trở lại đời sống hiện thực phải bằng lực lượng VC , nghĩa là phải đc con ng thực hiện trong thực tiễn, bắt đầu từ khâu nhận thức quy luật khách quan, vận dụng đúng đắn quy luật, có ý chí phương pháp để tổ chức hành động nên vai trò của ý thức đồng nghĩa với vai trò của con ng

Cơ sở để phát huy tính năng động chủ quan của ý thực, phát huy vài trò của con ng là việc thừa nhận và tôn trọng tính khách quan của VC. Do đó trong họat động nhận thức và họat động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi họat động của mình

7. Cơ sở nền tảng khi nghiên cứu XH: SXVC

SXVC là quá trình con ng sử dụng công cụ lao động (trực tiếp hoặc gián tiếp) tác động vào tự nhiên, cải biến dạng vật chất của tự nhiên để tạo ra của cải xã hội nhằm thoải mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con ng

Vai trò của SXVC

+SXVC là yêu cầu khách quan của sự sinh tồn của XH : trong quá trình tồn tại và pt, con ng ko chỉ thỏa mãn những j có sẵn trong TN mà phải tiến hành SXVC để phục vụ nhu cầu bản thân

+SXVC là cơ sở để con ng sáng tạo ra toàn bộ các mặt của đời sống XHnên các quan điểm về nhà nc, pháp quyền, NT, tôn giáo đều hình thành và biến đổi trên cơ sở SXVC

+SXVC đã quyết định sự pt xã hội từ thấp đến cao, quyết định sự tiến bộ của XH

~~~> SXVC là nển tảng, cơ sở của sự tồn tại và pt của xã hộ, điều đó đc thể hiện = thực tiễn XH loài ng qua các giai đoạn

8. Quan điểm toàn diện: Cơ sở lý luận là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

Mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các mặt của một sư vật hiện tượng trong thế giới

Các t/c của mối liên hệ:

-Mang tính khách quan, nó là vốn có của mọi sự vật hiện tượng

-Mang tính phổ biến : bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật hiện tượng khác, ko có sự vật nào nằm ngoài mối liên hệ. Mối liên hệ được biểu hiện dưới nhiều hình thức riêng biệt cụ thể, tùy theo điều kiện nhất định

-Mang tính đa đa dạng và nhiều vẻ

~~~~>Yêu cầu của quan điểm toàn diện:

Phải xem xét tất cả các mặt, các mối liên hệ của sự vật và các khâu trung gian của nó

Phải nắm được và đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng mặt, từng mối liên hệ trong quá trình cấu thành sự vật

Bản thân quan điểm toàn diện đã bao hàm quan điểm lịch sử cụ thể. Vì vậy, khi xem xét sự vật hiện tượng phải đặt sự vật hiện tượng vào đúng ko gian thời gian mà sự vật hiện tg tồn tại

9. Quan điểm Phát triển: Cơ sở lý luận là nguyên lý về sự phát triển

Phát triển là phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện

Các t/c của sự phát triển:

-Tính khách quan, nó là cái vốn có của mọi sự vật hiện tượng

-Phát triển ko chỉ là sự thay đổi vếố lg hay khối lg mà còn là sự thay đổi về chất

-Nguồn gốc pt là trong bản thân sự vật hiệnk tg, do mâu thuẫn của sự vật hiện tg quy định

~~~> Yêu cầu của quan điểm phát triển

Xem xét sự vật hiện tượng phải đặt chúng trong sự vận động phát triển ko ngừng, vach ra xu hướng biến đổi chuyển hóa của chúng

Phải biết phân chia quá trình pt của sự vật thành nhiều giai đoạn, trên cơ sở đó tìm ra phương pháp luận nhận thức và cách tác động phù hợp nhằm thúc đẩy sự vật phát triển nhanh hơn hoặc kìm hãm sự phát triển của nó.

10. Phân biệt vật chất và ý thức

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#acinmavi